Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
GÓC Thể Thao
viethoaiphuong
#21 Posted : Sunday, July 24, 2011 12:23:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Chủ nhật, 17 tháng 7 2011

Nhật thắng giải Wold Cup bóng đá nữ


Hình: AP/Ronald Wittek
Các cầu thủ Nhật Bản vui mừng sau khi giành chiến thắng World Cup 2011, 17/7/2011

Đội bóng đá nữ của Nhật đã thắng giải vô địch thế giới năm 2011, đánh bại đội banh của Hoa Kỳ nhờ một quả phạt sau khi ngang ngửa với tỉ số 2-2.

Thắng lợi hôm Chủ nhật đã khiến Nhật trở thành quốc gia Á châu đầu tiên thắng giải World Cup, và đã tước đoạt mất cơ may thắng giải lần thứ ba của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã thắng giải này năm 1991 và 1999.

Đội banh của Hoa Kỳ từng được xếp hàng đầu trong các trận tranh tài năm nay của FIFA. Vì thế, đội banh này đã chiếm ưu thế trong cơ may thắng trận chung kết diễn ra tại Frankfurt, nước Đức.

Chủ nhật tuần qua, Hoa Kỳ đã thắng Brazil để vào bán kết, và rồi thắng Pháp hôm thứ Tư để lọt vào chung kết.

Nhật lọt vào chung kết nhờ đánh bại Thụy Điển hôm thứ Tư. Trước đó Nhật đã thắng đội chủ nhà của Đức trong trận tứ kết.
viethoaiphuong
#22 Posted : Sunday, July 24, 2011 12:29:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Hai, 18 tháng 7 2011

Nhật Bản vui mừng trước chiến thắng bất ngờ của đội tuyển bóng đá nữ

Nhật Bản vẫn còn chật vật đối phó với một trong những thảm họa tồi tệ nhất xảy ra trong thời bình, nhưng sớm hôm nay, người dân đã bày tỏ niềm hân hoan cũng như dành lời ca ngợi cho đội tuyển bóng đá nữ trước đây đã không được mấy ai chú ý. Đội Nhật đã đánh bại đội tuyển Hoa Kỳ trong loạt đá phạt luân lưu để đoạt giải vô địch Bóng đá Nữ Thế giới ở Đức. Thông tín viên đài VOA Steve Herman tường thuật từ văn phòng Đông Bắc Á của đài VOA ở Seoul.
Steve Herman | Seoul



Hình: dapd
Nhật Bản trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên thắng giải World Cup

Những tiếng hò reo vui mừng bất chợt phá tan bầu không khí tĩnh lặng lúc sáng sớm tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày hôm nay.

Tại ngã tư Shibuya nổi tiếng, những người hâm mộ đội tuyển bóng đá nữ của nước này liên tục hô vang ‘Nhật Bản’, vài phút sau khi đội tuyển ghi được chiến thắng bất ngờ trước Hoa Kỳ trong trận chung kết Giải World Cup Bóng đá Nữ ở Đức.

Đây là một tin tốt lành hiếm hoi đối với Nhật Bản, vẫn còn đang cố gắng chịu đựng hậu quả của trận động đất mạnh 9 độ richter kéo theo sóng thần hôm 11/3, làm hơn 20.000 người thiệt mạng hoặc mất tích.

Fan bóng đá Kazuhiro Teramoto gọi đó là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với đất nước đầy đau khổ.

Teramoto nói đội bóng đã chứng tỏ tinh thần ngoan cường của Nhật Bản, và chiến thắng của đội bóng sẽ mang lại sinh khí cho đất nước đầy rẫy khó khăn.

Những người hâm mộ trung thành đổ tới các quán bar ở Tokyo, vẫn mở cửa để chiếu trận đấu lúc rạng sáng. Đội tuyển và giải đấu ít đã không được công chúng chú ý mấy cho tới khi các nữ cầu thủ của Nhật Bản vượt qua vòng đấu loại.

Cổ động viên Keiko Muranao nói cô thức suốt đêm để xem trận đấu. Cô cũng nhận xét rằng chiến thắng đã mang tới niềm vui cho đất nước vốn trong trạng thái đau buồn trong suốt hơn bốn tháng qua.

Cô Keiko nói: “Chúng tôi có thể chứng tỏ rằng chúng tôi mạnh về thể chất cũng như tinh thần và chúng tôi sẽ tái thiết đất nước ngay khi có thể được.”

Nhật Bản đã vượt trội Hoa Kỳ với tỷ số 3-1 trong loạt đá phạt luân lưu sau khi hai lần bị dẫn trước và san bằng tỷ số 2-2. Nhật Bản là đội bóng châu Á đầu tiên giành chức vô địch Giải World Cup bóng đá Nữ Thế giới.

Các fan hâm mộ thường gọi đội bóng là ‘Nadeshiko’, một loài hoa màu hồng tượng trưng cho sự tinh khiết và nữ tính ở Nhật Bản. Các nữ cầu thủ Nhật Bản đã ra sân với sự thất thế rõ ràng về thể hình trước các cầu thủ Hoa Kỳ to cao hơn.

Trong 25 lần chạm trán trước đây, đội tuyển Nhật Bản đã thất bại ở tất cả các trận đấu.

Trao đổi với các phóng viên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa nói rằng chiến thắng vừa kể động viên những người đang giúp khu vực đông bắc nước này hồi phục sau thảm họa.

Ông Toshimi cũng nói ông hy vọng tổ chức chính trị Nhật Bản sẽ noi gương thành công đó, trong lúc đang chật vật đối phó với các vụ tan chảy hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima.

Một điểm trái khoáy là một trong các hậu vệ của đội tuyển Nhật Bản, cô Aya Sameshima lại từng làm việc tại nhà máy điện hạt nhân bị hư hỏng Fukushima-1.
viethoaiphuong
#23 Posted : Sunday, July 24, 2011 3:49:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tay đua người Úc lần đầu giành chiến thắng tại cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp



Tay đua người Úc ,Cadel Evans và chiến thắng lịch sử Tour de France
Reuters

Anh Vũ - rfi - CHỦ NHẬT 24 THÁNG BẨY 2011
Chiều nay 24/7/2011, đoàn đua xe đạp Tour de France 2011 đã về đích truyền thống trên đại lộ Champs Elysées Paris, kết thúc đường đua dài 3430,5 km với 21 chặng đua qua các địa hình đồng bằng, đồi núi khắp nước Pháp. Cadel Evans đoạt thành tích.

Sau cuộc đua cá nhân tính giờ chặng thứ 20 dài 42,5 km hôm qua (23/7) tại Grenoble, tay đua người Úc Cadel Evans đã giành được chiếc áo vàng từ tay đua của Bỉ, Andy Schlek sau khi về đích thứ nhì sau Tony Martin của Đức 7 giây.

Thành tích này cũng đồng nghĩa Evanslà người chiến thắng chung cuộc của cuộc đua Tour de France 2011. Ở chặng về đích dài 95 km, theo truyền thống thì các tay đua không tranh giành thứ hạng với người được coi đã thắng cuộc của tòan cuộc đua. Tại vòng đua Tour de France 2007 và 2008, Cadel Evans đã hai lần về nhì, khỏang cách đến với chiến thắng của anh trong những lần đó chỉ là vài giây.

Những nỗ lực bền bỉ của Cadel Evans, tay đua 34 tuổi của đội BMC ngay từ những chặng đầu tiên của cuộc đua đã được đền đáp. Anh trở thành người Úc đầu tiên thắng Tour de France cuộc đua từ lâu nay vẫn được vận động viên của Mỹ và châu Âu thay nhau chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu. Trưởng ban tổ chức Tour de France 2011 đánh giá chiến thắng của tay đua Úc mang tính biểu tượng cao vì từ trước tới nay, Úc mới chỉ được làng đua xe đạp biết tới trong môn đua xe đạp địa hình.

Ngày hôm nay báo chí ở Úc đã không ngớt lời ca ngợi thắng lợi lịch sử của Cadel Evans. Bộ trưởng Thể thao Úc, Mark Arbib ngay hôm nay đã ra thông cáo ca ngợi những cố gắng của Evans đáng để tòan thể đồng bào ngưỡng mộ. Thông cáo viết, người Úc sẽ vô cùng tự hào khi được nghe bản quốc ca của mình cất lên tại Paris để tôn vinh Cadel Evans.

Còn về phần Andy Schelk, tay đua Bỉ được đánh giá có nhiều triển vọng giành thắng lợi, nhưng cuối cùng lại một lần nữa phải về thứ nhì chung cuộc cùng với người em là Franc Schlek.

Alberto Contador, tay đua nổi tiếng của Tây Ban Nha năm nay chỉ về được thứ 5, một kết quả thất vọng cho người hâm mộ và cá nhân anh đang quyết tâm làm sạch nghi án sử dụng thuốc kích lực trong vòng đua Tour de France năm trước.

Tour de France lần thứ 98 năm nay được đánh giá là một đường đua khó khăn nhất trong những năm qua. Nhiều sự cố tai nạn cũng đã xảy ra trên đường đua nhưng nhìn chung các nhà tổ chức đánh giá vòng đua năm nay thành công.
viethoaiphuong
#24 Posted : Saturday, October 12, 2019 7:26:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Marathon: Eliud Kipchoge, người Kénya đã phá kỷ lục về đích 2 giờ

AFP•12 octobre 20191


vận động viên người Kényan, Eliud Kipchoge về tới đích marathon Vienna, trở thành người đầu tiên chạm vạch 2 h marathon, ngày 12 tháng 10, 2019

đây là một cuộc marathon không chính thức, đã được thực nghiệm ở Vienna, sáng 12 tháng 10, 2019.

được sự giúp sức của đội quân 41 "thỏ rừng" tất cả đều mặc đố đen ở đoạn 500 m về tới đích, quán quân olympic người Kénya, soọc đen và áo mai ô trắng đã kết thúc cuộc chạy đúng 1h59'40", tức là gần đúng 2 phút ít hơn so với kỷ lục của thế giới của chính anh ta (2h01'39") ở cuộc chạy marathon Berlin năm ngoái.

tại thủ đô Áo, tay chạy 34 tuổi bắt đầu cuộc chạy lúc 08h15 giờ địa phương (06h15 GMT), với đường chạy bằng phẳng dài 9,9 km và chạy 4 vòng, tương ứng 42,195 km, và lần này anh ta đã được ghi tên vào lịch sử điền kinh.



viethoaiphuong
#25 Posted : Monday, October 14, 2019 5:43:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

World Cup 2022 : Hai miền Triều Tiên đối đầu trong lúc bế tắc ngoại giao

Minh Anh - RFI - ngày 14-10-2019


Ảnh tư liệu: Đội tuyển Hàn Quốc (áo trắng) gặp đội Bắc Triều Tiên trong giải bóng đá thế giới 2008, tại sân vận động Seoul Cup Stadium, ngày 22/06/2008
(Ảnh: Julie Facine — Flickr, CC BY-SA 2.0)
commons.wikimedia.org

Thứ Ba 15/10/2019, hai đội bóng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc gặp nhau trong khuôn khổ vòng đấu loại World Cup 2022 tại Bình Nhưỡng. Trận đấu diễn ra trong bối cảnh Seoul và Bình Nhưỡng đối thoại hai miền rơi vào bế tắc.

Một trận đấu bảng lịch sử. Bởi vì, đây là lần đầu tiên vòng đấu được diễn ra ở Bình Nhưỡng. Thế nhưng, các bế tắc về ngoại giao đang có những tác động lên việc tổ chức trận cầu. Không như những gì diễn ra trong Thế Vận Hội 2018, lần này, chế độ Bắc Triều Tiên từ chối bàn thảo trực tiếp với Hàn Quốc về cách thức trận lượt về bảng H.

Trận cầu có sẽ được truyền hình trực tiếp hay không ? Đội tuyển Hàn Quốc có thể đến thi đấu được hay không ? Hiện không ai biết rõ câu trả lời. Thứ Sáu, 11/10/2019, phát ngôn viên bộ Thống Nhất Hàn Quốc, cơ quan phụ trách quan hệ với Bắc Triều Tiên thất vọng cho biết là « đã thử thăm dò phía Bắc về những câu hỏi trên qua nhiều kênh khác nhau nhưng chưa được phản hồi ».

Về phía FIFA, cơ quan quốc tế này chỉ đơn giản cho biết « vẫn giữ liên lạc thường xuyên » với hai liên đoàn. Phát ngôn viên của FIFA hy vọng « bóng đá là khả năng duy nhất cho phép hợp nhất mọi người trong tinh thần lễ hội và fair play và chúng tôi thành thật hy vọng là trận cầu sẽ diễn ra ngày 15/10 tại Bình Nhưỡng ».

Theo AFP, nếu trận cầu diễn ra như đúng dự kiến, quốc ca của Hàn Quốc sẽ được cất lên và quốc kỳ của Hàn Quốc cũng sẽ được kéo, đây có sẽ là hai điều hiếm thấy tại Bình Nhưỡng.


viethoaiphuong
#26 Posted : Tuesday, October 15, 2019 6:24:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vòng loại World cup 2022 : Một cuộc đối đầu lịch sử giữa 2 miền Liên Triều dưới mắt của ... không ai cả.

Chưa từng có một trận túc cầu nam thi đấu giữa 2 miền Liên Triều được diễn ra ở miền Bắc. Thứ Ba, trận đấu loại vòng vô địch Thế Giới 2022 được cho phép.
M.D avec AFP : 15/10/19 à 14h38

[IMG]https://i962.photobucket.com/albums/ae101/hoangngocmai/poste%20Net%204/chuyenLa_15Oct_tribunes-match-historique-entre-deux-corees-vides-spectateurs.jpeg[/IMG]
Trên khán đài của trận đấu lịch sử này giữa 2 miền Liên Triều vắng bóng các cổ động viên / Korea Football Association

Lịch sử, nhưng không ghi bàn cũng không có khán giả. 2 miền Liên Triều hoà (0-0) trong cuộc đọ sức hôm thứ Ba chưa từng thấy ở Bình Nhưỡng, trong khung cảnh hết sức lạ lùng.
Tại sân vận động Kim Dung Il không hề có cổ động viên cũng không có phóng viên ngoại quốc và cũng không có truyền hình trực tiếp.

viethoaiphuong
#27 Posted : Wednesday, October 16, 2019 4:48:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hàn – Triều đọ sức ở Bình Nhưỡng: Trận cầu ‘‘lịch sử’’ không khán giả

Trọng Thành - RFI - ngày 16-10-2019


Đội tuyển bóng đá Hàn Quốc (áo trắng) gặp đội Bắc Triều Tiên tại sân vận động Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, ngày 15/10/2019
Yonhap via REUTERS

Quan hệ giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên tan băng đủ mức cho phép hai đội tuyển bóng đá quốc gia gặp nhau lần đầu tiên tại Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, trận đấu lịch sử này đã không hề có cổ động viên nào và cũng không được truyền hình trực tiếp.

Theo AFP, trong trận cầu ‘‘ba không’’ hôm qua, tại sân vận động Kim Nhật Thành (không tỉ số, không khán giả, không phóng viên), các thông tin hiếm hoi lọt ra ngoài chủ yếu đến từ các trang mạng của FIFA và Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Hai tổ chức nói trên chỉ được phép phổ biến một vài thông tin đơn giản về diễn biến trận đấu. Hình ảnh được công bố trên trang mạng của Liên Đoàn Bóng Đá Hàn Quốc (KFA) cho thấy quốc kỳ Hàn Quốc tung bay trên sân vận động rực rỡ ánh đèn, nhưng khán đài trống trơn.

Không khí rất căng thẳng trước trận cầu. Trước khi lên đường bay đến Bình Nhưỡng, qua ngả Bắc Kinh, đội tuyển Hàn Quốc phải bỏ lại toàn bộ điện thoại di động tại sứ quán Hàn Quốc ở Trung Quốc. Trong cuộc họp báo trước trận đấu của huấn luyện viên Hàn Quốc Paulo Bento, người Bồ Đào Nha, chỉ có 5 phóng viên Bắc Triều Tiên được tham dự. Đoàn Hàn Quốc chỉ có thể liên lạc với bên ngoài thông qua thư điện tử, mà thư chỉ có thể gửi từ khách sạn.

Trận đấu đầu tiên của Bắc Triều Tiên tại sân nhà, trong vòng loại Vô địch Bóng đá Thế giới, diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn khác hẳn với không khí đầu năm ngoái 2018, khi tổng thống Hàn Quốc nhân Thế Vận Hội Pyeongchang thúc đẩy quan hệ Liên Triều, và nguyên thủ hai bên ba lần gặp gỡ. Giờ đây đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên rơi vào ngõ cụt, Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa.

Các cổ động viên Hàn Quốc hết sức thất vọng và giận dữ. Nhiều bình luận trên mạng xã hội Hàn Quốc lên án cách xử sự của chính quyền Bình Nhưỡng. Theo một người hâm mộ, nếu Bình Nhưỡng ngăn cản truyền hình trực tiếp, thì FIFA phải khai trừ đội tuyển Bắc Triều Tiên.

Lần đầu tiên hai đội tuyển bóng đá nam của hai miền Nam Bắc Triều Tiên gặp nhau giao hữu là vào năm 1990. Vào lần đó, hai đội đứng dưới một lá cờ biểu tượng chung cho cả hai miền. Trận tranh giải đầu tiên giữa hai miền tại Bình Nhưỡng là vào năm 2017 (giải bóng đá nữ).
viethoaiphuong
#28 Posted : Sunday, February 23, 2020 7:04:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Dù Olympic có bị Covid-19 đe dọa, thị trưởng Tokyo nói London hãy lui ra

VOA - 21/02/2020
Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike hôm thứ Sáu 21/2 mạnh mẽ bác bỏ phát biểu của ứng cử viên thị trưởng London Shaun Bailey với tuyên bố rằng London có thể thay Tokyo đăng cai Olympic vào mùa hè sắp tới do dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng đến Nhật Bản.

Ông Bailey đăng lên Twitter: “London có thể đăng cai Olympic 2020. Chúng tôi có sẵn cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm. Và do dịch bệnh virus corona bùng phát, thế giới có thể cần chúng tôi đứng ra giúp.

“[Khi] Là thị trưởng, tôi sẽ đảm bảo rằng London sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức Thế vận hội. London từng đăng cai Thế vận hội vào các năm 2012, 1948 và 1908.”

Người phát ngôn của thị trưởng London Sadiq Khan đương nhiệm nói với báo CityAM: “Mọi người đang nỗ lực hướng tới một thế vận hội tuyệt vời ở Tokyo. Trong trường hợp cần thiết khó có khả năng xảy ra, London, như đã từng làm trong lịch sử, sẽ cố gắng hết sức để đứng ra giúp.”

Nhưng trong một bình luận không nể nang hiếm khi thấy của thị trưởng Koike, bà đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của ông Bailey, nói rằng đó là một phát biểu “không thích hợp để biến thành một chủ đề trong vận động tranh cử thị trưởng London.

“Một lý do tại sao vấn đề này đã thu hút sự chú ý của thế giới là do chiếc du thuyền,” bà Koike ám chỉ chiếc Diamond Princess, tàu du lịch trước đó bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản mà cho tới nay đã có hơn 600 du khách bị nhiễm virus corona.

“Nhưng tàu du lịch đó mang quốc tịch Anh,” bà Koike nói. “Tôi muốn các khía cạnh như thế cần được hiểu rõ.”

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cũng nói rằng không cần có kế hoạch dự phòng để hoãn, hủy bỏ hoặc di chuyển Olympic Tokyo đi nơi khác, bất chấp những ca lây nhiễm virus corona có tăng lên hàng ngày ở Nhật Bản.

“Tôi có thể xác nhận Tokyo 2020 vẫn đi đúng hướng,” quan chức hàng đầu của IOC John Coates tuyên bố hồi tuần trước tại Tokyo. Còn Giám đốc điều hành của Olympic Tokyo 2020, ông Yoshiro Mori mạnh mẽ chỉ trích “những tin đồn vô trách nhiệm” về Thế vận hội Tokyo.

(Theo AFP, CNA)





Tokyo hoãn huấn luyện tình nguyện viên Thế vận hội vì sợ virus

VOA - 22/02/2020
Ban tổ chức Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020 đã hoãn huấn luyện các tình nguyện viên vì virus corona lây lan tại Nhật Bản.

Việc huấn luyện đã được lên lịch bắt đầu vào ngày thứ Bảy nhưng sẽ được dời lại, ban tổ chức cho biết trong một thông cáo phát đi vào cuối ngày thứ Sáu.

Việc hoãn huấn luyện sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động chuẩn bị khác, và ban tổ chức không xem xét hủy bỏ thế vận hội, thông cáo cho biết.

Nhật Bản đang đối mặt với ngày càng nhiều câu hỏi về việc liệu nước này có đang làm đủ để ngăn chặn virus corona hay không. Virus này xuất hiện ở miền trung Trung Quốc vào cuối năm ngoái và đã lan sang 24 quốc gia khác.

Một số nhà đầu tư đang bắt đầu lo lắng dịch bệnh có thể phá hỏng Thế vận hội, dự kiến khai mạc tại Tokyo vào ngày 24 tháng 7.

Hơn 400 hành khách người Nhật và người nước ngoài sắp sửa rời khỏi du thuyền Diamond Princess bị nhiễm virus gần Tokyo sau nhiều tuần cách li trên tàu.

Hơn 600 người trên du thuyền đã bị nhiễm bệnh. Họ được cách li ngoài khơi thành phố Yokohama kể từ khi tàu đến vào ngày 3 tháng 2 chở theo 3.700 người.

Hai trong số họ - đều là người Nhật ở độ tuổi 80 - đã qua đời hôm thứ Năm và khoảng 100 hành khách sẽ được chuyển lên bờ trong những ngày tới để tiếp tục cách li.

Trên khắp Nhật Bản, hơn 80 người xét nghiệm dương tính với virus này, vốn đã giết chết hơn 2.000 người ở Trung Quốc đại lục.

viethoaiphuong
#29 Posted : Monday, February 24, 2020 1:12:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


EURO -2020 ở 12 nước, tai họa môi trường ?

Anh Vũ - RFI - 23/02/2020
Ngày 12/06/2020 EURO 2020 chính thức khai cuộc với khuôn khổ hoành tráng chưa từng có trong lịch sử. Trong một tháng tháng, 51 trận đấu diễn ra tại 12 quốc gia trải rộng khắp trên lục địa châu Âu với khoảng cách di chuyển cách nhau nhiều nghìn km. Người hâm mộ bóng đá háo hức chờ đợi, trong khi các chuyên gia về khí hậu thì cảnh báo giải đấu là một tai họa về môi sinh.

Sáng kiến mở rộng quy mô giải bóng đá đỉnh cao châu Âu của Michel Platini, cựu chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA, ban đầu được đón nhận như là một cuộc cách mạng đem lại cơ hội đón ngày hội bóng đá cho mọi quốc gia. Nhưng giờ đây mô hình giải đấu lớn đang bị các nhà bảo vệ môi trường chỉ trích gây phát thải lớn khí gây hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu bị hâm nóng.

Trước tiên là yếu tố khoảng cách giữa các nơi tổ chức trận đấu. Lấy một thí dụ : cổ động viên Ba Lan muốn xem đội tuyển nhà thi đấu vào tháng 6/2020, chỉ riêng giai đoạn vòng bảng, sẽ phải đi lại 6000 km trong 10 ngày từ Ba Lan đến Bilbao ở Tây Ban Nha rồi qua Dublin của Ailen. Nếu như đội tuyển Ba Lan được vào vòng 1/8, cổ động viên Ba Lan này sẽ phải bay tới Budapest và chẳng may đội tuyển họ vào được tứ kết và muốn tiếp tục đi theo cổ vũ đội tuyển thì họ sẽ phải di chuyển đến thành phố Baku của Azerbaidjan, ở cách 4000 km với Luân Đôn địa điểm tổ chức các trận bán và chung kết.

So sánh với giải theo thể thức cũ 4 năm trước, EURO 2016 tổ chức tại Pháp, các cổ động viên chỉ cần một chiếc vé khứ hồi tới Pháp cộng thêm với vài hành trình bằng xe lửa di chuyển đến 10 thành phố tổ chức là đủ.

Trên đây chỉ là cách tính toán trên lý thuyết.Nhưng rõ ràng mở rộng các địa điểm thi đấu ra 12 quốc gia tất yếu dẫn đến việc di chuyển tăng lên gấp bội so với ở một nước. Đó cũng là cơ sở để các nhà bảo vệ môi trường, đặc biệt là những nghị sĩ các đảng Xanh tại Nghị Viện Châu Âu, lên tiếng lo ngại về tác động của EURO mở rộng đến môi trường khí hậu, một vấn đề cấp bách đang đặt ra cho toàn thế giới.

Định chế quản lý bóng đá Châu Âu cho biết trong vấn đề tổ chức giải đấu đã tính đến các yếu tố gây ô nhiễm chính là hạ tầng cơ sở và giao thông. Vì thế mà nhiều đội tuyển quốc gia bóng đá mạnh như Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Ý, có khả năng đi xa trong giải sẽ chủ yếu thi đấu trên sân nhà ở vòng bảng nhằm hạn chế sự di chuyển của các cổ động viên cuồng nhiệt sẵn sàng di chuyển hàng nghìn km theo cổ vũ đội nhà. Ngoài ra, « rất ít các cơ sở hạ tầng cho thi đấu được xây thêm » chỉ có 1 trong 12 sân vận động, đó là sân tại Budapest, được xây mới.

Nhưng những lập luận như vậy có thuyết phục được các nhà chuyên môn ? Theo ông Andrew Walfle, nhà nghiên cứu thuộc Tyndall Centre for Climate Change Research, Đại học Manchester, xây dựng thực ra là tác nhân ô nhiễm còn hơn cả giao thông, trong các cuộc thi đấu thể thao lớn. Như vậy, EURO 2020 đã giảm phát thải ô nhiễm rất nhiều so với giải đấu khác, như giải Cúp Thế giới 2022 tại Qatar, nơi toàn bộ hệ thống sân vận động được xây mới hiện đại để phục vụ sự kiện.

Còn về vấn đề phát thải do việc di chuyển của khán giả, các nhà chuyên môn cho rằng đây là yếu tố khó có thể tính toán nhất. Các ước tính đánh giá chủ yếu dựa trên các giả thuyết, ít nhiều không sát thực tế.

Theo các tính toán cơ học sẽ có khoảng 425 nghìn tấn CO2 bị phát thải từ các chuyến di chuyển của cổ động viên, đội bóng trong thời gian diễn ra EURO 2020. Trong khi đó, theo các báo cáo sau sự kiện của các nước tổ chức trước đây, kỳ EURO 2016 tổ chức trong một nước đã làm phát thải lên tới 517 nghìn tấn CO2 và gần 1,5 triệu tấn cho Cúp bóng đá Thế giới 2018, diễn ra tại 11 thành phố của nước Nga. Tất nhiên Cúp thế giới có 32 đội tuyển quốc gia tham dự đến từ khắp các châu lục, trong khi EURO chỉ có 24 quốc gia.

Chuyên gia môi trường khí hậu Nguyễn Đức Hiệp tại bang New South Wales- Úc, cho rằng mức độ tác động đến môi trường khí hậu của việc di chuyển chưa hẳn đã đã quá lớn. Nhất là giờ đây thế giới đã có cơ chế bồi thường cho phát thải CO2 do di chuyển.

Trồng 50 nghìn cây xanh ở mỗi nước tổ chức

UEFA, nhà tổ chức giải đấu, khẳng định đã ý thức được vấn đề « cấp bách » và hứa EURO 2020 sẽ là « giải đấu tôn trọng môi trường » nhất trong lịch sử. Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu cam kết « bồi thường » 425 nghìn tấn các bon do giải đấu phát thải thông qua các khoản đầu tư vào các dự án nhằm giảm phát thải gây ô nhiễm, đồng thời UEFA đã thông báo chương trình trồng 50 nghìn cây xanh ở mỗi nước đón giải đấu, việc làm được cho là mang tính tượng trưng nhiều hơn. Chuyên gia môi trường Andrew Walfle được trích dẫn ở trên cho rằng, « trồng cây rồi bỏ đi, không giải quyết được vấn đề. Việc làm này sẽ không thay đổi được khối lượng phát thải sinh ra trong giải đấu ».

Để giảm tác động lên môi trường sinh thái, UEFA dự tính sẽ cung cấp cho các khán giả có vé vào sân một loại vé miễn phí đi lại trên các phương tiện công cộng ở các thành phố diễn ra giải đấu.

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ, bồi thường phát thải là một giải pháp, nhưng ông nhấn mạnh đến các biện pháp bảo vệ môi trường tại nơi diễn ra sự kiện.

Về khía cạnh tái chế rác thải ở sân vận động, UEFA tin rằng EURO 2020 sẽ làm tốt hơn giải 2016 tại Pháp, tại đó chỉ có 38% rác thải trên sân vận động được tái chế.

Xem lại mô hình mở rộng giả đấu

Nếu như EURO mới nâng thành phần dự giải từ 16 lên 24 đội cách đây 4 năm thì, FIFA đang dự định nâng số đội dự Cúp thế giới từ 32 lên 48 đội.

Việc mở rộng quy mô giải đấu trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà tổ chức và những người bảo vệ môi trường. Trong khi đó, những sự kiện như vậy luôn là ngày hội lớn của người hâm một và là cơ hội hốt bạc đối với các nhà tổ chức.

Hồi tháng 9/2019, chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin đã thừa nhận : « đến lúc này thế giới bóng đá chưa làm được gì nhiều cho môi trường » và EURO 2020 sẽ « gây ô nhiễm nhiều ».

Gần đây định chế quản lý bóng đá Châu Âu nhiều lần nhắc đến khả năng phiên bản EURO 2020 sẽ không tiếp tục trong kỳ tới và EURO sẽ trở lại như cũ với nước chủ nhà giải 2024 là Đức.

Users browsing this topic
Guest (9)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.