Gởi bởi hongkhackimmai - Sunday, August 09, 2009 7:04:49 AM
Cà Cuống Nguồn :
www.yduocngaynay.com Ts Dược Khoa Trần Việt Hưng và Ts Bùi Quốc Quang
Tên khoa học: Lethocerus indicus (tên cũ là Belostoma indica), thuộc họ sâu bọ Belastomatidae.
Cà cuống có cơ thể hình lá, dẹp giống như con gián. Thân dài khoảng 7-8 cm, rộng 3 cm.
Cà-cuống Mỹ (Giant waterbug) hay Lethocerus americanus, còn có tên là 'toe biter', thường sống tại các ao hồ hay giòng nước chảy chậm, rất nhiều tại Florida. .
Tại Việt Nam, có lẽ do ở những thay đổi về sinh thái hay bị đánh bắt quá mức nên trở nên hiếm, và được ghi trong danh mục các sinh vật cần bảo vệ.
Cách lấy tinh dầu theo phương pháp dân gian tại Việt Nam là đặt cà cuống ở vị thế úp bụng xuối phía dưới, đưa lưng lên; lấy thanh tre chuốt nhọn rạch ngang lưng cà cuống ( nơi tiếp giáp với ngực hay ở nơi đôi chân thứ ba), gấp bụng cà cuống để lồi hai bọng dầu lên, và dùng tăm hay đầu nhọn của tre để lấy 2 bọng dầu ra. Tỷ lệ trung bình khoảng 1000 con cà cuống đực cung cấp được 20 ml tinh dầụ.
Trước 1975, tại đường Trần quý Khoách Tân Định-Sàigòn, có tiệm bán bánh khúc nhân cà cuống/đậu xanh mỡ hành rất đặc biệt
.
Tinh dầu cà cuống:
Tinh dầu trong tuyến thơm của Cà cuống là một võ khí săn mồi đồng thời cũng là phương tiện tự vệ của chúng!
Trung bình khoảng 1000 con cà cuống đực mới cung cấp được 20 ml tinh dầu.
Tinh dầu là một ester acetic phức tạp, lỏng màu trong suốt, rất dễ bay hơi, cấu trúc hóa học loại transđelta-hexen 1-oxalo-aceta te. Vì lý do hiếm nên trên thị trường có những loại tinh dầu nhân tạo, dĩ nhiên mùi không hoàn toàn giống được tinh dầu thiên nhiên.
Theo Ông Đinh Nguyên thì tinh dầu cà cuống có thể 'tạm' thay thế bằng Acetate d'hexyle (Hexylacetate) và tổng hợp bằng ester-hóa n-hexanol bằng anhydride acetique, rồi chưng cất để có thành phẩm, tuy nhiên xin quý vị thận trọng..khi tìm mua anhydride acetiquẹ.vì hóa chất này theo dõi bởi Cơ quan kiểm soát chất ma túy DEA ( đây cũng là một nguyên liệu để tổng hợp methamphetamine !), và chưng cất để lấy ester cũng không phài là đơn giản.
..... Các tác giả Việt Nam cho rằng tinh dầu cà cuống là võ khí tấn công con mồi, gây tê liệt đối phương, tuy nhiên giả thuyết này không vững vì chỉ có cà cuống đực mới có tinh dầu.
Tinh dầu cà cuống, khi dùng liều nhỏ, được cho là có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, kích thích ham muốn tình dục.
2) Cà Cuống Synthetic
Ts Bùi Quốc Quang
... Tôi không ăn cà cuống synthetic vì tất cả đều là hóa chất có một đặc tính chung là solvent (dung môi). Hexyl-acetate (CAS 142-92-7) thì trong phòng thử nghiệm hóa học nhiều lắm, và như tất cả các solvents khác thì sẽ làm "eye and skin irritation", ngửi vào có thể gây ra "irritation of the throat and mucous membrane"......
Những hoá chất khác nhại theo cà cuống là nhóm hexanol (acetate và butyrate), những fatty acids solvents, ngửi ít thì thơm ngửi hoài khó chịu.
.... Pheromone chứa esters của C16 va C18 fatty acids và alcohol (including hexanol) có đặc tính antiaphrodisiac ở phái nữ (at least in butterflies - Heliconius erato) làm cho chị bướm cái không thích lang thang nữa và chung tình với bướm đực lang quân tiết ra pheromone đó. Vậy thì nếu chàng mà mời nàng chấm nước mắm cà cuống, coi chừng đấy, chàng đòi sở hữu chủ đấy, enforcing monogamy...[b]
.....Tóm lại nếu bạn muốn biết cà cuống Thái Lan synthetic có độc hay không, dễ lắm, thử nhỏ một giọt xuống bàn ăn có đánh vernis xem sao. Tôi cam đoan là bạn sẽ không thích cà cuống synthetic nữa đâu, vernis còn bong huống chi epithelium của thành ruột...
Ts Bùi Quốc Quang
Muốn đọc chi tiết, xin vào đây :
www.yduocngaynay.com/8-8...Hung_BQQuang_CaCuong.htm