Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

bắt con cái phải thăm nom bố mẹ già
Phượng Các
#1 Posted : Monday, July 1, 2013 9:55:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trung Quốc ban hành luật bắt con cái phải thăm nom bố mẹ già

(Dân trí) - Kể từ ngày hôm nay (1/7), người Trung Quốc sẽ phải thường xuyên tới thăm hoặc ít nhất giữ liên lạc với bố mẹ già, nếu không sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.


Theo tờ Thượng Hải nhật báo, đây là một trong những nỗ lực của nước này nhằm nâng cao đời sống của người cao tuổi. Quy định trên đã được đưa vào Luật bảo vệ các quyền và lợi ích của người già vừa được sửa đổi. Theo đó sẽ là phạm pháp nếu ai đó phớt lờ “những nhu cầu về tinh thần” của người già.

Trước đó Trung Quốc đã có quy định pháp lý về việc công dân nước này phải chăm lo nhu cầu về vật chất cho cha mẹ. Tuy nhiên, một điều khoản mới trong luật trên quy định, những ai không sống cùng cha mẹ cần tới thăm hoặc “hỏi thăm họ” thường xuyên.

Những ai không tuân thủ điều khoản này thì bố mẹ của họ có thể nộp đơn đề nghị hòa giải hoặc kiện ra tòa.

Luật trên được quốc hội Trung Quốc thông qua từ tháng 12/2012, tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi về việc thế nào là thăm nom cha mẹ thường xuyên. Luật mới chỉ quy định đối tượng cần thăm nom thường xuyên là những người từ 60 tuổi trở lên và đang sống một mình.

“Luật quy định chưa rõ mức độ thường xuyên mà mọi người phải tới thăm”, Xu Zhenhua, một luật sư tại Thượng Hải nhận xét. “Ngoài ra, cũng không có chi tiết nào về hình phạt cho những người phạm luật”.

Theo Bộ các vấn đề xã hội Trung Quốc, tính đến cuối năm ngoài, 14,3% cư dân đại lục của nước này, tương đương với 193,9 triệu người ở độ tuổi trên 60.

Theo một khảo sát của truyền hình trung ương Trung Quốc, 11,9% người được hỏi đã nhiều năm không về thăm cha mẹ, trong khi 33,4% chỉ gặp cha mẹ mỗi năm một lần.

Thanh Tùng
Theo Thượng Hải nhật báo
hongkhackimmai
#2 Posted : Friday, July 5, 2013 2:33:25 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Tớ thấy cả thế giới nên bắt chước cái luật này . Thời bi giờ con cái ở đâu (đa số) đều rất ... mất dạy . Cha mẹ (đa số) nuôi con cả một đời hy sinh, mà khi con cái lớn lên đều bắt chước nhau quên cha mẹ !!!!!
Vô các viện dưỡng lão mà coi, không thiếu gì các lão ông lão bà ngồi trông ngóng con cái đến thăm mình, mà ... càng trông thì càng chẳng thấy ! Có nhiều người chết vô thừa nhận . Nhưng khi biết cha mẹ chết rồi thì bò về lấy gia tài , họ chỉ biết có tiền thôi
Chẳng hèn gì có nhiều người tỷ phú chết đi không để lại cho con cái một xu teng mà để lại tài sản cho con chó con mèo vì chúng đã sống với họ cho đến ngày chủ chết .
1 user thanked hongkhackimmai for this useful post.
xv05 on 6/15/2014(UTC)
Tonka
#3 Posted : Friday, July 5, 2013 4:44:27 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

Luật này cũng tốt nhưng xem ra sẽ không dễ áp dụng. Thời buổi này con cái có ở gần cha mẹ hay không còn phải tuỳ thuộc vào công ăn việc làm. Con em chưa đủ lớn để nghĩ tới những việc hơi xa xôi đó, hiện tại chỉ mong nó nên người, có thể tự lực cánh sinh, lo cho bản thân và gia đình của chúng nó sau này. Em tâm niệm không mong đợi gì ở con cái cả để đỡ phải trông ngóng rồi thất vọng.

1 user thanked Tonka for this useful post.
xv05 on 6/15/2014(UTC)
Phượng Các
#4 Posted : Saturday, July 6, 2013 12:48:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nói cho đúng ra nếu mình lớn lên ở Mỹ thì mình nghĩ như Mỹ rồi, ngặt cái là mình theo quan niệm từ hồi ở VN cho nên mới hy sinh hết cuộc đời cho chúng, và hy vọng là chúng cũng đối xử với mình như mình đối xử với cha mẹ của mình\. Ai dè chúng lớn lên ở Mỹ thì chúng sống theo Mỹ thôi\.
Bảo Trân
#5 Posted : Sunday, July 7, 2013 5:27:08 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Nước mắt chảy xuôi. Mình làm được gì cho con thì làm. Đúng như Tonka nói, chỉ mong sau này con lo được cho gia đình chúng nó, để mình đỡ phải lo thêm.
Phượng Các
#7 Posted : Monday, July 8, 2013 7:17:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cali Today News - Luật mỗi gia đình chỉ được sinh một con nay tại Trung Quốc đã dẫn đến một đạo luật mới ra đời tuần này do hiến pháp qui định là con cái trưởng thành phải chăm sóc và thường xuyên thăm viếng cha mẹ già.

Tuần trước, nhật báo Cali Today đã có dịp đưa tin này, nay chúng tôi mời qúy độc giả nhìn thêm chi tiết về luật này.

Mặc dù đạo luật không định nghĩa rõ ràng như thế nào là thường xuyên, nhưng lại nói rõ là cha mẹ được quyền kiện ra tòa con cái nào không thực hiện điều luật này.

Sự ra đời của luật mới này bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau là nguyên nhân gây ra tình trạng quá nhiều người lớn tuổi ở đất nước này đang sống cô đơn trong sự quên lãng của con cái. Theo thống kê thì hiện nay 167 triệu người dân Trung Quốc ở đô tuổi ngoài 60 trong đó hơn 1 triệu ngoài 80 tuổi và phân nửa số người này ở một mình.

Trong nền kinh tế phát triển của xã hôi Trung Quốc ngày nay, phần lớn những người trẻ vì phải chạy theo công việc làm đã phá vỡ truyền thống nhiều thế hệ cùng một gia đình sống chung để lo cho người lớn tuổi.

Bên cạnh đó việc xây dựng những nhà dành cho người già hoặc chung cư cho người về hưu được nhiều người chọn lựa để thay thế cho nếp sống cũ.

Trường hợp nếu con cái đi làm xa không ở gần cha mẹ thì sao?

Theo báo Bloomberg News thì đạo luật trên còn bắt buộc những chủ nhân, giám đốc phải cho nhân viên được có phép nghỉ để về thăm cha mẹ.

Đối với các quốc gia khác thì có vẻ kỳ quái khi chính phủ xen vào chuyện quan hệ trong gia đình nhưng ở Trung Quốc thì chẳng có gì lạ.

Chính họ cũng áp đặt điều lệ “một con cho mỗi gia đình” nên luật mới này là hậu quả tất nhiên sinh ra từ đó. Tuy nhiên đối với nhiều người thì nó không hợp lý chỉ tạo thêm áp lực bên cạnh công việc hằng ngày, nhất là đối với những ai ra nước ngoài.

Theo ông Xiao Jinming, một giáo sư tại đại học luật Shandong thì mục đích quan trọng nhất của luật chăm sóc cha mẹ là hỗ trợ tinh thần người lớn tuổi. Bà Wang Yi 57 tuổi sống một mình tại Thượng Hải thì rất đồng ý với điều vì bà chỉ gặp 2 người con mỗi năm một lần. Theo bà thì quá ít, nếu như được hai lần thì tốt hơn.

Vụ kiện đầu tiên sau khi luật được thi hành xảy ra tại tỉnh Wuxi mà tòa án đã ra lệnh cho một cặp vợ chồng phải thăm viếng người mẹ già mỗi hai tháng không kể những ngày lễ tết. Chỉ khi nào con cái không thi hành lệnh của tòa thì sau đó mới bị phạt tiền hoặc những hình thức khác.

Phước An
Phượng Các
#8 Posted : Wednesday, June 4, 2014 10:18:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Có con hay không con, về già coi bộ y như nhau ...Chi bằng tự mình lo lấy mình là hơn cả . Cộng đồng Việt không biết có mô hình là nhà duỡng lão dành cho những nguời cùng một interest hay chưa, chớ PC thấy là kiểu mua chung cư ở gần nhau như nhóm chị Liêu thái thái là tuyệt vời lắm ...
Phượng Các
#9 Posted : Sunday, June 15, 2014 1:37:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Người Hàn Quốc từng tin tưởng chắc chắn sẽ được con cháu chăm sóc khi tới tuổi già, nhưng niềm tin này giờ đã lung lay – rất nhiều người lao động cật lực để thay đổi nền kinh tế đất nước thấy thế hệ sau lại có những ưu tiên khác trong việc chi tiêu. Thế nên, một số phụ nữ lớn tuổi phải quay sang làm nghề bán dâm.

Bà Kim Eun-ja ngồi trên bậc thang dẫn vào ga tàu điện ngầm Jongno-3 ở Seoul, dõi theo quang cảnh xung quanh mình.

Người phụ nữ 71 tuổi mang son đậm và chiếc áo khoác bóng loáng màu đỏ đối lập với làn da trắng bợt của bà.
Cạnh đó là một chiếc túi lớn, phát ra tiếng kêu lanh canh của chai lọ khi bà nhấc nó lên khỏi thềm bê tông lạnh cóng.
Bà Kim là một trong những “Bacchus Ladies” – phụ nữ lớn tuổi sống bằng nghề bán lọ thủy tinh bé xíu đựng thức uống năng lượng Bacchus tới cánh mày râu.
Nhưng thường thì đó không phải là tất cả những gì họ bán. Ở độ tuổi mà người Hàn Quốc đáng ra đã lên chức bà tôn kính, một số người lại phải đi bán tình.
“Chị có thấy mấy Bacchus Ladies đứng đằng kia không?” bà hỏi tôi. “Mấy bà đó không chỉ bán Bacchus đâu. Thỉnh thoảng họ cũng cặp với đàn ông lớn tuổi và kiếm tiền. Nhưng tôi không kiếm sống kiểu đó.
“Đàn ông cũng hỏi tôi khi tôi đứng trong ngõ,” bà nói thêm. “Nhưng tôi luôn nói ‘Không’.”
Bà Kim nói mỗi ngày bán được khoảng 5.000 Won (3 bảng Anh). “Uống nhanh lên,” bà nói. “Cảnh sát lúc nào cũng theo dõi tôi. Họ không phân biệt được.”
Trung tâm của các vụ buôn bán dâm là một công viên gần trung tâm thủ đô. Công viên Jongmyo là nơi nhiều đàn ông lớn tuổi hay lui tới đánh cờ và buôn chuyện.
Jongmyo được xây xung quanh một ngôi đền thờ Khổng Tử, người có tư tưởng tôn trọng người lớn tuổi, là cái khung văn hóa của Hàn Quốc suốt nhiều thế kỷ. Nhưng dưới bóng cây bên ngoài đền, những người đàn ông đàn bà tuổi xế chiều gạ gẫm nhau lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác về xã hội thật của Hàn Quốc ở thế kỷ 21.
Phụ nữ khoảng 50, 60, thậm chí 70 tuổi, đứng bên rìa công viên, bán đồ uống cho đàn ông. Mua một lọ, và đây là bước đầu tiên trong việc kết thúc chặng đường đơn độc trong một nhà nghỉ rẻ tiền gần đó.
Đàn ông ở công viên này sẵn sàng nói chuyện với tôi hơn là phụ nữ.
Tụ tập xung quanh một ván cờ, nhóm đàn ông lớn tuổi đứng xem một cách chăm chú. Khoảng nửa số đàn ông ở đây qua lại với các Bacchus Ladies, họ nói.
“Chúng tôi là đàn ông nên rất tò mò về phụ nữ,” ông Kim, 60 tuổi, nói.
“Chúng tôi uống, giúi chút tiền vào tay họ, và rồi mọi việc diễn ra!” ông cười. “Đàn ông thích có phụ nữ xung quanh – dù là già hay trẻ, còn hoạt động tình dục hay không. Chỉ là tâm lý đàn ông.”
Một người khác năm nay 81 tuổi, hứng thú khoe với tôi món tiền tiêu hàng ngày của ông. “Đây là để đi uống với bạn bè,” ông nói. “Chúng tôi cũng tìm được bạn gái ở đây – mấy người phụ nữ đứng ở đằng kia. Họ hỏi chúng tôi có muốn chơi với họ không. Họ nói, ‘Em chẳng có tiền,’ và rồi bám lấy chúng tôi. Quan hệ với họ mất khoảng 20.000 đến 30.000 Won (11 - 17 bảng), nhưng thỉnh thoảng họ cũng giảm giá cho nếu là khách quen."
Các cụ ông cụ bà Hàn Quốc là nạn nhân của sự thành công của nền kinh tế.
Khi họ làm việc để gây dựng nền kinh tế thần kỳ của Nam Hàn, họ đầu tư số tiền tiết kiệm của mình vào thế hệ sau. Trong xã hội theo đạo Khổng, con cái thành đạt là cách để giành hưu trí tốt nhất.
Nhưng thái độ này thay đổi cũng nhanh như các giá trị sống ở đây, và rất nhiều người trẻ nói họ không thể chi trả nổi cho bản thân và cha mẹ trong xã hội Hàn Quốc đầy cạnh tranh và nhịp sống nhanh này.
Chính phủ, lúng túng trước sự thay đổi nhanh chóng, khá lộn xộn trong việc đưa ra được một hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả. Trong lúc đó, đàn ông và phụ nữ ở Công viên Jongmyo không có tiền tiết kiệm, không có lương hưu và không có gia đình để dựa vào. Họ dần chìm đi – trở thành người lạ trên chính quê hương mình.

“Những người dựa vào con cái là đồ ngu,” ông Kim nói. “Thế hệ của chúng tôi còn nghe lời cha mẹ. Chúng tôi tôn trọng họ. Thế hệ bây giờ được có giáo dục hơn và nhiều kinh nghiệm hơn, thế nên chúng không thèm nghe chúng tôi.
“Tôi 60 tuổi và không có chút tiền nào. Tôi không thể tin con mình sẽ giúp. Chúng nó cũng đang gặp rắc rối vì phải bắt đầu chuẩn bị cho tuổi già. Hầu như ông bà già nào ở đây cũng ở trong tình trạng này.”
Phần lớn số phụ nữ Bacchus chỉ bắt đầu nghề bán dâm ở nửa sau cuộc đời, là kết quả của một giai đoạn nghèo đói tuổi xế chiều mới, theo Tiến sỹ Lee Ho-Sun, có lẽ là nhà nghiên cứu duy nhất nghiên cứu về họ một cách chi tiết.
Một phụ nữ mà bà phỏng vấn thành gái bán dâm ở tuổi 68. Có khoảng 400 phụ nữ làm việc trong công viên, bà nói, đều được dạy từ hồi còn thơ rằng sự tôn trọng và danh dự đáng giá hơn tất cả.
“Một phụ nữ Bacchus nói với tôi ‘Tôi đói, tôi chẳng cần tôn trọng, chẳng cần danh dự, tôi chỉ cần ba bữa ăn một ngày,” Tiến sỹ Lee nói.
Cảnh sát vẫn thường xuyên tuần tra khu vực nhưng hiếm khi bắt giữ bất kỳ ai, nói riêng rằng vấn đề này không bao giờ có thể giải quyết được bằng đàn áp, rằng những công dân lớn tuổi cần nơi giải tỏa stress và nhu cầu tình dục, và cần phải thay đổi chính sách.

Nhưng thi hành luật pháp không phải là vấn đề duy nhất.
Trong những chiếc túi của Bacchus Ladies là nguồn chứa hiểm họa: một loại chất tiêm đặc biệt nhằm giúp các quý ông đạt được cương cứng – tiêm trực tiếp vào mạch máu.
Tiến sỹ Lee xác nhận rằng kim tiêm được tái sử dụng khoảng 10, thậm chí 20 lần.
Kết quả là, bà nói, có thể thấy được trong khảo sát ở khu vực, rằng gần 40% đàn ông được khám có bệnh lây nhiễm qua đường tình dục – mặc dù một số loại bệnh phổ biến nhất không có trong danh sách khám bệnh. Với đa số các lớp giáo dục giới tính được hướng tới thanh thiếu niên, việc này thực sự đang gây ra vấn đề nghiêm trọng. Một số chính quyền địa phương bắt đầu mở phòng khám có giáo dục về tình dục đặc biệt dành cho người lớn tuổi.
Giấu bên trong các ngõ nhỏ chằng chịt và tồi tàn bên trong trung tâm Seoul là nơi những hành trình đơn độc này kết thúc – hành lang hẹp của một “nhà nghỉ tình yêu” và một trong những căn phòng xám xịt mở cửa chờ họ.
Bên trong, chiếc giường lớn chiếm gần hết chỗ, với cái đệm mỏng và chiếc gối đơn khó có thể là điểm trú cho một đêm an giấc dài.
Trên đầu giường là mẩu giấy hướng dẫn: phục vụ phòng bấm số 0; phim khiêu dâm bấm số 3; nếu muốn thêm chăn điện thì dây cắm ở phía cuối giường.
Ở đây khách hàng được phục vụ đồ ăn, tình dục, và một chút ấm áp chỉ bằng mấy nút bấm. Chỉ mong sao cuộc sống bên ngoài căn phòng nghỉ này cũng đơn giản như Nhưng đối với các cụ ông cụ bà đã xây dựng nên nền kinh tế lớn mạnh này, đồ ăn đắt đỏ, tình dục thì rẻ, còn tình người thì khó có giá nào mua được.vậy, trong xã hội Hàn Quốc giàu có, công nghệ cao này.

BBC


hongkhackimmai
#6 Posted : Sunday, June 15, 2014 2:44:23 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Originally Posted by: Bảo Trân Go to Quoted Post
Nước mắt chảy xuôi. Mình làm được gì cho con thì làm. Đúng như Tonka nói, chỉ mong sau này con lo được cho gia đình chúng nó, để mình đỡ phải lo thêm.


Nước mắt chảy xuôi ....
Đó là câu nói của những người ngày xưa, hoặc những người dư tiền (ngày nay)
Qua câu chuyện những người đàn bà phải bán thân nuôi miệng ở nước Đại Hàn, đoán chắc ngày xưa khi còn trẻ họ cũng quan niệm nước mắt chảy xuôi ...., vì người Á Đông nào mà không nghĩ như thế . Khi còn trẻ những người này phải làm lung cực khổ để tận lực nuôi con ăn học nên người . Nếu không tận lực thì làm sao cái đám con cái thành tài thành danh được ????? Không lẽ bọn con chui từ đất ra rồi tự vươn đứng dậy một mình được sao ? Họ chỉ mong sao khi về già thì con sẽ trở lại giúp họ .

Không phải ai cũng dư tiền để không trông cậy vào sự giúp đỡ của con (trừ những người ở Mỹ được lảnh tiền già) Nhưng sự đời éo le, vào thời đại này , những đứa con càng có bằng cấp cao thì càng giỏi tính toán . Chúng nó đem đến cho nước Đại Hàn thành một nước giàu mạnh về kinh tế, chúng nó có một đời sống vật chất dư mứa , nhưng nuôi cha nuôi mẹ thì .... còn phia ! đọc cái cảnh bà già bảy tám chục phải bán trôn nuôi miệng thì thiệt là ... thảm . Đói quá thì cái gì cũng phải làm !

Không phải chi ở Đại Hàn, mà ở đâu bây giờ cũng vậy thôi . Cái ông nào đó nói, đại khái là ai ngồi trông mong con nuôi lại là một đứa ngu . Đúng như vậy . Ai có thân thì phải lo . Dù cho ở Mỹ được hưởng tiền già và chỗ ở có thể xin housing, nhưng khi còn sức lực cũng phải nghĩ đến dành dụm để thủ thân , đừng trông mong sẽ nhờ vả được ai . Con còn trở thành người xa lạ thay, huống chi là bà con bạn bè thân thích .

Ngày xưa mình đọc tin mấy người tỉ phú triệu phú khi chết đi không để gia tài lại cho con mà cho mấy con mèo con chó hoặc những hội từ thiện v...v...mình ngạc nhiên, nhưng bây giờ lắm khi thấy họ rất có lý Con mà phản trắc, trọng tiền hơn cha mẹ, vô đạo đức thì cho tiền làm gì cho uổng .

Tớ có nuôi hai con chó . Đương nhiên chúng nó phải ... quấn quít mình (vì nếu không có mình cho ăn thi chúng sẽ bị cơ quan nhà nước cho đi chầu Diêm Vương . Chó vô thừa nhận nhiều quá, nhà nước không có tiền nuôi. Đứa nào được ai xin về nuôi đều bị nhà nước thiến cả vì họ không muốn chúng sản xuất thêm) . Nhưng có điều lạ là nhà vườn rất rộng, những ngày trời tốt tớ muốn ban đêm chúng được tự do chạy nhảy, nhưng hai đứa này khi trời săp tối là đứng chờ chực trước cửa . Bữa nào tớ không mở cửa cho chúng vào là chúng chạy vòng vòng hết cửa này đến cửa khác tru khóc om sòm . Thấy chủ mở cửa cho vào là mừng thôi là mừng, vẩy đuôi, rượt nhau trong nhà một cách sung sướng . Tớ quát lên "Đến đây!" là chúng vui lòng đưa cổ ra cho chủ xiềng (sợ chúng đi tha giày hay phá phách đồ trong nhà) . Chủ mắng "đồ ngu ! cho tự do ngoài kia mà không muốn lại đòi vào đây để bị còng ....."

Chúng nó có ngu không ? chắc không, nhưng loài súc vật cũng cần tình thương . Chúng nó muốn được gần chủ dù phải bị còng . Còn con người, khi đủ lông đủ cánh rồi thì chỉ muốn cao bay xa chạy ...

Ngày xưa cũng ở trong Phụ Nữ Việt này, tớ có tâm nguyện mở một cái nhà để nuôi những người đàn bà sa cơ vì hoàn cảnh nào đó . Tâm nguyện đó đến nay tớ có thể thực hiện được rồi . Đương nhiên là không thể bảo bọc họ một thời gian dài mà chỉ giúp họ có chỗ nương tựa một thời gian nào đó, giúp họ đứng dậy để tự lo thân ...
1 user thanked hongkhackimmai for this useful post.
xv05 on 6/15/2014(UTC)
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.