Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Madison Nguyễn
Phan
#1 Posted : Friday, February 18, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 15
Points: 0

nguồn: http://www.gio-o.com/chutruongmadison.html



Madison Phương Nguyễn, thiếu nữ Việt mở một trang sử đầu tại nước Mỹ

28 tuổi, vóc dáng như một cô bé vẫn còn đang độ tuổi dậy thì, Madison Phương Nguyễn được mời đến đại học cộng đồng Evergreen Valley College đọc Diễn Văn Chính cho buổi lễ ra trường năm 2003. Theo truyền thống Hoa Kỳ, người được mời đọc Diễn Văn Chính cho lễ tốt nghiệp được trả tiền và phải là những người đã tạo được những thành tích quan trọng. Madison Phương Nguyễn đã đạt một thành tích quan trọng: cô là thiếu nữ Việt Nam đầu tiên được bầu vào một chức vụ dân cử tại Hoa Kỳ. Tháng 11 năm 2002, cô thiếu nữ bé nhỏ này được dân chúng địa phương bỏ phiếu bầu cô vào chức vụ Hội Đồng Quản Trị Học khu Franklin McKinley, http//www.fmsd.k12.ca.us/ tại San Jose, bang California. Cô đã thắng và chiếm mất ghế của một giáo sư đại học người Mỹ tiền nhiệm.

Madison Phương Nguyễn vẫn còn nói được tiếng Việt. Trong diễn văn quan trọng này, cô đã chớp lấy thời cơ và ca ngợi người đàn bà Việt Nam. Bài diễn văn của cô làm cho những giáo sư, quan khách, sinh viên, phụ huynh và những người tham dự phải lắng nghe tiếng nói của một cô gái đến từ xứ sở đã sản sinh ra những bà Trưng bà Triệu. Được sanh ra trong một gia đình ngư phủ, đứa con của biển cả Madison Phương Nguyễn đã làm rạng rỡ một gia đình ngư phủ Việt Nam, một cô gái Việt Nam, và một truyền thống "mọi người đều có một cơ hội tiến thân bình đẳng trong một đất nước đầy cơ hội" của xứ sở Hoa Kỳ"

Madison Phương Nguyễn được Viện Trưởng Clay Whitlow của trường Evergreen Valley College ưu ái giới thiệu với toàn thể quan khách và sinh viên tham dự lễ ra trường rằng, ông ta tin Madison Phương Nguyễn sẽ còn lập ra nhiều thành tích "đầu tiên" nữa, và ông ta sẽ không ngạc nhiên nếu thấy trong tương lai cô gái này trớ thành Thị Trưởng San Jose Người Việt đầu tiên

Gió O giới thiệu bài của phóng viên Trần Củng Sơn và bài dịch của Phong Lê về bài diễn văn Madison Phương Nguyễn đã đọc tại buổi lễ ra trường của sinh viên Evergreen Valley College ngày 22 tháng 5 năm 2003

San Jose-Trần Củng Sơn-: Cô Madison Nguyễn,người phụ nữ đầu tiên của cộng đồng VN tại Cali đắc cử vào ûy viên giáo dục học khu Franklin McKinley San Jose vừa được trường đại học Evergreen College mời làm khách danh dự đọc diễn văn cho lễ tốt nghiệp của niên khóa 2003 vào chiều thứ năm 22-5-03.


Được sự giới thiệu của giáo sư Trần Đình Trị và các giáo sư cố vấn sinh viên gốc Việt trong trường nên ban giám đốc đã chọn cô và đây là một vinh dự cho cá nhân của Madison Nguyễn cũng như cộng đồng Việt tại San Jose.


Bài diễn văn được tán thưởng nồng nhiệt đã đánh tan những nghi ngờ và đố kỵ của những viên chức trong ban điều hành trường Evergreen College vì là lần đầu tiên trường này đã mời một cô gái gốc Á châu tuổi chưa tới ba mươi làm khách chính.


Cô Madison tâm sự rằng trước khi bước lên bục cô đã cảm nhận những ánh mắt lạnh lùng của những viên chức đó nhưng sau khi bài nói chuyện chấm dứt thì những cái bắt tay và câu khen ngợi đầy thiện cảm đã cho biết cô đã thành công.


Bài nói chuyện vừa kể cuộc đời phấn đấu của cô và phần thứ hai là sự sáng tạo với 26 mẫu tự diễn tả những đức tính của người lãnh đạo. MC của buổi lễ tốt nghiệp đã gọi đùa cô là nữ thị trưởng tương lai của San Jose. Đây là một sự kiện tạo bước tiến cho con đường làm chính trị của Madison Nguyễn tương lai.


Dưới đây là bản dịch tiếng Việt từ bài diễn văn của Madison Nguyễn với Lê Phong.



Diễn văn của cô Madison Nguyễn
Nhân lễ tốt nghiệp của trường đại học Evergreen Community College
Thứ Năm ngày 22 tháng 5 năm 2003
oOo


Kính thưa qúy phụ huynh của các tân khoa cùng qúy thân bằng quyến thuộc,


Tôi rất hân hạnh được gởi lời chúc mừng tới tất cả qúy vị là bậc phụ huynh và thân bằng quyến thuộc của các tân khoa đang hiện hiện hôm nay để mừng lễ tốt nghiệp của con em mình. Ai cũng biết rằng sự thành đạt của các tân khoa, một phần rất lớn là tùy thuộc vào sự hỗ trợ nhiệt tình của qúy vị trong suốt mấy năm qua. Cám ơn qúy vị đã dự phần vào các nỗ lực học vấn của các con em. Qúy vị phải cảm thấy hãnh diện, đôi khi còn nhiều hơn chính các con em tân khoa nữa.


Một lần nữa, tôi xin được chúc mừng qúy gia quyến và các tân khoa. Tôi hy vọng rằng những gì các bạn đã học hỏi được từ trường Evergreen sẽ tiếp tục giúp cho bạn học hỏi thêm nhiều điều hay mới lạ trong cuộc đời trước mặt.


Bây giờ tôi xin được nói tiếng Mỹ.
Lớn lên tại Mỹ, má tôi thường hay nhắc nhở rằng: "Mình thuộc thành phần thiểu số, do đó phải vất vả gấp đôi thì mới mong được bằng một nửa của họ." Quan niệm nầy đã lặp đi lặp lại suốt tuổi thơ của tôi và nay trở thành một phần trong đời sống trưởng thành của mình. Suốt nhiều năm qua tôi tích cực họat động trong vùng Bay Area, tôi đành phải chấp nhận một vài sự bất công, một sự thiên lệch về quyền lực trong những lãnh vực như kinh tế, xã hội, hay chính trị. Tuy nhiên có một điều mà tôi không thể chấp nhận được, đó là quan niệm cho rằng "nhóm người thiểu số không có khả năng tạo sự thay đổi."


Khi nói về các nhóm thiểu số, tôi không xếp lọai theo nguồn gốc hay tầng lớp xã hội. Theo tôi, nhóm thiểu số là một nhóm người nào đó bị thiếu thốn cơ hội hoặc yếu kém quyền lực về xã hội, kinh tế, chính trị, hoặc giáo dục. Bạn không cần phải là người á châu hoặc gốc châu mỹ la tinh mới bị liệt kê vào thành phần thiểu số. Bất cứ khi nào mà bạn không có được những nguồn lực hoặc gặp phải trở ngại không cho bạn tiến thân vì thiếu tiếng nói đại diện, thì bạn thuộc vào thành phần thiểu số.


Người ta thường nói rằng một nhóm nhỏ người hoặc giới trẻ thường thiếu khả năng tạo sự thay đổi vì họ thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng lãnh đọa. Ngược lại, tôi nghĩ rằng bước vào thế kỷ 21 là bước vào lãnh vực thay đổi, từ cấp độ gần gũi trong cộng đồng, thường thường là do những nhóm người họat động tích cực và những hội đòan cộng đồng. Hôm nay tôi xin được nói về hai đề tài rất quan trọng đối với tôi, đó là "sự lãnh đạo trong thế kỷ 21" và "vai trò phụ nữ Việt trong cộng đồng."


Việc lãnh đạo trong thế kỷ 21 đã bước sang một bước ngoặc mới. Ngày hôm nay, nhìn quanh, chúng ta sẽ thấy phụ nữ đã tạo sự thay đổi trong tòa bạch ốc, phụ nữ lãnh đạo đại công ty, phụ nữ giữ vai trò chủ yếu trong họat động chính trị và được đề cử vào các chức vụ quan trọng. Phụ nữ đã thành đạt trong những khám phá khoa học mới mẻ quan trọng, và quan trọng hơn cả, phụ nữ tíêp tục đấu tranh cho nhân quyền. Nhưng thế vẫn chưa đủ. Hiện nay vẫn còn thiếu thốn rất nhiều sự lãnh đạo hữu hiệu trong hầu hết các cộng đồøng địa phương. Chúng ta cần phải có nhiều thêm nữa các bạn trẻ mạnh dạn đứng lên lãnh trách nhiệm và đóng góp vào những vấn đề quan trọng hữu ích chung. Cần phải có thêm nhiều bạn trẻ tham gia và nắm vai trò lãnh đạo trong nhiều hội đòan và tranh đấu cho sự công bằng trong cộng đồng.


Lãnh đạo không phải là nắm vai vế chính trị quan trọng hoặc những người nắm chức lớn trong xã hội.
Lãnh đạo chính là nỗ lực với hai yếu tố chính:


1. Một nhóm ngừơi: Không có ai theo thì không có lãnh đạo;
2. Công tác: Lãnh đạo không thể hiện hữu trong một môi trừơng mà không có công tác nào để thực hiện.


Lãnh đạo không phải là một khoa học, cũng chẳng phải là một việc mà chỉ liên quan tới việc làm xếp để sai khiến ngừơi khác. Lãnh đạo là biết nhận lãnh trách nhiệm và biết tin cậy vào những người đi theo mình. Lãnh đạo trong thế kỷ 21 là gồm có: Hợp tác, thu nhận ý kiến chung, tư duy sáng tọa, và quan trọng nhất là phải kết hợp với nhiều người đa dạng khác nhau.


Tôi là một người phụ nữ Mỹ gốc Việt mà đã được cử tri bầu chọn để đại diện cho họ trong khu học chánh Franklin-McKinley, và sẽ không phải là người cuối cùng làm như thế. Vào năm 2002 khi tôi quyế định ra tranh cử, không những tôi đã ý thức rằng mình phải đối đầu với 3 người đương nhiệm, nhưng quan trọng hơn cả là tôi muốn thấy cộng đồng người Việt nam tham gia tích cực vào sinh hoạt chính trị chung. Mặc dầu vị thế của một người trong khu học chính thì rất nhỏ nhoi so với hội đồng thành phố hoặc giám sát tỉnh hạt, nhưng đó chính là một bứơc đầu quan trọng trong sinh họat chính trị cũng như giáo dục vì phải làm việc với học sinh, mà họ sẽ trở nên những người lãnh đạo trong tương lai.


Cộng đồng người Việt đang phát triển mạnh mẽ trên phương diện xã hội và kinh tế, nhưng sự hiện diện của họ trên chính trường hầu như bỏ ngõ. Không cần biết tôi sẽ đắc cử hay thất cử, vấn đề chính là tôi đã mở cánh cửa cho những ứng cử viên Việt Nam trong tương lai.


Từ thuở nhỏ lớn lên, tôi vẫn tỏ ra họat bát hơn các trẻ em á châu khác. Do đó tôi thường bị các bạn gán cho tên hiệu là "chuối - banana" (không phải vì tôi thích chuối đâu), nhưng họ muốn nói là tôi thuộc lọai "ngòai vàng trong trắng - da vàng ruột trắng." Tại sao? Tại vì phụ nữ á châu thường bị coi là yếu mềm, nhu nhược, nhẹ nhàng, cộng thêm bất cứ thành kiến nào cho rằng chị em phụ nữ chúng tôi là phái yếu. Tuy nhiên, bản thân tôi luôn luôn đứng về phía mạnh.


Nhờ vào tình thương bao la và sự yểm trợ nhiệt tình của mẹ tôi mà tôi có được sự khích lệ để tham gia họat động chính trị. Ngay từ thuở nhỏ, mẹ tôi đã dạy tôi phải đứng thẳng ngừời, biết tự trọng và minh bạch rõ ràng trong những điều gì mình muôùn thay đổi.


Điều rõ ràng là mẹ tôi thì không thuộc lọai lẫy lừng như bà Hillary Clinton hoặc tổng giám đốc đại công ty như bà Carly Fiorina. Nhưng bà vẫn luôn là mẹ của tôi, người chăm sóc nuôi nấng tôi, và là đại sứ của gia đình. Ngòai giờ làm việc quần quật 10 tiếng tại sở làm, bà về nhà còn phải nấu nứong, giặt giũ, chùi rửa, dọn dẹp, phủi bụi, lau nhà, dọn cỏ, mà chưa hề bao giờ lên một tiếng than thở rằng những việc đó nặng nhọc hoặc là phải hy sinh cả. Mẹ tôi làm tất cả những việc đó chỉ với một tâm nguyện, đó là làm một người mẹ tốt cho tất cả các con. Mỗi ngày tôi nhìn vào ánh mắt của mẹ và nhận ra đựơc nét sinh động niềm tin yêu của mẹ mong ứơc cho các con thành đạt. Mẹ tôi phải lam lũ làm việc trơ xương trong những công xưởng nhà kho đóng đồ hộp để cho đàn con mong có được một ngày mai tươi sáng.


Trái nghịch với những điều tầm thường mọi người hay nghĩ rằng phụ nữ á châu yếu đuối và mỏng manh, mẹ tôi là một người làm việc siêng năng và rất độc lập. Thật vậy, mẹ tôi nuôi 9 đứa con nên người mà không hề đọc lấy một chữ trong cuốn sách của mà Hillary nhan đề "Cả làng chung sức."
Những đức hạnh của của người phụ nữ Việt Nam mang theo nhiều hy sinh và tận tụy, nhưng đồng thời cũng phát huy niềm tự tin và ý chí tinh thần. Người ta thường nói: "sau lưng đàn ông luôn có một người đàn bà đảm đang." Câu đó thật sự nói lên trọn ý nghĩa của người đàn bà Việt Nam.


oOo


Trước khi dứt lời, tôi xin được mời qúy bạn trở về với những khái niệm căn bản, trở lại căn nguyên từ đầu: Bảng chữ cái. Bảng chữ cái có 26 mẫu tự mà chúng ta thường dùng để viết lên thành chữ, thành câu, định nghĩa, ý niệm. Tôi muốn gởi lại cho các bạn 26 chữ mà tôi tin rằng sẽ giúp các bạn thành công và trở nên một người lãnh đạo hữu hiệu trong bất cứ những gì bạn sẽ trong tương lai.


A: là Agressiveness - Hăng hái. Hăng hái trong mọi công việc. Không cần biết là mình có thành công hay không, nhưng vẫn phải quyết tâm tranh đấu cho kỳ được, coi như việc dó là điều quan trọng duy nhất.


B: Bodacious - Phóng khóang. Mở rộng đầu óc để đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng.


C: Compassion - Bác ái. Ai cũng cần được giúp đỡ trong lúc nầy hoặc lúc nọ. Hãy đặt mình vào hòan cảnh của họ để mở lòng bác ái khi họ cần tới mình.


D: Direction - Định hướng. Người lãnh đạo giỏi phải biết định hướng giỏi. Không biết đi đúng đường, làm sao bạn có thể hứơng dẫn người khác đi theo mình.


E: Experience - Kinh nghiệm. Bản thân mình có thể thắng hay bại trong đời, nhưng không một ai có thể giật lấy minh nghiệm ra khỏi bản thân của bạn được. Kinh nghiệm trở thành một phần bản thể của mình.


F: Friendliness - Tình thân. Ai cũng cần có bạn cũng giống như ai cũng muốn có một người lãnh đạo thân thiện. Người lãnh đạo thân thiện không cần phải ráng sức lấy lòng người khác, mà tự nhiên người khác sẽ có cảm tình ngược lại cho mình.


G: Goals - Mục tiêu. Mình phải biết đặt ra mục tiêu theo tiêu chuẩn của riêng mình, không phải theo người khác. Điều quan trọng là biết đặt mục tiêu của mình và đạt đựoc theo khả năng của mình.


H: Heart - Tâm hồn. Người lãnh đạo thật tâm muốn giúp đỡ và lãnh đạo người khác vì tiếng gọi của con tim.


I: Ideology - Lý tửơng. Người lãnh đạo giỏi phải có lý tưởng. Tin lời tôi đi. Câu châm ngôn nầy không phải tầm thường: "Nếu bạn không chọn một lý tửong, thì bạn sẽ theo bất cứ thứ gì."


J: Justice - Công lý. Phải đứng lên tranh đấu cho lẽ phải.


K: Kindness - Vị tha. Nếu bạn tốt lòng giúp cho một người trong đời, thì bạn cũng đã làm một điều đáng kể.


L: Loyalty - Trung thành. Khi bạn trung thành với điều mình nói, bạn sẽ được mọi người chung quanh kính nể.


M: Motivation - Tác động. Phải luôn làm việc với tinh thần tự tác động. Một khi mà bạn mất đi sự tác động, thì thành công cũng mất ý nghĩa.


N: Networking - Liên đới. Bạn cần phải liên đới, kết hợp với những người chung quanh để làm nền tảng cho các nỗ lực phấn đấu trong đời.


O: Optimism - Tích cực. Tâm hồn của bạn sẽ tỏa sáng nếu bạn có tinh thần tích cực và tự tin. Người lãnh đạo giỏi là người tỏ ra một sự tự tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.


P: Passion - Nồng nhiệt. Không có sự nồng nhiệt, bạn sẽ không hòan tòan tham gia vào công việc, mặc dầu cho lý tửơng của bạn rất chính nghĩa.


Q: Quest - Thâu đạt. Luôn luôn học hỏi thêm kiến thức hoặc tư tửơng mới. Người lãnh đạo thu hút đựoc người khác theo mình để tìm tòi điều mới, tìm tới một chỗ mới, làm một việc gì mới.


R: Resourceful - Tháo vát. Người lãnh đạo tháo vát là người biết ứng biến cải bại thành đạt. Biết cách xoay trở khi gặp nghịch cảnh khó khăn


S: Support - Yểm trợ. Không cần biết bạn giỏi hay biết mình đúng, bạn không thể nào làm thay đổi được luật lệ hay hòan cảnh nếu không có người khác ủng hộ bạn và nói: "Có, tôi sẽ ủng hộ bạn."


T: Trustworthy - Uy tín. Đây mới chính là đức tính quan trọng nhất của người lãnh đạo. Nếu không có ai tin bạn, thì họ chẳng hề ủng hộ bạn.


U: Understanding - Thông cảm. Nếu thiếu thông cảm, thì thông tin sẽ giảm hiệu lực. Nếu bạn không thông cảm cho người đối diện, làm sao họ có thể thông cảm và hiểu cho bạn được.


V: Virtue. Hạnh kiểm. Người lãnh đạo phải có hạnh kiểm tốt. Hạnh kiểm sẽ được ghi nhớ mãi.


W: Wisdom - Khôn ngoan. Người lãnh đạo có quyết định sáng suốt mà không bị người khác làm lung lạc dễ dàng.


X: unknown - Ẩn số. Cuộc đời trứơc mặt để sẵn cho bạn khám phá và chinh phục. Chúng ta đều có quyền uốn nắn, xếp đặt, và quyết định theo ý mình muốn.


Y: Youthfulness - Trẻ trung. Khi còn trẻ, mọi chuyện thường đơn giản và tốt đẹp, phải không? Vì thế trong cuộc đời nếu gặp phải nghịch cảnh hoặc tương lai quá xa, bạn luôn luôn giữ một tinh thần trẻ trung.


Z: Zest - Yêu đời. Người lãnh đạo giỏi là một người yêu đời. Cuộc sống thật lãng phí và vô nghĩa nếu mình cảm thấy chán đời.


Tôi muốn kết thúc bằng một bài thơ mà một người bạn đã viết, như thế nầy:


Làm gì trên đời, bạn phải biết bắt đầu.
Mỗi này thêm ước vọng, hay phát ra tự đáy lòng
Mắt nhìn cuộc đời mỗi ngày một tươi sáng
Hãy bước lên trứơc để lãnh đaọ, hay làm người tiên phong
Đừng sợ hãi, hãy nhớ rằng hòan cảnh nầy còn may mắn lắm
Lãnh đạo là một chuyện khó, không phải lọai dễ nuốt
Nhưng mình có thể chọn lựa làm người tiên phong, hoặc người chạy theo đuôi
Nên nhớ rằng nếu mình làm lãnh đaọ,
mình sẽ dễ thành công
Vì thế hãy làm người lãnh đaọ, không ngừng tay
Hãy ráng lên, rồi bạn sẽ lên cao nhất
Lời cuối cùng, xin cám ơn tất cả đã lắng nghe.
Một lần nữa, tôi trân trọng chúc mừng tất cả các bạn tân khoa.
Hãy khởi sự từ bây giờ - Hãy hứơng dẫn cho chúng ta tới một ngày mai tươi đẹp hơn!


MADISON NGUYỄN
(Translated by Lephong)

Commencement Speech

CONGRATULATIONS TO ALL THE GRADUATES TONIGHT.

I’ d like to begin by saying a few words in Vietnamese to the

parents of Vietnamese graduates who are here tonight to celebrate their

son and/or daughter’s achievements.

Kinh thua quy vi phu huynh, than nhan va than huu cua cac sinh vien Viet Nam:

Toi rat han hand va vinh du duoc noi chuyen voi tat ca quy vi va cac sinh vien tot nghiep hom nay. Truoc het, toi xin goi loi chuc mung den tat ca cac ban sinh vien tot nghiep va tac ca quy phu huynh va than huu cua cac sinh vien trong le tot nghiep hom nay. That la mot chang duong that cam go va day thu thach ma tat ca cac ban sinh vien vua trai qua va da thanh cong tot dep. Mot yeu to quan trong cua su thanh cong tot dep cua cac ban hom nay chinh la su giup do va khuyen khich cua quy phu huynh va tat ca nhung nguoi than trong gia dinh.

Chung ta phai luon cam on cac dang sand thanh da khong quan ngai kho khan, nhoc nhang de lo toan, san soc va giup do chung ta trong hanh trinh day cam go de di den thanh cong.

Mot lan nua, trong ngay vui hom nay cua tat ca cac ban, toi xin mot lan nua duoc cau chuc cac ban va gia dinh that nhieu may man va thanh cong trong tuong lai tren buoc duong hoc van.

[TRANSLATION]

Dear Parents and beloved relatives of Vietnamese graduates:

I would like to take a few minutes to congratulate all the parents and relatives of the Vietnamese graduates who are here tonight to celebrate their son or daughter’s graduation. We all know that a huge part of these students achievements have depended heavily on your dedicated support throughout the last couple of years. Thank you for taking part in your son or daughter’s academic endeavors. You should be just as proud, if not more, as these graduates.

Once again, I’d like to congratulate the families and graduates of your accomplishments. I hope that what you have learned here at Evergreen Valley College will take you on a more enthusiastic and meaningful journey of continued learning.

Now I will begin my speech in English.

Growing up as a Vietnamese American, my mother would always tell me, "As a minority, you have to work twice as hard to be half as equal." This concept has played out repeatedly throughout my youth and now it integrates into my adult life. Being a community activist for many years here in the bay area, I have come to accept certain

inequalities and uneven distribution of power, whether economic, social, or political. However, what I will not accept is the notion that as a minority group, we cannot create change. When I speak of minority groups, I am not categorizing individuals by ethnicity or social class. A minority group is group of individuals who lack certain social, economic, education, or political clout or opportunities. You do not have to be Asian or Latino to be a part of the minority group. As long as you are lacking resources that otherwise hinder your upward mobility due to the lack of unfair representation, you

are a part of a minority group.

People often believe that change cannot be created by a small number of individuals or especially young people since they are perceived as lacking the necessary skills and experience to lead. On the contrary, I believe that the 21st century is all about creating change at the local and community level, which is primarily led by highly motivated young activists and small grass-root community-based organizations. I am here tonight to speak about two important themes that are dear to me: leadership in the 21st century and the role of the Vietnamese women in the community.

Leadership in the 21st century is beginning to take a different turn. Today, we look around us and we see women making difference in the White House, women running giant corporations, women taking stance in the political process and get appointed to high political positions, women making innovative and scientific discoveries, and more importantly, women who continue to fight and advocate for human rights. But that’s not enough. There is a lack of good and effective leadership at the local level in almost

every community. We need to see more young people stepping up to the plate and contribute to what they deem as important and relevant. We need to see more young people participating and eventually leading different local groups and fighting for social

justice in their community.

Leadership is neither about powerful politicians nor people in high status positions. Leadership is an effort with a focus on two things: 1) group (or followers): there can be no leader without a group being led, and 2) job: leadership does not exist in an environment where there are no jobs to be completed. Leadership is neither a science, nor does it have to do with being the boss. Leadership is about being responsible and having confidence in those that you lead. Leadership in the 21st century should involve

collaboration, community input, innovative thinking, and more importantly, a leadership that includes people of diverse backgrounds.

When I decided to run for the school board of Franklin-McKinley School District in 2002, I was not only making a conscious decision to run against three incumbents, but more important, I wanted to see the Vietnamese community integrate into local mainstream politics. Even though having a seat on the local school board is a small position compared to city council or board of supervisors, it is a very crucial step in the

political and educational process because it deals with serving our students, who will be future leaders of this country.

The Vietnamese American community continues to flourish both socially and economically, yet our presence in the political sector is still non-existent Whether I had won or lost, I hope that by taking part in the mainstream political process, it would open up more doors to other potential Vietnamese candidates in the future. Growing up, I have

always been a little more outspoken than most Asian children, therefore, I would often get labeled as a banana(no, it’s not because I like bananas), but it means that I’m yellow

on the outside but white on the inside. Why? Because Asian women have always been stereotyped as submissive, fragile, soft-spoken, and whatever clichés that makes us vulnerable and dependent. Nevertheless, I have always been on the other side of the conventional spectrum.

A lot of my motivation and political ambitions come from my mother’s love and support. My mother taught me at a very young age to stand tall and proud and be clear on what I want to see change. Apparently, her background is not even close to a Hillary Clinton or a top-notch corporate CEO like Carly Fiorina. Nevertheless, she is a mother, a caregiver, and a family ambassador. In addition to her regular 10 hours per day factory job, she would also scrub, scour, cook, clean, cleanse, care, dust, launder, mop, polish, tend, vacuum, wash, wipe, and weed, without even once referring to them as chores or

sacrifices. She did all these with only one true intention: and that is, to be a good mother for all of us. Every day I looked into her eyes and I could feel her zest for life and her desire to see us succeed. She worked her fingers to the bone in different canneries and factories to ensure that we would have a bright future.

Contrary to the popular perception of Asian women as being submissive and vulnerable, my mother is very hard working and a highly independent woman. Heck, she raised nine children successfully without having to glimpse at Hillary Clinton’s book, "It Takes a Village to Raise a Child."

The virtues that are attached to a Vietnamese woman carry so much dedication and compassion, yet at the same time, exude confidence and strong will. There’s an old saying that goes, "Behind every man there is a strong woman." This saying best summarizes the position of a true Vietnamese woman.

Before I end, I would like to briefly bring you back to the basic where it all begins: the alphabet. We have 26 letters in our alphabet and with these 26 letters we can formulate so many words, sentences, definitions, and meanings. I would like to leave you all tonight with 26 words that I believe are essential to making each and everyone of you a great

and effective leader in whatever you set out to do in your future endeavors:

Here we go:

A is for your Aggressiveness in your approach. Whether you are sure you

can get something or not, you need to fight for it as if it was the only thing that matters.

B is for your Bodacious personality. Always keep your mind open and welcome constructive feedback.

C is for Compassion. Everyone needs a helping hand once in a while. Be that person for someone when he or she needs you.

D is for Direction. Every great leader has a great sense of direction. Without proper direction, you will not be able to guide properly.

E is for Experience. You may lose a lot of things throughout your life, but no one can take your experience away from you. It is a part of your identity.

F is for Friendliness. Everyone needs a friend just as everyone needs a friendly leader.

G is for Goals. You need to set your goals by your own standards, not by someone else’s. It’s all about meeting your own goals and accomplishing them at your own level.

H is for Hardwork. Always put 100% into your work. When you do things half-heartedly. then your flaws will become your biggest failures.

I is for Ideology. Every great leader has to have their ideology. When you lose sense of your own ideology, then you’re no longer a leader. Every leader has to know what they believe in.

J is for Justice. Stand up for what you believe it and advocate for it.

K is for Kindness.

L is for Loyalty. When you are loyal to your words, you will gain respect among your peers.

M is for Motivation. Always do things with a true sense of motivation. Once the motivation is no longer there, your accomplishments may lack substance.

N is for Networking. You should see your network or the people that you meet throughout your journey of life as the foundation for your endeavors.

O is for Optimism. Your personality shines when you’re optimistic and confident. A true leader is someone who exudes total confidence.

P is for Passion. Without passion, one can never become fully engaged.

Q is for Quest. Always quest for new knowledge and new ideas. There is no such thing as wasted knowledge.

R is for Resourceful. A resourceful leader is someone who can turn a negative problem into a positive solution.

S is for Sensitivity. Everyone is different in one way or another. A great leader should always be sensitive to people’s needs.


T is for Trustworthy. This is essentially one of the most important characteristics of a great leader. If people don’t trust you, you will never have their full support.

U is for Understanding. Without understanding, communication is no longer effective.

V is for Virtue. Every great leader should exhibit some forms of virtues. Your virtues will eventually become your legacy.

W is for Wisdom. A wise leader is someone who can make informed decisions and is not easily influenced.

X stands for the Unknown. The world is yours to explore and learn. Each and everyone of you has the capacity to make it, shape it, and define it the way you would like to see it.

Y is for Youthfulness. When you’re young, things are good and simple, right? So no matter how difficult your journey lies ahead or how long it takes to get there, always approach it with a sense of youthfulness.

Z is for Zest. A great and effective leader is someone who has a zest for life. The human spirit is a terrible thing to waste.

And finally, thank you for listening and once again CONGRATULATIONS TO

EACH AND EVERYONE OF YOU ON YOUR GRADUATION.

[img][/img]
chieuduong
#2 Posted : Saturday, February 19, 2005 1:53:58 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Chị Phan !

cd...rất là sung sướng đọc được bài diễn văn này...!

Tin rằng , giới trẻ Việt Nam sẽ vững tiến !

Cám ơn chị đã mang bài Diễn Văn này vào !

Tuyệt Approve
Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, March 1, 2005 12:09:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Madison Nguyễn tranh cử chức Nghị Viên thành phố San Jose, CA


San Jose (CA) - Bản tin sau đây của ông Lê Minh, về cuộc tranh cử vào 1 chức nghị viên San Jose, trong đó có 3 ứng cử viên gốc Việt. Bản tin được VB sửa lại một vài chữ cho phù hợp tình hình địa phương. VB cũng sẵn sàng đăng các tin về các ứng viên khác, nếu được cung cấp thông tin.
Cuộc tranh cử vào chức vụ Nghị Viên Thành Phố San Jose, nơi có đông người Việt Nam nhất tại Miền Bắc California, đã trở nên sôi động hơn với buổi tiếp tân ra mắt ban vận động tranh cử và khởi sự tranh cử của UCV Madison Nguyễn, vào trưa ngày Chủ Nhật, 27 tháng 2 vừa qua tại Nhà Hàng Grand Fortune tại San Jose. ƯCV Madison Nguyễn hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Tiểu Học Franklin-McKinnley tại San Jose và là nữ dân cử gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ khi cô đắc cử vào chức vụ này vào năm 2002.
Hơn 300 quan khách với đầy đủ mọi thành phần trong cộng đồng Việt Nam tại San Jose và nhiều vị chính khách Hoa Kỳ đã hết lời ngợi khen và hứa sẽ vận động cho ƯCV Madison Nguyễn.
Hiện có tất cả 9 ứng cử viên đang tranh cử vào chức vụ này, kể cả 3 ƯCV gốc Việt, đó là Madison Nguyễn, Linda Nguyễn và Thái Bửu.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày 7 tháng 6 sắp tới, nếu không ƯCV nào đạt được tỉ lệ số phiếu trên 50%, hai ƯCV cao phiếu nhất sẽ tranh cử vào cuộc bầu cử đặc biệt vào tháng 9 sắp tới.
Hai Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục của Học Khu Garden Grove, Luật sư Nguyễn Quang Trung và Luật Sư Nguyễn Quốc Lân thuộc quận Cam, đã bay đến San Jose để hỗ trợ cho ƯCV Madison Nguyễn.
"Cô Madison là người còn trẻ, có khả năng lãnh đạo và có một đặc tính là khiêm nhượng, ít nói nhưng hăng say làm việc phục vụ cộng đồng Việt trong 2 lãnh vực giáo dục và quyền lợi của cư dân Việt vùng San Jose," Luật sư Lân nói. Ông đã nhấn mạnh rằng đây là cơ hội hiếm hoi để Cộng Đồng Việt có tiếng nói trong Hội Đồng Thành Phố San Jose, và cơ hội này chắc chắn sẽ đạt được nếu khối cử tri gốc Việt biết dồn mọi nỗ lực để vận động cho một ứng cử viên gốc Việt duy nhất.
Riêng Luật sư Trung cho biết nhiều vị dân cử gốc Việt sẽ ủng hộ và vận động cử tri vùng San Jose dồn phiếu cho cô Madison. Nhóm của ông chủ trương ủng hộ những người trẻ Việt, có khả năng và đồng chính kiến vào các chức vụ dân cử trong tương lai. Luật sư Trung kêu gọi cử tri Việt đi đông, bầu đúng cho Ứng cử viên Việt có kinh nghiệm, khả năng vào chính quyền địa phương.
Tưởng nên biết, chức vụ Nghị Viên Thành Phố San Jose, Khu Vực Số 7, đã bất ngờ bị bỏ trống vào đầu năm nay khi đương kiêm Nghị Viên Terry McGregory phải từ chức thay vì bị kết tội hối lộ vì đã nhận quà mà không báo cáo theo luật định đối với các chức vụ dân cử. Biến cố này đã mở ra một cơ hội hiếm hoi cho Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt tại San Jose vì Khu Vực Số 7 là nơi có đông cư dân gốc Việt nhất tại San Jose.
Trong tổng số khoảng 35,000 cử tri trong khu vực, có khoảng 10,000 là cử tri gốc Việt, tức có tỉ lệ gần 30%. Đây là tỉ lệ cử tri gốc Việt đông tương đương với Thành Phố Westminster, và chiếm một tỉ lệ cử tri gốc Việt cao hơn cử tri Việt của Thành Phố Garden Grove hoặc Học Khu Garden Grove tại Miền Nam California.
Dựa vào kết quả bầu cử trước nay, Nghị Viên Terry McGregory đã đắc cử vào chức vụ này với tổng số 2,367 phiếu trong cuộc bầu cử sơ khởi và 6,439 phiếu trong cuộc bầu cử tổng quát vào tháng 11 năm 2002 để được đắc cử vào chức vụ nghị viên thành phố San Jose. Muốn được đắc cử vào chức vụ nghị viên trong cuộc tranh cử kỳ này, ƯCV Madison Nguyễn cần phải đạt được khoảng 5,000 phiếu trong kỳ bầu cử sơ bộ vào ngày 7 tháng 6 sắp tới hay khoảng 7,000 phiếu trong kỳ bầu cử tổng quát vào tháng 9 nếu không đạt được tổng số trên 50% trong kỳ bầu cử đặc biệt sơ bộ vào tháng 6 này.
Với tỉ lệ tham gia bầu cử của khối cử tri gốc Việt tại vùng San Jose đã chưa bao giờ vượt quá 50%, ỨCV Madison Nguyễn cần phải vận động được tất cả phiếu bầu của khối cử tri gốc Việt, khoảng 5,000 phiếu cộng với tất cả phiếu bầu có thể kiếm được từ các sắc dân khác. ƯCV Madison Nguyễn có thể đạt được những số phiếu cần thiết này nếu khối cử tri gốc Việt không bị phân hóa và dồn mọi nỗ lực để vận động cho ƯCV Madison trong khi Madison có thể tập trung nỗ lực vận động với các khối cử tri thuộc sắc dân khác.
ƯCV Madison Nguyễn đã tích cực hoạt động để bảo vệ Cộng Đồng Việt Nam tại vùng San Jose. Với số tuổi chưa đầy 30, cô đã tốt nghiệp Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học Santa Cruz, Cao Học Xã Hội tại Đại Học Chicago và hiện là Giảng Viên tại Đại Học Cộng Đồng Evergreen. Năm ngoái khi một phụ nữ Việt Nam bị cảnh sát San Jose bắn chết vì một nhầm lẫn có nhiều nghi vấn, Cô Madison đã đứng lên đại diện cho Cộng Đồng để đòi hỏi Sở Cảnh Sát San Jose phải tiến hành cuộc điều tra kỹ càng và có những thái độ thích hợp. Sau cuộc vận động này, Cô Madison đã được mời vào phục vụ trong Hội Đồng Cố Vấn của Thành Phố San Jose để tuyển chọn một vị cảnh sát trưởng mới cho Thành Phố San Jose.
Khu Vực San Jose hay vùng miền Bắc California hiện chưa có vị dân cử gốc Việt nào vào các chức vụ nghị viên thành phố. Tuy nhiên, vùng San Jose đã có hai vị dân cử gốc Việt, đó là Ủy Viên Madison Nguyễn và Ủy Viên Giáo Dục Nguyễn Hoàng Lân mới được đắc cử vào Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Trung Học Eastside trong kỳ bầu cử vào tháng 11 năm 2004 vừa qua.



Từ Phải Qua Trái: Ls Nguyễn Quang Trung, ƯCV Madison Nguyễn, Ls Nguyễn Quốc Lân và một thiện nguyện viên tại buổi tiếp tân khởi sự tranh cử tại San Jose.



nguồn: vietbao.com
tvmt
#4 Posted : Saturday, April 9, 2005 3:31:21 PM(UTC)
tvmt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

Đài Voa phỏng vấn Madison Nguyễn
Sau nhiều năm định cư tại Hoa Kỳ, phần lớn những người Việt tị nạn đã hội nhập vào xã hội Mỹ một cách nhanh chóng, chẳng những về phương diện kinh tế và giáo dục, mà còn trong lãnh vực chính tri.. Theo chân những người đi trước trong lãnh vực này hiện đang có mặt trong các toà nhà Lập Pháp Tiểu Bang như dân biểu Trần Thái Văn thuộc đảng Cộng Hòa tại Tiểu Bang California và
dân biểu Hubert Võ thuộc đảng Dân Chủ tại Tiểu Bang Texas, 3 phụ nữ Việt tại San Jose cũng đang ráo riết vận động tranh cử vào chiếc ghế nghị viên Hội Đồng Thành Phố tại địa phương nàỵ Sau đây là một số chi tiết về một trong 3 ứng viên vừa kể, cô Madison Nguyễn, con của một gia đình nghèo, đông con, đến Hoa Kỳ khi mới 4 tuổi nhưng đã thành công bằng những nỗ lực không
ngừng của mình, qua cuộc phỏng vấn do Trần Nam trong Ban Việt ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ thực hiện:


H: Chào cô Madison Nguyễn, xin cô cho biết thêm về tiểu sử của cổ
Đ: Xin chào anh Nam, Madison sinh năm 1975 trong một gia đình có 9 người con. Madison cùng cha mẹ đã vượt biên vào năm 1979 đến định cư tại Hoa Kỳ và ở tại một thành phố rất là nhỏ tại Tiểu Bang California là Modestọ. Madison đã lớn lên trong một hoàn cảnh rất là khổ. Lớn lên ở miền
quê lúc 14 tuổi Madison đã vất vả làm việc với gia đình để có thể giúp đỡ một phần nàọ Madison tốt
nghiệp tại Đại Học Santa Cruz và có bằng cao học về xã hội học tại Đại Học Chicagọ. Trong năm 2002 Madison đã ra tranh cử chức Ủy Viên Ban Giáo Dục Học Khu Chánh Franklin McKinley và đã đắc cử trở thành một phụ nữ dân cử đầu tiên tại Tiểu Bang California.

H: Lý do nào đã khiến cô ra tranh cử vào chức vụ nghị viên Hội Đồng Thành Phố San Jose, khu vực số 7?
Đ: Thưa anh, lý do thứ nhất trong việc tranh cử là để có một tiếng nói mạnh mẻ để phục vụ cho cộng đồng VN ở đây trong Hội Đồng Thành Phố San Josẹ. Madison nghĩ rằng chúng ta cần phải có một đại diện trong chính quyền của thành phố. Điều thứ hai là sau 2 năm làm việc trong Ủy Ban Giáo Dục Học Khu, Madison đã học hỏi và thu thập được một số kinh nghiệm chính trị để có thể tiếp tục phục vụ cho cộng đồng. Bên cạnh vấn đề giáo dục còn có những vấn đề khác cần phải giải quyết, chẳng hạn như vấn đề trợ cấp nhà ở, phát triển kinh tế và một số vấn đề khác nữa.


H: Cô có gặp khó khăn nào trong việc vận động tranh cử, và cô hy vọng như thế nào về sự ủng hộ của các cử tri dành cho cô?
Đ: Trong cuộc tranh cử nào cũng có những khó khăn, nhưng Madison rất mong nhận được sự ủng hộ ở khu vực số 7, nơi có rất đông cộng đồng VN. Ngoài vấn đề tài chính Madison cũng mong có thể nhận được sự giúp đỡ của những người tình nguyện để đi gõ cửa từng nhà với mình để tiếp xúc với các cư dân ở đây để có được sự ủng hộ của họ.

H: Ngoài số cử tri người Việt, cô có hy vọng nhận được sự ủng hộ của các cộng đồng khác tại địa phương hay không?.
Đ: Thật sự thì Madison đã được sự ủng hộ của các sắc dân khác rất là nhiềụ. Anh cũng biết trong Ủy Ban Giáo Dục có 5 Ủy Viên, trong đó có 2 người Mễ thì họ cũng đã ủng hộ cho Madison rồị. Sự ủng hộ đó là điều rất quan trọng vì sự ủng hộ của họ nói lên tiếng nói rất là mạnh vì họ là người Mễ , và trong cuộc tranh cử này cũng có 2, 3 người Mễ ra tranh cử nhưng họ lại ủng hộ một người VN. Madison nghĩ rằng với tinh thần ủng hộ của họ thì Madison có thể thắng được lá phiếu của họ và các cộng đồng khác nữạ.


H: Nếu được đắc cử thì cô sẽ đặt những vấn đề nào lên hàng ưu tiên trong lịch trình làm việc của cô?
Đ: Thưa anh 3 điều quan trọng mà Madison sẽ thực hiện là vấn đề trợ cấp nhà ở cũng như phát triển kinh tế và cải tiến giáo dục. Còn với cộng đồng VN thì ngoài 3 việc đó, Madison sẽ có gắng vận động việc thành lập một trung tâm sinh hoạt cho những người cao niên bởi vì đối với Madison thì những người cao niên ở đây cần có một trung tâm như vậy để họ có thể lui tới sinh hoạt với nhau, chia xẻ những gì xảy ra trong cộng đồng hoặc cũng có thể là để có cơ hội tiếp xúc với nhaụ

H: Cô Madison có thể nói lên lý do giúp cho cô thành đạt trong những bước đầu đi vào lãnh vực chính trị?
Đ: Dạ thưa anh đối với Madison thì tại vì Madison lớn lên trong một gia đình rất là nghèo cho nên những gì mà Madison đã thành đạt phần lớn là nhờ sự ủng hộ của cộng đồng ở đây cũng như các cơ quan truyền thông báo chí ở đây bởi vì theo Madison thì nếu không có cộng đồng VN ở đây hoặc truyền thông báo chí ở đây thì không có Madison Nguyễn như ngày hôm nay, cho nên giờ này
Madison cũng rất là cảm ơn cộng đồng VN và báo chí đã giúp cho Madison có một cơ hội để phục vụ cộng đồng. Nếu được đắc cử vào nghị viên Hội Đồng thành phố San Jose thì Madison lại có thêm cơ hội được phục vụ cho cộng đồng chúng ta tại đâỵ


H: Cô có những kinh nghiệm nào để giới trẻ có thể rút tỉa trong cuộc sống tại Hoa Kỳ ?
Đ: Điều quan trọng nhất là phải học hỏi những người đi trước, thứ hai là phải bắt đầu từ những chức vụ nho nhỏ để có thể học hỏi để sau đó cô thể tiến lên, cho nên cách đây 2 năm Madison có thể nắm được một chức vụ giáo dục. Ở đây trong lãnh vực chính trị người nào muốn nắm giữ chức vụ lớn thì Madison hy vọng họ sẽ học từ từ và tiến lên từ từ để mình có cơ hội học hỏi nhiều
và sau này sẽ có thể phục vụ cho cộng đồng nhiều hơn. Đối với Madison thì một người tị nạn, một di dân ở đây, mình phải cố gắng, mình phải học hỏi, phải làm việc một cách tích cực và tranh đấu để có thể phát triển cho bản thân của mình.

H: Nhân ngày 30 tháng 4 sắp đến, 30 năm sau ngày những người tị nạn đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, xin cô cho biết những cảm nghĩ của cô về ngày này?
Đ: Ngày 30 tháng Tư này, dĩ nhiên đó là một ngày rất buồn vì nó nói lên cái ngày mình trở thành người tị nạn. Ba má Madison là người tị nạn cho nên ngày 30 tháng Tư này đối với Madison là ngày rất quan trọng. Madison hy vọng là những người thuộc thế hệ sau này có thể hiểu được là những người đi trước đã hy sinh như thế nào để mà mình có được ngày hôm nay, và Madison cũng hy vọng là những người thuộc thế hệ sau này sẽ tham gia vào những cuộc hội họp, những phong trào hay những events nào liên quan đến ngày 30 tháng 4, đồng thời cố gắng cùng nhau hợp tác và đóng góp một phần nào để làm cho ngày này được vẻ vang hơn.


Cám ơn cô Madison Nguyễn đã dành cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cuộc phỏng vấn hôm naỵ





Phượng Các
#5 Posted : Thursday, April 21, 2005 11:58:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Công Đoàn Mỹ Đề Cử Madison Nguyễn Tranh Nghị Viên San Jose

San Jose- (Trần Củng Sơn)- Liên đoàn lao động Hoa Kỳ vùng Vịnh ( South Bay AFL-CIO Labor Council) đã chính thức đề cử cô Madison Nguyễn trong cuộc chạy đua dành lấy chiếc ghế nghị viên thành phố San Jose khu vực 7.
Hai tuần trước , tờ báo Metro có một bài viết nhắc tới hai ứng cử viên đang được Liên đoàn lao động cân nhắc để lựa chọn là Beth Gonzalez và Madison Nguyễn. Và cuối cùng hôm nay, họ đã đưa quyết định là ủng hộ một lúc cả hai người.
Đây là một tin rất phấn khởi cho Madison Nguyễn và cũng là một tin không vui cho Beth Gonzalez vì bà này vốn là một hội viên đã hoạt động cho Liên đoàn lao động trong 20 năm qua. Có thể vì mối quan hệ gắn bó đó mà họ phải chấp nhận bà Beth bên cạnh một Madison Nguyễn tài giỏi, nhiệt tình và có nhiều cơ hội thắng cử hơn.
Trong một cuộc bàn thảo sôi nổi vào ngày thứ hai , mãi đến tối khuya liên đòan mới có kết quả và chính thức công bố quyết định này vào ngày thứ ba 19-4-05.
Trong lịch sử bầu cử của khu vực 7, các ứng cử viên được Liên đoàn lao động , gồm 110 ngàn hội viên, đề cử đều thắng. Cho nên trong số 8 ứng cử viên, chỉ còn hai người này đang dẫn đầu tranh đua quyết liệt vào vòng chung kết.
Bà Beth Gonzalez là gốc da trắng, lấy chồng gốc Mễ như cái họ Gonzalez và Madison Nguyễn gốc Việt. Cũng xin nhắc lại là cựu nghị viên Terry Gregory khu vực 7 đã từ chức vì bị cáo buộc nhận hối lộ vào đầu năm nay và thành phố San Jose đã phải tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt vào ngày 7 tháng 6 năm 2005 để chọn nghị viên mới.
Khu vực 7 gồm khỏang một trăm ngàn dân, cử tri gốc Mễ chiếm 45%, cử tri gốc Việt chiếm 30%. Tỷ lệ đi bầu tổng thống vừa qua là 30%, cho nên trong lần bầu cử tháng 6 sắp tới, nếu tất cả cử tri gốc Việt đều ghi danh đi bầu và dồn phiếu cho Madison Nguyễn thì cơ hội thắng cử của cô rất cao.
Có thể nói đây là một cuộc tranh đua bỏ phiếu giữa hai sắc dân, giữa hai cộng đồng được gọi là thiểu số. Nói là thiểu số nhưng dân gốc Mễ chiếm nhiều nhất tiểu bang Cali so với các sắc dân khác. Thị trưởng San Jose là Gonzalez, nhiều viên chức chính quyền thành phố cũng thuộc gốc Mễ.
Dân Việt Nam chiếm 10% tổng số dân thành phố San Jose gồm một triệu dân. Cho nên đây là một cơ hội quý báu để cộng đồng VN có một nghị viên gốc Việt.
Cô Madison Nguyễn thắng cử chức Uûy viên Giáo dục học khu FranklinMckinley vào năm 2002, được báo chí gọi là người phụ nữ dân cử gốc Việt đầu tiên của California.
Cô đã được một số dân cử và viên chức Hoa Kỳ đề cử như nghị sỹ tiểu bang Cali là Elaine Alquist, thị trưởng Milpitas Esteves, nghị viên San Jose khu vực 2 Forrest William, Hội Giáo chức học khu, Hội đồng giáo dục học khu, và ông Larry Aceves Giám đốc các trường thuộc học khu Franklin-Mckinley…
Trong hơn hai năm sinh họat chính trị, liên lạc với cộng đồng Việt nam, măc dù sinh năm 1975, tị nạn năm 1979 tại Hoa kỳ, Madison Nguyễn đã tiến bộ rất nhanh về tiếng mẹ đẻ. Trả lời các cuộc phỏng vấn trên báo chí và phát thanh, Madison Nguyễn , giảng sư đại học môn xã hội, đã chứng tỏ một khả năng chính trị không những lãnh vực Hoa kỳ mà cả vấn đề của cộng đồng. Cô đã đưa ra 3 điều sẽ thực hiện khi đắc cử nghị viên San Jose: một là vận động cho nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ cho thành phố, thành lập trung tâm sinh họat cho giới cao niên, thành lập trung tâm sinh họat cho cộng đồng Việt Nam.

vietbao.com
Phượng Các
#6 Posted : Monday, May 9, 2005 10:02:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
San Jose: Cô Madison Nguyễn được đề cử ra tranh chức Nghị viên
Sunday, May 08, 2005 L.T.Đ.P. vietbao.com




SAN JOSE, California - (Thanh Trúc, RFA) - Một người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang California, cô Madison Nguyễn, được Liên Ðoàn Lao Ðộng Hoa Kỳ tại vịnh South Bay chính thức đề cử ra tranh chức nghị viên thành phố San Jose khu vực VII trong cuộc bầu cử tháng Sáu tới đây.

Lần đầu tiên một người Mỹ gốc Việt không thuộc Liên Ðoàn Lao Ðộng nhưng được chính tổ chức giới thiệu cho cuộc đua dành ghế nghị viên thành phố.

Thành phố San Jose mạn Bắc tiểu bang California có khoảng một triệu cư dân với 10% là người Mỹ gốc Việt. Khu vực 7 của San Jose có chừng 100,000 người, cử tri Mễ chiếm 45%, cử tri Việt khoảng 30% .

Hồi đầu năm nay, nghị viên hội đồng thành phố đơn vị 7, ông Terry Gregory từ chức vì bị cáo buộc tội hối lộ. Ðó là lý do khiến giới thẩm quyền San Jose phải lo tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt ngày 7 tháng Sáu tới đây để chọn một nghị viên khác .

Tháng Tư vừa qua, sau nhiều lần thảo luận sôi nổi, Liên Ðoàn Lao Ðộng Hoa Kỳ vịnh South Bay, một tổ chức tầm cỡ có trên trăm ngàn hội viên, quyết định đề cử một người nằm ngoài đoàn thể là cô Madison Nguyễn ra tranh ghế nghị viên hội đồng thành phố khu vực VII.

Cô Madison Nguyễn đắc cử chức Ủy Viên Giáo Dục học khu Franklin McKinley từ năm 2002. Khi đó báo chí địa phương gọi cô là người dân cử Mỹ gốc Việt đầu tiên của California. Theo tờ Metro phát hành tại địa phương cách đây hai tuần, thì khi chọn lựa ứng cử viên Hội Ðồng Thành Phố khu vực VII, Liên Ðoàn Lao Ðộng Hoa Kỳ Vịnh South Bay đã phải cân nhắc giữa hai người nữ, tức cô Madison Nguyễn - không phải thành viên của Liên Ðoàn và bà Beth Gonzalez, hội viên của Liên Ðoàn đã 20 năm. Cuối cùng thì Liên Ðoàn tuyên bố ủng hộ cả hai .

Lên tiếng với Ðài Á Châu Tự Do từ San Jose, bà Psadra Ellis Lamkins, viên chức điều hành Liên Ðoàn Lao Ðộng Hoa Kỳ Vịnh South Bay, giải thích lý do cô Madison Nguyễn được chọn: “Ngoài việc Madison Nguyễn thường tiếp xúc làm việc với Liên Ðoàn Lao Ðộng, cô còn là một ủy viên giỏi trong ủy ban giáo dục học khu Franklin McKingley. Hơn nữa theo quan điểm của Liên Ðoàn, cộng đồng Việt Nam ở khu vực 7 cần một đại biểu, và Madison Nguyễn với khả năng chỉ huy sẵn có, lại được nhiều người biết đến sẽ giúp vai trò đại diện của cô trở nên tích cực hơn.”

Cho đến nay, nếu tính luôn bà Beth Gonzalez và Madison Nguyễn thì có tất cả 8 ứng viên ra tranh ghế nghị viên thành phố San Jose ngày 7 tháng Sáu. Trong lịch sử bầu cử địa phương, ứng cử viên nào được Liên Ðoàn Lao Ðộng Mỹ ở đây đề cử thì coi như nắm chắc phần thắng trong tay.

Dưới mắt báo chí địa phương, sự kiện một người Mỹ gốc Việt được đề ra tranh chức nghị viên thành phố bên cạnh ứng viên gốc Mễ Beth Gonzalez được ví như một cuộc bỏ phiếu chạy đua giữa hai sắc dân, đúng hơn là hai cộng đồng thiểu số Mỹ gốc Việt và Mỹ gốc Mễ Tây Cơ tại địa phương.

Ðược hỏi cuộc chạy đua quyết liệt này có làm cô lo sợ thất cử không, Madison Nguyễn trả lời một cách tự tin rằng khả năng thắng cử của cô khá cao vì cô được sự ủng hộ từ nhiều giới.

Theo những người ủng hộ cô trong cộng đồng Việt Nam ở San Jose, Madison Nguyễn, giảng sư môn xã hội ở đại học, là một người nhiệt tình, năng động, tạo nhiều thành tích tốt khi làm việc trong ủy ban giáo dục học khu Franklin McKinley.

Cô cũng được đánh giá là tuy lớn lên ở Mỹ nhưng chịu khó học hỏi và nói thạo tiếng mẹ đẻ.

Ðược biết trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hồi tháng 11-2004, tỷ lệ cử tri đi đầu phiếu là 30%. Nếu trong đợt bầu cử nghị viên cho hội đồng thành phố tháng tới mà đa số cử tri Mỹ gốc Việt dồn phiếu cho Madison Nguyễn thì cơ hội thắng cử của cô rất cao.

Phượng Các
#7 Posted : Thursday, September 15, 2005 8:16:15 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Madison Nguyễn: Tân Nghị Viên SJ

SAN JOSE -- Lần đầu tiên, một người Việt đắc cử nghị viên thành phố San Jose. Và tân nghị viên này là một phụ nữ Việt, thắng đối thủ cũng là một phụ nữ Việt trong vòng bầu chung kết. Cô Madison Nguyễn đã thắng trong cuộc bầu cử thật nhiều sóng gió trên San Jose. Kết quả cuộc đếm phiếu trong đêm 13/9/05 cho biết. Cô Madison là Nghị Viên Việt nam đầu tiên tại đia hạt số 7 của thành phố San Jose, trung tâm và là chiếc nôi của kỹ nghệ điện toán toàn cầu. Tổng số ghi danh đi bầu: 29,415 cử tri. Bầu khiếm diện: 4,292 phiếu, 14.59% Bầu tại thùng phiếu: 4,190 phiếu, 14.24% Tổng cộng: 8,482 phiếu, 28.84%. MADISON NGUYEN 5,242 phiếu, 62.23% LINDA NGUYEN 3,182 phiếu, 37.77% Tổng cộng: 8,424 phiếu, 100.00% (Xin xem thêm bài phân tích của GS Bùi Văn Phú và Tin Cộng Đồng.)

Phượng Các
#8 Posted : Thursday, September 15, 2005 8:18:47 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



A day after her decisive victory in Tuesday’s San Jose City Council special election, Madison Nguyễn couldn’t take time off to savor the win. She couldn’t allow herself the luxury of sleeping late.

She awoke early Wednesday, working the phones, planning, putting together staff to help her as she takes office.

“We’re going to have a very strong transition team,” she said. “I just don’t want to have this perception that, ‘She’s very inexperienced, she’s very young.’”

At 30, she is young. But as a veteran school-board member and an active campaigner for causes and candidates she believes in, she isn’t exactly inexperienced. No one will call her that.

Instead, they’ll just call her Madame Councilmember.

When she takes office next Tuesday, Nguyễn will become the first Vietnamese American to serve on the city council in San Jose. The current president of the board of the Franklin-McKinley School District, she was the first Vietnamese American woman elected to office in the state in late 2002.

But serving on the council will thrust her into the national spotlight. The U.S. Census Bureau in June, based on its most recent population estimates, named San Jose, with nearly 905,000 residents, the nation’s 10th-largest city, surpassing Detroit.

“It’s a bit overwhelming when you look at it from that perspective,” she said.

But Nguyễn likes a challenge.

In Tuesday’s election, she gained 62 percent of the vote, beating Linda Nguyễn, 28. It wasn’t an easy contest. Madison Nguyễn, who is single, faced a tough battle that included accusations that she had an affair with a married man, something voters apparently easily discounted.

“Even when we were faced with it …we were more focused with addressing the issues,” she said. “I wasn’t very surprised. Stuff like this happens all the time in campaigns.

“It’s so great to have two young Vietnamese American women willing to put their name out there, willing to put their life out there in the public eye.”


***

Madison Nguyễn was born in Việt Nam and moved to the United States with her family at 4, settling in Scottsdale, Ariz. They resettled to Modesto, Calif., where her parents were farm workers, picking produce. Many of those who labored with them had come from Mexico to toil on the farms.

In a way, her humble beginnings make Nguyễn uniquely qualified to serve as the council member representing San Jose’s District 7, a working-class area made up primarily of Vietnamese and Latinos. The seat became open in January when Councilman Terry Gregory resigned under fire. He was facing 11 misdemeanor counts of failing to report gifts and using his office for personal gain. He pleaded no contest to avoid a jail sentence.

Nguyễn will hold office only until December 2006, when Gregory’s term was to expire. She said she knows she’ll have to begin a re-election campaign in just a few months. In this election, she garnered the support of several influential San Jose residents and groups, as well as the endorsement of the San Jose Mercury News.

She will be part of a 10-member city council. Together, they will govern a metropolis that is nearly equally split among whites, Hispanics and Asians. The white population is about 33 percent, while the Hispanics make up about 32 percent and Asians about 29 percent.

“I publicly endorsed her, I donated to her campaign,” said Jean Libby, a historian who has lived in Santa Clara County for more than 40 years and now runs a thriving e-mail listserv that celebrates the achievements of Vietnamese Americans. “She is a person who is very interested in social issues that are important to the county, particularly those of farm workers who come from a poor background, being a farm worker once herself. She formed a coalition with them that was very heartwarming.”

“This is a very exciting time, not just for the Vietnamese community but for District 7,” Nguyễn said. “We’ve been without a representative for a long time.”

Nguyễn said she will work for the entire population of San Jose as she knows members of the city’s large Vietnamese community, no matter where they live, will turn to her for assistance.

“The kind of responsibility and accountability I will look forward to will run across the city,” she said.

“In her new job,” Libby added, “her biggest challenge will be establishing her voice firmly as representing the ordinary people of the city — and being immediately identified with that representation.”

***

Stumping is tough. Raising money is tough, even harder when your opponent is the daughter of real-estate developers, as attorney Linda Nguyễn was, and comes from a more solid financial background.

But Nguyễn said the hurdles makes a candidate stronger.

“It’s really good for us to encounter that,” she said. “It gives us some kind of training for bigger things.”

Her bigger thing now is a job as a full-time, $75,000-a-year councilmember in San Jose. Her secondary job will continue to be to serve as a role model for young immigrant women interested in seeking office.

“I am excited to see more Vietnamese American women getting involved in politics,” said Janet Nguyễn, a councilwoman in Garden Grove, Calif. “Only through personal commitment and involvement can we assert our political voice and our strength. The race in San Jose clearly demonstrates the ever-growing political awakening of our community.”

Madison Nguyễn said she saw that along the campaign trail.

“We had so much support, it’s unbelievable,” she said. “Across our race, our gender, our age group.”

Still, Nguyễn has no illusions that this will be an easy post, but she said public service is what she is cut out for.

“I think it’s a calling. It’s more than just a career,” she said. “I like the challenge. The bigger the challenge, the bigger the motivation for me.

“I didn’t know I’d be able to do this at this young age. I definitely knew I wanted to do this and this would be a part of my life.”

Nguyễn said she believes the reason she defeated Linda Nguyễn was her experience in public office. That’s what she heard from voters. And what she wants to share in return with them is her dedication.

“I’m very focused. I believe in results. When I got elected to the school board, I was so focused on the school board that I didn’t even have a full-time job,” she said.

She learned from that experience that having a social life and nurturing a relationship is hard while serving the public. For now, all of that will go on the back burner, she said.

The issues she cited as important to her in the election also will consume much of her schedule, moving forward. Her goals: to combat gang violence; to provide affordable housing units; to revitalize the economy and create jobs; and to form a strong partnership with educators to boost after-school opportunities.

But before Tuesday’s inauguration, before she gets started on her list, maybe she’ll take a few minutes to reflect on her accomplishment.

“I’m pretty much living out the American dream,” she said. “This is what I thought about when I was little. The notion of endless possibilities.”

Staff writers Anh Đỗ and Audrey Phạm contributed to this report.
Phượng Các
#9 Posted : Thursday, September 15, 2005 8:33:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Madison Nguyễn: Nghị Viên Gốc Việt Đầu Tiên Ở San Jose

Bùi Văn Phú




Người Việt thường cho rằng số 13 là con số xui. Nếu tin dị đoan như thế thì với cô Linda Hàn Nguyễn quả thực ngày 13 tháng 9 vừa qua là một ngày không vui. Còn với cô Madison Phương Nguyễn số 13 đã mang lại may mắn vì cô đã đánh bại Linda để trở thành nghị viên gốc Việt đầu tiên được bầu vào hội đồng nhân dân thành phố San Jose.
Từ đầu năm nay, cuộc chạy đua vào ghế nghị viên của hội đồng thành phố San Jose đã là đề tài bàn luận trong cộng đồng người Việt ở San Jose, thành phố lớn thứ 10 của nước Mỹ và là khu đô thị tập trung đông người Việt sinh sống nhất ngoài nước Việt Nam. Trong số 900 nghìn cư dân San Jose, có khoảng 10% là người gốc Việt.
Khi nghị viên của khu vực 7 từ chức, vì những cáo buộc nhận quà không khai báo, thì cuộc tranh cử mở màn. Lúc đầu có đến 4 người Việt định nhảy vào cuộc đua, sau chỉ còn luật sư Linda Hàn Nguyễn, 28 tuổi, và ủy viên giáo dục học khu Franklin-McKinley là Madison Phương Nguyễn, 30 tuổi, cùng 7 ứng cử viên khác thuộc nhiều sắc dân tranh cử.
Khu vực 7 là một khu vực tập trung dân cư lao động, có mức thu nhập thấp, bình quân gia đình chỉ xấp xỉ 20 nghìn đô la một năm, so với những khu vực khác của thành phố điện tử này là 70 nghìn đô la. Người Việt sống tập trung khá đông trong khu vực 7, chiếm khoảng 30% số cư dân. Còn lại hơn 50% là người gốc Mexico, 20% người da trắng và những sắc dân châu Á khác.
Thế nhưng trong cuộc bầu cử vòng đầu vào tháng 6 vừa qua, hai cô gái Việt đã dẫn đầu, Madison được 44% và Linda 27% số phiếu, đánh bại những ứng cử viên khác, kể cả một ứng viên gốc Mexico cũng chỉ được 5% của tổng số 7 nghìn phiếu bầu.
Cộng đồng người Việt đã rất phấn khởi với kết quả đó. Nhưng vì không ai được 50% + 1 phiếu nên phải qua kỳ bầu cử vòng hai giữa hai ứng viên được nhiều phiếu nhất.
Cuộc vận động tranh cử giữa hai cô nhà Nguyễn trong ba tháng qua tuy là một cuộc tranh cử địa phương nhưng không kém gì cuộc tranh cử giữa hai ứng viên tổng thống Cộng Hoà và Dân Chủ. Những tố cáo vô căn cứ, nhiều đòn phép, thủ thuật được dùng để tấn công, bôi nhọ đối phương.
Trong cộng đồng người Việt, những vấn đề xã hội, giáo dục, cuộc sống dường như không phải là đề tài tranh cử được nhiều người quan tâm. Họ chú ý đến quan điểm của hai cô về vấn đề cờ vàng, về nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam. Cộng đồng người Việt không tổ chức tranh luận cho hai ứng cử viên - trong khi cộng đồng gốc Mexico lại làm việc này - mà chỉ muốn biết hai cô làm gì, phát biểu gì về những vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Vì thế khi đại sứ Hoa Kỳ tiếp xúc với cộng đồng, hai cô đều có mặt để nói lên quan tâm về dân chủ cho đồng bào. Hai cô cũng có mặt trong buổi họp với ban giám đốc trường đại học San Francisco City College để đòi hạ cờ đỏ sao vàng treo trong trường.

Khu vực 7 có khoảng 100 nghìn dân, trong đó có 30 nghìn cử tri đăng ký đi bầu. Trong kỳ bầu cử vào tháng 6 vừa qua, 25% cử tri đã bỏ phiếu. Số cử tri gốc Việt tham gia bầu cử lần đó khá cao, có đến 70%, so với những kỳ bầu cử trước, trên dưới 30%.
Ngày 13 tháng 9 vừa qua, vì sự vận động gay go giữa hai cô nhà Nguyễn, số người Việt đi bầu cũng rất cao. Điều này gây chú ý cho chính giới địa phương vì họ đã thấy sức mạnh của khối cử tri gốc Việt.
Trong kỳ bầu cử năm 1994, nhật báo San Jose Mercury News có một loạt bài viết tìm hiểu nguyên nhân và khuyến khích những sắc dân thiểu số tham gia sinh hoạt chính trị dòng chính. Ngày bầu cử năm đó, kết quả xem ra cử tri gốc Việt tham gia cũng rất còn thờ ơ.
Mười năm sau, khối cử tri gốc Việt đã là một lực lượng chính trị có sức mạnh thực sự. Với khoảng 8.500 phiếu bầu, Madison Nguyễn đạt 62% để trở thành nghị viên gốc Việt đầu tiên trong hội đồng thành phố San Jose.
Đây không chỉ chiến thắng của cử tri Việt thuộc khu vực 7 mà là của cả cộng đồng người Việt vùng thung lũng điện tử.
(Viết từ California)

Phượng Các
#10 Posted : Thursday, September 15, 2005 8:35:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nghị Viên Madison Nguyễn: Tháng 3 Năm Tới Lại Tranh Cử

Trần Củng Sơn-

Tối thứ ba 13 tháng 9 năm 2005, cả cộng đồng người Việt tại thung lũng Silicon nổi tiếng, xôn xao chờ đón kết quả bầu cử giữa 2 cô gái Việt Nam trong cuộc chạy đua dành chiếc ghế nghị viên San Jose khu vực 7.
Đúng 8 giờ tối, khi các phòng phiếu đóng cửa thì trên trang web: www.sccvote.org bắt đầu hiện ra kết quả đếm được từ khỏang bốn ngàn rưỡi phiếu bầu bằng thư ( absentee ballot). Madison Nguyễn chiếm 60% và Linda Nguyễn chiếm 40%.
Từ kết quả tạm thời này, giới thông thạo có thể tiên đóan rằng số phiếu bầu trực tiếp cũng sẽ có tỉ lệ tương tự.
Và cuối cùng khi 42 phòng phiếu kiểm xong vào lúc 11 giờ đêm thì kết quả như sau. Madison Nguyễn được 5430 phiếu chiếm 62,40%, Linda Nguyễn 3272 phiếu chiếm 37,60% trên tổng số 8702 phiếu bầu. Người ta chờ kết quả trên truyền hình, gọi nhau loan báo kết quả và cho đến sáng thứ tư hôm sau vẫn còn có người chưa biết và điện thọai lại reo lên với đề tài bầu cử.
So với vòng đầu thì số cử tri đi bầu nhiều hơn khỏang một ngàn và đa số là cử tri gốc Việt. Có thể là do sự vận động của truyền thông Việt ngữ cùng sự chia làm hai phe ủng hộ cho hai cô Madison và Linda. Phía cô Linda 28 tuổi, luật sư, có bố mẹ giàu có và sở hữu nhiều giờ phát thanh thuộc 1500AM và 1430AM nên quảng cáo liên tục.
Phía Madison 30 tuổi, giảng viên đại học, thì có nhiều đòan thể, nhân sỹ và dân cử ủng hộ, có đài 1120AM tiếp sức cùng vài tờ báo.
Cuộc tranh đua có lúc gây căng thẳng trong cộng đồng và đó là lý do mọi người nôn nao chờ đón ai là người thắng cử. Báo San Jose Mercury News làm tin khai thác chuyện chia rẽ từ hai phía.
Như sự nhận định của nhiều người thì Madison Nguyễn với chỉ gần 3 năm trong chức vụ Uûy viên học khu đã chứng tỏ kinh nghiệm chính trường nhiều hơn. Trong khi đó, Linda Nguyễn là luật sư thì lại kinh nghiệm thương trường hơn.
Ngay sau khi kết quả chung cuộc đã có, lúc 11 giờ đêm thứ ba, Madison Nguyễn đã gọi điện thọai cho Linda Nguyễn nhưng không gặp và đã nhắn lời ca ngợi sự tham gia chính trị của một cô gái VN la øđối phương và với cương vị là nghị viên Madison sẽ ủng hộ tất cả những họat động cộng đồng của Linda.
Ngày thứ tư thì nhiều đài truyền hình Mỹ đã phỏng vấn người thắng cử, Madison rất bận rộn với truyền thông và những lời chúc mừng của người ủng hộ. Dân bản xứ của San Jose nhìn cộng đồng Việt với con mắt nể phục sự tiến nhanh về mặt chính trị. Từ nay trong hội đồng thành phố San Jose sẽ có tiếng nói của một người gốc Việt dù dân Việt chỉ chiếm 10%dân số. Khu vực 7 là nghèo nhất trong 10 khu vực nhưng lại quy tụ nhiều cơ sở kinh doanh của người VN .
Vào ngày thứ ba tuần tới 20-9-05, Madison sẽ tuyên thệ nhậm chức nghị viên thành phố San Jose khu vực 7 thay thế ông Terry Gregory từ chức vào tháng hai vừa qua, và trước mắt rất nhiều điều phải làm. Cô tâm sự: "Madison cần phải có một nhóm giỏi (strong team) và phải làm việc " overtime" để không khỏi phụ lòng tin tưởng của cộng đồng Việt Nam cùng các sắc dân khác trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra."
Nét mặt phấn khởi còn vương màu chiến thắng Madison đã phát biểu một câu dành cho người phỏng vấn đại ý là ước mơ trên đất Hoa Kỳ của cô (American Dream) đã được thực hiện từ một cô gái vượt biển trong một gia đình đông con, lao động trên nông trại vất vả rồi tốt nghiệp đại học, rồi bây giờ trở thành một nghị viên của một thành phố lớn thứ 10 nước Mỹ. Cô mong là những người bạn trẻ gốc Việt cũng sẽ đạt được một ước mơ cho họ trong những phấn đấu không ngừng.
Tuy thắng cử lần này nhưng vào tháng 11 năm 2006 sẽ lại có cuộc bầu cử nghị viên cho nhiệm kỳ 2006-2010 và tháng 3 năm tới Madison lại lao vào một cuộc tranh cử sơ bộ khác. Chỉ có mấy tháng làm việc, cho nên những kết quả đạt được trong chức vụ mới sẽ quyết định cho sự nghiệp chính trị lâu dài của Madison.
Phượng Các
#11 Posted : Wednesday, September 28, 2005 1:29:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Madison Nguyễn, nghị viên gốc Việt trẻ nhất Hoa Kỳ



Tác giả: Jami Farkas/Người Việt 2
Duy Ái (Lược dịch)/Người Việt Trẻ

Một ngày sau chiến thắng chung cuộc trong cuộc bầu cử đặc biệt tại hội đồng thành phố San Jose hôm Thứ Ba, 13 tháng Chín, Madison Nguyễn vẫn chưa thể dành thời giờ để thưởng thức hương vị chiến thắng. Cô không cho phép mình ngủ trọn giấc.

Sáng Thứ Tư cô thức dậy thật sớm để lên kế hoạch, tập họp các nhân viên giúp cô bắt đầu công việc mới.

Madison nói: “Chúng ta sẽ là một thế hệ chuyển tiếp vô cùng mạnh mẽ. Tôi không muốn người ta cho rằng tôi quá trẻ và không có kinh nghiệm.”

Ở tuổi 30, cô quả thật trẻ. Nhưng với tư cách là một thành viên kỳ cựu của ban phụ trách các trường địa phương và là người đã tham gia nhiều chiến dịch ủng hộ các lý lẽ và các ứng cử viên mà cô tin tưởng, Madison quả không thiếu kinh nghiệm chút nào. Sẽ không ai nghĩ cô như vậy.

Sau khi tiếp quản văn phòng mới vào Thứ Ba tuần tới, Madison Nguyễn sẽ chính thức trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong hội đồng thành phố San Jose. Hiện là chủ tịch của ủy ban giáo dục khu vực Franklin-McKinley, Madison đã từng là người phụ nữ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào văn phòng tiểu bang vào khoảng cuối năm 2002.

Nhưng việc phục vụ trong hội đồng sẽ tạo cơ hội đưa Madison đến một vị trí nổi bật hơn trên phạm vi cả nước. Hồi tháng Sáu, Cục Ðiều Tra Dân Số Hoa Kỳ đã dựa vào bảng ước lượng dân số gần đây nhất để chọn San Jose, thành phố với gần 905 ngàn dân cư, là thành phố lớn thứ 10 của cả nước, vượt qua cả Detroit. Ðây có vẻ là một việc làm khó khăn, nhưng Madison thích sự thử thách.

Trong cuộc bầu cử này, Madison Nguyễn đã giành được 62% số phiếu, đánh bại đối thủ Linda Nguyễn với 28%. Cuộc thi đua này đã không dễ dàng chút nào. Cô gái độc thân Madison Nguyễn đã phải vào cuộc trong khi có những lời buộc tội rằng cô có quan hệ tình cảm với một người đã có gia đình, một chi tiết rất dễ khiến cử tri quay mặt lại với cô.

“Tôi không ngạc nhiên lắm về điều này. Lúc nào cũng có những việc như vậy trong các chiến dịch bầu cử. Thật tuyệt khi có hai phụ nữ gốc Việt trẻ muốn dấn thân vào con đường này, sẵn sàng đưa cuộc sống của mình ra trước ánh mắt của dư luận,” Madison nói.

Madison Nguyễn được sinh ra tại Việt Nam và đến Hoa Kỳ sinh sống từ khi 4 tuổi. Ban đầu gia đình cô sống tại Scottsdale, Arizona, sau đó chuyển xuống Modesto thuộc California. Ở đây, cha mẹ cô làm việc ở nông trại và có rất nhiều người làm việc chung với họ đến từ Mễ Tây Cơ.

Ban đầu, Madison Nguyễn làm một thành viên đại diện cho hội đồng của quận số 7, thành phố San Jose, một khu vực lao động trong đó chủ yếu chỉ có người Việt Nam và Mễ Tây Cơ. Cơ hội rộng mở hồi tháng Một khi thành viên hội đồng Terry Gregory bị sa thải. Ông đã phải đối mặt với 11 tội danh về việc không cung cấp đầy đủ thông tin về những món quà tặng và dùng nơi làm việc cho việc riêng.

Madison Nguyễn sẽ cai quản chức vụ này cho đến khi nhiệm kỳ của Gregory kết thúc, tức vào tháng 12 năm 2006. Cô biết đó là một thời gian ngắn, và rằng cô sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khác trong chỉ vài tháng sau. Madison Nguyễn đã trở thành một trong mười thành viên của hội đồng của một thành phố với 33% dân số là người da trắng, 32% người gốc Mễ Tây Cơ và khoảng 29% dân Châu Á.

Tranh cử đã khó khăn, vận động tranh cử cũng không dễ, đặc biệt khi đối thủ là con gái của một nhà phát triển địa ốc như Linda Nguyễn, người có nền tảng kinh tế vững vàng hơn Madison. Nhưng những chướng ngại càng làm cho Madison trở nên mạnh mẽ.

Bây giờ Madison lại phải đối mặt với một việc khó hơn nữa - nhân viên hội đồng thành phố, một công việc toàn thời gian với mức lương 75 ngàn/ năm. Công việc thứ hai của cô là phải làm một hình mẫu cho các phụ nữ di dân trẻ có hứng thú đối với các hoạt động chính trị.

Cô Janet Nguyễn, nghị viên hội đồng thành phố Garden Grove nói: “Tôi thật vui mừng khi có thêm những phụ nữ gốc Việt đi làm chính trị. Như thế tiếng nói và sức mạnh của cộng đồng sẽ to hơn. Cuộc chạy đua ở San Jose vừa qua cho thấy ý thức chính trị của cộng đồng mình đã phát triển rất nhiều.”

Madison không ngờ đã nhận được nhiều sự ủng hộ như vậy. Cô vừa đối mặt với khó khăn và sắp phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa nhưng Madison thích sự thử thách, thử thách càng lớn thì Madison càng hoạt động mạnh mẽ hơn, cô tâm sự.

“Tôi không biết có thể làm tốt công việc này không khi tuổi đời còn trẻ. Tôi chỉ biết rằng tôi thật sự thích công việc này và nó sẽ trở thành một phần trong đời sống của tôi”, Madison nói.

Madison tin rằng cô vượt qua được Linda Nguyễn trong cuộc tranh cử là nhờ những kinh nghiệm hoạt động với quần chúng. Ðó cũng là điều cô nghe được từ các cử tri.

“Tôi làm việc rất tập trung. Lúc trước khi được chọn vào hội đồng giáo dục tôi cũng đã làm việc hăng say đến nỗi nó như hơn cả một công việc toàn thời gian”.

Những điều cô đã đề ra khi tranh cử như chống lại tội ác, xem xét các vấn đề liên quan đến nhà cửa, hồi phục kinh tế, tạo thêm việc làm và chú trọng hơn vào ngành giáo dục. Những việc này sẽ chiếm hầu hết thời gian biểu của cô trong thời gian tới.

Nhưng trước khi bắt đầu công việc mới vào Thứ Ba, trước khi bắt đầu với danh sách các việc phải làm trên, có lẽ cô phải dành chút thời giờ ngẫm nghĩ và vui mừng cho thành tựu của mình nữa chứ!
Phượng Các
#12 Posted : Sunday, April 2, 2006 7:56:08 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nghị Viện Madison Nguyễn nói về San Jose
Ô QUAN HẠ


LTS: Madison Nguyễn là một tên tuổi gây chấn động ở San Jose nhất là sau cuộc tranh cử với Linda Nguyễn, vào chức vụ nghị viên đơn vị 7 của thành phố San Jose, vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đa số độc giả Việt Weekly vẫn chưa biết nhiều về người nghị viên trẻ tuổi Việt Nam này. Trong dịp phát hành số ra mắt Việt Weekly tại San Jose, chúng tôi đã được cô Madison Nguyễn dành cho một cuộc phỏng vấn sau đây.

VW: Madison cho biết đôi chút về cô và gia đình?
MN: Tôi sinh ra tại Nha trang. Gia đình vượt biên năm 1979, tới đảo Bataan ở Phi, sống hơn hai năm. Sau đó, được một nhà thờ Lutheran bảo lãnh qua Scottdale, Arizona. Ở đó một thời gian, khí hậu khắc nghiệt, mùa Đông, tuyết đôi khi lên đến 4, 5 feet. Là người đến từ vùng nhiệt đới, cho nên là chịu không nổi. Đời sống cũng khó khăn với một gia đình 9 người con. Ba của tôi có một người bạn ở Modesto, một tỉnh nhỏ ở vùng Central Valley (Thung lũng Trung phần), ông ta mới khuyên di chuyển gia đình qua đó, nếu cần ông ta sẽ giúp tìm công ăn việc làm cho. Chúng tôi cùng nhau lên một chiếc xe wagon, chất đồ đạc và lái từ Arizona tới Modesto.
VW: Gia đình sống ở Arizona được bao lâu?
MN: Khoảng gần một năm. Ba của tôi làm janitor (người cai trông coi) cho nhà thờ. Lương bổng không nhiều. Lúc đó tôi chỉ mới 6, 7 tuổi, bắt đầu đi học mẫu giáo, chỉ nhớ rằng ăn rất nhiều từ lon đồ ăn. Quần áo dùng đồ cũ được cho từ nhà thờ.
VW: Cô là người con thứ mấy trong gia đình?
MN: Chính giữa. Tôi có 4 người chị và 4 người em. Trong gia đình có 7 người con gái, 2 người con trai, cho nên nickname ba tôi đặt cho tôi là “Bảy Cái.”
VW: Đời sống ở Modesto ra sao?
MN: Modesto lúc đó chỉ có 2, 3 gia đình Việt Nam. Mình không biết họ là ai, họ cũng không biết mình là ai, chỉ biết người bạn đó thôi. Ba tôi tưởng là qua Modesto, sẽ làm assembly, hay làm thợ điện, như là những người ở Bay area (vùng San Jose, San Francisco), nhưng mà thực sự ra, chúng tôi làm việc ngoài đồng, như những người Mễ khác, hái cherry, hái apricot.
VW: Người bạn rủ qua, họ là chủ hay là cũng làm công?
MN: Họ cũng là thợ, như chúng tôi thôi. Những người con trong gia đình, khi bắt đầu tới tuổi 12, 13, vào mùa hè phải làm việc ngoài đồng. Chúng tôi thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, ra đồng hái dâu, hái trái này, trái kia. Xong chẻ ra, phơi khô, và bỏ vào lon. Chúng tôi làm việc đó vào mỗi mùa hè, còn ba mẹ tôi phải làm quanh năm, tại vì hai ông bà không có đi học, không có công việc làm khác, cho nên phải làm việc đó để có tiền nuôi nấng con cái. Chúng tôi sống như thế cho đến khi xong bậc trung học. Tôi xin vào học môn sử học tại UC Santa Cruz, rồi lên University of Chicago học tiếp bậc hậu đại học. Sau đó, trở lại đây (San Jose) để học bậc tiến sĩ về môn xã hội học. Thật sự, tôi mới chỉ ở San Jose vào khoảng 5 năm thôi.
VW: Trước khi dọn đến San Jose, cô chỉ sống ở những vùng ít người Việt?
MN: Đúng vậy. Tới San Jose là lần đầu tiên tôi được giới thiệu vào một cộng đồng có đông dân Việt Nam. Nhưng mà lý do tôi đến đây là vì tôi làm luận án tiến sĩ nói về cộng đồng Việt Nam từ năm 1975 tới 2005 với những thay đổi của nó. Tôi đã chọn San Jose là thí điểm của cộng đồng Việt Nam. Nếu không, cũng không có duyên ở đây đâu. Lúc mới tới, tôi làm cho những cơ quan thiện nguyện (non-profit), vừa làm, vừa đi học. Vào năm 2002, tôi tổ chức một chương trình Rock-N-Vote, mô phỏng theo chương trình Rock-the-Vote của MTV, để khuyến khích người Việt Nam chưa ghi danh đi bầu, hãy nên ghi danh đi bầu.
VW: Cô chuyển đang từ một vai trò nghiên cứu (researcher) sang vai trò vận động (activist)?
MN: Vâng, tại vì sống trong vùng này, tôi thấy có nhiều điều không được hài lòng, có một phần nào đó, bắt nguồn từ quá khứ nghèo kém và bị chèn ép của chính mình. Tôi cứ nghĩ rằng mình ở trong một thành phố lớn như vậy, những chuyện (bất công) như vậy không xảy ra, nhưng thực ra, chúng xảy ra còn hơn thế nữa. Về phần tôi, tôi đang học về chính trị-xã hội học (political sociology) cho nên đang nghiên cứu về đề tài làm sao để tăng sức mạnh chính trị của cộng đồng lên. Tôi thấy rằng, cộng đồng Việt Nam về mặt kinh tế rất là mạnh, có nhiều cơ sở thương mại. Đa số làm ăn khá tốt. Về mặt xã hội, tôi nghĩ rằng cộng đồng Việt Nam rất đoàn kết, lúc đó tôi tưởng vậy, nhưng về mặt chính trị, chúng ta không có tiếng nói nào hết.
VW: Lúc đó cô có biết tiếng Việt không?
MN: Biết nhưng mà chỉ biết sơ sơ thôi. Tôi sẽ nói đến chuyện đó bắt đầu như thế nào. Năm 2002, tôi tổ chức và giữ chức chủ tịch chương trình Rock-N-Vote, kêu gọi được mười mấy ngàn người ghi danh đi bầu. Tổ chức ở Fairground ở đường Tully, và mời ca sĩ như Lê Tâm, Shayla hát để lôi kéo đồng bào đến xem miễn phí. Nhưng nếu họ muốn xem miễn phí, phải ghi danh đi bầu.
VW: Lúc đó có ứng cử viên Việt Nam nào ra tranh cử hay không?
MN: Không, tôi làm như là một người activist, chỉ vì thấy có khoảng cách giữa số lượng dân số và tỷ lệ ghi danh đi bầu.
VW: Chương trình đó do cô đề ra và thực hiện từ đầu chí cuối?
MN: Ý tưởng đó do nhiều người trong nhóm anh chị em đề ra, nhưng tôi là người chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện, tại vì tôi muốn được có cơ hội làm theo ý của mình.
VW: Động cơ thực sự nào thúc đẩy sự kiện đó? Có một toan tính chính trị nào không?
MN: Tại vì trong năm 2002, có một cuộc bầu cử, chọn nghị viên cho đơn vị 7. Chúng tôi nghĩ rằng cộng đồng Việt Nam ở đây chiếm 35% trong đơn vị 7, cho nên mình phải chọn người cho xứng đáng. Khi đó, không có người Việt Nam nào là ứng cử viên, chỉ có một người Mỹ đen và một người Mỹ trắng. Câu hỏi ai là người sẽ giúp đỡ cộng đồng Việt Nam? Cho nên nếu cộng đồng chúng ta hợp lại đằng sau một ứng cử viên, hy vọng rằng sau khi thắng cử, ông ta sẽ giúp lại cộng đồng Việt Nam.
VW: Lúc đó, ở Nam Cali, cũng có những cuộc bầu cử với ứng cử viên Việt Nam, điều đó có ảnh hưởng gì đến suy nghĩ và nỗ lực của nhóm trên này hay không?
MN: Hai nỗ lực độc lập và không biết nhau. Tôi phải thú nhận rằng, thật sự, lúc đó, tôi không biết gì về những chuyện cộng đồng ở Nam Cali.
VW: Như vậy là hai sự kiện cùng xảy ra một cách song song, nhưng không hề biết đến nhau?
MN: Đúng vậy, chúng tôi ở trên này chưa biết Trần Thái Văn là ai, chưa biết Andy Quách là ai, chưa biết Nguyễn Quốc Lân là ai. Trung Nguyễn cũng không biết luôn. Sau này, làm xong rồi mới biết. Năm đó, chúng tôi ghi danh được 5,000 cử tri. Đó là một con số khá lớn.
VW: Tổng số cử tri là bao nhiêu?
MN: 35,000 người, nhưng Rock-N-Vote mở ra cho tất cả mọi người Việt Nam trong thành phố với 10 đơn vị, chứ không giới hạn chỉ đơn vị 7. Sau khi làm việc đó xong, những người trong nhóm mới nói rằng ở học khu có một ghế trống, nếu mà đó là chuyện tôi muốn theo đuổi, tôi nên thử ra tranh cử. Tôi nghĩ mình vừa phải đi học, vừa có công việc toàn thời gian, cho nên không kham nổi. Thế nhưng họ cứ thuyết phục mãi, cuối cùng, tôi quyết định ra tranh cử (let’s do it). Chúng tôi bắt đầu tìm thiện nguyện viên. Đó là lần đầu tiên có một người Việt ra tranh cử, cho nên cộng đồng không biết phải làm sao (don’t know what’s going on.)
(còn tiếp)




vietweekly
Phượng Các
#13 Posted : Thursday, June 22, 2006 7:12:51 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nghị Viên Madison Xin Được 1.5 Triệu Đô Xây TT/CĐ Việt



Nghị viên Madison Nguyễn và các đồng hương Phật Tử

San Jose (Trần Củng Sơn)- Một tin vui cho cộng đồng Việt Nam tại San Jose là Hội đồng thành phố trong một cuộc họp dài và kết thúc vào nữa đêm sáng thứ tư 21-6-06 đã chấp thuận một ngân sách 2,6 tỷ đô cho năm 2006-2007, trong đó có một ngân khỏan 1 triệu 500 ngàn Mỹ Kim cấp cho dự án xây dựng một trung tâm sinh họat cộng đồng người Mỹ gốc Việt .

Trong tổng số tiền 1 triệu rưỡi này thì thành phố cho 1 triệu đô để chi phí xây cất, 300 ngàn đô dành cho công tác lên kế họach và vẽ đồ án từ ngân sách của thành phố và của đơn vị 7, 200 ngàn đô từ quỹ phát triển thành phố.

Mặc dù chỉ mới nhậm chức tại Hội Đồng Thành Phố từ tháng 9 năm 2005, Nghị viên Madison Nguyễn của đơn vị 7 đã tích cực tranh đấu, vận động các nghị viên khác và ông thị trưởng San Jose để dự án xây dựng Trung Tâm Sinh Họat Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt được chấp thuận.

Nghị viên Madison Nguyễn vừa tái đắc cử nhiệm kỳ 2007-2011 trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày 6-6-06 vì không có ai ra tranh cử với cô. Trong 4 năm sắp tới, nhiệm vụ của Madison Nguyễn đối với cộng đồng VN là hòan thành công tác xây dựng Trung Tâm, một mục tiêu mà cô đã đề ra và hứa với cử tri gốc Việt khi tranh cử.

Cộng đồng VN chiếm 10% dân số thành phố San Jose 1 triệu dân. Thành quả chính trị của cộng đồng là có một nghị viên gốc Việt đã đạt và bước thành công kế tiếp là xây dựng một trung tâm sinh họat cho cộng đồng. Đơn vị 7 của Madison vốn nghèo nhất, đồng hương VN chiếm 30%, đa số cơ sở thương mại VN đều nằm trong đơn vị này và đơn vị 7 cũng còn có khu đất Kelly Park rộng rãi, nơi Trung Tâm Sinh Họat Cộng Đồng Việt Nam sẽ tọa lạc ở đây.

Người Mỹ gốc Việt định cư đã 30 năm tại San Jose, cộng đồng người gốc Mễ đã có một trung tâm sinh họat của họ rất đẹp tại góc đường King và Alum Rock và hôm nay ước mơ sẽ có một trung tâm sinh họat cho cộng đồng Việt Nam đã bắt đầu trở thành sự thực.

vietbao.com
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.