Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Miền Tây Sắp Mất
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, October 24, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Miền Tây Sắp Mất



Vi Anh
Ôi Miền Tây sắp mất?! Ôi Miền Tây Nam Việt không còn nữa. Ôi văn minh Miệt Vườn của người Việt, vựa lúa của cả nước Việt Nam, và Đồng Bằng Sông Cửu Long, sẽ chìm dưới biển do Trung Cộng, vì Trung Cộng, bởi Trung Cộng. Chế độ CS Bắc Kinh đã gây, bắt người dân Việt phải chịu.
Một, Trung Cộng kỹ nghệ hoá với bất cứ giá nào đã làm cho Trung Hoa thiếu nước toàn diện, đồng bằng bị sa mạc hoá, sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm - Trung Cộng làm khổ dân Trung Hoa đã đành. TC lại còn làm khổ người dân Việt Nam nữa. Bằng cách chiểm lĩnh nguồn nước của dòng sông Cửu Long là nguồn sống của Miền Tây Nam Việt, Đồng Bằng Sông Cửu Long, cái nôi của văn minh Miệt Vườn của người Việt, vựa lúá của cả nước Việt Nam.
CS Hà nội sợ Anh Cả Đỏ không dám nói. Nhưng báo chí ở Đông Nam Á ầm ầm lên án chế độ CS Bắc Kinh. Đến đổi báo Pháp Le Courrier Iinternational từ Aâu Châu cũng phải la lên. Nói ngay ngày CS Bắc Kinh diễn binh khoa trương thanh thế của TC, rằng "hai thành phố 200 ngàn dân trong vùng Thiểm Tây không còn một giọt nước uống trong tháng 7 và tháng 8. Tất cả các dòng sông chung quanh đều cạn nước. Tình trạng khô hạn thường xuyên đã trở thành nghiêm trọng thêm vì công nghiệp khai thác than đá với kỹ thuật hủ lậu. Từ 896 hồ nước thiên nhiên trước khi các mỏ than hoạt động nay đã cạn hết chỉ còn có 80 hồ. Vừa thiếu nước, nguồn nước ít oi còn lại, bị ô nhiễm vì hóa chất. Các công ty chế tạo phân bón không ngần ngại đổ nước thải có chất hóa học vào các dòng sông."
"Trong số 600 thành phố lớn của Trung Quốc, 400 đô thị không đủ nước dùng và khoảng 110 thành phố rơi vào tình trạng thiếu nước rất nguy kịch."
Rằng thủy lợi của TC thành thủy hại dân. "Bộ Thủy lực xây dựng mạng kênh đào đưa nước từ những nơi dư thừa về nơi thiếu qua một hệ thống chằng chịt trên một phần lớn lãnh thổ. Nhưng hệ thống dẫn thủy này tạo ra những hậu quả thảm hại cho môi trường. Nhiều kênh đào bị nhiễm cát từ thượng nguồn hay từ các hồ chứa làm lưu lượng bị chậm lại và khô cạn. Rồi những vùng đất ẩm dần dần cũng khô cạn đi vì không có những biện pháp bảo vệ nước từ trên nguồn. Sa mạc lấn dần vào vùng đất canh tác."
"Những địa phương bị thiếu nước là do nước sông cạn kiệt. Còn những hồ thủy điện có nước nhưng nước bị ô nhiểm.”
CS Bắc Kinh, để giải quyết tình trạng ô nhiễm mà thời xa xưa không có, năm 2007 chính quyền trung ương đã chi ra 6,5 tỷ đôla để củng cố 6240 hồ chứa. Đầu năm 2009, trong số 4000 công trình được thi công, chỉ có 11 là hoàn tất. Nhiều công trình để lộ tính thiếu an toàn. Phần lớn là do chính quyền địa phương tự động chuyển ngân sách thi công sang chuyện khác để bỏ túi riêng. Chính sách xây đập thủy điện bất kể lợi hại lâu dài của đảng Cộng Sản Trung Quốc bị các nhà bảo vệ môi trường lên án mạnh nhất. Trong bài "Hãy phá hủy các đập nước", một nữ phóng viên khoa học của Quang Minh nhật báo cho rằng "chính phủ Trung Quốc mắc bệnh rối loạn tâm thần". Hệ thống đập thủy điện chằng chịt trên các sông ngòi Trung Quốc không cứu được nạn thiếu nước mà còn làm cho tình trạng này nguy ngập thêm vì nó làm cho lượng nước còn lại vừa cạn kiệt vừa bị ô nhiễm.
Thay lời kết, báo chí ở Trung Quốc nhắc lại dư luận của người dân, nhà cai trị tài ba của Trung Hoa là Oâng Quản Trọng, thời Xuân Thu có nói một chính quyền tốt phải giải quyết được 5 mối nguy thì mới cai trị được, mà nghiêm trọng nhất là nước.
Hai, CS Bắc Kinh chiếm lĩnh nguồn nước sông Cửu Long để khống chế VN. Báo The Straits Times của Singapore viết đảng Cộng Sản Trung Quốc chứng tỏ sức mạnh của họ qua việc thò bàn tay thu tóm nhiều dòng sông của Đông Nam Á trong đó có dòng sông Cửu Long. Thái độ trịch thượng của Bắc kinh còn được thể hiện qua sự kiện Trung Quốc từ chối tham dự vào Ủy Hội Mékong. CS Bắc Kinh tự tung, tự tác xây đập thủy diện hàng chục ngoài cái. Riêng Đập Tiểu Loan, với hồ dự trử 15 tỷ mét khối, gấp năm lần ba cái đập trước. Chỉ hồ Tiểu Loan, phải mất 10 năm mới hứng đầy. Trung Quốc còn dự trù xây thêm một hồ chứa khác với sức chứa nhiều hơn , tới 23 tỷ mét khối. Báo này kết luận bằng câu hỏi mà người Việt bị CS Hà nội bịt miệng khong thể trả lời được. Câu hỏi đó là trong thời gian hàng chục năm chận nước để chưá cho đầy các hồ này, thì dòng Mekong ra sao?
Liên Hiệp Quốc cho biết biển Hồ ở Cam Bốt, vựa cá của vùng châu thổ hạ nguồn sông Cửu Long, và vựa lúa của miền Nam Việt Nam sẽ bị thiệt hại. Lưu lượng hai con sông Hậu, sông Tiền giảm đi sẽ làm cho nước biển tràn sâu vào đồng ruộng. Hàng chục triệu người Việt Nam sẽ phải di tản từ nay đến cuối thế kỷ.
Trường đại học Colorado của Mỹ nghiên cứu đăng trên báo Nature Geoscience ngày 20/9 báo động là 2/3 các đồng bằng quan trọng của địa cầu- trong đó có đồng bằng sông Cửu Long- trong thế kỷ này sẽ bị mất bớt đi diện tích hiện có do đất bị lún, chìm dưới nước. Trung Quốc đã vướng đến ba. Đó là đồng bằng sông Hòang Hà ở phía bắc, đồng bằng sông Dương Tử gần Thượng Hải và đồng bằng sông Châu Giang ở Quảng Châu. VN có một là đồng bằng sông Cửu Long
Ngòai yếu tố thiên nhiên, nguy cơ đất bị lở sạt, mực nước biển dâng cao, lấn sâu vào vùng đất ven biển còn do bàn tay phá họai của con người, nhất là trong giai đọan cuối thế kỷ vừa qua.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo nhà nông học Võ Tòng Xuân trong những năm gần đây, nạn lụt diễn ra thường xuyên hơn, bất thường hơn, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân trong lúc nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt, thu họach chủ yếu là từ nuôi trồng chứ không từ thiên nhiên.
Nghiên cứu này của ĐH Colorado chỉ nói đến ảnh hưởng tai hại của Thiên Nhiên, chưa nói đến tai hại do TC gây ra như các báo Pháp, Singapore. Những báo này nói hậu quả của việc TC xây đập ở Thượng nguồn sông Mekong và chuyển dòng sông đọan chảy qua Thái Lan. Vớùi kế hoạch xây đập và chyển dòng của TC Đồng Bằng Sông Cửu Long không phải chìm dưới nước biển vì đất bị lún trong vòng cuối thế kỷ 21- mà sớm hơn.
Ba và sau cùng, CS Hà nội thần phục CS Bắc Kinh không dám phản ứng, hay phản ứng lấy có mà thôi. Biển Đông của đất nước Ông Bà VN để lại đã bị bàn đồ lưỡi bò của TC liếm mất. Hai đảo Hoàng sa và Trường sa, CS Hà nội đã xoá trong bản đồ nạp cho Liên Hiệp Quốc, coi như mặc thị cống hiến cho TC lập thành huyện Tam sa trước thuộc tỉnh Hải Nam của TC rồi. Còn trong đất liền, CS Hà nội thần phục Bắc triều, để cho TC khống chế sông Cửu Long là con sông quốc tế, Miền Tây Nam Việt sẽ chìm xuống biển. Trong lịch sử VN, có một triều đại nào tồi tệ như thế không? Hồn thiêng sông núi VN, người Việt yêu nước, thương dân VN, ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại làm sao chịu nổi. Làm gì đây hỡi Trời!

Vi Anh


viethoaiphuong
#2 Posted : Wednesday, March 17, 2010 2:16:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Xuôi dòng Mê Kông


(Dân trí) - Mê Kông là một trong những con sông dài nhất trên thế giới, nuôi sống 70 triệu người từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, tới Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia rồi đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Ở đoạn đầu nguồn nằm trên tỉnh Thanh Hải, nó được gọi là sông Dzachu theo tiếng Tây Tạng và Lan Thương Giang theo tiếng Hán (có nghĩa là "con sông cuộn sóng”). Đây là vùng đất tuyết vĩ đại với những ngọn núi cao hơn 5.000m – nơi vẫn chưa có đường sá và nhiệt độ thấp, nơi truyền thống Tây Tạng vẫn còn tinh tuyền. Chính vị thế cô lập của cao nguyên Tây Tạng cho đến những năm gần đây đã giúp giấu che nguồn cội của dòng Mê Kông.

Sông Mê Kông bắt nguồn từ Dzado thuộc khu vực Kham của Tây Tạng.

Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc và nhánh bắc. Những cuộc thám hiểm cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Mê Kông thuộc nhánh Bắc.. Các con số về độ dài của sông dao động trong khoảng 4.200 km đến 4.850 km.

Các chuyên gia về khí hậu ước tính rằng trong 50 năm qua có đến 82% lượng băng tại cao nguyên Tây Tạng đã tan chảy. Tình trạng này có tác động ngay tức thời đối với những quốc gia dưới hạ nguồn. Các nhà nghiên cứu về băng hà đưa ra cảnh báo chỉ trong vòng 40 năm tới, sẽ có đến 2/3 băng hà trên cao nguyên Tây Tạng sẽ tan chảy. Như thế nguồn sông sẽ cạn đi dẫn đến tình trạng dòng chảy thay đổi hoàn toàn.


Đàn gia súc của người du mục bên sông.

Xuôi dòng Lan Thương Giang, ra khỏi nơi nguồn cội xuất phát dòng sông, cao nguyên Tây Tạng ngập tràn bóng dáng Đạo Phật. Khắp dọc ven sông, mọi nơi đều thấy những dấu hiệu tháp, cờ, đền thờ, tu viện; cả trên núi, ngoài thảo nguyên. Bộ tộc người du mục Khampa chăn thả đàn gia súc của họ trên những cách đồng cỏ quanh thượng nguồn Mê Kông từ hàng ngàn năm nay. Dường như đây là một lối sống chưa hề bị cuộc sống văn minh chạm đến. Tuy nhiên, khi Trung Quốc chuyển đổi từ một quá khứ nông nghiệp sang tương lai công nghiệp hóa, những thay đổi đáng kể đã xảy đến cho dòng sông cũng như người dân sống ven sông khi những dự án thủy điện và đập nước được dựng lên.


Đập Tiểu Loan ở đoạn sông qua tỉnh Vân Nam.

Hết lãnh thổ Trung Quốc, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanmar và Lào. Tại điểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam Giác Vàng. Ở đây, bên bờ con sông phía Lào lại tấp nập không khí giao thương. Một biểu tượng rõ nét nhất của hoạt động đầu tư là một mái vòm vàng của sòng bài nhô cao lên từ phía bờ sông thuộc địa phận nước Lào. Bên phía bờ Mianma là Phức hợp Thiên Đàng cực lớn, trong đó có sòng bài Win Win Win. Phức hợp Thiên Đàng này sẽ chẳng bao lâu nữa phủ sang bờ phía Lào, trở thành trung tâm của một khu kinh tế đặc biệt rộng 20 km, và một cụm công- nông nghiệp.


Toàn cảnh Tam Giác Vàng.

Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái và gọi là Mènam Khong (Mènam nghĩa là "sông"), còn sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prahang, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.

Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này, nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn (bốn ngàn đảo) phía trên thác gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m, khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng đường thủy.


Cảnh sông Mê Kông trước hoàng hôn tại biên giới Lào-Thái Lan.

Đây cũng là khúc sông nổi tiếng với loài cá tra khổng lồ có chiều dài đến 3m, nặng có con trên 300kg. Tuy nhiên loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới này nay chỉ còn là một động vật quí hiếm. Những con cá lớn mà ngư dân bắt được hiện không thấy ở khu này nữa. Một số các nhà bảo tồn thiên nhiên cho rằng việc đánh bắt quá mức là nguyên nhân khiến số lượng cá tra khổng lồ trên sông Mê Kông giảm đi, và rằng những thay đổi trên thượng nguồn không có mấy tác động đến nơi sinh đẻ của loài cá này. Trong khi đó, những người dân địa phương khẳng định chính tình trạng phá đá trên sông và thay đổi thất thường của mực nước khiến cho cá tra khổng lồ giảm sút.



Con cá tra khổng lồ dài 3m, nặng 300kg đánh được tại hạ nguồn sông Mê Kông.
Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm (Sông Lớn). Vùng nước chảy xiết Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng. Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tônglê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp.

Đồng bằng sông Cửu Long.

Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (Ba Thắc) - sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu; và bên trái là Mê Kông - sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền. Cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long, tức "sông chín rồng".

Nguyễn Viết
Sưu tầm
viethoaiphuong
#3 Posted : Saturday, April 10, 2010 9:37:29 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vấn đề Mekong có thể gây bất ổn chính trị
và căng thẳng khu vực’


http://www1.voanews.com/...n-04-10-10-90512304.html
viethoaiphuong
#4 Posted : Wednesday, May 12, 2010 9:09:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Miền Tây mùa sông khô kiệt



Nguyễn Huỳnh Thái

Khi mà ngoài kia, miền Bắc, con sông Hồng khô kiệt oằn mình vắt những giọt nước chập chờn do con đập thuỷ điện chắn ngang; thì trong này, miền Tây – Nam sông Hậu – lại là các con đập thuỷ điện trên thượng nguồn Mekong từ nước lạ, những dòng sông kênh rạch lần đầu tiên rơi vào một kỷ lục buồn hiu, mực nước cạn queo, sông không còn là sông, kênh không còn là kênh, rạch không còn là rạch.



Cũng từng lớn lên bênh cạnh dòng sông ngọt nước, với tôi khái niệm về sông là con nước đầy lênh láng, là vị nước mát lành trong trẻo, là tiếng con bìm bịp kêu chờ con nước lớn dâng bờ, là đôi mái chèo khua kẽo kọt trên sông chiều lấp loá. Vậy mà trí nhớ kia cũng phải chèn thêm những dòng sông trơ bãi chỉ còn chút nước phèn vàng kịt, những tiếng lội lõm bõm bắt cá giữa lòng sông, những chiếc xuống chiếc ghe nằm chỏng chơ trên bãi vắng, những tiếng í ới bên này gọi bên kia sông khi chiếc xuồng cũng trở thành vô dụng. Người ta ngác ngơ, đây đâu phải miền Tây mà mình biết: khi sông không còn là sông, cây lúa không thành cây lúa.
Lại là bác Ba Tàu hảo hữu. Liệu có phải rằng thiên la địa võng đã giăng thì dân ta có chạy trời cũng không thoát? Những cái đánh chặn, những cái cướp giật ngoài đại dương mênh mông cũng chưa đủ làm anh Ba hả dạ; nay anh còn quyết tâm vắt kiệt dòng Mekong đến khi nào dân Việt rã rời, tan tác mới chịu buông tay chăng? Cứ ước gì dân mình là dân Thái hay quan mình như quan Thái để bà con khỏi tủi thân, để bà con khỏi nghẹn ngào, để còn biết mình sống ở đâu, để mường tượng được cái gì gọi là Nhà nước. Để bà con hiểu vì sao mấy ổng sốt sắng cho dự án chống nước biển dâng vài mươi năm nữa, nhưng hôm nay lại lặng im khi nhìn những dòng sông dần khô kiệt do tác hại từ những đập Mekong nằm ở thượng nguồn. Nhưng hình như đấy là hai chuyện tách rời, hai mối quan tâm riêng lẻ, hai dự án khác nhau?
Vào đầu mùa, lời khuyến cáo của chính quyền “nông dân không nên trồng lúa khi không đủ nước”, không làm dân e ngại. Nói thì dễ. Nông dân không trồng lúa thì còn biết làm gì hơn: nợ nần, chi tiêu hằng ngày, chi phí con cái học hành, đau bệnh… trăm chuyện đều đổ lên đầu cây lúa. Thành thử họ phải liều. Gieo sạ mà trong lòng thấp thỏm, cầu trời khấn Phật mong cho nước về hoặc là mưa xuống. Hạt lúa ì ạch nảy mầm nhưng khát khô đợi nước vật vờ, rồi ngả màu, rồi héo queo; rồi cả cánh đồng xanh rì trở thành phơ phơ bạc phếch. Mọi biện pháp cứu lúa đều vô vọng. Kể cả sáng kiến khoan giếng nước ngầm, đưa nước ngọt lên ruộng của những anh Hai Lúa – do mạch nước ngầm bị tụt không bơm lên được.
Lúa chết. Chỉ hai từ thôi mà làm người dân đau điếng. Vụ lúa bị phá sản, nợ chồng lên nợ. Lòng tin đổ rạp, cái nghèo đói, khắc khổ được dịp leo lên.
Rồi người ta lại buộc phải chứng kiến nhiều kỷ lục từ cha sanh mẹ đẻ đến giờ chưa thấy: sông cạn kiệt nước; những vụ “thu hoạch” bất ngờ vài chục tấn cá trê, cá lóc, cá rô trên dòng kênh chỉ còn chút nước. Không thấy ai mừng. Vì nó không khoả lấp được nỗi buồn xác xao, lại cồn lên cái lo nếu ngày mai nông dân chỉ có thể trồng lúa vào mỗi mùa mưa; rồi nông dân sẽ sống bằng gì, rồi nông dân còn có tương lai gì không?
Những cái lắc đầu ngác ngơ nhìn lúa đầy bồ không tìm được người mua do sông cạn không ghe tàu nào vào được. Những khuôn mặt chán chường, đau đáu khi phải thuê xe Honda vận chuyển từng bao lúa từ ruộng về nhà với giá bằng năm sáu ký lúa. Những bước chân hì hục đẩy bộ chiếc máy tuốt lúa từ cánh đồng này sang cánh đồng kia, giá công tuốt cũng từ đó mà tăng theo. Những dáng người khi trời sáng mờ mờ ra mé sông ngóng nước chảy về, nhưng không thấy nước cao lên mà mỗi ngày mỗi cạn.
Giờ trưa hoang vắng trong trời nắng cháy, tôi nghe con bìm bịp kêu lạc loài rưng rức. Tội nghiệp con bìm bịp hình như khản cổ, đợi lâu rồi mà không thấy con nước dâng cao. Nó bước ra bờ sông, thẫn thờ nhìn dòng sông cạn đáy; rồi buồn hiu ngả nghiêng bước chân trở về mà lo, chắc mai mốt tiếng kêu của mình rồi cũng trở thành chuyện xưa tích cũ:

Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi,
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.

Bỗng nhiên thấy thảng thốt. Nhưng cũng chưa thể hình dung nổi viễn cảnh toàn miền Tây chằng chịt sông ngòi kia sẽ ra sao khi con nước ngọt phù sa từng đi vào thơ, đi vào nhạc; chảy vào những cánh đồng, ôm ấp nuôi nấng cây lúa; giải toả những cơn khát, mang lại niềm tin sống cho bao con người đột nhiên dứt hẳn. Thay vào đó là dòng nước mặn đìu hiu chảy xiết, đám lục bình khờ khạo rồi cũng không còn chỗ chen chân, tụi cá lóc hụt hơi nổi đầu chối chết… Mới nghĩ tới đó thôi đã thấy phía xa mù mù một màn thâm u, không chút gì hi vọng.
Rồi lại thấy ba hình nhân đại diện: tình người, dã tâm, trách nhiệm cứ vòng vo nhảy múa. Cái nào sẽ lên ngôi? Lòng dân đành thấp thỏm chờ trông.

Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt, khóc người một con.

Chợt nhớ đến hai câu thơ Bùi Giáng mà buồn gục mặt; và ước gì các vị quyền cao chức trọng của ta “còn hai con mắt” như thiên hạ. Ước gì.

© 2010 Nguyễn Huỳnh Thái

Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.