Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Văn Bút Quốc Tế và Ngày Phụ Nữ 8 tháng 3 năm 2005
Vũ Thị Thiên Thư
#1 Posted : Tuesday, March 8, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Văn Bút Quốc Tế và Ngày Phụ Nữ 8 tháng 3 năm 2005
(Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)
Hôm nay, thế giới long trọng cử hành Ngày Phụ Nữ. Nhân dịp này, Ủy ban Văn Bút Quốc Tế bênh vực Nhà Văn bị cầm tù đặc biệt lưu ý công luận về tình trạng nhiều phụ nữ vì sử dụng Internet để phát biểu hoặc phổ biến quan điểm của mình mà đã bị sách nhiễu, hành hung, giam cầm, tra tấn. Trong thông cáo phổ biến sáng nay, Văn Bút Quốc Tế đưa ra làm thí dụ điển hình, trường hợp của Bà Sihem Bensedrine ở Tunisie, hai bà Mahboudeh Abbasgholizadeh và Fershted Ghazi ở Ba Tư và bà Ma Yaliang ở Trung Hoa cộng sản.

* Tunisie: Bà Sihem Bensedrine là chủ biên tạp chí điện tử Kalima phổ biến lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2004, sau khi nhà cầm quyền Tunisie không cho phép bà xuất bản một nhựt báo độc lập. Trang Web Kalima bị phong tỏa ở nội địa và tin tức chỉ có thể được truy cập ở hải ngoại mà thôi. Bà Sihem Bensedrine là một nhà trí thức dũng cảm, một chiến sĩ dân chủ đối kháng không hề biết sợ bạo quyền. Bà còn là hội viên sáng lập và tổng thư ký của tổ chức "Đài Quan Sát để Bảo Vệ Quyền Tự Do Báo Chí, Xuất Bản và Sáng Tác". Bà cũng là chủ tịch của Hội Đồng Quốc Gia vì Quyền Tự Do ở Tunisie và được coi như ánh sáng lãnh đạo phong trào tranh đấu đòi quyền tự do phát biểu trong nhiều năm qua, bất chấp sự đàn áp tàn bạo của chế độ. Không những bị tra tấn, giam nhốt ở trong nước, bà còn bị hành hung ngay tại Paris, trong lúc bà đang đi đến một quán cà phê Internet. Bà Sihem Bensedrine tố cáo công an mật vụ Tunisie ở đằng sau biến cố xảy ra giữa thủ đô Pháp.

* Ba Tư: Tháng 9 năm 2004, nhà cầm quyền Ba Tư tiến hành một chiến dịch trấn áp các nhà cầm bút đối kháng sử dụng Internet. Nhiều người bị bắt giam. Trong số 7 nhà báo nạn nhân, có bà Mahboudeh Abbasgholizadeh, chủ nhiệm tạp chí phụ nữ Ferzaneh và bà Fershted Ghazi, phái viên nhựt báo Etemad. Bà Mahboudeh Abbasgholizadeh bị bắt ngày 1 tháng 11 năm 2004 vì "tuyên truyền và hành động chống lại nền an ninh quốc gia". Bà Fershted Ghazi bị bắt ngày 28 tháng 10 năm 2004 vì có tư cách trái đạo đức". Tất cả 7 người đều bị biệt giam, tra tấn và khủng bố bằng áp lực đối với thể xác và tâm lý. Hai nữ ký giả phải đóng tiền thế chân để được tại ngoại hầu tra, hồi cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2004. Sau khi rời nhà tù, bà Fershted Ghazi phải vào bệnh viện ngay vì tâm thần và thể chất suy yếu tồi tệ.

* Trung Hoa: Đầu tháng 3 năm 2004, nữ sĩ Mã Vân Liên bị bắt vì đã phổ biến trên trang Web Luật Trung Hoa (hợp pháp) và trang Web của tổ chức Pháp Luân Công, nhiều bài báo tố cáo quyền công dân bị vi phạm. Bà chỉ trích sự sách nhiễu người dân khi họ nộp kiến nghị bày tỏ điều bất mãn đối với nhà cầm quyền. Ngày 19 tháng 3 năm 2004, bà bị phạt 18 tháng tù lao động cải tạo. Bà đã từng bị phạt tù một năm tù lao động cải tạo hồi tháng 8 năm 2001 sau nhiều lần nộp đơn khiếu nại vì bị đuổi nhà ở Thượng Hải. Văn Bút Quốc Tế được báo rằng bà Mã Vân Liên bị gãy hai chân trong trại tù và bà đã trở thành phế nhân.

Văn Bút Quốc Tế kêu gọi hội viên ở khắp thế giới đồng tuyên dương sự can đảm của bà Sihem Bensedrine, bà Mahboudeh Abbasgholizadeh, bà Fershted Ghazi và bà Ma Yaliang vừa kể trên, và tất cả những nữ đồng nghiệp viết văn và làm báo khác hiện đang bị giam cầm và hành hung vì sử dụng quyền tự do phát biểu. Các nhà văn trên toàn cầu sẽ gởi kháng thư đến các nhà cầm quyền Tunisie, Ba Tư và Trung Cộng, đòi chấm dứt sự đàn áp những phụ nữ dám nói lên những lời ngay thẳng, trung thực. Và đòi bãi bỏ sự cấm chỉ những nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet.
(Viết theo tin của Nguyên Hoàng Bảo Việt, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại).
Genève ngày 8.3.2005
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Nguồn Vietbao Online
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.