Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Oslo - Nauy bị đánh bom và nổ súng thảm sát...
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, July 23, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Sáu, 22 tháng 7 2011

Trụ sở chính phủ Na Uy bị đánh bom, 2 người chết


Vụ nổ làm vỡ cửa kiếng của hàng trăm cửa sổ tại trụ sở chính phủ cao 17 tầng, 22/7/2011


Một vụ nổ lớn tại Oslo, thủ đô của Na Uy, hôm thứ Sáu đã làm rung chuyển trụ sở chính phủ nước này, giết chết 2 người và làm 15 người khác bị thương.

Vụ nổ lớn còn làm tòa nhà ở kế cận của Bộ dầu hỏa Na-Uy bốc cháy. Vụ nổ làm vỡ cửa kiếng của hàng trăm cửa sổ tại trụ sở chính phủ cao 17 tầng, cùng với các cửa kiếng của những tòa nhà khác cách xa nơi này tới 400 mét. Khói đen dày dặc bốc lên cuồn cuộn từ một số văn phòng, những đường phố trong khu vực bình thường vẫn yên tĩnh, nay đầy những mảnh vụn do vụ nổ gây ra.

Tòa nhà trụ sở chính phủ là địa điểm đặt văn phòng của Thủ tướng Jens Stoltenberg. Nhưng một phát ngôn viên của chính phủ Na Uy cho biết Thủ tướng Stoltenberg và các nhân viên dưới quyền không có ai bị thương. Cảnh sát cho biết hai người đã thiệt mạng trong vụ nổ, xảy ra vào giữa chiều thứ Sáu, giờ địa phương.

Lên tiếng trên một đài truyền hình Na Uy về vụ nổ, Thủ tướng Stoltenberg nói đây là một “tình hình nghiêm trọng.”

Nói với đài BBC, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Hans Kristian Amundsen cho biết hiện còn nhiều người bị kẹt trong tòa nhà trụ sở chính phủ, nhưng ông không tiết lộ thêm chi tiết.

Cảnh sát Oslo nói vụ nổ là do một quả bom gây ra. Xác của một chiếc xe được nhìn thấy bên ngoài tòa nhà, có thể là dấu hiệu cho thấy một quả bom gài trên xe đã được kích nổ.

Những người mục kích nói họ trông thấy một số người bị thương, người dính đầy máu, được đưa ra khỏi trụ sở chính phủ, trong khi một số người bị thương khác cũng chạy ra khỏi tòa nhà.

Một phóng viên của Thông tấn xã Reuters tường trình rằng có ít nhất 8 người bị thương. Một nhân chứng nói “nhiều người đã chạy trong trạng thái kinh hoàng.”

Bạo động chính trị hầu như không hề xảy ra tại Na Uy, cũng như tại Oslo, nơi giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm.

Nhưng ngay cả Na-Uy giờ đây cũng không tránh trở thành mục tiêu của các hành động khủng bố được liên kết với chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo, tương tự như những vụ khủng bố phổ biến tại các nước Tây phương khác.
viethoaiphuong
#2 Posted : Saturday, July 23, 2011 11:22:40 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

80 người chết vì vụ xả súng lịch sử tại Na Uy.


Cảnh sát Na Uy thông báo có tới 80 người thiệt mạng trong vụ khủng bố trại thanh niên trên đảo Utoeya, cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu là 10 người và đây là một trong những vụ bắn giết đẫm máu nhất trên thế giới.


Những người bị thương trong vụ xả súng trên đảo Utoeya đang được sơ cứu. Ảnh: AFP.

Chỉ vài giờ sau vụ đánh bom ở trung tâm thủ đô Oslo chiều qua, một tay súng người Na Uy trang bị nhiều loại súng đã giả danh cảnh sát đột nhập đảo Utoeya để bắn giết điên cuồng những thanh niên đang tham dự trại hè do đảng Lao động cầm quyền tổ chức tại đây.

BBC dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Knut Storberget cho biết danh tính tay súng là Anders Behring Breivik, 32 tuổi. Nghi phạm này bị bắt tại chỗ và cảnh sát đang điều tra sự dính líu của anh ta với vụ đánh bom thủ đô Oslo trước đó vài giờ. Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết, Thủ tướng Jens Stoltenberg dự kiến đến thăm đảo Utoeya trong ngày hôm nay để gặp các thanh niên dự trại hè.

Có khoảng 700 người đang tham gia trại hè của thanh niên trên đảo Utoeya thì xảy ra vụ xả súng kinh hoàng nên số thương vong rất lớn. Theo các nhân chứng, tay súng có dáng người cao to, mắt xanh, tóc vàng, mang theo nhiều loại vũ khí như súng ngắn, súng máy và súng shotgun để bắn giết một lúc hàng trăm người.


Nghi phạm Anders Behring Breivik, 32 tuổi, là người Na Uy có dáng người cao lớn.
Ảnh: AP.

Phóng viên truyền hình quốc gia Na Uy Ole Torp cho biết: "Tay súng giả danh làm một cảnh sát đi bằng phà từ đất liền ra đảo Utoeya và nói rằng đang điều tra các manh mối liên quan đến những vụ nổ. Sau đó anh ta yêu cầu mọi người tập hợp thành vòng tròn rồi bắt đầu xả đạn. Các thanh niên bỏ chạy vào bụi rậm, vào cánh rừng và nhảy xuống nước để bơi thoát thân.".
Một nhân chứng khác 15 tuổi có tên Elise tham dự trại hè định mệnh kể: "Đầu tiên anh ta bắn những người trên đảo, sau đó bắt đầu bắn cả những người dưới nước. Tôi nhìn thấy rất nhiều người chết". Ban đầu cảnh sát xác định có 10 người thiệt mạng, nhưng con số người chết tăng cao chóng mặt sau khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thêm nhiều thi thể xung quanh đảo Utoeya.
Tại khách sạn làng Sundvollen, nơi những người sống sót trên đảo Utoeya được đưa tới tạm thời, nhân chứng 21 tuổi Dana Berzingi người dính đầy máu vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh cho biết kẻ giả danh cảnh sát đã gọi mọi người lại gần bằng tiếng Na Uy, sau đó bất ngờ anh ta rút những khẩu súng và đạn từ trong chiếc túi ra để bắn giết. Chính Berzingi đã sử dụng điện thoại của những người bạn bị thiệt mạng của mình để gọi báo cho cảnh sát.

Đây là một trong những vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Cảnh sát Na Uy phải mất nhiều giờ điều tra và tìm kiếm các nạn nhân mới xác định được bước đầu quy mô của vụ tấn công này. Chỉ huy cảnh sát Na Uy Oystein Maeland sáng nay cho biết, phải mất nhiều thời gian để điều tra khu vực quanh đảo và có khả năng số người chết sẽ còn tăng.
Trước đó, vụ đánh bom ở trung tâm thành phố Oslo, nơi giải Nobel Hoà bình thường được trao hàng năm, khiến 7 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Có 3 toà nhà bị hư hại nặng nhất trong vụ này gồm trụ sở văn phòng Thủ tướng Jens Stoltenberg cao 20 tầng, trụ sở Bộ Dầu mỏ và Năng lượng và trụ sở tờ báo khổ nhỏ hàng đầu Na Uy VG.

7/2011: Tay súng Na Uy bắn chết 80 người tại trại hè của thanh niên trên đảo Utoeya, vài giờ sau vụ nổ bom ở Oslo.
4/2007: Tay súng người Hàn Quốc Seung-Hui Cho, 23 tuổi, bắn chết 32 người rồi tự sát tại Đại học Virginia Tech, Mỹ.
4/2002: Robert Steinhaeuser, 19 tuổi, bắn chết 16 người trước khi tự sát tại Erfurt, Đức.
4/1999: Hai sinh viên Eric Harris, 18 tuổi và Dylan Klebold, 17 tuổi, xả súng tại trường trung học Columbine ở Littleton, bang Colorado, Mỹ làm chết 13 người trước khi tự sát.
4/1996: Martin Bryant, 29 tuổi, bắn chết 35 người tại khu nghỉ dưỡng Port Arthur trên đảo Tasmania, Australia.
3/1996: Thomas Hamilton, 43 tuổi, bắn chết 16 trẻ em và thầy giáo tại ngôi trường ở Dunblane, Scotland, rồi tự sát.
Cảnh sát đang nghi vấn có thể chỉ một mình nghi phạm Breivik thực hiện cả hai vụ tấn công đẫm máu chiều 22/7 tại Na Uy và không có dấu hiệu liên quan đến các tổ chức khủng bố quốc tế. "Đây dường như không phải là một hành động liên quan đến các nhóm khủng bố Hồi giáo, mà chỉ là một việc làm của một gã đàn ông điên rồ", một sĩ quan cảnh sát giấu tên nhận định.
Cũng sĩ quan trên cho rằng vụ khủng bố kép giống như vụ Oklahoma của Na Uy hơn là vụ 11/9 của nước này. Ông ám chỉ đến vụ đánh bom một toà nhà liên bang Mỹ ở thành phố Oklahoma năm 1995 do các phần tử khủng bố bên trong nước Mỹ thực hiện, trong khi các phần tử khủng bố nước ngoài đã gây ra vụ tấn công ngày 11/9/2001 cũng tại Mỹ.
Trong khi đó, một nhóm tự xưng là "Thánh chiến Hồi giáo toàn cầu" hôm nay lên tiếng nhận trách nhiệm vụ khủng bố Na Uy. Đây chính là tổ chức mà kẻ đánh bom Stockholm, Thụy Điển, năm ngoái từng có mối liên hệ. Thông điệp của nhóm cho hay chúng đánh bom là để trả thù việc Na Uy đưa quân đến Afghanistan và xúc phạm đấng tiên tri.
Động cơ của vụ đánh bom Oslo và bắn giết trên đảo Utoeya vẫn đang được điều tra, nhưng cả hai khu vực này đều liên quan đến chính phủ của đảng Lao động cầm quyền Na Uy. Sự kiện này cũng gây ra ngày đẫm máu nhất ở các nước Tây Âu kể từ vụ đánh bom đường sắt Madrid, Tây Ban Nha, năm 2004 khiến 191 người chết.
(Tiếp tục cập nhật...)
Đình Nguyễn

Việt Báo


viethoaiphuong
#3 Posted : Saturday, July 23, 2011 11:24:19 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

VOA - Cập nhật Chủ nhật, 24 tháng 7 2011

Nghi can vụ nổ súng, đánh bom ở Na Uy thú tội


Luật sư của nghi can đánh bom khủng khiếp và nổ súng bừa bãi hôm thứ Sáu nói thân chủ của ông đã thú nhận thực hiện 2 cuộc tấn công làm ít nhất 92 người thiệt mạng.

Luật sư bào chữa Geir Lippestad hôm thứ Bảy nói Anders Behring Breivik đã nhận trách nhiệm và nói thêm là 2 cuộc tấn công này đã được hoạch định từ trước. Tuy nhiên luật sư không cho biết thêm chi tiết.

Vụ nổ bom tại trụ sở chính phủ ở Oslo, thủ đô New York, giết chết 7 người và vụ nổ súng tiếp theo đó tại một trại thiếu niên trên một hòn đảo làm ít nhất 85 người khác thiệt mạng. Cảnh sát nói 4 hay 5 người vẫn chưa có tin tức trong cuộc tấn công trên đảo.

Cảnh sát mô tả nghi can Breivik, 32 tuổi, là một người “Cơ đốc giáo cực bảo thủ” với quan điểm chính trị “hữu khuynh”.

Cảnh sát nói Breivik đã đưa lên mạng những ngôn từ chống Hồi Giáo và tin tức cũng cho biết anh ta là người chống đối mạnh mẽ chủ trương đa văn hóa tại Na Uy.

Trong một thông điệp đưa lên mạng xã hội Twitter, Breivik diễn dịch lại lời của triết gia Anh John Stuart Mill “Một người với một lòng tin có sức mạnh bằng 100.000 người chỉ có những lợi ích.”

Sáng sớm ngày thứ Bảy, một hợp tác xã nông nghiệp cho biết đã bán 6 tấn phân bón, một sản phẩm đôi khi được sử dụng để làm bom, cho Breivik vào tháng 5 vừa qua.

Breivik quản lý một trang trại hữu cơ có tên Breivik GeoFarm trồng rau, dưa, các loại cũ và các loại nấm. Hợp tác xã mô tả số lượng phân bón Breivik mua tương đối phù hợp với qui mô của một trang trại như trang trại của Breivi nhưng đã báo động cho nhà cầm quyền về vụ mua bán này sau khi biết Breivik là nghi can trong vụ đánh bom.

Truyền thông Na Uy nói quả bom mạnh nổ tại tòa nhà chính phủ được làm bằng phân bón.

Cảnh sát nói Breivik hợp tác trong cuộc điều tra. Một viên chức cảnh sát nói nghi can nói rõ là muốn tự giải thích.

Việc tiết lộ Breivik mua phân bón được đưa ra vào lúc cảnh sát Na Uy điều tra việc có thể có tay súng thứ nhì trong vụ tấn công tại một trại hè của thiếu niên trên đảo thôn dã Utoeya.

Đây là nơi hàng trăm thiếu niên tham gia một chương trình sinh hoạt mùa hè do đảng Lao động đương quyền bảo trợ.
viethoaiphuong
#4 Posted : Saturday, July 23, 2011 11:32:08 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Bảy, 23 tháng 7 2011

Có thể có hung thủ thứ nhì trong vụ giết người tập thể ở Na Uy

Cảnh sát Na Uy đang điều tra việc có thể có tay súng thứ nhì trong vụ tấn công tại một trại hè của thiếu niên ngày hôm qua.

Cảnh sát đang thẩm vấn một nghi can, một người đàn ông Na Uy, nhưng hãng thông tấn NTB của nhà nước hôm nay nói rằng những người mục kích trên đảo Utoeya, nơi vụ tấn công xảy ra, nói với cảnh sát rằng có hai hung thủ.
Nghi can đang bị câu lưu đã giả dạng cảnh sát với việc mặc chiếc áo len có phù hiệu cảnh sát, nhưng những người mục kích nói rằng người thứ nhì không mặc áo như vậy.

Na Uy đã chấn động mạnh ngày hôm qua vì vụ tấn công kép gây tử vong cho ít nhất 91 người – 7 người tại vụ nổ bom lớn ở các trụ sở chính phủ ở Oslo và ít nhất 84 người trong vụ tấn công bằng súng sau đó ở trại hè của các thiếu niên. Đây là nơi hàng trăm thiếu niên tham gia một chương trình sinh hoạt mùa hè do đảng Lao động đương quyền bảo trợ.

Thủ tướng Jens Stoltenberg gọi vụ tấn công tệ hại nhất ở Na Uy kể từ thế chiến thứ hai là “một bi kịch của quốc gia và là một cơn ác mộng.” Ông nói vụ tấn công đẫm máu và hèn nhát này đã biến hòn đảo thiên đường thành địa ngục.

Giới hữu trách đang tìm kiếm trong cái hồ quanh hòn đảo cách Oslo khoảng 30 kilo mét về hướng bắc để tìm thêm xác.

Giới truyền thông nói rằng nghi can bị bắt tên là Anders Behring Breivik. Cảnh sát cũng nghi người này đã thực hiện vụ tấn công nhắm vào các trụ sở chính phủ.

Cảnh sát cho biết Breivik đang hợp tác trong cuộc điều tra. Họ mô tả nghi can này là một người “Cơ đốc giáo cực bảo thủ” với những quan điểm chính trị “hữu khuynh.”

Cảnh sát cho biết nghi can này đã đăng tải trên internet những bài viết có nội dung chống Hồi giáo. Tin tức báo chí nói rằng nghi can này mạnh mẽ chống đối chủ trương đa văn hóa.

Truyền thông Na Uy cũng loan tin là Breivik cho biết trên trang Facebook của y là y thích chơi các trò chơi điện tử, như World of Warcraft và Modern Warfare Two.

Breivik điều hành một công ty có tên GeoFarm chuyên trồng các loại rau trái.
Một hợp tác xã nông nghiệp hôm nay cho biết họ bán cho Breivik 6 tấn phân bón hồi tháng 5, một số lượng mà họ mô tả là tương đối phù hợp với qui mô của một trang trại như trang trại của Breivik.

Phân bón cũng có thể dùng để chế bom. Truyền thông Na Uy nói rằng quả bom lớn phát nổ tại tòa nhà chính phủ là bom làm bằng phân bón.

Thủ tướng Jens Stoltenberg nói rằng vụ tấn công “tàn bạo” nhắm vào “các thiếu niên vô tội” sẽ không cướp đi được cảm giác an toàn của người Na Uy. Ông nói rằng an toàn là cột trụ xã hội của Na Uy. Ông nhấn mạnh rằng trọng tâm chính giờ đây là cứu mạng của những người bị thương trong hai vụ tấn công.

Giới hữu trách chưa xác định động cơ của vụ này.
viethoaiphuong
#5 Posted : Sunday, July 24, 2011 3:12:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Chủ nhật, 24 tháng 7 2011

Thủ tướng Na Uy dẫn đầu lễ tưởng niệm 93 nạn nhân khủng bố



Hình: ASSOCIATED PRESS
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg (giữa) tham dự dễ tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố tại Nhà thờ lớn Oslo, ngày 24/7/2011

Thủ tướng Na Uy dẫn đầu một buổi lễ ở Oslo tưởng niệm 93 người được xác nhận là đã thiệt mạng trong vụ nổ súng và nổ bom xe hôm thứ Sáu gây kinh hoàng cho quốc gia vốn yên bình này.

Ông Jens Stoltenberg phát biểu trước hàng trăm người dự tang lễ tập trung tại Nhà thờ lớn Oslo hôm nay, nói rằng Na Uy đang trải qua một thảm kịch quốc gia mà các nạn nhân trong vụ này được nhiều người biết đến, trong đó có bản thân ông.

Quốc vương Na Uy Harald và Hoàng hậu Sonja cũng có mặt tại buổi lễ tưởng niệm.

Bên ngoài, các công dân Na Uy mắt đẫm lệ đặt hoa và nến tưởng nhớ các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ nổ súng giết người tập thể trên đảo Utoeya ở miền Nam và vụ đánh bom xe trong khu vực của chính phủ ở Oslo xảy ra trước đó.

Theo tin đài truyền hình NPK của Na Uy, một người bị thương trong vụ nổ súng đã qua đời hôm nay, nâng tổng số thương vong ở đảo Utoeya lên thành 86 người. Trong vụ nổ bom xe ở Oslo có 7 người thiệt mạng.

Một thanh niên 32 tuổi người Na Uy bị bắt giữ trên đảo sau vụ nổ súng đã thú nhận thực hiện cả hai vụ tấn công, nhưng tin cho hay y nói với cảnh sát là y không phạm bất kỳ tội gì.

Nghi can Anders Behring Breivik bị tình nghi là kẻ cho phát nổ một quả bom được chế tạo từ phân bón phá hủy văn phòng Thủ tướng và các tòa cao ốc khác của chính phủ, rồi sau đó tới Utoeya nổ súng vào các thành viên trong một trại hè thanh thiếu niên do đảng Lao động cầm quyền tổ chức.

Cảnh sát chjo hay Breivik thú nhận là hành động một mình dù một số nhân chứng cho biết có nhìn thấy một tay súng thứ hai.

Lực lượng an ninh Na Uy hôm nay đột kích vào một căn nhà nhỏ ở Oslo, truy tìm manh mối của hai vụ tấn công.

Luật sư của Breivik nói rằng nghi can tin là hành động của y tuy tàn bạo nhưng cần thiết, và muốn trình bày lý lẽ trước tòa. Breivik sẽ trình diện trước tòa vào ngày mai, đối mặt trước các cáo trạng về tội khủng bố.
viethoaiphuong
#6 Posted : Sunday, July 24, 2011 5:07:46 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nhật kí của cô gái sống sót sau vụ nổ súng ở Nauy.


Cô gái sống sót sau vụ nổ súng ở Nauy - Prableen Kaur (ảnh từ blog).

Prableen Kaur là tên cô gái đã giả vờ chết để sống sót sau vụ nổ súng ở đảo Utoya, Nauy hôm 22.7. “Tất cả sẽ hết. Hắn đến rồi, sẽ giết tôi. Tôi sẽ chết,“ đó là những gì cô gái 23 tuổi này viết trong blog về những gì mình đã trải qua. Đây là bản dịch nguyên văn của vietinfo.

Tôi tỉnh dậy, không thể ngủ thêm được nữa. Ngồi trong phòng, tôi buồn, tức, hạnh phúc, trời đất, tôi không biết nữa. Thật quá nhiều cảm xúc. Tôi sợ. Tiếng động nhỏ nhất cũng làm tôi sợ. Tôi muốn viết về chuyện đã xảy ra ở đảo Utoya, những gì tôi đã tận mắt chứng kiến, cảm xúc của tôi, những gì tôi đã trải qua. Đây là những lời từ trong đáy lòng tôi, nhưng tôi cũng muốn giấu mọi cái tên, vì muốn tôn trọng họ, những người bạn của tôi.
Chúng tôi có cuộc họp khẩn ở khu nhà chính sau vụ nổ tại Oslo. Sau đó lại đến cuộc họp của thành viên nhóm Akershus và Oslo. Sau khi họp xong, nhiều người chúng tôi đứng trong và ngoài khu nhà. Chúng tôi tự bảo nhau là đảo an toàn. Không ai biết, nơi đây sắp trở thành địa ngục.
Tôi đứng ở hành lang chính và nghe thấy tiếng súng. Tôi nhìn thấy anh ta bắn. Mọi người bắt đầu chạy. Tôi liền nghĩ: Tại sao cảnh sát lại bắn? Chuyện gì đang xảy ra. Tôi liền chạy vào một phòng nhỏ. Mọi người đều chạy và hét toán loạn. Tôi đã rất sợ và trốn vào được một chỗ nhỏ ở phía sau phòng. Rất nhiều người ở đó.

Tên giết người Anders Breivik Breihing

Chúng tôi nằm trên sàn, nghe tiếng súng và còn sợ hơn nữa. Tôi không hiểu gì cả. Qua cửa sổ tôi thấy người bạn thân và nghĩ rằng có lẽ mình nên ra ngoài để kéo cậu ấy vào. Không kịp. Tôi đã thấy nỗi sợ trong mắt cậu ấy. Chúng tôi tiếp tục nằm trong phòng thêm vài phút và đã bàn nhau sẽ không cho ai vào nữa nếu tên giết người đến. Tiếng súng lại nổ và chúng tôi quyết định đi ra bằng đường cửa sổ. Chúng tôi quá hoảng hốt. Mọi người nhanh chóng nhảy ra. Tôi là người cuối cùng và thầm nghĩ: Tôi sẽ nhảy ra cuối cùng. Tôi sẽ chết. Tôi chắc chắn vậy và như thế cũng không sao, ít nhất tôi biết rằng người khác sẽ an toàn.
Vứt chiếc cặp ra, tôi trườn xuống dưới nhưng trượt chân ngã. Một anh chàng kéo tôi dậy, chúng tôi chạy vào rừng. Tôi nhìn quanh. Hắn ở đây? Sẽ bắn? Liệu hắn có thấy tôi không?
Một cô gái bị gẫy cổ chân. Hai người nữa bị thương nặng.Tôi cố gắng giúp họ trước khi chạy ra bờ. Tìm thấy một tảng đá, tôi trốn sau nó. Rất nhiều người ở đó. Tôi cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện … thầm hi vọng Trời có mắt.

Thanh niên cắm trại trên đảo trốn kẻ giết người.
Gọi điện cho mẹ và cha
Tôi gọi cho mẹ và nói không biết sẽ còn gặp lại nhau nữa không, nhưng tôi sẽ làm mọi thứ để qua được lúc này. Tôi nhắc lại với mẹ nhiều lần là yêu mẹ lắm. Trong giọng nói của mẹ tôi nghe thấy nỗi sợ. Mẹ khóc. Mẹ đau lắm.
Tôi nhắn tin cho cha rằng yêu cha. Tôi còn viết cho một người mà tôi rất yêu quý. Sau đó tôi nhắn tin cho cậu bạn thân. Cậu ấy không trả lời.
Chúng tôi nghe thấy tiếng súng nữa, liền nằm chụm vào nhau để giữ ấm. Tôi đã nghĩ rất nhiều, đã sợ rất nhiều. Cha gọi. Tôi khóc và nói yêu cha. Cha bảo sẽ cùng đi với anh trai đến đón tôi vào bờ. Trong tôi bộn bề bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu suy nghĩ.
Tôi cầu nguyện tất cả những gì có thể. Một thời gian trôi đi. Những người khác gọi điện cho cha mẹ và sau đó cùng viết tin nhắn trong nỗi sợ rằng tên giết người sẽ nghe thấy. Tôi nghĩ đến em gái, giờ này đang ở nước ngoài. Làm sao để em biết có chuyện gì đang xảy ra với tôi? Tôi viết lên mạng Twitter và Facebook rằng vẫn sống và “an toàn“. Tôi viết là đang chờ cảnh sát đến.
Nhiều người nhảy xuống nước và bắt đầu bơi. Tôi vẫn nằm, quyết định sẽ giả vờ chết nếu hắn đến. Sẽ không chạy, không bơi. Tôi khó có thể miêu tả được nỗi sợ và tất cả những suy nghĩ, cảm xúc trong tôi lúc đó.
Giả mạo cảnh sát nổ súng
Một người xuất hiện. “Tôi là cảnh sát.“ Tôi vẫn nằm. Ai đó hét lên rằng anh ta cần chứng minh điều đó. Tôi cũng không nhớ tên giết người nói gì nhưng hắn bắt đầu nã súng. Nạp đạn và bắn, hắn bắn vào những người quanh tôi. Tôi vẫn nằm. Tôi nghĩ: “Giờ sẽ hết. Hắn ở đây, sẽ giết tôi. Tôi sẽ chết.“ Mọi người hét lên và tôi nghĩ rằng họ cũng đều bị bắn. Người khác nhảy xuống nước. Tôi vẫn nằm. Tôi cầm điện thoại trong tay và nằm lên chân một cô gái. Hai người nữa lại nằm lên tôi. Tôi không động đậy.
Một tin nhắn đến, điện thoại kêu vài lần. Tôi giả vờ chết ít nhất một giờ. Tất cả đều im lặng. Tôi liền nhẹ nhàng quay đầu xem ai còn sống không. Chỉ toàn là xác chết. Chỉ toàn máu là máu. Sợ hãi. Tôi quyết định đứng dậy.Tôi đã nằm trên một xác chết và hai xác khác nằm lên tôi. Những thiên thần đã che chở cho tôi.

Tên giết người Anders Breivik Breihing.
Tôi không biết rằng người bắn súng sẽ trở lại hay không. Tôi không đủ dũng cảm nhìn xem ai đã gọi và nhắn cho tôi và chạy xuống nước. Cởi bỏ áo len, nó quá lớn, tôi tự nhủ rằng khó bơi với nó. Nghĩ xem có nên cầm theo điện thoại hay bỏ lại, tôi nhét nó vào túi quần sau và nhảy xuống nước. Lúc đó, tôi nhìn thấy nhiều người khác cũng bơi khỏi đảo và đã bơi khá xa. Họ tập trung xung quanh một cái thuyền phao. Nhiều người đã được vớt lên. Tôi cứ bơi, cứ bơi và bơi đến thuyền đó. Hét lên. Khóc. Tôi lạnh. Tôi nghĩ xem lúc nào mình sẽ chìm xuống. Mỗi lúc khó hơn. Tôi cầu nguyện và bơi tiếp. Tay bắt đầu đau nên tôi quyết định ngửa ra và chỉ đạp bằng chân. Vì chìm xuống, tôi quay lại và bơi như bình thường. Đôi lúc tôi cảm thấy những người ở quanh cái thuyền phao cứ một xa đi. Tôi hét lên, xin họ hãy chờ mình. Chắc chắn là ảo tưởng. Tôi đã bơi hàng trăm mét để đến đó.
Chúng tôi bắt đầu nói chuyện, nói tên là gì, đến từ đâu. Khi một thuyền khác bơi đến, chúng tôi cầu cứu và họ kéo những người đang bơi lên. Sau đó một người đàn ông từ thuyền đến ném cho tôi chiếc áo phao cứu trợ. Tôi cầm một chiếc, mặc vào người và cứ ở đó đến khi anh ta trở lại để đưa chúng tôi lên bờ.
Con sống rồi, tôi gọi bố
Một lúc sau thuyền bắt đầu có đầy nước. Tôi làm tất cả có thể để đổ chúng đi bằng một cái xô. Khi tôi mệt, một cô cái trên thuyền đã làm thay tôi. Chúng tôi đều lên bờ và nhận được chăn. Nước mắt cứ chảy mãi. Một phụ nữ ôm lấy tôi làm tôi cảm thấy tốt hơn. Tôi khóc to và nghẹn.
Một ông cho tôi mượn điện thoại. Tôi gọi điện cho cha: Con sống. Con đã làm được. Con an toàn.
Sau đó tôi bỏ điện thoại xuống và khóc. Chúng tôi đi bộ một đoạn. Những người không quen biết đưa chúng tôi lên xe và chở đến khách sạn Sundvollen. Tôi chạy vào trong xem có người bạn thân không. Không có. Tôi chỉ nhìn thấy một bạn gái và bắt đầu nấc to. Chúng tôi ôm nhau lâu, cảm thấy thật bình yên. Tôi liền đi xung quanh tìm kiếm bạn bè và vẫn không biết người bạn thân còn sống không. Trên các danh sách không có tên cậu ấy. Tôi rất sợ.
Người ta mang chăn bông đến. Tôi cởi tất ướt ra và họ cho tôi áo khoác. Tôi cố gắng hoàn hồn lại.
Gọi điện cho cha, cha nói đang cùng anh đến đón tôi. Tôi uống chút cacao và ngồi xuống. Suy nghĩ, tôi lại khóc. Khi nhìn thấy những người bạn khác sống sót, chúng tôi ôm nhau. Và tiếp tục khóc. Họ cho tôi mượn máy tính. Tôi viết lên Facebook và Twitter rằng mình đã an toàn.
Phải ở khách sạn vài giờ người thân mới đến đón được. Tôi tìm người quen và nói chuyện với một cha đạo, kể hết mọi sự việc mình đã trải. Một người đàn ông ở Hội chữ thập đỏ rửa vết thương cho tôi.
Thời gian trôi đi và tôi ở cùng những người bạn. Ai cũng chỉ nói về việc họ đã sống sót như thế nào. Tôi cứ hỏi xem có ai thấy bạn tôi không. Chắc đó là lỗi của tôi khi không thể ở lại cùng cậu ấy.
Một cô gái có được chìa khoá của phòng khách sạn. Chúng tôi vào đó ngồi xem thời sự. Tức giận, buồn, thật nhiều cảm xúc hỗn độn. Cha gọi đến báo họ đã tới. Tôi đi xuống và chạy đến ôm họ. Chúng tôi ôm nhau rất lâu, tôi đã khóc lớn và anh cũng vậy. Thời khắc đó thật tuyệt vời.
Chợt thấy ai đó giống như cậu bạn thân. Tôi gọi tên và cậu ấy quay lại. Đó chính là bạn tôi. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Cả hai đều khóc và hỏi thăm xem người kia làm thế nào để sống sót.
Một lúc sau tôi về nhà. Một số người khác đi cùng chúng tôi, trong đó có cả người bạn thân. Anh trai cậu ấy cùng một người bạn cũng đến. Chúng tôi tụ tập ở nhà. Họ không hề muốn đi nếu chưa thấy tôi khoẻ trở lại. Chúng tôi nói chuyện một lúc. Tôi uống một cốc nước quả và ăn sữa chua.
Sau khi nói chuyện với mẹ và gia đình, tôi gọi điện cho bạn gái thân nhất. Cô ấy nói: “Tôi đã không dám chắc là bạn sẽ còn gọi nữa.“ Nước mắt tôi cứ chảy ròng ròng.
Nói chuyện một lúc rồi tôi đi nằm. Ba giờ đêm. Mẹ không muốn tôi ở một mình nên vào ngủ cùng.
Đã nhiều giờ sau vụ việc, tôi vẫn sốc. Vẫn chưa thể vượt qua được. Những xác bạn bè chết, nhiều người còn mất tích. Tôi thầm vui vì mình biết bơi. Chắc ông Trời đã cứu tôi. Trong đầu tôi, những ý nghĩ và cảm xúc cứ hỗn độn quần lấy nhau. Tôi nghĩ đến người thân, đến những người tôi đã mất. Đó là địa ngục, những gì xảy ra trên đảo.
Truyện cổ tích hè đẹp tuyệt của đời tôi đã trở thành cơn ác mộng kinh khủng nhất của cả Nauy.
Tác giả: Prableen Kaur
Dịch: Nghiêm Trang – vietinfo
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.