Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Dương Nguyệt Ánh, Nữ Khoa Học Gia
Vũ Thị Thiên Thư
#1 Posted : Tuesday, October 26, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Nữ Khoa Học Gia Mỹ Gốc Việt Kể về Khám Phá Bom Áp Nhiệt


Dương Nguyệt Ánh

Tránh tổn thất về nhân mạng, góp phần vào chiến thắng của quân đội Ðồng Minh tại chiến trường A Phú Hãn

Cửa của hang động bị hủy diệt một cách kinh khiếp. Trái bom chui lọt qua cửa và nổ tung, phóng ra hàng ngàn mảnh thép, phá bung những bờ thành và sàn hầm, biến tất cả thành tro bụi chỉ trong nháy mắt.

Nhưng cô Dương Nguyệt Ánh dường như không hài lòng cho lắm. Hai tháng trước đó, khi binh sĩ Hoa Kỳ mở đầu chiến dịch tảo thanh bọn khủng bố trong các hang động ở vùng núi A Phú Hãn, cô đã cùng với các đồng nghiệp nguyện sẽ chế ra một loại vũ khí mới hầu trợ giúp cho cuộc chiến chống khủng bố. Loại bom mới nầy không giống như những loại đã có, nó không những chỉ phá sập cửa hang động mà còn tạo nên một sức ép và hơi nóng cao độ, luồn vào bên trong, xuyên qua các địa đạo, tiêu diệt tất cả những sự sống trong hang sâu.

Sự thành công của loại bom này rất cấp thiết. Bởi thiếu loại vũ khí này, Hoa Kỳ đã phải bắt đầu chiến dịch truy quét quân khủng bố ở những hang động bằng các toán bộ binh. Sự thành công cũng là một ý nguyện riêng tư của cô Nguyệt Ánh mà ít ai được biết và hiểu rọ Nguyệt Ánh xem công trình sáng tạo nầy là một cách trả ơn nước Mỹ. Thế nhưng khi Nguyệt Ánh rảo bước qua đống đá nát vụn sau lần thí nghiệm đầu, cô không thấy điều gì có thể chứng minh rõ rệt sự thành công của thứ vũ khí mà cô mới vừa sáng chế xong.

Cô Ánh cho biết : "Bình thường tôi là một khoa học gia điềm tĩnh, rất tự tin về kinh nghiệm kỹ thuật, nhưng lúc đó tôi bỗng cảm thấy hồi hộp. Ðất nước chúng ta đang rất cần loại vũ khí nầy". "Một tiếng nổ lớn ở cửa hang động không chứng minh được gì cả. Tôi thấy lo ngại! Tôi cần nhiều dữ kiện hơn nữa".

Hôm đó là một ngày tháng Chạp ở khu vực thí nghiệm tại Nevada, không ai hiểu hết được sức công phá dữ dội của trái bom vừa thử nghiệm xong, bởi vì không thể thấy hết được những kết quả ở bên trong động. Chỉ có một dấu hiệu sơ khởi là gần cửa ra phía sau núi, trái bom đã làm bật tung tấm song sắt chắn lỗ thông hơi như lật một mảnh giấy.

Thật ra, bằng chứng rõ rệt là dữ kiện điện toán được thu thập bằng những máy dò và máy đo đặt dọc suốt đường hầm. Dữ kiện cho thấy sức nổ làm rung chuyển sâu trong lòng núi, nhiệt và sức ép vẫn còn tỏa ra rất lâu sau khi trái bom nổ. Tầm công phá của các loại bom khác thường bị núi non cản trở, nhưng trái bom nầy khi nổ, sức ép và nhiệt đã len lỏi qua cái hang hình móng ngựa, nổ xuyên ra đến ngõ sau mà vẫn đủ sức để xé banh một người ở cách xa 1,100 bộ (feet).

Sau nhiều ngày phân tích, kết quả tìm ra thật mỹ mãn và rõ rệt: Trái bom BLU-118/B quả là một sự thành công khủng khiếp.

Trong khi cuộc chiến ở A Phú Hãn đang hồi quyết liệt, quân đội Hoa Kỳ đang tảo thanh vùng núi phía đông, truy lùng Osama Bin Laden và đồng bọn, thì cô Nguyệt Ánh và một toán khoa học gia cùng các kỹ sư ở Nam Maryland đang chế tạo một loại vũ khí ghê gớm và bí mật, và họ đã chế thành công loại bom mới với sức nổ có thể làm tan xương, nát thịt một người ở cách xa gần một phần tư dặm.

Ðối với Dương Nguyệt Ánh, một người tỵ nạn từ Việt Nam, đặt chân đến Hoa Kỳ vào năm 1975, học khoa học ở trường trung học và đại học công lập tại Maryland, đây là sự hoàn thành một nguyện ước mà cô đã ấp ủ suốt đời.

Khi Nguyệt Ánh định cư ở Maryland 27 năm về trước, cô tự hứa là sẽ tranh đấu để bảo vệ những lý tưởng của quốc gia đã đón nhận cô tỵ nạn. Và bây giờ, mọi chuyện đạt được đúng như dự tính, trái bom BLU-118/B do cô sáng chế ra sẽ chui xuyên vào trong một cửa hầm ở vùng núi non A Phú Hãn để tiêu diệt kẻ thù.

Cô Ánh cho biết : "Không giống những gì mà chúng tôi vẫn làm trước đây, không phải là chỉ chế tạo một chất nổ mới, mà lần này với một mục tiêu rõ rệt, biết trước nó sẽ được xử dụng ở đâu và vào việc gì. Ðây phải nói là niềm hãnh diện nhất trong các thành công của đời tôi. Không những chỉ cho nghề nghiệp mà cho cả cá nhân tôi. Chúng ta đang có chiến tranh. Ðây là một cơ hội cho tôi trả ơn quốc gia đã cưu mang tôi một cách ân cần."

Nếu những sử gia có thể lần dò ra được nguồn gốc của những gì đã thúc đẩy cô Ánh, họ sẽ tìm thấy "mầm mống" của những vũ khí hiện đại cho Ngũ Giác Ðài đang bập bềnh trên một chiếc thuyền nhỏ ngoài khơi Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư, 1975, đang hồi hộp, lo sợ làm sao để nhảy sang tàu lớn.

Dương Nguyệt Ánh vừa mới di tản khỏi Sài Gòn vài giờ trước đó - cha mẹ cô là người Bắc di cư năm 54 - họ đã thoát đi vừa lúc thành phố sắp bị chiếm. Khoảng 50 người, gồm thân quyến và họ hàng, được nhét đầy lên hai chiếc trực thăng, một chiếc do người anh ruột của Ánh lái. Sau đó, đoàn người đã được đưa lên một chiếc thuyền nhỏ, vượt ra hải phận để đến một chiếc tàu lớn của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đang chờ đón ngoài khơi.

Những ký ức kinh hoàng vẫn còn ám ảnh Nguyệt Ánh, từ cảnh cô đứng xếp hàng chờ đến phiên nhảy qua tàu lớn, nhìn thấy cậu em họ nhảy hụt xém chút nữa là đôi chân bị kẹp nát giữa hai mạn tàu. Sau này, khi các con của Nguyệt Ánh trêu mẹ thiếu năng khiếu thể thao, Nguyệt Ánh cười và nói: "Phải rồi, tụi bay cứ chê mẹ đi, mà có đứa nào dám nhảy từ một chiếc thuyền con lên boong một chiếc tàu lớn như mẹ đã nhảy đó không!".

"Giờ thì đó chỉ là một câu chuyện vui mà tôi đã kể lại nhiều lần. Tôi cố gắng dạy các con tôi là đừng có ỷ vào những gì mình đang có, sự tự do và nếp sống mà chúng ta đang được hưởng là do những hy sinh lớn lao. Thật là một phép lạ để tôi được hiện hữu ở đây."

Dương Nguyệt Ánh bắt đầu cuộc hành trình nửa vòng trái đất trong sáu tháng lúc vừa tròn 15 tuổi với vốn liếng chừng 50 chữ tiếng Anh. Ðầu tiên cô đến Subic Bay nước Phi Luật Tân, sau đó được chuyển tới trại tỵ nạn Fort Indiantown Gap ở Pensylvania. Cô cùng bố mẹ di cư về Maryland vào cuối năm 1975, do nhờ được một nhà thờ Tin Lành ở Washington, D.C., bảo trợ, tuy gia đình của Ánh không phải đạo Thiên Chúa giáo.

Dương Nguyệt Ánh học rất nhanh và ra trường Trung Học với hạng danh dự, Ánh vào học ở Ðại học Maryland, đậu bằng Kỹ Sư Hóa Học năm 1982, cũng với hạng danh dự. Sau này, Ánh được đào tạo thành khoa học gia. Với ước muốn ở gần gia đình, Ánh nhận một việc làm cho Hải Quân Hoa Kỳ ở Indian Head, Maryland, mới đầu làm việc chế tạo thuốc nạp đạn đại bác, sau đó chuyển sang chế tạo nhiên liệu hoả tiễn.

Là một phụ nữ nhỏ nhắn với nụ cười thật tươi, nhưng Nguyệt Ánh trở nên nghiêm trang khi nói về nước Mỹ, những cơ hội sinh sống, tiến thân, và lịch sử đã làm cho cô cảm kích về quê hương mới của mình. Ánh nói: "Ðó là lý tưởng của tôi, tôi muốn có cơ hội dấn thân vào cuộc tranh đấu bảo vệ tự do, được góp phần gìn giữ quốc gia đã bảo bọc tôi. Làm việc cho Quốc Phòng Hoa Kỳ là một điều hợp ý nguyện. Tôi đã cảm thấy là mình có thể đóng góp được nhiều tại đó".

Ngày nay Dương Nguyệt Ánh được 42 tuổi, là trưởng toán nghiên cứu chất nổ ở trung tâm nghiên cứu và chế tạo vũ khí dùng trên mặt biển của Hải Quân (Naval Surface Warfare Center) ở Indian Head. Nguyệt Ánh là một chuyên gia thượng thặng được thế giới công nhận và là nhân vật chính của gần như tất cả mọi chương trình nghiên cứu chất nổ của Hải Quân Hoa Kỳ. Cô đã giúp chế tạo gần một tá hợp chất có sức công phá cao đã được xử dụng trong đầu đạn của nhiều loại vũ khí cho Hải Quân, Không Quân, Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Về tác giả, để minh chứng đây là một nhân vật có thật, chúng tôi xin đăng kèm nơi đây một bức hình chân dung và một số nét chính về tiểu sử của tác giả:

Cô Dương Nguyệt Ánh sanh năm 1960 tại Việt Nam. Cô xuất thân từ một dòng dõi nổi tiếng về văn chương và khoa bảng. Cả hai bên nội ngoại đều có nhiều thế hệ danh sĩ trong triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam. Ông nội cô là cụ Dương Lâm, từng được phong tước Thái Tử Thiếu Bảo. Ông bác là cụ Dương Khuê, cũng làm quan lớn trong triều, cả hai cụ đều có tên trong văn học sử Việt Nam. Thân phụ cô là ông Dương Tự Giần, con trai út của cụ Dương Lâm. Ông Giần là Tổng Thư ký Phủ Tổng Ủy Phát Triển Nông Nghiệp, kiêm giáo sư Viện Ðại học Quốc Gia Hành Chánh dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa.

Sau khi tốt nghiệp bằng kỹ sư hóa học, Dương Nguyệt Ánh vào làm cho trung tâm nghiên cứu và chế tạo vũ khí dùng trên mặt biển của Hải quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center) ở tiểu bang Maryland.

Là một kỹ sư xuất sắc, Nguyệt Ánh đã được khen thưởng đủ 19 lần trong 19 năm làm việc cho Hải Quân. Ngày nay cô là một chuyên gia thượng thặng về chất nổ của Hoa Kỳ, với danh tiếng vào tầm vóc quốc tế. Cô đã cho phổ biến trên ba mươi bài nghiên cứu về các loại chất nổ và đã thuyết trình hơn 40 lần ở các hội nghị quốc gia và quốc tế. Cô có một bằng phát minh và hai bản công bố phát minh (invention disclosure). Nguyệt Ánh cũng từng là đại biểu của Hoa Kỳ ở Liên Minh Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), trong tiểu ban chất nổ, là thành viên của nhiều ủy ban chuyên môn quốc gia và quốc tế.

Hiện Nguyệt Ánh đang giữ chức vụ Giám đốc Khoa học và Kỹ thuật (Director of Science and Technology).

Năm 1999, Nguyệt Ánh được trao tặng giải thưởng Dr. Arthur E. Bisson Prize for Achievement in Naval Technology, để vinh danh những thành quả nghiên cứu và chế tạo chất nổ của cô. Ðây là giải thưởng lớn nhất của Hải Quân Hoa Kỳ dành cho những khoa học gia.

Năm 2002, Nguyệt Ánh được trao tặng huy chương cao quý Civilian Meritorious Medal do thành quả chế tạo bom "Áp Nhiệt".

Nguyệt Ánh hiện sống ở Maryland với chồng là Ðặng Hữu Thọ và bốn con.

(Trích tài liệu VẺ VANG DÂN VIỆT Tuyển tập V sắp phát hành).
Người gởi hc
Người chép VTTT
Phượng Các
#2 Posted : Thursday, January 12, 2006 8:43:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Phượng Các
#3 Posted : Saturday, February 18, 2006 4:58:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trong băng DVD Hành Trình 30 Năm do trung tâm Asia phát hành tại Hoa Kỳ (2005), Dương Nguyệt Ánh xuất hiện như là một MC cùng với nhạc sĩ Việt Dũng. Dương Nguyệt Ánh cho biết thù lao của Dương Nguyệt Ánh trong chương trình này sẽ dành để tặng cho Các Thương Phế Binh của Việt Nam Cộng Hòa.

PC
#4 Posted : Thursday, August 2, 2007 7:08:29 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Washington Post Phỏng Vấn
Chuyên Gia Chất Nổ
Dương Nguyệt Ánh






Robin Tierney (Sunday, April 30, 2006 ; Page M03)
Nguyên Anh Chuyển Ngữ

Chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh chỉ huy một nhóm khoa học gia, chỉ trong 67 ngày đã chế tạo ra trái bom nhiệt-bối (thermobaric)* đầu tiên của Hoa Kỳ, loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra một vầng mây hóa chất và một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì ở trong tầm sát hại của nó. Được gọi là “bom diệt hầm ngầm”, đây là loại vũ khí dùng để hủy diệt các hang động, địa đạo được dùng làm căn cứ chỉ huy của đối phương trong cuộc chiến A Phú Hãn sau vụ khủng bố 11 tháng 9. Hiện nay là một khoa học gia cố vấn cho Ngũ Giác Đài, bà Dương Nguyệt Ánh đang trách nhiệm về việc phát minh ra các phương tiện kỹ thuật dùng vào cuộc chiến chống khủng bố.

Bà Dương Nguyệt Ánh đã đào thoát khỏi Việt Nam năm 1975 cùng với gia đình hồi 15 tuổi hiện là một người khá bận rộn. Bà là nhân vật được đề cao trong cuốn sách vừa mới xuất bản, “Thay đổi Thế Giới Chúng Ta: Những Chuyện Thật Về Những Người Nữ Kỹ Sư” (American Society of Civil Engineers, 2006), cũng như trong cuốn phim đoạt giải thưởng phim ảnh năm 2005, “Tại Sao Chúng Ta Chiến Đấu”, nói về chính sách ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ, trong đó bà đã thảo luận về việc chế tạo bom cũng như những viễn tượng của bà về chiến tranh. Và lúc 10 giờ tối thứ Tư mới đây trong loạt phim tài liệu “Những Vũ Khí Tương Lai”, chương trình truyền hình Discovery đã bật mí về cái thế giới bí mật của những vũ khí kỹ thuật cao và những người sáng tạo ra chúng, trong đó có bà Dương Nguyệt Ánh .

Động cơ nào đã thúc đẩy bà bước vào ngành kỹ sư hoá học và chế tạo vũ khí?

Lúc mới đến Mỹ, Anh văn của tôi rất tệ, thế nên tôi nghĩ rằng mình có thể học hành tốt hơn nếu chuyên tâm vào các ngành toán học, vật lý, hay hoá học. Còn tại sao lại đi vào ngành chế tạo vũ khí? Bởi vì tôi muốn phục vụ cho nền an ninh quốc phòng Hoa Kỳ. Là một người tỵ nạn chiến tranh, tôi không bao giờ quên được những người chiến sĩ Hoa Kỳ và VNCH đã từng bảo vệ cho tôi có một cuộc sống an toàn .

Gia đình của bà đã đào thoát khỏi Việt Nam, xô đẩy chen lấn nhau từ trực thăng nhảy xuống tàu rồi chiến hạm -chắc là phải kinh hoàng lắm?

Bạn không có thì giờ để suy nghĩ gì hết.; viên phi công cứ luôn mồm thúc hối: “Di chuyển, di chuyển!” Bạn phải chờ đúng ngay thời điểm để nhảy từ tàu qua chiến hạm hoặc là không bao giờ còn có cơ hội nữa. Người anh em bà con của tôi lúc đó đang hoảng kinh lên… và khi mở mắt ra tôi thấy anh ta đang bị treo lơ lửng bên sườn chiến hạm, đôi chân gần như dập nát ra.

Nhưng rồi đến lượt bà cũng phải nhảy thôi?

Tôi tê cứng cả người. Nhớ lại lúc đó tôi đã âm thầm tính toán khoảng cách và thời điểm chính xác để nhảy… Bên kia mọi người chạy đến sẵn sàng chụp bắt tôi. Đến lúc trông thấy gia đình biết là mình sống sót, tôi toát mồ hôi và sợ đến điếng người. Nếu chuyện này xảy ra khi tôi đang nhảy thì chắc là tôi đã tiêu rồi.

Bà theo học ngành kỹ sư hoá học tại Đại học Maryland và sau đó tốt nghiệp cao học về ngành quản trị công quyền tại American University . Làm thế nào mà bà lại trở thành một chuyên gia về vũ khí?

Khi mới tốt nghiệp, năm 1983, công việc đầu tiên của tôi là chuyên viên bào chế công thức về thuốc đẩy cho Trung Tâm Vũ Khí Diện Địa của Hải Quân Hoa Kỳ tại Idian Head. Tôi đã bào chế loại thuốc đẩy dùng để phóng hoả tiển từ nòng súng đi đến mục tiêu. Đây không phải là loại súng cầm tay đâu nhé, mà là những đại bác trên chiến hạm. Năm 1986 tôi trở thành nhà bào chế công thức tạo ra chất liệu cho việc phóng hỏa tiển từ những dàn phóng trên các chiến hạm và phi cơ –tức là các loại hoả tiễn không không và địa không. Ông xã của tôi đã trêu chọc rằng tôi đúng là một nhà tên lửa.

Vào năm 1991 thì tôi trở thành một chuyên gia về phát triển chất nổ và hai năm sau đó, tôi quản lý toàn bộ chương trình chất nổ của Hải quân.



Bà là người đã lãnh đạo dự án “bom diệt hầm ngầm”. Đó là công việc gì vậy?

Tháng 8 năm 2001 khi đang làm việc cho Cơ Quan Giảm Trừ Đe Doạ của Bộ Quốc Phòng nghiên cứu về một loại vũ khí có khả năng diệt trừ các địa đạo thì vụ 9/11 xảy ra, tôi được bảo là nên “thử thời vận” trong việc nghiên cứu về kỹ thuật chất nổ nhiệt-bối (thermobaric) và biến nó thành vũ khí ngay lập tức để hỗ trợ cho chiến dịch Operation Enduring Freedom. Nhóm chuyên gia của tôi -gồm khoảng 100 khoa học gia, kỹ sư, và cán sự- chỉ trong vòng 67 ngày đã đi từ ý niệm sơ khởi đến việc chế tạo ra 11 trái bom nhiệt-bối (thermobaric) đầu tiên.

Bằng cách nào mà bà đã thúc đẩy nhóm chuyên gia của mình đạt đến thời hạn kỷ lục như thế?

Đâu có đông cơ nào thúc đẩy bạn hơn là vụ 9/11, những hình ảnh của Ngũ Giác Đài, toà Tháp Đôi và những người vô tội bị giết?

Đây hẵn là một công việc đầy rủi ro nguy hiểm?

Nếu bạn phạm một lỗi lầm khiếm khuyết nào đó, nhiều người sẽ phải mất mạng. Mọi người đều phải được huấn luyện chu đáo và luôn luôn làm việc từng đôi. Bào chế chất nổ cũng giống như là bạn làm bánh: Trước hết bạn phải đổ các thành phần chất lỏng pha chế vào một cái bình trộn lớn, rồi thêm vào đó những đặc chất khác… ba cái thanh trộn to tướng không ngừng quay trong khi bạn tiếp tục cho vào các hợp chất pha chế. Pha trộn là môt khâu vô cùng nguy hiểm, bạn phải dùng đến hệ thống viễn khiển ở một phòng khác. Rồi thì cái cục nhão này được đổ vào đầu đạn, giữ chặt trong một cái lò hấp khổng lồ để nung lên.

Là một nhà bào chế, công việc thực sự của bà là gì?

Trước tiên là tôi phải nghĩ ra một cái công thức. Sau đó bạn phải ở ngay tại chỗ khi thử nghiệm cái công thức này (bắt đầu bằng một số lượng nhỏ) để đánh giá độ nhạy của chất liệu xem cứ như là nó sẽ nổ tung ra trước mặt bạn. Rồi thì các kỹ sư sẽ thực hiện tiếp tiến trình tinh luyện. Đôi khi nếu chúng tôi sử dụng đến hàng trăm hay hàng ngàn pao (lbs) chất liệu, công thức sẽ phải được thay đổi.

Hiện người ta đang nói về việc trang bị những bom diệt hầm ngầm bằng vũ khí nguyên tử. Bà nghĩ như thế nào về chiến lược này?

Tôi xin được miễn bình luận về chuyện này.

Hiện nay bà đang làm công tác gì?

Từ năm 2006 tôi là một nhà cố vấn khoa học, hiện đang làm nhiệm vụ tham mưu về các vấn đề khoa học kỹ thuật cho Tư Lệnh Phó Hải Quân (đặc trách kế hoạch và chiến lược) đồng thời công tác cho Cơ Quan Điều Tra Tội Phạm (của) Hải Quân, điều tra các tội ác xảy ra trên căn cứ hay trên chiến hạm kể cả công tác phản gián… tức là bắt gián điệp. Chương trình truyền hình “NCIS” đã dựa vào đây để thực hiện chương trình của họ.

Mức độ xác thực của chương trình truyền hình này ra sao?

Với bốn con nhỏ, giữa việc bếp núc và giúp chúng làm bài tập ở nhà, thú thật tôi không có thì giờ rãnh rỗi để xem chương trình này.

Bà phản ứng như thế nào trước những lời chỉ trích?

Người ta sẽ đặt vấn đề là tại sao tôi lại dùng trí thông minh và vốn liếng đào tạo của mình để chế tạo bom… (không dùng vào việc gì khác hơn ngoài tàn phá, hủy diệt), tuy nhiên đối với tôi việc trước tiên là phải nghĩ đến những phương cách để bảo vệ binh sĩ của chúng ta.

Bà đã trình bày những gì qua loạt phim “ Vũ Khí Tương Lai” trong chương trình truyền hình Discovery?

Về loại bom nhiệt-bối (thermobaric) BLU-118/B mà nhóm chuyên gia của chúng tôi đã phát minh để xuyên phá các địa đạo tại A Phú Hãn. Nhóm truyền hình đã làm việc suốt ngày để thu hình công việc của tôi làm trong phòng thí nghiệm và tại cơ xưởng sản xuất nơi chúng tôi chế tạo loại chất nổ này.

CHÚ THÍCH:

Baric: Chất Barium, ký hiệu hóa học là Ba.

http://www.thienlybuutoa...Misc/DuongNguyetAnh.htm
PC
#5 Posted : Thursday, August 2, 2007 7:12:11 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
: Nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh chinh phục giới trẻ vùng Bắc Cali…
Thảo Nguyên, Jul 02, 2007




Cali Today News - Nhận được thư mời của Uûy ban phát huy tài năng giới trẻ Việt Nam đến tham dự buổi thuyết trình của khoa học gia Dương Nguyệt Aùnh với giới trẻ gốc Việt về những bí quyết thành công nhưng ít được nói đến. Vì đã chờ đợi lâu lại thêm phần nóng lòng muốn được nghe bài thuyết trình của Chị Dương Nguyệt Aùnh, nên chúng tôi đã cố tình đi sớm vì buổi thuyết trình diễn sẽ bắt đầu lúc 11h. Ung dung đi tôi nghĩ có lẽ tôi là người đến sớm nhất nhưng khi đến Nhà hàng Kobe thì cảnh tượng không như tôi nghĩ, nơi hall chính của nhà hàng đã chật cứng khách mời phụ huynh và các bạn giới trẻ đến tham dự. Vì đây có thể được coi là buổi tâm tình với giới trẻ trước ngưỡng cửa sự nghiệp, cho nên các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt đã đến dự rất đông, để hiểu hơn về “những bí quyết thành công ít được nói đến” vàtự hào hơn vì mình là người Mỹ gốc Việt. Khán phòng đông đúc ồn ào tiếng nói cười, bàn luận của phụ huynh, tiếng làm quen của các bạn trẻ, khó khăn lắm tôi mới tìm được một vị trí để ngồi.

Trong bầu không khí yên ắng mọi người đang chăm chú lắng nghe chị Dương Nguyệt Ánh, trước khi bắt đầu, chị đã kể một câu chuyện và đây cũng là một bài học đáng nhớ. Chị có một người bạn đi tị nạn ở Hoa Kỳ cùng với 8 người con, gian nan vượt biển để đi tìm tương lai khi đến được Hoa Kỳ lại gặp khó khăn khi bất đồng ngôn ngữ. Nhưng do sự kiên trì và lòng quyết tâm người bạn đó đã thành công qua việc tất cả những người con đã thành công 5người là bác sĩ, và 3 người là kiến trúc sư, kỹ sư. Từ câu chuyện đó, chị Dương Nguyệt Ánh đã cho giới trẻ một bài học kinh nghiệm về sự thành công. Chị cũng nhận định rằng sự thành công của chị bắt đầu từ những gian nan, nhưng trong chị luôn quan niệm một điều “vạn sự khởi đầu nan”. Chị nói cho rằng người giỏi một người thông minh chưa chắc đã thành công nếu không có sự chăm chỉ. Chị đánh giá sự chăm chỉ học hỏi trong mỗi người chiếm đến 60%. Chị còn khuyên các bạn trẻ phải có động lực để tiến bộ, hãy đặt cho mình một trách nhiệm với bản thân và gia đình và từ đó cố gắng vươn lên. Trong cuộc sống đôi khi mình phải vấp ngã, phải có hụt hẵng nhưng ngã rồi điều quan trọng là đứng lên được vàrút ra cho mình một bài học kinh nghiệm. Đến cuối cùng,chị còn nhấn mạnh các bạn trẻ ở Mỹ hãy cố gắng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu, hãy chứng tỏ cho mọi người thấy Người Việt Nam chúng ta là những người có tài. Chị nhắc nhở các bạn sinh viên Mỹ gốc Việt cũng như an ủi các bạn sinh viên Việt đang làm việc hay đang học tập ở Mỹ, tuy rằng đây là đất nước thường xảy ra những kỳ thị nhưng đừng vì thế mà nản, đừng cố làm sao để người ta thay đổi quan điểm của mình mà hãy học và làm thế nào để người ta kính trọng mình.

Bên cạnh buổi nói chuyện của khoa học gia Dương Nguyệt Aùnh còn có phần nói chuyện của Tiến sĩ Ngô Đình Học. Anh hướng dẫn các bạn sinh viên học sinh theo đuổi con đường tiến sĩ. Buổi hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi với những lời hỏi đáp của các bạn học sinh sinh viên.

Buổi nói chuyện do Uûy ban phát huy tài năng giới trẻ Việt Nam đại diện là chủ tịch Nguyễn Văn Canh tổ chức đã diễn ra thành công. Song song, giáo sư Canh giải thích ý nghiã logo của Uûy ban là mong ước thanh niên Việt với trí tuệ cao độ ngoài sức mạnh vật chất sẽ tung bay trên vùng trời tự do. Mà muốn thực hiện được điều đó thì bắt đầu từ bây giờ chúng ta phải xây dựng cho mình một nền kiến thức vững chắc. Cũng giống như câu slogan của ủy ban, mỗi chúng ta là một viên ngọc nhưng “Ngọc kia chẳng dũa, chẳng mài, Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi”,…

Nếu không học không rèn luyện thì làm sao chúng ta có thể “tung bay”?

Sau buổi nói chuyện của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, ông Đinh Thành Châu – cựu chủ tịch luật sư đoàn – đã ngẫu hứng ca ngợi tài năng người Việt và kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam phát tiết tinh hoa làm rạng rỡ giống nòi.

Một buổi sinh hoạt rất ý nghĩa mà Uûy ban phát huy tài năng giới trẻ Việt Nam đã thực hiện rất thành công.

Để tuổi trẻ khắp nơi có thể nghe lại được cuộc phỏng vấn nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cũng như toàn bộ bài nói chuyện của chị, chúng tôi mời qúy vị có thể vào calitoday.com.

Thảo Nguyên

http://www.calitoday.com...e2b0e52521c3fdc0fb88a6e


viethoaiphuong
#6 Posted : Wednesday, December 12, 2007 8:51:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh
chế tạo hệ thống nhận diện quân khủng bố

Tuyết Mai

Virginia.- Sau khi thành công chế tạo bom áp nhiệt, một loại vũ khí quan trọng đã giúp giảm thiểu số tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ hiện đang chiến đấu ở A Phú Hãn và Iraq, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã thành công trong việc chế tạo một hệ thống giúp nhận diện quân khủng bố hay người dân vô tội nhanh chóng, trong vòng vài phút.
Đây là công trình mới nhất của KHG Dương Nguyệt Ánh, dự án the Joint Expeditionary Forensic Facilities (JEFF) (Các cơ sở phân tích viễn liên) hay "lab in a box" phân tích sinh trắc học (biometrics). Hệ thống nhận diện quân khủng bố hay người dân vô tội di động này với ngân khoản khởi đầu là 34 triệu mỹ kim, sẽ được đưa sang Iraq dùng vào đầu năm 2008.
Nhân dạng cũng như dấu tay của quân khủng bố đã được cho vào "biometrics data base" (cơ sở dữ kiện sinh trắc học) ở West Virginia. Cho tới nay hệ thống thí nghiệm đã và đang khai triển 85,000 mẫu vật chứng lấy từ những nơi chôn giấu vũ khí hay những bom dọc đường. Hệ thống nhận diện lưu động này được đặt dưới sự giám sát của KHG Dương Nguyệt Ánh.
Mỗi hộp thí nghiệm có thể xếp lại được (lab), kích thước 20x20 foot, có máy điện riêng và được kết nối qua vệ tinh. Nếu mọi chuyện được như dự định thì những con số (như nhân dạng, dấu tay...) sẽ được đưa vào "the Biometric Fusion Center" (Trung Tâm liên hợp sinh trắc học) để so sánh với hơn một triệu dấu tay quân khủng bố Iraq.
Hằng trăm Thủy Quân Lục Chiến HK đang học cách khai triển cách nhận diện người khủng bố tại hiện trường tội ác, qua kỷ thuật này, chưa từng có từ trước tới bây giờ.
Giai đoạn kế tiếp là làm sao thu nhỏ hộp "lab" lại để người lính có thể đeo hộp trên lưng, khi những chiến sĩ HK gặp một người Iraq tình nghi thì chỉ trong vài phút có thể biết người tình nghi này có trong danh sách khủng bố hay không.
Ở Ngũ Giác Đài, nơi KHG Dương Nguyệt Ánh đang làm Cố Vấn Khoa học chống khủng bố, bà cho biết: "Bà không muốn một trường hợp như Mỹ Lai xảy ra ở Iraq, vấn đề khó khăn chống chiến tranh khủng bố toàn cầu - là làm sao biết người nào là người xấu. Làm sao chắc là chúng ta không giết nhầm người vô tội?"
KHG Dương Nguyệt Ánh nói: "Một người chiến sĩ cần biết để hành động: Để cho hắn đi? giữ hắn lại? Hay bắn tại chỗ? Ở Việt Nam, không có dụng cụ để biết nhanh như vậy".
Tưởng cũng nên nhắc lại, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã được vinh danh và được trao tặng huy chương cao quý của Hoa Kỳ, "Phục Vụ Quốc Gia" (Service to America Medals) do Partnership for Public Service trang trọng tổ chức vào 1úc 7 giờ chiều ngày 19 Tháng 9, 2007 tại Andrew W. Mellon Auditorium ở Washington, D.C.
Trong số một triệu chín trăm ngàn nhân viên Chính phủ Hoa Kỳ, có 600 người được đề cử cho huy chương "Phục Vụ Quốc Gia" trên chín lãnh vực như Y tế, Khoa học, Pháp Lý, An Ninh Quốc Gia... Ba mươi mốt người được vào chung kết, cuối cùng mười người được trao huy chương và vinh danh trong đêm đặc biệt này, trong đó có Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh.
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được giải thưởng trong lãnh vực An Ninh Quốc Gia (National Security Medal). Dr. Donald Winter, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân HK (Secretary of The Navy) giới thiệu Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh là người lãnh đạo một nhóm khoa học gia chế tạo ra bom Áp Nhiệt, giúp giảm bớt số thương vong của Quân Lực HK và góp phần cho chiến thắng ở A phú Hãn.
Bộ Trưởng Bộ Hải Quân HK Dr. Donald Winter, đã giới thiệu KHG Dương Nguyệt Ánh với cử tọa hiện diện như sau: "Hôm nay chúng ta tuyên dương một vị anh hùng thật sự của Hoa Kỳ.
Bà Dương Nguyệt Ánh là người Việt Nam tỵ nạn, đến Hoa Kỳ với vốn liếng Anh Ngữ ít oi, nhưng giống như những di dân đến trước, Bà đã quyết tâm học hỏi. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ Sư Hóa Học Bà đã trở thành một chuyên gia thượng thặng về chất nổ cho Hải Quân Hoa Kỳ. Tài năng của bà được chú ý và bà đã được liên tiếp bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng.
Sau vụ khủng bố 9/11, những nỗ lực chuyên môn của bà và các cộng sự viên trở thành ưu tiên hàng đầu của Quân Đội HK, bởi vì những nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta, sau khi nghiên cứu bài học của Đệ Nhị Thề Chiến, đã biết rằng nhiệm vụ tiêu diệt địch quân trốn sâu trong các hang động quả rất khó khăn và nguy hiểm cho binh sĩ HK.
Trong lúc hai tòa cao ốc đôi ở Nữu Ước vẫn còn đang âm ỉ khói, mọi người trong toán của Bà Ánh đều hiểu rằng sự thành công hay thất bại của họ trong công trình Kỹ Thuật Áp Nhiệt sẽ ảnh hưởng lớn lao đến sự an toàn của các chiến binh HK ở chiến trường A Phú Hãn. Dưới sự lãnh đạo của bà gần 100 khoa học gia, kỹ sư và chuyên viên đã đi từ khái niệm cho tới chế tạo 11 quả bom áp nhiệt chỉ vỏn vẹn trong 67 ngày. Thật là một thành quả phi thường đạt được dưới áp lực khủng khiếp.
Bà Ánh và các cộng sự viên đã bảo toàn sinh mạng cho rất nhiều chiến sĩ của chúng ta và đã giúp đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Taliban.
*KHG Dương Nguyệt Ánh

Tầm ảnh hưởng việc làm của Bà Ánh quả là phi thường. Bà đã giúp chúng ta đạt được những mục tiêu quân sự quan trọng, đưa đến việc trở về đất mẹ của ba triệu người A Phú Hãn."
Bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ đã trang trọng nói: "Thưa Bà Ánh, tôi xin nghiêng mình trước những đóng góp của bà và các cộng sự viên cho nền an ninh quốc gia và trước nỗ lực bảo vệ sinh mạng cho người dân Hoa Kỳ. Xin cảm ơn sự phục vụ cao cả và sự yểm trợ của Bà cho Chiến Dịch Operation Enduring Freedom và sự phụng sự lâu dài của bà cho quốc gia chúng ta".
Sau lời giới thiệu của Bộ Trưởng Hải Quân Dr. Donald Winter, một đoạn phim ngắn về KHG Nguyệt Ánh được trình chiếu lên. Sau đó KHG Nguyệt Ánh được mời lên nhận huy chương. Bằng một giọng đầy xúc động, KHG Dương Nguyệt Ánh nói: "Ba mươi hai năm trước, khi đến đất nước này tôi là một người tỵ nạn chiến tranh với hai bàn tay trắng và một hành trang đầy những ước mơ tan vỡ. Tôi đã không bao giờ nghĩ sẽ có một ngày tôi được hân hạnh có mặt ở đây chung với quý vị, những công dân Hoa Kỳ ngoại hạng và những công chức tận tụy.
Huy chương cao quý này không phản ảnh nhiều cho những thành quả khiêm tốn của tôi mà là phản ảnh của một thiên đường có tên gọi là Hoa Kỳ. Đất nước này là một thiên đường, không phải do nét đẹp hoặc sự giàu tài nguyên của nó, mà do người dân, những người Hoa Kỳ đầy lòng nhân ái, và hào phóng đã bảo bọc gia đình tôi 32 năm trước, đã hàn gắn vết thương trong tâm hồn chúng tôi, đã tái tạo niềm tin của tôi vào tình người, và đã thúc đẩy ý nguyện phụng sự quốc gia của tôi. Tôi muốn dành tặng huy chương này cho một nhóm người mà tôi hằng mang nợ... Đó là 58 ngàn chiến sĩ HK mà tên họ đã được khắc trên Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam và 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến để cho những nguời như tôi có được tự do.
Cầu mong Thượng Đế ban ơn cho những người sẵn sàng chết vì Tự Do, nhất là người sẵn sàng chết vì Tự Do của kẻ khác" .
Sau khi nghe KHG Dương Nguyệt Ánh phát biểu, tất cả gần sáu trăm quan khách đã đứng dậy vỗ tay bày tỏ sự ngưỡng mộ đặc biệt với KHG Nguyệt Ánh. Ngay sau đó KHG Nguyệt Ánh đi ra phía sau sân khấu, được báo chí đua nhau chụp ảnh, phỏng vấn trong lúc quan khách trong hội trường vẫn còn đứng với những tràng pháo tay ngưỡng mộ kéo dài, gần như không muốn dứt. Theo ban tổ chức, đây là lần đầu tiên trong lịch sử sáu năm của giải Sammies, một người lãnh huy chương được tất cả cử tọa đứng dậy vỗ tay tay bày tỏ sự ngưỡng mộ. Có nhìn tận mắt cảnh này chúng ta mới nhận thấy KHG Dương Nguyệt Ánh đã đem lại niềm hãnh diện lớn lao cho cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng và dân tộcViệt Nam nói chung.
Trả lời một câu hỏi về cảm nghĩ hôm nay, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cho biết "Ánh rất vui mừng được lãnh một huy chương cao quý về An Ninh Quốc Gia. Ánh mặc áo dài là muốn tất cả người Mỹ ở đây nhận ra Nguyệt Ánh là một người Mỹ gốc Việt và Ánh mong chiếc áo dài của Nguyệt Ánh nhắc cho mọi người nhớ cái gốc Việt Nam của Ánh. Mặc dầu Ánh là công dân Mỹ và đang phục vụ Hoa Kỳ nhưng Ánh không bao giờ quên mình là người Việt Nam".
Chị dâu của KHG Nguyệt Ánh nói, ngoài tài năng về khoa học, cô là người rất quan tâm đến đất nước, quê hương Việt Nam, chiến sĩ và thương phế binh của VN Cộng Hòa.


http://www.namuctuanbao.com/trang_phunu.htm




PC
#7 Posted : Tuesday, December 25, 2007 10:38:10 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phỏng vấn khoa học gia Dương Nguyệt Ánh

25/12/2007

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, một người từng được biết đến dưới danh hiệu là Bomb Lady, sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, khi Hoa Kỳ bị tấn công. Bà đã dẫn đầu toán khoa học gia và chuyên viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ để chỉ trong 67 ngày, chế tạo được loại bom áp nhiệt có khả năng công phá vào các hang động, hầm hố để quân đội Mỹ sử dụng trên chiến trường Afghanistan, giúp tiết kiệm xương máu cho rất nhiều chiến binh Hoa Kỳ trong công tác truy lùng quân khủng bố trong vùng núi non hiểm trở đầy hang động.

Ngoài ra, bà còn là người đứng đầu một công trình khác sắp sửa được quân đội Mỹ đem sử dụng ngay trên chiến trường, đó là phòng thí nghiệm lưu động, để xác định ngay tại chỗ lý lịch các nghi can bị bắt. Mới đây, bà đã được tổ chức Partnership for Public Service trao tặng huy chương cao quí 'Phục Vụ Quốc Gia' (Service to America Medal). Lan Phương của ban Việt ngữ đài VOA đã tiếp xúc với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh và ghi lại như sau:

Ngoài vũ khí sử dụng trên chiến trường, một trong những vấn đề ưu tư của các lực lượng Mỹ sau khi bắt những kẻ tình nghi khủng bố tại hiện trường là: nên trả tự do hay nên giam giữ? Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh giải thích về hệ thống nhận diện quân khủng bố mà bà đang giúp triển khai và kiện toàn như sau.

Bà Ánh nói: " Đây là một dự án thiết kế những phòng giảo nghiệm cho chiến trường để mà giúp nhận diện quân khủng bố. Trước hết, Ánh phải nói ngay là những kỹ thuật như lấy dấu tay hoặc là mẫu DNA hay là các vết tích khác để điều tra tội phạm không phải là một chuyện mới. Như quí vị đã biết là những kỹ thuật này đã được cảnh sát sử dụng từ lâu nay rồi. Cái mới là làm sao để ứng dụng những kỹ thuật này cho chiến trường và vì vậy phải làm sao để thiết kế hóa lại vì nhiều lý do: thứ nhất là chiến trường thì mỗi ngày có hằng hà sa số những thứ mà mình có thể giảo nghiệm được để tìm tung tích quân khủng bố, thí dụ như mảnh bom, mảnh mìn trong những vụ đặt bom ở bên đường, gài bom trong xe hay những vũ khí tịch thu được và những thứ khác nữa mà mình có thể thu lượm được, bản đồ ở trong một chiếc xe hay căn nhà nào đó. Thành ra không phải chỉ có vài ba mẫu dấu tay hay DNA như là một vụ án mạng ở trong nước. Tiến trình phân tích phải thật nhanh vì số lượng quá nhiều mà chuyên viên thì rất là ít oi. Vì thế các loại máy móc, dụng cụ phải được thiết kế khác với một phòng giảo nghiệm của cảnh sát ở trong nước. Thêm nữa chiến trường Iraq là một chiến trường lưu động, thành ra tôi muốn là các phòng thí nghiệm cũng phải lưu động. Cái ý niệm của tôi là thực hiện những phòng giảo nghiệm như là những cái hộp. Khi cần thì gửi những cái hộp mà tôi gọi là lab in the box đến một địa điểm nào đó ở chiến trường. Mở hộp ra thì bên trong nó là cả một phòng giảo nghiệm sẵn sàng rồi, đầy đủ dụng cụ máy móc, ngay cả máy biến điện riêng và hệ thống truyền tin qua hệ thống vệ tinh. Như thế công binh của chúng ta không mất thì giờ xây cất xong rồi phải lắp máy, ráp bàn đóng ghế, bắt dây điện, bắt hệ thống truyền tin...Vì thế phòng giảo nghiệm khi gửi đến chiến trường, mở hộp ra thì nó là cái phòng giảo nghiệm sẵn sàng để mình có thể hoạt động ngay, thay vì phải đợi cả 5,6 tháng sau là ít. Đến khi xong sứ mạng thì chỉ việc xếp cái hộp lại và đem về lại Hoa Kỳ hay là đem đến một địa điểm khác hoặc là một chiến trường khác. Hơn nữa, mỗi một cái hộp là một loại giảo nghiệm khác nhau, hoặc là dấu tay, hoặc là DNA, hoặc là đầu đạn...nếu mình cần loại giảo nghiệm nào thì mình gửi loại hộp đó đi, và những hộp này có thể nối kết với nhau giống như những đồ chơi Lego của trẻ em, thành ra có thể nối hộp này với hộp kia thành những phòng thí nghiệm lớn hơn nếu mà mình cần."

Khi được hỏi đây là sáng kiến của bà hay được chỉ thị của bộ quốc phòng để thực hiện, bà cho biết các kỹ thuật để nhận diện thì đã có từ lâu và đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên đem phòng giảo nghiệm đến tận chiến trường là sáng kiến do chính bà đề xuất. Bà cho biết khoảng thời gian kể từ lúc bà đề nghị với bộ cho đến khi được chấp nhận là 6 tháng, sau đó bà đã thành lập toán chuyên viên để cùng nhau thực hiện đề án. Hiện giờ thì phòng thí nghiệm lưu động này sắp được đưa ra sử dụng vào đầu năm 2008.

Toàn thể tiến trình mất một khoảng thời gian chừng một năm. Tuy nhiên, kích thước của phòng thí nghiệm lưu động này vẫn còn khá lớn, ít nhất là 20 feet, tức là từ 5 cho đến 6 mét. Sau đó, toán chuyên viên sẽ tìm cách thu nhỏ để chỉ còn kích thước như một túi đeo lưng.

Đây là kỹ thuật được áp dụng cho những nghi can mà dấu tích sinh học và những chi tiết liên hệ đến họ đã được đưa vào kho dữ kiện của hệ thống điện toán rồi, nhưng đối với những tên khủng bố mới được tuyển mộ, chưa có dữ kiện gì về họ được thu thập thì phòng thí nghiệm này giúp ích được những gì?

Bà Ánh nói: "Nếu mà mình chưa có chứng tích gì như chị nói, giả sừ như người nào mới bắt đầu gia nhập vào tổ chức khủng bố chẳng hạn, thì chúng ta không có cách nào để biết cả. Hiện giờ ở bên Iraq, quân đội thường xuyên thu thập những mẫu sinh học của nhiều người vì bên Iraq họ thành lập những cái mấu để mà kiểm soát giao thông hay trước khi vào một vùng an ninh mà mình gọi là Green Zone thì tất cả những người đi qua cái trạm kiểm soát đó, chúng ta đều lấy mẫu sinh học của họ, tàng trữ vào trong data base đó. Lúc thì lúc đầu chỉ để tham khảo thôi, chứ mình chưa có biết là họ có làm gì đáng tình nghi hay không nhưng mà sau đó mình cứ tiếp tục thu thập những mẫu sinh học đó và mình có những softwares, những phương cách để so sánh dữ kiện rồi từ đó mình mới có thể để ý, chú ý đến một người nào đó hay một nhóm người đặc biệt nào đó và theo dõi họ."

Với một gia đình tương đối đông con, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà luôn luôn được sự chung sức của phu quân trong việc dạy dỗ con cái, chăm sóc gia đình và được chồng con thông cảm mỗi khi bà phải lao mình vào những dự án gấp rút hầu giúp cho binh sỹ Mỹ đang phải đương đầu với những hiểm nguy ngoài chiến trường. Tuy nhiên sau những tháng phải làm việc cật lực như vậy, bà thường có một thời gian dài để hồi sức và cùng với gia đình nghỉ ngơi để đền bù cho sự vắng mặt thường xuyên trong những lúc công việc dồn dập.

Với trọng trách nặng nề, Ở lứa tuổi 47, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh vẫn giữ được gương mặt tươi sáng và dáng dấp khỏe mạnh, trẻ trung. Làm thế nào bà có thể giữ được sức khỏe cá nhân về cả tinh thần lẫn thể chất?

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà là người không để ý đến sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, nhờ được đức lang quân luôn luôn chăm sóc cho sức khỏe của vợ con, để ý từng ly từng tý đến cách ăn uống sao cho hợp dinh dưỡng, rau trái và sữa thật nhiều, và cứ cách 2 ngày cả gia đình còn ăn chay một ngày.

Riêng về sức khỏe tinh thần, bà cho biết bà là người có khả năng cao trong cách đối phó với những áp lực của công việc và đời sống. Làm được như vậy bà phải có những bí quyết. Trước hết, đối với những chuyện bình thường, bà quyết định rất nhanh, và đã quyết định rồi thì không thắc mắc, ân hận nữa, kể như xong, để đỡ mất thời giờ, không tự dằn vặt mình một cách vô ích vì tự dằn vặt mình sẽ làm tổn hại rất nhiều cho khả năng chịu đựng áp lực. Còn đối với những chuyện không thể quyết định nhanh chóng được thì sao?

Bà Ánh nói: "Có những chuyện mà mình không có thể nào suy nghĩ nhanh hay quyết định nhanh được; như nghiên cứu về khoa học kỹ thuật chẳng hạn. Nhiều khi mình trông đợi thí nghiệm sẽ ra một đàng nhưng nó lại ra đàng khác. Mình còn phải suy nghĩ nhiều, còn phải tính lại hay mình hiểu lầm hoặc là mình tính equation nhầm chẳng hạn...mình đặt phương trình không đúng hay là tại sao, hay là mình quên một dữ kiện nào về vật lý hay hóa học cho nên mình tính một đàng mà nó đi một nẻo chẳng hạn. Những cái chuyện đó dĩ nhiên là mình không giải quyết được thật nhanh hay suy nghĩ được thật nhanh. Nhưng mà tôi có thêm một bí quyết khác là không bao giờ tôi bỏ thì giờ hay để tâm trí suy nghĩ vào một vấn đề nào lâu quá vài tiếng đồng hồ. Sau đó thì tôi xếp nó lại qua một bên để tôi làm chuyện khác. Nhưng mà trước khi xếp nó lại hay trước khi đi ngủ chẳng hạn, thì tôi dặn tôi là mình còn chuyện đó ngày mai phải suy nghĩ tiếp, giống như là mình tự bảo tiềm thức của mình là 'thôi mình đi ngủ đây', nhưng tiềm thức của mình vẫn làm việc; và phần nhiều như vậy thì đến sáng ngày hôm sau lúc leo lên xe đ làm thì tự nhiên mình nghĩ tới những chuyện cũ và phần nhiều là mình nghĩ ra được thêm những vấn đề mới mà tối hôm qua mình nghĩ mãi không ra."

Mới đây, tờ Newsweek có tường trình về buổi lễ trao tặng huân chương 'Phục Vụ Quốc Gia', ghi lại rằng bà đã đứng lên cảm tạ sự hào hiệp và lòng, nhân ái của nước Mỹ đã cho bà và gia đình bà đến tỵ nạn và gia đình bà đã nhận được rất nhiều giúp đỡ trong giai đoạn đầu ở xứ sở mới. Sau đó bà phát biểu rằng: 'Có một nhóm người đặc biệt mà tôi mang ơn mắc nợ rất nhiều. Đó là 58,000 người Mỹ mà tên tuổi của họ được khắc trên bức tường kỷ niệm chiến tranh Việt Nam và 260,000 quân nhân miền nam Việt Nam đã hy sinh để những người như tôi có một cơ hội thứ nhì được sống trong tự do. Xin thượng đế ban phúc lành cho tất cả những ai sẵn sàng chết cho tự do, nhất là cho những ai sẵn sàng chết cho tự do của người khác. Xin cảm tạ quí vị'.

Tờ Newsweek viết tiếp: 'Và cám ơn bà Ánh Dương. Xin nhắc bà rằng món nợ đã trả xong, kể cả vốn lẫn lời!'


http://www.voanews.com/v...ese/2007-12-25-voa9.cfm

viethoaiphuong
#8 Posted : Sunday, January 20, 2008 4:38:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
KHG Dương Nguyệt Ánh Được Vinh Danh Ở White House

TUYẾT MAI & TRỊNH QUỐC THIÊN
Việt Báo Thứ Bảy, 1/19/2008, 12:02:00 AM

Khoa Học Gia (KHG) Dương Nguyệt Ánh vừa được Bộ Nội An (Homeland Security Dept.) trang trọng vinh danh trong một buổi lễ đặc biệt, được tổ chức vào lúc 2 giờ chiều ngày 15 Tháng 1, 2008 tại White House.

Vì lý do an ninh nên các cơ quan truyền thông không được mời tham dự buổi lễ. Trước White House KHG Dương Nguyệt Ánh đã cho biết chi tiết buổi lễ như sau.

Buổi lễ vinh danh do Bộ Nội An tổ chức nhằm hai mục đích. Thứ nhất là để tuyên thệ cho hai mươi lăm người từ mươi tám quốc gia, mới được nhập quốc tịch, trở thành công dân Hoa Kỳ. Mục đích thứ hai là nhân dịp này Bộ Nội An tuyên dương bốn người được chọn là công dân ngoại hạng (Outstanding American by Choice Award). Đây là giải dành cho những người di dân đã trở thành công dân và có những đóng góp đáng kể cho Hoa Kỳ.

Bộ Nội An muốn trao giải thưởng và coi những công dân ngoại hạng này là những người gương mẫu cho những công dân mới. Trong ngày tuyên thệ, những người công dân mới nên biết về những người di dân đến trước đã đóng góp như thế nào cho quốc gia Hoa Kỳ. Đây coi như là một cách để khuyến khích và kêu gọi những người công dân mới của Hoa Kỳ, tinh thần trách nhiệm và bổn phận của họ đối với Hoa Kỳ.

Hiện diện trong buổi lễ vinh danh này có Quyền Phó Bộ Trưởng Bộ Nội An Paul Schneider và nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền HK, hai mươi lăm di dân từ mười tám quốc gia khác tuyên thệ để trở thành công dân HK và bốn người được trao giải công dân ngoại hạng HK. Ngoài KHG Dương Nguyệt Ánh còn có ba người nữa là Dân Biểu Liên Bang Albio Sires, gốc người Cuba; ông Duncan Wardle, Phó Chủ Tịch của Walt Disney là người gốc Anh, và Cựu Thiếu Tướng Bộ Binh John L. Fugh, gốc người Trung Hoa.

Mở đầu là lễ chào cờ, kế đến Ông Tổng Giám Đốc Sở Di Trú Emilio Gonzalez nói chuyện và giải thích về ý nghĩa cũng như bổn phận và trách nhiệm của một công dân Hoa Kỳ. Ông nhắc lại lịch sử của HK là một nước bắt đầu bằng những người di dân, và di dân là một trong những lý do người HK quyết định dành độc lập và tách rời quốc mẫu tức là nước Anh ngày xưa. Nước Anh lúc đó đã không cho phép những người di dân từ nước khác đến đây trở thành công dân, không cho họ được hưởng những quyền lợi về đất đai. Ông ấy muốn giải thích lịch sử quốc gia này là bắt đầu từ di dân và sự hùng mạnh của quốc gia này cũng là do sự đóng góp của tất cả những người di dân.

Sau đó thì ông giới thiệu Ông Quyền Phó Bộ Trưởng Bộ Nội An Paul Schneider lên làm diễn giả chính để nói chuyện về bổn phận và trách nhiệm của người HK cũng như là quyền lợi, sự may mắn của những người được làm công dân HK. Vì như chúng ta đã biết, HK là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới và ông kể lại sự thành công của những người di dân và nhấn mạnh đây là một quốc gia hoàn toàn bình đẳng. Quyền làm người cũng như quyền công dân được tôn trọng hoàn toàn, mọi người được bình đẳng, được tự do về mọi mặt, tôn giáo, chính trị vv… quyền quan trọng nhất là quyền tự do theo đuổi mưu tìm những hạnh phúc và mơ ước của mình.

Kế đến là lễ tuyên thệ cho hai mươi lăm người từ mười tám quốc gia khác nhau. Sau đó là giới thiệu thành tích của mỗi người trong số bốn người được trao giải Công Dân Ngoại Hạng hôm nay. Người đầu tiên là Dân Biểu Albio Sires, sau đó tới KHG Dương Nguyệt Ánh và hai người kế tiếp.

Phần đọc tiểu sử của KHG Dương Nguyệt Ánh thì họ tự sưu tầm lấy và đọc khá đúng, chỉ thiếu một vài chi tiết thôi và họ đọc rất trang trọng. Sau đó họ mời KHG Dương Nguyệt Ánh lên để trao cho bằng tưởng lục (the “Outstanding American by Choice” certificate of recognition) . Họ goị là “American by Choice” là vì chúng ta không phải là người được sinh ra ở đây mà chúng ta tự chọn là công dân HK.

KHG Duơng Nguyệt Ánh được giới thiệu là người Việt Nam tỵ nạn chiến tranh, tới HK đầu năm 1975. Họ cũng tóm tắt cuộc hành trình tìm tự do của KHG, những đóng góp quan trọng của bà cho Hoa Kỳ cũng như những thành đạt trong nghề nghiệp.

Sau khi nhận giải thưởng thì bốn người nhận giải được mời phát biểu cảm tưởng. KHG Nguyệt Ánh nói về những cảm tưởng, những ý nghĩ của mình từ một di dân trở thành công dân HK.

KHG Dương Nguyệt Ánh kể lại, Quyền Phó Bộ Trưởng Bộ Nội An hỏi bà tại sao bà nói chuyện hay quá mà không nghĩ tới chuyện làm chính trị gia? . Bà có tài kêu gọi được lòng yêu nước của rất nhiều người. KHD Nguyệt Ánh nói, rất ngạc nhiên vì ông ta nói một cách rất cảm động, rơm rớm nước mắt.

Được hỏi Bà muốn nói gì với cộng đồng người Việt không? KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời, chỉ muốn nhắn nhũ với các bạn trẻ, còn đi học hoặc mới chập chững ra đời, mới bắt đầu đi làm rằng… chúng ta may mắn đang sống trong một quốc gia tự do và giàu mạnh hàng đầu thế giới. Quan trọng hơn hết là chúng ta cần nắm lấy cơ hội này, cần lợi dụng nền dân chủ để học hỏi tiến thân, để giúp cho bản thân, cho gia đình và quan trọng hơn nữa là để phụng sự xã hội, phụng sự quốc gia. Chúng ta là người Mỹ gốc Việt thì cũng xin nhắn các bạn là không quên gốc Việt Nam của mình, càng thành công thì càng nhớ tới nguồn gồc của mình, nên giúp đỡ những người Mỹ gốc Việt khác đến sau, và nhớ tới mấy chục triệu đồng bào ở Việt Nam thiếu may mắn đang phải sống trong một chế độ áp bức, không có tự do dân chủ, không có cơ hội theo đuổi những mộng ước, dự tính về tương lai như chúng ta có thể theo đuổi ở đây một cách dễ dàng .

Tưởng cũng nên nhắc lại KHG Dương Nguyệt Ánh đã được vinh danh và trao tặng huy chương cao quý của Hoa Kỳ “Phục vụ Quốc Gia” (Service to America Medals) do Partnerhsip for Public Service trang trọng tổ chức ngày 19/9/2007 tại Andrew W. Mellon Auditorium ở Washington, D.C. Bà được giải thưởng trong lãnh vực An Ninh Quốc Gia (National Security Medal).

Trong buổi lễ này, Dr. Donald Winter, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân Hoa Kỳ đã giới thiệu KHG Dương Nguyệt Ánh là người lãnh đạo một nhóm khoa học gia chế tạo ra bom Áp Nhiệt, giúp giảm bớt số thương vong của Quân Lực HK và đã góp phần chiến thắng ở A Phú Hãn.

KHG Dương Nguyệt Ánh cũng đã thành công trong việc thiết kế một hệ thống, trong vài phút có thể nhận diện quân khủng bố hay người dân vô tội . Dự án the Joint Expeditionary Forensic Facilities (JEFF) (Các cơ sở phân tích viễn liên ) hay “lab in the box” phân tích sinh trắc học (biometrics) .

Hệ thống nhận diện quân khủng bố hay người dân vô tội di động này được đưa sang Iraq dùng vào đầu năm 2008.


TUYẾT MAI & TRỊNH QUỐC THIÊN
viethoaiphuong
#9 Posted : Thursday, April 3, 2008 3:19:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Người Mỹ nghĩ sao về trường hợp nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh?
Mar 29, 2008


Cali Today News - Cộng đồng người Việt trên thế giới có nhiều anh thư lẫm liệt, nhưng có lẽ Hoa Kỳ chính là đất nước đã chứng nhận sự xuất hiện một loạt "con cháu xứng đáng của truyền thống Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị", với những thành tích phi thường, làm hãnh diện cộng đồng và vẻ vang nòi giống.

Một trong những người xuất sắc nhất là bà Dương Nguyệt Ánh, nhà khoa học còn có biệt danh "Bomb Lady". Tiểu sử và thành tích của bà thì nhiều cơ quan báo chí Mỹ và Việt đã đăng tải, không cần phải nhắc lại.

Cái đáng nói là người Mỹ đã nghĩ sao về bài diễn văn trứ danh của bà (bài diễn văn ứng khẩu, không cầm giấy đọc từng chữ như kiểu của ông thủ tướng Phan Văn Khải của Việt Nam khi gặp gỡ TT Bush tại toà Bạch Oác gần đây) khi bà nhận lãnh huy chương cao quý Service to America Medals do hiệp hội Partnership for Public Service chủ trì tổ chức phát giải. Huy chương này tặng cho những công dân Hoa Kỳ có những thành tích ngoại hạng phục vụ quốc gia, rất ít người vinh dự được hưởng.

Tuần báo Newsweek sau đó đăng bài có tựa "Anh Dương, out of Debt" (Bà Dương Nguyệt Aùnh đã trả xong nợ nần) rất súc tích (mà nhật báo Cali Today cũng đã lược dịch và đăng tải trên trang báo này), đã phản ảnh suy nghĩ của người Mỹ về trường hợp của bà. Chúng tôi xin tóm lược như sau, nhằm nói lên tinh thần hiểu biết của người Mỹ về những người "canh cánh tấm lòng mang ơn Hoa Kỳ đã nung đúc tài ba của họ" như bà Dương Nguyệt Ánh:

..Từ một cô bé 15 tuổi, cao có 4 feet 7, ngơ ngác đặt chân lên đất Mỹ, một chữ tiếng Anh lận lưng cũng không có, Ánh thật sự bước vào cuộc đời mới. Khi đó Bin Laden mới 18 tuổi, một tháng 4 trầm buồn năm 1975. Số phận của hai người, thật vô cùng khác biệt, sẽ "đụng độ nhau" sau này.

Hải Quân Hoa Kỳ mang gia đình họ Dương đến vịnh Subic Bay lừng danh của Philippines năm 1975. Sau đó là một trại tị nạn ở Pennsylvania. Năm tháng sau, gia đình có truyền thống Phật giáo này được Nhà Thờ First Baptist Church ở Washingotn, D.C. tiếp nhận. Cô bé Ánh vào học trung học ở Maryland, rồi sau đó là Đại học Maryland. Cô 'gỡ' các bằng cấp về kỹ sư, máy điện toán và quản trị hành chính.

Nhưng Ánh nói: "Tôi muốn làm việc cho Bộ Quốc Phòng, để trả ơn cho các chiến sĩ đã bảo vệ chúng ta qua những năm tháng dài..." Sau đó thì mọi chuyện tuần tự ai cũng biết: Sau vụ 9/11, Hoa Kỳ sắp đánh Afghanistan và bà Ánh biết mình sẽ làm gì để phá các căn hầm hay địa đạo kiên cố của phiến quân Taliban trong lòng núi sâu. Cái phải nói là bà chỉ huy một nhóm khoa học gia đông đảo đẽ làm ra loại bom áp nhiệt BLU-118/B, chỉ trong vòng có 67 ngày, sau 3 năm nghiên cứu. Thành tích này được giới khoa học mô tả là "sự thách thức khó khăn cho việc làm sao kích nổ về hóa học".

Bà Ánh trong đời thường thật vô cùng khác với hình ảnh "nhà hóa học dữ dội cao có 5 feet 1 inch'. Báo Washington Post nói "các con cái của bà không được chơi đùa với nhau bằng đồ chơi là vũ khí hay đọc sách Harry Potter, vì vợ chồng Ánh nói loại tiểu thuyết này quá bạo lực. Ngay cả những "hình ảnh đánh nhau" trong băng video "Pocahantos' của W. Disney cũng bị vợ chồng bà kiểm duyệt luôn! Quả thật là hai hình ảnh khác nhau của một con người. Ngày bà đến tòa soạn Cali Today, bà cũng làm cho anh chị em trong tòa soạn ngạc nhiên vì một dáng vẻ bình dị bên ngoài, một nét dịu dàng của một phụ nữ Việt Nam, một người vợ hiền e ấp bên người chồng cao lớn,… Có ai biết bên trong con người dịu hiền, đoan trang ấy, là một "công thức thuốc nổ" kinh hoàng động địa, để thế giới phong vương là nữ hoàng chất nổ – Bomb Lady.

Trong bài diễn văn tạ ơn của bà Ánh có đoạn: "Ba mươi hai năm trước, tôi là di dân đến nước này do chiến tranh với hai bàn tay trắng và một túi đầy những ước mơ gãy vụn. Nhưng đất nước này là Đất Thiên Đàng, không phải vì nó đẹp hay giàu có nhưng là do con người ở đây. Người Mỹ nhân từ và quãng đại đã giang vòng tay ra đón nhận chúng tôi và chữa lành các vết thương lòng, làm chúng tôi sống lại niềm tin vào con người và giúp niềm hứng khởi cho tôi phục vụ cho dân chúng."

Bà kết luận: "Có những người rất đạc biệt mà tôi muốn dâng lên tấm huy chương này. Đó là 58,000 binh sĩ Hoa kỳ đã hy sinh và 260,000 chiến sĩ VNCH đã nằm xuống trong chiến trận VN. Họ đã chết để cho những người như tôi có cơ hội sống, có cơ may sống đời tự do… Xin Thượng đế ban phúc lành cho tất cả những ai sẵn sàng chết vì tự do, nhất là những người đã can đảm hy sinh cho những kẻ khác được sống đời tự do. Xin cám ơn."

Ký giả Geoge F. Will kết thúc bài viết như sau: "Và chúng tôi xin cám ơn cô, Ánh Dương. Xin cô hãy xem như mình đã trả hết nợ cho Hoa Kỳ, kể luôn tiền lãi."
Dù bài viết này chúng tôi đã đọc và lược dịch khá lâu rồi, nhưng nay, khi thấy báo chí Mỹ lại nhắc đến bà với những lời diễn văn ngẫu hứng, bốc lửa, vang vọng một tình nhân ái của con người, tôi lại rung động và viết tiếp, viết để mình cùng nhau tự hào về đất mẹ thân yêu đã sản sanh ra bao anh hùng liệt nữ…

Tôi bỗng thèm được có dịp gặp lại bà để nhìn qua nét mặt của bà mà nhìn thấy nét đẹp của những người con gái Việt hào hùng trong lịch sử, ở quê nhà hay trên đất lạ xa xôi…

Hồng Quang lược dịch

http://www.calitoday.com...9d3fa025d517398293c024f
viethoaiphuong
#10 Posted : Sunday, July 13, 2008 4:12:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Giọt nước mắt vì niềm kiêu hãnh: người Việt Nam


Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt. Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn ?



Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.

Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.

Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.

Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.

Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.

Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bỏ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.

Ðó là cách trả thù vậy.

Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.

George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam, một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.

Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.

Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.

Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.

Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công, chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.

Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.

George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.

Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.

George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này:

Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa.

Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.

Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?



t/g Bùi Bảo Trúc

http://www.viet.no/content/view/1897/87/
viethoaiphuong
#11 Posted : Tuesday, January 13, 2009 12:08:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
BBC - Phỏng vấn bà Dương Nguyệt Ánh
12 Tháng 1 2009 - Cập nhật 17h42 GMT

Bà Dương Nguyệt Ánh, đứng đầu một toán khoa học gia Mỹ, đã phát minh một loại chất nổ mới dùng trong việc chế tạo ra loại bom 'áp nhiệt' có khả năng diệt các hầm ngầm hay hang động sâu trong lòng núi mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến Afghanistan.
Bà Ánh cho biết từ lúc mới còn là khái niệm, toán khoa học gia dưới sự điều động của bà đã hoàn thành bom thermobaric tạm dịch là bom 'áp nhiệt' trong một thời gian kỷ lục là 67 ngày.

Khi được Xuân Hồng hỏi là võ khí tạo ra hòa bình hay chỉ tạo ra chiến tranh, bà Dương Nguyệt Ánh nói : "Chiến tranh hay hòa bình là quyết định của con người, còn võ khí chỉ là phương tiện như trăm ngàn phương tiện khác mà thôi".

Bà Ánh nói tiếp: "Nếu bảo rằng không nên chế tạo hoặc phát triển võ khí, thì chẳng khác nào bảo rằng một quốc gia ưa chuộng hòa bình không cần có quân đội".

Bà Dương Nguyệt Ánh đã được chính phủ Hoa Kỳ trao tặng huy chuơng ' National Security Medal' hồi năm 2007 vì công trình phát minh ra loại chất nổ mới này.


Phần 1: Cơ duyên đến với khoa học


Phần 2: 'Việt Nam không tiến bộ vì thể chế chính trị'


Phần 3: 'Giáo dục Việt Nam chỉ một chiều'

Dân chủ

Trên cương vị một công dân Mỹ gốc Việt, bà Ánh cho biết bà quân tâm đến các diễn biến trong xã hội của của nước mẹ đẻ và nước đã cho bà và gia đình "cơ hội thứ nhì để lập lại cuộc sống.

Bà tự nhủ phải đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phồn vinh và bình an của quê hương mới và để tạo điều kiện cho thế hệ con cháu cũng sẽ được sống tự do và hạnh phúc như mình, do đó, bà "rất quan tâm về tệ nạn khủng bố hiện nay".

Trên cương vị một người Mỹ gốc Việt, bà Ánh cho biết : "Lúc nào cũng quan tâm tới 85 triệu người đồng hương đang sống dưới sự thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, không có tự do, nhân quyền"

Bà hy vọng "Chính quyền Việt Nam đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, của đảng để cho Việt Nam được tiến bộ và phú cường"

Nhìn vào Việt Nam, bà Ánh nói : "Điều tôi lo nhất là hiểm họa mất nước trước ý đồ rất rõ ràng của Trung Quốc muốn xăm lăng Việt Nam"

Cao trào dân chủ khắp thế giới, theo bà Ánh là " Một điều đáng mừng vì sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam giúp cho họ tự hỏi là tại sao quê hương vẫn không giàu, khôg mạnh, không tiến bộ như những nước láng giềng".

Bà Ánh nói rằng " Một ngày nào đó, giới trẻ Việt Nam sẽ đứng lên đòi hỏi dân chủ và đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam.

Kinh nghiệm

Bà Ánh nói : "Không có sự thành công nào mà không có sự giúp đỡ của người khác, do đó, nếu mình thành công, thì mình phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, và cách nhớ ơn hay nhất là mình phải giúp đ74 những người đi sau mình".

Bà Ánh nói tiếp: "Khả năng sáng tạo có thể được thi thố trong bất cứ môi trường nào, không cứ phải là văn chương, mà khoa học kỹ thuật cũng là môi trường để phát huy khả năng sáng tạo".

"Trong trường hợp của tôi, nghiên cứu khoa học kỹ thuật là sáng tạo vì tôi đã áp dụng các nguyên tắc khoa học để sáng tạo ra môt cái gì mới"

"Không phải học giỏi là yếu tố duy nhất đưa đến thành công, vì 20% là óc, 60% là mồ hôi còn lại là trái tim ".

Bà Ánh khẳng định "tài phải đi đôi với đức mới đưa đến thành công".

Dương Nguyệt Ánh rời Việt Nam hồi năm 1975, khi còn là một nữ sinh 15 tuổi mới học lớp 9 trường Lê Quý Đôn, Sàigòn, để cùng gia đình sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, với số vốn tiếng Anh chỉ có ' vỏn vẹn 50 từ '.

Bà đã nghe theo lời thân phụ để theo học khoa học, mặc dù ôm giấc mộng theo văn chương từ tấm bé.

Bà Ánh tốt nghiệp trường đại học Maryland với hai bằng B.S. về hóa học và khoa học điện toán. Đến năm 1983, bà bắt đầu làm kỹ sư hóa học tại trung tâm nghiên cứu võ khí diện địa thuộc Hải quân Hoa Kỳ.

http://www.bbc.co.uk/vie...1/ivduongnguyetanh.shtml
viethoaiphuong
#12 Posted : Tuesday, February 17, 2009 3:29:04 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
PHỎNG VẤN NỮ KHOA HỌC GIA DƯƠNG NGUYỆT ÁNH (Đài SBS Úc Châu)

Chuyện Việt Nam: Thứ Ba 17/2/2009: Nói chuyện cùng nữ Khoa-học-gia Dương Nguyệt Ánh

Sự đóng góp của nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh:

http://www.youtube.com/watch?v=mbr-mxocw3o
&
http://radio.sbs.com.au/...ghts&language=Vietnamese
PC
#13 Posted : Friday, April 24, 2009 3:47:19 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
KHG Dương Nguyệt Ánh được giải thưởng thành công vẻ vang
Tuyết Mai &Trịnh Quốc Thiên , Apr 23, 2009




Cali Today News - Vào lúc 6:30 chiều ngày 18 Tháng Tư, 2009 tại Đại Học Maryland (College Park) có tổ chức một buổi trao giải thưởng để vinh danh những cựu sinh viên xuất sắc đã thành công vẻ vang trong xã hội Hoa Kỳ. Trong số 21 người được giải thưởng có KHG Dương Nguyệt Ánh.

Đây là lần thứ mười Đại Học Maryland (College Park) đã tổ chức trao những giải thưởng vinh danh như vậy. Đại học này có nhiều phân khoa khác nhau và KHG Dương Nguyệt Ánh được trao giải thưởng dành cho những cựu sinh viên thuộc Phân Khoa Kỹ Sư. Ngoài ra cũng có nhiều giải thưởng cho những phân khoa khác như Thương Mại, Y Tế, Nghệ Thuật, vv…

Được biết, được tuyển chọn là cựu sinh viên xuất sắc rất là khó khăn vì đại học có rất nhiều sinh viên. Trước hết phải có người đề nghị rồi một hội đồng cứu xét, quyết định. Phần lớn, yếu tố quyết định là dựa vào sự thành công của cựu sinh viên trong xã hội, dựa vào địa vị họ đang có và những đóng góp của họ đối với xã hội hiện tại, cũng như đối với Viện đại học Maryland. Một số giải thưởng cũng trao cho những cựu sinh viên đã quay về giúp trường gây quỹ hay xây building mới cho trường hay giúp ngân sách để trợ cấp học bổng cho sinh viên. Trong số các cựu sinh viên đã được trao giải những năm trước có Dân biểu Steny Hoyer hiện đang là Lãnh Tụ Khối Đa Số Hạ Viện (House Majority Leader), và bà Connie Chung, từng phụ trách chương trình Tin Tức buổi tối của CBS cùng với Dan Rather và chương trình 20/20 của ABC cùng với Charles Gibson.

Trong buổi trao giải thưởng này KHG Dương Nguyệt Ánh mặc áo dài VN, chị cho biết chị cố ý cho mọi người biết chị là người Việt Nam, đó cũng là một cái cách khoe nguồn gốc của mình một cách kín đáo. Theo chị người Việt Nam là một thiểu số ở HK, nhìn vào sự thành công của ngừơi Việt Nam, của các chuyên gia , khoa học gia như bác sĩ, kỹ sư… cộng đồng VN đã đóng góp rất nhiều cho quốc gia HK. KHG Dương Nguyệt Ánh đề nghị với tất cả quý vị phụ nữ khi được giải thưởng hay vinh dự nào đó thì nên nghĩ đến chuyện mặc áo dài, đó là cách quảng cáo hữu hiệu nhất đối với ngừơi bản xứ về khả năng đóng góp của người Việt, nhất là người Việt tỵ nạn đối với quốc gia mới của chúng ta – Hoa Kỳ.

Nói về cảm nghĩ, KHG Dương Nguyệt Ánh cho biết, khi nhận được giải thưởng này, chị liên nghĩ đến ngày đầu tiên chị mới bước chân vào Đại Học Maryland năm 1978. Lúc đó chị chỉ là một cô sinh viên rất là ngờ nghệch, bỡ ngỡ, sợ hãi vì chưa quen với xã hội HK, huống chi bước chân vào một trường đại học lớn như Đại Học Maryland. Nhưng chỉ trong vòng bốn năm, nhờ sự tôi luyện của thầy, cô và các bạn, lúc đó chị sinh hoạt rất nhiều với các bạn sinh viên, nhất là Hội Sinh Viên VN ở Đại Học Maryland, chị đã có được lòng tự tin. Khi ra trường Chị không còn là một sinh viên nhúc nhác, lo sợ nữa mà là một kỹ sư hóa học với đầy lòng tự tin. Chị bước chân vào đời với lòng tự tin có đầy đủ khả năng và có thể tranh đua với nhiều người khác. Chị nhớ lại cảm nghĩ khi rời trường, quay nhìn mấy giảng đường, nhớ đến thầy bạn cũ… rồi hôm nay trở lại đây, chị nhớ ơn những người đã giúp chị trong những đoạn đường đã qua, nhất là những thầy và bạn đã giúp chị trong chặn đường đầu tiên.

KHG Dương Nguyệt Ánh có nhận xét , các bạn trẻ Mỹ gốc Việt hiện nay có lợi điểm là tiếng Anh giỏi hơn những người thế hệ đi trước, vì vậy họ có thể chọn theo học nhiều ngành khác nhau. Thế hệ trước tiếng Anh yếu nên không đủ tự tin để học ngành mình thích. Các bạn trẻ bây giờ có thể học bất cứ ngành nào mà họ thích, không nhất thiết phải học khoa học hay kỹ thuật. Nói chung thì kiến thức học hỏi được ở trường chỉ là một nửa hành trang thành công ở đời thôi, còn rất nhiều yếu tố khác đưa tới sự thành công mà mình cần phải có như sự chuyên cần. Theo KHG Dương Nguyệt Ánh , công thức riêng để chị thành công, chỉ có mười phần trăm là óc, còn lại là trái tim, nghĩa là phải có nhiệt tình muốn làm gì, muốn theo đuổi một hoài bảo nào đó, chẳng hạn như có mơ ước phục vụ cho quốc gia dân tộc. Còn lại đến sáu mươi phần trăm là mồ hôi, nghĩa là sự chuyên cần, vì nếu không có chăm chỉ thì dù có thông minh đến mấy cũng không thể đi đến đích được.

Điều KHG Dương Nguyệt Ánh muốn nói với thế hệ trẻ là chúng ta đang sống trong một quốc gia đầy đủ tự do và cơ hội, chúng ta cần lợi dụng tất cả điều kiện của quốc gia chúng ta đang sinh sống mà cố gắng để tiến thân. Dĩ nhiên việc đầu tiên là chúng ta phải lo trả hiếu cho cha mẹ, giúp đỡ gia đình đồng thời tiến thân để sau này giúp gia đình riêng của mình. Nhưng chị muốn nhắc các bạn trẻ vì chúng ta là ngừơi Mỹ gốc Việt thì đừng bao giờ quên cái gốc VN của mình.

Khi mình thành công thì nên quay lại nhìn sau lưng, nhớ đến những người đã giúp mình trong những chặn đường đầu tiên, nhớ đến 85 triệu đồng bàoVN vẫn còn đang còn thiếu tự do trong nước và chúng ta nếu có thể thì bất cứ lúc nào, làm được việc gì, nên cố gắng giúp tranh đấu cho tự do, cho dân chủ của VN.

Tưởng cũng nên nhắc lại KHG Dương Nguyệt Ánh đã được mệnh danh là “Bomb Lady”, rất nổi tiếng về việc chế tạo bom để chống quân khủng bố ở A Phú Hản. Lúc đó KHG Dương Nguyệt Ánh làm Tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật của một trong những Trung Tâm Chế Tạo Vũ Khí của Hải Quân HK. Trong khoản thời gian 2005-2008, KHG Dương Nguyệt Ánh làm Cố Vấn Kỹ Thuật cho Tư Lệnh Phó Hải Quân ở Ngũ Giác Đài, chị phụ trách việc thiết kế phòng trắc nghiệm về sinh hóa học như dấu tay hay những vật dụng khác để có thể xác định chắc chắn lý lịch của một người. Những phòng trắc nghiệm đó rất thành công, hiện giờ có bốn phòng trắc nghiệm được thiết kế tại những nơi quan trọng ở Iraq. Sau đó Bộ Quốc Phòng được yêu cầu đem kỹ thuật đó qua giúp cho quân đội đồng minh và quân đội ở A phú Hản.

Hiện giờ thì KHG Dương Nguyệt Ánh làm Tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật cho Bộ Nội An về phòng vệ biên giới nBorders & Maritime Security). Việc của KHG Dương Nguyệt Ánh là chỉ huy một nhóm khoa học gia và phụ trách việc tìm những khoa học kỹ thuật mới để giúp phòng vệ biên giới HK một cách hữu hiệu hơn. Khi nói đến biên giới là nói đến tất cả đất liên, không phận cũng như hải phận. Bộ Nội An có trách nhiệm lớn là giữ gìn an ninh và phòng vệ quốc gia. Cơ quan KHG Dương phụ trách là một trong sáu cơ quan lo về khoa học, kỹ thuật ngăn chặn không cho những người hay hàng nguy hiểm vào HK, chẳng hạn như ma túy hay vũ khí giết người hằng loạt, “dirty bomb” hay bất cứ những vũ khí sinh học, hóa học vv…công việc của Bộ Nội An cũng ngăn chặn những di dân bất hợp pháp, khũng bố hay những người xấu, có mưu đồ đem những vũ khí hay bất cứ thứ cấm vào nước Mỹ.

Theo KHG Dương Nguyệt Ánh, việc làm hiện của chị cũng rất quan trọng, một trong những sứ mạng của chúng ta là làm thế nào để phòng vệ biên giới thì mới có thể giữ gìn hữu hiệu an ninh quốc gia, vì vậy chị rất thích việc làm hiện tại.
oc huong
#14 Posted : Wednesday, April 29, 2009 3:14:07 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Kính thưa quý vị,

Xin quý vị vui lòng xem và phổ biến các links yotube này, đặc biệt là đến giới trẻ. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh không những là một mẫu tượng thành công mà những điều cô trình bày rất dễ cho giới trẻ tiếp thu. Người lớn, sẵn có tinh thần yêu quê hương, hiểu VC, nên xem và nghe chị Dương Nguyệt Ánh thì thấy ấm lòng nhưng không có sự chuyển biến tư tưởng như lớp trẻ.

Chính thế hệ một rưỡi và các th hệ sau mới cần được trang bị những hiểu biết và tư tưởng chính trị, tránh bị ru ngủ hay dụ dỗ.

Xin lưu ý:
Video được phân đoạn lại và có ghi chủ đề mỗi đoạn để người xem dễ chọn lựa.
Những links có ghi "English" thì phần trình bày được nói bằng Anh ngữ. Những links có ghi "tiếng Việt" thì phần trình bày được nói bằng Việt ngữ. Những links có ghi "English&Viet" thì phần trình bày được nói bằng song ngữ.
Những đề mục in chữ đỏ là những videos cần được giới thiệu cho giới trẻ nhất.

Già thời chia sẻ
Trẻ học hỏi thêm


Videos Dương Nguyệt Ánh nói chuyện với cộng đồng NVTD NSW- UC
(Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân Cộng Sản NSW cùng
Tập Thể Hậu Duệ VNCH NSW thực hiện-
Sydney, 14 February 2009
A Trung Hien Productions -
Nguyễn văn Hoàng phân đoạn và upload lên YouTube)



1. TỰ HÀO DÂN TỘC
SỰ KHÁC BIỆT CHỦ YẾU GIỮA VĂN HÓA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM
KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của Hạo Nhiên, cựu Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên New South Wales (tiểu bang của Sydney)
Duong Nguyet Anh, English part 1, Hạo Nhiên's question
http://www.youtube.com/watch?v=4cHRaN4EIxM
Dương Nguyệt Ánh (English, part 1), Hạo Nhiên asks: Is your children's knowledge about Vietnam at the level you'd like it to be? How receptive are they to learning about Vietnam?

Duong Nguyet Anh, English part 2, Hạo Nhiên's question
http://www.youtube.com/watch?v=Q0DHQN RblTo
Dương Nguyệt Ánh (English, part 2), Hạo Nhiên asks: Is your children's knowledge about Vietnam at th level you'd like it to be? How receptive are they to learning about Vietnam?


2. NÊN LÀM TỪ THIÊN CHO VN HAY KHÔNG?
TUỔI TRẺ NÊN LÀM GÌ CHO VN?

KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của Phan Thành Xuân, 15 tuổi, học lớp 10 ở Sydney.
Duong Nguyet Anh, English, Phan Thanh Xuan's question
http://www.youtube.com/watch?v=VlFfNCXtrR8
Dương Nguyệt Ánh (Engl ish), Phan Thành Xuân (grade 10 student) asks: What advice do you give to young generation? (Issues on charity and poltics)

Duong Nguyet Anh, tieng Viet, Phan Thanh Xuan hỏi
http://www.youtube.com/watch?v=B6uxidMgWUk
Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), Phan Thành Xuân (học sinh lớp 10) hỏi: Cô có lời khuyên gì với giới trẻ? (Liên quan đến từ thiện, đấu tranh chính trị)
Phan Thành Xuân (người đứng trước microphone)


3. LÃNH ĐẠO VÀ NHCN DIỆN BẢN THÂN- NÓI VỚI GIỚI TRẺ
Duong Nguyet Anh, part 6 (of 7), English, to Youths, Sydney
http://www.youtube.com/watch?v=9AYQcCmCX0g
Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14Feb09. LEADERSHIP AND IDENTITY (MUST WATCH). Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW


4. LÒNG YÊU NƯỚC VÀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ- NÓI VỚI GIỚI TRẼ
Duong Nguyet Anh, part 7 (of 7), English, to Youths, Sydney
http://www.youtube.com/watch?v=yBsGkZmbb8Y
Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14Feb09. PATRIOTISM, SHOULD WE HELP VIETNAMESE COMMUNIST GOVVERMENT TO BUILD UP VN? (MUST WATCH) Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW


5. CHẾ TẠO BOM CÓ MÂU THUẪN VỚI LÒNG NHÂN ĐẠO KHÔNG?
KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của Lê Đài, cựu ứng viên Dân Biểu ở New South Wales, cựu ký giả đài ABC Úc, thành viên của đảng Liberal (Tự Do) Úc, và câu hỏi của một bạn trẻ học lớp 10.
Duong Nguyet Anh, English&Viet, Lê Đài's+a Youth's question
http://www.youtube.com/watch?v=H27r4VCaxPY
Dương Nguyệt Ánh (English & tiếng Việt), Lê Đài asks: How do you justify when you make the bomb that will kill innocent people? A grade 10 student asks: How do you feel being responsible for so many deaths?


6. DƯƠNG NGUYỆT ÁNH CÓ ĐỊNH VIẾT SÁCH VỀ CHIẾN TRANH VN KHÔNG?KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của nha sĩ trẻ Thùy Hương.
Duong Nguyet Anh, English&Viet, Thuy Huong's question 1
http://www.youtube.com/watch?v=DRn9PxztlQM
Dương Nguyệt Ánh (English & tiếng Việt),20Thùy Hương hỏi: Woud you consider writing a book about Vietnam war?
Thùy Hương


7. LÀM SAO CÂN BẰNG VÀ THÀNH CÔNG TRONG BA VAI TRÒ LÀM MẸ, LÀM VỢ VÀ LÀM KHOA HỌC GIA?
KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của nha sĩ trẻ Thùy Hương.
Duong Nguyet Anh, English&Viet, Thuy Huong's question 2
http://www.youtube.com/watch?v=7UOHCnB5jP8
Dương Nguyệt Ánh (English & tiếng Việt), Thùy Hương (young dentist) hỏi: How do you manage three roles, mother, wife, scientist, successfully?


8. LÀM SAO ĐỂ KẾT HỢP?
KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của một tráng niên ở Sydney.
Duong Nguyet Anh, tiếng Việt, câu hỏi về kết hợp
http://www.youtube.com/watch?v=v6OUCIiW3w0
Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), một tráng niên hỏi: Làm sao để kết hợp mọi người?


9. ĐỀ NGHỊ DƯƠNG NGUYỆT ÁNH THẢO LU=E 1N VỚI CÁC NHÀ ĐẤU TRANH VÀ GIỚI TRẺ QUA INTERNET

KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời đề nghị của bà Đặng Kim Ngọc, Đại Diện Hội Phụ Nữ VN LB Úc Châu và Hội Phụ Nữ VN Tự Do NSW.
Duong Nguyet Anh, trả lời bà Đặng Kim Ngọc
http://www.youtube.com/watch?v=-8ExGGEDiBg
Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), bà Đặng Kim Ngọc đề nghị Dương Nguyệt Ánh thảo luận với người đấu tranh và trao đổi với giới trẻ trên mạng.


10. ĐỀ NGHỊ DƯƠNG NGUYỆT ÁNH ĐỨNG ĐẦU CUỘC ĐẤU TRANH

NGUYÊN TẮC CỦA BOM ÁP NHIỆT


KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của 2 vị cao niên.

Duong Nguyet Anh, trả lời 2 vị cao niên
http://www.youtube.com/watch?v=rSB8Eu3Ij5Y

Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), 2 vị cao niên hỏi: Cô DNA có thể đứng ra dẫn đầu đấu tranh? Công dụng của bom áp nhiệt?


11. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
KHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của một thanh niên.
Duong Nguyet Anh, management and soft skill
http://www.youtube.com/watch?v=b5x2glbmIEw
Dương Nguyệt Ánh (English), a young men asks: What is the most important skill in managing and how to improve soft skill?


12. ĐẤU TRANH VÀ PHỤC HỒI DANH DỰ CHO CHIẾN SĨ VNCHKHG Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của một phụ nữ.
Duong Nguyet Anh, trả l9 Di một phụ nữ
http://www.youtube.com/watch?v=QgjzXEvLNE8
Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), được hỏi: Chị có định làm gì để phục hồi danh dự cho lính VNCH? Chị làm gì để ủng hộ cho nhà tranh đấu trong nước.


Dưới đây là "trọn bộ 7 tập" NÓI VỚI GIỚI TRẺ


Duong Nguyet Anh part 1(of 7), English, to Youths,20Sydney
http://www.youtube.com/watch?v=FxJOFrppUNA
Duong Nguyet Anh's talk to Vietnamese youths. HER DREAM, CAREER, THOUGHT AND ATTITUDE (produced by Hoi Cuu Tu Nhan Chinh Tri & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW)

Duong Nguyet Anh part 2 (of 7), English, to Youths, Sydney
http://www.youtube.com/watch?v=Z2OLsNvaP9E
Duong Nguyet Anh's talk to Vietnamese youths. PEOPLE SKILL (produced by Hoi Cuu Tu Nhan Chinh Tri & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW)

Duong Nguyet Anh part 3 (of 7), English, to Youths, Sydney
http://www.youtube.com/w...1cLgI5Y&feature=related
Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14Feb09. OVERCOMING OBSTACLES, DISCRIMINATIONS. Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW

Duong Nguyet Anh, part 4 (of 7), Ensligh, to Youths, Sydney
http://www.youtube.com/watch?v=87V50qqUv6Y
Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14Feb09. AN INTERESTING STORY AGAINST PREJUDICE. Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW

Duong Nguyet Anh, part 5, E nglish, to Youths, Sydney
http://www.youtube.com/watch?v=gbFp1-ik9u8

Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14Feb09. BE A RESILIENT BALL. Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW

Duong Nguyet Anh, part 6 (of 7), English, to Youths, Sydney
http://www.youtube.com/watch?v=9AYQcCmCX0g

Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14Feb09. LEADERSHIP AND IDENTITY (MUST WATCH). Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW
viethoaiphuong
#15 Posted : Wednesday, August 25, 2010 6:47:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH
trong chức vụ mới GIÁM ĐỐC một DIVISION của Bộ NỘI AN, Hoa Kỳ. (Director of the Borders and Maritime Security division in the
Department of Homeland Security Science and Technology Directorate.


Xin mời Quý Vị theo dỏi bài phỏng vấn sau đây cuả FEDERAL COACH, được phổ biến trên Washington Post.

BMH
Washington, D.C

Anh Duong, Director of Borders and Maritime Security

Friday, August 20, 2010; B03

The nonprofit Partnership for Public Service and The Washington Post's On Leadership site jointly produce the Federal Coach, hosted by Tom Fox, director of the partnership's Center for Government Leadership. The goal is to "engage, inspire and learn from you, the federal worker, whether you are a new hire, a contractor or a manager at the highest level."

Please share your ideas and questions by e-mailing me at fedcoach@ourpublicservice.org.

Anh Duong is the Director of the Borders and Maritime Security division in the Department of Homeland Security Science and Technology Directorate. Previously, Duong was director of Science and Technology at the Naval Surface Warfare Center's Indian Head Division, where she developed the thermobaric bomb. As a teenager, Duong and her family came to the United States as refugees during the Vietnam War.


What advice do you have for emerging federal leaders?
Understand your strengths and weaknesses. However, spend more time building on your strengths rather than correcting for your weaknesses. It's like a card game. You win by knowing how to capitalize on your aces. As to your weaknesses, it depends. If it's a skill, take training or get work experience. But often it's truly just the way we're wired, so instead of agonizing over them, find ways to compensate.

For example, I used to be too task-oriented. So I found a colleague who was totally people-oriented and made her my deputy. I told Pamela, "Hey, in meetings, can you sit next to me, and when I come across too cold or unfeeling, just kick me under the table?" Well, the first week I came home bruised. One day Pam said, "You know, I didn't have to kick you once this week." That's what I call compensating for weaknesses.

When you talk with young women, what advice do you have for them?
I get asked a lot about how to handle prejudice being a woman and a minority. My number one advice is to not take it personally. You can't win if you take it personally. In the workplace, you don't need to be liked by everyone, but you need to be respected. There's nothing I can do to change if someone dislikes me because of my race or gender. But I can still earn that person's respect through my work ethic and output.

What are the challenges being a female leader in a male dominated arena?

I've run into difficulties working with men because of my gender. But being a minority has its advantages too. For example, I have a much easier time trying to stand out in a professional crowd or being memorable because of my physical appearance. That's already half of the battle. It is also easy to exceed someone's expectations when I am underestimated in the first place. Rather than feeling insulted or indignant, I remind myself how gratifying the ultimate win will be!

How do you get your key people to work together?
First, I inspire them to work together by making sure that they have a shared vision. Second, I have to make sure that they know how to work together. So roles, responsibilities, inter-dependencies and the rules of engagement must be clearly defined and understood. And then last but not least, I also watch out for what we call the why not -- the possible barriers that might keep people from working together -- so I can address them proactively.

How do you motivate your staff?

I believe that attitude comes first, then aptitude, then altitude. I spend a lot of time cultivating my staff's attitude toward me, our organization and ultimately our mission. This includes demonstrating to them that I'm willing and able to fight for them when necessary. If you believe that your boss has your back, you will be willing to go the extra mile. Last but not least, they all want to be autonomous, informed about the "big picture" and how they connect to that picture. My goal is for everyone to have their own "kingdom" with clearly understood boundaries. The pride of ownership is important as long as we don't go to the extreme of parochialism.
How did your childhood experience fleeing Vietnam affect you as a leader?

I came to the United States at the end of the Vietnam War as a refugee. Because of that, I feel deeply indebted to the South Vietnamese and American soldiers who fought and died for my freedom, and the generous, compassionate Americans who took my family in and helped us through the darkest moment of our lives. I want to pay back by devoting my entire career serving this great nation and the people who have adopted us. Because of that, I have a strong conviction for our mission and because of that strong conviction, I lead with compassion.

This land is a paradise, relatively speaking. Usually when you're born in paradise, you don't know it's a paradise. It is the responsibility of newcomers like me to remind us that freedom is not free and that we are very much privileged to be Americans.

http://www.washingtonpos.../19/AR2010081906265.html
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.