Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nguyễn Thị Hợp (họa sĩ)
Phượng Các
#1 Posted : Wednesday, January 26, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nguyễn Thị Hợp



sinh năm 1943 tại Bắc Ninh
năm 1964: tốt nghiệp cao đẳng mỹ thuật Sàigòn
năm 1965: tốt nghiệp giáo khoa hội họa & điêu khắc
năm 1966:tu nghiệp tại Ðài Bắc, Ðài Loan (truyền hình)
giáo sư hội họa.
thành viên của hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam
vượt biển đến Mã Lai năm 1979.
Sống tại Ðức từ 1979-1985
Hiện định cư tại California Hoa Kỳ.

Chuyên vẽ màu nước trên lụa.
Minh họa nhiều sách báo.
Họa phẩm triển lãm chung và riêng nhiều lần, tại nhiều quốc gia.
Có hai họa phẩm được nhận vào Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Hà Nội.



1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 5/14/2018(UTC)
Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, February 9, 2005 10:32:23 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[image]http://www.limsi.fr/Recherche/CIG/icons/tet.gif[/image]



Tranh Nguyễn thị Hợp

Phượng Các
#3 Posted : Monday, February 21, 2005 7:28:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


mẹ con
màu nước trên lụa
Phượng Các
#4 Posted : Monday, February 21, 2005 7:30:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[img] http://kicon.com/art/Ngu...ThiHop/images/siesta.gif[/img]

siesta
watercolor on silk
Phượng Các
#5 Posted : Thursday, March 10, 2005 1:24:58 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Thế giới hội họa riêng biệt của một cặp vợ chồng nghệ sĩ

Saturday, March 05, 2005 VHT

Bài dưới đây là những dữ kiện dựa theo một bài viết của tác nhà báo Anh Ðỗ nhan đề “Art for The Holiday and Every Day” trên phụ bản Người Việt 2 viết bằng Anh ngữ. Chúng tôi dùng tựa đề khác cho phần phỏng dịch sang Việt ngữ sau đây:


Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp đang trải hồn mình trên khung giấy. Phía sau là họa sĩ Nguyễn Ðồng.


Hội họa có thể là niềm say mê suốt cuộc đời của họ. Có thể nói như thế với cặp vợ chồng họa sĩ này: Nguyễn Ðồng và Nguyễn Thị Hợp. Họ đẩy những nét chấm phá màu sắc trên lụa ướt, những khoảng đậm nhạt tạo hình. Ðối với Nguyễn Thị Hợp, con người là đề tài và sự cảm xúc chính của bà. Cây cọ trong tay người nữ họa sĩ này có thể mang lại những nét dịu dàng sống động của một phụ nữ trên mặt lụa với cây đàn tì bà trên tay. Nhìn vào những đề tài của bà, thế nào người ta cũng bắt gặp những cô gái toát ra cái vẻ ngây thơ vô tội. Bối cảnh của bức tranh chan hòa một thứ ánh sáng rất nhẹ. Nhưng đối với Nguyễn Ðồng, phong cảnh, và đôi khi cả sự khắc nghiệt của nó, đều là những gì rất thu hút. Dưới ảnh hưởng của những ngón tay tài hoa, bầu trời trở thành những không gian mơ mộng. Cây cỏ, mặt trời và những cánh đồng được nhuộm vàng và xanh. Sự trầm lắng mơ màng của cảnh vật là sự trầm lắng mơ màng của chính Nguyễn Ðồng.

Họ là vợ chồng, nhưng là những nghệ nhân, nên Nguyễn Ðồng và Nguyễn Thị Hợp đã tạo riêng cho họ hai thế giới riêng biệt của hội họa. Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp giải thích: “Vì một vài lý do, chúng tôi luôn luôn làm việc chung với nhau trong cùng một công ty, hoặc cùng một nơi, ngay cả những khi chúng tôi được giao và phải hoàn tất những dự án khác nhau.” Ðiển hình cho lời giải thích của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp là những số báo Tết do nhật báo Người Việt ấn hành. Bà đã đảm nhiệm tranh bìa của những số báo đặc biệt 16 lần cũng như đã vẽ rất nhiều tác phẩm cho những dự án khác của nhật báo này. Bà Hợp cho biết: “Thường là khi hoàn tất tôi đưa cho anh ấy xem. Anh ấy là người đầu tiên, không ai khác. Và anh bình phẩm. Ngược lại, tôi cũng là người đầu tiên xem và đưa ý kiến về tác phẩm anh ấy vừa vẽ xong.”

Niềm say mê của cặp vợ chồng này chính là những gì họ cùng làm để có thể cùng triển lãm, cùng minh họa, cùng thiết kế. Ban ngày, công việc của họ là trình bày ấn bản Việt ngữ của nhật báo Người Việt. Vào buổi tối, cả hai người đều ấp ủ những mơ ước đầu tiên đã từng kết nối họ với nhau và lòng yêu nghệ thuật khi họ ngồi xuống để mô tả lại một hình ảnh nào đó bắt gặp.

Tổ ấm của hai người ở vùng ngoại ô thành phố Cerritos, nơi họ sống với cô con gái Danchi. Cô chính là người thiết kế bộ mặt của tờ Người Việt 2, tức một ấn bản viết bằng tiếng Anh của nhật báo Người Việt, đồng thời cũng là một nhạc sĩ dương cầm. Hợp và Ðồng có thế giới riêng của họ ở đó, nơi họ để cho những suy tưởng cất cánh. Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp, 62 tuổi và Nguyễn Ðồng đã 65 và các tác phẩm nghệ thuật của hai người đã trải rộng ra với trên 1,000 ấn bản sách báo bằng tiếng Pháp, Ðức, Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Việt Nam, đó là chưa kể hàng trăm bức tranh được trưng bầy trong các phòng trưng bầy nghệ thuật trên thế giới có khả năng tạo ra những cân nhắc của khách thưởng ngoạn.

Gia đình nghệ sĩ này đóng góp rất nhiều trong lãnh vực mỹ thuật và nghệ thuật trình diễn trong cộng đồng Việt Nam, nhưng các khoản thù lao trả cho họ ít hơn nhiều so với những người cũng làm công việc tương tự như họ trong dòng chính. Nhưng cặp hoa sĩ họa sĩ này khiêm tốn nói rằng tài năng của họ chẳng có gì đặc biệt. Vấn đề chính đối họ là lối sống của họ, một tổng hợp của tình yêu, truyền thống và canh tân. Họa sĩ Nguyễn Ðồng nói: “Tôi coi hội họa là một trò giải trí thú vị nhất. Một cách giản dị, hội họa chỉ là hình thức của sự biểu lộ những ý tưởng” và bà Hợp thêm vào câu chuyện với giọng dịu dàng cố hữu của bà: “Khi chúng tôi vẽ là vẽ cái không gian riêng của chúng tôi.”

Gia đình Nguyễn Ðồng-Nguyễn Thị Hợp sống tại Mỹ từ giữa thập niên 80.

Những bước khởi đầu: Nguyễn Thị Hợp sinh tại Bắc Ninh và trải qua tuổi thơ tại vùng trung du miền Bắc Việt Nam. Lẽ ra, người ta đã có thể thấy một Nguyễn Thị Hợp trong lãnh vực âm nhạc, nếu bố mẹ cấm không cho cô con gái này học nhạc. Hồi còn trẻ, cô Hợp không bao giờ chơi búp bê. Cô thích sân khấu và đã trải qua nhiều giờ để bắt chước diễn xuất, khám phá các nhân vật trong phần kịch bản. Có một hôm cô xin bố mẹ cho học dương cầm. Bố cô đã từ chối ngay. Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp hồi tưởng lại thời kỳ đó. Bà nói: “Bố tôi tin rằng, con gái mà mê âm nhạc sẽ mê nhạc sĩ và có thể sẽ đi theo anh ta.” Thân phụ của bà, một viên chức trong ngành giao thông của chính phủ đã quyết định lãnh vực nào mà con gái mình có thể học. Cuối cùng, cô thiếu nữ Nguyễn Thị Hợp vào học Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Quốc Gia Sài gòn, nơi chàng thanh niên Nguyễn Ðồng cũng theo học. Sau khi tốt nghiệp, họ gặp nhau tại Trung Tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo Dục VNCH. Ðó là vào năm 1967. Họa sĩ trẻ tuổi Nguyễn Ðồng dạy triết tại trường trung học. Cô Hợp thiết kế những biểu đồ sử dụng cho các lớp học. Ngoài ra cô Hợp còn phụ trách việc minh họa cho một số sách thiếu nhi. Cả hai cũng là thành viên của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam. Riêng Nguyễn Ðồng có viết một số bài liên quan đến nghệ thuật cho các nhật và tuần báo tại Sài gòn lúc đó.

Một năm sau khi gặp nhau, họ kết hôn. Chẳng bao lâu sau, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp được Trung Tâm Học Liệu cho sang Ðài Loan để học về sản xuất truyền hình để chuẩn bị cho việc thiết lập chương trình truyền hình giáo dục. Hợp và Ðồng bù đầu bởi những điều chứng kiến: họ nhận ra đường lối thích đáng cần thiết để nâng cao phẩm lượng hình ảnh và phương thức mà hình ảnh có thể nâng cao giá trị của ngôn ngữ cần lọc lựa cho một buổi phát hình. Họ còn học những kỹ thuật khác chẳng hạn như về flip cards, về nhãn hiệu và cách cử động những hình nhân bằng tay khi chưa có máy điện toán. Họ nhận để làm giầu thêm kiến thức chuyên môn của chính mình.

Năm 1968, sau khi trải qua thử thách trong lần triển lãm một mình lần đầu tiên, họ trở về nước. Hợp sinh đứa con duy nhất. Gia đình hai người đầy hạnh phúc trở thành gia đình ba người hạnh phúc hơn. Vào thời điểm đó, chiến tranh diễn ra quanh họ tàn bạo. Những trận đánh giữa quân đội Bắc và Nam Việt Nam đã gây ra những thiệt hại lớn lao và đã lấy đi cuộc sống của hàng ngàn nạn nhân. Cùng với những người bạn của Nguyễn Ðồng, họ thành lập một cơ quan quảng cáo, loại cơ sở dịch vụ duy nhất ở Sài gòn lúc đó, cho đến khi nhà cầm quyền Cộng Sản đóng cửa cơ sở này vào năm 1975. Người chủ gia đình vốn là người sinh trưởng tại Cần Thơ - thành phố được coi là thủ phủ của vùng đồng bằng Sông Cửu Long - nói với vợ rằng đã đến lúc phải ra đi thôi và quả thật tình thế khi đó không còn lựa chọn nào khác hơn ngoài việc gởi chào tạm biệt quê hương đất nước.


Những đoạn đời


Trốn khỏi đất nước vào lúc đó không phải là chuyện dễ dàng. Gia đình nghệ sĩ này đã phải vay mượn tiền mua vàng để trả công cho chuyến thoát ly khỏi Việt Nam bằng tầu. Họ đã từng nghe khá nhiều câu chuyện liên quan đến chết chóc khi lênh đênh trên biển cả, nhưng vì tương lai, họ phải hành động. Năm 1979, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp cùng chồng con và 10 thành viên khác của gia đình bà chỉ có bộ quần áo trên người bước xuống một chiếc tầu để rời bờ biển Miền Nam. Chiếc tầu vượt biên chở tới 701 người trên đường đi đã bị hải tặc tấn công và chúng cướp hết tiền bạc nữ trang mà những thuyền nhân mang theo. Nhưng cuối cùng họ cũng đến được Pulau Bidong, nơi họ phải sống trong ba tháng và được những thiện nguyện viên Mỹ và Úc giúp đỡ thực phẩm và thuốc men. Trong những ngày lưu trú tại Pulau Bidong, Ðồng-Hợp rất muốn vẽ trở lại, nhưng không kiếm đâu ra phương tiện. May thay, một nhân viên LHQ đã cho họa sĩ Nguyễn Ðồng ít trang giấy dùng cho máy photocopy, vài cây black marker và ít thỏi phấn mầu (crayons.) Với những phương tiện này, đôi vợ chồng nghệ sĩ bắt đầu ghi lại những hoạt động chung quanh họ tại trại tị nạn: Ðàn ông chặt cây để dựng lều, một bà mẹ tắm cho đứa con nhỏ, những người nằm trên võng chờ đợi, chờ đợi khôn nguôi tin tức những người thân có thể cứu họ hay bảo lãnh họ đến Mỹ.

Ðứa con gái duy nhất của cặp vợ chồng Nguyễn Ðồng-Nguyễn Thị Hợp là bé Danchi 8 tuổi vào thời điểm đó đã cung cấp cho bố mẹ mình bức tranh mô tả những đứa trẻ xẻ gỗ, vài đứa cầm cưa những phải nằm bò trên cùng một phía của khúc cây gợi nhớ lại hình ảnh trò chơi bập bềnh vui tươi của tuổi thơ. Bà Hợp hồi tưởng: “Sau đó, vợ chồng chúng tôi được hỏi liệu có thể dùng sắc mầu vui tươi trong hoàn cảnh này được không. Trong trại có rất nhiều người đau khổ vì những mất mát, mất quê hương, mất con cái, mất anh chị em trên biển cả. Làm sao có thể dùng mầu vui được ? Riêng gia đình chúng tôi đã tắm gội những ân sủng vì đã thoát khỏi thảm kịch. Chúng tôi có thể chết khi rời khỏi Việt Nam, nhưng bây giờ chúng kể như đã tái sinh.”

Một nhân viên LHQ người Canada thấy các tác phẩm của họ muốn mua, nhưng cặp vợ chồng họa sĩ này không bán. Bà Hợp cho biết: “Nếu có tiền, rồi chúng tôi cũng sẽ tiêu hết vì lúc đó chúng tôi đủ ăn. Một trái táo bán với giá một đô la trong khi khách khẩn cầu để mua những tác phẩm này, nhưng tôi và anh Ðồng đều biết rằng, nếu chúng tôi bán tác phẩm đi thì chẳng bao giờ còn có được những chất liệu quí giá để vẽ nữa.” Ba tháng sau khi đến đảo họ được nhận tái định cư tại Ðức.


Tái định cư và tái định cư lại


Tại thành phố Buchholz, ngoại ô của Hamburg, cặp vợ chồng Ðồng-Hợp được người anh đón về và lập tức khởi sự học tiếng Ðức. Họ đắm chìm vào trên 900 giờ đồng hồ học hỏi hết sức căng thẳng và sau ngày nhận được chứng chỉ tốt nghiệp, họ đã kiếm được việc làm tại đây trong vai trò những người trình bày cho tờ nhật báo Nordheide Wochenbatt. Thêm vào sự may mắn đó, họ cũng đã có tranh được triển lãm tại phòng tranh La Sensitive ở Paris. Nhưng dù vậy, cả hai vẫn hướng về Mỹ và cuối cùng cũng đã được thăm Hoa Kỳ 2 lần nhân dịp nghỉ hè tại nơi thân mẫu và người chị lớn của bà Hợp đang sinh sống. Cuối cùng vào năm 1985, tức năm năm sau khi đến Âu châu, họ chấp nhận tất cả may rủi khi chọn California. Bằng tất cả số tiền tiết kiệm, gia đình Ðồng-Hợp dọn vào một căn hộ với với 10 người ở. Bà Hợp không bao giờ quên được những ngày tháng khó khăn này. Bà cho biết: “Khi nào chủ nhà đến để kiểm tra, tôi phải ra ngồi ngoài công viên.”

Gia đình nghệ sĩ này sinh sống tại San Jose, rồi Gardena, cứ đôi ba lần trong tuần lái xe đi nhận đơn đặt hàng và thận trọng hoàn tất những món hàng mang nhiều tính nghệ thuật. Cả hai nhấn mạnh đến đặc tính này: “Tất cả những gì chúng tôi thực hiện đều rất nghiêm túc. Trước khi trưng bày bất cứ một loại sản phẩm nào, chúng tôi phải hài lòng với sản phẩm đó trước đã. Khi chúng tôi ngồi trước khung vải thường chẳng định trước được điều gì và bối cảnh hoàn toàn khác với những điều chúng tôi tưởng tượng. Nhưng chúng tôi có nhiều ý tưởng, nhiều hình ảnh và nhiều ước mơ.”

Những sáng tác của các họa sĩ này đều đến từ kết quả của việc tiếp xúc với người khác, từ việc xem phim, đọc sách và từ những suy nghĩ về đất nước Việt Nam của họ. Nhà báo Trần Dạ Từ cho rằng họa sĩ Nguyễn Ðồng giống như Paul Gauguin. Khi nhà danh họa này đến sinh sống tại Tahiti, “Ông ta vẫn còn một nơi chốn trong trí nhớ để trở về, nên ông chẳng cần phải mang Paris của ông đi theo.” Nguyễn Ðồng rời bỏ quê hương để sống một đời sống bị kỹ nghệ hóa của phương Tây mà không hẹn ngày trở về, nhưng “Ông đã mang theo quê hương trong ký ức.”


Nghệ thuật là minh họa đời sống


Họa sĩ Nguyễn Ðồng, người đàn ông mang kính cận dầy cộm và có dáng dấp của một trí thức thường nói với học sinh của ông như thế này: “Nếu bạn muốn theo đuổi nỗi đam mê trong cuộc sống, hãy luôn luôn thành thật với chính mình. Nếu bạn muốn phát triển mắt nghệ thuật hãy học hỏi từ sự quan sát và hiểu biết, đặc biệt là cần thay đổi phong cách của những nghệ sĩ khác nhau qua nhiều thời đại.” Ông tự tin rằng nghệ thuật luôn luôn tiến hóa cũng như ông và vợ ông. Ðể tái tạolại những gì đã bỏ lại sau lưng, cặp họa sĩ này miệt mài vẽ. Hoa sen, dưa hấu, những cây chuối, một con trâu nằm nghỉ, một phụ nữ nhà quê gánh hàng đến chợ hay cho con bu,Ô tất cả những gì còn lại của quê hương yêu dấu đó tràn ngập trên những khung vải. Nguyễn Thị Hợp trải mầu nước để mô tả những trẻ đốt pháo, và những nụ cười nở ra trong ngày Tết trên nhiều khung giấy. Với sơn dầu, Nguyễn Ðồng mô tả một phong cảnh mà ông muốn trở về: Một căn nhà tranh nằm dưới bóng một vườn cau, loại cây thường thấy nơi cố quốc. Ông giải thích: “Nghệ thuật hội họa là một hình thức để thưởng ngoạn cũng giống như âm nhạc, văn chương hay phim ảnh. Khi mới bắt đầu vào nghề, chúng tôi say mê nghệ thuật hiện đại, nghĩa là vẽ trừu tượng. Nay sống tại Mỹ, chúng tôi trải qua và nhận ra mức căng thẳng và ảnh hưởng của kỹ thuật tân tiến trong thế giới Tây phương, nên chúng tôi phải trở lại con đường an nhiên tự tại hơn để biểu lộ cảm xúc của mình trên khủng vải.”

Và quả thật, những gì họ phát biểu đã trở thành những điều bất biến. Cặp họa sĩ này rất linh hoạt trong các sáng tác của mình. Trong khi bà Hợp chuyển niềm vui, những nghi thức truyền thống Việt Nam vào các cuốn sách dạy nấu ăn, lịch, bích chương, thiệp thì ông Ðồng chấm phá mầu sắc trên các bức phác thảo kết quả của sự cộng tác giữa vợ chồng.

Với giọng dịu dàng cố hữu và đôi mắt trở nên long lanh, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp cho biết: “Chúng tôi không đủ thời giờ để làm hết được mọi điều mong muốn. Tôi có quá nhiều việc phải làm và cần phải trải ra tất cả trên mặt giấy.”

Tên Việt Nam của cặp họa sĩ này là “hợp” và “đồng,” nếu cộng hai chữ lại thì có nghĩa là một thỏa hiệp, một khế ước, người nọ kết dính với người kia.

Ở nhà, họ hình thành những tác phẩm nghệ thuật trong xưởng vẽ.

Ở tòa báo, họ hình thành những tác phẩm nghệ thuật trên màn hình máy điện toán.

Nhưng luôn luôn họ ở cạnh nhau. (VHT)

nguoiviet online
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 5/14/2018(UTC)
Từ Thụy
#6 Posted : Monday, November 14, 2005 5:04:01 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Fruit basket


Girl and apple


Mother and child


Musical women


Nude


Nude 2


Picking vegetables


Playing


Spring garden


Summer night


Phượng Các
#7 Posted : Sunday, May 13, 2018 9:57:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Triển lãm hội họa “50 Năm Nhìn Lại” Nguyễn Đồng – Nguyễn Thị Hợp

https://www.youtube.com/watch?v=ZYPR8qWd6R8
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 5/14/2018(UTC)
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.