Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ðể có một cuộc hôn nhân hạnh phúc
Phượng Các
#1 Posted : Monday, January 3, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ðể có một cuộc hôn nhân hạnh phúc
Monday, January 03, 2005 Yến Tuyết


Năm mới, chọn một đề tài lạc quan như hạnh phúc để gởi đến độc giả như một lời chúc tốt đẹp.

Sau đây là một bài viết của Tạp Chí Health Day News được tìm thấy trên website “netscape”, liên quan đến các phương cách giữ hạnh phúc trong hôn nhân, dựa trên những cuộc tìm hiểu và nghiên cứu của Fuller Theological Seminary ở Pasadena, California.

Theo bài báo này thì cho đến khi hai người yêu nhau nghĩ rằng họ đã chín chắn trong việc chung sống, vẫn còn một gút mắc cuối cùng rất quan trọng mà họ phải tháo gỡ để cho mối liên hệ lâu dài về sau giữa hai người được bền vững, đó là khả năng giải quyết những xung đột.

Nếu hai người biết cách đối chất với nhau mà không ai làm cho ai buồn lòng, cũng như giải quyết được những bất đồng ý kiến thì hầu như chắc chắn là họ sẽ có một cuộc hôn nhân dài lâu và hạnh phúc. Trái lại, dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ có thể ly dị là khi họ có những lời nhận xét bi quan về mối liên hệ giữa hai người, hoặc về người kia.

Nhóm nghiên cứu về hạnh phúc trong hôn nhân được hướng dẫn bởi Mari L. Clements, đã tìm hiểu 100 cặp trai gái trong thời gian 13 năm để tiên đoán và xác định về hạnh phúc hay sự đau khổ của họ. Khi cuộc nghiên cứu bắt đầu vào năm 1980 thì tất cả những đôi tình nhân này đang dự định làm đám cưới. Trước lễ cưới, mỗi cặp nam nữ đó đều trải qua nhiều cuộc trắc nghiệm, bao gồm cả cuộc trắc nghiệm về sự điều chỉnh để lượng định về hạnh phúc, sự bất đồng ý kiến; và một cuộc trắc nghiệm về lòng tự tin, qua đó, mỗi người sẽ cho phép người mình yêu đo lường mức độ ảnh hưởng về sự truyền đạt tư tưởng của người kia đối với mình. Ngoài ra, họ cũng liệt kê ra những khúc mắc của mối liên hệ giữa hai người. Trong khoảng thời gian 13 năm nghiên cứu nói trên, có 58 cặp đã liên tục sống với nhau trong hạnh phúc hôn nhân, 22 cặp khác thì vẫn sống vẫn nhau nhưng không hạnh phúc, còn 22 cặp thì li dị.

Chúng ta hãy tìm hiểu về một cuộc hôn nhân kéo dài hàng chục năm trời để biết được những đặc điểm nào của những cuộc hôn nhân bền vững. Theo bà Clements thì những cặp vợ chồng hạnh phúc thường giải quyết những xung đột trong tinh thần xây dựng. Ngay cả khi phải đối diện với những vấn đề khó khăn hay tế nhị họ vẫn đối xử với nhau bằng sự kính trọng. Và bao giờ họ cũng lắng nghe lẫn nhau.

Tìm được một người phối ngẫu toàn bích chỉ là một phần trong việc quân bình một cuộc hôn nhân hoàn hảo. Vấn đề là nếu bạn muốn có một sự sống chung hạnh phúc, bạn phải đám cưới vào cái tuổi có điều kiện thuận lợi nhất về nhiều mặt.

Người ta tìm thấy là phần lớn những cặp vợ chồng li dị đều do việc người này hay có những lời phê bình hay chỉ trích về sự liên hệ giữa hai người với nhau, hay của họ với người kia, và đó là bằng chứng cho thấy họ luôn có vấn đề sau khi làm đám cưới. Bà Clements xác nhận là những cặp vợ chồng ly dị đều đã trải qua thời gian có những cái nhìn hay nhận xét bi quan về nhau. Thế nhưng, việc tìm được nguyên nhân của sự đổ vỡ như thế là một tin mừng, bởi vì biết được những cách giải quyết xung đột và trao đổi tư tưởng là những khả năng mà những cặp vợ chồng đều có thể học hỏi để xây dựng mối liên hệ của họ cho tốt đẹp hơn.

Người ta tạm chọn ra ba loại hôn nhân được xem là tốt đẹp nhất sau đây:

So sánh một cuộc hôn nhân kéo dài 50 năm với cuộc hôn nhân ngắn ngủi có 5 năm mà thôi thì người ta thấy rằng không phải là vì tình yêu, vì tình dục hay vì tiền bạc mà một cặp vợ chồng sống lâu với nhau, mà chính là vì phương cách giải quyết mâu thuẫn và xung đột của họ.

Theo tin của Hãng Thông Tấn AP thì ông John M. Gottman, làm việc cho Cơ Quan Relationship Research Institute and the University of Washington, đã thực hiện một cuộc tìm hiểu hơn 600 cặp vợ chồng kéo dài trong vòng 20 năm và chú ý đến việc những ông chồng và những bà vợ giao thiệp và liên hệ với nhau như thế nào. Căn cứ trên sự quan sát này, ông phân loại ra ba hình thức hôn nhân bền vững nhất, những loại hôn nhân có hy vọng còn tồn tại để ăn mừng 40, 50 năm chung sống. Ðồng thời, ông Gottman cũng sáng tạo ra một công thức toán học để tiên đoán về sự lâu dài của hôn nhân nữa.


A. Loại thứ nhất: Những người tránh né (The Avoiders)

Hai vợ chồng thuộc loại này thường xuyên tránh né những xung đột. Ông Gottman nói rằng khi một sự khác biệt ý kiến xuất hiện họ sẽ không cãi lẫy nhau. Một người sẽ lắng nghe người kia nói mà không tìm cách tranh luận hay thuyết phục. Họ không bị ảnh hưởng bởi sự xúc động làm cho họ xa cách nhau và nhờ đó họ có thể sống lâu dài với nhau.


B. Loại thứ hai: Những người cãi nhau vặt vãnh (The Bickersons)

Người chồng và vợ thuộc loại này có một mối liên hệ thay đổi luôn luôn, giống như hai người luật sự tranh cãi trước tòa. Họ có thể tranh cãi về đủ thứ chuyện một cách thường xuyên nhưng họ làm hòa với nhau ngay sau đó nên vẫn có thể ở với nhau khá lâu.


C. Loại thứ ba: Cặp vợ chồng đạt tiêu chuẩn (The Validating Couple)

Hai vợ chồng lắng nghe lẫn nhau, kính trọng ý kiến và quan điểm của người kia và rất ít khi cãi nhau. Ông Gott man nói rằng những cặp vợ chồng này biết chọn lực đề tài để tranh luận.

Tùy theo việc hai vợ chồng có cùng một loại cá tính, hoặc Avoiders, hoặc là Bickersons, hoặc Validating mà hôn nhân của họ có thể kéo dài hay không. Một khi có sự trộn lẫn giữa hai loại người này trong một cuộc hôn nhân thì việc li dị có khuyenh hướng xảy ra nhiều hơn...

Dĩ nhiên, hôn nhân cũng như tình yêu có nhiều điều phức tạp để gìn giữ và xây dựng. Những chuyên viên tâm lý tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đề nghị các phương cách giúp con người tìm được hạnh phúc. Ăn thua là chúng ta có áp dụng được các lời chỉ dẫn của họ để tìm được câu trả lời cho vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân và mỗi gia đình hay không, bạn nhỉ!


Yến Tuyết
nguon: nguoiviet online
Phượng Các
#2 Posted : Sunday, March 6, 2005 3:15:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Làm Sao giữ Hạnh Phúc Hôn Nhân

Xuân Nhi



Trên những chuyến đi công tác hoặc những chuyến du lịch, XN thường mang laptop ra ngồi gõ để chia sẻ những gì XN cảm thấy hữu ích cho các bạn trẻ.

Chuyến đi gần đây, Xn tính viết cho hết bài "Nghệ Thuật Làm Vợ", nhưng nghĩ rồi lại thôi ... vì đọc lại thấy mình lý tưởng hoá quá ... cho nên đổi sang đề tài này. XN thiết nghĩ nghệ thuật làm vợ hay chồng rồi cũng đưa chúng ta tới chung 1 mục tiêu: Duy trì hạnh phúc hôn nhân .

Nhóm mà XN đã volunteer là một nhóm (AAML) làm việc bất vụ lợi, và là một nhóm tự lập hơn mười năm nay với hơn 1500 thành viên .Qua hơn một thập niên, nhóm chúng tôi đã học hỏi và chứng kiến bao nhiêu cặp vợ chồng bước vào văn phòng chúng tôi tìm lối thoát qua tờ đơn xin ly dị! Có vài cuộc hôn nhân nên chấm dứt vì lý do như physical hoặc sexual abuse . Nhưng những cặp khác thì sao ? Chúng tôi tin rằng nếu những cặp vợ chồng này chịu bỏ thêm một ít thời gian và nghị lực để tìm tòi, học hỏi và sửa chữa những vấn đề trong hôn nhân của họ thì họ sẽ tìm thấy được tia hy vọng để giữ gìn hạnh phúc họ đang có!

Muốn sửa đổi thì phải tìm ra góc ngọn tại sao hôn nhân bị đỗ vỡ. Sau đây là những problems (theo tầm quan trọng nhất -- theo survey của thành viên trong nhóm):


1. Poor communication
2. Tài chánh
3. Không có sự commitment trong cuộc hôn nhân
4. Dramatic change in priorities
5. Ngoại tình
6. Failed expectations or unmet needs
7. Substance abuse
8. Physical, sexual, emotional abuse
9. Vợ và chồng thiếu "conflict resolution skills"



A: Communication

Poor communication thường là catalyst của tất cả vấn đề trong cuộc hôn nhân .

Một khi chúng ta bắt đầu vào cuộc hôn nhân với câu "I do" không có nghĩa là chúng ta trở thành tâm lý gia hoặc thầy bói -- đoán hết những ý nghĩ trong đầu của người phối ngẫu mình nhỉ ? Vì thế, chúng ta nên chia sẻ những đắn đo, ưu phiền, cảm giác, tư tưởng để vợ/chồng có thể một ngày hiểu ý nhau hơn . Một khi chúng ta "lơ" đi sự chia sẻ này chúng ta sẽ cảm thấy như cuộc hôn nhân bắt đầu trở nên lạnh nhạt!

Trong hôn nhân, chúng ta đừng nên "khách sáo" quá. Nên nói thẳng ra những gì mình muốn. Nếu mình cần hoặc muốn gì thì mình nên trình bày cho bạn mình hiểu . Mỹ có câu: "Mean what you say, and say what you mean ." Nếu người bạn đời của mình làm gì để mình phiền lòng hoặc phật ý thì mình nên nói ra những u uất buồn phiền để bạn mình hiểu rõ hơn, và có thể mình gợi ý cho người kia nên làm gì để sửa lại những thái độ đó. Dĩ nhiên trong cách trình bày mình cần thẳng thắng nhưng không kém phần tế nhị! Nên tránh cách ăn nói thiếu suy nghĩ (trong lúc nóng giận), nói theo cách "đổ thừa", và kém sự kính nể mình đã từng dành cho bạn đời mình trong những lúc "cơm lành canh ngọt"!

Nếu bạn mình có sự phản ứng hơi "mạnh" vì có lẻ họ không hiểu mình muốn nói gì. Trước khi mình "phản pháo" lại, mình nên dành thời gian tìm hiểu tại sao có cái reaction như thế, và hỏi rõ bạn mình có hiểu những gì mình đã trình bày. Nếu cần thì mình lập lại sự giải thích đó thêm lần nữa .

Đôi khi vợ chồng cãi nhau không phải là không tốt đâu nhé! Nhưng khi "cãi" nhau, mình nên công bằng và đừng "tưởng tượng" ra lý do tại sao người kia đang cãi với mình. Mình cần phải có bằng chứng cụ thể như những lời nói hoặc hành động của người kia! Đừng kéo vào những chuyện riêng tư khác không có dính líu tới chuyện đang được "bàn cãi". Nếu mình làm thế thì mình đã hướng cái arguments qua đề tài không quan trọng mà quên đi đề tài trước mắt.

Cũng có thể đàn ông và đàn bà có cách "phản ứng" khác nhau sau khi nghe một mẫu chuyện nào đó. Và khi cái outcome khác với cái expectation của người đó thì họ sẽ thấy ngạc nhiên hoặc mặc cảm hoặc tức giận. Đàn bà thích cảm giác của họ được người đàn ông cảm nhận, trong khi người đàn ông chỉ muốn giải quyết vấn đề.

Thí dụ: Sau một ngày làm việc mệt mỏi vì phải đương đầu với những chuyện hóc búa xẩy ra ở hãng, người đàn bà về nhà chỉ muốn "nhõng nhẽo" để được chồng chìu chuộng vuốt ve chớ không muốn người chồng đưa ra lý luận tại sao chuyện đó xẩy ra, và biện pháp giúp vợ để chuyện đó đừng xẩy ra trong tương lai nữa.

hoặc ...

Người chồng hỏi người vợ muốn đi nơi nào ăn tối, thì anh ta chỉ muốn câu trả lời dứt khoát chớ không phải ... "ăn ở đâu cũng được". Rồi sau khi anh ta chọn đại một nơi nào đó thì người vợ lại cằn nhằn là ... "anh cù lần quá ... lấy nhau bao lâu mà không biết ý em gì hết!"

Bạn nên nhớ rằng ... không nên react với người phối ngẫu trong lúc nóng giận. Sự bực tức/nóng giận chỉ làm cho mình mù quán. Khi một người nào đó nổi cơn giận thì họ có thể: tức quá không nói nên lời, khóc, lớn tiếng, dậm chân dậm cẳng rồi dông ra ngoài, quăng những món đồ .. gần tay nhất! Có thể vài người dùng tới sức lực để đánh con đánh vợ! Những hành động này không giúp cho hôn nhân của bạn thêm hạnh phúc mà chỉ gây sự sứt mẻ thêm .

Communication DON'Ts

1. Bạn đừng nói theo cách bạn hiểu ... có nghĩa là nói bóng nói gió đó! Chưa hẳn ai cũng hiểu theo ý bạn muốn họ hiểu .
2. Bạn đừng đi ngủ trước khi giải quyết vấn đề ... chuyện này sẽ làm bạn mất ngủ với những đêm kế tiếp!
3. Bạn đừng nói chuyện với người phối ngẫu của mình như là đứa con nít hoặc thiếu phần tôn trọng.
4. Đừng phê bình người phối ngẫu của mình trước đám đông .
5. Đừng cho sự nóng giận làm bạn mù quán, và thiếu cách tế nhị khi cần nói chuyện với người phối ngẫu .
6. Đừng mang chuyện cũ ra so sánh với chuyện đang được bàn cãi trước mắt.
7. Đừng nghĩ rằng người bạn đời của mình đang "tấn công" mình khi người đó không đồng ý nghĩ với bạn!

Communication DOs

1. Bạn nên chú ý những issues đang được cần giải quyết chớ không phải là chú ý tới ai sẽ là người thắng cuộc trong sự tranh cãi này.
2. Lắng nghe với cách suy nghĩ phóng khoán và tìm hiểu người kia muốn nói điều gì với bạn.
3. Nên giải thích những ý nghĩ và hành động của bạn kỹ lưỡng để khỏi bị hiểu lầm.
4. Tôn trọng ý kiến lẫn nhau -- dù rằng bạn chưa tìm ra được câu giải đáp cho vấn đề đang được bàn luận.
5. Dành thời gian để thông cảm và giải thi'ch những điểm quan trọng đối với mỗi cá nhân!
6. Nên dễ tha thứ, và dễ quên .
7. Nên thành thật. Bạn có thể nói một đường, nhưng body language của bạn nói lên một hướng khác ...

B: Financial

Còn tiếp ...

Xuân Nhi
dactrung.net


dactrung.net
Phượng Các
#3 Posted : Sunday, March 6, 2005 3:16:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sóng Ngầm

Nguyễn Thị Xuyến


Trong cuộc sống vợ chồng, bên cạnh niềm hạnh phúc bao giờ cũng có những sự chịu đựng. Cho dù đôi vợ chồng nào có đẹp đôi đến cách mấy đi nữa, sống sung sướng trong nhung lụa thế nào chăng nữa, thì cũng có những dị biệt, những bất hoà, cùng sự chịu đựng. Mỗi ngày, sự chịu đựng một tăng... Nếu cả hai vợ chồng đều thờ ơ không chịu để ý đến sự nhẫn nhịn, chịu đựng của nhau, để rồi giải toả những chịu đựng đó, chắc chắn sẽ có một ngày, người vợ hoặc chồng chịu đựng hết nổi, và bùng nổ, và ly thân, và tiếp theo là ly dị.

Mời các bạn theo dõi bài viết về "Sóng ngầm" của chị ký giả Nguyễn Thị Xuyến...

*

Trong cuộc sống gia đình không phải lúc nào cơm cũng lành, canh cũng ngọt. Những lúc ấy, một người tính khí nóng nảy, bất kể hậu quả ra sao, sẽ ngay lập tức "xả" ra bằng được những gì uất ức trong lòng. Nhưng có lẽ đáng sợ hơn là những người bề ngoài thì ra vẻ không có gì mà ầm ĩ, nhưng bên trong là cả một biển sóng ngầm chất chứa nỗi oán giận, để khi có cơ hội thì "bùng nổ" và cuốn băng đi tất cả...

Khoảng trung tuần tháng 3 vừa rồi, một người phụ nữ chừng 30 tuổi từ Đồng Nai tìm đến toà soạn báo Phụ nữ, với mong muốn được gặp chị Hạnh Dung, mặc dù không phải là ngày tiếp khách của chị Hạnh Dung, song thông cảm với nhu cầu được giãi bày của người phụ nữ, tôi mời chị vào phòng... Với một nét mặt vừa tức giận, vừa đau khổ chị nói: "Chồng tôi là một người đàn ông rất có trách nhiệm với vợ cọn Có lẽ tôi sẽ không phiền trách được anh ấy điều gì nếu như anh ấy không có cái thói quen đáng ghét ấy... tôi đã chịu đựng gần 7 năm nay và tôi đến đây chỉ muốn xin chị một lời khuyên: Tôi có nên tiếp tục chung sống với một người chồng như thế nữa hay khổng".

Thì ra anh H.V.Q - chồng chị N.T.H - tuy là thợ sửa đồng hồ nhưng có tài xuất khẩu thành... thơ, mặc dù hầu hết những bài thơ của anh đều có họ hàng xa gần với thơ... con cóc! Thế rồi trong gần chục năm chung sống, song song với việc làm thơ tặng vợ vào các dịp 8-3, kỷ niệm ngày sinh hoặc ngày cưới, người chồng đó còn thường xuyên làm thơ tặng những người đàn bà khác, dù chỉ mới lần đầu gặp gỡ! Chưa hết anh Q. còn có thói quen khen ngợi bạn gái của vợ trước mặt vợ, khiến chị H. nhiều phen tức muốn ... nổ ruột!

- Khi anh ấy tặng thơ cho những người khác chị có biết không ?

- Có chớ, anh ấy còn đọc cho tôi nghe trước khi tặng họ mà!

- Thái độ của chị ngay từ lần đầu tiên như thế nào?

- Tôi đành phải dằn lòng, làm bộ tươi cười và khen anh ấy có tài làm thơ chứ còn làm thế nào nữa ? Nhưng sau đó tôi chẳng nói chẳng rằng cả tuần mà đâu anh ấy có hay! Tôi biết chẳng phải anh ấy "mèo mỡ" gì, nhưng làm như vậy thật khó coi và người ta sẽ coi thường anh ấy, coi thường tôi!

Vậy đó, thay vì góp ý với chồng ngay từ lần đầu tiên để chồng rút kinh nghiệm thì ngoài mặt, chị H. lại cố tỏ ra đồng tình mặc dù trong lòng ngấm ngầm đau khổ, uất ức và người mỗi ngày một gầy yếu do mất ăn mất ngủ! Trong khi đó, anh Q. vì vô tình nên cứ tiếp tục "thừa thắng xông tới", ra sức phát huy năng lực... thơ ca của mình một cách vô tư!

Tương tự như vậy, anh T.V.S - giáo viên cấp II, ngụ ở đường Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận - thì ngày đêm khổ sở tự dằn vặt mình và dằn vặt vợ bởi những chuyện không đâu... Nỗi khổ của anh S. chính là vì anh quá ghẹn Ở trường chị L.H.X vợ anh nói cười hoặc trao đổi chuyên môn cùng với đồng nghiệp nam nào thì y như rằng cũng bị anh theo dõi, về đến nhà mặt nặng mày nhẹ hàng ngày trời.

Thế nhưng nếu chị gạ hỏi thì không bao giờ anh chịu nói thật lòng mình. Thậm chí, trước mặt người khác anh còn cố làm ra vẻ là một người chồng ga lăng, không hề biết ghen tuông là gì. Cũng chính vì anh S. âm thầm chịu trận như vậy nên chị X. không hay biết gì hết, và vẫn hồn nhiên giao du với đồng nghiệp một cách thoải mái! Chỉ đến khi anh S. không kiềm chế, tặng cho vợ hai cái tát tai ở ngay trước cửa nhà vào lúc 11 giờ khuya, chị X. vừa mới đi tập văn nghệ về thì chị mới "vỡ lẽ" phần nào...

Cách đây không lâu, tình cờ tôi có mặt trong một buổi hoà giải hôn nhân gia đình tại toà án gia đình ở Gò Vấp. Người chồng anh H.V.P - nguyên đơn, sau khi đưa một lô một lốc những dẫn chứng ra trong suốt hơn mười năm chung sống với chị V.T.K., đã kết luận: "Sỡ dĩ gia đình tôi lúc nào cũng sống trong cảnh thiếu trước hụt sau, cũng chỉ vì cô ấy đã không biết cách chi tiêu thì chớ, lại còn thích se sua, mua sắm quần áo cho bản thân một cách vô tội vạ!"

Tuy nhiên, khi thẩm phán hỏi: "Tại sao ngay những ngày đầu chung sống anh không góp ý cho cô ấy sửa chữa khuyết điểm?", thì anh P. giải thích rằng anh không muốn cho chị hiểu lầm, cho là anh "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành". Anh cũng không muốn gia đình phải xào xáo và ảnh hưởng đến việc học tập của các con, nên anh đành âm thầm chịu đựng. Cũng chính vì tâm trạng bực bội nên đi làm thì thôi, về đến nhà thì anh P. thường xuyên gắt bẳn với vợ cọn Nhiều khi chỉ vì một khuyết điểm nhỏ của con, một câu nói vô tình của vợ, cũng đủ làm anh đùng đùng nổ giận, ném hẳn mâm cơm ra ngoài sân...

Cảm thấy chồng có điều gì không hài lòng, chị K. đã không ít lần gặng hỏi , nhưng anh không một lần chịu hé môi nói với vợ về nỗi bực bội mà chị gây cho anh từ bao năm nạy Bởi vậy, đầu năm 1998, sau một lần duy nhất quở trách vợ về thói quen tiêu xài hoang phí, anh P. kiên quyết cùng vợ ra toà, khiến chị K. chỉ còn biết ... kêu trời!

Giữa năm 1997, ngay những người đàn bà có tài thuê dệt nhất ở khu phố 3, P.7 Q. Tân Bình cũng không thể nghĩ ra một câu chuyện nào "giật gân" hơn câu chuyện sau đây: Chị H.T., 39 tuổi, thợ may tại gia trong suốt gần 20 năm nổi tiếng là người vợ dịu dàng, hết mực chiều chồng thương con, thế mà một hôm bỗng dưng vì một lý do cỏn con dẫn đến việc tranh cãi giữa hai vợ chồng, chị nhất định đòi ra toà ly dị cho bằng được! Ngay cả anh H. chồng chị cũng phải... bật ngửa khi được ban hoà giải phường mời lên làm việc.

Và khi đó anh H. mới biết rằng đối với chị T. trong suốt 18 năm qua, anh là một người chồng gia trưởng, độc đoán và ích kỷ bởi thói quen áp đặt, bởi không muốn vợ tự làm cái gì mà chưa được phép của chồng. Anh không biết nói gì hơn ngoài lời phân trần: "Tính tôi hồi nào như vậy, có nghe bà ấy than thở hay góp ý gì đâu!".

Và còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp chỉ không chịu nói thật, nói thẳng những bất mãn của mình với người bạn đời, mà những va chạm nhỏ nhặt tất yếu trong cuộc sống vợ chồng đã theo năm tháng trở thành những xung đột lớn, dẫn đến nguy cơ tan vỡ gia đình. Theo các nhà tâm lý học, những va chạm ấy là đương nhiên và tất yếu giữa hai con người trước khi là vợ chồng của nhau, họ đã được nuôi dạy trong hai gia đình có những lối sống khác nhạu

Cho nên vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta phải lựa chọn cách giải quyết nào là tối ưu để lòng mình cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng mà vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. So với cách giải quyết thẳng thừng, nóng nảy của những người "nói toạc móng heo", thì hình thức "nuốt giận" trong chừng mực nào đó quả là có ưu điểm, vì không gây cảnh xào xáo trong gia đình. Thế nhưng trong thực tế cho thấy số người "nuốt giận làm lành" không nhiều, ngược lại nhiều người ngoài mặt thì nhịn, nuốt giận nhưng thực ra thì... để bụng. Cái giận đó tích tụ, lớn dần theo năm tháng đến khi chín muồi rồi bùng nổ. Sự bùng nổ tất yếu ấy nếu không dẫn đến sự tan vỡ hạnh phúc gia đình thì cũng tạo thành hố sâu mãi ngăn cách người vợ và người chồng.

Điều đáng nói là những người này không hề ý thức được rằng mình đang nuôi giận. Trái lại, họ cứ tưởng họ đang làm điều gì đó tốt lành khi nín nhịn. Trong khi đó, do không biết người kia đang âm thầm "nuôi giận" nên người này vẫn vô tư lặp lại những sai lầm ban đầu. Bởi vậy, càng gây thêm những tổn thương nặng nề hơn với người bạn đời của mình.

Viết đến đây, tôi bỗng nhớ "bí quyết" sống hạnh phúc của dì Nguyễn Thị Kim ở P.10 Q. Gò Vấp... Ngày mới cưới dì Kim cũng thường hành hạ mình và hành hạ chồng bởi những chuyện không đâu mà còn làm cho không khí gia đình nặng nề suốt một tuần lễ. Chồng gặng hỏi thế nào dì cũng nhất định làm ra vẻ không có chuyện gì. Nhưng thật ra trong lòng thì âm ỉ một khối hờn giận nung nấu chỉ chực chờ ngày bùng nổ...

Một chiều, cũng trong không khí ngột ngạt, đầy giận hờn như vậy, người chồng nói với dì: "Em cũng biết đấy, anh mồ côi mẹ từ nhỏ, nhà chỉ có hai cha con lại không hề biết tâm lý phụ nữ. Nếu anh có vô tình làm điều gì để em phải buồn, thì nên nói cho anh biết để anh còn rút kinh nghiệm, chứ em cứ lặng yên rồi giận rỗi thế này thì anh làm sao hiểu nổi và vì thế mà chúng mình không được hạnh phúc bên nhau! Em thấy đấy nếu mình đã thật sự yêu thương nhau thì có gì mà không làm được cho nhau!"

Lời dượng nói chân thành quá, khiến dì gật đầu đồng ý, kể từ đó hễ dượng có làm điều gì vô tình để dì phải buồn rầu, đau khổ thì dù có phải vừa khóc vừa nói, dì cũng tìm mọi cách nói cho dượng biết. Nhờ vậy mà quan hệ vợ chồng của họ ngày càng tốt đẹp hợn

Vậy đó, trong cuộc sống gia đình đôi khi chỉ cần một "bí quyết" nhỏ mà có thể thay đổi được một tình thế lớn. Vì thế khi vợ chồng có những điều gì làm cho nhau không vui, nếu cảm thấy mình "cho qua" mà lòng không uất ức, nặng nề thì phương châm "im lặng là vàng" quả thật vô cùng quý giá. Nếu không được như vậy thì cách tốt nhất là lựa lúc thuận tiện, nên ôn hoà nói cho nhau nghe những bất đồng của mình đối với hành vi của người chồng (hoặc vợ) vô tình hay cố ý gây rạ Sự trao đổi ấy có thể sẽ làm nảy sinh những cuộc trao đổi thậm chí những tranh cãi mới, nhưng là để đi đến sự hoà hợp, khác với sự gây gổ dẫn đến kết quả dạn nứt.

Nếu giữa vợ chồng có một tình yêu thực sự, thì chính sự bình an trong tâm hồn của người này sẽ làm nguồn vui đối với người kịa Và như vậy cần gì "nuốt giận" nếu ta biết rằng, cục giận đó không thể nào trôi ?

Nguyễn Thị Xuyến...



Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.