Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

giả trai
Phượng Các
#1 Posted : Friday, March 30, 2012 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đáng thương những bé gái phải giả trai



Gái giả trai là một trong những truyền thống lâu đời của người dân sống ở Bacha Posh trong nhiều thế kỷ qua. Nhà xã hội học ở Kabul, Daud Rawish cho biết, điều này thực sự bắt đầu khi người dân Afghanistan phải chiến đấu chống lại quân xâm lược và phụ nữ phải làm như vậy để tránh bị kẻ thù cưỡng hiếp.

Người đứng đầu một nhà thờ Hồi giáo ở Mazar-e Sharif, Atiqullah Ansari chia sẻ rằng, gia đình nào không sinh được quý tử, nếu để con gái ăn mặc như con trai thì Đấng Allah tối cao sẽ cho họ đạt được nguyện vọng. Nhiều người mẹ chưa sinh được con trai thường đến ngôi đền Hazrat-e Ali và xin Thánh Allah cho gia đình họ có con trai nối dõi.

Cựu thành viên Quốc hội Afghanistan, Azita Rafhat có con gái đến tuổi đi học và cho con mặc trang phục rất khác so với ba người chị. Chị gái của em đều mặc quần áo và đầu quấn khăn màu trắng. Tuy nhiên, con gái út của bà Rafhat, Mehrnoush lại mặc áo vest và thắt cả cà vạt. Khi bốn chị em đi ra ngoài, Mehrnoush không được phép sử dụng tên đó mà thay bằng tên của con trai là Mehran.

Bà Rafhat không sinh được một người con trai nào do đó để lấp khoảng trống và tránh những lời chế nhạo của hàng xóm khi không thể sinh con nối dõi nên quyết định cho con gái út ăn vận như vậy. Bà làm điều này khá đơn giản, chỉ việc cắt tóc và cho Mehrnoush mặc trang phục của con trai thì người ngoài khó có thể phát hiện.

"Nếu gia đình nào giàu có và có địa vị sống ở Afghanistan thì mọi người sẽ nhìn họ với ánh mắt hoàn toàn khác. Hàng xóm sẽ nói với gia đình đó rằng, cuộc sống của họ chỉ thật sự mỹ mãn khi có con trai”, bà Rafhat tâm sự.

Chồng của bà Rahfhat, Ezatullah Rafhat cũng có ý kiến như vậy và cho rằng con trai là biểu tượng của uy tín và danh dự cho cả gia đình.

Thậm chí, ngay cả bà Rafhat cũng từng trải qua khoảng thời gian giả trai. Bà tâm sự với con gái: “Khi còn nhỏ, mẹ cũng giống như con bây giờ, giả trai, và hành động như một cậu trai thực thụ. Điều đó khiến mẹ dần trở thành người phụ nữ có nhiều tham vọng".

Trường hợp khác, Quote Elaha sống ở Mazar-e Sharif, miền Bắc Afghanistan. Em sống như một cậu con trai trong suốt 20 năm qua. Em Elaha tâm sự, vì bố mẹ không sinh được con trai nên em phải chấp nhận làm như vậy để tránh sự gièm pha của hàng xóm láng giềng. Tuy nhiên, em chia sẻ thêm, làm con trai có cái lợi là được đi học và em đã vào ĐH hai năm trước.

Tuy nhiên, vì sống dưới thân phận con trai quá lâu nên khi đến trường với trang phục phụ nữ, Elaha không hề cảm nhận bản thân có chút gì nữ tính. Em tâm sự rằng, thói quen sống như con trai ăn sâu vào máu thịt không thể thay đổi một sớm một chiều, thậm chí em còn không có ý định kết hôn.

Tại các khu chợ của người Afghanistan, nhiều người có thể nhận ra nhiều em gái đóng giả con trai để có thể kiếm được việc làm tại các khu phố và mang tiền về nuôi gia đình. Trong đó. một số bé gái bán nước uống và kẹo cao su trên khắp đường phố. Hầu hết các em ở độ tuổi 5 – 12. Khi đến 17 – 18 tuổi, họ mới thực sự được sống như người phụ nữ.

Ở Afghanistan, những câu chuyện như của Mehrnoush, Elaha rất phổ biến. Anh Rawish tâm sự rằng, việc bắt một bé gái sống với thân phận con trai trong thời gian ngắn là điều không thể và vi phạm nhân quyền. Khi phải sống như vây, các bé gái sẽ bỏ lỡ nhiều kỷ niệm ấu thơ cũng như mất đi bản sắc của phái đẹp.

http://baodatviet.vn/
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.