Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

8 Pages123>»
Man mác tình Xuân...
chieuduong
#1 Posted : Sunday, January 16, 2005 4:00:00 PM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Man Mác Tình Xuân …


ngồi giữa thềm sương mà uống rượu
một chén cuồng điên một chén cay
người gọi hồn ai trên mạc lộ
về thăm thành quách một đêm say

Xuân cứa trong tim thơ chảy máu
nhớ ai từng chảy lệ đêm hờn
mười năm lưu lạc như cơn mộng
ly khách về đâu , vạn lý hề ….


Xuân - Phạm Ngọc Phi



Mổi năm là một con số mới , một quyển lịch mới tinh khôi là một lần Tết Nguyên Ðán đến với mọi người …

Từ Ðông qua Tây , từ thành thị đến thôn quê và từ lưu lạc trong ngoài …

Tết đối với người Việt chúng ta có ý nghĩa thiêng liêng là sự đoàn tụ gia đình . Và cũng là dịp cho con cháu trong gia tộc thành kính dâng lên ông bà tổ tiên những phẩm vật tự mình làm ra , hoặc các món ngon vật lạ từ nơi khác đem về ( chợ Tết ) , và cầu chúc cha mẹ sức khoẻ dồi dào (chúc Tết ) …

“ Tết sắp đến ..” là người lớn nôn nao hồi tưởng xuân năm nao, chuẩn bị năm mới thêm phần hoàn hão hay sung túc , làm em nhỏ rạo rực mong chờ với áo quần mới và những phong lì xì đo đỏ…Xuân đến với mọi người khắp nơi , chan hoà hạnh phúc , là niềm vui tiếng cười là khúc hát hoan ca .

Nhưng …

Ðối với những ai xa nhà đã lâu như tôi , xa nhà thì xa nhà… nhưng những khi Tết đến, tôi vẫn hãy còn náo nức ,là muốn nghe là muốn nhìn là lẳng lặng xôn xao đếm từng ngày lịch, là lôi những ký ức ngày xưa ra , lẩm bẩm với chính mình …không còn biết hay tha thiết muốn biết Tết là cái chi chi …

Mà sao tôi nhớ quá …


Tết về nhớ bánh chưng xanh
Nhớ tràng pháo chuột , nhớ tranh lợn gà
Nhớ cành đào thấm đầy hoa
Nhớ giâyphút đợi giao thừa nghiêm trang

Nhớ ngũ vị , nhớ chè lam
Nhớ cây nêu , nhớ khách vang tiếng sành
Nhớ tam cúc tẹt,nhớ mình
Nhớ cân mứt lạc , nhớ khoang giò bì …


Tết Xưa ( Tiếng Võngh Ðưa ) – Bàng Bá Lân .

Tết quê hương thú vị như vậy , nhưng mà không được về quê ăn Tết , thì đành phải …nhớ vậy ! Cũng giống như Nguyển Bính đã than thở trong lúc tha hương :

Chao ôi ! Tết đến em không được ,
Trông thấy quê hương , thật não nùng !


Thôi thì , chúng ta cùng nhau “ cắn hạt dưa “ mà trò chuyện những ngày Xuân năm cũ !

chieuduong
#2 Posted : Monday, January 17, 2005 8:41:32 PM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Ngày Tết …ngày nao !

Tết Nguyên Ðán là ngày đầu tiên trong năm cho những quốc gia tính theo Âm lịch ( Lunar Calendar ) .
Nguyên có nghĩa là bắt đầu , tiên khởi , Ðán là buổi ban mai .

Tết Nguyên Ðán là ngày đầu của năm mới , còn gọi là Tết Cả là hội cổ truyền lớn nhất của dân tộc Việt Nam . Từ những thế kỷ xa xưa thời Trần , Lê …ông cha chúng ta đả cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng .

Riêng từ thời nhà Lý trở về trước , thì sau …?

Người ta dựa theo các khám phá khảo cổ gần đây thì : ngày Tết Cả của dân Việt Nam không phải là ngày đầu của tháng Giêng ( theo phong tục Tàu ) mà là ngày rằm Trung Thu tháng 8 …

Dựa vào sự khám phá tìm tòi của nhà nữ kháo cổ người Pháp Madeleine Colani vào năm 1925 , một chiếc rìu đá ghi lại thời kỳ văn hoá Bắc Sơn ( trước thời kỳ Hùng Vương đến 4000 – 5000 năm , tức thời kỳ văn hoá Ðông Sơn ) . Chiếc rìu này có khắc hình chùm sao Vụ Tiên ( chòm Hercules ) . Chùm sao này trong thiên văn học hiện đại không có gì đáng kể , ngưng ngược dòng lịch sử 8000 năm thì rât quan trọng đối với cư dân thời bấy giờ . ( Các tính toán dựa trên cơ học thiên thể về chuyển động của quả đất trên thiên cầu cho thấy vào khoãng thời gian cách đây từ 8000 đến 11000 năm , trục quay của quả đất không hướng vào sao Bắc Ðẩu ( Polaris ) như hiện nay mà hướng vào sao Alpha – Hercules trong chùm sao Vụ Tiên

Ðiều này chứng minh rằng : dân tộc Việt Nam đã biết khá nhiều về thiên văn trong thời kỳ xa xưa...

Ngoài ra chúng ta còn có những khám phá tìm tòi trên những ký hiệu của những trống đồng Hoàng Hạ trong thời kỳ văn hoá Bắc Sơn và Ðông Sơn, dựa trên những hình khắc trên mặt trống đồng thì người dân Lạc Việt đã có một nông lịch sơ khai dựa vào sự quan trắc của mặt trời , không bao trọn cả năm mà chỉ kéo dài từ tháng chín dương lịch đến đến tháng tư dương lịch . Khoãng thời gian còn lại không minh xác và không tính đến . Có lẽ , vì khoãng thời gian đó không quan trọng cho việc nông tang , ngay cả việc đi biển thì từ tháng chín đến tháng tư là mùa bão , không ai dám ra khơi …

Lịch chỉ trong trống đồng Hoàng Hạ là tính theo dương lịch .Không thấy có ký hiệu chỉ tháng mà chỉ có ngày , giờ và năm . Một ngày chia làm 10 giờ , mỗi giờ lại được ghi một cảnh sinh hoạt tỷ như biểu đồ tượng trưng cho khoảng 3-4 giờ chiều, có khắc hình hai người giã gạo biểu tượng cho việc sửa soạn bữa ăn hàng ngày .

Lịch ghi trên trống đồng Hoàng Hạ chỉ là lịch thời vụ , như vậy chúng ta chưa có thể khẳng định rằng tổ tiên Lạc Việt bắt đầu một năm vào tháng chín Dương lịch , dù rằng trên các mặt trống Hoàng Hạ có những hình khắc biểu tượng cho một lễ hội rất lớn vào mùa thu .

Ngoài ra , trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , ta thấy những hình khắc những chiếc thuyền lớn có chỡ trống , bình nước thiêng ( có người mang tên bảo vệ ) . Rồi có người mặc áo quần tươm tất đang vừa lái thuyền vừa đánh trống hiệu , cầm vũ khí hành hình một người bị trói ngồi theo vị trí bị hiến tế . Ở một chỗ khác là hình khắc những người hoá trang kết lông chim và bông lau lại làm trang phục vừa múa hát . Ngoài ra , một số trống đồng khác được tìm thấy ở vùng Hoà Bình , và Sơn Tây , người ta lại thấy khắc hình những chiếc thuyền độc mộc , mũi cong đuôi én , mặc quần áo ngày hội , tay cầm mái chèo trong tư thế trịnh trọng . Những hình ảnh này cho thấy đây là những buổi lễ tương tự những hội nước của các dân tộc khác như Khmer, Thái ở Ðông Nam Á .

Tất cả những nghi lễ này đều có khắc hình bông lau , một thứ hoa chỉ nở vào mùa thu tại nước ta , khiến chúng ta có thể tin tưởng được rằng thời điểm xảy ra các ngày hội mùa này chính là mùa Thu .

Ngày hội mùa này có phải là ngày Tết cuả tổ tiên ta hay không ?

Trong Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử thời Tống Thái Tông ( Triệu Khuông Nghĩa ) khi chép về phong tục của người Việt dưới thời nhà Ðinh đã phê bình phong tục của người Việt lúc đó là :
…không biết Tết , không biết năm , chỉ lấy ngày giữa tháng Tám là ngày hội , già , trẻ đi chúc tụng nhau , coi như đó là đầu năm …”

Trong Hán Thư ghi chép bài biểu của Hoài Nam Vương Lưu An tâu trình lên vua Hán Vũ Ðế đã nêu ra :
“ Giao chỉ là đất ngoài cõi , dân cắt tóc xâm mình , không thể nào lấy pháp độ của một nước đội mũ mang đai mà trị được . Từ đời Tam Ðại thịnh trị , người Hồ người Việt không chịu theo chính sóc ( theo lịch ) của Trung Quốc .”

Ðiều này chứng minh rằng , dân Việt dưới thời vua Hùng Vương đã có lịch riêng và ngày Tết riêng biệt !

Tóm lại , dựa vào những Cổ sử , những khám phá của Khảo cổ đã chứng minh rằng ngày Tết đầu năm của dân Việt từ thời lập quốc đến hết triều Lý là ngày Tết Trung Thu tháng Tám , ( chứ không phải là Tết Nguyên Ðán tháng Giêng .). Sau đó , không biết vì một nguyên do gì mà Tổ tiên chúng ta định ngày Mùng Một Tháng Giêng làm ngày Tết Cả , giống như Trung Hoa. Câu hỏi này đến bây giờ cũng vẫn chưa có lời giải đáp thõa đáng ! ( Lời phỏng định ước đoán thật là không biết bao là kể ! )

Ngày nay , suốt hơn 20 thế kỹ trôi qua trên khắp nẻo đường Bắc Việt với ngày Tết Trung Thu vẫn được coi là ngày hội lớn của gia đình ..

……

Nói đến Xuân thì …trong tất cả chúng ta , ai mà chẳng tha thiết quan hoài !


Xuân về ai cũng mừng xuân
Xuân sao tươi cả nhân dân Lạc Hồng
Thỏa lòng rày ước may mong
Thiều quang soi tới non sông huy hoàng

Thất thập tam ngô lảo hỉ
Mà xuân đi xuân lại nghỉ sao đây ?
Hay muốn ta trẻ lại như ngày
Còn niên tráng toan xoay cơ tạo hoá

Thu vũ giáng tiêu lô thử hạ
Xuân phong suy tán tuyết hàn đông

Thời cũng phải tang bồng cho phỉ chí
Tẩy sạch hết vết tàng cũ kỹ
Dân non sông hoan hỉ cuộc nghinh xuân
Xuân lai vạn vật canh tân


Xuân Quý Mão ( 1963) - Tập thơ Bút Linh Ðộng – Chiêu Dương Nguyễn Các Phụng ( 1893-1975) .

Ðôi dòng đối Tết của người xưa truyền mãi đến ngày nay …

Tết ba mươi , khép cánh càn khôn , ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một , lỏng then tạo hoá , mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào .


Hồ Xuân Hương

Chiều ba mươi , nợ hỏi tít mù , co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một , rượu say túy luý , giơ tay bồng ông Phúc vào nhà .


Nguyễn Công Trứ

chieuduong
#3 Posted : Thursday, January 20, 2005 2:51:26 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Cây Nêu tâm tình

Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông cho đến Tết dựng Nêu ăn chè


Ca dao

Thịt mỡ dưa hành , câu đối đỏ
Nêu cao , tràng pháo bánh chưng xanh


Khuyết Danh

Dựng nêu ăn Tết , là một phong tục lâu đời của dân Việt Nam …

Ở đây , nơi xứ người mà chúng ta theo “ tập tục ông bà “ dựng một cây tre miễu trước nhà , lủng lẳng vài ba tấm hồng đơn phất phơi theo gió …lạnh ( Va – US ) thì kể như là trong vòng một tiếng đồng hồ không có người hỏi thăm thì cũng bị gió thổi mất …mấy tờ bùa !

Thú thật , từ hồi nẫm đến giờ , tôi chưa từng thấy cây Nêu ra làm sao cả , có lẽ suốt một đời cũng không thấy luôn…


Cứ đến ngày 30 tháng Chạp là quan làng đến truyền đạt giờ dựng nêu * do Khâm Thiên Giám chọn giờ lành * để dân chúng khắp nơi trong nước theo đó mà trồng trước nhà một cây nêu . Năm 1876 ( Tự Ðức 29 ) vua Tự Ðức chuẩn định giờ dựng Nêu ( ba mươi tháng Chạp ) hạ Nêu ( mùng bảy tháng Giêng ) là vào giờ Thìn ( 9:00 Am và 10: 00 Am ) .

Nêu được làm bằng cây tre cao , trảy bỏ hết các nhánh , chỉ chừa lại phần đọt ( có lá ) , trên ấy có một số vật tượng trưng , gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ .

Cây Nêu là ..xuất xứ từ tục treo bùa đào của Trung Quốc .

Bùa Ðào là một miếng ván nho nhỏ bằng gỗ của một loại Ðào đặc biệt ở núi Ðộ Sóc Sơn ( giữa biển Ðông - loại bàn đào của bà Tây Vương Mẫu ) . Trong thời thượng cổ , nơi đây là nơi trú ngụ của 2 con quỷ chúa tên là Thần Ðồ và Uất Lũy , hễ có quỷ yêu nào làm haị dân gian thì hai con quỷ chúa bắt ăn thịt ngay . Vì vậy , đám yêu ma quỷ dữ thấy ở đâu có miếng ván gỗ Ðào đều tránh xa không dám bén mảng tới …

Về sau , thời nhà Chu , có ông Khương Tử Nha ( tục truyền rằng ông theo lệnh Ngọc Hoàng xuống Phong Thần cho các vị linh thần , ông được ban cho một ngọn roi dùng đề trừng phạt các vị thần hung dữ gọi là Ðã Thần Tiên ) dùng thêm 2 tấm ván gỗ đào , một tấm viết Thần Ðồ ( về sau viết trệch thành Ðồ Dư , Thần Trà , Thần Thơ , Thần Dư , Thần Thư ) , tấm thứ hai viết Uất Lũy ( trệch thành Uất Luật ) …cả hai tấm đều ghi thêm một hàng chữ bùa “Khưong Thái Công tại thử “ và một nét sổ ngang , một nét dọc thành hình chữ thập . Và dĩ nhiên , thần đả sợ thì quỷ càng sợ hơn khi thấy hàng chữ bùa trên cùng dấu chữ thập .

Trong sách Chu Lễ , cũng ghi :” răng voi làm thành chữ thập , xâm vào gỗ sơ du ( ?) , ném xuống sông thì Thuỷ thần phải chết , ném xuống vực sâu sẽ biến thành gò …

Kinh thật !

Riêng về Việt Nam , thì nguồn gốc cây Nêu thì hình thức có phần khác biệt ….

Tổ tiên chúng ta viết hàng chục chữ Bùa trong khuôn mẫu Tú Tung Ngũ Hoành ( 4 nét đứng 5 nét ngang ) nói lên tính trấn áp quyết liệt ma quỷ và được viết trên giấy hồng đơn , và treo thêm một cái khánh bằng đất nung , những khi gió đưa khua vào nhau nghe leng keng , vừa là một tín hiệu truyền xa cho ma quỷ tránh né , lại vừa thông báo mọi ngưòi xa gần Lễ Hội Mừng Xuân .

Số người biết viết hàng chữ Bùa ( viết một hơi chỉ có một nét theo hình thể Tứ tung Ngũ hoành ) gọi là Thầy Pháp , Thầy Ðồ, những người này quả là không có bao nhiêu trong xã hội thì làm sao cung ứng như cầu từng nhà ? … do đó dân ta căn cứ vào mẫu vẽ mà về lấy nan tre ( suông và giao lóng ) mà kết thành hình dạng , xin miễn từa tựa miếng bùa tứ tung ngũ hoành là được .

Tuy nhiên , hình thức về miếng bùa Tứ tung ngũ hoành mà ta bắt chước Tàu dần dần bị biến hoá do phần tinh thần dân tộc cao độ của Lạc Việt ( sau khi Ngô Quyền tuyên bố nền Ðộc Lập Tổ Quốc vào năm 939 - chấm dứt nền đô hộ 1000 năm của Trung Hoa ) …Miếng bùa không còn ý nghĩa trừ ma qủy theo nghĩa đen , mà mang một ý nghĩa mới “ quyết tâm tẫy trừ bọn xâm lăng , giặc Tàu “ bằng cách lấy cái rế ( vật đan bằng tre trúc , dùng để lót nồi tránh lọ nồi ) treo lên cùng mấy miếng trầu cau têm sẳn và xâu vỏ ốc sơn vôi trắng ( thay cho cái khánh đất nung ) tượng trưng xâu chuỗi Bồ Ðề của Phật …

Tiếng gió đong đưa , xâu chuỗi ốc khua nhau tạo nên một âm thanh huyền hoặc , một âm hưỡng vui tai an bình trong ý nghĩa uy quyền tối thượng của Thần Phật tức là biểu tượng cho sức quật khởi sâu sắc của dân tộc Lạc Việt . (Ý nghĩa của chuỗi bồ đề nhắc lại tích xưa , do lũ quỷ thường quấy nhiễu con người , nên Ðức Phật giáng lâm bắt lũ quỷ ấy . Chúng kinh sợ van lạy và hứa không dám quấy nhiễu con người nửa , bóng cây đổ tới đâu , cùng tiếng xâu chuỗi chạm vào nhau là QUỶ PHẢI LÁNH XA …)

Cho nên chúng ta có một câu đối Tết của một nhà sư như sau :

Lá phướn phất ngang trời , bốn bể đều trông nêu Phật
Tiếng chuông kêu dậy đất , mười phương cùng tưởng pháo Sư .


Ngoài ra, truyền thuyết còn cho rằng : Ðức Phật còn cho quỷ biết là nơi nào có rắc vôi trắng cũna là đất Phật . Do đó , ở nông thôn , người ta thường bắt chước các sư sải ở chùa rắc vôi bột quanh nhà thành hình chữ thập trên những gốc cây to , lu nước , chuồng súc vật v.v…Họ còn sơn vôi trên xâu vỏ ốc , cái rế , cái giỏ (đựng trầu cau và bùa nêu ) treo cao khỏi đọt cây , để quỷ không đến quấy nhiễu được từ trên cao hoặc xô té người leo cây …

Như vậy , chúng ta hiểu rằng biểu tượng Cây Nêu của Việt Nam hết sức là độc đáo …Cái ý chí quật khởỉ ngàn năm của dân tộc tiềm tàng trong hình ảnh một cây Nêu , mà ngày nay chúng ta thử nhìn lại các bối cảnh lịch sử xa xưa không khỏi bàng hoàng trầm tưởng sức sống mãnh liệt của cha anh ngày trước …

Không phải là một sớm chiều mà Tổ quốc Việt Nam có hình dạng ngày nay !

Tối ba mươi nghe Pháo Giao Thừa : Ờ Tết !
Rạng mùng một vấp Nêu Nguyên Ðán : À Xuân !


Nguyễn Công Trứ


Trời tối quá ! bên ngoài trời tối quá !
Những cây nêu tiếng khánh khẽ khua thầm
Những cung vôi trong sân như mờ xóa
Những giấy điều trước cửa dán đen thâm .

Quanh bếp ấm nồi bánh chưng sùng sục
Thằng cu con rụi mắt cố chờ ăn
Ðĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen rức
Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm

Bỗng tiếng pháo đẹt đùng xa nổ báo
Ngoài đình trung làng đã tế giao thừa
Cả nhà vội giật mình không ai bảo
Cùng đứng lên thăm bánh chín hay chưa .


Ba Mươi Tết – Anh Thơ

Thuở nhỏ , tôi có dịp về quê ngoại ăn Tết , những hình ảnh chuẩn bị đón Giao thừa trong đêm Ba mươi cùng với gia đình đông đủ thật là vui vẻ và trang nghiêm …Hết phần việc của mình , là ai nấy tranh thủ mặc đồ mới , lễ Phật ,lễ Gia Tiên …ra sân cùng anh chị đốt pháo , nhót vài miếng mứt , vài thỏi thèo lèo , cắn hạt dưa và chuẩn bị …gầy sòng ( cờ bạc ) !

Những dòng thơ của Nữ Sĩ Anh Thơ ghi lại qua bài thơ trên , thật là làm tôi xúc động và làm sao tôi quên được những đêm Ba mươi đó...

Có lẽ , đơn giản tôi chỉ nhớ có bấy nhiêu !

chieuduong
#4 Posted : Friday, January 21, 2005 3:18:23 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Súc - sắc súc sẻ …

Ngày xưa , tại các làng xã Việt Nam , nhiều trẻ em nghèo họp nhau thành từng bọn , rủ nhau đi chúc Tết dân trong làng , tuy mới chỉ là chiều ba muơi . Mổi em , có một chiếc ống đựng tiền bằng tre . Các em đến từng gia đình quen biết , vừa hát vừa lắc đồng tiền :

Súc-sắc súc-sẻ ,
Nhà nào còn đèn còn lửa ,
Mở cửa cho chúng tôi vào
Bước lên giường cao ,
Thấy đôi rồng ấp

Bước xuống giường thấp
Thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau ,
Thấy nhà ngói lợp ;

Voi ông còn buộc ,
Ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm ,
Lính năm tuổi lẻ

Vợ ông sinh đẻ
Những con tốt lành
Những con như tranh
Những con như rối

Tôi ngồi só tối
Tôi đối một câu :


Ðối rằng :

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh …


Các em vừa súc sắc súc sẻ vừa hát trong lúc gia đình chủ nhân chăm chú nghe , và sau câu hát đầy lời chúc tụng trên , gia đình nào cũng tặng các em một số tiền tưởng thưỡng …

Tục rằng , các em nhỏ là đệ tử của Thổ địa , Thần tài hay những đồng tử của Phật Di Lặc đem sự may mắn an hoà và sung túc đến .

Những bổng lộc trời cho !

Nhà nào , mà ngày đầu xuân các trẻ nhỏ tự động đến viếng là gia chủ mừng ghê lắm, để mặc các em làm gì thì làm , lại còn lấy bánh trái , nước ngọt chiêu đãi tận tình cho các em , thời gian các em ở lại càng lâu càng tốt …Tuyệt đối , gia chủ không dám lên tiếng nói một điều gì cả , chỉ lặng lặng mà mừng mà chiêu đãi các em !

Tôi không chứng kiến được quang cảnh đó như thế nào , nhưng một người bạn nghe bố kể lại rằng : năm đó tài lộc thật dồi dào mọi sự thuận buồm xuôi gió …

Ngày xuân ngày Tết ở nước ta thật là nhiều lể tục , những thói quen tập tục ngàn xưa đó giờ thì không còn lại bao nhiêu vì tiến trình của xã hội và văn minh khoa học vào tâm linh con người …Họa hoằn lắm , chỉ ở những làng quê thôn xóm , trong khuôn khổ một không gian nhỏ nhắn thu gọn , lòng người gần gủi lẩn nhau mà duy trì những lể tục cổ truyền trong những ngày Xuân …

chieuduong
#5 Posted : Friday, January 21, 2005 3:25:21 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Mồng một Tết Cha
Mồng hai Tết Mẹ
Mồng ba Tết Thầy …


Cầu thành ngữ này , có lẽ ở bên này không còn nhắc đến nửa , nhưng trong phong tục cổ truyền ngày trước thì đó là “ thời khoá biểu “ nhất định của 3 ngày Xuân , không “ lười “được .

Con cái trưởng thành , có gia đình và ở riêng , ở xa ít có dịp về thăm bố mẹ . Thì ngày mồng một trong dịp Tết Nguyên Ðán là cơ hội đoàn tụ cùng gia đình , trước là chúc thọ bố mẹ , sau là thăm hỏi anh em láng giềng . Có lẽ , đây là truyền thống thiêng liêng nhất trong ngày Tết .

Theo thông lệ, người con cả , anh cả hay người cháu đích tôn vào trưóc , kế đến là hàng em út vào sau , nói lên lời chúc tụng ông bà cha mẹ sức khoẻ và những điều tốt lành . Ông bà bên nội chúc Tết con cháu kèm theo những đồng tiền giấy , bọc trong giấy hồng điều , để gọi là cho con cháu chút bổng lộc lấy hên . Sang ngày mồng hai , thì là bên ngoại , phong tục cũng vẫn không gì thay đổi …

Sau những nghi thức trang trọng và đầm ấm đó , ông bà cha mẹ Nội Ngoại cùng con cháu dâu rể thường tụ họp ăn cổ Tết đông vui , chuyện trò như pháo nổ …

Qua ngày mồng ba Tết , chúng ta một lũ học trò lóc cóc ngày xưa , giờ dù đã trưởng thành có vai vế trong xã hội , cũng không quên những bậc Thầy đã khai tâm từ thời để chỏm …

Không Thầy đố mầy làm nên … câu nói này có lẽ đă ăn sâu trong tiềm thức dân gian làng xã khắp mọi miền đất nước .

Những nghi thức trên , bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người , thể hiện lòng thương yêu hiếu thảo đến với bậc sinh thành , lòng kính trọng thâm sâu đến bậc Thầy đã có công dạy dỗ ta thành người hiểu biết .

Vũ Thị Thiên Thư
#6 Posted : Friday, January 21, 2005 7:18:05 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Anh CD
Mồng hai về Ngoại ,
Câu nầy gợi laị cả một trời kỷ niệm...
Cảm ơn anh...
chieuduong
#7 Posted : Friday, January 21, 2005 8:20:40 PM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

quote:
Gởi bởi vuthithienthu

Anh CD
Mồng hai về Ngoại ,
Câu nầy gợi laị cả một trời kỷ niệm...
Cảm ơn anh...




Chị...

cd cũng thế...

Thuở nhỏ sống ở quê ngoại , tới tuổi đi học thì về Saigon...nhưng nghỉ hè và nghỉ Tết là về quê ngoại mà sống....làm trẻ mục đồng , tha hồ mà làm...giặc ( Ngoại cd nói thế ! )...

Quê nghèo lắm...nhưng cd yêu tha thiết !
chieuduong
#8 Posted : Saturday, January 22, 2005 11:54:45 PM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Mừng tuổi ngày Xuân …


Nói đến Tết , là tôi chỉ biết có phong bao mừng tuổi của Ngoại , của Bố Mẹ...

Ðó là một hình ảnh duy nhất trong tôi lúc còn bé tí …Lúc được mặc áo mới , trong tay là những bao lì xì đỏ với mặt cười vui toe toét khoe với mọi ngưòi , mà tôi nâng niu ôm ấp . Từ trong lòng bao lì xì ra , là những tờ giấy bạc mới tinh nguyên , hít hà tỉ mĩ . Tôi thích lắm !

Bây giờ đã qua mà tôi vẫn còn mang ấn tượng được lì xì được mừng tuổi ...

…lại đây nào !

Bác mừng tuổi cho con ! Cô mừng tuổi cho con ! ….

Mèn ơi …ngày Tết đối với tôi sung sướng như thế đó !

Ôi phong lì xì đo đỏ ngày xưa của tôi , nó thơm và xinh xắn làm sao …! Mà giờ đây ngập tràn trong ý nghỉ thân thương , ấm lòng trong gió tuyết bên song !

Sáng ngày mồng một , sớm tinh sương
Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường
Mở hàng mổi đứa năm xu rưỡi ,
Rửa mặt toàn bằng ngũ vị hương

Thầy tôi lấy một cành hoa tiên
Bút lông dầm mực , viết lên trên
Trên những gì gì …tôi chả biết
Giữa để năm tháng , dưới đề tên

Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi
Khép nép lên bàn thờ ông tôi
Hai mắt ngưòi trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi


Vườn Xuân xưa - Nguyễn Bính ( Tiểu Thuyết Thứ Năm , số 19 năm 1940 )


Thông thường ,cứ vào dịp Tết , người lớn trưởng thượng thường có lệ bỏ tiền vào bao lì xì màu đo đỏ , nho nhỏ xinh xinh …để gọi là “mừng tuổi “ cho những người chưa lập gia đình và các em nhỏ cháu chắt …

Buổi sáng hôm đó , buổi sáng của đầu năm mới , nhà cửa trông như mới tinh trong ngoài tươm tất ..

Trên bàn thờ gia tiên khói hương “ ngũ quả “(sung , dừa kiểng , xoài, mãng cầu , đu đủ v.v…). Ngũ quả ở đây là những loại quả mang hình ảnh xuất xứ từ những loại cây cho nhiều trái..mang ý nghĩa sung túc thịnh vượng , chứ không nhất thiết là Cầu Vừa Ðũ Xài .

Và tại sao không là 3,4 hay 6, 7 mà phải là 5...đó là theo Ngũ Hành , số 5 là tượng của hành Thổ , là hành có thể dung chứa 4 hành còn lại Kim, Mộc , Thủy , Hỏa... Thổ là hành trung ương...)

Ngoài ra , hai bên là hai quả dưa hấu và một cặp bánh chưng hay bánh tét có dán miếng giấy hồng đào Tân Niên Vạn Phát , một cành mai hay một nhánh đào cùng đôi câu đối đỏ .

Sang trong thêm là mâm Tứ Linh ( Long Lân Quy Phượng ) hay mâm Lân Xuyến Kim Tiền ( con Lân vờn đống tiền vàng ) , tô điểm cho một bàn thờ gia tiên rộng lớn , với nhiều màu sắc của những trái cây miệt vườn có sẵn, mang tính chất cầu tài phát lộc đầu năm qua bàn tay khéo léo của người nội trợ hay những người khéo tay tỉ mĩ …Tôi không biết những hình ảnh cầu kỳ đó làm bằng những loại cây trái nào hay những vật liệu chi , nhưng mỗi khi nhìn vào , thật là bắt mắt !

( Hình như , bộ khung con Lân được kết bằng vỏ trái dừa khô ( hoặc bập dừa nước ) . Trên bộ khung đó , người ta phủ một lớp cây” ráng tai thỏ” ( loại cây này chỉ mong ký sinh trên cây cổ thụ , lá dài cở khoảng 2 – 3 cm ) làm lông làm vẩy . Ðầu lân cũng được nắn kết trông oai nghiêm và ngộ nghĩnh . Mũi bằng trái mận , sọ bằng cà chua , sừng bằng đậu bắp ( hoặc khổ qua ) , râu bằng đậu đũa hay bông bần . Răng và móng của Lân được điểm bằng những hạt lúa vàng chín hoặc bằng những tép tỏi lột vỏ trắng muốt . Chiếc miệng rộng viền bằng ớt đỏ rơi ra một đống tiền vàng được nối bằng sợi chỉ đỏ . Khi gió lắt lay , đồng tiền rung rinh , nhìn trông như Lân nhả tiền ….)

Từ những hình ảnh ,những cây trái trưng bày trên bàn thờ , mà người khách “ xông đất “đầu năm có thể biết gia đình đó sung túc giàu nghèo như thế nào qua bàn thờ tổ tiên 3 ngày Xuân 3 ngày Tết …

Ba ngày xuân , ba ngày Tết đó … không một ai muốn lượm thượm sơ sài cả , ngoại trừ hoàn cảnh bắt buộc .

Ðâu vào đó cho một buổi sáng đầu năm tươm tất , cử kiêng lời ăn tiếng nói , áo quần mới …Ông Bà Cha Mẹ ngồi trước bàn thờ khói hương , các con các cháu tuần tự mà vào Mừng Tuổi đầu năm, chúc lời tốt đẹp …và những bao lì xì được phân phát cùng với những nụ cười rạng rỡ của mọi người thân .

Chữ Lì Xì … tôi không hiểu xuất phát của nó thế nào mà dân Việt Nam chúng ta thường dùng , đôi khi cùng nghĩa trong “ thủ tục đầu tiên “ thay vì xuất hiện trong ba ngày Tết …

Theo ông Hạo Nhiên – Nghiêm Toản thì là :

«Lì» hay /li/ tương ứng với âm Hán Việt “ lợi “, tra chữ lợi 利 (bộ đao 刀) trong Trung Văn Đại Từ Điển (quyển IV, cuối trang 277 đầu trang 278), ta được danh từ «lợi thị» 利市, đọc theo âm Quan thoại là /li-che/ (Viễn Đông Bác học viện của Pháp) và theo âm pinyin là /lishi/.

Từ ngữ «lợi thị» 利市(âm Hán Việt), tức /lishi/ (âm Phổ thông) mà người mình nói «lì xì», có ba nghĩa như sau:

a. Số lời thu được do mua bán mà ra;

b. Tốt lành, có lợi. Tháng Chạp ngày 24, khắp thị tỉnh (nhà quê, kẻ chợ) đều làm lễ rước Na 儺 (để khu trừ quỷ dữ), rước Na đến khắp mọi nhà cầu xin lợi thị (theo Đông Kinh Mộng Hoa Lục). Khi người phụ nữ lấy chồng về đến cửa, mọi người đi theo cũng như người nhà đều xin lợi thị (tiền hoặc đồ vật).

c. Vận tốt, vận may. Sách Bắc mộng toả ngôn rằng: «Khi Hạ Hầu Tư 夏侯孜 chưa gặp thời, còn luân lạc linh đinh, người ta gọi Tư là viên tú tài chẳng lợi thị.»

Tóm lại, trong cả ba trường hợp, lợi thị hay lì xì đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. vậy thì tiền lì xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, đều lành, điều tốt cho trẻ em trong dịp đầu năm.

Cũng có người cho rằng lì xì là do hai chữ Hán Việt lợi đích 利的 hay lợi thị 利是 đọc theo âm Quảng Đông.

Gì thì gì …tôi yêu thích phong bao lì xì đó … , và nơi đây cái phong bao đo đỏ đó vẫn ngập tràn trong mọi gia đình , trong niềm vui người lớn , hay tiếng cười của những ánh mắt thơ ngây .


chieuduong
#9 Posted : Monday, January 24, 2005 3:09:51 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Ngày Xuân ta cùng nhau …đốt Pháo !

Cho đến bây giờ , không một ai xác định nguồn gốc và xuất xứ của pháo từ đâu đến . Một số Sử gia cho rằng , Pháo bắt ngưồn từ Trung Hoa vào năm 800’s , và được mang vào Âu Châu qua nhà hàng hải người Ý là Marco Polo . Nhưng một số Sử gia khác , thì cho rằng Pháo xuất xứ từ những xứ Ấn Ðộ và xứ Một Ngàn Lẽ Một Ðêm ( Arabs) và …một số khác thì cho rằng Pháo được sáng chế từ những tay Phù thuỷ Ðức và những năm 1300 ‘s …

Nhưng một điều chắc chắn rằng , Pháo được dùng để ăn mừng chào đón lể hội đã hơn …600 năm nay !

Nói đến Tết là chúng ta nói đến ..Pháo , đủ loại đủ kiểu …mọi người thi nhau đốt trong suốt những ngày xuân , xác pháo tả tơi hồng thắm khắp mọi nơi , từ lề đường của phố thị đến những đình làng thôn xóm , mùi thuốc pháo quyện vào nàng Xuân như một mùi hương …khen khét không phai .

Nếu không có cành Mai trong nhà ( hay hoa Ðào ở miền Bắc ) , không có Pháo đốt ngoài hiên và không có phong bao lì xì chúc tụng , thì thật là …không phải Tết đó bạn !

Dân ta tin rằng , ngày đầu Xuân , chúng ta cần một phong pháo , treo hạ hiên đốt để …trừ tà trừ quỷ . Tiếng pháo nổ làm quang cảnh Tết của gia chủ thêm tưng bừng nhộn nhịp . Nhìn những xác pháo hồng tung trãi khắp sân nhà làm cho cảnh Tết thêm phần rực rỡ , tựa như những điềm may mắn trong năm mới của chúa Xuân chào mừng gia chủ …

Ngoài ra, khi khách đến xông nhà xông đất gia chủ , cũng không quên đốt mừng gia chủ một bánh pháo và ngược lại gia chủ vui mừng trả lể mừng Xuân của khách …

Mùi pháo thơm khét , xác pháo đỏ hồng bay phất phơi trong gió tuợng trưng cho sự hân hoan của gia chủ lẩn khách viếng .

Các loại Pháo :


Pháo có nhiều loại , có thứ ngòi dọc , ngòi ngang và cũng có thứ không ngòi …Có thứ to , thứ nhỏ , có thứ đốt từng chiếc một , có thứ đốt từng tràng .

Pháo ngòi ngang là loại pháo có ngòi cắm chênh chếch ở giữa bụng pháo theo chiều dài .

Pháo ngòi dọc thì lỗ cắm ngòi được dùi ở một trong hai đầu pháo , có khi cả hai đầu như pháo tam thanh .

Pháo nén hay pháo đùng : là một loại pháo to đốt từng chiếc một . Nén là do hình thù của pháo trông giống như một cây đèn cầy ( nến), còn pháo đùng là …do tiếng pháo nổ đùng một cái rồi hết .(Pháo đùng có thể ngòi ngang ngòi dọc , vỏ ngoài thường sắc đỏ màu tiết lê ,có khi màu ngũ sắc có vấn trang kim trông thật rực rỡ đẹp đẽ ; bên trong được quấn chặt bằng giấy nhật trình cũ .)

Pháo tràng là một loại pháo nhỏ kết thành từng tràng . Muốn kết từng tràng , thợ làm pháo phải dùng một một chiếc ngòi cái ở giữa . Những chiếc pháo nhỏ có ngòi dọc được kết vào chiếc ngòi cái này bằng ngòi của chúng , lần lượt chiếc này đến chiếc khác , ở cả một bên hoặc hai bên chiếc ngòi cái. Người ta còn ghép xen kẽ vào tràng pháo nhỏ những chiếc pháo đùng , khi đốt lên nghe “ tạch tạch đùng “ .

Pháo tép, pháo chuột là loại pháo thật bé , gọi là pháo tép hoặc pháo chuột . Khi đốt , tràng pháo lắc lư như chuột nhảy , các em bé đốt tràng pháo rồi vất xuống sân , trông chẳng khác nào chuột nhắt nhảy dựng .

Pháo nhị thanh , pháo tam thanh : một loại pháo đùng , pháo nổ hai hoặc ba tiếng giống nhau …Ðây là một nghệ thuật làm pháo nói lên sự khéo léo và nhiều kinh nghiệm làm pháo của nghệ nhân .

Pháo thăng thiên : khi đốt lên thì vụt lên cao đánh sẹt một tia sáng , và khi đã đạt đến điểm cao ước định thì thường nổ một tiếng đùng . Chúng ta thường đốt pháo thăng thiên trong đêm giao thừa hay những ngày lễ hội .

Riêng về pháo không ngòi , chúng ta thấy :

Pháo đập , còn gọi là pháo ném (đập hay ném là động tác làm pháo nổ ) . Muốn cho pháo đập hay pháo ném nổ tung, ta chỉ cần đập pháo xuống đất hay ném pháo vào tường , vào cột . Loại pháo này …làm khá nguy hiểm , vì trong ruột pháo đập có chứa chất nổ và có chứa những hạt sạn nhỏ ( khi pháo được ném vào tường hoặc đập xuống đất , những hạt sạn trong lòng pháo cọ sát vào nhau bật ra lửa , lửa bốc vào thuốc nổ , nhờ đó mà pháo nổ .

Pháo xiết …là loại pháo không ngòi dành cho trẻ em chơi …Muốn cho pháo nổ , chỉ cần xiết mạnh vào bờ tường sàn gạch hay bất cứ nơi nào cứng là pháo nổ . Pháo làm bằng lân tinh pha lẫn với thuốc pháo và giấy hồng . Pháo không nổ to , chỉ kêu lẹt đẹt .

Lại thêm pháo không …nổ :

Pháo dây là một sợi dây dài bằng giấy mỏng có chứa thuốc pháo ..
Pháo hoa cà , hoa cải là một loại pháo được làm bằng ống tre ống nứa , dồn thuốc pháo thật chặt , cùng với bụi kim khí , bụi nhọ chảo . Ðốt lên có màu hoa cà cây cải .
Pháo bông toả ra những hình ảnh đẹp do thợ làm pháo kết sẳn với đủ các màu .

Tất cả loại pháo không nổ …đều đốt vào ban đêm trẩy hội , đón giao thừa …

Tóm lại , ngày xuân không pháo sẽ kém phần náo nhiệt , mà đốt nhằm phong pháo “ lép “ thì tiêu nghiễu làm sao .Do đó , một thanh pháo nổ dòn tan cần phải có các hợp chất sau đây :

Thuốc pháo :

Diêm trắng hay diêm tiêu ( sulfate ) 71 %
Diêm vàng hay diêm sinh hay lưu hoàng ( sulfur ) 2%
Than ( carbon ) 27 % ( thường dùng than gỗ gạo hay gỗ xoan )

Ngòi pháo :

Diêm trắng 71 %
Diêm vàng 15 %
Than 14 % ( dùng than lá tre )

Ðó là phương thức hoá học xa xưa của nghệ nhân làm pháo , gọi là thuốc pháo ta , rất an toàn so với phương thức làm pháo ngày nay , gọi là thuốc pháo tây ( dùng thuốc nổ potassium chlorate ) .

Hội Pháo Ðồng Kỵ

Làng Ðồng Kỵ còn gọi là làng Cời ( nôm cổ ) , thuộc tổng Nghĩa Lập , phủ Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh , nay thuộc xã Ðồng Quang , huyện Tiêu Sơn , tỉnh Hà Bắc , cách Hà nội 20 cây số .
Ðình làng Ðồng Kỵ là ngôi đình cổ kính , rợp bóng cổ thụ , trước mặt là dòng sông nhỏ , bên phải là ngôi chùa làng vọng kính sơ trang .

Ðồng Kỵ nằm trong vùng đất cổ , thuộc bộ Vũ Ninh thời các vua Hùng , là chứng nhân biết bao thăng trầm của lịch sử , biến thiên của xã hội , thăng hoa văn hoá , nên ngày hội cổ truyền này còn bảo lưu nhiều phong tục cổ .

Hằng năm, cứ sau 3 ngày Tết Nguyên Ðán ,tức là ngày mồng 4 tháng Giêng , dân Hà Nội và người thập phương nườm nượp kéo về đây dự hội pháo Ðồng Cự hay còn gọi là hội pháo Ðồng Cời . Ðây là một lể hội thi đốt pháo cực đại và pháo tràng để suy tôn thượng đẳng thần của dân làng là Thiên Cương Ðế ( dẹp yên loạn Xich Quỷ ) và Thần Nông .( không phải là vua Thần Nông bên Tàu , mà là vị thần ruộng lúa của làng Ðồng Cự )

Trước đó cả tháng , các gia đình dự thi đã phải chuẩn bị sẳn sàng đâu vào đấy . Vì là pháo thờ thần , nên mọi việc phải cẩn trọng và thanh khiết , giử bí mật mọi chuyện nhất là kích thước của Pháo . Năm 1923, một gia đình làm một quả pháo dài 15 mét , đường kính cả 1 mét ( không khác gì hỏa tiển ngày nay ) . Lại có năm đến …50 quả pháo dự thi đốt suốt ngày chưa xong . Nhưng ngày nay , thường thì pháo chỉ dài từ 4 đến 6 mét là hết .

Quả pháo như một lễ vật linh thiêng , một công trình kỹ thuật và mỹ thuật của con người tận tâm hết sức trong việc thành kính vị Thượng Ðẳng thần của làng xã .
Toàn thân pháo dán giấy đỏ , quanh thân pháo làm bằng giấy trang kim rực rỡ . Ngòi giữa thân pháo là miệng rộng ngậm hoa sen . Lúc châm ngòi , lửa phun ra từ miệng rồng trông rất đẹp .

Hội Pháo ngày xưa kéo dài đến 20 ngày , nay chỉ còn 3 ngày ( mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng ) .
Từ sáng tinh sương , các ngả đường dẫn đến đình làng đều nhộn nhịp những đám rước pháo tới đình . Trên đường rước pháo , dẫn đầu là lá cờ hội , kế đến phường bát âm , các kiệu thờ , ban khánh tiết , các cụ phụ lão trong làng . Tiếp đến là những quả pháo to , hoặc những mâm pháo của các gia đình tham gia làm pháo hội . Những người này vừa đi vừa hô to “ Mừng cho pháo một tiếng này I a …” .

Ðám rước dài hàng cây số với nghi thức trọng thể trong không khí sôi động của ngày hội . Cuộc thi bắt đầu lúc 1 giờ trưa , bắt đầu từ quả pháo ngắn nhất .

Các chủ pháo , mặc áo the quần trắng , chít khăn nhiễu đỏ , thắt lưng lụa đỏ , lần lược cầm những cây hương đang cháy tiến 3 bước về phiá bàn thờ , vái 3 vái , rồi đi vòng quanh quả pháo , sau đó châm ngòi giữa sự hồi hộp và chờ đợi của hàng nghìn người xem .

Pháo nổ ầm trời , xác pháo bay tung toé , khói tỏa mù mit , hoà cùng với tiếng chiêng trống ầm vang và tiếng reo hò náo nhiệt .

Từng hồi trống …vang âm từng hồi trống
Nện trong sương những tiếng vọng oai nghiêm
Hương trầm bay , quyện hương hoa bát ngát
Mọi người đều bỏ giở giấc mơ tiên

Tiếng pháo nổ , nổ từng tràng liên tiếp
Hoa đào cười tong khói nhẹ giăng tơ
Giờ phút ấy , Nàng Xuân vừa lướt đến
Mang trên đôi cánh trắng vạn lời thơ .


Trống Giao Thừa – Bích Khê .
Tiểu Thuyết Thứ Năm , số 19 năm 1940


Trước đây , do ganh đua , người ta làm những quả pháo to , dài đến nổi có nhà phải phá tường mới đưa được quả pháo ra ngoài . Nay , không còn hiện tượng đó nửa , mà được quy định chặt chẻ để bảo đảm an toàn , kỹ thuật và mỹ thuật

Quả pháo đại nào nổ dòn và tan xác sẽ được giải .
Pháo tràng thì phài nổ đều , dòn và đanh tiếng .

Làm một quả pháo đại tốn phí cả tấn lúa mà giải thưỡng thì đạm bạc , nhưng không ai so đo chuyện tốn kém cả , dù giải thưỡng chỉ là chiếc bánh dầy , quả cam , một tấm mía và một miếng trầu , niềm vui của người thắng cuộc vẫn là to lớn hơn cả …

Một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần .

Và trong dịp Tết , ai mà không thích xem đốt pháo !

Từng đoàn Lân , từng tràng Pháo...là biết bao là nụ cười , bao gương mặt háo hức tươi vui ...

Vi_Hoang
#10 Posted : Monday, January 24, 2005 1:42:53 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Còn có lọai pháo không có thuốc nổ mà vẫn nổ dòn tan....... đó là pháo....người!!!
chieuduong
#11 Posted : Monday, January 24, 2005 7:59:28 PM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vi_Hoang

Còn có lọai pháo không có thuốc nổ mà vẫn nổ dòn tan....... đó là pháo....người!!!



Trời...ui !

Bộ chị tính nói...cd là cảm tử quân hở...WinkBig Smile

Hà hà...

Mùa xuân ơi ! tôi nghe mùa xuân hát bên kia trời
Ðồi núi xanh ơi ! đâu đây tôi nghe tiếng đàn tr'ưng vọng lại...

...đâu đây tiếng đàn tôi sao tả tơi ...!
mùa xuân nào sẽ đến với tôi...

( Ðố mấy chị bài hát này ở đâu ra ...?)

Tha hồ pháo nhé !

Vi_Hoang
#12 Posted : Tuesday, January 25, 2005 3:33:37 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
VH là người DN, gần Nam ô là xứ làm pháo cho nên lâu lâu cũng nổ......ké cho vui !!!!
chieuduong
#13 Posted : Tuesday, January 25, 2005 7:45:11 PM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vi_Hoang

VH là người DN, gần Nam ô là xứ làm pháo cho nên lâu lâu cũng nổ......ké cho vui !!!!



Chị...

Ðâu cần ở gần...kho pháo , mới nổ chứ !

cd già cái đầu rồi mà...cũng khoái đốt pháo lắm !

Nhất là mấy ngày Tết , mèn ui...vui hén !

Bài ca trên là " Nắng Có Còn Xuân " của Ðức Trí , Khánh Hà hát trong Thuý Nga 76 - Xuân Tha Hương , cd mời các chị nghe. ( vui không vui , buồn không buồn , nhưng chút chút bâng khuâng ! )

Ồ...chị là người Ðà Nẵng hở ?

Chị có thể vui lòng nói cho cd biết , một người du khách xa lạ đến viếng ÐN thì nên tham quan ở đâu...Cd chưa bao giờ biết đến ÐN...nhưng có đọc sách nói về Ngũ Hành Sơn ...( hình như có một vài làng nổi tiếng làm Tượng ( Phật , Chúa...) , đại khái là thủ công nghiệp nổi tiếng nhất nước ở làng Kim...( gì đó )...

Cám ơn chị trước nha !
Vũ Thị Thiên Thư
#14 Posted : Tuesday, January 25, 2005 10:43:29 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Vi Hoang
Thuở nhỏ ,sợ pháo , nhưng mê pháo...Ông anh họ thì mê đốt pháo lắm, năm nào Tết cũng mang theo một bọc phaó...Anh tinh nghịch cho phaó vaò trong caí hủ đất nung, đốt lên nổ to như đaị pháo
Lúc VN còn cho đốt pháo , anh mang vợ con về thăm nhà, mua phaó treo tứ trên lầu cao xuống đất...Đốt cho đã...

Anh CD
Indiana là tiếu bang nổi tiếng làm phaó đó anh à , bán đầy dẫy , nhưng chỉ được đốt vaò July 4 thôi...

TT về ĐN lần cuối năm , lâu lắm , trước khi rời VN, có trèo Ngũ Hành Sơn , lên trên chuà thỉnh pho tượng Quan Âm cẩm thạch trắng. [ điêu khắc cuả vùng nầy nổi tiếng ] nhắc ĐN , sông Hàn, Mạch nha Quãng, hạt dưa Tết...Chị Vi Hoàng nhớ vô cùng...

A ! Nhắc chuyện vui ngaỳ Tết , anh CD có nhớ Thú đá gà không vậy??
Vi_Hoang
#15 Posted : Wednesday, January 26, 2005 12:21:45 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi chieuduong
Ồ...chị là người Ðà Nẵng hở ?

Chị có thể vui lòng nói cho cd biết , một người du khách xa lạ đến viếng ÐN thì nên tham quan ở đâu...Cd chưa bao giờ biết đến ÐN...nhưng có đọc sách nói về Ngũ Hành Sơn ...( hình như có một vài làng nổi tiếng làm Tượng ( Phật , Chúa...) , đại khái là thủ công nghiệp nổi tiếng nhất nước ở làng Kim...( gì đó )...

Cám ơn chị trước nha !


Chị sẽ viết 1 bài về Ngủ hành Sơn trong mục Phong tục văn hóa, CD chờ đọc nghen. Lúc nãy viết được 1 bài ngắn rồi, bấm lôn nút cái nó mất tiêu. Chị sẽ ráng tìm tài liệu về những thắng cảnh của ĐN. Thôi để tối đi làm về viết lại.
chieuduong
#16 Posted : Wednesday, January 26, 2005 2:48:23 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Xin Xâm …

Bắt đầu từ đêm Giao Thừa cho đến hết Tết ( mồng 7 tháng Giêng ), mọi người nhất là phụ nữ thường thích đi Lăng , đi Chùa …Trước là cúng Phật ( 80 % dân Việt Nam theo đạo Phật ) sau là Xin Xâm …

Tuy rằng , ở đây tôi rất là ..hiếm đi Chùa và những ngày rằm đầu tháng ,(tôi chỉ thường đi chùa hay nhà thờ vào những ngày thường , nhìn tượng Chúa hay tượng Quan Âm là trong lòng tôi chợt ấm lại…) và ngay cả hơn 20 năm qua tôi cũng chưa từng đi Chùa vào những dịp Tết . Nhưng tôi đoan chắc với các bạn rằng , những ngày Tết , quang cảnh chùa chiền ở cận kề nơi bạn sống sẽ rất là đông đảo và náo nhiệt …

Tôi tin rằng là như thế , vì đó là một tập tục không thể nào thay đổi được dù rằng chúng ta …lưu lạc . Ði Chùa vào dịp Tết có thể nói là một cuộc du xuân có tính cách tâm linh thần thánh của mọi người vào những dịp Tết , dù rằng bạn có đạo hay không theo đạo.

Tết đến là đi Chùa để hái lộc xin xâm …

Hôm nay đi chùa Hương.
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy .
Em vấn đầu soi gương. ...

…Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói toả mờ
Hương như là sao lạc
Lớp sóng người lô nhô. …

Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong
Quay về nhà ngang bảo:
"Mai mới vào chùa trong" …


Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp

Xin Xâm là gì ?

Người miền Bắc gọi Xâm là quẻ thẻ , là một tờ giấy hay thẻ tre trong có ghi những điều về gia sự , bản mệnh, tài lộc , duyên số v.v…Những lời ghi này có thể ứng vào người lễ bái cầu xin . Mỗi tờ giấy như vậy gọi là một quẻ thẻ hoặc một quẻ xâm ..

Ða phần các chùa chiền đều có làm quẻ xâm ( thông thường là thẻ tre mỏng độ 1mm, dài độ 15 cm và rộng chừng 1cm ) từ một đến trăm bằng hai chữ Tàu và Việt , tất cả bỏ vào một ống tre .
Người lễ bái muốn xin xâm phải quỳ khấn trước bàn thờ , nói rõ ý nguyện của mình muốn xin về việc gì , rồi cầm lắc ống tre đựng thẻ xâm , lắc cho đến khi nào một thẻ tre rơi ra . Nếu có 2,3 thẻ rơi ra bỏ vào hết lắc lại . cho đến khi nào chỉ duy nhất một thẻ …phóng ra . Ðương sự nhặt chiếc thẻ tre đó , đọc xem con số ghi trong thẻ là số mấy ?

Sau khi đã biết được số quẻ thẻ , người xin xâm lại bốn lại ba vái hoặc bốn vái dài ba vái ngắn để tạ ơn. Rồi đến một hàng tủ để xâm , chia làm 100 ô nhỏ , mổi ô là một số , từ 1 đến 100 . Khách chọn lấy quẻ xâm theo số đã xin được , đọc theo lời trong quẻ xâm mà hiểu . Ai không hiểu , trước chùa thường có người đoán quẻ …

Thông thường , ngưòi xin xâm chỉ cầu một việc mà họ cảm thấy cần thiết nhất …Là gia đạo , sức khoẻ , công danh việc làm hay tình duyên v.v…

Thông lệ , hàng năm Tết đến , đa phần các dân tộc Á châu theo đạo Phật , thường viếng cảnh chùa chiền trong những ngày xuân , cầu xin lộc thánh cho gia đình và bản thân họ , giải đáp những điều mà họ ấp ũ những ngày trong năm cũ . Tập tục mang tính chất du xuân , thưỡng ngoạn những trầm hương nghi ngút , những lể bái trang nghiêm và những lời khấn nguyện trang trãi bình yên thịnh vượng trong những ngày sắp tới .

tiếng pháo nổ đì đùng đêm trừ tịch
thao thức mong giây phút giao thừa
khua tiếng guốc lên chùa đi hái lộc
ươm hạt tình khấp khởi hé Xuân chưa !


Xuân Khắc Khoải - Nguyễn Bạch Dương !
chieuduong
#17 Posted : Friday, January 28, 2005 2:44:56 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

Ngày Xuân ta đánh bạc …

Nhà tôi triệt để cấm chơi cờ bạc , nhưng với 3 ngày Tết thì bố mẹ lại rủ các con ra đánh bạc cho vui nhà vui cửa( không biết thì chỉ …tôi biết đánh Tứ sắc lúc 9 tuổi , mẹ chỉ , ngoại chỉ thêm rồi các dì , các anh các chị …và bây giờ thì tôi đánh Tứ sắc tới …hố mãi !) . Mục đích là đón Giao thừa , cả nhà quây quần ăn mứt cắn hạt dưa …và xoè 20 cây bài Tướng Sĩ Tượng , và nói chuyện năm mới , sẽ là thế này thế nọ …

Thật là đầm ấm và hạnh phúc .

Tôi yêu cái không gian này lắm các bạn ạ !

Dù rằng tôi hãy còn nhỏ , nhưng trong đêm cờ bạc , ai cũng nhờ được cả …( nhờ cầm đánh hộ ván bài này cho bố , cho mẹ , cho anh và bất cứ ai … ) và tôi lúc nào cũng sẳn sàng lâm trận “ xe pháo ngựa “ở đâu có người cần…

Hình như , theo tôi được biết thì dân Việt Nam rất thích đánh bạc … Nhất là những ngày đầu Xuân , đâu đâu cũng có sòng bài , có bầu cua , có xí ngầu và …đỏ đen sát phạt …Những phong bao mừng tuổi lần lượt theo nhau từ giả …

Ngày Xuân , gặp nhau người ta hỏi thăm nhau đã Khai Xuân chưa , tức là chơi canh bạc nào chưa . Người ta khai xuân để bói xem sự may rủi quanh năm qua canh bạc đầu xuân . Canh bạc đầu xuân mà may mắn được ( thắng , ăn ) người ta tin rằng năm đó sẽ làm ăn dể dàng và sẽ gặp được những điều may mắn ( Có ai chứng minh điều này chăng ? ) .

Ngược lại , thì sao các bạn , thê thảm rồi ! sẽ là một năm không mấy tốt đẹp ( mắc nợ cờ bạc 3 ngày Xuân ) .


Tổ Tôm

Là môn cờ bạc nổi tiếng nhất nước ta , có tính tao nhã vì chủ nhà có quyền chọn đối thủ ( mời về đánh ) …Không sát phạt như sóc đĩa , xì phé , xập xám , lại không sô bồ như hốt me hay tài sỉu…

Bài Tổ Tôm có tất cả là 120 cây bài , từ một ( nhất ) đến chín ( cửu ) . Mỗi thứ có 3 hàng : hàng Văn , hàng Sách và hàng Vạn , và mỗi hàng có 4 quân bài .

Thí dụ : các quân cửu thì có 4 quân cửu vạn , 4 quân cửu sách và 4 quân cửu văn …

Từ cửu đến nhị thì cách tổ chức đều giống nhau .
Ngoại trừ quân nhất có đến 6 hàng và 2 màu đỏ đen ( hồng và điều )

* Quân nhất đen như :
- nhất vạn
-nhất sách
- nhất văn


* Quân nhất đỏ như :
- chi chi - nhất văn đỏ
-thang thang - nhất sách đỏ
-ông Cụ - nhất vạn đỏ

Các quân cửu vạn , cửu sách , bát vạn và bát sách cũng thuộc hàng đỏ .

Tổng cộng trong cổ bài 120 quân có 28 quân đỏ và 92 quân đen .

Một sòng bài tổ tôm cần đến 5 người chơi , gọi là bí ngũ . Nếu chỉ có 4 người chơi thì gọi là bí tứ .

Luật lệ giữa bí ngũ và bí tứ không khác nhau mấy , trừ một vài điều sau đây :

Bí ngũ chỉ cần một “ lưng “ là thập thành ( tức là chờ ù ) .
Bí tứ thì cần đến 2 lưng .

Còn muốn ù “ thập hồng “ hay “ thập điều “ thì bí ngũ chỉ cần 10 quân hồng trong khi bí tứ phải cần đến 12 quân hồng …

Ðại khái là như thế , các bạn muốn học chơi tât phải cần có người hướng dẫn và thực tập .

Tứ Sắc

Tứ Sắc là môn cờ bạc thịnh hành ở miền Trung nhưng quảng bá nhất là trong Nam , nhất là trong giới phụ nữ . Quân bài Tứ sắc chỉ độ chừng 1.5 inch rộng và 3.5 inch dài , tổng cộng là 112 quân bài . Bao gồm 4 màu ( tứ sắc : trắng , đỏ , vàng , xanh ) . Mổi màu gồm có Tướng , Sĩ , Tượng , Xe , Pháo , Mả và Chốt viết bằng chữ Tàu .( một bộ 4 quân giống nhau : 4 tướng màu đỏ , 4 tượng màu xanh v.v…)

Sòng Tứ sắc cần có 4 người chơi , ngoài Bắc gọi ngưòi chơi là “ chân “ còn trong Nam thì gọi là “ tay “ .

Lúc chia bài , thì người cầm cái được 21 quân bài ( tự vì họ phải đánh 1 quân bài lẻ xuống đầu tiên mở màn ) , 3 tay còn lại thì 20 quân bài . Ðánh cho đến khi nào hết rác ( hết con lẻ , chỉ còn các đôi bài giống nhau hoặc quân Tướng , ) rồi đợi người ta lật tướng hay mình bắt quân Tướng mà hô lên “ Tới “ ; hay ăn đôi ăn chiếc mà hạ bài xuống đếm , tới lẻ thì đúng tới chẵn thì …hố. Tới hố chẳng những không ăn tiền mà phải đền cho 3 tay kia theo số lệnh mà mình đếm …Hố ! (đánh sai hoặc nhận ít hay nhiều hơn số bài ấn định ) …

Trong 20 quân bài cầm trên tay , có quân chiếc ( 1 con lẻ ) , có quân đôi ( 2 con giống nhau màu giống nhau ) và các con Tướng .

Tướng có thể đi kèm Sĩ Tượng .( phải cùng màu ) : Tướng Sĩ Tượng là 1 lệnh .

Xe Pháo Mả đi chung cũng phải cùng màu : 1 lệnh

Chốt 3 màu ( 3 con chốt 3 màu khác nhau ) : 1 lệnh
Chốt 4 màu ( 4 con 4 màu ) : 2 lệnh

Có sẳn 4 con cùng loại cùng màu ( quằn) thì thả xuống cho làng biết : 8 lệnh

Có 3 con cùng màu cùng loại ( khạp ) thì cầm trên tay mà đặt 1 lệnh xuống cho làng biết , nếu khui được thì 6 lệnh , không khui được thì 3 lệnh .

Tay cầm 1 đôi bài mà có người đánh trùng quân bài đôi thì kêu “đôi “ , hạ xuống thành 3 con tính 1 lệnh , còn như không đôi được mà tới , thì không có lệnh gì hết …

Tay cầm Sĩ Tượng , mà có người lật Tướng : nếu đợi Tướng phối hợp này thì kêu “ Tới “ tính cho 1 lệnh , còn như không tới được thì phải chịu …thành 2 con lẻ ..( hay Tưóng Sĩ đợi Tượng , Tướng Tượng đợi Sĩ , người trên tay đánh cho Sĩ hoặc Tượng thì có quyền ráp thành Tướng Sĩ Tượng mà ăn 1 lệnh )

Muốn tới thì cầm bài hết con lẻ ( hết rác ) rồi ngồi đợi , lật Tướng thì tới Tướng

Thí dụ tới 7 thì cộng thêm 3 gọi là tới 7-10 , tới 7 là 10 lệnh , ăn thua lúc đầu bao nhiêu tiền một lệnh thì các tay thua chung …Ðó là tới trơn .

Còn như tới quan , là trong ván bài có “ quằn = 4 quân bài giống nhau tính 8 lệnh ( phải trãi 4 quân bài đó xuống trình làng ) , hoặc cầm 3 quân bài giống nhau ( khạp ) mà có người đánh cho “ Khui “ thì tính 6 lệnh , còn như không khui được tính 3 lệnh ( trong trường hợp đánh 1 xu /lệnh thì tới hay không tới gì cũng tính 3 lệnh ) .

Tới quan là cộng 3 với tổng số lệnh và sau đó nhân 2 lên thành tổng số lệnh mà các tay khác phải chung tiền …Thí dụ : đếm tổng số là 11 thì cộng thêm 3 mà nhân 2 là 28 lệnh …

Tới trơn thì dể …
Tới quan thì bài tốt có “ quằn “ hoặc “ khạp “ mà khui được ! (ít con lẻ , ít rác )

Chơi bài Tứ sắc cũng khá đơn giản , chỉ cần học 15 phút là đánh được , nhưng cao thấp thì phải biết tính toán ,xem xét 3 tay kia …

Xệp

Xệp là bà con với Tứ sắc , nhưng đánh có 3 tay …Cách đánh cũng gần giống như bài tứ sắc trên nguyên tắc , nhưng phải có một số điểm tối thiểu mới tới được , không như tứ sắc . Cách tính điểm cũng rất khác nhau , và người đánh có quyền gò bài như chắn hay tổ tôm , như đã tới rồi mà còn gò bài cho tới lớn hơn mới chịu tới , thì gọi là “ phóng quan “ v.v…

Mạt Chược

Mạt chược( hay mạc chược ) là môn cờ bạc của Tàu , tên nguyên thuỷ là Mã Tước ngưòi Nam chúng ta gọi là bài Con Chim , tiếng Quảng gọi là Mạt Chược .

Các quân bài từ Nhất đến Cửu đều có 3 hàng ( vạn , sách , văn ) và thêm các quân thuộc tứ quí là Ðông Tây Nam Bắc , các quân thuộc tam nguyên ( trung , phát , và bạch bản ) . Mỗi thứ đồng nhất có 4 quân . Ngoài ra , còn có thêm bốn quân bài tượng trưng cho 4 loại hoa ( mai , lan , cúc , trúc . )

Ðó là bài Mạc Chược của Tàu , riêng Việt Nam lại chế thêm vào 4 khung xanh ( Tổng , Ðồng , Sách , Vạn hay còn đọc là Tổng , Thùng , Soọc , Màn ) và 4 khung đỏ là ( Hại Hoa , Hĩ , Nguyên Hợp ) .

Bài Mạt Chược tổ chức cũng giống như bài Tổ Tôm của chúng ta, nhưng các quân bài được khắc trên các miếng gỗ tre già , được trau chuốt trơn tru và mịn màng cho giới bình dân thường tình , riêng trong giới có tiền có danh , người ta chơi Mạt Chượt làm bằng ngà bằng xương …Ngày nay , kỷ nghệ Hoá Học tiến triển , người ta làm Mạt Chược bằng cao su , bằng nhựa cứng …Sản xuất hàng loạt .

Rất nhiều người mê Mạt Chượt …và bộ bài Mạt Chượt cũng được cải tiến đi khá nhiều đễ gây phần hào hứng cho người đánh .

Mạt Chược phải có 4 đối thủ . Một hội được chia ra làm 4 gió , là Ðông , Nam , Tây và Bắc .

Khởi đầu hội , một người được làng đồng thuận giao trách nhiệm gieo 3 hột xúc xắc , để xem người nào “ khởi chướng “ , tức là làm cái đầu tiên , và phát bài từ vị trí nào .

Người làm cái giữ vị trí số Một , tức là cửa Ðông , người ngồi tay dưới ( bên phải ) người làm cái , giữ vị trí số Hai và người ngồi tay trên ( bên trái ) người làm cái , giữ vị trí số Bốn tức là cửa Bắc . Như vậy , vị trí của các đấu thủ chơi bài tùy thuộc vị trí trái phải của người làm cái v.v…

Và cứ thế mà tranh hơn thua ( trí xảo ) mà cậy đỏ đen ( may rủi ) …, cùng với những sòng cờ bạc 3 ngày xuân khác như Tam hường , Bất , Tẩy, Chắn , Ðố Mười , Tài bàn …v.v…

Ngoài ra, còn có cổ bài tây 52 lá , cơ rô chuồn bích …

Nào là Xập Xám Chướng , Cát Tê , Xì Zdách v.v…, tuỳ sở thích mà sát phạt 3 ngày xuân .

Ðánh bài ăn thì nàng Xuân rộ nở , còn như không …về nhà kiếm bánh trái mà ăn !

Hầu như , bạn có thể tìm thấy những dấu vết quân bài trên ở khắp mọi miền Bắc Trung Nam trong mấy ngày Tết Nguyên Ðán của quê hương .


Sáng mùng một , tôi mặc quần áo mới
Theo mẹ tôi , mừng tết các nhà quen
Lạy bàn thờ xong cỗ tết bưng lên
Nào nem , bưởi , bánh in , rồi bẮnh tét .

Lại cho trẻ gói giấy phong bao đỏ toét
Tôi ra về túi rủng rẻng đầy xu
Ðàn trăm dây gió ngoài nội vi vu
Nhạc muôn điệu chim trên cành ca hát …


Tết Xưa - Hằng Phương .


3 ngày Tết trôi nhanh , moị người ngẩn ngơ luyến tiếc...

Nhưng , trong tôi , đã bao nhăm rồi như một thuở mới đây thôi !



Tài liệu tham khảo :

Hội hè đình đám - Toan Ánh
Văn hoá phong tục - Hoàng Quốc Hải
Phong tục Việt Nam – Toan Ánh
Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam - Thạch Phương & Lê Trung Vũ
Làng Xóm Việt Nam – Toan Ánh
Hội hè đình đám Việt Nam – Toan Ánh
Hoa Ðồng Cỏ Nội – Minh Hương
Hương nước hồn quê – Toan Ánh
Nề nếp gia phong - Phạm Côn Sơn
Phong Tục Việt Nam – Phan Kế Bính
Thi Ca Việt Nam hiện đại - Trần Tuấn Kiệt
Thi Ca Bình Dân Việt Nam - Nguyễn Tấn Long & Phan Canh
Văn Ðàn Bảo Giám - Trần Trung Viên
Việt Sử Toàn Biên - Sử Gia Phạm Văn Sơn
Dân ta ăn Tết khi nào - Lê Mạnh Húng

Chiêu Dương , 1/2005
Phượng Các
#18 Posted : Saturday, January 29, 2005 1:35:55 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhà tui người Nam thành ra không biết mạt chược, tổ tôm nhưng mà biết tứ sắc.
Vũ Thị Thiên Thư
#19 Posted : Saturday, January 29, 2005 1:42:54 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
CHị PC
Tứ Sắc có đếm được không?? [ Không thì tới oan ]
Vi_Hoang
#20 Posted : Saturday, January 29, 2005 2:01:50 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
VH cũng biết đánh tứ sắc và xệp. vậy là trong PNV cũng dược mấy tay rồi đó. Rủ thêm anh Ba nữa là lập sòng được rồi.
Users browsing this topic
Guest
8 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.