Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
---------- Forwarded message ---------- From: huong Saigon <huongsaigon9@gmail.com> Date: 2011/4/12
KHOA HỌC và TÔN GIÁO
Kính thưa quý vị,
Huong Saigon rất đồng ý với bài viết dưới đây của tác giả "van hanh phung".
Những kẻ thường hay dựa vào khoa học (science) để đả kích tôn giáo, thường là những kẻ ít hiểu biết về khoa học. Họ tin tưởng tuyệt đối vào khoa học vì họ quên hoặc không biết rằng khoa học chỉ là sự mò mẫm (trial by error) của con người để khám phá, tìm hiểu về thế giới hữu hình xung quanh con người và chính thân xác của con người.
Thật vậy, khoa học được định nghĩa là "kiến thức có hệ thống về thế giới vật chất thu góp được do quan sát và thí nghiệm". (Science is systemic knowledge of the physical or material world gained through observations and experimentation).
Định nghĩa trên cho thấy rằng khoa học chỉ là sự mò mẫm của con người để tìm hiểu về thế giới vật chất. Điều nầy cho thấy những gì khoa học đã tìm ra rất là giới hạn . Thật vậy:
- Con người đã mất bao nhiêu ngàn năm để tìm ra thuốc trụ sinh (antibiotic) để trị các chứng bệnh nhiễm trùng (infection) làm chết người?
- Con người đã mất mấy ngàn năm mới chế được computers, cell phone, radio, TV ?
- Con người đã phải mất mấy ngàn năm để có thể phóng phi thuyền lên cung trăng?
- Con người đã mất mấy ngàn năm mà vẫn chưa tìm được thuốc để trị các bệnh ung thư?
- Con người đã mất mấy ngàn năm mà chưa chống được bệnh già (aging), phải đành bó tay trước cái chết của người già dù là cha mẹ dấu yêu của mình ?
Thử trả lời các câu hỏi trên, qúy vị sẽ thấy rõ khoa học rất là giới hạn. Khoa học không phải là chân lý, và khoa học rất là bất toàn!
Và như thế, những ai cho rằng khoa học đã chứng minh được rằng Thượng Đế không hiện hữu là đã tự dối mình hoặc không biết gì về khoa học. Điều nầy áp dụng cho cả những kẻ có bằng cấp cao như bác sĩ , luật sư, giáo sư và tiến sĩ.
Nên nhớ rằng, khi quý vị hoàn thành chương trình học, quý vị dự lễ ra trường để lãnh văn bằng , mà các trường học gọi là lễ "commencement".
Commencement không có nghĩa là "thành đạt" mà là bước "khởi đầu" trên "con đường xa tít mu`trước mặt", để mà mò mẫm mà khám phá ! Luận án tiến sĩ (doctoral thesis/ Ph.D. dissertation) của qúy vị không phải là "chân lý" mà chỉ là kết quả của một cuộc thực tập nghiên cứu đầu tiên của tiến trình nghiên cứu trong cuộc đời của quý vị (nếu quý vị còn tiếp tục nghiên cứu).
Hãy cẩn trọng trong phán đoán và nên tôn trọng tín ngưởng của người khác như con người văn minh đích thực. Làm khác hơn chỉ đơn thuần là một loại người "UNCIVILIZED"!
Huong Saigon (04/12/2011)
PS. HSG góp ý bài dưới đây >>
2011/4/12 van hanh phung <pvhanh2001@yahoo.com>
Sông nào cũng chảy vào biển cả mọi chân lý hướng nẽo vô biên cùng đích chánh đạo tâm linh quê hương, lý lẻ, hiện sinh con người Vâng, chân lý của khoa học hướng nẽo vô biên. Như tôi đã nói:Mỗi khám phá mới khoa học đem lại nhiều câu hỏi khác, và khoa học chẳng biết nơi dừng chân là đâu “con đường trước mặt vẫn xa tít mù” . Chân lý tôn giáo cũng hướng nẽo vô biên, vẫn luôn luôn luận bàn về ý nghĩa, sứ mệnh, cùng đích của hiện sinh. Ông bà ta nói: sinh ký tử qui, đời sống là tạm, chết về quê hương có tên là hư vô, vô biên, chân nguyên, niết bàn, thiên đường v.v. Nói chung tôn giáo và khoa học hổ trợ cho nhau, đều hướng về chân lý, là kho tàng chung nhân loại. Những ai, kể cả vô thần và hữu thần, đem hai lãnh vực ấy chọi nhau đều là nông cạn, dại khờ (stupid). Những nhũng lạm tội lỗi, dùng khoa học để giết người( chiến tranh hoá học,vi trùng v.v.), tôn giáo để đồi truỵ, lợi dụng, đều bị kết án bởi người công chính từ xưa đến nay. Nói lại thêm rườm rà. Người xấu chứ không phải khoa học tôn giáo xấu. 90% các nhà khoa học có đức tin. Einstein nóiL(Science without religion is lame. Religion without science is blind.) Khoa học không tôn giáo là què quặt, tôn giáo không khoa học hóa mù. Vatican có một đài thiên văn nổi tiếng thế giới. Biết bao nhiêu các linh mục dòng Jésuite làm việc trong các viện nghiên cứu khoa học Người có đức tin hỏi người vô thần: “không có đức tin anh làm sao sống ” Người vô thần hỏi lại người có đức tin”có đức tin anh có sống tốt hơn tôi chăng?”(le croyant dit à l’incroyant: comment pouvez vous vivre sans la foi. Et l’incroyant dit au croyant: est-ce que avec la foi vous vivez mieux que moi” Thống kê xã hội cho thấy người có đức tin sống tốt hơn người vô thần, từ tâm hơn, gia đình bền vững hơn, chữa bệnh mau lành hơn v.v. Cứu giúp cho nhân loại đói nghèo, bệnh tật và đau khổ là các cơ quan từ thiện,chứ không phải các nhà khoa học. Hình như vì làm việc quá nhiều với trí óc, nên không có thì giờ dành cho yêu thương. Các nhà khoa học thường dè dặt, khiêm nhường, nghi ngờ, đón trước rào sau, vì hơn ai hết họ biết sự hạn chế của lý trí loài người( xem critique de la raison trong triết học)và sự thật hôm nay có thể không còn là sự thật, với khám phá và tiến bộ khoa học. The trouble with world is the stupid are cocksure and the intelligent are full of doubt (Bertrand Russel). Ngành khoa học lý thuyết là một bằng chứng về sự đào thải ấy. Thuyết Darwin có một dạo sáng giá lắm trong khoa học lý thuyết. Nhưng những khám phá mới đã đưa nhiều sai lầm của Darwin vì thời ông không có những phương tiện tiên tiến như ngày nay. Tại Montréal, các nhà gia thế gửi con vào các trường tôn giáo càng nhiều. Ở đấy giảng dạy vẫn xem Thượng Đế là chủ tể vũ trụ, thuyết Darwin cũng nhắc đến với phê phán sai trái. Các trường nầy đào tạo những nhân vật lỗi lạc trong xã hội. Ở Mỹ, Âu Châu cũng thế Không phải dịch thuật những tác giả mình ưa thích, mà soi sang được sự thật. Phải gạn lọc, tiêu hóa những kiến thức qua bản thân, tự mình tìm ra hướng đi. Phải biết lời nhắc nhở của thánh Augustin: Je crains l’homme d’un seul livre (tôi sợ người chỉ độc một quyển sách) Như CS chỉ có Marxisme- Léninisme. Giáo hoàng, khoa học gia lỗi lạc chẳng qua là con người, cũng lầm lạc, sờ soạng trong bí mật của hiện sinh. Einstein nói:”the eternal mystery of the world is its comprehensibility. Thế giới sống trong sự bí hiểm trường cửu, không bao giờ lý giải được. Hiểu biết khoa học xem như là phát triển bề ngang của con người (extension en largeur, Còn triết học, thần học, tôn giáo xem như bề sâu con người, tìm hiểu giá trị, ý nghĩa, cùng đích của hiện sinh. Có một thời người ta lạc quan tưởng rằng sự phát triển bề ngang sẽ soi sang bề sâu, Nhưng khoa càng phát triển thề sâu càng thăm thẳm. Thắc mắc về hiện sinh càng nhiều. Một điều rất rõ là các nhà khoa học càng khiêm nhường hơn, vì hiểu biết khoa không thấm vào đâu với khắc khoải con ngươi. biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra sau khám phá mới , vẫn là con đường trước mặt càng xa tít mù.
|