Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Susan Sontag (1933-2004)
Phượng Các
#1 Posted : Tuesday, December 28, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhà văn Mỹ Susan Sontag qua đời


Susan Sontag

Bà Sontag giành giải thưởng Sách Quốc Gia với tiểu thuyết lịch sử In American
Tiểu thuyết gia người Mỹ, bà Susan Sontag, vừa qua đời vì bệnh ung thư, hưởng thọ 71 tuổi.
Nhiều năm qua bà Susan Sontag được coi là một trong những nhà văn hóa hàng đầu của Mỹ nhưng bà nói chỉ mãi khi cuối đời mà mới tìm tới tiểu thuyết như cách thức tốt nhất thể hiện những cảm xúc của bà.

Trong giai đoạn chính trị và xã hội đầy nồng nhiệt của nước Mỹ thời những năm 60, bà Susan Sontag được coi là một phụ nữ xuất sắc nhất trong việc truyền bá cho trào lưu tiên phong.

Nhưng chủ nghĩa cấp tiến của bà trong văn hóa và chính trị bị cản trở bởi những phản ánh và kinh nghiệm và bà cảm thấy hối tiếc trước thực tế là cho tới khi bà gần 60 tuổi thì tiểu thuyết tình cảm The Volcano Lover, tạm dịch Người tình nồng cháy của bà mới đem lại cho bà một sự tự do mới.

Bà Sontag đã từng nói thay đổi là sở trường của bà. Mất cha khi mới lên năm tuổi vì cha bà bị bệnh lao phổi, bà chủ yếu được họ hàng nuôi dưỡng, chứ không phải là được mẹ chăm sóc.

Bà tìm đến với học vấn như một sự an ủi, rồi sau đó kết hôn với một giảng viên năm bà 17 tuổi và tốt nghiệp năm 18 tuổi, để rồi sau đó chín năm rời bỏ chồng và trở thành một con người khác, như theo chính lời bà.

Bà lại trải qua một thay đổi một lần nữa vào năm 1976 khi bà được báo cho biết bà bị bệnh ung thư vú và có thể sẽ chết trong vòng hai năm.

Bà cho biết bà phát hiện ra là mối quan hệ giữa bà với mọi người là rất sâu sắc và có tính chất trải nghiệm chứ không phải là những kinh nghiệm mang tính tiêu cực và điều này rất quan trọng vì với bà nó giống như là một sự biến chuyển.

Bà Sontag viết hai cuốn sách để cố bác lại những định kiến xấu mà bà cảm thấy vẫn luôn gắn liền với các căn bệnh, trước hết là ung thư, và sau đó là bệnh Aids.

Vào năm 1997, bà được bác sĩ cho biết bà bị bệnh ung thư tử cung nhưng bà vẫn tiếp tục làm việc và đã rất say mê với phát hiện muộn màng của mình về niềm vui mà việc viết tiểu thuyết đem lại cho bà.

Tuy nhiên các nhà phê bình nói rằng các tác phẩm hay nhất của bà lại là những bài tiểu luận. Bà đã bị chỉ trích khi phản đối chính sách của Hoa Kỳ theo sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 tại New York và Washington.

Hồi đầu năm nay bà viết một bài tiểu luận thẳng thừng chỉ trích những tra tấn đối với tù nhân Iraq. Bà qua đời tại New York hưởng thọ 71 tuổi.

nguồn: BBC

Phượng Các
#2 Posted : Sunday, April 17, 2005 1:20:26 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lời phát biểu của nhà văn Salman Rushdie (1947), chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Hoa-kỳ (PEN American Center), gửi đến văn giới quốc tế vào chiều ngày 28 tháng 12 năm 2004, ngay sau khi hay tin nhà văn Susan Sontag qua đời

Susan Sontag là một nghệ sĩ văn chương vĩ đại, một tư tưởng gia bất khuất và độc sáng, suốt đời dũng cảm vì sự thật, và một đồng minh không mệt mỏi của chúng ta trong nhiều cuộc đấu tranh. Bà đã lập nên một tiêu chuẩn nghiêm khắc cho trí thức mà tôi và nhiều người ngưỡng mộ bà vẫn không ngừng khao khát vươn tới. Tiêu chuẩn ấy khẳng định rằng tài năng văn chương gắn liền với nghĩa vụ phát ngôn về những vấn đề trọng đại đương thời và, trên hết, bảo vệ sự độc lập của trí tuệ và óc tưởng tượng sáng tạo trước bất cứ bạo lực chuyên chế nào.

Bà đã từng là chủ tịch của Trung Tâm Văn Bút Hoa-kỳ từ 1987 đến 1989 và, tiếp tục công việc của Norman Mailer, bà đã góp phần làm cho một câu lạc bộ văn chương được cải biến hoàn toàn để trở thành một tổ chức bất vụ lợi của các nhà văn chuyên nghiệp dấn thân cho sự tiến bộ của văn chương, cho công cuộc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và cho tình huynh đệ quốc tế của văn giới.

Bà là một người bạn thật sự của nhà văn trong cơn nguy khốn. Năm 1989, sau khi Khomeini ban hành giáo tử lệnh fatwa đối với tác giả, các nhà xuất bản, và các dịch giả của tiểu thuyết Quỷ Thi (The Satanic Verses), bà đã lãnh đạo Trung Tâm Văn Bút Hoa-kỳ trong cuộc chiến đấu cho tự do tư tưởng. Sự hỗ trợ kiên quyết của bà, trong một thời điểm có những người tỏ ra nao núng, đã giúp xoay chiều cơn thuỷ triều để đương đầu với cái mà bà gọi là "một hành động khủng bố chống lại sinh mệnh của trí tuệ." Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ ý chí kiên cường của bà với lòng tri ân và cảm phục.

Suốt mười lăm năm tiếp theo đó, Susan đã tiếp tục làm một thành viên và ủng hộ viên tích cực và can trường của Trung Tâm Văn Bút Hoa-kỳ, tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong nhiều vấn đề gai góc và đích thân đến nhiều quốc gia để bảo vệ cho những nhà văn bị ngược đãi, hành hạ. Bà đặc biệt kiên quyết kêu gọi khẩn cấp chống lại chủ nghĩa văn hoá cục bộ và thái độ lãnh đạm của người Mỹ trước văn chương và tư tưởng của những quốc gia khác. Là một nhà vô địch phi thường trong việc du nhập vào Hoa-kỳ những cây bút từ ngoại quốc và những tác phẩm dịch thuật văn chương, bà đã giúp giới thiệu đến độc giả Mỹ những tác giả có bút pháp và khuynh hướng dị biệt nhau như Danilo Kis, W. G. Sebald, và Orhan Pamuk.

Mối hàm ân hiển nhiên của Trung Tâm Văn Bút Hoa-kỳ đối với Susan Sontag được thể hiện qua sự kiện chúng tôi đang tổ chức một cuộc họp mặt quan trọng của những nhà văn quốc tế tại New York vào tháng Tư sắp tới để phản đối cái khuynh hướng văn hoá Mỹ mà bà đã bày tỏ sự bất ưng. Tôi tin chắc rằng lúc khai mạc hội nghị, với lòng tri ân sâu sắc, chúng tôi sẽ tưởng nhớ đến cái mẫu mực của lương tâm văn học mà bà đã là một hiện thân vô cùng sinh động.

Trong giây phút này, tất cả chúng ta đều đau buồn trước sự ra đi của một trong những nghệ sĩ ưu việt của Hoa-kỳ, và bản thân tôi khóc than vì đã mất một người bạn thân thương và yêu quý.

Salman Rushdie
(bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)

tienve.net
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.