Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

HIỆN TƯỢNG HÂM NÓNG TOÀN CẦU
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, May 4, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thượng Đỉnh Copenhagen:

Hiện tượng Duy Lý, Duy Tâm, và Duy Ngã


Mai Thanh Truyết

Hiện tượng Hâm nóng toàn cầu đã được toàn thế giới cùng đặt vấn đề qua Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro, Ba Tây vào năm 1992. Nhưng mãi đến năm 1997, Nghị định thư Kyoto mới được các quốc gia đồng ý trên nguyên tắc là cần phải giảm thiểu từ 5 đến 10% mức phát thải khí carbonic CO2 so với định mức phát thải của năm 1990 cho từng quốc gia cho đến năm 2012. Các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tây, Nam Dương v.v…đều được miễn trừ đối với nghị định thư nầy.
Theo quy định, quốc hội của các quốc gia cần phải chấp thuận các điều luật trong Nghị định thư (NĐT) trước khi NĐT được chánh thức trở thành luật. Hoa Kỳ, với sự phân công chịu trách nhiệm của 27% tổng số lượng khí phát thải toàn cầu, không đồng ý với quyết định của NĐT Kyoto, cho nên không ký cũng như quy trách sự bất công qua việc miễn trừ 2 quốc gia Trung Cộng, với mức phát thải CO2 thời bấy giờ (1997) là 12%, và Ấn Độ (8%) trên tổng lượng CO2 phát thải trên thế giới.
Úc Châu cũng phản đối không chịu ký, nhưng sau cùng vào năm 2004, chấp nhận quy định của NĐT Kyoto, và nghị định nầy có được trên 50% quốc gia chịu trách nhiệm chấp thuận. Do đó, vào tháng giâng năm 2005, NĐT Kyoto đã biến thành luật.
Nhưng, năm 2012 đã gần kề, chỉ có một vài quốc gia áp dụng và thi hành luật trên như Anh và Đức…Pháp có cố gắng giảm thiểu nhưng vẫn không đạt được mức yêu cầu.
Có thể nói, Nghị định thư và Luật Kyoto đã thất bại vì hiện nay 2009, TC đã phát thải hàng năm là 6,6 tỷ tấn CO2 (2008), đứng trên Hoa Kỳ với 6,3 tỷ (2008), và Ấn Độ đứng hàng thứ tư với 1,4 tỷ. TQ và Ấn Độ là hai quốc gia được miễn áp dụng Luật Kyoto. (xin đọc các bài viết liên quan đến sự hâm nóng toàn cầu trên blog maithanhtruyet.blogspot.com).
Các quốc gia trên thế giới đã nhận rõ tính cách không hợp lý của Luật Kyoto cho nên đã chuẩn bị nhiều cuộc họp từ nhiều năm qua, như cuộc họp thượng đỉnh thu hẹp ở Bali, Nam Dương năm 2007, chuẩn bị cho Thượng Đỉnh Copenhagen vừa diễn ra từ 6 đến 18/12/2009 ở Đan Mạch vừa qua với mục đích hy vọng đưa ra những quy định mới áp dụng sau khi Luật Kyoto chấm dứt năm 2012 để dư phóng áp dụng cho đến năm 2020.
Trong buổi lễ bế mạc Thượng đỉnh, Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon nói bản văn ký kết là một sự mở đầu thiết yếu dù đây không là một bản công ước mà mọi người mong đợi, trước sự phản kháng của người dân và một số NGO không được vào phòng họp, nhứt là ở những ngày cuối của Thượng đỉnh.
Lời của Ông Tổng thư ký kết thúc Thượng đỉnh năm nay cũng giống như lời của Tổng thống Ba Tây kết thúc Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992! Tất cả cũng là một sự mở đầu và 17 năm sau cũng là một sự mở đầu cần thiết hay thiết yếu! (On recommence par le commencement.)
Sau 12 ngày thảo luận, Thượng đỉnh chỉ đưa ra được những khuyến cáo chung chung do Hoa kỳ, Trung Cộng, Ấn Độ, Ba Tây và Nam Phi họp kín, nhưng Tổng thống Obama đã rời phòng họp để về lại Mỹ trước khi bản thông cáo chung được công bố. Kết quả hầu như hoàn toàn không đạt được yêu cầu và ước muốn của đa số thành viên tham dự ngoài việc phát thải thêm gần 45 ngàn tấn CO2 vào môi trường.. Cũng cần nên để ý là Tây Âu hoàn toàn đứng ngoài trong quyết định chung quyết của Thượng đỉnh kỳ nầy. Năm quốc gia nhóm họp kín chính là 5 nước có tổng số khí carbonic phát thải trên 60% tổng số khí phát thải toàn cầu.
Trước một vấn nạn chung của toàn cầu, chúng ta học được những bài học gì qua cung cách hành xử của những quốc gia trên thế giới, từ các đại cường đến những nước nhược tiểu, từ cung cách phát biểu của các quốc gia Tây phương đến thái độ ứng xử của những nước cộng sản như TC và Việt Nam qua diễn biến và phản ứng ở Thượng đỉnh vừa qua.
Hầu hết các quốc gia tham dự Thượng đỉnh đều đồng ý với nhận định của các khoa học gia là cần phải giảm thiểu mức phát thải CO2 cho đến năm 2020 của mỗi quốc gia từ 20 đến 40% so với định mức phát thải năm 1990, nếu không nhiệt độ trên thế giới có thể tăng lên 20C gây ra nhiều thảm họa cho các quốc gia có độc cao thấp so với mặt biển như Việt Nam, Bangladesh, vùng New Orleans (Hoa Kỳ) v.v… Nhưng văn bản ký kết ở Thượng đỉnh chỉ là một bản văn mơ hồ, không đưa ra một quy định rõ ràng nào cả, ngoài một số quy định chung chung về việc khuyến cáo các quốc gia cố gắng tự tiết giảm trên và giúp đở các nước nghèo trong việc cắt giảm khí CO2 của họ.
Các điểm bất đống chính yếu vẫn là:
- Mức q uy định cắt giảm phát thải của các nước phát triển kỹ nghệ;
- Trợ giúp các quốc gia đang phát triển trong việc hạn chế việc phát thải CO2;
- Biện pháp kiểm soát việc thi hành cắt giảm.
Chính ba bất đồng trên đã làm cho Thượng đỉnh đi đến bế tắc. Chỉ có một đồng thuận duy nhứt là Thượng đỉnh sẽ tiếp tục nhóm họp và thảo luận tiếp vào năm 2010 tại Mexico City trước khi đi đến kết luận quy định vào năm 2016.
Duyệt xét về nguyên nhân nào đưa đến sự bất đồng giữa các quốc gia về việc phân chia tỷ lệ phát thải cho mỗi nước, qua tiến trình tranh luận ở Thượng đỉnh Copenhagen vừa qua, TC và Hoa Kỳ là hai quốc gia gây ra nhiểu tranh cãi nhứt. Và cả hai đã vô tình hay hữu ý vận động “tranh thủ bè phái” về phía mình: Hoa Kỳ với nhóm G8, và TC với nhóm quốc gia G77 gồm những quốc gia Á châu, Trung và Nam Mỹ Châu, cùng Phi Châu. Một nhóm đứng trung dung chờ xem cuộc “tranh thương hổ đấu” giữa TC và Hoa Kỳ là Nhật Bản , đại diện cho nhóm G27 gồm những quốc gia “chờ” không nằm trong hai nhóm đầu.
Có thể nói, ba khuynh hướng trên thể hiện ba hướng suy nghĩ về duy tâm, duy lý, và duy ngã, đề tựa cho bài viết về Thượng đỉnh Copenhagen nầy.
Hướng Duy lý
Trước hết, các quốc gia Tây phương thường có khuynh hướng duy lý, nghĩa là nhận xét, suy luận, phân tách…mọi vấn đề qua các dữ kiện đã được chứng nghiệm. Từ cung cách duy lý đó, áp dụng vào tình hình thực tế từng quốc gia một, đôi khi không thể hiện hết được kết quả suy luận của vấn đề, nhứt là vấn đề có liên quan đến con người như sự hâm nóng toàn cầu.
Hoa Kỳ có thể nói là đại diện cho nhóm G7, đã phủ nhận việc phân chia trách nhiệm trong việc phát thải khí carbonic với lập luận là cần phải xét lại vấn đề tạo ra tỷ lệ sản phẩm vật chất so với cùng một phát thải. Mặc dù phát thải ít hơn TC, nhưng Hoa Kỳ đã tạo ra 25% sản phẩm cho thế giới trong lúc đó, TC chỉ sản xuất 15%. Do đó TC phải chịu trách nhiệm trong việc tiết giảm CO2 nhiều hơn tỷ lệ 6,6/6,3, nghĩa là nếu HK phải tiết giảm 30% cho đến năm 2020 thì TC phải tiết giảm 52% ( 30% x 25 : 13 và x 6,6 : 6,3). Dĩ nhiên là TC không chấp nhận. Và đây cũng chính là nguyên nhân HK không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Thêm nữa, người Hoa kỳ với tình thần cá nhân chủ nghĩa, do đó trong tâm thức của mỗi người dân thường không có tầm nhìn rộng trong sinh hoạt hàng ngày. Họ chỉ biết hưởng thụ những gì đất nước Hoa Kỳ cung cấp cho họ như điện, nước, năng lượng. mà không nghĩ đến nguy cơ cạn kiệt năng lượng và nguồn nước trên thế giới. Điển hình là phương tiện chuyên chở công cộng để giảm thiểu việc phát thải khí carbonic không được phát triển trên đất nước nầy. Cũng như việc phí phạm nguồn nước tiêu dùng quả thật không thể chấp nhận được. Trung bình một người Mỹ xài từ 700 đến 1000 lít nước mỗi ngày tùy theo vùng, trong lúc đó một người Pháp xử dụng dưới 100 lít/ngày và còn rất nhiều nơi không có được 10 lít cho sinh hoạt hàng ngày.
Như đã nói ở phần trên, vấn đề hâm nóng toàn cầu đã được trên 100 nguyên thủ quốc gia chính thức nêu lên và đồng thuận là cần phải có một giải pháp toàn diện từ năm 1992. Những đồng thuận căn bản như trích 0,7% ngân sách quốc gia của những nước giàu để viện trợ cho các quốc gia đang phát triển, chuyển đổi công nghệ mới và sạch cùng cung cấp kỹ thuật để giúp họ giải quyết vần đề môi trường v.v…Nhưng tất cả những kết ước trên đều không được tuân thủ vì nhiều lý do liên quan đến kinh tế quốc gia và chính trị…Chính vì thế mà tình trạng hâm nóng toàn cầu ngày càng trầm trọng thêm và tỷ lệ phóng thích khí carbonic vào không khí của các quốc gia đang phát triển cao hơn các quốc gia đã phát triển.
Hướng duy ngã
Mặc dù phân loại nhóm G77 do TC đại diện không có tính cách tuyệt đối, nhưng TC đã kéo theo một số quốc gia cực đoan vùng Nam Mỹ và Phi Châu cùng Á Châu. Họ đặt tinh thần quốc gia cực đoan và suy nghĩ theo cung cách duy ngã, do đó, mọi vấn đề chung của thế giới đều đi đến chỗ bế tắc như trường họp Thượng đỉnh Copenhagen vừa qua.
TC đã lấy một lý do hết sức ấu trỉ là phải chia lượng khí carbonic phát thải trên dân số của quốc gia. Nếu tính như thế thì TC phát thải ít hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Cách tính nầy hoàn toàn không hợp lý. Cũng như khi bàn về vấn đề kiểm soát mức khí thải của mỗi quốc gia do một ủy ban quốc tề kiểm soát, TC không đồng ý và cho rằng làm như thế là “xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của TC” (trong lúc đó, đánh bắt, tịch thu tàu đánh cá Việt Nam trong hải phận Việt Nam thì không xâm phạm chủ quyền quốc gia!).
Những phát biểu trên đã làm tăng thêm tính cực đoan của Venezuela, Sudan và Tuvalu.
Sudan cho rằng bản đúc kết chung chỉ là những bản văn có giá trị Holocaust cho Phi Châu. Trong lúc đó, đại diện Venezuela còn đi xa hơn nữa là tố cáo Copenhagen Accord chỉ là hình thức do Hoa Kỳ chủ động nhằm chống lại Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Chavez tuy không tham dự Thượng đỉnh, cũng tuyên bố…Đó là một sự gian trá đối với nhân dân thế giới.
Hướng duy tâm
Thông thường, theo tinh thần và suy nghĩ chung trên thế giới, người Á Châu chuyên về hướng nội, nghĩa là suy nghiệm nhiều về nội tâm. Nhưng ngày hôm nay, điều nầy có thể đúng với một số quốc gia còn giữ nguồn cội gốc, và không còn áp dụng với một số quốc gia khác đang đeo đuổi một chính sách quản lý đất nước cực đoan và độc tài, điển hình là TC, Việt Nam và Miến Điện.
Nước Nhật có nền kinh tế thịnh vượng đứng thứ hai hay thứ ba tùy theo cách tính chỉ sau Hoa Kỳ, nhưng chỉ phát thải 1,3 tỷ CO2 năm 2008 ( gần 5 lần ít hơn so với TC). Điều nầy chứng tỏ rằng người Nhật đã phát triển quốc gia theo đúng tiến trình phát triển bền vững ứng hợp với Nghị trình-21 về việc bảo vệ môi trường sống, tăng trưởng quốc gia và tăng phúc lợc cho người dân.
Chile, một quốc gia sản xuất đồng (copper) lớn nhứt trên thế giới, mang về cho ngân sách quốc gia gần phân nửa. Nhưng lãnh đạo Chile đã biết tự chế và hạn chế mức sản xuất để bảo vệ môi trường và tài nguyên khoán sản và phải điều chỉnh ngân sách quốc gia để thích ứng với việc thiếu hụt trên.
Indonesia, sau khi nhận định là cần phải cải cách nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân về cách trồng lúa, xử dụng thuốc trừ sâu rầy, và phân bón cũng như nâng chính sách nầy lên tầm quốc gia. Chỉ sau 3 năm thực hiện, chính sách đã đem lại lợi ích là mức sản xuất lúa tăng thêm và giảm được hàng tỷ Mỹ kim do việc nhập cảng phân bón và truốc trừ sâu rầy. Nhưng thành quả to lớn nhứt mà Nam Dương đã đạt được là bảo vệ môi trường sống của xứ nầy.
Còn cung cách phát triển của Ấn Độ, không chạy theo cung cách ăn xổi ở thì của TC như sản xuất hàng tiêu dùng nhứt thời theo kiểu “mì ăn liền”, chứ không theo hướng phát triên kinh tế theo kinh điển của Clarke là giảm thiểu lượng nông dân, nâng tỷ lệ nhân công công nghiệp, và sau cùng tăng trưởng dịch vụ. Làm như thế Ấn Độ đã phát triển một cách đều đặn, tuy chậm chạp nhưng bền vững, không gây nguy hại cho môi trường nhiều.
Bốn quốc gia vừa kể trên đã theo hướng phát triển lấy tâm lành làm chuẩn, do đó vừa phát triển quốc gia vừa mang thêm phúc lợi cho người dân và vừa kiểm soát được mức phải thải carbonic, một vấn nạn chung của thế giới.
Kết Luận
Qua những nhận xét và lý giải kể trên, vấn đề phân công và phân nhiệm cùng việc quy định các lề luật để giảm thiểu sự hâm nóng tòan cầu qua việc tiết giảm phát thải khí carbonic là một việc làm thiên nan vạn nan nếu không nói là không thể nào giải quyết được.
Thế giới ngày hôm nay là một thế giới đa cực, trong đó có nhiều quốc cổ súy tinh thần dân tộc cực đoan gây ra nhiều xáo trộn cho thế giới. Nếu các quốc gia trên áp dụng đúng những chương trình do Liên Hiệp Quốc đề ra mà chính họ đã thảo luận và ký kết, thế giới sẽ sống hài hòa theo tinh thần trách nhiệm chung của cộng đồng thế giới.
Rất tiếc, điều nầy không xảy ra.
Trở qua Thượng đỉnh Copenhagen, TC, một mặt xưng hùm xưng bá, chứng tỏ ta đây là một cường quốc, có mặt thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ có quyền phủ quyết, có quyền can dự vào mọi chuyện trên thế giới. Nhưng trong một mặt khác, về việc bảo vệ môi trường chung, vẫn “năn nỉ” thế giới để được xếp vào các quốc gia đang phát triển để được “trợ cấp” trong việc nâng cấp công nghệ và tiết giảm phát thải khí carbonic. Hai cung cách ứng xử nầy đã làm cho thế giới khinh rẽ!
Người CS TQ có biết chăng, chính họ đã làm cho môi trường sống của người Trung hoa ngày càng xấu đi, và có thể nói người nông dân Trung hoa, ngày càng nghèo hơn, và điều kiện sống càng xấu đi. Phát triển của TC hoàn toàn đi ngược lại với tiến trình toàn cầu hóa ngày hôm nay.
Trở qua Việt Nam, đi phó họp Thượng đỉnh là để thu thập, rút tỉa kinh nghiệm hầu áp dụng cho việc phát triển đất nước. Nhưng ngược lại, Việt Nam đã làm một việc cũng xấu hổ như TC đã làm, thể hiện cung cách “cái bang” trước thế giới bằng cách mang hai “nông dân” vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nạn nhân (?) của sự hâm nóng toàn cầu ngõ hầu đánh động lương tâm thế giới để ….xin tiền, (giống như mang những người tàn tật và gán cho là nạn nhân của chất độc màu da cam đi trình diễn khắp nơi cùng nhằm mục đích xin tiền).
Trong lúc đó, ở bình diện khác, Viêt Nam tự xưng nào là đỉnh cao trí tuệ, nào là thay trời làm mưa, nào là Việt Nam và Cuba canh giữ hòa bình thế giới, nào là “tôi vừa động viên ông Obama, vừa phân hóa nội bộ họ…”. Không biết ở Việt Nam ngày nay, có còn ai đi bán “cái liêm sỉ” để cải thiện cuộc sống đói nghèo hay không?
Vấn đề hâm nóng toàn cầu là trách nhiệm của MỖI người, MỖI quốc gia; do đó tất cả phải cùng chung lưng đâu cật để giải quyết vấn đề trong chiều hướng toàn cầu hóa. Mọi khuynh hướng dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bá quyền cần phải chuyển thể nhường cho lòng bác ái, tương thân tương trợ nẩy mầm để được xứng đáng làm một “công dân thế giới”.
Phát triển quốc gia cần phải phát triển trong trách nhiệm toàn cầu chứ không phát triển theo kiểu “tư bản đang dảy chết”, mà cũng không phải phát triển nửa mùa như “phát triển tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Mai Thanh Truyết
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, May 5, 2011 1:14:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM HIỆN

TƯỢNG HÂM NÓNG TOÀN CẦU



Hiện tượng hâm nóng toàn cầu là một sự kiện có thật qua việc phát thải khí CO2 vào môi trường và đây cũng là một nguyên nhân chính cho việc tăng trướng nhiệt độ trái đất.

Trái đất đã liện tục tăng dần nhiệt độ từ nhiều thế kỷ qua, nhưng mãi đấn năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.

Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3.345 m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.
Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.
Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ quả địa cầu.
Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC).
Do sự gia tăng nhiệt độ bất thường trên, cho nên mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi gay gắt qua hai trường phái để thẩm định nguyên nhân và hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu, mỗi người trong chúng ta đều nhận biết rằng sự gia tăng nhiệt độ là một hiện tượng có thật. Hay nói một cách rốt ráo, mỗi người trong chúng ta, dù ở nơi nào trên hành tinh đều góp phần vào sự gia tăng dù ít hay nhiều.
Trung Cộng là một quốc gia được miễn nhiễm trong Luật Kyoto để hạn chế việc phát thải khí CO2 vào không khí đến năm 2012. Nhưng chỉ mới vào năm 2007, TC lại là quốc gia đứng đầu thế giới về việc phát thải khí CO2 với 6.284 triệu tấn so với Hoa Kỳ là 6.006 triệu tấn CO2. Điều nầy cho thấy rõ ràng rằng Luật Kyoto vẫn còn có nhiều điều khoảng không hợp lý. Và Hội nghị Khí hậu diễn ra tại Copenhagen, Hòa Lan vào tháng 12/2009, chuẩn bị cho việc tu chính Luật Kyoto vào năm 2012 vẫn chưa đưa đến một sự đồng thuận nào cả.
Trong phạm vi bài viết nầy, tác giả chỉ tập trung vào việc phát thảo một số đề nghị mà mỗi người trong chúng ta cần suy nghĩ để hành xử một cách hợp lý trong việc tiết chế trong mọi sinh hoạt hàng ngày ngõ hầu góp phần vào việc giảm thiểu sự phát thải khí CO2.
Việc tiết giảm lượng khí CO2 phát từ mỗi chúng ta không những góp phần vào việc hạn chế hiện tượng nhà kính để tạo ra một không gian sinh tồn bền vững chung cho toàn cầu mà còn là góp phần vào việc tiết kiệm một ngân sách cho cá nhân, gia đình và quốc gia qua sự tiêu tốn cho việc xử lý nguồn CO2 nầy. Để có một khái niệm so sánh, một người Hoa Kỳ trung bình phát thải khoảng 19 tấn CO2/năm. Trong lúc đó một người Ấn Độ thải 1,3 tấn và Trung Hoa, 4,7 tấn. Số liệu trên gồm việc hít thở không khí và tất cả những tiện nghi sinh hoạt hàng ngày cung cấp cho mỗi người như xe cộ, ăn uống, nhà cửa và trang bị máy móc, v.v…Một thí dụ gảin dị ít ai để ý là mỗi lần chúng ta nhấc “con chuột” trên internat để tìm một trang mạng nào đó trên Google, chúng ta đã phóng thích ra ngoài không khí 7 g CO2 rồi theo nghiên cứu của TS Alex Wissner Gross, thuộc Đại học Harvard. Tuy nhiên con số nầy bị Google phản bác và cho biết theo nghiên cứu riêng của họ, chỉ độ 0,2 g mà thôi.
Giáo dục và sự hiểu biết
Trước hết giáo dục và sự hiểu biết là hai điếu tối cần thiết để chúng ta hành xử một cách đúng đắn là làm thế nào giữ gìn môi trường sống chung quanh ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa như vấn đề bảo quản nguồn nước, đất và không khí, sự tiêu dùng năng lượng dưới mọi hình thức từ cá nhân cho đến tập thể. Có hiểu biết và cập nhựt hóa những biến chuyển xảy ra cho môi trường, chúng ta mới có thể ý thức được tường tận hơn những sự biến đổi của thời tiết theo chiều hướng tiêu cực và nguyên nhân phát sinh ra những biến đổi đó là do con người.
Từ đó, mỗi hành động tích cực của chúng ta dù nhỏ nhặt đến đâu trong sinh hoạt hàng ngày cũng đánh giá được mức bảo vệ môi trường, có suy nghĩ rốt ráo vào khái niệm liên đới trong đời sống của mỗi con người đối với toàn cầu.
Vận động dòng chính của từng quốc gia đang cư ngụ
Việc làm nầy, qua sự giáo dục và hiểu biết trên, cần phải phổ biến rộng rãi qua thân nhân, bạn bè và những người chúng ta tiếp xúc. Trao đổi những thông tin cập nhựt qua báo chí, truyền thanh truyền hình về tình trạng bất thường xảy ra cho địa phương và toàn cầu; để rối từ đó, vận động với chính quyền địa phương và trung ương thúc đẩy việc giải quyết vấn đề qua các đại diện dân cử.
Vận động sử dụng năng lược “sạch” như năng lượng mặt trời, năng lượng gió v.v..và năng lượng “tái tạo”. Chính phù nhiều quốc gia có nhiều biện pháp kích thích việc sử dụng năng lượng sạch như Hoa Kỳ tài trợ một phần chi phí cho việc lấp đặt các tế bào voltaic cho tư gia và cơ xưởng, để giảm thiểu hoàn toàn sự phát thải khí CO2 cho như cầu điện năng. Tại Hoa Kỳ hiện nay, việc thiết kế và lắp đặt một hệ thống voltaic cho năng lượng mặt trời được chính phủ tài trợ khoảng 7.000 US$. Một gia đình trung bình sau khi sử dụng hệ thống nầy trong 5 năm sẽ cân bằng chi phí lấp đặt so với chi phí tiêu thụ trong quảng thời gian nầy. Và dĩ nhiên, kể từ năm thứ 6 trở đi, chúng ta không còn trả một chi phí nào cả cho mức điện tiêu thụ đến cuối đời. Chúng ta vừa tiết kiệm một số không nhỏ ngân sách gia đình và hạn chế được sự phát thải thánh khí vào môi trường.
Các cuộc vận động có thể bằng nhiều cách hoặc bằng email, điện thoại, hay tổ chức những buổi gặp gở công cộng. Hay tốt nhứt là gia nhập vào một NGO về môi trường nơi mình cư ngụ.
Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái sinh (Reduce-Reuse-Recycling)
Đây là châm ngôn hữu hiệu nhứt trong việc hạn chế hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Trong mỗi hành động của chúng ta, cần liên tưởng đến 3 điều trên, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đả làm một nghĩa cử không nhỏ trong việc hạn chế sự phát thải khí CO2.
Vài thí dụ điển hình là:
- Trong sinh họạt hàng ngày, hãy chọn những dụng cụ, hay bao bì có thể tái sử dụng hơn là “xài một lần” (disposable). Trung bình, nếu áp dụng suy nghĩ nầy, mỗi gia đình có thể giảm được 1.200 cân CO2 và 1000 Mỹ kim một năm. Tại California, vào tháng 11 tới đây sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về việc hủy bỏ plastic làm bao bì, mà thay thế bằng bao giấy tái sinh. Mong bà con ủng hộ việc nầy và bỏ phiếu YES.
- Mua các sản phẩm với bao bì tối thiểu, không cầu kỳ để giảm thiểu chất thải.
- Tái sinh lại giấy, plastic, báo chí, thủy tinh, can nhựa…Hiện tại tại Hoa Kỳ có từ 15 đến 25% người dân chưa thi hành biện pháp tiết kiệm nầy. Nếu bạn tiết kiệm được một bịt (ream) giấy in, bạn đã giảm phát thải 5 cân CO2 rồi đó.
- Trung bình nếu chúng ta giảm được ½ loại rác thải hàng ngày bằng những thùng đựng rác khác nhau, chúng ta có thể giảm được 2.400 cân CO2/năm.
Nguồn Điện năng
Tiết giảm nguồn điện năng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những phương cách hữu hiệu nhứt để hạn chế sự hâm nóng toàn cầu. Những việc làm dưới đây cho chúng ta một vài khái niệm về cách sinh hoạt hay chuẩn bị cần tiết giảm:
- Sử dụng máy sưởi và điều hòa không khí: Nhà chúng ta cần phải trang bị tường và mái nhà có lót chất cách nhiệt (insulation) và các phía trên và dưới của cái và cửa sổ cần phải được bịt kín. Mục đích là làm cho hơi nóng khi sưởi và hơi lạnh khi mở máy điều hòa không khí không thoát ra ngoài trời và giữ lại bên trong nhà. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được 25% chi phí điện năng tiêu dùng và giảm được 1.700 cân CO2/năm. Thêm nữa, đừng mở sưởi quá nóng hay điều chỉnh quá lạnh, như khi trời nóng, điều chỉnh máy lạnh khoảng 750F, và khi trời lạnh, điều chỉnh máy sười khoảng 650F mà thôi Làm như vậy chúng ta có thể giảm được 2.000 cân khí CO2 phát thải hàng năm.
- Thay các bóng đèn trong nhà bằng đèn compact fluorescent (CFL). Bóng đèn CFL có độ bền gấp 10 lần so với bóng đèn thường, tiêu thụ 2/3 năng lượng it hơn, và làm giảm nóng trong phòng 70%. Sẽ giảm được chi phí điện là $30/năm cho mỗi bóng đèn dùng trong nhà. Nếu mọi gia đình ở Mỹ đều áp dụng phương cách nầy sẽ giảm được 90 tỷ cân CO2/ năm, tương đương với mức phát thải 7,5 xe hơi/một năm.
- Bớt lái xe và lái xe “thông minh” hơn: Sử dụng xe ít phát thải khí độc hại và ít hao xăng. Nếu cần dùng phương tiện công cộng khi di chuyển hay xe đạp. Đi chung xe để đi làm việc nếu có thể được.
- Ít sử dụng nước nóng trong nhà. Nếu chúng ta điều chỉnh nước nóng ở 1400F hay 600C. Làm như vậy, sẽ tiết kiệm được 350 cân CO2/năm. Nếu giặt giạ quần áo bằng nước ấm và lạnh (warm and cold), sẽ giảm được thêm 500 cân CO2/năm.

Nguồn nước
Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Trung bình một người Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 800 lít/ngày. Một người Pháp 100 lít, và ở vài nơi ở Phi Châu, khống quá1 lít cho mỗi người. Ở Việt Nam, dân thành phố tiêu thụ khoảng 30 đến 50 lít/ngày.
Nước sinh hoạt khi đến tay người tiêu thụ phải qua nhiều giai đoạn sàn lọc, xử lý hóa học…do đó, phải cần có một số lượng năng lượng như điện năng để giải quyết các giai đoạn trên; cho nên cũng phát thải một lượng thán khí quan trọng. Tiết kiệm mức tiêu dùng nước hàng ngày cũng là một hành động giúp thêm cho sự giảm thiểu việc phóng thích thán khí vào môi trường.
Thêm nữa, nước sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi thải hồi vào đại dương hay tái sinh trở lại (recycled) cho sinh hoạt. Nguồn nước trên thế giới đang cạn kiệt dần, và hiện nay, tại Orange và San Diego, đại phương đã bắt đầu pha trộn nguồn nước tái sinh nầy vào nguồn nước ngầm bằng phương pháp “thẩm thấu sâu” (percolation), để rồi xử lý trở lại hỗn nợp trên trước khi bơm vào nhà chúng ta.
Một thí dụ nhỏ về việc tiêu thụ nước sinh hoạt: Nói chung, tất cả nước sinh hoạt, nước xài trong phòng vệ sinh, nhà bếp v.v…đều phải được xử lý. Do đó, dầu mỡ dùng trong việc nấu nướng cần phải thận trọng, vì chi phí và hóa chất dùng để khử dầu rất cao. Nếu bạn đổ 1 lít dầu ăn thừa sau khi chiên chả giò chẳng hạn, bạn đã làm cho thành phố phải tiêu tốn $1.000 để khử 1 lít dầu đó!
Nói tóm lại, tiết kiệm và đừng phí phạm nguồn nước sinh hoạt là thể hiện một nếp sống của người có văn hóa và mỗi người trong chúng ta sẽ là những nhà môi trường “xanh” cho thế giới vậy.
Việc ăn uống
Khoa học và công nghệ ngày nay đã tạo cho chúng ta tất cả tiện nghi, có thể nói là tuyệt hảo. Tuy nhiên, nếu hưởng thụ tất cả, cũng như tận dụng các nguồn thực phẩm có được nhứt là các loại thịt đỏ…chúng ta lại phải đương đầu với nạn béo phì, cao máu, cao mỡ, tim đập bất thường và bao chứng khác có thể làm trở ngại cho những ngày cuối đời.
Vì vậy, hạn chế ăn uống, ăn nhiều rau đậu cũng là một hành động vừa bảo vệ sức khỏe cá nhân, vừa giảm thiểu được mức phát thải thán khí nữa. Lưỡng tiện đôi điều.
Việc trồng cây xanh
Nếu chúng ta thấy việc nầy là một việc giúp cho sự vận động thân thể, và làm tăng vẽ tươi mát cho nhà cửa. Xin thưa, việc nầy cũng là một hành động bảo vệ môi trường.
Cây xanh qua hiện tượng quang hợp (photosynthesis) hấp thụ than khí và phóng thích dưỡng khí tức oxygen. Đây là một chu trình thiên nhiên của địa cầu. Theo tính toán, Cây cỏ trên thế giới hấp thụ ½ lượng thán khí phát thải toàn cầu. Một cây cao trung bình hấp thụ 1 tấn thán khí/năm.
Cổ súy bà con tham gia vào việc hạn chế than khí thải hồi vào môi trường
Sau cùng, qua kinh nghiệm và sự hiểu biết, bổn phận của chúng ta là làm thế nào để vận động bà con, những người thân, xóm giềng chung quanh nơi chúng ta ở…để cùng nhay hạn chế việc phát thải thán khí.
Những bước giản dị gợi ý ở phần trên, chắc chắn mỗi người trong chúng ta, ai ai cũng có thể thực hiện được. Thực hiện để bảo tồn trái đất và thực tế hơn cả là tiết kiệm được một ngân khoản sinh hoạt hàng tháng.
Làm được như thế, chúng ta vô hình chung đã làm tròn bổn phận chúng ta đối với con cháu thuộc các thế hệ sau nầy.
Làm được như thế, chúng ta mới thực hiện được một nếp sống văn minh, xứng đáng làm người dân của Thế kỷ 21, thế kỷ xanh của toàn cầu.
Mai Thanh Truyết
viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, May 5, 2011 1:15:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Truy Tìm Giải Đáp Cho

Sự Hâm Nóng Toàn Cầu

Mai Thanh Truyet
Vào cuối năm 2007, hầu hết báo chí, truyền thanh, truyền hình cùng tạp chí trên thế giới đều có đưa tin, bài viết cũng như báo cáo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về tình trạng khẩn cấp của hiện tượng hâm nóng toàn cầu hiện tại.
Tuy những nghiên cứu cùng nhận định của các nhà khoa học vẫn còn nhiều luận cứ không đồng thuận với nhau qua cung cách lý giải hiện tượng trên, cũng như việc truy tìm nguyên nhân và hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu nầy hiện vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Trong quá khứ, những hiện tượng tương tự đã xảy ra cho thế giới vào những năm 1882, 1937, và 1957.
Đặc biệt các sự kiện đão lộn thời tiết, và hiện tượng các khối băng tan rã với vận tốc nhanh ở Bắc cực và Nam cực vào năm 1957 được thế giới khởi xướng nhằm mục đích khuyến khích giới trẻ thời bấy giờ tham gia vào công cuộc nghiên cứu khoa học. Do đó, năm nầy được mang tên là Năm Quốc tế Địa-Vật lý (International Geo-physical Year-IGY).
Đứng trước những tin tức vồn dập cho hiện tượng hân nóng toàn cầu trong năm 2007, các nhà khoa học của 63 quốc gia trên thế giới cùng đứng lên nhập cuộc tập trung vào một dự án toàn cầu để nghiên cứu về vai trò và ảnh hưởng của Bắc cực và Nam cực liên quan đến hiện tượng trên.
Dự án nầy dự trù kéo dài hai năm, 2007 và 2008, có chi phí là 350 triệu Mỹ kim và được mang tên Năm Quốc tế Địa cực (International Polar Year-IPY), trong đó các đoàn khảo sát sẽ thực hiện 200 chuyến du hành lên Bắc cực và xuống Nam cực.
Những nhà khoa học từ 63 quốc gia tham gia dự án do Hội đồng Khoa học Quốc tế (International Council for Science) và Tổ chức Thế giới Khí tượng (World Meteorological Organization) thuộc LHQ điều hành. Họ có khả năng xử dụng vệ tinh, tàu ngầm, phi cơ, các tàu tách băng v.v… để truy tìm lời giải đáp cho những câu hỏi hiện chưa có giải thích rõ ràng về hiện tượng thay đổi môi trường thiên nhiên trong tương lai.

Hiện tượng thay đổi thời tiết xảy ra ở hai vùng cực của trái đất nhanh hơn, và dễ nhận biết hơn bất cứ nơi nào trên địa cầu.
Từ đó theo nhận xét của các nhà khoa học thuộc IPY, họ hy vọng rằng sau khi nghiên cứu hai nơi nầy, con người có thể hiểu rộng thêm và có nhiều căn bản và dữ kiện khoa học về:
- Những hiện tượng tan rã của các tảng băng ở Greenland, Bắc cực và Antartica, Nam cực;
- Hiện tượng về sự giảm thiểu băng đá trên biển;
- Hiện tượng về sự thay đổi dòng chải của đại dượng;
Nhiệm vụ của họ còn nằng trong việc nghiên cứu và tìm câu trả lời cho câu hỏi sau:
- Sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng lên đời sống con người và sinh vật cùng cây cỏ như thế nào ở độ cao, đặc biệt đời sống của các giống gấu Bắc cực, chim penguin ở Nam cực, cùng các loài có vú khác.

Hoa Kỳ cũng có những đóng góp không nhỏ vào dự án IPY qua Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Địa cực (NAPRB). Hội đồng gồm 11 cơ quan liên bang trong đó có Cơ quan Quốc gia Khoa học (NSF), Cơ quan Quốc gia Hàng không và Không gian (NASA), Cơ quan Quốc gia Biển và Không khí (NOAA), Viện Y học Quốc gia (NIH) v.v… TS Robin Bell, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Địa cực Hoa Kỳ (PRB) đã góp ý về dự án IPY rằng:” Hai vùng địa cực của trái đất là trung tâm của nhiều câu hỏi thời đại của chúng ta về sự hâm nóng toàn cầu. Dự án IPY là một dự án thế giới, không một quốc gia đơn thuần nào trên trái đất có thể chu toàn được”.
Riêng trong hai năm 2007 và 2008, IPY sẽ phải hoàn tất nhiều dự án như:
- Nghiên cứu về sự thay đổi của loại nấm ở Bắc cực, ở vùng đất không có cây cỏ và luôn luôn có nhiệt độ băng giá gọi là vùng tundra, qua việc dùng phương pháp mới về phân tích phân tử để khảo sát sự thay đổi do sự tăng nhiệt độ trên trái đất;
- Tìm câu kết luận về các phóng ảnh vệ tinh chụp được từ nhiều góc độ khác nhau để có một cái nhìn chung về các diễn biến xảy ra ở Bắc và Nam cực. Dự án nầy có sự tham gia của hàng trăm vệ tinh của các quốc gia tham dự chương trình. Để rồi, từ đó có thể tập trung vào một số địa điểm bị ảnh hưởng nhiều nhất và tìm câu giải đáp cho các hiện tượng sau khi so sánh các mẫu phóng ảng dưới nhiều góc độ khác nhau;
- Nghiên cứu về sự thay đổi thảm thực vật cũng như sự thay đổi về thủy học ở vùng cực ảnh hưởng lên sức khỏe và bịnh tật của những sinh vật ăn cỏ trong vùng nầy.

Vào cuối tháng hai 2008, GS Conrad Steffen, thuộc Viện Đại học Colorado đã tuyên bố tại Washington rằng từ năm 2005 đến năm 2006, khối lượng nước đá bị tan chảy ở Greenland tương đương với khối lượng băng tuyết của toàn quốc gia Thụy Sĩ. Và mục tiêu của IPY là cố gắng tính toán một cách chính xác mực nước biển sẽ tăng lêmn bao nhiêu trong thế kỷ 21 nầy.
Cho đến năm 2008, khối lượng băng giá ở Bắc cực bị tan chảy được ước tính là 162 km3

Hàng năm, khối lượng nầy tăng gấp 3 lần so với thời điểm 2001, và IPY có đưa ra ước tính mới là kể từ nay (2008) mực nước biển hàng năm sẽ được nâng cao vào khoảng từ 3 đến 5 mm do hiện tượng nóng chảy của các tảng băng ở Bắc và Nam cực.
Các dữ kiện khoa học trên đây quả thật cho chúng ta thấy rằng, sự hâm nóng toàn cầu do con người tạo dựng do sự phát triển ngày càng có luận cứ khoa học chứng minh. Điều nầy có nghĩa là, những giả thuyết về chu kỳ tuần hoàn nóng-lạnh tự nhiên của trái đất của một số khoa học gia lần lần mất đi giá trị của nó, cũng như hiện tượng hâm nóng toàn cầu là do con người tạo dựng lên

Qua những kết luận của GS Steffen, chúng ta nhận thức được điều gì?

Việc nước biển tăng dần do việc các tảng băng ở Bắc cực và Nam cực tan dần là một sự việc có thật cho đến năm 2010;
Ba câu hỏi mà IPY tự đặt ra vào năm 2008 đã có vài phần được giải đáp, nhưng bí mật về sự thay đổi thảm thực vật ở những vùng nầy vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Do đó, để có câu kết luận trong mưu cầu truy tìm một giải đáp cho sự hâm nóng toàn cầu hiện nay là một việc làm không đơn giản. Khuynh hướng về việc trái đất vận hành tùy theo chu kỳ nóng- lạnh cũng còn giá trị của nó, và vẫn chưa có lập luận nào đánh đổ được trường phái nầy.

Tuy nhiên, đứng trước một thực tế là nhiều hiện tượng xảy ra bất toàn cho trái đất hiện tại như:
Thời tiết thay đổi bất thường như có những ngày có nhiệt độ của mùa đông trong mùa hè hay ngược lại;
Những cơn động đất trên thế giới trong năm 2010 xảy ra khắp nơi và có cường mạnh hơn và kéo dài lâu hơn;
Lụt lội, giông tố xuất hiện bất thường và không theo một chu kỳ hay đã được dự đoán như trước đây nữa;

Từ những bất bình thường kể trên, chúng ta đã chiêm nghiệm được một tình trạng bất ổn cho trái đất ngày hôm nay. Do đó, nhiệm vụ của mỗi người trong chúng ta là cần phải ý thức thật rõ tình trạng của trái đất hiện tại và cố gắng cảnh giác cao độ về việc bảo vệ môi trường, không phung phí nguồn nước cũng như phí phạm nguồn lương thực dư thừa hiện có.
Khi chúng ta có được những kết quả sau cùng của dự án IPY, từ đó, con người sẽ thấy rõ trách nhiệm của chính mình, để từ đó “điều chỉnh” cung cách ứng xử với thiên nhiên hợp lý hơn để cho trái đất chúng ta đang sống đi lần trở lại tình trạng “trong sạch” và “an toàn” ban đầu cũng như con người đã sống vào thời điểm ở thế kỷ 18.

Mai Thanh Truyết
viethoaiphuong
#4 Posted : Thursday, May 5, 2011 1:16:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sự Hâm Nóng Tòan Cầu


Mai Thanh Truyet
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính”. Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ năm 1750 đến nay.

Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.

Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3345m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.

Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.

Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ quả địa cầu.

Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC). Và sự tăng nhiệt độ nầy sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica và có thể làm ngập lụt các bờ biển. Điều sau nầy sẽ làm thu hẹp diện tích sống của con người trên quả địa cầu. Để rồi từ đó sinh sản ra nhiều hệ lụy đang dồn dập xảy ra như sau:

· Trái đất sẽ chịu đựng những luồng khí nóng bất thường;
. Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
· Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước như hiện nay;
· Hệ thực vật, sinh vật bị thay đổi;
· Và sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi ước tính khoảng 75cm vào năm 2100.

Và hiệu ứng nhà kính đã được giải thích một cách khoa học hơn như sau: Các khí kể trên di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng thải hồi từ mặt địa cầu, do đó khí nóng nầy không thể thoát ra ngoài không gian được. Ngược lại, các khí trên cũng đã hành xử như một nhà kính để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái đất. Tháng 4, 2004, Trung tâm Nghiên cứu Mauna trên lại vừa công bố một báo cáo khoa học mới nhất trong đó ghi nhận nồng độ của thán khí (CO2) trong năm 2002 là 376 mg/L và năm 2003 là 379mg/L. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, mức thán khí tăng hàng năm là 1,8mg/L; trong lúc đó mức tăng trung bình là 1mg/L ở 5 thập niên về trước. Lý do chính là do sự phát triển gần đây của Trung Quốc và Ấn Độ.

Nghị Định Thư Kyoto

Nghị định thư Kyoto, một dự thảo hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc, quy định rằng: Cho đến năm 2012, các quốc gia trện thế giới phải giảm thiểu các khí phóng thích kể trên 5,2% so với định mức của năm 1990. Dự thảo Nghị định thư (NĐT) nầy gồm 26 Điều khoản và 2 Phụ lục sẽ trở thành một quyết định chung cho toàn cầu nếu có trên 55% tổng số các quốc gia tính theo tỷ lệ năng lượng cần thiết trong các quá trình sản xuất kỹ nghệ của từng quốc gia một.

Hoa Kỳ, vào năm 1990, đã sản xuất 36,1% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36,1% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đó Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%.

Tính đến ngày 16/2/2006, NĐT Kyoto đã biến thành luật vì Liên Bang Nga đã chuẩn y Dự thảo vào tháng 11, 2005. Hoa Kỳ cho đến hôm nay (2010) vẫn chưa chịu chuẩn y vì không đồng ý với con số % về trách nhiệm góp vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Úc Châu đã chuẩn y vào năm 2008..

Việt Nam đã phê chuẩn NĐT ngày 25/9/2002. Tuy nhiên, qua thông tin và báo chí bên nhà đăng tải nhiều tin tức về tình trạng bịnh về đường hô hấp của cư dân ở các thành phố lớn tăng cao gần đây dựa theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam. Cũng như phẩm chất không khí ở những nơi nầy cũng được báo cáo là bụi bặm, các khí thải độc hại cao hơn định mức gấp nhiều lần, và dân chúng khi di chuyển đều phải mang “khẩu trang”.

Những điều trên đây chứng tỏ rằng Việt Nam chưa lưu tâm đến NĐT Kyoto mặc dù đã chuẩn y NĐT trên. Thêm nữa, sự hiện diện của trên 30.000 cơ sở sản xuất trong Tp Sài Gòn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải đã nói lên sự góp phần của Việt Nam vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu rồi. Dù vậy, nhân ngày ban hành NĐT Kyoto 16/2 vừa qua, Ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục bảo vệ Môi trường đã tuyên bố rằng:” Đây là cơ hội để Việt Nam tham gia vào quá trình ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu toàn cầu mà không phải xử dụng đến những biện pháp mạnh có thể tác động đến quá trình phát triển kinh tế.” Và Ông còn nói thêm là:” Việt Nam có thể tính trước định mức phát thải khí nhà kính để chủ động nhập những công nghệ sản xuất thích hợp, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát hiệu quả lượng khí thải nhà kính.” Theo lời Ông THHà, cơ hội để Việt Nam tham gia vào sự hâm nóng toàn cầu là gì? Và làm cách nào để Việt Nam có thể tính trước được lượng khí thải nhà kính? Thiết nghĩ hai câu hỏi trên phải còn mất nhiều năm trước khi Việt Nam có thể trả lời xuyên suốt được.


Cảnh báo khẩn cấp

Vào cuối tháng 2, 2004, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có cho công bố một báo cáo khoa học quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng về việc thay đổi thới tiết đột ngột do hai khoa học gia về tương lai học (futurist) nghiên cứu. Báo cáo cảnh báo rằng, nhiệt độ sẽ giảm 5oF ở Á Châu, Bắc Mỹ, và Bắc Âu Châu; và sẽ tăng 4oF ở Úc, Nam Phi, và Nam Mỹ kéo theo hạn hán, giông tố vào mùa đông, và gió mạnh ở những vùng kể trên. Báo cáo còn ghi nhận thêm sự thay đổi nhiệt độ sẽ có một tiến trình nhanh chóng chứ không thay đổi tiệm tiến như dự liệu. Có thể xảy ra trong vài thập niên tới đây. Các cuộc nghiên cứu ở lòng biển sâu có chỉ dấu cho thấy dòng chảy của luồng nước ấm chảy chậm lại. Và điều nầy có thể làm cho thời tiết không còn thay đổi theo như sự vận chuyển định kỳ và được tiên liệu như trước đây.

Những sự kiện kể trên có thể xảy ra ở những vùng khác nhau, tuy nhiên việc ảnh hưởng lên toàn cầu sẽ làm xáo trộn tình hình an ninh xã hội của thế giới. Vì vậy, các quốc gia giàu cần phải chuẩn bị để tránh tình trạng bi thảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hoa Kỳ với kỹ thuật tiên tiến có thể chịu đựng và chế ngự được những thay đổi trên do nước nầy có một hệ thống nông nghiệp đa dạng thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điều nầy không thể có được đối với các quốc gia khác ở Á và Âu châu. Tình trạng thiếu lượng thực, nước uống và năng lượng có thể xảy ra và từ đó sẽ phát sinh ra một hiện tượng di cư vĩ đại đến từ Á Châu và các quốc gia Trung và Nam Mỹ.

Sau cùng, báo cáo tiên đoán rằng Âu Châu sẽ phải chiến đấu gay go với tình trạng kể trên. Á Châu đối mặt với những khủng hoảng lương thực và nước sinh hoạt. Tất cả sẽ làm xáo trộn xã hội hoàn toàn và tạo ra thêm nhiều tranh chấp liên quốc gia không thể tiên liệu được.

Theo nhận định của GS Phil Jones, Đại họx East Anglia, Anh Quốc, năm 2007 sẽ là năm khí hậu toàn cầu nóng kỷ lục so với năm nóng 1998. Mức nóng có thể vượt qua cơn nóng năm 2006 tại Hoa Kỳ. TS Jim Hansen, Hoa Kỳ cũng tiên đoán sự hâm nóng toàn cầu sẽ dẫn đến những thay đổi không lường trước trên trái đất trong những năm sắp đến. Hạn hán và lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn nữa, các tảng băng ỏ Bắc Cực và Nam Cực bị tách rời và tan dần trong bioển cả làm cho mực nước biển sẽ tăng nhanh hơn…

Một cách nhìn khác về sự hâm nóng toàn cầu

Qua cách nhìn của các nhà khoa học trên, chúng ta thấy rằng trái đất đang nóng dần và có nguy cơ gây khủng hoảng cho nhân loại. Tuy nhiên, tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, TS Khabibullo Abdusamatov mới vùa chứng minh là trái đất sẽ bắt đầu trở lạnh vào năm 2012. Ly do ông đưa ra là trái đất nóng lên hay lạnh đi hoàn toàn là do mặt trời.

Ông đã tính rằng trong suốt thế kỷ 20 mặt trời luôn luôn chiếu sáng rực rỡ, vì vậy trái đất trong vòng 100 năm nay đã nóng lên 0,60C. Nhưng kể từ thập niên 90 trở đi, mặt trời không còn chiếu sáng rực rỡ nữa. Qua mô hình toán, ông đã chứng minh rằng nhiệt độ của trái đất sẽ giảm xuống cho đến năm 2050 là đạt đến mức tối thiểu. Trung bình sẽ lạnh đi 1,2 – 1,50C so với bây giờ.

Kết luận trên là do sự ước đoán căn cứ vào giai đoạn lạnh lẽo của trái đất từ năm 1645 đến năm 1715. Cũng theo TS Abdusamatov, Hỏa tinh nóng lên và lạnh đi theo chu kỳ giống như ở trái đất, và đây cũng là kết quả nghiên cứu của NASA Hoa Kỳ. Nhưng trên Hỏa tinh, không có dấu hiệu mầm sống như trên trái đất. Điều đó nói lên một khái niệm khác về sự hâm nóng toàn cầu hiện đang còn trong vòng tranh cãi.


Kết Luận

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do thán khí và một số khí thải kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho hiệu ứng nhà kính. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Hỏa tinh (Mars) đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”.

Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của người Viking ở Bắc Cực thời gian trước khi di cư vào phía Nam. Ở vào thời điểm nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều đồng cỏ do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì thuyết Âm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh của trái đất.

Theo sự suy diễn của thuyết Âm Dương, sự vận hành của trái đất tùy thuộc vào chu kỳ tuần hoàn của từng giai đoạn. Khi đến chu kỳ Âm, liên hệ đến mặt trăng, do đó mực nước có thể bị dâng cao. Và khi trái đất chuyển qua chu kỳ Dương, liên hệ đến mặt trời, thời tiết nóng dần lên.

Tuy nhiên, dù lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng đã nhận rõ là trái đất hiện đang nóng dần, nghĩa là hiện tượng hâm nóng tòan cầu đã là một hiện thực. Ngoài những nguyên nhân được nêu ra qua sự phát triển công kỹ nghệ trên thế giới, con người còn tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên làm đão lộn hệ sinh thái nhiều vùng trên trái đất. Từ đó, tạo ra những ảnh hưởng dây chuyền mà con người không thể kiểm soát hay tiên liệu được như hiện nay.

Còn một nguyên nhân cho đến ngày nay không được các nhà khoa học lưu tâm đến là vào thời điểm năm 1750, dân số trên toàn thế giới chỉ chiếm khoảng vài trăm triệu. Hiện nay, quả địa cầu là nơi cư trú của trên 6,6 tỷ nhân mạng, phóng thích mỗi ngày, theo ước tính, hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn so với thời điểm 1750. Điều nầy cũng có thể nào là một phần lý giải cho sự hâm nóng toàn cầu?


Mai Thanh Truyết
viethoaiphuong
#5 Posted : Thursday, May 5, 2011 1:17:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Global Warming & World Barbecue Oven




Hậu Quả của “Hâm Nóng Toàn Cầu”

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức



“Vào cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng cao hơn bây giờ khoảng một thước và nhiều tiểu bang thấp ven biển Hoa Kỳ (như Louisiana và Florida) sẽ bị nhận chìm. Lý do là trái đất ngày một nóng, làm rã các băng đảo ở Bắc Cực, nước tràn vào biển khơi”.

Đó là kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học gia, trong đó có tiến sĩ địa chất Jonathan Overpeck, Đại Học Arizona ở Tuscon, được công bố trên tạp chí Science vào tháng 3 năm 2006.



global-warming-information.blogspot.com



Hội nghị giữa 2500 các nhà khoa học, kinh tế và chuyên viên hoạch định chính sách của 120 quốc gia đã họp tại Bangkok, Thái Lan, vào tháng 5 năm 2007. Hội nghị đã đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ rằng, thế giới phải tìm cách thay đổi lối sống và thói quen sử dụng nhiên liệu, phải dùng các nguồn năng lực thiên nhiên như mặt trời, gió hoặc từ nguyên tử năng… để có thể mang mức độ khí thải nhà kính hiện nay xuống bằng với mức độ năm 2000. Nếu không thì khí thải này sẽ tăng thêm 90% vào thập niên 2030.

Tuần lễ cuối tháng 9 năm 2007 được giới truyền thông Hoa Kỳ mệnh danh là “Tuần Lễ Khí Hậu”, vì liên tục diễn ra các hội họp thảo luận về “hâm nóng toàn cầu” và giới hạn khí thải nhà kính. Hội họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc với 80 lãnh đạo các quốc gia. Hội họp tại Tòa Bạch Ốc với lãnh đạo 8 quốc gia kỹ nghệ cao. Đa số đều đồng ý về mức độ trầm trọng của thay đổi khí hậu nhưng rất bất đồng với nhau về phải làm gì bây giờ.

Trong dịp này, tại diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo chính quyền Bangladesh, Tiến sĩ Fakhruddin Ahmed phát biểu: “Cần phải có ngay các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự gia tăng khí thải nhà kính. Nếu không, nhiệt độ trái đất sẽ gia tăng, băng đá tan rã, nước biển dâng cao, 1/3 lãnh thổ Bangladesh sẽ nằm dưới nước biển và 25-30 triệu dân chúng nơi đây phải rời bỏ làng xóm, bơ vơ không nhà cửa”.

Theo Avis Robinson, Phó Giám đốc EPA: “Nhân loại đã thay đổi nhiệt độ của trái đất bằng cách làm tăng mức độ khí thải nhà kính trong không gian”.
Nói chung, các khoa học gia đều đồng ý là sự thay đổi khí hậu trái đất đã thực sự xảy ra và ảnh hưởng tới toàn cầu, đặc biệt là từ giữa thế kỷ thứ 18, với cuộc Cách Mạng Công Nghệ Kỹ Thuật.

Thực ra, đã có nhiều thời kỳ thay đổi nhiệt độ trên trái đất từ nhiều tỷ năm vừa qua và sẽ tiếp tục thay đổi. Nhưng sự thay đổi hiện nay do loài người gây ra thì rõ ràng hơn và hậu quả là khí quyển của trái đất ngày một ấm hơn.
Trong suốt thế kỷ 20, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng khoảng 0.6°C.

Với chiều hướng hiện tại, các khoa học gia ước lượng rằng vào thế kỷ tới, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 1.°4C – 5.°8 C. Họ cũng đồng ý rằng, chỉ một gia tăng rất nhỏ của độ nóng toàn cầu cũng đã đủ để đưa tới thay đổi thời tiết, khí hậu và từ đó ảnh hưởng tới đời sống của mọi sinh động thực vật trên trái đất. Ảnh hưởng xấu tốt này cũng thay đổi tùy từng vùng và thời gian và tùy theo khả năng thích nghi của mỗi xã hội.

Lý do đưa tới “Hâm Nóng Toàn Cầu” là sự gia tăng khí thải nhà kính (Greenhouse Gases Emission) và các sinh hoạt của loài người.

Nhà kính là một loại nhà mái bằng kính để bảo vệ rau trái trồng ở trong khỏi bị hư hỏng bởi thời tiết. "Khí Thải Nhà Kính –Greenhouse Gases” được dùng để chỉ các loại hơi có khả năng chặn giữ sức nóng trong khí quyển, như hơi nước, carbon dioxýt… Khả năng này là “hiệu ứng nhà kính - Greenhouse Effects).

Hiệu ứng nhà kính có vai trò điều hòa nhiệt độ không khí, do đó rất cần thiết cho sự sống. Nếu không có sự điều hòa này thì các sinh vật sẽ hóa băng vì nhiệt độ trên trái đất sẽ là âm 18°C thay vì 37°C như hiện tại.

Ở mức độ vừa phải, khí thải nhà kính cần thiết để duy trì sự sống của sinh động vật. Cao quá lại có hại.

Khí thải nhà kính gồm có:

- Carbon dioxýt CO2 xuất phát từ sự sử dụng than dầu, khí đốt trong các cơ xưởng kỹ nghệ, xe tự động, trong chế tạo xi măng…
- Methane (CH4) do thay đổi kỹ thuật canh tác, trong chuyên chở than, dầu, khí đốt; trang trại nuôi súc vật.
- Oxit Nito (N2O) do các phương thức canh tác và kỹ nghệ, đốt nhiên liệu hầm mỏ, vật phế thải cứng.

Hiện nay, mức độ CO2 trong không khí đã cao hơn thời kỳ tiền kỹ nghệ tới 30%. Với hơi nóng toàn cầu tăng khoảng từ 1.5°C tới 5.9°C vào cuối thế kỷ 21 thì tỷ lệ CO2 sẽ cao hơn nữa, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.

Trong năm 2007, các sinh hoạt của nhân loại sẽ đưa 25 tỷ tấn carbon dioxýt vào hỗn hợp khí bao quanh trái đất. Khí quyển hiện tại có 386 phần/ 1triệu (parts per million (ppm) CO2, cao hơn mức độ thời kỳ tiền kỹ nghệ hóa tới 1/3. Tỷ lệ này sẽ gia tăng đều đều mỗi năm 1ppm.

Mức độ tầng ô zone ô nhiễm tại miền Đông Hoa Kỳ sẽ tăng 60% vào thập niên 2050. Gia tăng dân số trên trái đất đưa tới sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn và khí thải cũng tăng theo.

Bình thường, 30% hơi nóng từ mặt trời chiếu xuống trái đất được phân tán trong thượng từng không gian. Số còn lại chuyển xuống trái đất, rồi cũng bị đẩy trở lên.

Nếu trong không khí có nhiều khí thải nhà kính như CO2, hơi nước, ôzone, methane thì sức nóng được giữ lại, tạo ra một tấm mền giữ nhiệt, bao phủ hâm nóng trái đất.

Có khá nhiều hậu quả do “hâm nóng toàn cầu” gây ra.

1. Theo Richard J.Jackson, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Môi trường của CDC, thay đổi thời tiết có khả năng đưa tới bất ổn chính trị. Hạn hán và hồng thủy liên tục xảy ra khiến cho dân chúng tại nhiều địa phương phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn di chuyển đi nơi khác.
2. Băng đá tan, tăng mức độ nước biển, gây ra lụt lội, lở đất dọc theo đại dương và giảm nước ngọt cần thiết cho mọi sinh vật.
3. Giông tố bão lụt tăng độ ẩm trên mặt đất.
4. Hạn hán gây thiệt hại canh tác, chăn nuôi.
5. Nhiều sinh vật quý hiếm sẽ bị tiêu diệt dần dần vì chúng không tồn tại được trong thời tiết quá nóng cũng như tăng độ acid trong nước biển.
6-Trong tương lai, sức nóng có thể tăng khí thải nhà kính bằng cách làm cho các khí này thoát ra khỏi nơi tích tụ dưới biển.
7. Ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu đối với sức khỏe con người là điều rất rõ.

Theo WHO, các bệnh gây ra do thay đổi khí hậu sẽ tăng lên gấp đôi vào thập niên 2030. Hiện nay, cơ quan này cho biết khí hậu thay đổi đã đưa tới ít nhất 5 triệu trường hợp bệnh hoạn và trên 150,000 tử vong mỗi năm trên thế giới. Tử vong gây ra do sức nóng trong không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2100.

- Bác sĩ Steven K. Galson, Giám đốc Khoa học Văn phòng bảo vệ Sức khỏe Trẻ em của EPA cho biết số trẻ em bị bệnh hen suyễn, ung thư, ngộ độc chì gia tăng với sự thay đổi của môi trường nóng.

- Các sinh vật mang mầm bệnh như sốt rét, viêm não, sốt vàng da sẽ gia tăng vì chúng hợp với khí hậu nóng.

Khí hậu nóng lên tạo điều kiện tốt cho muỗi và vi khuẩn, những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não ở người. Muỗi sẽ tăng sinh mạnh hơn và chúng có thể sống chung với con người ở trong nhà, như đậu trên bình hoa, núp trong vỏ bánh xe… Ngoài ra khí hậu nóng bức cũng làm trứng vi khuẩn trong muỗi sanh đẻ mau.

- Thời gian lạnh sẽ thu ngắn nhưng thời gian nóng tăng, đưa tới nhiều tử vong vì say nóng (heat stroke). Mùa hè năm 2003 tại Pháp với 14,842 tử vong vì nóng tới 40°C là một thí dụ. Những người đang có bệnh tim mạch mà gặp thời tiết nóng bức thì bệnh tình gia tăng vì tim phải làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể mát.

- Ung thư ngoài da tăng vì tiếp cận quá nhiều với tia nắng mặt trời.

- Thời tiết ấm nóng làm tăng ô nhiễm không khí, nước và không tốt cho sức khỏe. Tăng ô zone gây tổn thương cho phổi, khiến cho các bệnh của cơ quan này như hen suyễn trầm trọng thêm lên. Cứ mỗi lần tăng 3 °C là lượng ô zone tăng lên 5%.

- Một số nhà khoa học cho rằng, thời tiết nóng giúp cho sự tăng sinh của các loại tảo ở dưới nước, đặc biệt là khi nước bị ô nhiễm. Từ đó một số bệnh truyền nhiễm như tiêu chẩy sẽ xảy ra nhiều hơn.

Một nghịch lý là các quốc gia nghèo khó, ít gây ra hiệu quả nhà kính lại chịu nhiều hậu quả hơn vì đời sống của họ tùy thuộc ở tài nguyên thiên nhiên như thực phẩm, nước uống. Ngoài ra vì nghèo túng, họ cũng kém khả năng đối phó với các thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Chẳng hạn như các nước dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và dân chúng vùng sa mạc Sahara. Họ không có đủ phương tiện và tổ chức để tự bảo vệ. Rồi lại còn di dân, tránh thiên tai bão lụt hạn hán, tranh chấp nguồn cung cấp nước ngọt, bất ổn chính trị.

Ngay cả tại các quốc gia kỹ thuật cao, như Hoa kỳ cũng chịu ảnh hưởng, như tại California và Florida trong thời gian nóng do El Nino vào năm 1997-1998
Dân chúng sống chen chúc tại các thành phố mở rộng không quy hoạch với các “ốc đảo hơi nóng” từ các tòa nhà cao tầng cũng dễ dàng bị các bệnh liên can tới sự hâm nóng toàn cầu.

Đối phó với sự “Hâm Nóng Toàn Cầu”

Ý thức được hiểm họa do khí thải nhà kính và sự nóng dần của trái đất, các nhà khoa học cũng như chính quyền các quốc gia đã ngồi lại với nhau để tìm cách đối phó.

Hội nghị quốc tế thảo luận về giảm khí thải nhà kính họp tại Tokyo vào năm 1994 đưa ra một thỏa hiệp cắt giảm khí thải gọi là Tokyo Protocol. Thỏa hiệp được 175 quốc gia thông qua vào năm 1997 và có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 2 năm 2005 đến năm 2012. Theo thỏa hiệp, các quốc gia phê chuẩn đồng ý cắt giảm khí thải xuống 7% dưới mức khí thải ở thời điểm 1970 và phải thực hiện trong thời gian từ 2008-2012.

Bình luận về thỏa hiệp này, bà Avis Robinson, Phó Giám Đốc Cơ Quan Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) nói: “Đây là một dự án đáng giá, mang lại nhiều lợi ích, đề cập tới một vấn đề quan trọng một cách thực tế”.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ, đứng đầu thế giới về sản xuất khì thải nhà kính, chưa chịu phê chuẩn, vì e ngại ảnh hưởng tới nền kinh tế của mình và cũng vì thỏa hiệp không bắt buộc Trung Quốc và Ấn Độ cắt giảm khí thải. Hoa Kỳ cam kết giảm khí thải nhà kính theo cách riêng, song hành với việc tăng trưởng kinh tế.

Kết luận

Sự “Hâm nóng toàn cầu” với các hậu quả nguy hại đã thể hiện quá rõ ràng trong những thập niên vừa qua và chắc chắn sẽ còn thiệt hại hơn nữa trong tương lai.

Ảnh hưởng xấu xuất hiện tùy từng vùng. Có những vùng sẽ liên tục bị hồng thủy thì cũng có những vùng liên tục hạn hán. Bệnh cơ hội do thời tiết đột ngột thay đổi sẽ gia tăng. Đó là do hậu quả của “hiệu ứng nhà kính nhân tạo” mà sự điều chỉnh, chữa trị khó mà thực hiện được nếu không được hầu hết các quốc gia trên trái đất cùng làm.

Những quốc gia đang phát triển, dân chúng nghèo khổ đã phải chịu hậu quả của gia tăng khí thải, của hâm nóng toàn cầu, lại là nạn nhân của thời tiết thay đổi. Họ không có đủ nguồn lực và kỹ thuật cũng như nhân lực để áp dụng các phương thức phòng tránh, thích nghi với “nhân tai”. Bệnh tật và sự nghèo đói sẽ luôn luôn đe dọa.

Giải quyết hiểm họa hâm nóng toàn cầu phải là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia.

Các quốc gia có kỹ nghệ cao phải tiên phong khi họ nhả khí thải nhiều nhất và họ có phương tiện cũng như kỹ thuật để thực hiện sự cắt giảm này.

Các quốc gia đang phát triển, ít phương tiện, cũng cần quan tâm tới vấn đề này, vì với sự mở mang cải thiện đất nước, khí thải sẽ nhiều hơn. Họ cần được sự hợp tác hỗ trợ từ các nước giàu tài nguyên, kỹ thuật.

“Giải quyết hiệu ứng khí thải nhà kính không phải chỉ cho thế giới hiện tại mà là cho con cái chúng ta, cho những thế hệ kế tiếp. Đây không phải là vấn đề chính trị mà là vấn đề đạo đức mà mọi người mọi giới đã tranh luận nhiều rồi. Bây giờ cần hành động cụ thể”.

Đó là ý kiến của nguyên Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Al Gore, người mới được giải thưởng Nobel Hòa Bình vì những nhiệt tình của ông trong việc nói rõ hậu quả và vận động thế giới giải quyết vấn nạn “Hâm Nóng Toàn Cầu”.



Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ
(Viết với sự gợi ý và góp ý của sinh viên cao học Đinh Thanh Huyền, Viện Y Học Nhiệt Đới Hoàng Gia, Vương Quốc Hà Lan).
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.