Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Phạm Duy
Phượng Các
#1 Posted : Tuesday, December 28, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực

Thụy Khuê


Ðạo Ca và Thiền Ca, hai tựa đề có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo Ca mở đường và Thiền Ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.
Trong vòng tử sinh của kiếp người (trầm trong bể khổ), Ðạo Ca cất lời mầu nhiệm thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn "chúng sinh" -từ cõi vô minh- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác:
Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
.....
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...
Nhạc Phạm Duy trong Ðạo Ca thanh thoát và thắm thiết như tâm hồn một thiền sư, tuy đã gột rửa "lòng trần" nhưng vẫn còn tha thiết ngoái lại dĩ vãng với luyến tiếc và u hoài. Giọng hát pha lê Thái Thanh cất lên, nguyện cầu, vút cao, thăm thẳm, thánh thiện mà đam mê như muốn hướng dẫn con người cư xử với nhau trong đạo đức và nhân ái :
Thương người như thương mình
Thương người như thương thân.
Ðạo Ca "phổ nhạc" giáo lý cơ bản và sơ đẳng của nhà Phật. Là Phật pháp hiểu theo nghĩa đại chúng : hành thiện để kiếp sau khá hơn kiếp trước, vì :
Sinh tử vẫn còn đây
Ðời này qua đời nọ
Tử sinh vẫn còn kia...
Phạm Duy và Phạm Thiên Thư dường đã thơ mộng hoá kinh điển nhà Phật : đem tình yêu vào đất Phật. Nhưng hồn của Ðạo Ca mới chỉ là hồn bướm mơ tiên, là tình yêu chưa kịp bước vào vườn địa đàng đã "thoảng nghe tiếng chầy kình" của thiền sư Không Lộ mà giật mình tỉnh ngộ quay về với đạo lý. Tình yêu trong Ðạo Ca là thứ tình nửa chừng xuân : tình yêu diệt dục. Ðạo Ca thuộc về Ðạo, là ý thức muốn giác ngộ, đang tìm đường giác ngộ, nhưng mới đi được nửa đường. Ðạo ca Tâm Xuân kết thúc cuộc hành hương bên bờ nghi vấn :
Mùa xuân có không? Hay là cõi Tâm?
Mùa xuân có không? hay là cõi Không?
*
Thiền Ca, hai mươi năm sau, Phạm Duy phá giới, bước ra ngoài vòng đạo lý, vì đã thấy chính mình. Phạm Duy trong Thiền Ca xác định nội dung giác ngộ, qua ngả tự giác, bằng chính sự sống. Thiền Ca thuộc về đời.Thiền Ca là Sinh Ca, là Tình Ca, xa và cao hơn Ðạo Ca trong triết lý. Thiền Ca thể hiện bến giác cho nên Thiền Ca gần người mà cũng rất xa người. Chặng đường từ Ðạo đến Thiền của Phạm Duy gồm thâu hành trình hơn bảy mươi năm sống và sáng tạo. Thiền Ca tổng kết hành trình ấy, đồng thời xác định phong cách nghệ sĩ của Phạm Duy, một phong cách rất Thiền, rất Ðạo mà lại phản Thiền, ngoại Ðạo.

Phản Thiền, bởi vì muốn đạt tới trạng thái thượng đỉnh (giác ngộ, niết bàn, phật tánh...) thì phải sống xa tục lụy, tĩnh tâm, tham thiền nhập định. Con đường tới Thiền tịch lặng, cô đơn. Phong cách sống với, sống vì quần chúng, tác phong trình diễn của Phạm Duy, tự nó, có nội dung sinh động, một tư chất phản Thiền. Tuy phản Thiền nhưng lại rất Thiền vì ba đặc trưng khai phóng nhân sinh của Thiền(1): trực nhận, vô ngôn và vô ngã luôn luôn hiện diện trong Phạm Duy, con người và tác phẩm.

*

Âm nhạc là một nghệ thuật dựa trên hai yếu tố căn bản : vô ngôn và trực nhận. Âm nhạc đến hoặc không đến với chúng ta. Chúng ta cảm hoặc không cảm một bản nhạc. Với âm nhạc, không có vấn đề : hiểu hoặc không hiểu. Với âm nhạc không cần lý luận, dẫn giải. Âm nhạc là vô ngôn, là thứ ngôn ngữ thượng từng. Phạm Duy tận dụng hai tính chất trực cảm và vô ngôn của âm nhạc để nói, để sống và để sáng tác trong suốt cuộc đời. Cái học của Phạm Duy dày trường đời hơn trường học. Phạm Duy đạt tới cao độ của nghệ thuật không bằng con đường tri thức, lý luận mà bằng trực cảm: sáng tác chớp nhoáng một bản nhạc trong giây lát, đặt lời cho một bài ca trong vài sát na. Phạm Duy chưa từng khổ công học nhạc trước khi sáng tạo ra những tuyệt phẩm Nương Chiều (1947), Bà Mẹ Gio Linh (1948), Về Miền Trung (1948)... Bản nhạc đầu tay Cô Hái Mơ (1942) đã mang đặc chất Phạm Duy. Và Thiền Ca là sản phẩm làm trong một đêm để xưng tụng người tình. Bản chất Phạm Duy chống lại và khinh thường cái học hàn lâm. Về "cái biết" của mình, Phạm Duy thường nói "tôi học lóm". Ðối với đám "học sĩ", Phạm Duy là người ngoại đạo. Tư chất coi thường sách vở, sáng tác đột xuất, thấy nhanh, không qua trung gian của tư tưởng ấy cũng là một tư chất rất Thiền.

Khi Thiền cho rằng tư tưởng là thủ phạm dẫn đến vô minh, thì một cách gián tiếp, Thiền đã nhìn nhận nội dung của giác ngộ là sáng tạo, là tự do tuyệt đối, hai yếu tố cơ bản để mở cửa vào vô cực và vĩnh cữu. Mà cuộc đăng trình đến vô cực ấy, trong Thiền gọi là bến giác, Phạm Duy đã trực nhận từ thuở thiếu thời:

Người đi trên dương gian
Thở hơi gió từ ngàn năm
Gió lung lay Hoành Sơn
Gió dâng cao Biển Ðông
Người đi trong thanh xuân
Sưởi hương nắng như lửa sống
Máu sôi như sắc trời
Bước nhanh vượt chân đời
.....
Người đi trong không gian
Nhịp xe uốn vòng tử sinh
Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vòng hoa
Người đi trong nhân gian
.....
Người đi nghe xa xăm
Mà chưa thấy bồn chồn chân
Bước đi trong thời gian
Vướng bao nhiêu lòng thương
Người đi trong thiên nhiên
(Lữ Hành - 1953)
*
Sau này Phạm Duy chọn Lữ Hành làm tín điều (credo) trên đường sáng tác cũng dễ hiểu bởi Lữ Hành "tuyên ngôn" triết lý sống và sáng tạo của Phạm Duy: Tự Do và Trực Cảm.

Ðộng lực nào đã khiến Phạm Duy "trực cảm" rằng con người "tự do" có thể đi đến muôn chiều: đi "trên dương gian", đi "trong thanh xuân", đi "trong không gian", đi "trong thiên nhiên"... nghĩa là đi tới vô tận? Và đi bằng gì? Ta đi bằng một sợi tơ (Mộng Du - 1959). Hẳn là tình yêu chứ không phải cái gì khác. Ngoài tính chất giăng mắc, mong manh, tình yêu là lần đầu tiên cái tôi thoạt biết có cái khác tôi (người khác). Cái tôi, cho đến bây giờ, tưởng như bất khả phân. Giờ đây, tự chẻ đôi ra: cùng một lúc vừa xác định cái tôi vừa từ bỏ cái tôi để nhập vào người khác (Suzuki). Nhập như thế nào? Nhập bằng hai nẻo: thể xác và tâm linh. Tình yêu làm cho cái tôi mất đi (vô ngã) trong đối tượng (người mình yêu) và đồng thời cũng đòi quyền chiếm hữu đối tượng đó. Trước tình yêu, cái tôi tỏe ra để rước cái khác vào mình. Cái tôi tan vào trong cái khác. Cái khác kia chính là tự do của con người. Tình yêu là bước đầu của vô ngã. Tình yêu vừa đưa đến tự do, vừa triệt tiêu tự do vì ta đem tự do của mình cho người khác. Mâu thuẫn đó nằm trong những nghịch lý sâu xa nhất của cuộc đời. Những kẻ đa tình, muốn "cho" nhiều lần, thường khôn ngoan lũy tiến đối tượng tự do: "cho rồi xin lại tự do" (Cho Nhau - 1957). Nhưng lũy tiến tự do cũng là một hình thức vĩnh cữu. Cho nên Phạm Duy vừa đa tình vừa chung tình:

Dìu nhau sang bên kia thế giới
Dìu nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào nghìn thu
(Thương Tình Ca - 1956)
Ý thức vĩnh cữu thiên thu trong lòng này (Lữ Hành) và vô cực "đừng cho không gian đụng thời gian" (Thương Tình Ca) không chỉ thấy trong những bản tình ca mà còn rải rác trong toàn bộ tác phẩm Phạm Duy: bằng ý nhạc mở rộng tới vô cùng trong Chiều Về Trên Sông (1956), bằng ý nhạc và lời ca lồng lộng biển trời trong Viễn Du (1953), trong Mẹ Trùng Dương (1963-64), hoặc đến trong thăm thẳm lòng người như Tâm Ca (1964-65), đến bằng tình yêu truyền kiếp trong Rong Ca (1988).
Ý thức vĩnh cửu tựu trung là sự mở rộng cõi lòng "đêm đêm người mở lòng ra" (Mộng Du) để "cho nhau cả bốn trùng dương" (Cho Nhau), để "yêu nhau như lòng đại dương" (Tình Hoài Hương): Phật gọi là tâm, là phật, là giác ngộ, và là nội dung của Thiền.
*

Tiếng chuông và tiếng kinh, như Phạm Duy kể lại, là những ấn tượng tình cờ đến với nhạc sĩ từ thuở ấu thời :

"Lúc còn nhỏ, vì mẹ tôi là một Phật tử thuần thành cho nên tôi hay được theo mẹ đi tới các nơi lễ bái nổi tiếng như Chùa Thầy, Chùa Hương, Ðền Sòng Phố Cát. Tôi biết tụng kinh, thuộc làu Kinh Bát Nhã : "Xá lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị". Thuộc làu kinh kệ nhưng tôi chẳng hiểu gì hết!"
Chính cái chỗ chẳng hiểu gì hết ấy mới là cốt tử, nó triền miên đi vào cõi nhạc Phạm Duy. Vì nếu Phạm Duy "hiểu hết" thì không phải Thiền. Không có Thiền Ca. Dường như, từ bước "đường về thôn xóm buồn teo, xa xa tiếng chuông chùa gieo" ở huyện Gio Linh 1948, tiếng chuông và người mẹ đã gắn liền thành tiếng nội tâm "me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà" gọi từ lòng Người Về (1954) khơi sâu đến Mẹ Trùng Dương, Biển Mẹ (1964), khiến những cuộc gặp gỡ đắm say nhất trong đời tình của Phạm Duy luôn luôn nhuốm mầu đạo lý : Gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông (Tìm Nhau - 1956), bao dung: Tình thương nhân thế bao la (Xuân Thì - 1963) và nhân ái: Thương đời thương lẫn nhau trong chiều (Chiều Về Trên Sông), đôi khi trực tiếp gọi về cửa Phật:
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
(Xuân Thì)
Vậy, cái mà Phạm Duy bảo là "chẳng hiểu gì hết" có thực là "chẳng hiểu" hay chính là "ý thức về đạo"? về lòng nhân ái? về tình người? đã nhập tâm nhạc sĩ từ lúc lọt lòng, tiềm ẩn trong vô thức (ca dao, dân ca... có lẽ cũng xâm nhập Phạm Duy như thế) và mỗi khi có một động lực thúc đẩy, chúng lại bật ra trong sáng tác: Ðạo trong Phạm Duy không do tư tưởng mà ra, cũng không do chủ đích hành Ðạo mà ra. Ðạo trong Phạm Duy từ vô tâm mà ra. Và vô tâm là bản chất sâu xa, là nguyên lý của Thiền.
*

Bản chất sống và sáng tác của Phạm Duy, do đó, vừa có chất Thiền vừa phản Thiền. Bản chất đó được cụ thể hóa và âm nhạc hóa trong Thiền Ca.

Cái cõi thinh không muôn chiều mà Phạm Duy đã trực cảm trong bài Lữ Hành cách đây 40 năm, phải đến Thiền Ca mới mở ra toàn diện trong cung giai âm nhạc. Bước vào Thiền Ca là một thinh không vô tận, vang trong thanh âm, xin tạm gọi là "gian âm": âm nhạc trong không gian và âm nhạc trong thời gian. Hòa âm của Duy Cường ở đây là một thử nghiệm: "nghiệm âm". Âm nhạc bình thường chỉ là nghệ thuật âm thanh dội lên trong một khoảnh khắc thời gian nhất định. Nhưng ở nghiệm âm này, Duy Cường đã tạo thêm được chiều dày thứ nhì: chiều dày không gian, rồi từ đó biến tiết, tác sinh các chiều khác: dương gian, nhân gian... khiến cõi thinh không của Phạm Duy dày thêm, sâu thêm, biền biệt, trở thành vô cùng vô tận...

Cõi thinh không ấy, do đó, không chỉ là một không gian thuần túy mà còn là cõi không sinh động, cõi không "ļi>‘ầy ắp sinh trùng", những vi bản của đời sống. Giữa không gian sinh động ấy, giọng Thái Hiền, xuất thần, cất lên, mê hoặc, quyến rũ người nghe ngay từ phút nhập Thiền:

Thinh không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À a a bỗng
Ðầy ắp sinh trùng
...
Bản chất Thiền lộ ra rõ hơn khi ý thức "vô ngã" từ từ nhập thinh không âm nhạc: tất cả là tôi mà cũng là chung.
Về phần nhạc, Phạm Duy khai phóng một vũ trụ âm thanh mới lạ, khác xa với những tiết điệu "cổ điển". Nghiệm âm của Duy Cường đưa thính giả vào thế giới cuồng quay âm sắc. Cái thinh không đầy ắp sinh trùng ấy phải chăng là một hệ thái dương "đầy ắp" hành tinh cưu mang sự sống? Rồi các "hệ thái dương" ấy cũng chỉ là hư vô, hư ảo:

Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không.
*
Nguyên lý tương đối của cuộc đời kẽo kẹt trong tiếng võng. Tiếng võng xâm nhập tiềm thức chúng ta từ thuở ấu thời. Ðến tuổi hoàng hôn, người nghệ sĩ tóc trắng chợt thấy "cõi tử, cõi sinh, cõi tình, cõi hận, núi đợi, vực chờ, niềm vui, nỗi khổ"... (Thiền Ca 2) nằm gọn trong cấu trúc tiếng võng xa xưa: chao đảo giữa đôi bề tương đối. Nhưng chính cái cảm giác đu đưa ấy cũng chỉ là ngoại tưởng, cập bến giác rồi thì ở đâu, tâm cũng lặng, tâm không đu đưa: Ta nằm đó... nằm im mọi chỗ (Thiền Ca 2).

Nhạc sĩ linh cảm và sống những điều đó từ thuở ấu thời, trong tiềm thức, rồi một chiều nằm võng tại Thị Trấn Giữa Ðàng, Phạm Duy thấy tất cả. Ðột xuất và trực ngộ. Thế là Thiền. Không cần giải thích. Những "nhời đang bàn" ở đây chỉ là phù phiếm.

Ai chẳng biết tình yêu, khổ đau, cái đẹp... tất cả đều chênh vênh. Nhạc sĩ "hát" cái chênh vênh, để chào hạnh phúc: lúc thấy hạnh phúc thì hưởng, đừng thắc mắc, đừng đòi hỏi, đợi chờ. Hạnh phúc là một loài hoa không tên, không sắc không hương, mà như lòng tôi lộng lẫy thơm lừng tỏa ra bốn hướng (Thiền Ca 3). Nhạc mời gọi, dịu dàng đắm say, mê hoặc. Nhạc tỏa hương và tiếng hát Thái Hiền xoáy vào tâm ta cả "bốn trùng dương" quyến rũ.
Nếu tình yêu mở cửa cho Phạm Duy bước vào vô tận từ thuở Lữ Hành thì đến Thiền Ca, bản chất vô ngã của tình yêu mới được Phạm Duy "phổ nhạc". Thiền Ca 5 mang tên Xuân. Xuân là mùa xuân? Xuân là tên một người? Xuân là tình yêu? Làm sao biết được? Nhưng khi hát "người người hung dữ, trừ tôi", chớ tưởng: Tôi là Phạm Duy. Không phải. Tôi đây là Xuân, cái tôi bất định:

Là xuân con bướm hút nhụy xuân tình
Là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ
Là ý thơ nồng trang giấy xuân thư.
Phạm Duy giải thích về nhạc lý: "Nhạc ban ngày, mở đầu là những nét roi, nhát chém của cuộc đời. Rồi là những lời vãn ca. Rồi nhạc trở nên mặn mà, tha thiết"... Bản chất vô ngã của tình yêu, hay sự tan loãng của con người trong nhau -"mất đi" trong nhau- băng trinh cất lên qua giọng hát Thái Hiền:
Tôi là tôi, tôi cũng là em
Em là tôi, em cũng là anh.
Không phải ở đâu và lúc nào ta cũng thấy được những "mất mát trong nhau" đó: Phạm Duy xưng tụng tình yêu từ hơn nửa thế kỷ nay, sáng tác những bản tình ca tha thiết nhất cho nhiều thế hệ yêu đương. Nhưng đến Thiền Ca, Phạm Duy mới thấy, mới đem bản chất vô ngã của tình yêu vào âm nhạc. Sự trực nhận ấy là Thiền. Là bến ngộ. Bến tình.
Thiền Ca 6 đưa tình vào bến giác. Cuộc ngộ tình thể hiện trên một giai điệu dục tính, âm hao Ả Rập. Sóng tình chập chờn, chợt đến và cũng chợt đi, liêu trai như chưa từng hiện hữu: Ta chưa ôm em thì mất em.

Thiền Ca 7, Phạm Duy tổng kết bản chất yêu đương của chính mình: vừa chung tình, vừa đa tình:

Yêu một vạn người như một người thôi
...
Hai mươi tuổi đời yêu không kịp nói
Bảy mươi tuổi trời yêu cũng vậy thôi.
Thiền Ca 8 mở rộng tình yêu sang tình đời: ăn, chơi, sống, chết, yêu, ghét, khóc, cười, nhớ, quên ... những "nổi trôi" của kiếp người. Niềm lạc quan của Phạm Duy với cuộc đời được thể hiện qua tiếng nhạc mà ông gọi là "nhạc cười". Tiếng nhạc an nhiên, tự tại., lời ca giản dị tối đa: Ăn cho vừa, chơi cho thật, sống cho thẳng, chết cho ngay... Không có triết lý, không cần triết lý. Sống và hát được như vậy đã là đời rồi, là đã đời rồi. Là cõi giác đấy!
Nếu cõi đời là "cõi tạm" thì dại gì chúng ta không đi chơi "cõi khác": Phạm Duy "rong ca" nơi thiên đàng và địa ngục trong Thiền Ca 9, mới hay thiên đường kia cũng tối om và tưởng địa ngục đen, ngục sáng hơn đèn. Thiền Ca 9 phá vỡ ảo tưởng: tốt xấu, trắng đen, thiên đàng địa ngục. Tất cả chỉ là tương đối. Bản chất con người đu đưa giữa hai bờ đen trắng. Vậy phân biệt làm chi? Hình ảnh Thượng Ðế bên cạnh thiếu nữ khỏa thân mách rằng Thượng Ðế chỉ là người với những yêu thương, khát vọng thầm kín nhất.

Thiền Ca Nhân Quả kết thúc cuộc đăng trình bằng một vòng tròn: tròn như viên đạn, tròn như trái đất, vòng vũ trụ, vòng tử sinh, vòng luân hồi, vòng tay ôm ấp, vòng thai bụng mẹ... Nhạc thương tưởng:

Tròn như viên đạn đồng đen
Ðã khô vết máu quên miền chiến tranh
Tròn như trái đất yên lành
Muôn loài như một cõi sinh vẹn toàn.
Từ viên đạn đồng đen, là công cụ, là tay sai của chiến tranh, chuyên nghề sản xuất những vũng lầy xương máu, Phạm Duy đã vê vết máu, sấy khô những đau thương, cô lại thành hạt bụi. Hạt bụi tái sinh thành trái tim trên một trần gian yên lành, yêu thương, tha thứ.
Tròn anh tim trẻ miên man
Trái tim trăm tuổi mới hoàn cơ duyên.
Tròn em tung tóe cánh tiên
Chim không mỏi cánh triền miên phận mình
Tròn như lời hứa chung tình
Chưa tròn nhân quả tái sinh còn nhiều
Hứa hẹn tái sinh còn nhiều mang thông điệp hy vọng: tái sinh trong sáng tạo, luân hồi trong sự sống vĩnh cửu của nghệ thuật. Toàn bộ tác phẩm của Phạm Duy nói lên niềm lạc quan về con người, về sức biến thiên của sáng tạo, về sự hội ngộ với vĩnh cửu. Hơn một cuộc đời bầm dập chiến tranh, Phạm Duy ghi lại một chữ Quên. Chữ Quên đó phải chăng là cõi Tâm của người nghệ sĩ lặng trong cõi Thiền sâu xa nhất?
*

Sáng tác chẳng qua là động tác phản lại bản thân: đi tìm vĩnh cửu và vĩnh cửu chỉ có được sau khi chết. Nhưng con người vốn dĩ sợ chết và chống lại cái chết. Cho nên sáng tác luôn luôn nghịch lý với bản thân. Phạm Duy không thoát khỏi qui luật ấy: Thiền Ca là một tác phẩm tổng hợp những nghịch lý của Phạm Duy trong cuộc tình, trong cuộc sống.

Paris 20-6-1993
Chú thích
(1) Thiền khai phóng phần năng lực nội tại tích lũy trong con người. Nguồn năng lực tự nhiên ấy, trong hoàn cảnh thông thường, vì những gò bó xã hội, gò bó trí thức, gò bó kiến thức, bị dồn ép, vặn tréo đi đến độ không thể nào thoát ra được. Thiền đưa ra phương thức khai phóng nhân sinh, trực tiếp kêu gọi ánh sáng bằng chứng nghiệm bản thân thay vì kiến thức sách vở vì chính kiến thức ấy tạo ra cho ta đủ thứ vấn đề để không bao giờ giải quyết được, chính nó là nguồn gốc của sự vô minh nên cần dẹp nó ra một bên, nhường chỗ cho một cái gì khác siêu đẳng hơn, cao hơn, minh triết hơn (Suzuki).
Nội dung của giác ngộ cần phải trực nhận, không qua trung gian của ngôn ngữ và sách vở. Ngôn ngữ là sản phẩm của nhân duyên, bản chất luôn luôn biến đổi theo thị hiếu và thành kiến xã hội. Ngôn ngữ đôi khi phản bội lại con người, phản bội sự thật, cho chúng ta một nhận định hư giả về sự vật. Vì vậy muốn thấu triệt một vấn đề, chúng ta phải vận dụng khả năng nội tại. Trước những cực điểm của cuộc đời như khổ đau, khoái lạc, hạnh phúc... con người không nói nữa, không suy nghĩ nữa, không phân biệt cái tôi nữa: Cho nên trực nhận, vô ngôn, vô ngã là biện chứng của Thiền trước vô cùng, vô cực. Nói cách khác, Thiền mở cửa cho chúng ta đến vô cực bằng những ngả trực nhận, vô ngôn, vô ngã.

© 1991-1998 Thụy Khuê

Phượng Các
#2 Posted : Thursday, April 27, 2006 2:31:58 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ai Giết Nổi Phạm Duy ?
Hồ Văn Xuân Nhi


Con số nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại bắt
đầu trở về nước tìm đường ca hát,
tính đến nay đã lên gần cả trăm người. Số lượng nghệ sĩ hải ngoại được cấp giấy phép trình diễn ở Việt Nam cũng đã khá đông, khoảng 70 ca nhạc sĩ, nhiều người đã từng là những ngôi sao sáng chói ca nhạc hải ngoại.
Nếu nói rằng những nghệ sĩ hải ngoại trở về nước ca hát vì họ đã hết thời, già nua, đang bị sân khấu đào thải vì tuổi nghề đã quá cao, hay không còn khán giả ở hải ngoại nữa, đó là một nhận xét hơi có vẻ sỉ nhục người nghệ sĩ quá đi, có thành kiến vì chính kiến. Thực tế có nhiều nghệ sĩ còn trẻ lắm, đang là ngôi sao sáng hay vẫn còn đang là siêu sao ở hải ngoại, cũng đã trở về hay đang tìm đường trở về. Thực tế, nếu có cơ hội và được cho phép dễ dàng, sẽ có thêm cả trăm nghệ sĩ hải ngoại ùn ùn kéo nhau về Việt Nam ca hát, trong đó có rất nhiều siêu sao đương thời. Nếu cánh cửa Việt Nam mở rộng thêm hơn, đừng bày vẽ những thủ tục giấy phép rắc rối, nhiều trung tâm văn nghệ ở đây cũng quay về tìm thị trường trong nước, hay dùng sân khấu trong nước cho những sản phẩm văn nghệ của họ bên này. Chỉ cần cánh cửa Việt Nam mở rộng thêm hơn, chứ chẳng nghệ sĩ hải ngoại nào đòi hỏi phải có một đất nước đổi thay chủ nghĩa, chế độ, họ mới trở về.
Cho nên sự trở về của nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại không phải chỉ có thế hệ già, hay những ngôi sao đang rụng tàn, hay chỉ những người không còn nồi cơm ở đây nữa, mà hầu hết những nghệ sĩ càng đang sáng chói, ăn khách ở hải ngoại, lại càng muốn về mau chóng hơn. Bởi vì họ còn có nhiều thời gian để xây dựng một sự nghiệp ca hát thành công hơn ở trong nước trong khi họ còn là những ngôi sao sáng hôm nay. Dù là thương trường kinh tế hay thương trường văn nghệ, nơi mà cơ hội có 80 triệu người khách hàng vẫn quyến rũ hơn cơ hội của một cộng đồng chỉ có 2 triệu người. Những nghệ sĩ hải ngoại nào sở dĩ chưa về, vì họ chưa thể trở về hay vì còn sợ bể nồi cơm ở nước Mỹ này... vì sợ bị chửi, bị biểu tình bên đây, chứ không phải vì họ chưa muốn về. Hay có nhiều người, biết rằng, mình không thể hát cạnh tranh nổi với nghệ sĩ trong nước, sẽ không thích về mà thôi.
Bất cứ một người nào đã sinh ra ở Việt Nam, đều muốn có cơ hội quay trở về quê hương. Với những người của một thế hệ đã có hơn nửa đời mình sống và lớn lên trên đất nước Việt Nam, họ càng mong muốn những ngày cuối đời được sống hay chết trên mảnh đất quê hương. Nếu có những ai tuyên bố mình không bao giờ muốn trở lại Việt Nam nữa, đa số là những người đã quên mất cội nguồn hay không còn nghĩ mình là một người Việt Nam. Có nhiều người tuy sinh ra ở Việt Nam, hay nói tiếng Việt, nhưng đang nghĩ mình là một người Mỹ, người Tây, không thể ăn nước mắm, mà chỉ thích hamburger hay pizza mà thôi, cho dù họ có sinh hoạt với cộng đồng Việt Nam đi chăng nữa, họ cũng nghĩ nơi đây mới là quê hương của họ. Chúng ta cũng không thể trách họ được, bởi vì quả thật đối với nhiều người trẻ, nước Mỹ mới chính là quê hương.
Không trách những người trẻ đã chọn nước Mỹ làm quê hương, càng không thể trách những người lớn tuổi chỉ có thể chọn Việt Nam làm quê hương. Dù sau 30 năm, hay bao nhiêu năm ở Mỹ đi nữa, con tim của họ vẫn là Việt Nam, cuộc đời của họ vẫn là Việt Nam, máu mủ của họ gắn liền với đất nước Việt Nam, và họ chỉ vui được khi họ trở về với Việt Nam. Cho dù ngày hôm nay, Việt Nam vẫn còn chế độ cộng sản đi nữa, chúng ta cũng không thể trách những người muốn quay về Việt Nam.
Không phải họ là những người chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Không phải họ là những người bị cộng sản chiêu dụ trở về. Không phải họ là những người phản bội chính nghĩa quốc gia. Khi cuối đời đã đến, không còn thiết tha với tiền tài, danh vọng, sự nghiệp, nhiều người chỉ muốn trở về với một nơi đã từng là kỷ niệm, là quê hương, hay đơn giản chỉ vì muốn được chết trong lòng quê hương. Lên án sự trở về của những người này, là sự lên án quá khắt khe, quá cực đoan.
Sau 30 năm, công đồng Việt Nam ở hải ngoại đã có nhiều bước trưởng thành, đã phát triển về mọi mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa, người Việt hải ngoại đã thay đổi và tiến xa. Nếu chúng ta ở nước người đã có thay đổi và tiến xa, chúng ta cũng phải nên nhìn nhận Việt Nam hôm nay đã có nhiều thay đổi và tiến xa.
Dĩ nhiên chúng ta, những người miền nam Việt Nam tî nạn và lưu vong, vẫn muốn nhìn thấy một nước Việt Nam tiến xa và đổi mới nhiều hơn nữa. Chúng ta muốn nhìn thấy một nước Việt Nam có nhiều sinh hoạt chính trị dân chủ và tự do tôn giáo hơn. Ai cũng muốn thấy những điều đó, kể cả những người đã quay về. Không phải những người đã quay về hôm nay vui lòng chấp nhận những gì ởø một nước Việt Nam hôm nay, không phải họ thỏa mãn những thay đổi trong nước. Việt Nam quả thật cần có nhiều thay đổi hơn. Nhưng mà, nhìn lại lịch sử đất nước 30 năm qua, nếu không lấy chính kiến và chủ nghĩa xét đoán, chỉ cần đánh giá trung thực, chúng ta phải thừa nhận Việt Nam 2005 hôm nay khác hơn Việt Nam 1975, Việt Nam 1985, hay Việt Nam 1995. Mỗi thập niên trôi qua, có nhiều biến đổi hơn, mà nếu khách quan nhận định, phải nói là những đổi mới tốt hơn rồi đó.
Những đổi mới đó, những điều tốt hơn đó, người Việt hải ngoại có quyền hãnh diện đã đóng góp nhiều phần trong đó. Từ những đấu tranh đối lập cho đến lực lượng Việt kiều quay trở về hay là do áp lực của Hoa Kỳ, của quốc tế, cũng là do sự đóng góp của cộng đồng người Việt hải ngoại mà thôi. Tôi vẫn thường hay buồn cười khi thấy nhiều chuyện mà cộng đồng Việt Nam hải ngoại chúng ta đấu tranh đòi hỏi hay đã chỉ trích nhà nước Việt Nam mấy chục năm qua, đến khi điều đó thay đổi hay đạt được, nhiều người cực đoan bảo thủ, cứ lại sợ cho rằng đó là những âm mưu, giả vờ, hay có thể là chiến dịch chiêu dụ của chính quyền cộng sản. Sao không cho đó là chiến thắng của chúng ta đấu tranh ở hải ngoại này?
Tôi không dám bàn luận về khía cạnh chính trị, chính kiến, và chủ nghĩa trong bài viết này. Tôi chỉ xin nêu lên những ý kiến riêng về khía cạnh văn nghệ.
Tôi không chống đối chuyện nghệ sĩ hải ngoại về nước. Trái lại, tôi vẫn mong có nhiều nghệ sĩ hải ngoại trở về nước ca hát và thành công. Nếu nhiều người cực đoan, bảo thủ sợ rằng lực lượng nghệ sĩ trong nước đang sang Mỹ hát là một phần trong mặt trận văn hóa của chính quyền Việt Nam, đưa người sang đây giao lưu văn hóa, để tạo một ảnh hưởng gì đó trong cộng đồng người Việt, cách phản công của cộng đồng chúng ta là để cho nghệ sĩ hải ngoại về nước ca hát, giao lưu văn hóa ngược chiều. Nhưng thật ra, tôi vẫn luôn nghĩ sự trở về của nghệ sĩ hải ngoại là một chiến thắng của cộng đồng người Việt chúng ta hơn là một sự thật bại chính trị.
Những năm xa xưa, khi chính quyền Việt Nam còn đóng cửa, kiểm soát văn hóa khắt khe, một lời văn hay chữ viết hay một giòng nhạc viết ở hải ngoại cũng bị cấm cửa về Việt Nam. Người dân trong nước muốn nghe, muốn đọc, muốn hát cũng không được. Ở bên này, chúng ta chỉ trích nhà nước Việt Nam là làm ngu dân để dễ trị nước. Ngày nay, văn hóa người Việt hải ngoại đang xâm nhập vào Việt Nam dễ dàng hơn, nhiều phần là đi vào cửa ngỏ chính thức, nhưng nhiều người vẫn mặc cảm không tin đó là chiến thắng của chúng ta bao nhiêu năm đấu tranh đã tạo được ảnh hưởng cho sự cởi mở đó. Ngày xưa chúng ta cho rằng nhà nước Việt Nam làm ngu dân, bây giờ họ mở cửa cho sinh viên đi du học, cán bộ sang đây tu nghiệp, học hỏi, chúng ta cũng mặc cảm sợ hãi và nghi ngờ. Sao không nghĩ rằng chúng ta đã đạt được những chiến thắng làm mở rộng cửa đất nước. Chính phủ Mỹ khuyến khích sinh viên trong nước sang đây du học, tìm cách cho các đoàn quan chức cán bộ Việt Nam sang đây học hỏi, với mục đích mở mắt người dân Việt Nam, nhồi vào trong óc những chất xám hình ảnh một nước Mỹ dân chủ tự do đem đến thịnh vượng quốc gia. Nhưng nhiều người cực đoan chúng ta lại la ó phản đối chuyện chúng nó sang đây. Sao chúng ta không thể giúp chúng nó sáng mắt hơn, chẳng lẽ muốn chúng nó cứ ngu dân hoài?
Nếu chúng nó không sang đây, dân ta suốt đời ngu muội, suốt đời bị bịt mắt không nhìn thấy thế giới bên ngoài, không học được gì hay hơn. Ðất nước muôn đời vẫn là một đất nước cộng sản nghèo đói và ngu dốt. Trong sinh hoạt văn hóa hay văn nghệ cũng thế, sự sang đây của những nghệ sĩ trong nước hay sự trở về của những nghệ sĩ hải ngoại, sẽ làm nên những biến cố và biến đổi cho một sinh hoạt văn nghệ văn hóa nhiều văn minh và tự do hơn. Khi người dân trong nước có thể hội nhập được văn hóa từ người Việt hải ngoại đưa về, dù chỉ là những bước tiến còn chậm nhưng chúng ta đang giúp đẩy đưa một cuộc cách mạng đi dần dần đến dân chủ hơn.
Chúng ta đã nhìn thấy rõ ràng văn hóa văn nghệ trong nước hôm nay đã khác biệt nhiều. Tình cảm con người, tiếng nói con tim, và hội nhập văn hóa nước ngoài đã dần dà thay thế một nền văn hóa văn nghệ của ngôn ngữ cách mạng, hình ảnh đấu tranh chống Mỹ hay nhồi sọ tư tưởng người cộng sản. Sao không nghĩ rằng chúng ta, người Việt hải ngoại, đã đóng góp một phần trong cuộc cách mạng thay đổi văn hóa văn nghệ hôm nay?
Tôi ủng hộ người nghệ sĩ hải ngoại trở về quê hương, vì những người này sẽ vô tình là những người đóng góp cho một chiến thắng của người Việt hải ngoại trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Khi 80 triệu người Việt Nam chỉ biết yêu nhạc tình, quên mất nhạc cách mạng, mặt trận văn hóa đã thay đổi ghê gớm lắm trong chiều hướng của người Việt tự do chúng ta. Khi con người Việt Nam biết sống với nhau bằng con tim, cộng sản không còn là cộng sản chính thống nữa.
Câu chuyện nhạc sĩ Phạm Duy trở về Việt Nam tháng Giêng năm nay đã là một biến cố văn nghệ và chính trị của cộng đồng người Việt hải ngoại. Một vài tờ báo và vài hội đoàn chính trị đã lên án, đả kích sự trở về của ông. Tôi không viết thêm về quãng đời và sự nghiệp văn nghệ của Phạm Duy. Như bao người nghệ sĩ Việt Nam khác, tôi cũng gọi Phạm Duy là bố già âm nhạc Việt Nam. Ông xứng đáng với tên gọi đó. Bao nhiêu đó đã đủ nói về sự nghiệp của Phạm Duy.
Tôi không chống đối chuyện ông trở về nước. Những người chống đối Phạm Duy trở về Việt Nam không phải là đa số. Tôi cũng không biết hư thực về những lời tuyên bố của nhạc sĩ với báo chí ở trong nước, có đúng hay sai, ai thêm ai bớt trên báo chí trong nước và hải ngoại? Nhưng tôi không nghĩ rằng Phạm Duy trở về Việt Nam là một sự phản bội người Việt cộng đồng hải ngoại.
Phạm Duy không trở về Việt Nam vì ông đã là một nhạc sĩ hết thời. Phạm Duy chưa bao giờ là một nhạc sĩ hết thời, bởi vì cho đến ngày hôm nay, nhạc của ông, những tác phẩm của ông, vẫn được ưa chuộng vẫn được hát khắp nơi hải ngoại. Có chương trình ca nhạc nào mà không có một ca khúc Phạm Duy được trình bày, có CD hay DVD ca nhạc nào mà không có một bài của Phạm Duy trong đó. Kể cả trong nước, dù 30 năm bị cấm hát, nhưng nhạc Phạm Duy vẫn được hát trong dân gian, vẫn được những người miền nam nhớ đến, thuộc làu. Và khi ông trở về, không phải chính quyền vỗ tay chào mừng ông, mà khán thính giả của ông, già có, trẻ có, đã tìm đến chào mừng ông. Tôi đã có lần chứng kiến hình ảnh đó.
Một người nhạc sĩ cả một đời cống hiến cho âm nhạc Việt Nam, cho quê hương, nay đã hơn 80 tuổi đời, còn sống bao lâu nữa với sức khỏe hôm nay, trở về lại cố hương, để được chết và chôn trên mảnh đất quê hương, là một cái tội hay sao? Là sự phản bội quốc gia hay sao? Phạm Duy không hết thời, để tìm về lại Việt Nam xây dựng hay tìm lại sự nghiệp của mình. Âm nhạc, tên tuổi, và sự nghiệp của ông còn sống mãi đời đời, cho dù có bao nhiêu viên đạn chính kiến và chủ nghĩa đang tử hình ông hôm nay. Tôi còn nhớ nhà văn Duyên Anh đã từng có viết một bài viết với tựa đề: Phạm Duy, Không Ai Giết Nổi Anh. . . Ðúng thôi, không ai có thể giết Phạm Duy hôm nay được cả.
Với một người nghệ sĩ, nhạc sĩ, khi họ cống hiến cuộc đời và sự nghiệp của mình cho âm nhạc, văn nghệ, họ không cần huân chương hay được tuyên dương. Ðừng ai bắt tâm hồn của những người nghệ sĩ phải giống tâm hồn của những người đi làm chính trị hay đấu tranh. Như thế không có nghĩa rằng, những người nghệ sĩ không hành động giống như một người lính, một nhà đấu tranh chính trị, là những người phản bội cộng đồng, phản bội quốc gia. Chúng ta cũng không thể kết án những người quay về Việt Nam hôm nay dù là đi về thăm viếng gia đình, du lịch, hay buôn bán làm ăn, hay trở về sinh sống hồi hưu, hay ca hát bên đó, là những người đã bị chiêu dụ, ngu muội, hay phản bội cộng đồng bên này. Vì nếu nói như thế, chiến tuyến cộng đồng bên này chẳng còn ai hết, bởi vì nếu làm bài toán kiểm tra, còn lại bao nhiêu người, đã thực sự chưa một lần về lại Việt Nam?
Tôi không đồng ý với nhiều bài báo so sánh sự trở về của Phạm Duy giống như sự trở về của ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông Nguyễn Cao Kỳ đã là một người lãnh đạo chiến tuyến chống cộng, đã là một vị tướng của VNCH. Thái độ của ông Kỳ người ta đặt để ở một vị trí khác hơn. Những phán đoán về ông Nguyễn Cao Kỳ, tôi không phản đối. Nhưng nhạc sĩ Phạm Duy suốt đời là một nghệ sĩ. Với một người nghệ sĩ, chỉ có cảm xúc và cảm giác. Những tác phẩm của họ viết lên, thường đến vì cảm giác, cảm xúc hay vì một xúc động tình cảm có thể đến từ một biến cố nào đó, kể cả là biến cố của lịch sử đất nước, nhưng không có nghĩa họ sáng tác theo thời cuộc hay biến đổi chính trị.
Riêng với Phạm Duy, qua những tác phẩm của ông, người ta thấy rõ ông chỉ là một nghệ sĩ thuần túy, nhưng đã là một nghệ sĩ có lòng yêu quê hương Việt Nam. Nhưng mà yêu quê hương Việt Nam là yêu đất nước Việt Nam, yêu dân tộc Việt Nam, yêu hồn thiêng Việt Nam. Không có nghĩa phải là một người chiến sĩ có lập trường chống cộng. Chuyện chống cộng hay chống quốc gia là chính kiến của riêng mỗi người. Không ai có thể kết án người khác, nếu không chống cộng, hay là nếu không chống cộng giống như ta, thì chúng mày là những người không yêu quê hương hay là kẻ phản bội dân tộc. Không phải nghệ sĩ ủng hộ chủ nghĩa người quốc gia mới là nghệ sĩ yêu quê hương, còn nghệ sĩ trong chế độ cộng sản là nghệ sĩ phản bội dân tộc. Chẳng lẽ tất cả nghệ sĩ ca hát và sáng tác trong nước Việt Nam hôm nay đều là những người phản bội đất nước dân tộc?
Chuyện Phạm Duy và gia đình tìm trở về quê hương là chuyện riêng của một cá nhân, của một gia đình, giống như cả triệu người Việt hải ngoại cũng đã trở về quê hương. Tôi sẽ không hoan nghênh chuyện một số nghệ sĩ đứng trên sân khấu quê nhà tạ ơn nhà nước hay tạ ơn đảng đã cho phép trở về ca hát. Làm như thế là hèn quá, không cần thiết. Người nghệ sĩ khi trở về quê hương ca hát, chỉ nên cám ơn khán thính giả còn yêu thương họ, đón nhận họ trở về. Nhà nước Việt Nam có trải thảm đỏ chào đón ai đâu, cho nghệ sỹ quay về? Những thảm đỏ có trải ra, là do từ khán thính giả mà thôi.
Nhưng ở bên này, chúng ta cũng không nên lên án tử hình sự nghiệp của một người nghệ sĩ khi họ quay trở về. Chúng ta cần họ trở về. Trải qua 30 năm qua, cuộc đấu tranh lật đổ một chế độ một chủ nghĩa bên kia, cộng đồng hải ngoại chúng ta chưa thể làm nổi, vậy hãy để chế độ hay chủ nghĩa đó dần dần bị khai tử bằng thời gian, bằng thế hệ con người, bằng sự mở mang kiến thức, bằng những tiếp cận và hội nhập văn hóa. Hành trình trở về của những người nghệ sỹ hải ngoại, của nền văn nghệ người Việt hải ngoại, sẽ đóng góp phần nào trong cuộc cách mạng văn hóa đó.
Chúng ta đang sống trong đất nước Mỹ. Người Mỹ đã chống cộng với chúng ta. Người Mỹ đã bỏ rơi chúng ta. Người Mỹ đã quay trở về Việt Nam và mở toang cửa cho chúng ta về bên đó, cho chúng nó sang bên đây. Người Mỹ có mục đích của họ. Họ không đem quân về dành lại dân chủ cho Việt Nam. Nhưng mà chất xám nước Mỹ, chất xám của một nền văn minh, văn hóa, tự do và dân chủ đang xâm nhập Việt Nam. Người Mỹ kiên nhẫn, vì họ biết, sẽ có một biến cố Việt Nam ngày phải tới. Cộng đồng chúng ta vẫn ca ngợi nước Mỹ và sự lãnh đạo của nước Mỹ. Nhưng chúng ta lại chửi mắng thậm tệ chính cộng đồng chúng ta.
Trong sinh hoạt văn nghệ, cộng đồng chúng ta cứ bạc bẽo tình đời với những người nghệ sĩ. Khi cần người nghệ sĩ đến với cộng đồng để kiếm tiền gây quỹ cho hội đoàn, cho chính trị gia, cho cộng đồng, người nghệ sĩ sẵn lòng. Khi người nghệ sĩ quay về Việt Nam, cộng đồng đem cả gia tộc hay sự nghiệp người nghệ sĩ để đấu tố và bức tử. Người nghệ sĩ có thể đầu óc họ chỉ đơn giản nhìn cuộc đời và cộng đồng trên khía cạnh văn nghệ hay sự sinh sống mà thôi. Nhưng đó đâu phải là cái tội, mà biết đâu chừng một người nghệ sĩ khi đứng giữa sân khấu trong nước ca hát, là đã vô tình, ở một khía cạnh nào đó, họ đang góp phần cho một cuộc cách mạng đổi mới đi vào lòng con người kể cả những người đang lãnh đạo một chủ nghĩa.
Riêng với Phạm Duy, bất kể ông đã nghĩ gì khi chọn con đường trở về, nhưng những đóng góp cho sự thịnh vượng của âm nhạc Việt Nam, những bài tình ca con người, những ca khúc quê hương của Phạm Duy đã đi vào lòng người dân nước Việt, quả là những công trạng đã quá lớn cho lịch sử. Hãy để cho người nhạc sĩ được sống với quê hương mà ông yêu mến một đời, vì mỗi chúng ta, nếu là người có trái tim Việt Nam cũng chỉ muốn trở về Việt Nam mà thôi. Người nghệ sĩ không phải là người lãnh đạo cộng đồng, không phải là một lãnh tụ, không phải là chính trị gia, không cần thiết phải có một cuộc sống hay hình ảnh nghiêm túc, đạo đức hay là tấm gương cho người khác phải đi theo.
Ðối với nhạc sỹ Phạm Duy, người ta sẽ nhớ ông vì những tác phẩm của ông, vì sự nghiệp âm nhạc ông đã đóng góp cho nền văn hóa văn nghệ Việt Nam suốt hơn 6 thập niên qua. Sự nghiệp đó, qúa vĩ đại, 30 năm giam hãm âm nhạc của ông của chế độ trong nước đã không giết được Phạm Duy, đã không khai tử được những tác phẩm của ông, thì hôm nay những lằn đạn mũi giáo của chính kiến và chủ nghĩa, cho dù ở bên nào, Phạm Duy cũng muôn đời vẫn sống mãi. Trong lòng khán thính giả người Việt, chỉ luôn luôn nhìn Phạm Duy qua những tác phẩm ca nhạc của ông.
Nhạc của Phạm Duy sẽ không có ai tẩy chay được khi mà chính nhà nước Việt Nam cũng đã không tẩy chay được. Người Việt Nam trong nước và người Việt Nam hải ngoại, nghệ sỹ hay là dân gian, sẽ vẫn ca hát nhạc Phạm Duy khắp nơi trên đất nước và đất người. Gia đình của ông, những người con người cháu nghệ sỹ trong gia đình ông, vẫn đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam như là một “Dynasty”.
Ðó là niềm an ủi và hạnh phúc của một đời nghệ sỹ Phạm Duy. Hạnh phúc đó sẽ làm cho ông sống muôn đời, ít nhất trong lòng những người khán thính giả văn nghệ chúng ta.ª


°HỒ VĂN XUÂN NHI




Phượng Các
#3 Posted : Sunday, February 4, 2007 4:24:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

"THIÊN DUYÊN TÌNH MỘNG"
HỒI XUÂN CA CỦA PHẠM DUY?!


Phạm Duy là một nghệ sĩ đã trải qua hai cột mốc thời gian quan trọng: Chiến tranh thế giới và chiến tranh Việt Nam. Về mặt động cơ nghệ thuật, chiến tranh thường không phải là nguồn cảm hứng, nhưng chiến tranh là một sự tác động mạnh mẽ làm lay đổ những giá trị cũ và bày ra những giá trị mới trong tâm thức của người nghệ sĩ. Chiến tranh thế giới giúp người nghệ sĩ Việt Nam thức tỉnh nhìn quanh ra bên ngoài và chiến tranh Việt Nam giúp họ nhìn vào bên trong; nhìn lại chính mình. Thế hệ đàn anh đã từng nếm trải "khóc cười theo vận nước nổi trôi" như Phạm Duy, dẫu cho thành phú ông hay khánh kiệt, vẫn có những giá trị kế thừa cho thế hệ đàn em. Có lẽ khỏi cần phải giới thiệu dài dòng về nhạc sĩ Phạm Duy vì ông là một nhạc sĩ có tài năng và đã thành danh, nổi tiếng trong dòng tân nhạc Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Song song với một sự nghiệp viết nhạc rất phong phú theo quy ước phổ quát như những nhạc sĩ khác, Phạm Duy còn nổi tiếng là một người sáng tác nhạc bản "theo mùa" (seasonal song writer). Gặp "mùa" kháng chiến thì nhạc ông rất... hào hùng phấn khích như "... Ngày nao ta phá tan đồn nó đi, sẽ thấy trên đường trở về, áo dài đùa trong nắng hè." Gặp mùa bội thu về những phong trào hiện sinh, phản chiến nhập cảng ồ ạt vào miền Nam thời những năm 1960 thì nhạc Phạm Duy xoay qua tâm ca, tục ca, đạo ca, du ca... Và, gặp thời cảm xúc về giới tính phơi phới (hồi xuân?!) trong tuổi già bóng xế thì nhạc ông xoay qua khuynh hướng "sexy songs" mà người ta có thể gọi nôm na bằng nhiều khái niệm và hình tượng như là: Hồi xuân ca, dâm ca, động tình ca, tình dục ca, dục vọng ca, tục lụy ca, giới tính ca... hay là một cụm từ nào đó tùy theo sự kiến giải của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn thường gọi "sexy song" là "động tình ca" khi nhớ đến những "nhạc yêu, nhạc nóng" của giới trẻ mà lời ca là tiếng nói của đam mê và giai điệu là phản ứng đầy khát vọng làm cho người ta liên tưởng đến mùa động tình của những loài thú có giới tính trên mặt đất nầy. Dẫu đặt dưới tên gọi nào thì cũng phải công bằng để thấy được rằng, hầu như tất cả nhạc Phạm Duy đều từ trên trung bình đến xuất sắc -- nếu không nói là tuyệt vời -- qua những ca khúc bất hủ của ông như Tình Ca, Quê Nghèo, Tình Nghèo, Ngày Trở Về, Bà Mẹ Gio Linh... đã thử thách và vẫn còn được ưa chuộng qua thời gian.
Nhưng đến giai đoạn cuối đời thì "động tình ca" hay "hồi xuân ca" của Phạm Duy lại rẽ qua một nẻo khác. Đấy là những ca khúc nghe như vương mang mùi tục lụy ở dưới một lằn mức nghệ thuật và tâm cảm mà giới ái mộ nhạc của ông không chờ đợi; nếu không muốn nói là thất vọng!
Nếu nói rằng: "khi tâm động ngọn lá rơi cũng động, khi tâm không núi lở cũng là không" thì phải chăng đấy là dấu hiệu của đương độ hồi xuân hay chỉ là đốm lửa tàn lóe lên trước khi chợp tắt trong tâm thức nghệ thuật và khuynh hướng sáng tạo của Phạm Duy trong thời điểm nầy?!
Quan niệm "xuất - xử" ngày xưa chưa phai. Nghệ sĩ, cũng như kẻ sĩ, cần phải hạ thủ công phu đúng lúc để biết lúc nào nên tung kiếm giúp đời và khi nào nên gác kiếm quy ẩn để di dưỡng tinh thần. Truyền thống hiền giả phương Tây cũng không khác mấy. Những nhà chính trị, thể thao, nghệ sĩ thành danh và được tôn sùng, ái mộ toàn cầu thường phải tự mình biết lúc nào là lúc cần phải rút lui vào bóng mát tĩnh lặng của đời tư để khỏi bị lấm bùn sự nghiệp và để tránh hình ảnh xót xa "già rồi còn mang tơi chữa lửa." Đáng lẽ nhạc sĩ Phạm Duy đã hành xử tinh thần nầy một cách khôn khéo từ lâu lắm rồi mới phải.
Tiếc thay, Phạm Duy, người nhạc sĩ tài hoa của đất Việt, đã quên Dấu Lặng mà thiên tài âm nhạc Mozart cho là một biểu hiện hay nhất trong âm nhạc nếu đặt đúng lúc và đúng chỗ. Dấu Lặng trong một tác phẩm âm nhạc cũng chính là Dấu Lặng giữa cuộc đời. Phạm Duy đã cố rướn mình chạy đuổi với thời gian để vào một lĩnh vực âm nhạc của tuổi trẻ, giới tính mà tuổi tác và thời gian đang chống lại bước tiến của ông. Đó là dục tình ca mà hoàn cảnh văn hóa và xã hội đặc thù phương Tây là chiếc nôi sản sinh và nuôi dưỡng mạnh mẽ nhất.
Ở phương Tây, nhất là ở Mỹ, cuộc cách mạng tình dục vào đầu thập niên 60 và 70 đã đưa vấn đề hành lạc giới tính lên hàng nghệ thuật và kỹ thuật. Hàng trăm, hàng nghìn tỷ đô la đã được đầu tư trong nhiều ngành kỹ thuật, nghệ thuật và kể cả xảo thuật nhằm nâng cao hiệu năng hưởng thụ của các hình thái sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, không vì thế mà xã hội lại trở thành một sân chơi đầy vọng động giới tính. Nghệ thuật văn chương và phim ảnh Mỹ từng đề cập đến nhiều khía cạnh tâm lý, thể lý và triết lý tình dục. Nhưng không phải do vậy mà nghệ thuật xứ nầy biến tướng thành đồi trụy, khiêu dâm. Tâm lý và giáo dục quy ước có chương trình giảng dạy về tình dục, nhưng không phải bởi đó mà thế hệ trẻ trở thành thác loạn, vô luân hay mù quáng chạy theo con đường giới tính.
Có dịp quan sát, tiếp xúc và tham gia với thực tế xã hội Mỹ trong nhiều năm, người ta mới cảm phục về sự công bằng và hợp lý về mô thức tổ chức và quản lý vô số hình thức sinh hoạt giới tính của họ. Mô thức nầy giúp cho đời sống giới tính của mọi lứa tuổi năng động nhưng không bạo động hay loạn động làm rối trật tự xã hội. Những biện pháp cấp thời mà ai cũng biết đến như những biện pháp trừng phạt nặng nề mọi hình thức vi phạm nhằm lợi dụng tình dục người lớn và trẻ con. Kiểm soát bằng luật lệ những hình thức nghệ thuật, văn chương, quảng cáo, truyền thông liên quan đến mọi hình thức sinh hoạt giới tính. Thầy cô giáo phải chính thức gửi thư thông báo và xin phép phụ huynh về các giờ học tình dục (sex education) cho học sinh trong lớp học. Cha mẹ và người giám hộ có quyền từ chối không cho con em mình tham gia các giờ học dạy về giới tính ở nhà trường. Tất cả các nhà sách, tiệm cho mướn video, báo chí đều có sự phân định nơi riêng biệt và ghi tên thông báo rõ ràng về những sản phẩm như nhạc, phim, hình ảnh, văn thơ có liên quan đến tình dục.
Tôi cần phải "dạo đầu" như thế để làm cơ sở giải thích và phân tích về phản ứng tâm lý tại sao mà người Mỹ, các bạn người Việt và bản thân tôi vẫn có lần thản nhiên và chẳng hề bị "chấn động dị thường" gì cả khi rủ nhau vào xem các sân khấu "Show Girls". Đó là những nơi trình diễn chuyên nghiệp của các cô gái đẹp. Khi quý cô nương mở màn trên sân khấu trong trang phục xiêm áo nữ hoàng; nhưng sau đó... và cứ thế, tuần tự để từng mảnh vải trên thân thể rớt xuống dần cho đến khi bước xuống sân khấu "trần truồng vô tư thoải mái" như nàng E-Và trong vườn địa đàng trước khi ăn trái cấm. Có nhan nhãn nhiều hình thức biểu diễn đường cong, nét sổ "thâm cung" như thế trên những con đường Bourbon ở New Orlean, đại lộ số 5th ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, trên đường Auburn ở thủ phủ Sacramento xứ Cali và rất nhiều nơi trên đất Mỹ. Người ta cũng nghe công khai những bản nhạc với giai điệu và ca từ diễn đạt cảm xúc đầy giới tính với những âm thanh gợi dục rất sống thực trong các Adult Club và Bar Coctail mà không có một cảm giác khó chịu nào. Nguyên nhân sâu xa của tâm lý tự nhiên và ổn định nầy là "ăn có nơi, chơi có chốn".
Thế nhưng khi "về nguồn" với thế giới người Việt chúng ta, nghe đại lão nhạc sĩ Phạm Duy "vỗ" dăm ba bài "sexy" thì người nghe bỗng nhăn mặt, lắc đầu quầy quậy. Phải chăng người ta trở thành khắt khe và đầy tính phê phán quá nghiêm khắc khi cụ Phạm Duy thả dòng nhạc vân du uốn lượn trên thân thể người tình... bé tí?! Một thành viên trong nhóm Đồng Khánh - Quốc Học, chị TNK, thông báo một bài hát mới nhất của Phạm Duy mang tên "Thiên Duyên Tình Mộng" với mấy dòng mở đầu rằng: "Gởi các bạn 6 bó một bản nhạc 'sex'. Tác giả là 'ông già dịch' Phạm Duy đang sống ở Việt Nam." Và T. H, một cựu nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ, : "Mời các bạn nghe một bài hát mới nhất và mất nết nhất của Phạm Duy làm héo úa Cỏ Hồng."
Phản ứng ngược lại, đã có người than:"Bà con ta ơi! Phạm Duy trong buổi hoàng hôn không có quyền yêu đắm, yêu say; yếu sống, yêu chết được sao?" Bèn có người đáp: "Phòng the là chuyện riêng chàng. Mây mưa ai lại trình làng thế kia?!" Rồi nhà thơ nữ ĐLK kêu lên: "Ô hay! Sao người ta lại mang định kiến về Phạm Duy nặng nề đến như thế. Ông ấy là nghệ sĩ chứ có phải nhà tu, nhà giáo hay là nhà... gì đâu mà lại bắt ông ta phải lên tiếng rao giảng đạo đức thay vì nói lên cảm xúc thật về tình, về mộng của ông ta?" Những ý kiến đại loại như thế dấy lên. Có kẻ xì xào lắc đầu, người vỗ tay gật đầu quanh loại nhạc Thiên Duyên Tình Mộng của Phạm Duy. Nhưng tất cả đều có một điểm chung: Người ta yêu mến gia tài nhạc bản của Phạm Duy nên cũng ước mong một Phạm Duy đời thường hay hóa lão vẫn còn mang dáng vẻ đáng yêu, đáng quý như những bài hát đậm đà tình người, tình quê hương, tình... nhân bản của ông.
Để tránh tình trạng võ đoán và định kiến tiêu cực khi nói đến một nghệ sĩ nổi tiếng, tôi xin khỏi nhắc nhở đến đời tư; đồng thời đặt dấu hỏi đầu mỗi câu, mỗi ý mà giới văn nghệ truyền thông đã viết trên báo chí đầy những chuyện thâm cung bí sử sôi động của nhạc sĩ Phạm Duy như khi còn ở Sài Gòn trước 1975; khi qua Mỹ sống cuộc đời vô vị suốt 30 năm; và sau khi xin trở về sống luôn tại Việt Nam và cưới một cô bé bằng tuổi cháu, chắt của mình (?!). Đồng thời tôi cũng xin loại trừ nghi vấn cho rằng, Phạm Duy đang tha thiết muốn lôi kéo giới trẻ Việt Nam -- sinh sau 1975 và chiếm 65% dân số -- phần đông chẳng biết Phạm Duy là ai, nên ông đã cố gắng ca bài "forget me not" (đừng quên tôi nhé) bằng cách "hiện đại hóa" cái não trạng và cảm xúc đã lão hóa đang trở thành đồ cổ trong dòng tân nhạc Việt Nam đương đại bằng cách chế tạo ra những bản nhạc tình "chặt sừng làm nghé" củn cỡn như thế (?!) Tôi chỉ muốn nghe nhạc Phạm Duy một cách công khai và công bằng như "Phạm Duy là Phạm Duy" chứ không ai khác qua lăng kính hoài nghi và định kiến làm méo xệch trái bồ hòn.
Trước khi nghe lại bản nhạc Cỏ Hồng và Thiên Duyên Tình Mộng của Phạm Duy mà các vị nữ lưu đã liệt vào hạng nhạc "sex nhẹ" và "sex nặng", tôi cũng nghe lại những bản nhạc "sex" thứ thiệt dữ dội nhất do Jenna Jameson, Britney Spears, Cathy Jean, Thorn Yorke, Jess Klein... diễn tả và uốn éo thân mình đến lạnh gáy. Giai điệu, ca từ, tiếng hát và nhạc đệm của giới nhạc trẻ phương Tây diễn cảm đầy nóng bỏng, khơi động, tận tình, rần rật cho người nghe cảm giác bốc cháy, kích động, thật tình, xác quyết và rạch ròi trong cảm xúc chứ không ỡm ờ làm dáng. Nhưng lại không gây một ấn tượng động tình giới tính thô thiển, khó ưa nào cả. Trái lại, từ lời ca đến nhạc "giật" rất trơn tru và thoái mái. Giống như khi nhìn những cặp tình nhân trẻ trung hôn nhau thẳng thắn và công khai nơi công cộng tại các nước phương Tây, người ta không có cảm giác khó chịu về một sự vụng trộm, gian dối, giả tình, giả nghĩa nào cả.
Thế nhưng ngay sau đó, khi "chuyển hệ" qua nghe bài hát Thiên Duyên Tình Mộng của Phạm Duy, một cảm giác loãng lênh, nhàn nhạt, ơn ớn... dấy lên không cưỡng chế nổi từ trong cảm thức của tôi khi những dòng ca từ... ướt nhẹp: "Em níu lưng anh, em níu lưng anh, như những con sâu cuộn tròn. Anh cắn môi em, anh cắn môi em, ngây ngất trong muôn ngàn nụ hôn." Rồi đến điệp khúc... bốc cháy, nổ tung: "Em cuốn chân anh, anh gác chân em, ta khóa nhau trên giường tình. Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong, cho sét âm dương... nổ tung." Lời bài hát cố diễn cảm sự lãng mạn trữ tình đầy hình ảnh hôn hít và da thịt níu kéo đong đưa nầy lại được phụ họa bằng giai điệu "du hồn" uốn lượn quanh co, lê thê đến phiền muộn; nhưng hình như thiếu lửa cảm xúc và sức hút sống thực của Tình Nghèo, của Cây Đàn Bỏ Quên... một thời vang bóng nên "Hồi xuân ca" của Phạm Duy trở thành đơn điệu, lạc dòng ân tình và lạc lõng nòi tình sao sao ấy...
Tôi nghe đi, rồi nghe lại bài Thiên Duyên Tình Mộng và nghe thêm bài Cỏ Hồng (Dẫu có ai cho là..."sex nhẹ"? Nhưng vẫn rất dễ thương và nghệ thuật) với ước mong đánh bật nguồn cảm xúc tiêu cực mà tôi cho là bất công đối với một nhạc sĩ tài danh như Phạm Duy. Nhưng càng về sau, cảm giác phủ định càng chiếm lĩnh sâu hơn trong tôi. Bất lực. Tôi gửi quanh bản nhạc TDTM cho khoảng ba chục thân hữu người Việt, tuổi từ 20 đến 70. Sau đó tôi hỏi ý kiến của họ. Ý kiến mỗi người một khác, nhưng tất cả gần như có một nhận định chung rằng: Phạm Duy đã làm họ thất vọng:
Giới trẻ (tuổi dưới 30) thì cho rằng, nhạc "sexy" của Phạm Duy là loại "nhạc già", boring... buồn nản. Có lẽ vì họ đã quen với dòng nhạc trẻ rất mới với ca từ trẻ trung và giai điệu khỏe mạnh đang phổ biến trong cũng như ngoài nước.
Giới đàn anh (tuổi trên 50) thì cho rằng, "hồi xuân ca" của Phạm Duy là một sự mĩa mai chua xót cho gia tài nhạc bản phong phú của ông. Những cảm xúc dục tình thoi thóp cuối đời cố làm ra vẻ nóng bỏng đầy đam mê gượng ép đến tội nghiệp của Phạm Duy đã "trêu ngươi" nguồn tình quá khứ nồng nàn về tình yêu lứa đôi lành mạnh, tình tự dân tộc thiết tha, tình cảm nhân bản tươi mới trong rất nhiều bài hát được ưa chuộng của ông.
Là một nghệ sĩ, Phạm Duy có quyền tự do lựa chọn chất liệu sáng tạo cho riêng mình. Nhưng đâu là cái Tâm của Phạm Duy trong thời điểm nầy? Thiếu cái tâm nhân hậu, tư tưởng chín chắn và hướng nhìn trong sáng thì nhà văn cũng chỉ là tay ghép chữ tài tình và nhạc sĩ cũng chỉ là gã ghi dấu âm thanh khéo léo nhưng từ trong sâu thẳm của tâm thức sáng tạo đã mất đi cái hồn thiên cổ của nghệ thuật. Nói đến khía cạnh tình yêu và tình dục trong nghệ thuật, tôi đã băn khoăn tự hỏi rằng, Bùi Giáng cũng đã từng nói đến tình yêu và tình dục đầy hoang tưởng và tục lụy trong thơ ông; Hồ Xuân Hương cũng từng "ruột để ngoài da" trong dòng thơ đầy hình ảnh và lối suy diễn giới tính táo bạo trong thơ bà, nhưng họ đều không làm cho người đời nhăn mặt dị ứng như khi nghe nhạc "giới tính" của Phạm Duy. Tại sao như thế? Định kiến, hoàn cảnh hay tài năng đích thực sẽ trả lời cho câu hỏi nầy? Trong một câu hỏi phức tạp, thường đã có "chủng tử" của câu trả lời mà mỗi người tùy theo căn cơ của mình để tự tìm lấy.
Tuy nhiên, nghệ sĩ phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng khác với nghệ sĩ phương Tây từ bản chất truyền thống. Với truyền thống cá nhân chủ nghĩa, người nghệ sĩ phương Tây chỉ bị giới hạn của pháp luật trong sáng tác và trình diễn. Ngoài ra, họ thể hiện bất cứ khuynh hướng và phương tiện nào có thể làm được, miễn sao đạt được lợi ích của chính mình và chinh phục giới thưởng ngoạn. Nghệ sĩ phương Đông và Việt Nam, dù muốn hay không, thì vẫn là con đẻ của một truyền thống văn hóa mang nặng tính tập thể của gia đình và dòng tộc, xã hội quanh mình. Vì thế trong sáng tác nghệ thuật dẫu mang nặng bản ngã cá nhân đến mức nào thì vẫn không thể hoàn toàn bất chấp bóng dáng của người thân và xã hội.
Bất luận từ một góc nhìn cấp tiến hay bảo thủ nào, đất nước Việt Nam, con người và tuổi trẻ Việt Nam không phải là một khung cảnh, môi trường nghệ thuật cho những biểu hiện sáng tạo dung tục và dễ dãi. Phạm Duy hay bất cứ nghệ sĩ nào mà "phát tiết" một cách bất chấp để thể hiện những cảm xúc thô nhám, tùy tiện và tùy hứng nhất thời trong tác phẩm nghệ thuật đều rơi vào một tình huống đáng tiếc, đáng buồn và đáng trách trước cái nhìn rất phóng khoáng, nhưng cũng rất nghiêm khắc của giới thưởng ngoạn nghệ thuật người Việt trong cũng như ngoài nước.
Hơn thế nữa, tuổi trẻ Việt Nam đã chịu quá nhiều thiệt thòi so với tuổi trẻ thế giới. Nếu đã không làm được gương tốt -- hiểu như vai trò tiêu biểu lành mạnh và tích cực của kẻ sĩ và nghệ sĩ -- giúp cho con em có thêm niềm tin vào thế hệ đàn anh thì thôi; giới nghệ sĩ đàn anh nỡ lòng nào làm ngược lại. Đem sự ham muốn cá nhân ích kỷ của mình vùi dập chút kỳ vọng của thế hệ đàn em là một ý hướng thiếu tình thương và trách nhiệm của thế hệ đàn anh trong lúc tuổi trẻ đang nhìn về giới nghệ sĩ đàn anh tên tuổi với kỳ vọng noi gương, học hỏi. Trường hợp Phạm Duy và những tác phẩm "hồi xuân ca" của ông, kiểu "Thiên Duyên Tình Mộng" tung ra thị trường âm nhạc trong thời đại mới có thể làm vui cho chính ông và những người đồng điệu với ông; nhưng sẽ làm buồn lòng quá khứ, vô tình với hiện tại và có lỗi với mai sau.

Trần Kiêm Đoàn

Sacramento, tháng giêng 2007





xv05
#4 Posted : Monday, February 5, 2007 7:31:34 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
.
xv05
#5 Posted : Tuesday, February 6, 2007 7:35:22 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Caí link trên đã bị xoá / khoá rồi. Xin caó lỗi với bà con cô bác!
PC
#6 Posted : Sunday, November 30, 2008 3:15:39 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Thụy Khuê viết (và nhấn mạnh bằng cách in nghiêng): “Ngậm ngùi là một trường hợp đặc biệt: không những Phạm Duy không thêm thơ, mà ông cũng không thay đổi một chữ nào trong thơ Huy Cận.” (Bài Lửa đã tắt, Thế Kỷ 21 số 191, tháng Ba 2005, đoạn gần cuối).


Có thật thế không? Gần thật. Nghĩa là không phải 100% như Thụy Khuê nói. Nghĩa là Phạm Duy có đổi. Đúng một chữ. Chữ nào? Xin hát (chứ không phải đọc thơ) câu gần cuối bài: “Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau.” So sánh với câu thơ: “Hồn em đã chín mấy mùa thương đau.”

Bùi Văn (Paris)
Thế Kỷ 21

phamanhdung
#7 Posted : Monday, December 1, 2008 2:15:41 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Thụy Khuê viết (và nhấn mạnh bằng cách in nghiêng): “Ngậm ngùi là một trường hợp đặc biệt: không những Phạm Duy không thêm thơ, mà ông cũng không thay đổi một chữ nào trong thơ Huy Cận.” (Bài Lửa đã tắt, Thế Kỷ 21 số 191, tháng Ba 2005, đoạn gần cuối).


Có thật thế không? Gần thật. Nghĩa là không phải 100% như Thụy Khuê nói. Nghĩa là Phạm Duy có đổi. Đúng một chữ. Chữ nào? Xin hát (chứ không phải đọc thơ) câu gần cuối bài: “Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau.” So sánh với câu thơ: “Hồn em đã chín mấy mùa thương đau.”

Bùi Văn (Paris)
Thế Kỷ 21



Đồng ý với Bùi Văn, bài Ngậm Ngùi nhạc Phạm Duy không phải thơ Huy Cận 100%, nhưng có hơn một chữ đã đổi
Tôi thấy chẳng những chữ "thương" đổi thành chữ "buồn" trong câu “Hồn em đã chín mấy mùa thương đau” đã đổi là “Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau”
Mà còn chữ "mấy" đổi thành "đôi" trong câu "Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ" đổi thành ""Ru em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ"
Theo ý tôi, đó là cái hay của người phổ nhạc cho câu nhạc đi "thóat" hơn
Rồi câu "ngủ đi em mộng bình thường" được viết đúng vậy 2 lần (làm ra khỏi khuôn khổ 6/8), và rồi lần thứ ba thì lại là "ngủ đi mộng vẫn bình thường"
Rồi sau đó câu " "Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ" được lập lại đúng với chữ "mấy" nhưng lại chữ "à ơi" thay cho chữ "ru em" ở đầu và "sẵn" đổi ra "có" thành ra "À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ"
PAD
hongkhackimmai
#8 Posted : Monday, December 1, 2008 8:23:38 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Ai Giết Nổi Phạm Duy ?
Hồ Văn Xuân Nhi


.... Những nghệ sĩ hải ngoại nào sở dĩ chưa về, vì họ chưa thể trở về hay vì còn sợ bể nồi cơm ở nước Mỹ này... vì sợ bị chửi, bị biểu tình bên đây, chứ không phải vì họ chưa muốn về. Hay có nhiều người, biết rằng, mình không thể hát cạnh tranh nổi với nghệ sĩ trong nước, sẽ không thích về mà thôi.
Bất cứ một người nào đã sinh ra ở Việt Nam, đều muốn có cơ hội quay trở về quê hương. Với những người của một thế hệ đã có hơn nửa đời mình sống và lớn lên trên đất nước Việt Nam, họ càng mong muốn những ngày cuối đời được sống hay chết trên mảnh đất quê hương. Nếu có những ai tuyên bố mình không bao giờ muốn trở lại Việt Nam nữa, đa số là những người đã quên mất cội nguồn hay không còn nghĩ mình là một người Việt Nam. Có nhiều người tuy sinh ra ở Việt Nam, hay nói tiếng Việt, nhưng đang nghĩ mình là một người Mỹ, người Tây, không thể ăn nước mắm, mà chỉ thích hamburger hay pizza mà thôi, cho dù họ có sinh hoạt với cộng đồng Việt Nam đi chăng nữa, họ cũng nghĩ nơi đây mới là quê hương của họ. Chúng ta cũng không thể trách họ được, bởi vì quả thật đối với nhiều người trẻ, nước Mỹ mới chính là quê hương.
....

Không phải họ là những người chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Không phải họ là những người bị cộng sản chiêu dụ trở về. Không phải họ là những người phản bội chính nghĩa quốc gia. Khi cuối đời đã đến, không còn thiết tha với tiền tài, danh vọng, sự nghiệp, nhiều người chỉ muốn trở về với một nơi đã từng là kỷ niệm, là quê hương, hay đơn giản chỉ vì muốn được chết trong lòng quê hương.
....Câu chuyện nhạc sĩ Phạm Duy trở về Việt Nam tháng Giêng năm nay đã là một biến cố văn nghệ và chính trị của cộng đồng người Việt hải ngoại. Một vài tờ báo và vài hội đoàn chính trị đã lên án, đả kích sự trở về của ông.
...Tôi không chống đối chuyện ông trở về nước. Những người chống đối Phạm Duy trở về Việt Nam không phải là đa số. Tôi cũng không biết hư thực về những lời tuyên bố của nhạc sĩ với báo chí ở trong nước, có đúng hay sai, ai thêm ai bớt trên báo chí trong nước và hải ngoại? Nhưng tôi không nghĩ rằng Phạm Duy trở về Việt Nam là một sự phản bội người Việt cộng đồng hải ngoại.

HỒ VĂN XUÂN NHI






Gớm chưa , bi giờ PC mới cho đọc bài này của Hồ Văn Xuân Nhi
HVXN đã nói giống y bon tớ nói cách đây ba năm !

Hồ Văn Xuân Nhi ơi là Hồ Văn Xuân Nhi,
Chớ hồi tớ bị bọn Miên Du Đà Lạt, Nguyễn Đăng Tuấn, cùng một bầy ma cà rồng của đám Tango Tăng gheo gì đó và một đám ma trong nhóm Nhạc Việt xúm nhau hút máu tớ về chuyện Phạm Duy, thì you ở mô, không nhảy ra bứt cái đám ma cà rồng đó ra giùm tớ dzậy huh????

Tiện đây để tớ lục lại email cũ và sẽ bật mí tên cái con ma cà rồng đã lấy bài trong groups Nhạc Việt để phổ biến ra ngòai nhé



PC
#9 Posted : Monday, December 1, 2008 4:12:16 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hongkhackimmai
Gớm chưa , bi giờ PC mới cho đọc bài này của Hồ Văn Xuân Nhi


Nếu đọc lại ngày đăng thì đâu phải đâu. Bi giờ chị mới đọc thì đúng hơn chớ? Question

hongkhackimmai
#10 Posted : Monday, December 1, 2008 8:31:18 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Nếu đọc lại ngày đăng thì đâu phải đâu. Bi giờ chị mới đọc thì đúng hơn chớ? Question




Blush PC

Big Smile
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.