Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages«<345
Chân dung nhà thơ nam
chieuduong
#81 Posted : Sunday, May 29, 2005 9:22:43 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0



Những con đường Hà Nội

Hỡi những con đường
Có từ lúc tôi ôm bầu sữa mẹ
Những vỉa hè quen thuộc tự ngàn xưa
Những vỉa hè phơi nắng dầm mưa
Chân chập chững theo chiều tay mẹ dắt

Rồi lớn lên
Giữa những con đường dằng dặc
Tiếp nối nhau theo bờ ngói xiêu xiêu
Tiếp nối nhau như tay của người yêu
Truyền hơi thở khi gió mùa đến sớm …


Tạ Tỵ

từng bước đi...hời sau ngoãnh lại !
xuanha
#82 Posted : Wednesday, June 8, 2005 1:24:36 PM(UTC)
xuanha

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2
Points: 0



[Tôn Thất Phú Sĩ[

Ngựa Hoang Nhớ Rừng

Việt Hải

Ngựa hoang, tức mustang trong Anh ngữ, vốn biểu tượng cho loài sinh vật sống hoà mình trong thiên nhiên, ngựa hoang đẹp đẽ về dáng, dũng mãnh về sức, tình tứ trong tình cảm như khi đôi ngựa hoang tình tự trong chốn rừng xưạ Tích xưa bên Tàu kể rằng chiến mã xứ Hồ Nam bị đày lên Hồ Bắc, chiến mã nhớ rừng xưa reo tiếng hí ai oán.

"Ngựa hoang vung sức băng rừng
Tung hoành một cõi nghe từng vó câụ"

Khi nhập đề như vậy tôi muốn ám chỉ nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ, một Sĩ quan Hải Quân QL/VNCH, một nhà thơ đa tình trong văn chương, hồn thơ đa cảm trong âm hưởng ướt át của thi ca Paul Verlaine, hay mang chất lãng mạn của Jacques Prévert . Nào, ta hãy nghe Tôn Thất Phú Sĩ (TTPS) trao tình thơ "Nỗi Nhớ":

"Nhớ em nỗi nhớ rất lạ kỳ
Con tim đau nhói niềm chia ly
Đôi lúc hình như muốn nghẹt thở
Nhìn trời nắng đẹp tưởng trời mưa"

Rồi TTPS tình tứ hơn khi cất nỗi nhớ người yêu trong hương thơm nơi vườn thơ của anh:

"Tôi đem nỗi nhớ cất trong vườn
Rực rỡ mùa hè hoa ngát hương
Thế mà bổng chốc bầu không khí
Một nửa phai tàn nửa héo hon
Nỗi nhớ hình như biết thì thầm
Nghe lòng dào dạt tiếng yêu đương
Nhưng sao chợt thấy như hờn ghét
Dù biết dối lòng tôi vẫn thương"

Trong bài "Bâng Quơ", những ý tưởng tình nhu thoáng thơm hương phấn, và khi tình thăng hoa để tình đến cho hồn rung theo gió:

"Em ngồi xoã tóc dáng Liêu Trai
Hong nắng bờ vai nghiêng nghiêng gầy
Bức tranh lụa thoáng thơm hương phấn
Bướm ngẫn ngơ vờn rũ cánh bay

Cứ để cho hồn rung theo gió
Cho tình vời vợi đến trong mơ
Ðừng ngăn con suối vào sông rộng
Mà nghẽn dòng xuôi nước vỡ bờ "

Ta hãy nghe bài "Nụ Hôn Học Trò", nhà thơ nhắc nhớ nụ hôn vụng dại của thuở thiếu thời, khi đoá Quỳnh hé nhuỵ như bờ môi e ấp, bồi hồi của mối tình nhiều vấn vương:

"Nhớ làm chi một nụ hôn
Vụng về ngày đó nụ hôn mất rồi
Chỉ còn sót lại trong tôi
Bờ môi hồng nhạt bồi hồi xa xôi
Trường xưa lớp cũ một thời
Đoá hoa Quỳnh thắm một đời vấn vương
Người đi để lại mùi hương
Tôi về ngậm ngải tìm hương đốt trầm
Mối tình tôi rất lặng câm
Một mình mình biết dư âm thuở nào
Lên rừng xuống biển lao đao
Nụ hôn ngày đó đi vào thiên thụ"

Nhà thơ TTPS chuyên chở những lãng mạn yêu đương, khi mà có anh và có em như bài tình thơ mang tên "Anh và Em":

"Anh yêu em mối tình tự nhiên
Như dòng sông xuôi về với biển
Qua mùa đông mùa xuân lại đến
Sau cơn mưa trời chợt hồng lên
Em yêu anh , em mơ tương lai
Như nụ hoa đến ngày kết trái
Hoàng hôn xuống chim bay về tổ
Máu tuần hoàn rồi trở về tim"

Thượng đế sinh ra người thi sĩ để họ sống vì yêu, chết vì yêu, từ nhịp đập của con tim họ chỉ thổn thức cho những nhớ nhung, nhưng u hoài trong tình trường, và đó là cá tính của người làm thơ và say thơ:

"Làm sao quên làm sao quên được
Những ngày anh đưa em đi học
Trước cổng trường trao nụ hôn vội
Hai đứa thập thò sợ ai hay
Nhớ em anh thấy lòng ấm áp
Buổi sáng chở em trên xe đạp
Kể nhau nghe chuyện tình trong nắng
Nắng đẹp lòng em chói mắt anh"

Anh nhớ em như sợi tình kéo dài nhưng rong ruổi em nhớ anh của ngần ấy anh nhớ em:

"Nhớ anh, em thường ngồi lặng thinh
Tóc em dài bềnh bồng theo gió
Từng sợi buồn em gọi tên anh
Sương trên cành tưng giọt mong manh
Anh với em là loài hoa dại
Mà sao yêu nhau đến la thường
Đêm về ta nằm ôm gối mộng
Mắt môi xao xuyến một mùi hương"

Chiều nay vắng em, anh cô đơn trong quán cà phê của phố xá Paris lên đèn lộng lẫy, nhưng sao trong anh hồn dâng nỗi buồn không tên lạ lẫm, hay vì anh nhớ em vô vàn:

"Chiều nay bên góc cà phê nhỏ
Giữa phố Paris đẹp muôn màu
Anh thấy hình em trong đáy cốc
Chập chờn xoả tóc đợi người mợ"

Nhớ em, rồi nhớ bao kỷ niệm trao nhau của sân ga metro, của chiều dìu nhau dọc bến sông Seine, nỗi nhung nhớ mà ngập hồn tương tư để nhà thơ buông thơ qua bài "Tương Tư":

"Ðêm về ôm gối chiêm bao
Ngàn thương trăm nhớ dạt dào tình xưa
Bỗng nhiên trời đổ cơn mưa
Lời anh ngọt mật cho vừa lòng em
Giọt rơi từng giọt bên thềm
Như ru em ngủ êm đềm tin yêu
Anh đi hứa hẹn thật nhiều
Bóng anh như áng mây chiều ngừng trôi
Hay là anh lổi hẹn rồi
Bước chân phiêu lãng anh còn đam mê
Anh đi để lại trăng thề
Màu trăng kỹ niệm bên hè đêm nao..."

Em yêu dấu, anh vói tay mở cửa trăng vào, mảnh trăng tan vở xanh xao cõi lòng, bây giờ trời đã lập đông; Em à, nửa như khói ám, nửa trông lạnh lùng, ta ghét thương cao vút song song hay ta lại sợ ngày mai ấy không còn để yêu,...
Em của ngày cũ thương nhớ, còn đâu kỷ niệm xa xăm chợt hiện về, để cho đường lên đỉnh núi cheo leo, để đường ra cửa biển sóng reo rì rào:

"Hồn em anh bỏ đường nào
Vỡ toang từng mãng nghẹn ngào chơi vơi
Tương tư tím một góc trời
Mây xa lạc gió một đời nhớ anh."

Je taimé pour toujours! mãi mãi cho em. Cho em bao ngày cũ, của thuở hẹn hò, của ngày xưa tuổi mộng của dĩ vãng dáng yêu, em còn nhớ bài thơ "Ngày Xưa Yêu Dấu":

"Ngày xưa em không làm thơ
Vì anh là cả bài thơ trong hồn
Tình em sương khói cô thôn
Chập chờn ẩn hiện một dòng sông xanh
Giọt mưa còn đọng trên cành
Là giọt nước mắt để dành cho nhaụ"

Paris vào Xuân, vườn hồng tươi thắm, đôi yến bay lượn bên nhau để tháng 3 khi vào mùa yêu thương ta trao nụ hôn bên hông giáo đường như bài thơ "Tháng Ba Paris":

"Châu Âu tháng ba buồn
Lòng Paris lao đao
Chuông Giáo đường thanh thoát
Cầu nguyện Chúa trên cao
Cho bình yên dưới thế
Hoa nở theo gót chân
Nắng vờn trong mái tóc
Tiếng nói cười quen thân"

Ta bên nhau phố xá chan hoà khúc hoan ca mừng Xuân, trong nỗi xôn xao của Paris trong tầm mắt, nhưng Sài Gòn khuất dạng quê hương trông niềm mong đợi:

"Bỗng Paris bừng dậy
Khúc nhạc vui chan hoà
Điệu vũ mừng xuân mới
Người Paris xôn xao
Sài Gòn tôi rất xa
Paris tôi rất gần
Nửa hồn tôi trông đợi
Nửa hồn tôi thiết tha"

Ta đi giữa phố người sao như trong nỗi ngậm ngùi của quê hương trăn trở cách xa, nơi đó ta có Sài Gòn bao nụ tình xanh với thương xá Tam Đa, có Huế của ngày nào ta đi ngang phố chợ Đông Ba, của những nỗi nhung nhớ em, dồng nghĩa với nhung nhớ quê hương; Ôi, quê hương trong tiềm thức cũ:

"Dòng sông Seine hai ngả
Tôi chơi vơi đi tìm
Ngả nào về Gia Hội
Ngả nào về Đông Ba
Lòng tôi vẫn nhung nhớ
Đời tôi vẫn bơ vơ
Quê tôi chừ đâu nhỉ ?..."

Mặc dù xa cố quốc đã lâu, nhà thơ TTPS mang bao hồn thơ nhung nhớ chốn cũ, như ngựa hoang nhớ rừng xưa, hay chiến mã khóc khi xa Hồ Nam để dâng sầu tâm tư ngựa hoang, Mustang de Paris, để mãi mãi thổn thức lời thơ xao xuyến rừng xưa, hay như nhà thơ đi giữa Paris vẫn mang con tim của Sài Gòn, của Huế xưạ Tôi đọc bao bài thơ của Mustang de Paris, tôi cảm thấy thơ anh gần gủi của nét đẹp quê hương, khi mà nỗi cảm xúc chứa chan dâng sóng dạt dào của biển Tiên Sa, của Nha Trang,của phố xá Mỹ Tho, của Đông Ba, của Gia Hội,... Đó là "Ngựa Hoang Nhớ Rừng", Mustang de Paris, nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ, người bạn văn thơ của tôi đóng góp hằng trăm bài tình thơ cũng như thơ ca ngợi quê hương trong vườn hoa thi ca của văn học sử Việt Nam. Tôi viết những dòng này cho anh, Mustang de Paris.

Việt Hải Los Angeles

________________________________________________________________


xuanha
#83 Posted : Wednesday, June 8, 2005 8:10:43 PM(UTC)
xuanha

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2
Points: 0

Đọc thơ TÔN THẤT PHÚ SĨ
Nguyễn Thanh Liêm

Một người bạn giới thiệu với tôi tập thơ của Tôn Thất Phú Sĩ trên internet.
Mở trang đầu ra thấy hình ảnh của một sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hoà trẻ đẹp ở trên bài viết “Ngựa hoang Nhớ Rừng” của Việt Hải. Việt Hải nói nhiều về khía cạnh “thơ " và “ tình yêu " của con người sĩ quan đẹp trai này. Tôi chưa có cơ hội quen biết tác giả nhưng qua những lời giới thiệu của Việt Hải tôi thấy có nhiều cảm tình. Đọc qua 114 cái tựa của những bài thơ trong tác phẩm, tôi càng có cảm tình với tác giả nhiều hơn. Từ “Biệt Ly”, “Mẹ Ơi " đến “Ảo Ảnh ", “Vu Vơ ", Nổi Nhớ " rồi “Nhà Tôi ", “Chị Tôi ", “Cô Giáo Của Tôi", “Những Con Đường ”, “Những Giọt Mưa ", v v... tất cả đều là những đề tài chứa chan tình người. Tôi rất thích những văn thơ như vậy vì trong đó bao giờ tôi
cũng tìm thấy ít nhiều tinh thần nhân bản của tác giả. Vả chăng thơ là tiếng nói của con tim, là những tiếng phát xuất từ những đam mê, những xúc động trong lòng người cho nên thơ đúng nghĩa đối với tôi phải nằm trong lãnh vực tình cảm. Không còn dọc ngang ngoài biển cả, không còn chiến đấu gian nguy với kẻ thù, người chiến sĩ Hải Quân bây giờ chỉ còn thơ thẩn bên giòng sông Seine để luyến tiếc dĩ vãng, để nhớ về những kỷ niệm xưa, hình bóng cũ, để “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây .


Biển ơi cho ta giòng máu
Giang hồ từ thuở sơ sinh
Ta đi biển xanh màu nước
Ta về biển trắng bạc tình
Trùng Dương cho ta gởi lại
Người tình yêu dấu ta thương
Con tàu ngày đêm xuôi ngược
Mình ta côi cút dặm đường

Nhớ bà mẹ xưa
Mẹ oi! Tiếng gọi từ thơ ấu
Ấm áp tim con suốt một đời

Mẹ ơi! Tiếng gọi từ nhung nhớ
Là tiếng thiêng liêng tự muôn đời

Nhớ bao nhiêu những hình ảnh thân thiết của cái tôi của tác giả như

Chị Tôi
Chị là hương sắc đất trời
Cho em gọi gió đưa lời tình ca
Tri âm chừ ở nơi xa
Tiếng lòng vang vọng sao mà thiết tha

Cô Giáo Của Tôi
Nhớ mãi một thời áo lụa bay
Cô tôi nghiêm nghị dáng xinh gầy
Giọng giảng bày rung từng cung bac
Như điệu ru ca hay thật hay


Nhà Tôi
Sau chuyến hải hành anh về bến
Bồng con em đợi bên song thưa
Gió bay trút hết niềm tâm sự
Vòng tay ôm biết mấy cho vừa


Làng Tôi
Hàng dừa xanh như tình ai đó
Gọi tôi về tìm lại những ngày thơ


Nhà thơ xử dụng tưởng tượng nhiều nhưng không tưởng tượng để đẻ ra câu chuyện như tiểu thuyết gia. Nhà thơ xử dụng tưởng tượng để có những hình ảnh đẹp diễn đạt tư tưởng của mình, bởi vì, như một nhà tâm lý xã hội học nói, “le poète pense par images”. Qua hình ảnh thi ca người ta có thể thấy tư tưởng của nhà thơ về ý nghĩa của cuộc đời, của con người, những niềm tin hay không tin của tác giả về thế giới bên kia, về sự tồn tại của linh hồn, về tính lạc quan hay bi quan của tác giả:


Nếu buổi sáng thức dậy
Nhìn thấy ánh mặt trời
Đó là niềm hạnh phúc
Đôi mắt ta sáng ngời

Nếu tình cờ đâu đó
Chợt thấy con bướm vàng
Quyến luyến cánh hoa dại
Ta thấy đời bình an

Nếu tình yêu tha thiết
Tan vở trong thương đau
Thì tình đẹp biết mấy
Suốt đời sẽ nhớ nhau

Nếu đời là bể khổ
Có khổ mới nên người
Ai không một lần khổ
Đời đâu có gì vui

Nếu một mai ta chết
Xem như giấc ngủ dài
Ta về với cát bụi
Sẽ không còn của ai

Những gì ta đang có
Là hạnh phúc trong đời
Xin nâng niu gìn giữ
Đừng đứng nơi núi này
Trông về bên núi nọ. . .Người ơi.

Nhà thơ không suy luận như một nhà nghiên cứu, không chính xác như một khoa học gia, nhà thơ chỉ dùng những hình ảnh văn chương đặc biệt thích hợp với sự diễn tả tư tưởng và tình cảm, với những lời lẽ xúc tích, với những hình ảnh ẩn dụ hay tỷ giảo để mỗi người đọc có thể mường tượng ra ý nghĩa khác nhau tuỳ mình, tuỳ nơi, tuỳ lúc như lời nhận xét sau đây của một phân tích gia Mỹ:
“Poetry is highly compressed writing, often using figures of speech to talk about one thing in terms of another, such as metaphor and simile, that allows the reader to unpak the poems’ meaning for itself. This leads to people interpreting poems differently in different times and places, which is part of the fascination of the medium”(The Hutchinson Encyclopedia)


Nhà thơ nói về “Mỹ Tho quê hương em”, nhưng Mỹ Tho ở đây không có Cù Lao Rồng, không có Chùa Vĩnh Tràng, không có Vàm Kỳ Hôn, không có mận da người, không có cam Cải Bè, không có ông Đạo Dừa, không có Trung Lương, Tân Hiệp, Kim Sơn, Rạch Gầm, mà lại có


Em sinh ra ven bờ sông Vàm Cỏ
Hàng dừa buông lơi suối tóc thơm lành
Hương lúa nồng nàng môi người thiếu nữ
Tiếng sáo chiều cao vút luỷ tre xanh

Cửu Long giang nước ngọt chảy xuôi giòng
Chôm chôm đầu mùa ửng má em hồng
Và đôi lúc em buồn buồn vô cớ
Tóc hửng hờ bay theo lá sầu riêng

Rồi một ngày chiến chinh tràn khói lửa
Mỹ Tho ơi! một lần xin từ giả
Giòng sông Seine tương tư giòng sông Cửu
Mang nổi niềm thương nhớ đến phương xa

Mỹ Tho . . .Mỹ Tho . . . Tiếng gọi êm đềm
Ngước nhìn trời em đếm những vì sao
Bao nhiêu sao bấy nhiêu tình anh đó
Nắng mưa gì anh cũng vẫn yêu em

Càng ngày nhân loại càng nhận thấy rằng người ta cần phải nhờ đến thi ca để cắt nghĩa cuộc đời, để an ủi mình, để duy trì sự sống. Không có thi ca, khoa học sẽ không đầy đủ, và những gì thuộc lãnh vực tôn giáo và triết lý mà ngày nay ta thấy như đã qua rồi sẽ được thay thế bằng thi ca trong những ngày sắp tới. Tương lai của thơ thật là vô biên và Tôn Thất Phú Sĩ đã chọn con đường vô biên đó khi không còn là người chiến sĩ hải quân trên chiến trường quê hương đất nước nữa. Để kết luận, xin mượn lời sau đây của một nhà văn Mỹ để tặng tác giả tập thơ tôi vừa đọc xong”More and more mankind will discover that we have to turn to poetry to interpret life for us, to console us, to sustain us. Without poetry, our science will appear incomplete; and
most of what now passes with us for religion and philosophy will be replaced
by poetry”. (Matthew Arnold).


Nguyễn Thanh Liêm
Phượng Các
#84 Posted : Saturday, September 3, 2005 11:25:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Mai Thảo

Ta thấy hình ta những miếu đền


Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương

Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bê những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyêt lãng quên

Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc Đâ?u trở về ngôi
Sao không, môt điê?m lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy thẳm khơi

Ta thấy đường ta Chúa hiên hình
Vườn ta Phât ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!

Ta thấy nơi ta trục đất ngừng
Và cùng môt lúc trục trời ngưng
Sao không, hạt bụi trong lòng trục
Cũng đủ vòng quay phải đứng dừng

Ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
Ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
Sao không, nhât nguyêt từ tăm tối
Tự thủa chim Hồng rét mướt bay

Ta thấy nhân gian bỗng khóc oà
Nhìn hình ta khuất bóng ta xa
Sao không, huyết lê trong trời đất
Là phát sinh từ huyết lê ta

Ta thấy rèm nhung khép lại rồi
Hạ màn. Thế kỷ hết trò chơi
Sao không, quay gót, tên hề đã
Chán môt trò điên diễn với người

Ta thấy ta treo cô? dưới cành
Rất hiền giấc ngủ giữa rừng xanh
Sao không, sao chẳng không là vây
Khi chẳng còn chi ở khúc quanh

Mai Thảo
(Đây là bài thơ cuối cùng của Mai Thảo trướùc khi ông lìa đời vào tháng 1/98
Phượng Các
#85 Posted : Wednesday, August 30, 2006 6:19:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Nguyễn Chí Thiện

HKhanh
#86 Posted : Thursday, February 8, 2007 10:16:21 PM(UTC)
HKhanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

quote:
Ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
Ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
Sao không, nhât nguyêt từ tăm tối
Tự thủa chim Hồng rét mướt bay



Nếu có thể được xin Phượng Các coi lại mấy câu nàỵ HK nhớ (không rõ lắm vì không có cuốn thơ của Mai Thảo trong tay) là "Sao không, nhật nguyệt còn tăm tối".

Và 1 câu nữa của Đinh Hùng

TỰ TÌNH DƯỚI HOA

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng.

HK nhớ là " Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại," (dấu hỏi)

Xin cám ơn PC.

HK
Phượng Các
#87 Posted : Thursday, February 8, 2007 10:35:07 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
Ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
Sao không, nhât nguyêt từ tăm tối
Tự thủa chim Hồng rét mướt bay



Nếu có thể được xin Phượng Các coi lại mấy câu nàỵ HK nhớ (không rõ lắm vì không có cuốn thơ trong tay) là "Sao không, nhật nguyệt còn tăm tối". Xin cám ơn PC.

HK


Thân chào HK tới PNV! Rose

PC cũng không có quyển thơ trong tay. Sad Nếu bạn nào có xin cho biết.

Tuy nhiên, lấy tứ mà suy, thì tác giả đang nói về cái lý âm dương trong sự vật. Sáng tối, đêm ngày trộn lẫn nhau. "Ta thấy ta đêm giữa sáng ngày, ta ngày giữa tối thẳm đêm dài. Rồi tác giả giải thích : Sao lại không thể có chuyện kỳ lạ đó được vì chính mặt trăng, mặt trời đã đến từ sự tối tăm của một thuở hồng hoang". Cho nên từ hợp lý hơn là còn. HK nghĩ sao?

Phượng Các
#88 Posted : Thursday, February 8, 2007 10:45:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
HK,
Câu thơ của Đinh Hùng là do ChieuDuong đăng lên. HK chờ chieuduong lên tiếng nha! Big Smile
HKhanh
#89 Posted : Friday, February 9, 2007 1:15:13 PM(UTC)
HKhanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

Xin chào Phượng Các,

HK đi tìm lại cuốn thơ Mai Thảo mà hông thấy, có lẽ HK nhớ lộn rồi Smile.

Chúc PC cuối tuần vui vẻ.

HK
metamorph
#90 Posted : Friday, February 9, 2007 6:34:52 PM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Đọc tất cả 7 trang này trong tâm tư của một người yêu thơ và cũng làm thơ, Meta tự thẹn trong lòng. Cho đến ngàn sau, dù người Việt chúng ta thường làm nên kỳ tích, vẫn không thể có những tuyệt tác như các bậc tiền bối ở đây.
Mỗi một bài đều gieo vào lòng Meta những giao hưởng kỳ lạ. Có những rung động mãnh liệt như thơ Trần Dần, Phùng Quán; có những âm hưởng gờn gợn nhẹ nhàng như thơ Trần Dạ Từ, Nguyễn Tất Nhiên; có những đau đớn, ứa máu như thơ Hàn Mạc Tử; có những rung cảm khác nhau từ những bài thơ khác nhau. Bài nào cũng là một vô tiền khoáng hậu.
Thẹn cho mình nhưng tràn trề tự hào cho văn học Việt Nam.
Phượng Các
#91 Posted : Saturday, February 10, 2007 7:36:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chúng tôi có nhận được thư của một độc giả diễn đàn như sau, xin đăng tải để "rộng đường dư luận" và cám ơn bạn đọc góp ý. Rose

Tinh co toi co quyen tho cua nha tho Mai Thao. Toi doc
thay qui vi trich tho Mai Thao ma khong co ban chinh
Vay toi xin trich lai nhu sau:

Ta thay ta dem giua sang ngay
Ta ngay giua toi tham dem dai
Sao khong, nhat nguyet deu tam toi
Tu thuo chim hong ret muot bay

(trich trang 14, Ta Thay Hinh Ta Nhung Mieu Den,
Van Khoa xuat ban 1989)

Nhu vay chu dung cua tac gia la chu "deu" chu khong
phai "tu" hay "con"


viethoaiphuong
#92 Posted : Wednesday, January 9, 2019 12:58:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

thi sĩ Bùi Giáng
(không điên mà chẳng tỉnh?)







Đừng tưởng...

Đừng tưởng cứ núi là cao.. Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu.. Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên.. Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm.. Không nghe là điếc không trông là mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang.. Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Đừng tưởng cứ lớn là khôn... Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao.. Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.

Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!

Bùi Giáng.
viethoaiphuong
#93 Posted : Wednesday, October 9, 2019 7:41:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Du Tử Lê, tác giả ‘Khúc Thụy Du’, qua đời ở tuổi 77


09/10/2019 - VOA Tiếng Việt

Thi sĩ Du Tử Lê, nhà thơ quan trọng của nền thi ca miền Nam Việt Nam, qua đời tại thành phố Garden Grove, California, thọ 77 tuổi. Tin này được cô Orchid Lâm Quỳnh, ái nữ nhà thơ, báo tin qua đoạn text có câu: “Bố đã đi”.

Du Tử Lê là một trong những nhà thơ có tác phẩm được phổ nhạc nhiều nhất và thịnh hành nhất với công chúng Việt Nam. Trong đó có những tác phẩm trở thành đại chúng, như Khúc Thụy Du, Chỉ Nhớ Người Thôi Đã Hết Đời, Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, Em Ngủ Trong Một Mùa Đông, Giữ Đời Cho Nhau, Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển…

Nhật báo Người Việt dẫn lời cô Orchid Lâm Quỳnh cho biết tim nhà thơ “ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối thứ Hai, 7 tháng 10".

Hôm 09/10, trên trang Facebook cá nhân của bà Phan Hạnh Tuyền, vợ của ông, ghi: “Ông Ngoại lên trời rồi.”

Từ Sài Gòn, bà Trương Đào Diệp Khanh, em vợ của thi sĩ, cũng là người điều phối xuất bản và lưu hành các ấn phẩm thơ tại Việt Nam, nói với VOA rằng nhà thơ ra đi để lại mất mát lớn lao cho gia đình, thân hữu:

“Tình thương của anh dành cho gia đình quá lớn. Anh là là một người anh lớn, một người anh luôn luôn gần gũi và chia sẻ những khó khăn.”

Nhà văn Vũ Thư Hiên ở Paris, một người bạn thâm giao của nhà thơ Du Tử Lê, viết cho VOA hôm 09/10: “Du Tử Lê được thiên hạ biết đến, được nhớ đến, là nhờ những bài thơ không vần với những chấm, phẩy, gạch nối, ngoặc đơn, ngoặc kép và những ký hiệu toán học. Những cái đó là tốt, là xấu, là hay, là dở, tôi không bàn. Trong địa hạt này tôi là kẻ ngoại đạo. Nhưng điều tôi thấy rõ là Du Tử Lê đã và đang làm một cái gì đó chưa từng có.”

Ông Vũ Thư Hiên viết tiếp: “Anh là kẻ khai phá. Cái mà anh đang khai phá rồi đi đến đâu là chuyện về sau. Nhưng ngay bây giờ tôi đã bắt gặp đâu đó những người theo chân anh. Như thế, anh không hề đơn độc.”

Từ Sài Gòn, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết cho VOA, rằng Du Tử Lê "luôn là thi sĩ của tình yêu đôi lứa trong mầu sắc triết lý nhân sinh thuần khiết." "Thi sĩ Du Tử Lê thành công ngay cả với các thế hệ sinh sau 1975 sống trong nước. Ông luôn là thi sĩ của tình yêu đôi lứa trong mầu sắc triết lý nhân sinh thuần khiết. Ngôn ngữ thơ của ông về đề tài này thật tuyệt với đám đông, bởi đó là ngôn ngữ thi ca vốn luôn là nhu cầu hiện hữu trong tâm thức khao khát của công chúng bất chấp hoàn cảnh trần trụi tha hóa của ngôn ngữ tuyên truyền chính trị nhân danh và lồng ghép vào thi ca."

Và, vẫn theo nhận định của Trần Tiến Dũng, thơ Du Tử Lê "ngay cả khi bị cho là ngôn ngữ thời trang trang điểm cho cảm xúc của đám đông thì vẫn luôn đánh thức được nhận thức hiển nhiên cho mỗi cá nhân bất kể họ thuộc về đám đông nào rằng, chính họ luôn có một mối tình đẹp tuyệt vời yêu và chết.”

Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam. Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục rồi đại học Văn Khoa Sài Gòn, nguyên sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Ông làm việc tại cục Tâm Lý Chiến trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm Thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong. Năm 1969, Du Tử Lê theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, bang Indiana. Năm 1973, ông được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc, bộ môn Thi Ca, với thi phẩm: “Thơ Du Tử Lê 1967-1972,” theo trang web của nhà thơ Du Tử Lê.

Ông định cư tại Hoa Kỳ sau biến cố 30 tháng 4/1975. Khởi sự làm thơ rất sớm, từ năm 1953 tại Hà Nội, với nhiều bút hiệu khác nhau, bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.

Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994. Ông là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi ca Thế giới từ thời Thượng Cổ tới hôm nay”và là một trong 7 nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “7 Vì sao Bắc đẩu” của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA trước đây, tác giả Khúc Thụy Du nói:

“Bài Khúc Thụy Du tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung.

“Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh.

“Tôi muốn nói Khúc Thụy Du là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong Khúc Thụy Du.


viethoaiphuong
#94 Posted : Wednesday, January 22, 2020 3:04:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

VĂN CAO

ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI

Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam

Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn

Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn

Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi...

Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động...

(1956)
Văn Cao

Users browsing this topic
Guest
5 Pages«<345
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.