Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trồng dưa leo
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, April 20, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)





DƯA LEO



Tài liệu về quả dưa leo này đã được đăng tải trên tờ The New York Times vài tuần trước đây, một tờ báo thường giới thiệu những phương pháp khá sáng tạo và lạ lùng, để giải quyết những vấn đề thông thường. Sau đây là những khám phá thú vị về quả Dưa leo :
1/ Dưa leo chứa rất nhiều loại sinh tố mà chúng ta cần mỗi ngày như Vit. B1, B2, B3, B5, B6, Calcium, Iron, Magnesium, Phosphorus, Potassium, and Zinc.
2/ Khi cảm thấy mệt mỏi vào buổi trưa, quí vị hãy để qua một bên các loại thức uống có cà phê, và hãy chọn lấy một quả dưa leo. Dưa leo có các loại Vitamin B, và Carbohydrates, có khả năng làm quí vị hưng phấn trở lại được vài giờ đồng hồ.
3/ Khi chiếc gương trong phòng tắm bị mờ đi vì hơi nước, quí vị hãy dùng một lát dưa leo, thoa dọc theo gương, chỉ trong chốc lát, gương sẽ trong lại và tỏa ra một mùi thơm tựa như quí vị đang ở trong phòng tắm hơi.
4/ Khi loài ấu trùng và ốc sên đang hủy hoại những luống cây ngoài vườn nhà, quí vị hãy đặt vài lát dưa leo vào trong một lon đồ hộp nhỏ, vườn của quí vị sẽ không còn những loài sâu hay ốc sên phá hoại trong suốt vài tháng trời.
Lý do là vì những hóa chất trong dưa leo phản ứng với chất nhôm của lon đồ hộp, sẽ tỏa ra một mùi hương mà con người không thể cảm nhận được, nhưng lại khiến cho các loài côn trùng khiếp sợ và bỏ chạy khỏi vườn.
5/ Quí vị đang muốn tìm một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để loại trừ những tế bào mỡ trên da (cellulite) trước khi vào hay bước ra khỏi hồ tắm ? Hãy thoa một hay hai lát dưa leo trên những vùng da quí vị muốn. Các hóa chất thực vật sẽ khiến cho lớp collagen trên da trở nên săn chắc và do đó, khiến cho cellulite trên da khó nhìn thấy. Cách này cũng tác dụng rất tốt trên các nếp nhăn nữa.
6/ Quí vị muốn tránh cảm giác choáng váng hay nhức đầu dữ dội sau khi uống rượu chăng ? Hãy ăn vài lát dưa leo trước khi đi ngủ. Khi thức dậy, quí vị sẽ thấy tỉnh táo và hết nhức đầu. Dưa leo chứa một lượng đường vừa đủ, các loại vitamin B, và các chất điện giải để tái bổ sung những tinh chất sinh tố cần thiết mà cơ thể đã bị mất đi, hầu tái lập sự cân bằng, xua tan cảm giác choáng váng hay nhức đầu.
7/ Quí vị muốn tránh một bữa ăn trưa, hay ăn tối thịnh soạn chăng ? Dưa leo đã được dùng hàng thế kỷ nay, ngay cả bởi những người giăng bẫy thú rừng, các nhà buôn, các nhà khai phá Âu châu khi muốn có một bữa ăn nhanh, họ đã ăn dưa leo để không còn cảm giác đói bụng nữa.
8/ Quí vị sắp có một cuộc họp quan trọng, hay một cuộc phỏng vấn tìm việc làm, nhưng lại không đủ thời gian để đánh bóng đôi giầy của mình. Hãy thoa một lát dưa leo tươi lên giầy, hóa chất của dưa leo sẽ khiến giầy bóng lên, tuy không thật hoàn hảo nhưng cũng có tác dụng chống thấm nước.
9/ Trong nhà quí vị không có loại dầu chống rỉ sét WD 40, nhưng lại đang cần loại trừ tiếng kẽo kẹt từ bản lề của cửa ra vào. Hãy dùng một lát dưa leo chùi chung quanh bản lề đó, cửa sẽ không còn tiếng kẽo kẹt nữa.
10/ Quá căng thẳng nhưng lại không có thời gian để massage hay ghé vào spa, quí vị hãy cắt hết một quả dưa leo, cho vào một bình nước sôi, rồi hé mở nắp đậy, để cho hơi nóng thoát ra ngoài. Các hóa chất và dưỡng chất từ dưa leo sẽ tác dụng với nước sôi và tỏa ra một làn hương làm dịu đi sự căng thẳng, và tạo ra một cảm giác rất thoải mái
11/ Quí vị vừa xong một bữa ăn trưa với các đồng nghiệp, và chợt nhớ mình không có chewing gum hay kẹo the. Hãy cắt một lát dưa leo, rồi đặt sát vòm miệng trên chỉ độ 30 giây thôi, hơi thở sẽ thơm tho như ý muốn, vì các hóa chất thực vật của dưa leo sẽ tiêu diệt các loại vi trùng, vốn là nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng.
12/ Quí vị muốn lau chùi muỗng nỉa, sinks, hay các đồ dùng kim loại không rỉ sét ? Hãy dùng một lát dưa leo lau chùi các vật dụng trên, không chỉ làm mất đi những vết lu mờ lâu năm và làm sáng bóng trở lại, mà còn không để lại các vết sọc, và cũng không làm hư hại ngón tay cũng như móng tay của quí vị vì việc lau chùi nữa.
13/ Quí vị đang viết bút mực và bị lỗi khi viết. Hãy lấy lớp vỏ dưa leo, và nhẹ nhàng tẩy vết mực muốn tẩy. Cũng rất công hiệu khi tẩy vết bút chì, và những vết mực mầu trang trí mà các trẻ em vẽ lung tung trên tường.
Đây là những phương cách hiệu quả và an toàn, giải quyết được những vấn đề hàng ngày. Qúi vị hãy áp dụng và giới thiệu cho những người quen biết của mình nhé.

Thụy Trinh sưu tầm.


=======

VHP có đi tìm "dưa leo" trong phần mục lục mà không thấy.
nếu đã có topic "dưa leo" trong này rồi - xin quý chị chuyển vào cùng topic cho gọn.
cám ơn
VHP
hongkhackimmai
#2 Posted : Sunday, October 2, 2011 4:00:00 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Dưa leo

Hồng Khắc Kim Mai



Dưa Leo (cucumber) có tên khoa học là Cucumis Sativus, thuộc gia đình họ Cucurbita .... .
Vì sao lọai dưa, tiếng Anh gọi là Cucumber mà tiếng Việt lại gọi là …. dưa leo hay dưa chuột ?
Leo vì khi mọc dài, dây dưa quấn vào cọc để … leo lên giàn, và hình thù của trái dưa nhỏ bằng thân một con chuột .
Ngày nay ỏ ngọai quốc còn có lọai dưa leo (dưa chuột) … không leo mà chỉ mọc thành bụi , cho những hoa/trái chĩa thẳng ra từ những mắt lá .

Dưa mọc thành bụi

(hình Internet)

Gọi là dưa leo khi dưa mọc bụi.... không leo, và gọi là dưa chuột khi trái dưa leo trên thế giới có khi dài ngoằn như... con rắn (snake cucumber) thì tên dưa leo hay dưa chuột có còn đúng hay không ?
Nói đùa thế, chứ quen miệng gọi là dưa leo thì dù hình dáng có như thế nào, nó vẫn là trái... dưa leo, nói nghe hiểu liền
Sau đây là những trái dưa leo đã giựt giải trên thế giới :

Năm 2009---> ????


(hình internet)



Năm 2010 ----> 119.38 cm


(hình internet)


Năm 2011 ----> 104.80 cm


(hình internet)



Dưa leo giàn, khi lớn và được ngắt ngọn sẽ đâm ra nhiều tược mới . Mỗi tược sẽ cho nhiều trái, năng xuất rất cao cho mỗi lần hái .Lọai dưa giàn rất có lợi cho người trồng để bán. Tuy thế, dưa giàn vẫn có thể trồng trong chậu nếu người muốn trồng đang ở thành phố
Mặc dù năng xuất của lọai dưa bụi cũng khá cao, nhưng mỗi lần hái mỗi gốc chỉ cho khỏang 4,5 trái . Lọai dưa bụi này chỉ tốt và tiện lợi cho những ai có đất hẹp phải trồng chậu (gốc dưa không chiếm nhiều chỗ, mà số dưa cung cấp đủ thỏa mãn cho gia đình dùng mỗi ngày, vì càng hái thì bụi dưa lại tiếp tục ra trái mới cho đến khi gốc già cỗi và tàn rụi
Tựu chung, dù giàn hay bụi, dưa leo (cucumber) đều có nhiều giống khác nhau. Có một số giống dưa hay được dùng để ăn sống, trái lớn, da trơn láng và dài khỏang chừng 1 tấc, ruột chứa nhiều hạt nên thường được hái trái khi hạt còn non


Dưa ăn sống


(hình internet)


Một số giống dưa khác chỉ được dùng để muối chua hay muối mặn, trái nhỏ chừng một hay hai lóng tay, da sần sùi, ruột đặc, vi không ngon khi cắt lát ăn sống


(hình internet)



Lượng nước trong trái dưa leo chiếm 96% , và 4% còn lại là nguồn tổng hợp của những chất dinh dưỡng như Chromium, Manganese, Vitamin A, C, K, Pantothenic Acid, Magnesium, Phosphorus, và Potassium
Ăn dưa leo tốt cho đường tiêu hóa và cũng giúp cho ai bị bệnh táo bón. Ngoài ra dưa leo còn giúp cho sắc đep của các cô các bà khi được cắt lát đắp lên mặt, vì nhựa dưa leo có khả năng lột bỏ những lớp tế bào chết để làn da được non, tươi mát và trắng trẻo mịn màng


(hình internet)


Trồng dưa leo rất thich vì dây dưa leo cho hoa mầu vàng tươi vừa đẹp vừa thoang thỏang mùi thợm trong lành dễ chịu, lại sinh sản vô số trái nếu ta siêng hái


(hình internet)


Tại Việt Nam lọai dây dưa leo giàn phổ biến hơn là lọai dưa mọc bụi, vi thế trong bài viết này HKKM chú trọng về dưa giàn và cách trồng của nó
Trong những vườn rộng hay ỏ ruộng lớn, dưa giàn để thả lỏng, cho bò tự do, thì năng xuất tăng gấp bội so với dưa leo giàn. Tại sao ? Khi được ngắt ngọn, dây dưa sẽ đâm thêm tược, gọi là dây phụ. Khi những nhánh dây phụ tiếp xúc với đất, liền đâm rễ bám vào đất để hút tối đa những dinh dưỡng từ đất . Vì thế dây dưa leo sẽ rất mạnh, cho vô số trái


(hình internet)



Trong trường hợp không có chỗ cho dây bò, dưa được trồng cho leo lên hàng rào hay giàn . Để chịu đựng sức nặng của nhiều trái, giàn cần phải vững. Trồng giàn có điều lợi là dây dưa leo ít bị nhiễm bệnh

Giàn dưa leo.

(hình internet)




Trồng dưa leo


Dưa leo phát xuất từ Ấn Độ và những vùng nhiệt đới khác, vì thế dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt . Nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30o C và ban đêm 18 - 21oC. Dưa leo thích nắng . Chỗ trồng dưa phải có ánh nắng chan hòa, từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày

1) Chuẫn bị đất trồng tốt là chìa khóa để thành công :

Truớc khi trồng một tháng, ta cần diệt tiệt hết gốc rễ các lọai cỏ dại vì nếu không, chúng sẽ lấn đất và hút hết các chất dinh dưỡng, đồng thời cỏ dại cũng là nơi ẩn núp của rất nhiều côn trùng và bệnh tật. Cuốc hoặc cày đất lên. Dùng một tấm bạt plastic trong (clear plastic) phủ kín vùng đất sẽ trồng, bỏ một ít đất đè xung quanh các mí viền của tấm plastic, mục đích để cho không khí không len vào bên trong . Ánh nắng chói chan của mặt trời, qua nhiều ngày, sẽ chiếu xuyên qua tấm plastic trong . Thiếu dưỡng khí và sự hầm hơi sẽ đọng nước ở trên miếng plastic, nhỏ giọt xuống luộc chín các cây cỏ dại . Chúng từ từ úa vàng rồi chết từ ngọn đến gốc . Ngòai ra bao nhiêu côn trùng độc hại cũng sẽ chết theo . Cất tấm bạt plastic trong đi . Nhổ bỏ hết những tàn dư cỏ dại. Nhờ đất ướt mềm, việc cày xới cho đất tơi ra sẽ không mấy nặng nhọc .

Đất tơi


(hình internet)


Dưa leo đạt được năng xuất tối đa nếu đất tơi nhuyễn, mầu mỡ. Nếu đất quá cằn cỗi, hãy trộn thêm phân chuồng đã hoai . Nếu đất vẫn còn đóng cục, trộn thêm ít cát (hay những chất tách rời đất như perlite hay vermiculite). Đất tơi sẽ làm cho rễ của cây mình trồng vươn mọc ra nhiều và để nước không bị ứ đọng . Độ PH lý tưởng nhất cho dưa leo là từ 5.0-7.0. Trong những vùng mưa nhiều, nên rắc vôi nếu đất chua/phèn . Vôi sẽ giúp cho dưa leo không bị bệnh cuốn lá .

Làm sao để biết được đất của mình thuộc lọai nào?

Các ACE có thể dùng một cái hũ để thử đất :
Vốc một nắm đất , lặt bỏ hết sỏi hay cọng rơm/rễ vụn nếu có. Đổ đất vào 1/3 hũ. Đổ nước lên cao gần cổ hũ và 1 muỗng bột giặt. Đậy nắp lại và lắc mạnh nhiều lần. Để yên một chỗ qua đêm. Ngày hôm sau quan sát hũ đất :
- nếu đất lắng xuống dưới đáy và nước trong ---> đất có nhiều cát
- nếu trên mặt nước có lớp váng -----> đất nhiều sét
- nếu nước đục và trong nước có lợn cợn những vết nhỏ của rơm/hay chất gì vụn ---> đất thịt xốp tốt

Ngòai ra có thể thử bằng cách khác:
Vốc một nắm đất trong bàn tay. Bóp và lăn qua lăn lại :
- Nếu cục đất trở nên mềm, láng mướt và có thể nắn thành hình này hình nọ ----> đất sét. Khi ướt thì đất sét mềm dẽo, khi khô thì đóng cục cứng ngắc
- Nếu cục đất vỡ ra khi buông lỏng tay, và đất nhám ----> đất có nhiều cát
- Nếu khi buông tay lỏng ra mà cục đất vẫn còn nguyên, mịn và mềm, bóp mạnh thì vỡ ra trong đất có lẫn lộn những sứa nhỏ ---> đất thịt xốp tốt


2) Hễ lọai cây nào ưa nhiệt thì rất khát nước. Vì vậy, dưa leo thích nước : Nếu đất khô cằn, dây dưa leo sẽ ngưng ra trái hoặc trái bị đắng, hoặc bị eo .


(hình internet)



Cung cấp nước cho cây dưa leo là một việc tối quan trọng để cây vươn lên sống mạnh . Nước tưới cần phải thấm xuống những rễ bám duới gốc cây và những rễ mọc sâu xuống đất.. Mặc dù dưa leo thích nước, nhưng nó lại rất ghét... lạnh cẳng (ngâm chân trong nước ) (*) . Dưa leo không thích hợp với vùng đất lạnh, và rễ dễ bị úng thối nếu bị ngâm chân trong vũng nước một thời gian dài, ngày này qua ngày khác


Để đáp ứng được hai mục đích nói trên thì hệ thống tưới nhỏ giọt là phương cách hữu hiệu nhất làm cho dây (dưa leo) luôn được tiếp tế số lượng nước cần và đủ (không dư không thiếu) và đất sẽ ẩm suốt 24 giờ mỗi ngày . Việc tưới rễ mà không tưới lá có lợi là ngừa bệnh lá bị sâu (có thể giết chết cây) .

Hệ thống nước tưới rỉ giọt :

Nếu trồng ở vườn rộng, nên trồng dưa leo thành luống. Cuốc đất lên thành vồng. Trồng dưa leo thành vồng có điều lợi là nước tưới dư thừa (hoặc mưa) sẽ chảy xuống ra những rảnh mà không đọng lại, nhất là khi vồng đất được phủ plastic (xin đọc phần 3 của bài viết về plastic đen dùng ủ đất ).
Nếu trồng trong chậu thì không cần un đất lên, vì nước dư (hay mưa) sẽ chảy thóat ra những lỗ dưới đáy

Dùng ống nước chính (A), kéo dài đến vồng đất dự trù sẽ trồng dưa leo . Ống nước này có van kiểm sóat tắt, mở khi cần . Cứ cách 2 gang tay gắn 1 ống nhỏ (a) thò ra rỉ nước (bao nhiêu ống nhỏ thì tùy theo số lượng cây mà bạn dự định sẽ trồng). Cách nhau 2 gang tay là để chừa chỗ cắm giàn sau này

Khái niệm về hệ thống tưới bằng ống rỉ nước. Ống mẹ (A) ----> Ống nước mầu xanh .
Những ống nước mầu đen có đục lỗ nhỏ (soaker hose) ở trong hình là cách phân phối nước đi đến các cây trong khu vực trồng. Khi mở van ống mẹ, nước sẽ tưới ngay ở mỗi gốc cây. Đây là 1 ví dụ của một khu vườn có qui mô nhất định


(hình internet)

Ống con (a) . Ở những nơi trồng không nhất định , thì không dùng hệ thống ống đen như hình trên. Ống mẹ có thể kéo thẳng đến vồng dưa leo , đặt nằm sát trên gò. Ở mỗi nơi đặt cây, đục lỗ nhỏ và gắn ống con (a) này vào


(hình internet)


Khái niệm về ống con đang rỉ nước

(hình internet)





3) Dưa leo rất thích đất ấm và ẩm.

Nên phủ lên những vồng vùng đất trồng một tấm plastic mầu đen . Ngay mỗi chỗ ống rỉ nuớc (a), khoét plastic thành 1 lỗ tròn, đường kính khoảng 1/2 gang tay . Chính tại chỗ khoét lỗ này chúng ta sẽ ươm hạt hoặc đặt cây . Plastic đen có nhiệm vụ giữ cho đất ấm và luôn ẩm, đồng thời sẽ ngăn chận phần nào cỏ dại . Phần bất lợi khi dùng Plastic đen là tốn kém, không mục, và mất công vứt bỏ khi đã cũ hết còn xài được
Trong trường hợp chỉ trồng một vài cây cho gia đình, thay vì dùng tấm plastic đen, chúng ta có thể dùng xơ dừa/rơm/cỏ khô/cỏ tươi vừa mới cắt (không có gốc) dày chừng 3,4 cm hay giấy báo để phủ trên mặt đất để tạo nhiệt . Xơ dừa/rơm khô/cỏ/giấy báo có tác dụng giúp cho nước tưới không bốc hơi, và cũng giúp cho đất ấm, ẩm được lâu . Cỏ dại mới, nếu có, sẽ kịp thời nhìn thấy để nhổ bỏ. Về lâu về dài những chất liệu ủ đất nói trên sẽ mục trở thành phân hữu cơ và làm xốp đất


(hình internet)

Phủ plastic đen hay phủ những chất hữu cơ (rơm, xơ dừa v....v...) không những tiết kiệm được nước tưới hay công sức, mà còn làm cho đất luôn có độ ẩm nhất định (consistent). Điều này có lợi là tránh cho trái bị méo mó hình dạng, hoặc đắng, không ngon

4) Gieo hạt :

Trên thị trường có bán nhiều lọai hạt giống. Có lọai cho hột nhiều, có lọai không. Có lọai ra vừa hoa đực vừa hoa cái. Có lọai cho hoa ra trái mà không cần thụ phấn (ong hay nhân tạo)... v....v.... Chọn lọai nào mình thích tùy theo sự cần dùng của mình (dùng ăn sống hay muối dưa) hay tùy theo không gian mình có ---->ở nhà thành phố không có đất rộng

Xử lý hạt giống :
Trước khi trồng nên xử lý hạt giống để hạt nẫy mầm mạnh khoẻ .
Các ACE nên chế ra một lọai nước giản dị như sau :
- 1 giọt nước xà phòng của em bé dùng (baby shampoo)
- 1 giọt nước xà phòng rửa chén
- 1 chút muối Epsom
- 1 hũ đựng nước trà ấm (pha loảng)
- 1 bọc vải

Bó 2 lọai xà phòng + muối Epsom vào trong hũ nước trà, quậy cho tất cả hòa chung và tan muối -----> a. Bỏ hạt giống vào bọc vải, và thả bọc vào ngâm trong hũ ----> b
Để b vào trong tủ lạnh 24 giờ (không bỏ vào ngăn đá mà chỉ đặt trên kệ mát lạnh mà thôi). Cách làm này sẽ kích thích cho hạt nẫy mầm tốt
Ngày hôm sau lấy hạt ra để gieo

5) Ươm hạt
Thời gian lý tưởng nhẩt để gieo hạt là khi trời nóng trên dưới 21º C (70º F ). Ở Việt Nam chúng ta có thể gieo hạt trực tiểp xuống đất (trong khi ở hải ngọai, vào Xuân (March) trời hãy còn rất lạnh và lắm khi có đá muối (frost) nên phải ươm hạt vào bầu đất để trong garage trước, đến tháng May hay June, khi nhiệt độ lên 70 độ F mới đem ra ngòai trồng xuống đất)
Tại mỗi chỗ có chôn vòi nước rỉ (lúc này van nước ở vị trí khóa) và có khoét plastic, rải 4 hạt giống, sâu chừng lóng tay. Lấp một lớp đất mỏng phủ hạt (để chim không mổ hay sâu bọ tha hạt đi mất). Phun sương. Trong vòng 4,5 ngày hạt sẽ nẫy mầm. Hai miếng xanh đầu tiên thóat ra vỏ hạt không phải là lá mà là hai miếng mầm (cotyledons) chứa đầy chất dinh dưỡng để cây tự nuôi mình mà không cần phân bón. Trong một thời gian ngắn, hai lá thật sẽ lú ra. Nên lấy phên che bớt nắng và bảo vệ cây con.
Mặc dù lúc này van nước chưa mở, nhưng nhờ có plastic (hoặc chất ủ ) nên đất tự nó đã ẩm chứ không khô. Nhờ độ ẩm này mà khi cây có 4 lá, hai miếng mầm rụng và rễ cũng đủ mạn hút nước và những dinh dưỡng có sẵn trong đất để nuôi cây. Tỉa bỏ bằng cách lấy kéo cắt bớt những cây nào trông không được khoẻ , chỉ chừa lại mỗi gốc 2 cây mạnh (Cắt bằng kéo chứ không nhổ, vì nhổ sẽ làm động rễ những cây khác )

6) Chăm sóc để cây trưởng thành
Không cho plastic (hoặc những chất ủ đất) chạm vào thân cây dưa leo, để tránh trường hợp cây bị úng nếu chẳng may có nước đọng nằm trên miếng plastic.
Sau 1 tuần, bắt đầu mở van nước cho nước rỉ mỗi ngày hai lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Sau 4 tuần, tăng thêm thời gian nước chảy. Và cũng lúc này ta bắt đầu phụ thêm phân bón cho cây để cây vượt lên. Cách 1 tuần dùng nước tiểu tươi (fresh) hòa trong nước với tỷ lệ 1:20 , tưới cho cây.
Người ta phân chất nước tiểu thì thấy nước tiểu chứa Nitrogen, Phosphorous và Potassium với tỷ lệ 10:1:2 ----> tính theo NPK thì formula sẽ là 18-2-5 . Nước tiểu là phân bón hữu cơ bằng chất lỏng tự nhiên nên thấm nhanh xuống đất, để rễ hút liền nuôi cây xanh tươi mạnh khoẻ.
Khi cây lớn lên khoảng 1 gang tay, ta nên dựng giàn để chuẩn bị cho dây leo.
Cây leo lên được 1/2 thước, rải thêm chút tro củi. Thành phần dinh dưỡng trong tro củi tương đương với NPK 0-2-5. Cho nên khi nước tiểu và tro củi cọng lại sẽ có NPK 18-4-10, một lọai phân bón gần như hoàn hảo cho các lọai rau trồng .
Trong giai đoạn này, dây dưa leo cần mọc mạnh để chuẩn bị trưởng thành nên có thể coi như đang trong dạng rau

7) Dựng Giàn

Dưa leo mọc trên giàn sẽ cho năng xuất cao và ít nhuốm bệnh, vì thế chúng ta nên dựng giàn cho chúng.

Nếu là nhà vườn thì cách dựng giàn có thể đơn giản bằng cách dùng các thân tre khô chụm đầu lại với nhau, hoặc cho dây dưa leo lên hàng rào.
Ở thành phố, trên sân thượng hay trong khu đất nhỏ chung quanh nhà, chúng ta có thể trồng dưa leo trong chậu và giàn là những thanh gỗ/sắt đóng thành khung , trông rất đẹp mắt

Dây dưa leo không tự leo được, cho nên ta phải giúp chúng lúc ban đầu. Thân cây dưa leo vươn lên cao đến đâu, chúng ta dùng dây cột dây dưa dựa vào giàn

Để tránh cho trái bị lết xuống đất (như hình dưới đây), thanh gỗ dưới cùng nên đóng cao lên một chút


Giàn cắm trong chậu


Dây dưa đâm ra nhiều nhánh


Lúc này là lúc dây dưa sẽ trổ hoa. Vì vậy ta có thể hòa phân dơi để tưới dặm thêm để cho hoa đậu trái .


7) Dưa ra hoa kết trái

Khi dây dưa leo mọc lên cao hơn một thước, thì ở các nách mọc ra nhiều nhánh phụ. Không bao lâu sau đó chúng ra hoa. Lúc này vòi nước rỉ sẽ được mở ra 24/24 để cung cấp đủ cho dưa leo mà không cần tưới thêm ở bên ngoạ, ngọai trừ khi châm phân hữu cơ (nước tiểu tươi pha lỏang, phân dơi hay phân bọt cá )


Với lọai dưa leo bình thường, thì 10 hay 20 nụ hoa đầu tiên đều là hoa đực. Sau đó cứ mỗi 1 hoa cái (để thành trái) thì lại có chừng 10 hay 12 hoa đực đi kèm theo . Vì hoa cái thưa thớt nên dây dưa sẽ cho trái lớn.

hoa đực


hoa cái





Như vậy, năng xuất của dưa leo chỉ cao khi cây cho nhiều hoa cái . Do đó người ta tạo ra những giống mới chỉ toàn hoa cái (pathenocarpic cucumbers), mà không cần hoa đực để thụ phấn.
Những trái dưa leo lọai này không có hột (a). Tuy nhiên, nếu (a) được trồng gần những lọai dưa khác (b), thì ong bướm sẽ đem phấn từ (b) qua (a) để trái của (a) trở nên có hột .
Để được rặt giống dưa không hột, thường thường lọai này được trồng trong nhà kiếng (greenhouse)


Vì có nhiều trái trên cùng một dây, trái không thể lớn như những trái dưa ta thường mua ở chợ như hình trên kia. Trái dài và bề ngang chỉ lớn hơn ngón tay cái một chút

Trái khi còn non










(Còn tiếp . Để bài được liên tục, xin các ACE vui lòng đừng ngắt quảng ... )

Chú thích :

* Có một số người đã dùng hệ thống tưới rỉ giọt luồn dưới một tấm plastic đen rồi mà còn tưới ngập mỗi ngày thêm 2 lần nữa đến nổi đất ở chung quanh vùng đó bị lầy bùn, thì đây là một việc làm phản khoa học, chưa kể đến việc phí phạm nước và phân bón cùng với việc tốn thì giờ để tưới và sức lao động của người trồng, chưa kể đến việc nước đọng sẽ sinh ra vô số vấn đề như muỗi mòng và vi khuẩn gây bệnh tật cho người và cây trong vùng, chưa kể đến việc đi lặt sâu/hái trái sẽ bị trơn trợt mà té .


** Có một số người cho rằng khi phủ plastic đen thì tất cả cỏ đều chết hết vì thiếu quang hợp.
Không nhất thiết như thế. Không phải mọi chủ thuyết đều bất di !
1) ở nơi nào có dưỡng khí thì ở đó có sinh vật. Plastic đen được phủ lên nhưng vẫn có những kẽ hở để không khí lọt vào (những viền mép, những lỗ cắt chừa để gieo hột hay chỗ cây mọc, hành trình của ống dẫn nước rỉ, plastic bị rách vì bước chân của chính người trồng dẫm lên, thời gian làm hao mòn tấm plastic v....v.. và v...v......)
2) quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra hợp chất hữu cơ nuôi cây sinh trưởng tốt, đơm hoa kết trái. Khi phủ plastic đen, thì không có ánh sáng mặt trời xuyên qua, do đó cây/cỏ bị chôn vùi sẽ không có lá xanh (chất diệp lục tố), nhưng KHÔNG CHẾT. Chúng vẫn sống nhờ dưỡng khí bị giới hạn ---> èo uột. Ngòai ra, có những lọai cây không cần ánh sáng chói chan của mặt trời vẫn xanh tươi (ví dụ như những lọai cây trồng trong nhà để trang trí , hoặc nở hoa ---> ví dụ như cây trạng nguyên- poinsettia cần được nhốt trong bóng tối tuyệt đối (absolute darkness) 12-14 giờ mỗi ngày trong vòng 3-4 tuần thì lá sẽ trở thành mầu đỏ . Những cây xương rồng (tiểu quỳnh) thuộc họ Schlumbergera cũng thế. Muốn cho chúng đơm hoa đúng với hạn kỳ mình muốn thì phải nhốt trong phòng tối một thời gian nhất định nào đó ) . Lọai nấm sống mạnh mà không cần quang hợp .
Nếu bị nhốt tù, chân tay bị xiềng xích, con người đành chịu bị bó gối nhưng trí não vẫn họat động. Thực vật (một lọai sinh vật) cũng vậy. Nếu bị phủ plastic đen, có rất nhiều lọai cỏ sống rất lì lợm không những không chịu bó gối mà vẫn mọc rễ trắng (runners) chạy luồn đi khắp nơi để tìm sự sinh tồn . À Ha ! thế nào mà không có chỗ plastic bị rách? Thế là cô nàng cỏ đâm chồi trồi lên để mọc lá xanh hấp thụ ánh mặt trời .
Không cần kê khai làm gì những lọai cỏ xa lạ, mà chúng ta có thể lấy cây húng lủi làm ví dụ . Cây này tuy là một lọai rau thơm, nhưng khi chúng mọc bừa bãi khắp nơi, thì được coi như cỏ (weed). Húng lủi mọc nhanh cấp kỳ và rễ đâm/bò sâu, có khả năng di hành cả cây số hay hơn nữa để đi tìm (hay nếu gặp) môi trường thuận lợi . Gặp được kẽ hở nào của plastic đen là chúng thừa thắng xông lên, lò đầu (mầm) ra mọc lá thách thức với trời đất và.....thiên hạ , rất khó diệt . Vì vậy tấm plastic đen đối với húng lủi không có nghĩa lý gì .

***



Khánh Linh
#3 Posted : Friday, October 14, 2011 8:45:52 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Chị Mai ơi à,

Bài “Dưa Leo” của chị có nhiều điều hay và hữu ích.Approve
Đôi khi KLinh để quên mấy ngày trong tủ lạnh, dưa bị mềm nhũn. Hôm qua lại mua một trái lớn, buổi tối làm siêng xắt lát đắp lên mặt, nhưng không biết siêng tới bao giờ.Eight BallSmile
Chúc chị vui khỏe để tiếp tục sưu tầm và viết các bài vui hay lạ.

Rose
Phượng Các
#4 Posted : Thursday, March 19, 2015 3:03:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Trái này có tên là Horned Melon (dưa sừng) hay Kiwano, thuộc gia đình Dưa, tên khoa học là Cucumis metuliferus

Hình chụp tại Los Angeles, nhìn giá thấy mắc quá!
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.