Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Cứu Trợ Quốc Tế Nạn Nhân Sóng Thần
hc
#41 Posted : Friday, May 20, 2005 11:42:16 AM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Chị PC muốn đăng thêm bài về chuyến cứu trợ do TT Giác Ðẳng tường trình trong room Diệu Pháp không?
Phượng Các
#42 Posted : Friday, May 20, 2005 12:23:04 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
thì tới luôn đi chị hc. Blush
hc
#43 Posted : Saturday, May 21, 2005 4:36:33 AM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Tình hình chuyến đi cứu trợ nạn nhân sóng thần Tsunami do TT Giác Ðẳng tường trình trong lớp Phật học Diệu Pháp trên mạng Paltalk
(Do Pt Minh Hạnh nghe và gõ lại thành văn bản)

Bản tin ngày 03 tháng 03 năm 2005

TT Giác Đẳng: kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi vị, phái đoàn cứu trợ đang ở Phangan một nơi người Thái Lan gọi là Andama là một tỉnh nằm dọc theo biển duyên hải của Ấn Độ Dương. Hôm nay và hôm qua phái đoàn đã đến thăm một số các địa điểm của những cư dân sống ở miền duyên hải đã bị ảnh hưởng sóng thần tsunami. Có rất nhiều việc để tường thuật về việc cứu trợ nạn nhân tsunami. Có lẽ là trong cuộc đời của chúng ta có rất nhiều việc mà những gi` được nghe nói lại và thậm chí qua một lời khéo nói, khéo diễn tả cũng không thể nói hết so với những gi` chúng ta tận mắt và được thấy, sự có mặt tại chỗ và tự mi`nh cảm giác được điều đó một cách trực tiếp. Chuyến đi co`n có thể nói rằng là một chuyến đi đặc biệt quan trọng, quan trọng đối với nhiều Phật sự, nhưng mà đối với những cá nhân trong phái đoàn, đối với Chư Tăng thi` đó là một kinh nghiệm quan trọng trong cuộc đời tu tập của mi`nh.

Có thể nói rằng trong chuyến đi ky` này và nhi`n thấy sự tàn phá của sóng thần tsunami, chúng ta có thể nhi`n thấy rất nhiều khía cạnh về đời sống tinh thần và đời sống vật chất mà người ta đang cố gắng để ti`m một cái quân bi`nh. Dĩ nhiên là nhu cầu về vật chất như tiền bạc cho chuyến đi cứu trợ, nhưng khi tiếp xúc với một số người ở đây, chúng ta thấy bên cạnh đó nhu cầu về tinh thần là một nhu cầu rất lớn lao và như là vị trụ tri` một ngôi chùa có tượng Phật lộ thiên co`n nguyên vẹn với Phật đài, sau khi sóng thần xảy ra ở trong cả tuần lễ thi` vị này như một người mất hồn, không biết chuyện gi` đã xảy ra.

Và cảm nhận lớn lao như vậy đối với một nhà Sư thi` chúng tôi nghĩ rằng ảnh hưởng về tâm lý đối với những người địa phương như thế nào.

Khi tiếp xúc với những người địa phương chúng tôi có hỏi rằng trước những xáo trộn về tinh thần, những áp lực căng thẳng như vậy, cũng như những sự mất mát lớn lao thi` các tổ chức quốc tế nhất là chính phủ đã có những dự án gi` để giúp đỡ cho những người này không?
Hotel Near KhaoLak, Thailand
Chúng tôi đặt ra câu hỏi đó thật sự nó hơi thừa thãi với các quốc gia Á Châu, bởi vi` như tại Hoa ky` chẳng hạn ngay cả những viên chức cảnh sát hay những viên chức trong sở cứu hoả sau biến cố khủng bố giật sập hai toà nhà t ại New York ngày 11 tháng 9, người ta có nhiều chương tri`nh những bác sĩ tâm ly’ giúp đỡ cho những cảnh sát và nhân viên cứu hoả về vấn đề tinh thần, co`n ở tại đây thi` chuyện đó nói rằng, cơm không đủ ăn, nhà không đủ che mưa che nắng nói gi` đến sự cung ứng về đời sống tinh thần như vậy.

Thế nhưng may mắn một điều rằng tại quốc gia này người ta co`n có chùa chiền, co`n có những tấm lo`ng rất cao qúi, những tấm lo`ng này không phải chỉ đến mang lại cho họ sự giúp đỡ về vật chất mà co`n có một niềm an ủi về tinh thần.

Chúng tôi nghĩ rằng phái đoàn đi không đông người và đi trong thời gian rất ngắn, nhưng hi`nh ảnh của những người từ xa đến đã được giới thiệu cho những người ở tại đây thấy rằng họ không bị quên lãng mà họ được quan tâm. Có lẽ nó sẽ giúp đỡ rất nhiều về đời sống tinh thần của họ, tuy nhiên những giờ phút như vậy cho chúng ta thấy rằng cuộc sống tinh thần đặc biệt quan trọng đối với chúng ta. Dĩ nhiên càng lúc quan trọng rất nhiều cái nỗi khổ, có những niềm thương cảm mà không bao giờ ở trong một đời người chúng ta có thể tiêu hóa được dễ dàng.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, chương tri`nh của những chuyến đi thi` phải nói rằng phái đoàn đang chờ đợi để đi Sri Lanka, hiện tại được biết theo tổ chức WHO tức là tổ chức World Health Organization Là một tổ chức y tế thế giới, họ cho biết rằng một chứng bịnh mà họ chưa kiếm được nguyên do và nó đang xảy tại Tích lan, tại những vùng bị ảnh hưởng tsunami.
Dĩ nhiên phái đoàn sẽ rất cẩn thận về điểm này. Chúng ta được biết một điều tại Thái Lan cho đến hôm nay vẫn co`n rất may mắn chưa nghe những bịnh dịch bộc phát đó đây, mặc dầu hồi chiều khi phái đoàn đến thăm nơi giữ xác chết người ta có yêu cầu phái đoàn giữ ở một mức nào đó vi` người ta tin là có bịnh truyền nhiễm sẽ xảy ra vi` nơi đó là nơi giữ những xác chết, thế nhưng vẫn không có lời cảnh báo nào có tánh cách khẩn cấp.

Về phía chính phủ mỗi khi có du khách đến, không biết có phải chính phủ cố ti`nh dấu hay là mọi việc vẫn bi`nh thường, nhưng theo nhiều nhà quan sát thi` phải nói rằng đây là một điều cực ky` may mắn vi` ba tháng sau khi cơn sóng thần tsunami xảy ra cho đến hôm nay ngoài 168 người biết rằng bị ảnh hưởng một chứng bịnh tương đối hơi lạ, ngoài ra thi` chúng tôi vẫn chưa nghe bất cứ một bịnh dịch nào xảy ra ở những nơi như là Tích Lan hay Indonesia, những nơi mà bị ảnh hưởng của tsunami nhiều, đó cũng là điều hết sức may mắn.

Trong những nơi mà phái đoàn đến thăm viếng vừa qua thi` tại vùng này, ngày hôm qua khi phái đoàn đi ngang qua những bãi biển nơi bị tsunami tàn phá thi` có nhi`n thấy những cố gắng của chính quyền Thái Lan lo làm sao để dọn dẹp sạch sẽ khu vực này. Chẳng những dọn dẹp sạch sẽ khu vực này mà người ta co`n cố gắng mang lại không khí bi`nh thường.

Ngày mai phái đoàn sẽ được hướng dẫn bởi một vị bác sĩ Hoà lan và một người bạn của vị bác sĩ này là người Thái để đến thăm một vùng, theo lời của vị này nói rằng cho đến hôm nay thi` công việc dọn dẹp vẫn chưa đến đâu, và phái đoàn có thể nhi`n thấy những cảnh tượng hỗn độn xảy ra sau khi tsunami đánh vào trong bờ biển của Thái Lan.

Có một vị nêu lên quan điểm tại sao người ta khổ mà sao lại vui vẻ, thật sự không phải y’ là như vậy, thật ra thi` chúng tôi trong những buổi tường tri`nh thi` chúng tôi muốn chỉ tường tri`nh mắt thấy tai nghe hơn là đưa ra y’ kiến của mi`nh, tất nhiên sau một chuyến đi chúng tôi có một số y’ kiến về chuyến đi, nhưng hiện tại bây giờ thi` chúng tôi không có y’ kiến gi` nhiều, chỉ tường tri`nh mà thôi.

Đúng ra hồi chiều khi lạy tượng Phật để chiêm nghiệm một cái gi` rất khác thường thi` trong chuyến đi này rất xúc động, chúng tôi muốn là sẽ sang lại nhiều lần nữa để cố gắng gi`n giữ nơi này như một nơi hành hương của những Phật tử xa gần. Ở đây không phải để người ta đến để kiếm thấy sự linh thiêng gi` để cầu nguyện chẳng hạn, họ đến đó để ti`m thấy ở trong cuộc sống có những cái không giống như chúng ta nghĩ .

Một vị Phật tử đặt ra vấn đề sao mấy hộ pháp không cứu người mà lại cứu chùa làm gi`, thi` cách nói đó chúng tôi nghĩ nó không hẳn là chuyện đơn giản như qúi vị nghĩ. Chúng ta cứ nghĩ đơn giản nó có bao nhiêu thứ cần thiết phải làm tại sao không làm mà lại làm cái kia, nhưng mỗi một sự tồn tại trong thế gian này có nhân duyên riêng và chúng ta phải nhi`n nhận vấn đề nhân duyên đó nó trên một cái gi` cá biệt chứ không thể nào đem cái này so sánh với cái kia, nếu để thống trách cuộc đời thi` chúng ta có thể thống trách tất cả trong những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong cuộc đời này, trước hết nó đo`i hỏi chúng ta phải có một sự ghi nhận.

Chúng tôi rất tiếc rằng có một số người nghĩ rằng chúng ta rời cuộc sống tâm linh mà đi vào thế giới của khoa học là chúng ta có thể phê phán mọi sự việc nó nằm vào mẫu tính chứ không có cho ra một niềm tin chân chính. Trước khi người ta phê phán điều gi` thi` người ta phải có một số ghi nhận, chúng tôi muốn nhắc lại lời của bác sĩ Tâm Quảng khi nãy có lẽ trong một cái nhi`n của một người trí thức, bác sĩ nói rằng nhi`n thấy việc đó thi` mi`nh phải có một cái cảm nhận mà nó có cái gi` đó mà mi`nh không giải thích được, thi` điều đó là một điểm đầu tiên đáng ghi nhận chứ nó không phải là có một sự phê phán.

Tại vi` chúng ta nói tượng Phật co`n tồn tại ở đây là do Hộ Pháp bảo vệ tượng Phật, đó không phải là chuyện mà chúng tôi nói ở tại đây, là tại vi` thấy như vậy thi` kể là như vậy, chúng tôi không nói là do Hộ Pháp bảo vệ hay là ly’ do này hay ly’ do khác. Nhưng trước nhất người ta phải ghi nhận được một sự việc rằng có một sự tồn tại, mà sự tồn tại của một ngôi tháp, một pho tượng Phật. Ở chung quanh tất cả đều bị tàn phá, nhưng riêng về ngôi tháp này những văn hoa, ngay cả con rồng để trang trí , chúng tôi không nghĩ rằng có một vật gi` có thể chịu đựng được trong một cơn sóng thần mà có thể tồn tại, mà nó lại tồn tại.

Chúng tôi muốn đem câu chuyện này để qúi Phật tử đang có mặt trong room này, chúng tôi nghĩ rằng người ta khi đề cập phê phán một chuyện gi` đó nên chúng ta dựa trên một cái nhi`n hiểu biết chứ không phải là cái nhi`n thoải đáng, tại vi` ở đây không ai luận công và không ai luận tội và cũng không ai nói chuyện đúng hay sai, làm việc này hay làm việc khác. Một con người có hiểu biết thi` chuyện đầu tiên là chúng ta nên ghi nhận cái gi` kể ra trước khi chúng ta làm một phê phán gi`.

Ngày hôm nay chúng ta cũng nhận ra một điểm khác khi đi cứu trợ, chúng tôi có hỏi một vị Tăng qua lời thông dịch bởi vi` chúng tôi không nói được tiếng Thái, chúng tôi hỏi rằng; sau trận tsunami xảy ra thi` cái niềm tin cũng như sự sinh hoạt về tâm linh, sinh hoạt về đời sống của những cư dân trong vùng nó có phần tăng hay phần giảm, thi` một điều vị này trả lời làm chúng tôi cũng cảm thấy rất thú vi, vị này nói rằng nó cũng có tất cả mọi thứ, có những người nhi`n thấy những sự mầu nhiệm thi` họ tin tưởng hơn.

Có những người cảm thấy sợ hãi trước thiên nhiên thi` họ ti`m nơi nương tựa nhiều hơn, và đặc biệt cũng có những người mà họ cảm nhận rằng có cái gi` đó nó rất là tàn bạo từ thiên nhiên, họ đâm ra than trời trách đất, họ trách rằng tại sao không có những sự hộ tri` của Thiên Thần Hộ Pháp cho những người lành v.v... và Sư Trụ Tri` cũng nói rằng có một số người thi` họ nói có công tu tập thi` không đơn giản cho họ lãnh hội đời sống rất phù du.

Ví dụ như hồi chiều chúng tôi đến khách sạn 5 sao, khách sạn 5 sao đó là khách sạn trong ngày 26 tháng 12 này được khánh thành, khánh thành nghĩa là người ta tổ chức một buổi lễ trọng thể và buổi lễ này người cháu của vua Thái Lan hiện nay đến cắt băng khánh thành, trong ngày khánh thành đó, ngay trong giây phút đó thi` sóng thần xảy ra và cháu nhà vua chết đi, và bây giờ thi` chúng tôi nhi`n lại cái công tri`nh co`n lại của một quần thể được xây cất hết sức sang trọng, thi` mới thấy rằng ở trong cuộc sống của con người không phải tất cả mọi thứ nó đều nằm ở trong sự sắp đặt của một đấng tối cao, mà ngay cả đối diện với sự việc đó một cách sáng suốt hơn.

Có trường hợp này vị Sư Trụ Tri` có nói rằng có một điều họ thấy như vậy họ không tin vào sự vững chắc, sự bền vững của thế gian này cuộc sống vốn có nhiều cái đưa đẩy con người nhiều bất trắc, vi` ở đó chắc chắn con người phải có một thái độ khác đi, chúng tôi thấy cái sự nhận định của vị Sư đó thi` qúi vị Phật tử thấy rằng con người chúng ta có cảm nhận sự việc có nhiều khía cạnh, có đôi khi đối diện trước một vấn đề thi` người ta thống trách, đôi khi đối diện với một vấn đề thi` người ta học được rất nhiều, có đôi khi ở trước một sự việc người ta khởi lên cái tâm ghi nhận để mà đem tâm tư của mi`nh cảm nhận được nỗi khổ.

Khi chúng ta sống trong đời này thi` không phải dễ chịu, như chúng ta đi vào một khu rừng như, đi vào một khu vườn hoa, như đi vào một nội dung của một trang sách, sự cảm nhận và văn của chúng ta nó lệ thuộc rất nhiều vào tri`nh độ và sự hiểu biết cá nhân. Tuy nhiên một điều đặc biệt và quan trọng của mỗi người trong cuộc sống này, là trước khi chúng ta có một thái độ phê phán thi` rất cần thiết để chúng ta có thể chấp nhận tất cả điều đó.

Ngài Achjan Cha có nói một câu rất hay, Ngài nói rằng con người trước khi có thể có một nhận định đúng về điều này, một điều gi` thi` đầu tiên phải có một tâm hồn thật sự yên lặng, yên lặng ở đây Ngài nói thêm là không phê phán, không nghĩ rằng nó phải như thế này và nó phải như thế khác, nó ra sao thi` mi`nh nhận nó như vậy và đúng là cái nhi`n ở trong đạo Phật gọi là ở đó chúng ta có một thái độ rất khoa học, rất hiểu biết là chúng ta có thể ghi nhận được sự việc mà không do sự phê phán nào. Một ví dụ vị thiền sư thường đưa ra xa gần, nếu chúng ta đi xem nhiều buổi văn nghệ và muốn thưởng thức thi` đầu tiên chúng ta phải biết im lặng, nếu chúng ta không biết im lặng vi` chúng ta không có khả năng để ghi nhận sự việc nhiều góc cạnh khác nhau, thi` rất là quan trọng để cho mỗi một người trong phái đoàn có mặt ở tại đây lắng nghe, và trước nhất để cho tất cả những gi` mi`nh thấy mi`nh nghe tự nó nó cho mi`nh một sự cảm nhận sâu sắc về cái thực tại, mà mi`nh đang có trước mặt nỗi bất hạnh ở trong đời sống của chúng ta, là chúng ta sống chúng ta chỉ dựa lên trên một số suy nghĩ rất thiện cận của mi`nh, sự suy nghĩ về phần lớn là bởi vi` chúng ta không để cho chúng ta có một cơ hội để nghe để cảm nhận để nhi`n ở chung quanh, lúc nào chúng ta cũng muốn có y' kiến hết, y' kiến của chúng ta dĩ nhiên là nó có quy ền, nhưng nếu y' kiến đó chỉ là một lời nói vô thưởng vô phạt nó là như vậy thi` ti`nh nghĩa là như vậy thi` sự đó rất đáng tiếc.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử ngay cả sống trong cuộc đời này, những giây phút nhi`n thấy thiên tai của cuộc sống thi` chúng ta mới thấy rằng những thi` giờ và những lời phê phán của chúng ta đối với cuộc sống này hết sức phù phiếm rất gây gỗ. Cái nếp sống cho một phương trời nào đó là chúng ta phải có cái nhi`n cuộc sống ở tại một nơi khác nó như thế này và như thế khác. Nhiều khi trong mẩu tin nói về sự khủng khoảng của người Palestin và người Do Thái chúng ta phải phán một câu là mấy người Do Thái là mấy người thế này thế kia, Palestin thế này thế kia.

Nhưng phải đọc lịch sử và phải nhi`n rất thường, phải đọc mẩu tin rất thường về khủng khoảng này thi` chúng ta mới cảm thấy những khó khăn mà toàn quốc gia trên thế giới đã trăn trở trong nhiều thập niên và không ti`m ra một giải pháp cho vấn đề Do Thái và Palestin. Chúng tôi nghĩ rằng những sự việc nhiệm mầu, những sự việc quan trọng trong đời sống nó cần đến một sự hiểu biết lớn lên trong tâm tư của chúng ta , và vấn đề chúng ta có cho mi`nh cơ hội hay không.

Một vị thiền sư được ghi nhận trong những câu truyện thiền của người Trung Hoa Thạch Sa Tập, có đôi khi Ngài thí dụ tâm tư của chúng ta như một ly nước đã đầy rồi dù chúng ta có rót đầy bao nhiêu nó cũng tràn ra bên ngoài, và chúng ta không thể rót thêm được nữa. Thi` trong trường hợp đó sự bất hạnh lớn của chúng ta, bởi vi` tâm tư của chúng ta trải rộng như bầu trời, thênh thang như đại dương để chúng ta có thể đón nhận thêm nhiều thứ vào, thay vi` chúng ta tự làm cho mi`nh cái hàng rào để chúng ta giới hạn mi`nh lại, phải sống trong cái nhi`n thiển cận như vậy trong cuộc đời thi` đó là một điều hết sức đáng buồn.

Chúng ta phải đi, phải thấy, phải nghe, phải cảm nhận với một tâm tư hết sức chân thành. Chân thành với cuộc đời và chân thành với mi`nh để từ đó chúng ta học và chúng ta lớn lên, nếu chúng ta không cho phép mi`nh có cơ hội như vậy thi` thật sự là một điều hết sức đáng tiếc.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, trong chuyến đi này phái đoàn sẽ đặt chân đến một số các nơi khác nữa, ở trong đó có những vùng đất mà chúng tôi tin rằng phái đoàn sẽ chứng kiến nhiều từ Tích Lan và có thể nói rằng dù di động, những nơi phái đoàn đi có ti`m được phương tiện như có ngày hôm nay để có thể gửi đến qúi Ngài những điều mà phái đoàn thấy.

Thật ra thi` phải nói rằng chuyến đi ky` này là một chuyến đi tương đối hơi mệt tí, bởi vi` khi sóng thần tsunami xảy ra thi` chúng tôi được Chư Tăng bên Tích Lan mời sang bên đó để làm một cái gi` cho đất nước Tích Lan, cá nhân chúng tôi nhận lời bởi vi` có một món nợ tinh thần rất lớn của Phật Giáo Việt Nam đối với Phật Giáo Tích Lan. Ở trong quá khứ và trong nhiều giai đoạn cho Phật Giáo, cho nhân quyền và chính phủ Tích Lan đã tận ti`nh ủng hộ Phật Giáo Việt Nam. Chúng ta biết rằng Ngài Narada là một người ảnh hưởng khá quan trọng trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam đương đại trong sự thăm viếng của quá cảnh của Ngài, thi` chúng tôi nghĩ rằng món nợ tinh thần đó bắt buộc mi`nh phải làm cái gi`.

Rồi khi chúng tôi liên lạc với Thày Nguyên Thảo Canada và Thầy cũng chia sẻ nhiều tâm ti`nh, ở trong đó có một tâm ti`nh rất quan trọng là những quốc gia chung quanh biển Nam Hải như Thái Lan, như Mã Lai, Singapore, Indonesia, Phillipine, Hồng Kông đã là nơi cưu mang người tị nạn Việt Nam trước khi sang định cư tại quốc gia thứ ba của những thuyền nhân, mà bản thân của chúng tôi cũng là thuyền nhân đã từng ti`m thấy những bến bờ của những quốc gia này làm nơi tạm trú trước khi ti`m một quốc gia thứ ba để định cư. Thầy Nguyên Thảo đã nghĩ rằng nên làm một cái gi` đó để nói lên sự tri ân của mi`nh, chúng tôi nghĩ rằng đó là một biểu tượng rất đẹp nên chúng tôi gọi điện thoại liên lạc với rất nhiều Thầy với rất nhiều Phật tử. Qúi Ngài có thể tưởng tượng được rằng người đầu tiên chúng tôi liên lạc thi` có hơn 20 thầy rất hăng hái sẽ đi, rồi khi chúng tôi trở về Houston được thông báo thi` chúng tôi có một dự tính sơ khởi là ít nhất là cũng 37, 38 người đi, nhưng cuối cùng thi` trong phái đoàn ngày hôm nay Chư Tăng đi được tất cả là 8 người Tăng và số người ở Houston chỉ có ba vị thôi, trong đó ở Canada 2 vị, California một vị thi` quí vị thấy rằng số người tham dự đã ghi danh rồi giờ chót bỏ không đi.

Chúng tôi rất tiếc một điều rằng không có tận dụng cơ hội này vừa nói lên tâm bi mẫn mà Đức Phật Ngài dậy cho chúng ta đối với những người bị đau khổ, và bên cạnh này chúng ta học rất nhiều điều, tại sao chúng ta học được rất nhiều điều, kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử nếu hôm nay mà con người đã bỏ ra nhiều tâm sức, nhiều năng lực xây dựng để bồi đắp và mong rằng những nơi này nó sẽ đi theo một y' hướng của mi`nh, cảnh như vậy, người như vậy, cuộc sống như vậy, nhưng rồi một thoáng tất cả nó đều trôi theo gio`ng nước, chúng ta bất lực, một sự bất lực hầu như hết sức vô nghĩa, không có ngôn ngữ nào nói lên sự bất lực của chúng ta.

Chúng tôi nhớ lại giai thoại khi Đức Thế Tôn đi ngang bờ sông Hằng và tại bờ sông có một ông Bà La Môn đã cất xong một ngôi nhà hết sức kiên cố, tại ngôi nhà kiên cố này, sau khi cất xong nhi`n thấy ngôi nhà chắc chắn kiên cố xinh đẹp, ông đi chung quanh và cảm thấy hết sức cao hứng đến nỗi ông đã nói lên cảm khái của mi`nh, nhà đã xây xong, tường vách hết sức vững chắc, dĩ nhiên nhi`n bên ngoài rất là đẹp, ông nói mưa đi mưa đi như một lời thách thức là có mưa có nắng có bão bùng thi` cũng không làm được gi`, thế nhưng Đức Phật Ngài đã nói cho Tôn Giả Ananda rằng ông Bà La Môn đó sẽ bị chết trong bảy ngày vi` trong bảy ngày nữa ông sẽ từ trần. Chúng tôi nghĩ rằng thân mi`nh không co`n thi` các thứ khác không có nghĩa gi` hết, qúi vị đã nhi`n thấy những hi`nh ảnh của những xác chết chen lẫn trong những khúc gỗ vụn, nhi`n thấy những xác chết trôi lênh đênh trên biển, đặc biệt nó giống như ở dưới quê chúng tôi người ta dùng cá, họ thảy cá xuống sông xuống ao và lúc sau khi cá nổi lên li`nh bi`nh thi` xác chết người cũng như vậy.

Thưa quí vị chúng ta nhi`n sang khách sạn 5 sao, người cháu vua Thái Lan đến đây để khánh thành, nhi`n thấy bao nhiêu lính tụ về, có cảnh sát rồi có quân đội, nào là tàu tuần duyên đậu ngoài khơi, nào là cảnh sát trên bờ v.v... và v. v..... khi sóng thần đến thi` cuốn đi tất cả. Đó là những bài học không nhỏ trong cuộc đời, nhưng chúng ta đã từ chối không muốn học, chúng ta cũng thậm chí không muốn nghe nhiều khi chúng ta nhi`n vấn đề một cách rất hời hợt, rất đáng buồn là những cơ hội lớn trong đời sống bị đánh mất đi.

Thậm chí Đức Phật đã giảng cho chúng ta biết những gi` xảy ra quên mi`nh, kể cả.ngay một giọt nước tan theo gio`ng suối, kể cả một chiếc lá vàng rơi đó là một bài học lớ, và khi đi thi` chúng tôi mới nhận ra một sự việc là Đức Thế Tôn xưa kia, Ngài chỉ một lần thôi, đi bốn cửa thành và chỉ một lần thôi được nhi`n thấy người già, người bịnh người, chết một người xuất gia, thế nhưng điều đó thay đổi cả tâm tư của Ngài và Ngài đã đi ti`m một sự giác ngộ, một sự giác ngộ cá nhân mà ở trong tâm thức của nhân loại, sức mi`nh cỡ đó Ngài đã để lại cho chúng ta ngày hôm nay.

Khi chúng tôi đi và nhi`n thấy hàng ngàn người chết và thậm chí HT. Chơn Trí, Thầy Nguyên Thảo, Sư Cô Liễu Pháp đã đến nơi giữ hàng ngàn di thể nạn nhân tsunami không thân nhân thừa nhận, chúng tôi đặt ra câu hỏi rằng ở trong tất cả cảnh tượng đó chúng ta ti`m thấy ảnh hưởng tâm hồn như thế nào, chúng ta cho phép những điều đó nó lớn dậy trong khu vườn tâm linh của chúng ta như thế nào, hay nó èo ọt, nó bị kết mo`n đi giống như những hạt lúa giống xấu trong mảnh đất xấu, rồi cuối cùng nó lại bị chết trong cằn cỗi, c ái may hay không may của con người có lẽ là nằm ở chỗ này rất nhiều.

Chúng tôi xin gửi đến quí Ngài và quí Phật tử một vài cảm tưởng. Hồi chiều khi đặt chân đến nơi có tượng Phật, thi` chúng tôi có lời phát nguyện là sẽ làm điều gi` trong khả năng của mi`nh để giúp trùng tu lại ngôi chùa, với một lời thỉnh cầu là làm sao Chư Tăng ở tại đó gi`n giữ nguyên vẹn Phật đài mà đã có trước sóng thần tsunami bây giờ vẫn co`n tồn tại, thi` vị Sư Trụ Tri` có hứa khả nhận lời vi` chính bản thân của vị đó cũng muốn như vậy, đó là một điều rất hoan hỷ và bản thân của chúng tôi sau khi về sẽ dùng rất nhiều thời gian và khả năng của mi`nh để làm cho công việc này

Chúng tôi xin kể một vài mẫu chuyện vui chúng tôi có được trong chuyến đi này, câu chuyện vui đầu tiên được kể là những người ở tại đây họ có vẻ như rất thật thà, những người miền nam rất thật thà, họ thật thà đến đỗi mà nhiều lúc chúng ta không thể tưởng tượng rằng thật thà đến như vậy. Ngày hôm qua phái đoàn đến một ngôi làng và ngôi làng này sự tàn phá rất lớn, từ ngoài bờ biển chạy vô bên trong chúng ta có thể nói được sự tàn phá của cơn sóng thần khoảng chừng một cây số.

Chúng tôi cùng với Chư Tôn Đức đứng trên một mảnh đất người ta đang xây cất nhà cho những ngư phủ đã bị tan nhà nát cửa trong trận tsunami, ở tại đó một vị trong phái đoàn đã hỏi những người trong làng là ở tại đây có bao nhiêu người chết, người ta trả lời liền là ở đây không ai chết hết thi` mọi người rất là ngạc nhiên tại sao sóng thần cuốn vào bao nhiêu nhà cửa mà không ai chết hết. Nhưng nghe vậy thi` biết vậy thôi, nhưng lúc sau thi` qua một câu chuyện khác họ chỉ cho thấy bức tường ở chỗ đó có rất nhiều người chết, thi` hoá ra là khi mi`nh hỏi qua thông dịch viên thi` họ hiểu rằng tại chỗ mi`nh đang đứng có ai chết không, họ trả lời là không mà tất cả mọi người đều bị cuốn vào phía trong và chết hết tại đó. Mặc dầu cảnh rất là thương tâm nhưng chúng tôi không thể nhịn cười được với câu trả lời rất lạ lùng của vị này.

Một vị Sư trong chùa kể một câu chuyện, cũng là một giai thoại, vị Sư nói rằng ngày xảy ra sóng thần thi` vị này đang truyền giới bát quan trai cho qúi Phật tử trong chùa, trong khi đó bên ngoài họ nói chạy chạy, tất cả nghe như vậy và nhi`n thấy cảnh tượng kinh khủng họ chạy cả lên xe, và theo vị Sư Trụ Tri` thi` trên xe toàn đàn bà và phụ nữ, những người đàn ông họ thỉnh Sư lên xe họ rất là ngại chuyện đó, vì đó tục nghiêm với giới luật, ở đâu có phụ nữ là họ không dám lại, thi` vị Sư này không dám lên ngồi, khi nước chảy đến thi` nhảy phóc lên ngọn cây thôi, và nhờ như vậy mà sau đó vị đó sống sót, co`n chiếc xe đầy người kia mọi người trong đó đều chết hết, nên có một người trong phái đoàn vừa nghe câu chuyện như vậy mới bi`nh luận là nhờ giữ giới mà được sống sót, câu chuyện rất thú vị và thương tâm, trong lúc hoảng hốt mọi người lên xe để chạy co`n vị này thi` nhảy lên cây thi` sống co`n những người trong xe thi` chết, chúng ta có rất nhiều cách giải thích về điểm này.

Một câu chuyện vui khác xin kể qúi vị nghe là đúng ra phái đoàn sang đây trước một tuần lễ, vi` vẫn co`n bàn thảo về vấn đề ngân sách của phái đoàn cứu trợ, nên chúng tôi không dám thông báo cho người điều hợp của chúng tôi tại đây tức là cô Noir. Nhưng sau đó chúng tôi điện thoại cho cô Noir là cô hoan hỷ sắp xếp cho phái đoàn đi, cô hỏi rằng khi nào đi, chúng tôi cho biết sẽ đi trong vo`ng vài ngày nữa, cô cho biết như vậy gấp quá nhưng cô sẽ vận dụng tất cả mọi khả năng để lo cho phái đoàn.

Rồi theo lời cô kể lại thi` cô em của cô mới nói rằng Sư Giác Đẳng Jotika mỗi lần làm chuyện gi` cũng giao đến giờ chót rất là khẩn cấp, thi` cô Noir mới trả lời cho cô em là tuy là khẩn cấp nhưng nó không giống như sóng thần, việc này vẫn co`n thời gian để chuẩn bị. Trong đời chúng tôi chưa ai đem chúng tôi ra ví dụ như cơn sóng thần hết, nhưng đây là lần đầu tiên có một người đã đem ví dụ chúng tôi với cơn sóng thần :-)). Thật ra chúng tôi không giống như cơn sóng thần đâu :-))

Thưa qúi vị trong chuyến đi tường tri`nh chúng tôi xin hứa là ở bất cứ nơi nào phái đoàn có thi` giờ và nếu phái đoàn có thể vào được internet thi` xin gửi qúi Ngài và qúi vị một số các tường tri`nh (mai tiếp chương tri`nh về cứu trợ tại Tích Lan)

*****

HT Chơn Trí: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa Chư Tôn Đức Tăng Ni và kính thưa quí Phật tử. Hiện tượng mà qúi vị nghe bác sĩ Tâm Quảng cũng như Chư Tăng tri`nh bày là tại sao cơn sóng thần đến đã xé tan tất cả những khách sạn chung quanh một ngôi chùa, mà ngôi chùa co`n giữ nguyên, tượng Phật vẫn co`n, thi` đó là một điều có thể nói trên phương diện không thể nào có thể giải thích theo tinh thần khoa học được, có thể nói là "bất khả tư nghi". Tuy nhiên trên chiều hướng chúng ta hiểu thi` "y báo chánh báo" chúng ta có thể giải thích được, bởi vi` khi chánh báo trang nghiêm thi` y báo trang nghiêm, mà chánh báo không trang nghiêm thi` y báo không trang nghiêm. Và tất cả những khách sạn những nhà cửa của dân chúng ở xung quanh được xây dựng trên nghiệp lực.

Nghiệp lực đó do tham sân si phiền não đó là chủ động chính, co`n ngôi chùa hoặc tượng Phật được xây dựng trên nguyện lực do giới hạnh thanh tịnh của Chư Tôn Đức Chư Tăng của ngôi chùa đó, cũng như tâm nguyện thanh tịnh của quần chúng Phật tử đến để xây dựng, do vậy cho nên trên phương diện ngoài sự hiểu biết của con người thi` có những thế giới của những vị Chư Thiên Hộ Pháp, có những thế giới của những vị ác phần, cho nên dù muốn dù không thi` những ngôi chùa hoặc những tượng Phật xây dựng trên giới hạnh thanh tịnh hoặc trên một tâm nguyện thiện thi` được Chư Thiên Hộ Pháp gia hộ.

Mặc dầu trên phương diện nói về khoa học thi` sự chấn động của địa cầu tạo nên, nhưng trên phương diện tâm linh phải nói đó là hiện tượng gia hại của những vị ác thần, khi những vị ác thần này khi tàn phá thi` vẫn kiêng nể hoặc tránh những thiện phần đang được Chư Thiên Hộ Pháp gia hộ, đó là vượt ngoài sự hiểu biết của khoa học như vậy. Nhưng trên phương diện Chánh Báo Y Báo chúng ta thấy rõ, chánh báo trang nghiêm thi` y báo trang nghiêm mà chánh báo không trang nghiêm thi` y báo không trang nghiêm.

Hôm trước chúng tôi cũng có trả lời một số câu hỏi trên các đài của Canada, họ hỏi; như một vị lãnh đạo tinh thần ông nghĩ sao về hiện tượng sóng thần, sao lại có hiện tượng sóng thần, thi` chúng tôi cũng tri`nh bày trên phương diện Chánh Báo và Y Báo. Khi con người trên thế giới này tất cả những gi` trên thế giới này đều xây dựng trên cộng nghiệp do con người mà thành hi`nh, thế giới này thanh bi`nh cũng do con người, mà thế giới này con người khi sống biết thương nhau, biết giúp đỡ nhau biết chia xẻ sự khổ đau, cho ti`nh thương của mi`nh cho người khác thi` thế giới sẽ thanh bi`nh sẽ an lạc nhiều hơn, trái lại con người đem lo`ng vị kỷ tự ngã hoặc đem tâm niệm tham sân si phiền não ra mà sống với những người chung quanh thi` sẽ bất ổn.

Ví dụ như hiện tượng hai toà nhà vào ngày 11 tháng 9 tại New York cũng do con người tạo nên, rồi chiến tranh Iras cũng do con người tạo nên, rồi súng đạn làm thiệt mạng những ngư phủ Việt Nam cũng do con người tạo nên, rồi hiện tượng như lụt lội cũng do con người tàn phá rừng núi tạo nên, trái đất của chúng ta đều do con người tạo nên. Cho nên con người sống theo chiều hướng thiện thi` cuộc sống thế giới này sẽ an lành, mà theo chiều hướng bất thiện thi` thế giới này bất ổn. Đó là quan niệm của chúng tôi nhi`n theo hiểu biết và những gi` Đức Phật dậy trong kinh điển mà chúng tôi muốn chia sẻ với đại chúng

Qúi vị có thể nhắm mắt để tưởng tượng rằng cách bờ biển một cây số bao nhiêu là nhà cửa bị tàn phá, trong lúc đó đi xa hơn một chút, lên cao hơn một chút thi`đời sống rất bi`nh thường. Một người đặt chân đến thành phố như Phuket, như Phangan trước những tiện nghi, trước những điều kiện đặc biệt mời mọc quyến rủ du khách xa gần, chúng ta phải nói rằng một cảnh tượng hết sức là tương phản. Cái tương phản này đo`i hỏi chúng ta phải có sự lắng đọng tâm tư để nghiệm về rất nhiều điều và những điều đó hết sức quan trọng trong đời sống tu tập của mỗi người, thậm chí có những điều hết sức thiêng liêng huyền diệu, lát nữa sẽ tri`nh bày với qúi Ngài.

Phái đoàn Phật Giáo đến từ Hoa Ky` và Canada là một phái đoàn gồm Chư Tăng thành viên trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và với một ngân qũy là 300,000 Mỹ kim đã rời Hoa Ky` và Canada, đặt chân đến Thái lan vào ngày 02 tháng 03. Nơi phái đoàn đặt chân đến là miền nam của Thái Lan, thành phố Phuket, một nơi nổi tiếng có nhiều du khách đến để hưởng thụ không khí ấm áp của vùng nhiệt đới, cũng như những cảnh bờ biển tuyệt đẹp của nơi này. Thành phố Phuket là nơi đã đi vào trong lịch sử cũng như trong ky' ức của nhiều người, một chốn mà rất nhiều người ngoại quốc nhất là người Bắc Âu đã thiệt mạng trong trận sóng thần tsunami. Sáng hôm nay phái đoàn có đến thăm một tha ma một địa, thật ra nơi này chính phủ Thái Lan đang xử dụng để chứa những xác của những nạn nhân tsunami, chúng ta được biết rằng con số hơn 1500 xác chết chưa ti`m ra thân nhân, trong số đó có ít nhất hơn 150 tử thi của những người da trắng tức là những người đến từ Âu Châu, Hoa Ky`, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan v.v..

Trong chuyến đi này phải nói rằng đối với những quốc gia trong vùng, như Mã Lai là một quốc gia tương đối bị thiệt hại ít nhất và tương đối giàu có nhất, Ấn Độ thi` không giàu nhưng Ấn Độ đã từ chối sự cứu giúp của các cơ quan ngoại quốc và tự mi`nh đảm trách việc cứu trợ tsunami, và co`n gửi các tặng phẩm cho các quốc gia láng giềng lân cận, nặng nhất là Indonesia. Một phái đoàn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng có mặt ở Indonesia trong cùng chuyến này. Trong tương lai chúng tôi sẽ có một bản tường tri`nh khác.

Phái đoàn chỉ đặt chân đến Thái Lan trong vòng ba ngày, từ ngày 02 đến ngày 04, ngày mai phái đoàn sau khi cứu trợ tại đây sẽ đi Sri Lanka và sẽ ở đó suốt một tuần lễ cho một chương tri`nh cứu trợ hoàn toàn mới. Dĩ nhiên Thái Lan là một quốc gia vốn không phải bị thiệt hại nặng và lại tương đối giàu có, tuy nhiên tại nơi này đã tập trung một số các tổ chức cứu trợ nước ngoài, bởi vi` Thái Lan đã sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó thi` sự việc một con số lớn những du khách có thể nói là nhiều du khách ngoại quốc đã thiệt mạng tại Thái Lan khiến cho đất nước này được ghi nhận rất nhiều đề án cứu trợ khác nhau.

Ở trong hi`nh ảnh chung, chúng ta cũng nhận thấy ra được một số cái sự tàn phá của sóng thần tsunami mà không có một sự diễn tả nào diễn tả được đầy đủ. Qúi Ngài và qúi vị tưởng tượng rằng những chiếc xe hoặc những chiếc tàu được đưa lên bờ, đưa lên nóc nhà và khi nước xuống rồi thi` xác chết của người bị chen lẫn trong đống gạch vụn hoặc cây gỗ, nó làm cho chúng ta có ấn tượng khi nhìn những hi`nh ảnh đó không thể nào mà không nghĩ đến cái mỏng manh của kiếp duyên sinh. Là một người Phật tử chiêm nghiệm lời dậy của Đức Phật trong đời sống hàng ngày.

Chúng ta cũng nhận thấy là con người ở trong nỗi khổ đau đó, và trong sự phù du của cuộc sống thi` chúng ta cũng không quan tâm nhiều, đó đây những khách sạn, những nơi ăn chơi, những khu giải trí đã đổi mới lại và thu hoặch có vẻ dường như nhộn nhịp, mặc dầu theo lời một ông luật sư ở địa phương thi` hiện tại ở trong vùng này số du khách đã trở lại khoảng chừng 30, 40 phần trăm mà thôi.

Kính bạch qúi Ngài và thưa qúi vị, cách đây khoảng 3 tiếng đồng hồ, khi phái đoàn đặt chân đến một ngôi chùa, khi nói đến điều này thi` chúng tôi có một phát nguyện là ở trong đời cố gắng có một lần để đưa thân mẫu đến đây và cũng có lời phát nguyện là mong rằng có thể làm một cái gi` đó để trùng tu ngôi chùa này. Có lẽ qúi Ngài và qúi vị hỏi tại sao một ngôi chùa như vậy trong khi có nhiều ngôi chùa bị tàn phá mà lại có một phát tâm như vậy, đó là một điều mà nếu Chư Tôn Đức và qúi Phật tử có mặt tại chỗ thi` cũng sẽ chia sẻ được một cách rất xâu sắc. Chúng ta cứ nhắm mắt tưởng tượng được một ngôi chùa nằm ở giữa xóm làng, chung quanh có hàng trăm khách sạn mà tất cả đều bị tàn phá, tàn phá một cách khủng...
hc
#44 Posted : Saturday, May 21, 2005 4:49:37 AM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Bản tường trình ngày 04 tháng 03 năm 2005 tại Colombo, Tích Lan

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Bạch Sư Trưởng , kính Bạch Chư Tôn Đức thưa quí Phật Tử .Hôm nay phái đoàn đang ở Comlombo sau một chuyến đi mặc dù từ Bangkok tới Colombo máy bay đúng ra 3 tiếng rưỡi thôi nhưng mất gần 16 tiếng đồng hồ để phái đoàn đặt chân đến đây. Sang Colombo có rất nhiều việc hết sức có y’ nghĩa để trình bày với quí Ngài. hiện tại có mặt ở tại đây có Hoà Thượng Chơn Trí có TT Nguyên Thảo, có Sư Cô Liễu Pháp và có 2 Sư cô khác đang la` Ni sinh du học tại Tích Lan , hồi chiều này phái đoàn cũng có dịp gặp sư Chánh Thân và sư Giác Hạnh là 2 vị Tăng VN khác cũng đang ở tại Tích Lan và 2 vị cũng tháp tùng theo phái đòan, hiện tại thi` 2 sư đang trở về chùa để thu dọn hành ly’ để đi cùng với phái đoàn hy vọng sẻ trở lại sớm để cùng đi với phái đoàn hôm nay

Kính Bạch Chư Tôn Dức và quí Phật tử trưóc khi nói chuyện về Tích Lan, về Colombo thủ đô của Tích Lan. chúng tôi xin nói về chuyến đi hành hương của phái đòan, hôm qua Phái đoàn rời Phuket buổi chiều 8.10 và đi khoảng 1 tiếng 5 phút sau thi` có mặt tại Bangkok tuc la khoang 9 gio 10 phut theo chưong trình của phái đoàn bay chỉ chừng 1 tiếng rưỡi hay tới 2 tiếng thôi. Và rồi máy bay cất cánh như thường lệ và sau khi máy bay cất cánh thì thú thật là sau chuyến đi này mệt và khác giờ n ên ngủ trên máy bay. Khi máy bay hạ cánh xuống tưởng đâu đã tới Colombo rồi, có điều rất lạ hạ cánh rất mạnh nên nghe độ nhồi rất nặng nề, Ngài Tịnh Giác ngồi kế bên Ngài nói rằng máy bay bị trục trặc và đang đáp xuống Bangkok.

Thưa quí vị chỉ nghe như vậy thôi nhưng rồi sau đó cô Noir một người điều hợp cho phái đòan tại Thái lan và Tích lan thì cô cho biết rằng máy bay bị trục trặc khá trầm trọng. Khi máy bay đáp xuống thi` các động cơ bị tắt máy hết và máy bay nằm phải nằm ở phi đạo chờ một chiếc xe trong phi trường kéo vào trong chỗ đậu có thể nói rằng đó là một kỷ niệm của phái đoàn.

Nếu ngày hôm qua máy bay bay trở lại Bangkok mà không đáp xuống được Bangkok và tắt máy ở trên hư không và có lẽ hôm nay chúng ta sẻ có bữa lễ lớn … vì vậy mà. Kính thỉnh Thầy Nguyên Thaỏ có vài lời phát biểu cảm giác kinh nghiệm của Thầy khi chúng ta bay trên máy bay và trục trặc như vậy

TT Nguyên Thảo : Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kinh Bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni. Quả thật những gì TT Giác Đẳng tri`nh bày đúng sự thật vì đêm hôm máy bay gần đáp xuống thì chúng tôi nằm mơ thâý tại sao mà máy bay đáp xuống 1 lòng ruộng mà đáp mạnh lắm, chừng giật mi`nh tỉnh giậy thi` nghe đáp xuống cái aò thi` lúc đó là máy bay bay trở lại phi trường Bangkok như 1 kỹ niệm đêm hôm nằm tại phi trường chắc có lẽ đông quá hãng máy bay không muốn sắp xếp khách sạn toàn bộ khách sạn ở anh Bangkog đầy hết rồi cho nen cuối cùng phái đoàn và những người khách khác phải nằm lại phi trường cho tới sáng mới qua Colombo.

TT Giác Đẳng: Cám ơn Thầy Nguyên Thaỏ, thưa quí Phật tử thật ra thì` khi đi cưú trợ nhìn thấy cảnh tượng chết chóc qua hình ảnh qua video và qua sự hoang tàn phái đoàn còn nhìn thấy những nơi xảy ra Tsumani có thể nói rằng nó là một cảnh tuợng rất khó quên và đặc biệt là chúng ta cảm nhận điêù một điều đời sống con ngưòi thật sự mong manh và bé nhỏ so với thiên nhiên so với định luật mà Đức Phật gọi là thế lực của tử thần không có ai trong cuộc đời có thể dễ dàng trốn thoát đuợc và dĩ nhiên trong cái trạng huống chung của kiếp nhân sinh, trong cái sống cái chết, một cái thường sự của tất cả chúng sanh trong cuộc đời này khi nghĩ đến sanh tử của bản thân của mi`nh thì phải nói rằng nó không phải chuyện lớn để chúng ta quan tâm, dĩ nhiên đó cũng là cái kinh nghiệm rất đặc biệt phái đoàn khi đến đây.

Để trước khi nói về xứ Tích Lan, trong chuyến đi này có HT Chơn Trí Ngài nói tiếng Thái rất thông thạo, nói tiếng Thái giống như tiếng Việt, HT đã nói chuyện với chuyên làm việc tại đó có, những người bị. thương trong cơn sóng thần Tsumani, và họ cũng cho phái đoàn biết 1 số câu chuyện rất thú vị về nhũng người đã sống và chết như thế nào trong tai nạn Sóng thần .

HT Chơn Trí: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính Bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni kính thưa thiện nam tín nữ, hôm nay phái đoàn đang ở Tích lan Comlombo, đáng lý giờ này và phái đoàn đi quan sát để những hiện tượng có những ước định về vấn đề trợ giúp tái thiết là những vùng đã bị tai nạn, nhưng không đuợc may mắn, chuyến bay từ Bangkok tới Colommbo bi hư và do đó đành ở lạì phi trường một đêm, hôm nay đã đến đây và trong thời gian đi giúp đỡ đồng bào tại Thái Lan chúng tôi có dịp nói chuyện co’ nói chuyện rất là nhiều nạn nhân thoát khỏi vụ trận hồng thủy đây la` kinh nghiệm để nói lên cho tất cả mọi người biết rằng chuyện hồng thủy xảy ra như thế nào. Một nguời cho biết rằng là một hiện tượng rất là lạ lúc đó tự dưng nước nó bị rút ra xa khoảng cả cây số, nước kéo ra ngoài xa và sau đó là nhửng tảng màu đen của nước như những hòn núi lớn đở xô vào trong đất liền, moị người điều đứng ra nhìn để xem vì không ai biết gi` xãy ra, tưởng rằng chỉ là hiện tượng chỉ có sóng thôi, mọi người ra đứng coi. Khi nước vào thi` mặt nước cao khoảng 5 m thôi nhưng mà làn sóng cao khoảng 25 thước, qua khỏi cày dừa và tiếp tục trận sóng này đến trận sóng khác, cuốn mất đi hết, rất là nhiều người bị chết trong làn sóng như thế này. Đặc biệt tại phuket, trong thành phố Phangan có khoảng trong 100 khách sạn và sinh hoat ở nơi này rất phồn` thịnh vì nơi đây là thành phố du lịch, nguyên cả thành phố này đã bị sóng thần cuốn đi hết cuốn đi hết nhưng đặc biệt nhất là một ngôi chùa, khi Chư Tăng đã đến đây đã chứng kiến. Ở trong làng chỉ còn nguyên một ngôi chùa và một pho tượng Phật đó là điều tất cả mọi nguưòi cảm thấy rất là ngạc nhiên. Chính nơi đây TT GD đã có lời nguyện sẽ xây lại ngôi chùa này và không bao lâu chắc có lẽ tháng tới TT trở về đây để lo chuyện này, đó đó là một điều mà tất cả phái đoàn cứu trợ đặc biệt rất để y' tới ngôi chùa này. Hôm nay đang ở tại Comlombo hiện giờ trời đã tối rồi chưa có chưong trình cho ngày mai được tại vi` các nhân viên trong ban tổ chức tại Colombo chưa được trong ban tổ chức tai Colombo này chưa được tiếp xúc với phái đoàn Phật Giáo. Ngày mai Chư Tăng sau khi đi quan sát các hiện tượng sẽ có 1 buổi sanh hoạt với các Phật Tử. Một lẫn nữa cám ơn Chư Tôn Tăng Ni và chư Phật.

TT Giác Đẳng : Chúng tôi xin kể cho quí vi nghe la` HT Chơn Trí có nói chuyện với những người Thái trong phái đoàn, họ cho biết là con sóng thần như vậy đã cuốn nhiều người và đồ vật lên trên vùng xa. Hôm qua, hôm kia chúng tôi có kể câu chuyện la` nguyên cả chiếc tàu tuần duyên của cảnh sát đi sâu vào trong đất liền nằm kế bên một ven rừng cách bãi biển hơn một cây số. Quí vị tưởng tượng như thế nào thì mặc du` nước dâng độ cao chỉ khoảng chừng 5 m thôi, tuy nhiên những làn sóng lên đến 25 m đó là theo lời kể của nhân chứng như vậy. Có rất nhiều người bị đưa lên ngọn cây không phải họ trèo lên mà tại nưóc đưa lên. Có 1 em bé người Tích Lan 6 tuổi bị sóng cuốn đưa lên ngọn cây ở trong rừng tới chừng 3 ngày sau thì bị kiến cắn nên em tỉnh dậy và la lớn những người đi tiếp cứu đã tìm gặp em bé vì tiếng la đó, Họ đưa em bé trở về khách sạn , khách sạn là nơi những người tiếp cứu ở nên tương đối là an toàn và sạch sẽ, khi phục hồi lại, người ta thấy em mở mắt và tỉnh dậy thi` đài TV phỏng vấn là em muốn caí gi` thì em mở miệng câu đầu tiên là uống pepsi . Đó là pepsi cola là loại em muốn uống, và nhờ em nói chữ Pepsi như vậy nên hãng Pepsi tại Thái lan đã ponsor cho em và đời sống của em bây giờ rất sung túc. Mở miệng ra nói Pepsi là thấy cuộc đời hạnh phúc do đó qúi vị nên chọn cho mi`nh một thức uống nào đó khi nao ma` mở mắt ai hỏi uống caí gì mi`nh nói ra cái đó, không chừng giống quảng cáo như là tương tự giống như em be’ vừa kể trên. Nghe nói bây giờ em cũng khá giả vi` nhờ em nói chữ Pepsi. Kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa quí vị đó là một câu chuyện. Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến sóng thần kể cả người sống và người chết, một sự việc rất khó có ai tưởng tượng là xảy .

Phái đoàn đang có mặt tại Colombo Tích Lan, một đảo quốc nằm phía nam của Ấn Độ với hi`nh dạng như một lá trà. Tích Lan nổi tiếng về trà ở trong cộng đồng thế giới, nhưng đối với Phật tử chúng ta thi` đó là một quê hương mà Phật Giáo đã tồn tại liên tục trong 23 thế kỷ qua. Khi Ngài Mahinda, con trai của vua A Dục được đặt chân đến nơi này cùng với người em gái của mi`nh là vị Thánh Ni Dhammarakkhita đã tạo nên một truyền thống, truyền thống đó không phải do sự tồn tại của Phật Giáo Tích Lan mà kể cả một nền văn hoá mới được khai sinh và có thể nói rằng người Tích Lan luôn luôn hãy diện về điều đó. Ngày nay Tích Lan là một đảo quốc có gần 20 triệu dân, đúng ra là 19 triệu dân, ở trong đó 75% là người Sinhalese, và 25% co`n lại là các sắc dân khác.Phật Giáo ở đây thi` chỉ chừng 69, 70 % là Phật tử, đây là một quốc gia đã trải qua nhiều điêu linh về nạn thuộc địa, và trong suốt 3 thập niên vừa qua đã gánh chịu rất nhiều những đau thương về nạn nội chiến do những người thanh niên với tổ chức Tiger đo`i độc lập ở phía bắc của Tích Lan.

Quê hương Tích Lan này là nơi những vị Danh Tăng đương đại đã có những đóng góp lớn cho công việc hoàng pháp của Phật Giáo khắp nơi trên thế giới. Đất nước Việt Nam chúng ta đã may mắn nhận được nhiều sự thăm viếng của Ngài Ananda, ở trong đó Ngài Narada có thể nói rằng là một vị danh tăng đã có ảnh hưởng lớn ở trong cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông tại Việt Nam, những tác phẩm của Ngài như "Đức Phật và Phật Pháp" trở thành tác phẩm mang tính giáo khoa quen thuộc cho tất cả chúng ta.

Và rồi chúng ta cũng biết được những người thừa kế của Ngài trong đó có Ngài Piyadassi một khuôn mặt lớn của Phật Giáo Tích Lan và bản thân của chúng tôi có từng học hai năm với Ngài Narada Maha Thera. Tích Lan là một quốc gia bị nạn thiên tai sóng thần tsunami rất trầm trọng, có thể nói rằng hơn 30,000 người tử vong tại đây và ảnh hưởng về vật chất cũng như nhân mạng, bây giờ có đến hàng triệu ngư dân Tích lan sống dọc theo bờ biển miền duyên hải rất đông, và có thể nói rằng Tích Lan đang nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các tổ chức quốc tế trong việc tái dựng lại đất nước. Trong số 300,000 Mỹ kim của phái đoàn đi qua ky` này thi` hết 250,000 được dành cho Tích Lan. Và có rất nhiều điều phái đoàn đặc biệt ưu tiên chú y' đến.

TT Giác Đẳng: Trong giây lát Sư Narada sẽ có mặt tại đây, chúng tôi quen biết Sư Narada cũng 25 năm rồi, Ngài đã từng sang Hoa Ky`. Sư Narada là một vị Cao Tăng hiện nay ở tại Tích Lan, Sư hoạt động rất mạnh, Sư thành lập hai ngôi chùa tại Đài Loan và hai ngôi chùa khác tại Hoa ky`, Sư có những công tri`nh hoằng pháp đó đây, thỉnh thoảng chúng tôi có thỉnh Sư về chùa Pháp Luân để thuyết pháp. Trong chuyến đi cứu trợ này chúng tôi liên lạc với Sư để nhờ Sư giúp giùm trong việc sắp xếp chương tri`nh đi lại của phái đoàn sau khi Sư Narada có mặt tại đây sẽ thỉnh Sư cho biết cảm nghĩ của Sư về vấn đề cứu trợ tsunami.

Ở trong quá khứ phần lớn những công việc từ thiện xã hội nó là công việc của các tôn giáo khác, ít khi là công việc nổi bậc của Phật Giáo, nếu liên quan đến Phật Giáo thi` phần lớn là những người cư sĩ, nhưng trong nạn sóng thần tsunami thi` phải nói rằng có một hiện tượng rất đáng để y' tới là ngay khi cơn sóng thần xảy ra tại vài giây đồng hồ thi` chúng ta biết rằng Chư Tăng ở các chùa và nhất là Tích Lan rất tích cực trong công việc đi cứu trợ. Cũng như có mặt tại đây có TT Nguyên Thảo, sau khi cơn sóng thần xảy ra không bao lâu thi` TT đã phát tâm bán đi một cơ sở của mi`nh tại Vencouver, với số tiền hơn nửa triệu gia kim cho hội Hồng Thập Tự để xung vào qũy cứu trợ tsunami. Cũng chính vi` sự tiếp xúc với TT nên chúng tôi đã quyết tâm tổ chức một phái đoàn đi hành hương, ban đầu chúng tôi nghĩ rằng có hai huynh đệ sang bên đây, sau đó dần dà lại nhận được trọng trách của Giáo Hội giao đi cứu trợ với ngân qũy lớn hơn, do đó công việc càng lúc càng khác. Tuy nhiên phải nói rằng sự tham gia của Chư Tăng, vấn đề cứu trợ rất là quan trọng. Chúng ta là người Phật tử thi` vẫn tin rằng ai làm việc gi` có lợi cho đạo bằng cách này hay cách khác đều hoan hỷ hết, vị nào tu thi` tu, vị nào làm việc từ thiện xã hội thi` làm việc từ thiện xã hội. Phải nói về phương diện xã hội, Phật Giáo chúng ta rất yếu, chúng ta thiếu những cán sự xã hội là những người có khả năng mở trường học, mở bịnh viện, mở cô nhi. Những tôn giáo khác họ có những cán sự xã hội mà họ có thể sang một quốc gia hoàn toàn xa lạ với một số tiền khiêm tốn ban đầu họ mở cô nhi viện, và trong thời gian làm cô nhi viện 5, 7 năm thi` họ có một số tín đồ, tức là các em cô nhi lớn lên từ trong cô nhi viện mặc nhiên chấp nhận niềm tin mới. Như ở Hồng Kông chẳng hạn, những em cô nhi này được đào tạo thành những luật sư, những bác sĩ, những thương gia thành công trong xã hội Hồng Kông, và họ đã dành hết ....để ủng hộ những nhà thờ, những giáo đường đã cho họ cuộc sống khi co`n thơ ấu ở trong cô nhi viện. Trong thời buổi hiện tại thi` Phật Giáo chúng ta vẫn làm việc theo cách cổ, có nghĩa là chúng ta vẫn chờ quần chúng đến với chúng ta. Với cách này không phải là cách Đức Phật Đức Phật đã đến và đã đi vào cuộc đời, chứ không phải Ngài ngồi chờ người ta đến. Thậm chí ngày hôm nay chúng ta thường hoằng pháp bằng thái độ là có người đến thỉnh cầu chúng ta mới đến, co`n bằng không thi` chúng ta không có thái độ tích cực. Có lẽ chúng ta nên thay đổi về điều đó một chút mỗi một thời có một hi`nh thái sinh hoạt khác nhau, nhưng phải nói rằng về phương diện xã hội Phật Giáo rất thiếu. Bây giờ bỗng nhiên nếu chúng ta được cho tại Việt Nam mở cô nhi viện, mở bịnh viện thi` chúng ta không biết được có bao nhiêu tăng sĩ hay có bao nhiêu Phật tử có khả năng làm được việc đó, vi` về vấn đề xã hội chúng ta rất thiếu. Chúng tôi ti`m thấy ở đây một cơ hội rất lớn, cơ hội đó là trong việc tai nạn sóng thần tsunami xảy ra thi` có rất nhiều Chư Tăng đang tích cực tham gia công việc cứu trợ. Chúng ta hy vọng rằng qua việc đó các Tăng sĩ Phật Giáo học được kinh nghiệm với sự làm việc xã hội. Làm việc xã hội là phải chịu khó liên lạc, làm việc xã hội là phải chịu khó lao mi`nh vào những nơi người ta đang cần, làm việc xã hội thi` chúng ta bắt buộc phải có tầm nhi`n rộng hơn là chung quanh khuôn viên chùa. Không may cho chúng ta phần lớn cách của chúng ta nhi`n không có tích cực mà co`n có vẻ xa lại, đôi lúc mi`nh quan niệm rằng chuyện đó là chuyện thế gian, chuyện đó là chuyện của người đời.

Chúng tôi nhớ cách đây khoảng chừng 15 năm có nghe một câu chuyện vui, mà không biết câu chuyện vui đó nên cười hay nên khóc. Câu chuyện kể có ba nhà Sư, một nhà Sư Bắc tông, một nhà Sư Nam tông và một nhà Sư Mật tông ngồi lại thi` có một số người ở trong bịnh viện, một số người ở trong trại ty. nạn họ xin qúi Thầy làm sao để giúp đỡ. Thi` vị Bắc tông nói rằng "tôi không có thi` giờ bởi vi` thi` giờ để cho những việc phải tụng kinh cho những người chết để cho họ siêu sinh, co`n những người sống thi` có người khác lo rồi." Nhà Sư Nam tông thi` nói rằng ""Chúng tôi vẫn lo vấn đề giới luật, vấn đề đi lại trong trại ty. nạn không hợp với nhà Sư Nam tông về phương diện giới luật." Co`n nhà Sư Mật tông thi` trả lời rằng việc của chúng tôi chỉ tụng kinh tri` chú để nhờ oai thần, chứ chuyện đem tiền bạc, cơm gạo đến cho người ta thi` thật sự đó không phải là chuyện chúng tôi." Rồi cuối cùng ba nhà Sư đó đồng y' với nhau là giao chuyện đó lại cho Thiên Chúa giáo làm, và người ta cho rằng đó là một cuộc thống nhất y' trí lớn nhất ở trong lịch sử của các tông phái Phật Giáo Không biết ai đặt ra câu chuyện đó, nhưng mà khi nghe chuyện đó thi` không biết nên cười hay nên khóc, hầu như tất cả chúng ta đều nghĩ đến chuyện làm sao để đi theo một đường hướng của mi`nh, một đường hướng mà mi`nh nghĩ rằng tu Phật là mi`nh phải nặng về vấn đề thiền định hay nặng về vấn đề học Phật Pháp, hay nặng về việc kia. Thật ra chúng ta nên có cái nhi`n thật rộng về điểm này, vị nào tu thi` chúng ta cũng hoan hỷ, những vị nào lo vấn đề từ thiện xã hội thi` chúng ta cũng phải tùy hỷ, và chúng ta cũng thấy Đức Phật Ngài dậy cũng dậy như vậy. Ngài dậy rằng "Các con làm việc gi` mà thấy có lợi cho mi`nh, lợi cho người, lợi cho cả hai thi` nên làm. Thật ra Đức Phật Ngài là một vị chân sư, là một vị đạo sư vĩ đại, cái nhi`n của Ngài rộng lớn hơn chúng ta nhiều, chúng ta thường có cái nhi`n rất cục bộ, rất là co cùm, do vậy thường thường là vị này làm thi` vị kia không ủng hộ, thậm chí ngay cả chuyện Thầy Nguyên Thảo, khi Thầy thấy khó khăn và mi`nh có cơ sở, mi`nh bán cơ sở đi để giúp. Cái đó cũng là chuyện tốt cho nạn nhân tsunami và giúp tốt cho cộng đồng Phật Giáo. Nhưng mà rồi cũng có rất nhiều người cũng nói ra nói vô và có rất nhiều y' kiến, nhưng mà phải nói rằng trước khi chúng ta có một tinh thần và một thái độ tu`y hỷ, thật ra rất cần thiết để chúng ta có một cái nhi`n rộng hơn, và nhờ vào cái nhi`n rộng đó mà chúng ta có thể trợ duyên cho nhau. Ở vào trong thời đại mà người ta nặng về cá nhân, người ta nặng về bên ngoài nhiều, có thể bất cứ ai có được tấm lo`ng đối với đạo, tấm lo`ng đối với sự phụng sự thi` chúng ta đều nên hoan hỷ hết. Thậm chí có những người chỉ hộ trợ tinh thần cho người khác thi` việc đó đáng cho chúng ta hoan hỷ, chúng ta tu hạnh từ bi thi` nhiều, nhưng thiếu hạnh hỷ xả. Hạnh hỷ xả người ta nói là tha thứ nhưng thật sự chữ hỷ là mi`nh vui theo thành tựu, vui theo cái gi` tốt đẹp của người khác, chúng ta nên sống bằng tâm hồn tùy hỷ.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử Ngài Narada có dự trù để đón phái đoàn tận phi trường, nhưng vi` chuyến máy bay hôm qua phái đoàn đi nửa chừng thi` máy bay bị trục trặc và phải bay trở lại phi trường Bangkok do đó máy bay bị chậm trễ, nên ngày hôm nay Ngài đi theo chương tri`nh đã sắp xếp là đi cứu trợ nạn nhân tsunami, do đó Ngài đã không đón được phái đoàn và tối hôm nay từ Colombo Ngài trở về. Colombo nằm ở phía tây của Tích Lan, bên kia bờ đại dương là Ấn Độ, trong lúc đó ở phía đông bị ảnh hưởng tsunami rất nặng. Ngài đã đến thăm viếng vùng Đông Nam của Tích Lan ngày hôm nay.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, Ngài Narada nói rằng ngày tsunami xảy ra là ngày 26 tháng 12 đó là một ngày Bát Quan Trai, là ngày trăng tro`n và lúc đó là 9:30 sáng, Ngài được nghe người ta báo rằng có tai nạn xảy ra. Khi Ngài nghe nói, thi` Ngài nghĩ rằng đó là một tai nạn gi` xảy ra như động đất chẳng hạn, tới khi Ngài xem ti vi thi` Ngài không tưởng tượng được có những chuyện xảy ra như vậy. Ngài cho biết rằng tất cả mọi thứ xảy ra chỉ trong 12 phút thôi.

Hiện tại theo con số mới nhất mà Ngài có 50,000 người bị tử vong, có hơn 280,000 căn nhà hoàn toàn bị phá hủy cho đến hôm nay mà chúng ta được biết, có hơn 100,000 người bị thương vi` tsunami. Khi Ngài nghe nói như vậy Ngài đã nhi`n hệ thống phóng thanh của chùa, lúc đó ở chùa có khoảng 1,000 Phật tử về tu tập thôi, nhưng Ngài đã dùng hệ thống phóng thanh để kêu gọi mọi người giúp đỡ và hai ngày sau đó thi` Ngài đã xuống miền Nam của Tích Lan với 23 chiếc xe truck lớn với những đồ giúp đỡ cứu trợ cho những nạn nhân tsunami.

Chúng tôi có hỏi Ngài cảm giác đầu tiên khi Ngài nhi`n thấy cảnh tượng đó như thế nào, Ngài nói rằng Ngài không tưởng tượng được, Ngài mong rằng trong đời Ngài đừng thấy những cảnh như vậy một lần nữa.

Phái đoàn đã có mặt tại Thái Lan đi thăm Phuket và Phangan, ba tháng sau khi tsunami xảy ra, mặc dù đã dọn dẹp rất là nhiều, nhưng khi những gi` mà phái đoàn thấy được cũng vượt ngoài sự tưởng tượng của tất cả mọi người.

Chúng tôi có hỏi Ngài narada một câu là, chúng ta nghe rất nhiều về nỗ lực của các vị tu sĩ Phật giáo nhằm giúp đỡ xoa dịu nỗi khổ của nạn nhân tsunami, Ngài Narada nói một điều thật sự như vậy, Ngài kể cho chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện, bản thân của Ngài, sau khi nghe câu chuyện xảy ra như vậy, Ngài đã muốn thăm viếng và có một ngày Ngài được nhân viên chánh phủ trong cơ quan Liên hiệp Quốc yêu cầu Ngài giúp đỡ cho 8,000 nạn nhân tsunami ở một làng nhỏ mà họ không có đồ ăn. Ngài trở về, Ngài có 11 ngôi chùa ở Tích lan, Ngài đã gọi điện thoại cho 11 ngôi chùa đó,và hôm đó em của Ngài cũng đang chuẩn bị một buổi Trai Tăng tại chùa thi` Ngài kêu rằng hãy ngưng lại và đem tất cả những gi` có thể có để chuẩn bị giúp cho nạn nhân tsunami, và cuối cùng với sự tận tâm của 11 ngôi chùa đã có đủ 8,000 phần ăn cho nạn nhân tsunami ngày hôm sau. Và Ngài cũng nói rằng Ngài gặp rất là nhiều vị tu sĩ đến từ nhiều nơi, ở khắp cả Tích Lan và ở ngoại quốc đến để giúp đỡ tại những ngôi làng không phân biệt là Phật giáo, Hồi giáo hay là Ấn giáo. Những điều này đến trong những điều kiện khó khăn và kể cả các sinh viên của các trường như trường Pali họ cũng đã có mặt. Điều cảm động là những vị này đã tự mi`nh nấu ăn cho những nạn nhân tsunami, và Chư Tăng đã làm rất nhiều việc, bản thân của Ngài trong thời gian hai tuần Ngài đã cất được hơn 60 căn nhà cho những nạn nhân tsunami và Ngài đang dự trù xây cất thêm 400 ngôi nhà khác cho nạn nhân tsunami .

Chúng ta vẫn thường có những phản ứng xúc động trước nỗi khổ của đồng loại, nhưng sự xúc động đó đôi khi nó chỉ là một nỗi trắc ẩn mang tánh cách hời hợt ở chung quanh bên ngoài, trắc ẩn chỉ là phản ứng của một cảm xúc, mà chúng ta ít có dịp ti`m cách để thể hiện lo`ng trắc ẩn của chúng ta, phải nói rằng tai nạn tsunami đã là một trong những bài học trắc nghiệm rất lớn cho chúng ta là bên cạnh sự rung động nỗi khổ của chúng sanh trong cuộc đời chúng ta làm chuyện gi` cho họ.

Chúng tôi có hỏi Ngài Narada về trường hợp những người tại đây có bao giờ họ nghe đến tsunami hay không, thi` Ngài nói chưa bao giờ nghe trước khi nó xảy ra, nhưng trong kiến thức của Ngài, thi` Ngài cũng cho biết rằng ở trong sớ giải trong bộ gọi là một tập Biên Nguyên Sử của Tích Lan và tập Túc Sanh truyện cũng đã đề cập đến hiện tượng tsunami xảy ra trong vùng Ấn Độ Dương, về điểm này thật sự thi` có dịp nào đó chúng ta trở lại kinh điển, nhưng những gi` để cập trong kinh điển có đôi lúc chúng ta không nhi`n nó lớn như vậy, nó xảy ra ở một mức độ hiện nay và trên phương diện lịch sử thi` những gi` mà chúng ta đã ghi nhận được ở trong lịch sử nhân loại thi` phải nói rằng đây là một thiên tai lớn nhất mà sự tổn thất về tài sản và nhân mạng vượt ngoài bất cứ sự tưởng tượng nào của con người ở trong thế kỷ này.

Chúng tôi có hỏi Ngài Narada về trường hợp những nỗ lực cứu trợ từ quốc tế có giúp đỡ thật sự nhiều cho người Tích Lan hay không, thi` Ngài nói rằng thật sự thi` quốc tế đã làm rất nhiều, Ngài đã được biết rằng có những ngày có hơn 200 chuyến bay mang những vật cứu trợ đáp xuống Tích Lan và chúng tôi cũng hỏi thêm rằng có nhiều người phê bi`nh rằng những vật cứu trợ thi` quá nhiều, nhiều hơn là sự cần thiết của dân chúng tại đây, nhưng họ đã không được phân phối một cách hợp ti`nh hợp ly’, Ngài cũng cho biết rằng việc đó là việc rất tự nhiên, chúng ta là con người, và con người thi` có nhiều cách hành xử khác nhau, có những người hành xử đúng, có những người hành xử không được đúng. Tuy nhiên nói cách xát xuất phần đông thi` Ngài tin rằng sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới đã có những kết quả tốt, đã tích cực trong sự giúp đỡ của nạn nhân tsunami.

Tiếp theo là cô Noir, cô là organizer người điều hành cho chúng tôi đi ky` này, cô đã giúp cho chúng tôi rất nhiều trong việc tổ chức các chuyến đi hành hương, nên chi chúng tôi mời cô có vài lời về việc giúp đỡ những nạn nhân tsunami.

Chúng tôi hỏi cô Noir về cô là một người làm việc lâu năm ở trong ngành du lịch vậy sau tsunami nó có ảnh hưởng đến ngành du lịch, những người đặt chân đến vùng Đông Nam Á những nơi đã xảy ra cơn sóng thần tsunami không, thi` cô nói rằng ở trong tương lai người ta cần có sự hiểu biết nhiều hơn khi mà đặt chân đến vùng này, và cô nghĩ rằng có rất nhiều điều mà du khách có thể làm được cho những nạn nhân tsunami.

Để kết thúc cho bản tường tri`nh này, chúng tôi xin trở lại với Ngài Narada. Chúng tôi hỏi Ngài Ananda một câu rằng, một kinh nghiệm của phái đoàn xin được nêu lên một câu hỏi là Ngài có khuyến khích mọi người đến nơi xảy ra tsunami để trực tiếp nhi`n thấy và chứng kiến không, thi` Ngài nói rằng Ngài luôn luôn khuyến khích như vậy. Bằng cái nhi`n của Ngài, Ngài nói rằng là một Tăng sĩ Phật Giáo thi` Ngài hiểu rất nhiều về cái chết, về sự vô thường và về các tai nạn trong đời sống nhưng mà phải có mặt ở tận nơi để thấy thi` chúng ta mới thấy cái ảnh hưởng những cái đó đến đời sống tinh thần của chúng ta rất lớn. Điều này rất dễ hiểu như là chúng ta nghe nói cái chết và rồi tại sao chúng ta phải quán tử thi, nói đến quán tử thi tại sao chúng ta phải đến tha ma mộ địa để nhi`n tận mắt cho chúng ta cái ảnh hưởng tinh thần khác hơn. Ngài cũng kể nhiều câu chuyện cho chúng ta trong đó có câu chuyện rằng Ngài đến gặp một người thiếu phụ chỉ co`n một người con, người con nhỏ mất cái tay và chồng bị chết, nhà cửa không co`n và người đó chỉ mong rằng có được một mái nhà, thi` lúc đó Ngài lại hiểu ra một câu nói, một lời dậy của Đức Phật ở trong kinh điển mà trước kia Ngài không thấm thía là Đức Phật Ngài dậy ai cho gia đi`nh, cho một mái nhà là tất cả. có những khi sự diễn đạt của thế gian mà ngôn ngữ thường thức, bối cảnh nào đó nó không ảnh hưởng lớn đời sống tinh thần của chúng ta như vậy.

Kính bạch quí Ngài và thưa quí Phật tử, chúng tôi xin được giả từ Chư Tôn Đức và quí Phật tử tại đây vào tối hôm nay. Lẽ ra thi` cũng có một vài điều để chia sẻ qúi Ngài và qúi vị, nhưng bởi vi` Chư Tăng sắp có phiên họp rất quan trọng về lịch tri`nh đi của phái đoàn. Như quí vị đã nghe rằng đáng lẽ phái đoàn đến nơi tối hôm qua và dành trọn ngày hôm nay cho chương tri`nh việc cứu trợ cũng như gặp gỡ những viên chức chính phủ của Tích Lan nhưng mà rồi rất tiếc là phái đoàn đã đến trễ một ngày. Trong một ngày như vậy thi` phái đoàn cố gắng làm một cái gi` đó để có thể bù trừ lại cho một ngày đã đến trễ. Dù sao đi nữa khi máy bay đến trễ nhưng vẫn trở về được Bangkok hơn là máy bay rớt ở giữa biển, không làm nạn nhân của tsunami thi` cũng là nạn nhân của cá mập cũng buồn và nhất là tối nay không có mặt ở trên đây để gặp gỡ và thăm Chư Tôn Đức và qúi Phật tử

www.dieuphap.com
hc
#45 Posted : Saturday, May 21, 2005 5:06:20 AM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Bản tường trình ngày ngày thứ năm 10 tháng 03 năm 2005

TT Giác Đẳng:Theo lịch trình cứu trợ của GHPGVNTH cho nạn nhân tsunami, chương trình cứu trợ đã chính thức kết thúc ngày hôm qua tại Tích Lan với cuộc họp báo, ở trong đó có sự tham dự của một số các bộ trưởng trong chính phủ Tích Lan. Tại Tích Lan phái đoàn đã đến thăm viếng miền duyên hải phía nam, đặc biệt là thành phố Peraliya một thành phố có thể nói rằng tàn phá nặng nề nhất tại Tích Lan trong thiên tai sóng thần vừa qua Tích Lan là một đảo quốc nằm trong vùng Ấn Độ Dương, tuy nhiên lại có một địa dư hết sức đặc biệt. từ bờ biển ra khơi có một vực thẳm rất sâu, và chính vực thẳm sâu này đã tạo lên một lực chấn động mạnh khi sóng thần tsunami từ miền bắc Sumatra Indonesia đổ vào miền duyên hải phía đông của Tích Lan.

Với con số chỉ khoảng chừng 19 triệu dân mà Tích Lan phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó có trên 50,000 người chết, và có nhiều thành phố hầu như bị xoá trên bản đồ. Như một nơi phái đoàn cứu trợ đã tập trung nhiều nhất đó là tại Peraliya thì phải nói rằng nhìn thấy cảnh tan hoang đổ nát của thành phố không ai không xúc động. Với sự giúp đỡ của chính phủ và Phật Giáo Tích Lan, phái đoàn cứu trợ đã hiến cúng số tiền trên 250,000 Mỹ kim để xây dựng nhà cửa trường học, cô nhi viện, và đặc biệt một tượng Phật đài lộ thiên sẽ được thành lập tại Peraliya. Nơi xây dựng thành phố này được xây tại chiếc xe lửa mà có lẽ qúi Ngài và qúi vị đã được nghe biết đến, đó là chiếc xe lửa đã trở thành biểu tượng cho biến cố tsunami.

Khi sóng thần xảy ra thì đợt sóng đầu tiên đã cuốn đi một số người, trong đợt sóng thứ nhất xảy ra thì nhiều người đã lên chiếc xe lửa đi và hy vọng rằng chiếc xe lửa này sẽ đưa số người đến một nơi an toàn, không ngờ khi xe chất đầy người chưa rời thì cơn sóng thần thứ hai ập đến, tất cả hơn 1500 người trong xe lửa đều tử vong và chiếc xe lửa co`n lại nằm hoang tàn đổ nát đã được chính phủ Tích Lan lựa chọn là một nơi xây dựng đài tưởng niệm và chính tại nơi này phái đoàn cứu trợ của Giáo Hội đã xin được tài trợ để cất một số căn nhà cho những nạn nhân tsunami để mỗi khi Phật tử Việt Nam trở lại nơi này người ta có thể nhìn thấy được cả hai hình ảnh tương phản:

1) Là một sự cố đau thương của thành phố.

2) Nỗ lực của cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại Bắc Mỹ, cố gắng làm một cái gìđể chia xẻ nỗi thương đau của nạn nhân tsunami.

Chúng tôi sẽ có nhiều bài tường thuật và một số chia sẻ về chuyến đi này trong những ngày sắp tới. Bản thân của chúng tôi đã trở lại Hoa Kỳ, trong lúc phái đoàn co`n lại lên đường đi Ấn Độ để tham dự buổi lễ khánh thành chùa Linh Sơn ở tại Kushinaggar. Khi phái đoàn về đông đảo, Chư Tôn Đức và các thành viên của phái đoàn sẽ có một chia sẻ và tường trình về trọn chuyến đi này. Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp cho qúi Chư Tôn Đức và toàn thể đại chúng trong rơom có một cái nhìn mà có thể nói rằng một cơ hội rất khả hữu để chúng ta đến thăm viếng những nơi bị ảnh hưởng sóng thần tsunami.

Bản tường trình ngày 24 tháng 03 năm 2005 tại Philippine

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, xin đảnh lễ Chư Tôn Đức và xin chào tất cả qúi Phật tử. Hôm nay chúng tôi có một chương tri`nh tường thuật đặc biệt từ Philippine. Hiện tại chúng tôi đang ngồi trong văn pho`ng của luật sư Trịnh Hội cùng các nhân viên thiện nguyện đang làm việc để giúp đỡ đồng bào Việt Nam của chúng ta ở Phi Luật Tân, bên cạnh có bác sĩ Tâm Quảng, một thành viên trong phái đoàn cứu trợ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, sau khi đi Tích lan và Thái Lan trở về, HT Chơn Trí đã trở về Hoa Ky` và Thầy Nguyên Thảo đã về Canada cho nên hôm nay không có mặt của nhị vị.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi vị, cụ Nguyễu Du đã từng viết rằng "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay." Có thể nói rằng sự việc liên quan đến cộng đồng tỵ nạn, nói rõ hơn là những thuyền nhân Việt Nam dường như đã kết thúc rất lâu, đã chi`m trong quên lãng. Một số người co`n lại tại các quốc gia như Philippine chẳng hạn, bởi vi` người ta nghĩ rằng vấn đề thuyền nhân đã kết thúc ít nhất đã 10 năm về trước. Thế nhưng ngày hôm nay có mặt tại Phi Luật Tân, chúng tôi phải nói rằng một trong những cảm giác đầu tiên khi chúng tôi được tiếp xúc, chúng tôi rất xúc động và cảm thấy rất ngạc nhiên nhiều điều mà lẽ ra tất cả chúng ta đã biết từ lâu.

Đúng ra sau năm 1975 người Việt đã có mặt trên nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới, và những nơi này là những quốc gia chúng ta đến để định cư thường là đệ tam quốc gia, những quốc gia tạm cư như Thái Lan, Philippine, Mã Lai thi` ngày hôm nay đã đi vào dĩ vãng, ít có khi chúng ta có điều gi` để nói đến.

Thế nhưng con số hai ngàn người Việt Nam co`n ở lại Phi Luật Tân, phải nói rằng một sự việc mà cộng đồng người Việt ở hải ngoại không thể không lưu tâm tới. Thật ra có rất nhiều điều chúng ta nên làm và có thể làm được cho đồng bào đang có mặt Phi. Nhưng vi` vấn đề có nhiều điểm tế nhị nên đã không được phổ biến rộng rãi.

Chúng tôi đặc biệt rất xúc động khi nhi`n thấy những anh em thiện nguyện đến từ các quốc gia như Hoa ky`, Úc Đại Lợi v.v... trong đó có luật sư Trịnh Hội, và có mặt ở trong văn pho`ng hôm nay có anh Quân pháp danh Quảng Bi`nh cũng là người điều hành văn pho`ng tại đây, lát nữa chúng ta sẽ có vài điều trao đổi với anh.

Có rất nhiều điểm mà chúng ta ít khi để y' và thấy biết được, có lẽ trong cuộc sống này chúng ta vốn bận rộn, đôi khi dường như quên đi nỗi khổ đau của nhân loại. Mỗi ngày không thiếu những tin tức trên radio hay trên TV, trên báo chí nói về những khổ cảnh xảy ra đó đây. Chúng ta phải nói rằng có rất nhiều trường hợp mà lẽ ra chúng ta có thể làm được để xoa vơi phần nào những nỗi khổ đó. Bởi vi` không được biết tới và không được có dịp tiếp xúc nên những sự việc đó bị chi`m vào trong quên lãng.

Thế kỷ này nhân loại đã chứng kiến những bi kịch xảy ra ở ngay trong lo`ng Âu Châu, thí dụ như sự tranh chấp khủng hoảng của đất nước Nam Phi cũ, như trường hợp xảy ra ở Campuchia khi thế giới làm ngơ một thảm cảnh mà chúng ta nói rằng một trong những thảm kịch lớn của thế kỷ 20. Sự việc xảy ra ở tại đây thi` nó không lớn như vậy, nhưng cũng phải nói rằng có rất nhiều điều mà cộng đồng người Việt ở hải ngoại ở trên toàn thế giới có thể làm được, nhưng chúng ta không làm, bởi vi` chúng ta không được biết đến.

Trong chuyến đi cứu trợ tại Thái Lan và Tích Lan cũng như lần này trở lại Phi Luật Tân, chúng tôi vẫn nghĩ rằng làm một điều rất lợi là để chúng tôi có thể có những chương tri`nh tường thuật cùng Chư Tôn Đức và qúi vị ở đây, bởi vi` đó là những kinh nghiệm liên quan đến đồng bào ruột thịt của chúng ta, liên quan đến những nạn nhân như nạn nhân tsunami, nhưng qua đó chúng ta học được rất nhiều những bài học hết sức có giá trị ở trong cuộc sống này. Phải nói rằng nỗi khổ thi` có rất nhiều, mỗi chúng ta đều có những trạng huống riêng, như những cuốn phim trong cuộc đời mi`nh đi qua, nhưng một khi nghe, tiếp xúc và có thể cảm nhận được cái khổ của người khác thi` đó là một bài học lớn, bài học rất quan trọng trong mỗi chúng ta trong cái tư lương của cuộc sống này.

Chúng tôi xin có một vài nét điểm sơ về trường hợp của người ty. nạn Việt Nam tại Phi Luật Tân, sau đó thi` chúng tôi sẽ nhờ đạo hữu Tín, một thuyền nhân đã ở lại Phi Luật Tân khá lâu và hiện tại đang sống ở khu vực Manila này. Đạo hữu là một người rất tích cực trong sự sinh hoạt của cộng đồng tại đây, sẽ cho chúng ta biết một số các chi tiết. Như chúng ta được biết đời sống thuyền nhân Việt Nam bắt đầu từ năm 78, 79 có lẽ trước đó nữa, năm 1975 đã có một con số rất lớn người Việt đặt chân đến Phi Luật Tân làm trạm chuyển tiếp trước khi lên đường định cư tại Hoa Ky`. Nhưng có thể nói rằng từ khi làn sóng tỵ nạn của người Việt Nam đặt chân đến đây vào khoảng năm 1978 trở đi thi` càng lúc càng nhiều, và vấn đề của những người ty. nạn ở những quốc gia chung quanh vùng đông Nam Á Thái Lan và Mã Lai, Indonesia và Phi Luật Tân đã trở thành vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều năm với một nỗ lực rất lớn của các quốc gia Tây phương lúc bấy giờ như Hoa ky`, các quốc gia tại Âu Châu, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan đã cố gắng bằng khả năng có thể nói rằng tích cực của họ để đón nhận người Việt Nam vào định cư.

Cách đây khoản 10 năm người ta có chương tri`nh cưỡng bách hồi hương để chấm dứt sự có mặt của thường nhân Việt Nam ở tại các quốc gia chung quanh vùng đông Nam Á. Chuyện cưỡng bách hồi hưong này có một số nỗ lực, là làm thế nào để đồng bào những thuyền nhân tại Phi Luật Tân không bị cưỡng bách về nước mà ở lại Phi Luật Tân. Dĩ nhiên là những người đã vượt trùng dương, đặt chân đến nơi này không ai không mơ nghĩ về một ngày nào đó sẽ xây dựng một cuộc sống của mi`nh tại một đệ tam quốc gia.

Phi Luật Tân trước năm 1975 là một quốc gia tương đối sung túc về kinh tế so với những quốc gia như Việt Nam, Mã Lai, nhưng phải nói rằng cho đến ngày hôm nay thi` nền kinh tế của Phi Luật Tân, mặc dầu chế độ độc tài của Perdinand Marcos đã chấm dứt từ lâu, nhưng vẫn co`n dư hưởng của ngày trước về những khó khăn kinh tế, cuộc sống tại đây thật không dễ dàng. Lát nữa chúng ta sẽ được nghe trực tiếp từ những đồng bào đã sống tại đây, ví dụ như mưu sinh như thế nào, những khó khăn trở ngại, những nguy hiểm của một đời sống của một người không có giấy tờ chính thức ở tại đây ra sao và kể cả việc học hành của con em như thế nào.

Chúng ta sẽ nói sơ qua về cuộc sống tinh thần của người Việt tỵ nạn tại đây. Chúng tôi có nghe một số câu chuyện rất thương tâm, lát nữa bác sĩ Tâm Quảng cũng sẽ cho qúi vị biết, đặc biệt là chúng ta sẽ có dịp nói chuyện với anh Quân Quảng Bi`nh về nỗ lực của những anh em thiện nguyện, và luật sư Trịnh Hội đang cố gắng để làm thế nào các người Việt đang sống tại đây được đến các đệ tam quốc gia, và nỗ lực đó hiện tại đang có kết quả rất tốt.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi vị, trong 10 năm qua người Việt tại đây có thể nói rằng ở trong giai đoạn cực ky` lạ lùng, lạ lùng là được ở lại, không cưỡng bách hồi hương, nhưng ở lại trong ti`nh trạng không chính thức, không có giấy tờ. Cứ tưởng tượng rằng trong cuộc sống ngày hôm nay chúng ta sống ở một nơi không được sự bênh vực, bảo vệ chính thức của luật pháp, một nơi mà ngay cả những người dân địa phương cũng rất là chật vật không có công ăn việc làm, hàng năm chúng ta biết có một con số khổng lồ hàng trăm ngàn người Philippine đi làm việc ở các nước khác. Bởi vi` cuộc sống ở Philippine không phải là cuộc sống dễ dàng, chúng ta chưa kể những bi kịch xảy ra trong những cuộc sống cá nhân, phải nói rằng có những người ở đây 15, 16 năm, ở trên đầu tóc đã điểm sương, con cái đã sanh ra và lớn lên tại Philippine. Nếu chúng ta đặt mi`nh trong hoàn cảnh đó, chúng ta sẽ thấy rằng sự việc đó không phải là một điều kiện dễ dàng.

Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu buổi sinh hoạt ngày hôm nay, trước hết mời anh Tuấn, một người làm việc rất tích cực trong cộng đồng Việt Nam ở thủ đô Manila này cho chúng ta biết một số những khái niệm về trường hợp của người Việt Nam tại Philippine. Bây giờ như chúng ta được biết có một con số chừng 2000 người và có thể có một số người đang theo dõi chương tri`nh tự hỏi là tại sao những người này vẫn co`n lại đây trong giờ phút này, tại sao họ không đi định cư, và những gi` gọi là báo nói về những khổ đau mà đồng bào Việt Nam của chúng ta đang ở Philippine đang gánh chịu.

Lê Đức Tuấn: Chúng tôi xin gửi lời kính chào tất cả qúi bà con ở các nước đã lắng nghe chương tri`nh ngày hôm nay. Theo tôi được biết tại Philippine này có vào khoản gần 2000 người Việt co`n xót lại ở đây, trong số 2000 người này gồm có ba nhóm:

Nhóm thứ nhất là nhóm những người thuyền nhân bị rớt trong ky` thanh lọc co`n ở lại Philippine và đã tập trung tại Palawan

Nhóm thứ hai là nhóm của những người đi theo diện con lai, trước đây Mỹ đem ra Palawan và vi` ly' do giấy tờ không rõ ràng, hoặc do có sự nghi ngờ cho nên vẫn co`n giữ lại đây.

Nhóm sau cùng, khoảng chừng 40 người đó là những nhóm vượt biên sau năm 2000, nhóm này thi` co`n rất ít.

Và qúi vị chắc cũng được biết rằng trong năm 1995 khi việc cưỡng bách hồi hương xảy ra ở khắp mọi nơi, ở Philippine này cũng không ngoại trừ trường hợp đó, chính phủ Philippine cũng đã cưỡng bách hai trường hợp đưa về VN, nhưng sau đó vi` có sự can thiệp của giáo hội Philippine, có sự tham gia của Đức Ông Tài và Sơ Pascal cùng với Đức Cha Raymond, cho nên chính phủ Philippine đã chấp nhận để cho người Việt tỵ nạn ở lại Philippine. Nhưng nếu muốn ở lại Phillippine thi` những người đó phải làm như thế nào để chứng tỏ rằng những người Việt Nam ở đây không là gánh nặng cho chính phủ Phi.

Qua một cuộc đi thăm đồng bào ở bên Mỹ do Đức Cha Raymond qua bên đó, thi` đồng bào ruột thịt của chúng ta bên đó đã quyên góp được một số tiền cũng khá lớn để đem về trợ giúp cho những người tỵ nạn co`n sót lại ở đây. Trong số tiền đó giáo hội đã chứng tỏ cho chính phủ Phi ở đây biết rằng những người Việt Nam ở hải ngoại không bỏ rơi những người anh em của họ co`n ở đây và không phải là một gánh nặng để làm phiền chính phủ Phi Luật Tân.

Khi số tiền đó được giao cho giáo hội rồi thi` Sơ Pascal đã dùng số tiền đó để xây một làng Việt Nam nằm trong Philippine để người Việt Nam co`n kẹt lại đây có nơi tựa, và cũng mong muốn có được một công ăn việc làm. Nhưng vi` làng Việt Nam nằm nơi hẻo lánh không thuận tiện cho những người đi làm việc, cho nên đa số khoản chừng 70, 80 % người ta đã không ở trong làng, và bỏ làng ra ngoài để ti`m một cuộc mưu sinh cho nó được tốt đẹp hơn. Lúc đó tất cả trại đã được mở cửa, những người Việt Nam hầu hết đều được đi khắp hết các đảo ở Phi. Ở nước Phi có trên 7000 đảo thi` có trên 7000 chỗ người Việt Nam đã đến để buôn bán làm ăn ở trên đất Phi này.

Trong những vấn đề đó chúng tôi cũng rất buồn khổ, vi` khi chúng tôi rời Việt Nam thật sự mà nói không ai muốn ở lại đất Phi này để lập nghiệp. Dù đất Phi cũng là một đất nước tự do, nhưng trong mức độ tự do cũng có giới hạn hơn tự do ở các nước Tây phương, chúng tôi cũng muốn kiếm được một nơi để con em chúng tôi có những cơ hội để phát triển về đời sống hơn, và chúng tôi cũng muốn được đoàn tụ với thân nhân của chúng tôi ở những nước khác, do đó việc ở lại đất Phi này thật sự mà nói chúng tôi rất là đau lo`ng mặc dù vẫn phải chấp nhận.

Song song với vấn đề đó thi` Đức Ông Tài, sơ Pascal phối hợp với giáo hội Thiên Chúa Phi đã xin cho chúng tôi để được thường trú ở đây. Nhưng những việc làm đó từ năm 1997 đến nay vẫn chưa có kết quả, do đó chúng tôi vẫn sống bấp bênh trên đất Phi cho đến ngày hôm nay như một người vô tổ quốc, và không có một giấy tờ gi` hợp pháp ở trên đất Phi này.

Rồi sau đó anh luật sư Tịnh Hội là người Việt Nam nhưng là công dân Úc, anh ta đã biết rõ hoàn cảnh và cái sự mong muốn của tất cả các đồng bào ở đây, cho nên từ năm 1997 anh và những người bạn của anh đã đến và sống lây lất với chúng tôi ở Manila này, ti`m đủ mọi cách giúp đỡ. Lúc đầu thi` anh ta đã giúp đỡ chúng tôi những hồ sơ để được đi theo diện đoàn tụ, sau này dần dần anh và những người bạn của anh Hội đã xin với chính phủ Úc, Tân Tây Lan và Mỹ để giúp đỡ chúng tôi trong việc xin với các chính phủ đó, cho thoả lo`ng ước muốn của chúng tôi được định cư ở nước thứ ba. Trong sự làm việc như vậy đúng là đội đá vá trời, không ai có thể nghĩ rằng anh Tịnh Hội có thể thành công được, nhưng cho đến ngày hôm nay thi` kết quả xảy ra ngoài sự mong đợi của chúng tôi, chúng tôi rất vui sướng vi` đã có những kết quả như vậy. Nhân đây chúng tôi cũng xin gửi đến những lời cám ơn Thầy Nguyên Thảo, Thầy Giác Đẳng cũng như bác sĩ Tâm Quảng đã không quản ngại công ăn việc làm và đường xa đã đi đến đây để ti`m hiểu nguyện vọng của chúng tôi, giúp đỡ cho chúng tôi. Nhân việc này chúng tôi xin gửi lời tán thán đến toàn thể cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới về những sự giúp đỡ của qúi vị mà hôm nay chúng tôi được thấy ánh sáng loe loé ở cuối đường hầm. Xin cám ơn.

TT Giác Đẳng: Khi chúng ta nghe nói về những nét tổng quát của đồng bào Việt Nam ở Phi Luật Tân. Có lẽ thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp một mẩu tin ngắn như vậy, nhưng rất quan trọng để chúng ta đi sâu vào một chút chi tiết thử đặt ra một câu hỏi rằng con số hàng ngày của người Việt Nam ở tại Phi Luật Tân như thế nào. Được nghe và biết điều đó có lẽ chúng ta sẽ có một cảm nhận khác hơn về trường hợp của đồng bào ở tại đây. Xin mời qúi đạo đang sống tại đây cho qúi thính giả biết về đời sống hàng ngày của một gia đi`nh Việt Nam ở tại đây như thế nào, những khó khăn nào ở trong vấn đề sinh nhai cũng như về vấn đề giấy tờ y tế ra sao?

Đạo hữu Hoàng Sơn: Trước hết tôi kính thưa Thầy, kính thưa bác sĩ và đặc biệt là Thầy Nguyên Thảo đã trở về Canada. Tôi đến trại ngày 28 tháng 4 năm 1989, chỉ một tháng nữa là 16 năm. Kính thưa qúi vị thật sự khi đến trại gia đi`nh tôi và các con cái của tôi co`n rất nhỏ, bây giờ chúng đã lớn hết, lớn trong hoàn cảnh phải nói là nói ra thi` buồn nhiều hơn vui, khóc nhiều hơn cười. Hàng ngày phải đi buôn bán để tạo sinh nhai, nhưng con cái lớn lên mi`nh làm cha làm mẹ phải có trách nhiệm để dù ít hay nhiều dù có cực khổ đến đâu cũng phải lo cho các con đến trường, tại vi` tuổi trẻ sự học là nền tảng của con người, nhất là tuổi trẻ. Nói về sự đoàn kết của đồng bào ở đây cũng như gia đi`nh tôi thật sự sống ở Banawan, trước khi đến Bataan cho đến nay thi` vẫn co`n sống ở Banawan, nhưng được sự hy vọng của anh Trịnh Hội đến để giúp cho đồng bào được định cư trong những ngày sắp tới và được các anh chị hải ngoại cũng cùng hợp sức với anh Tịnh Hội vi` thế mà gia đi`nh tôi đã chuyển lên Bataan ở gần 8 tháng . Nói đến cuộc sống đã khó khăn, rồi bản thân thi` không giấy tờ và không có gi` hết, thậm chí nhiều lúc đi buôn bán mệt mỏi rồi đến ngồi ở một gốc cây nào đó để mà nghĩ lại cuộc đời tại sao lại khổ quá. Cũng thưa với quí vị là thời gian trước cũng như thời gian bây giờ tuy rằng cái thời gian cực khổ nó qua, bây giờ tuy rằng cũng chưa được cái gi` hết, chưa có ngã ngũ, mi`nh phải được như thế nào hay đến ở quốc gia đệ tam nào. Nhưng cũng có hy vọng để cho con em của tôi cũng như của tất cả đồng bào kém may mắn ở đây gần 16 năm được sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần để cho các em sau này lớn lên trong một xã hội tốt đẹp hơn, cũng mong rằng sau này các em cũng sẽ có cái cơ hội, có dịp để đền đáp lại sự giúp đỡ cũng như sự nhớ lại thời cực khổ của cha mẹ hay anh em kém may mắn ở trại. Xin chân thành cảm ơn Thầy, cảm ơn bác sĩ cũng như cám ơn tất cả những ông bà anh chị đã lắng nghe tiếng nói chân thành, chân thật của người Việt kém may mắn ở Phi Luật Tân. Xin chân thành cảm ơn.

TT Giác Đẳng: Xin có vị nào ở đây hoan hỷ cho chúng tôi một mô tả rõ ràng rằng người Việt Nam của chúng ta sống hàng ngày sống như thế nào. Chúng ta buôn bán ra sao, những khó khăn những trở ngại như thế nào, tại vi` từ hôm qua tới nay chúng tôi đã được nghe rất nhiều. Qúi vị cho biết một số các ti`nh cảnh của người Việt trong vấn đề buôn bán tại đây.

Đạo hữu Hiếu: Trước hết xin chào tất cả đồng bào ở tất cả các nơi trên thế giới đã lắng nghe chương tri`nh này. Con tên là Nguyễn văn Quốc tên là của người con lai. Đi theo hồ sơ PV, con qua đây ngày 21 tháng 9 năm 1992. Nói chung tất cả cuộc sống của các anh chị ở đây đều phải đi bán dạo, lúc đầu rất khó khăn, từ năm 1996 đồng bào mới được tự do đi lại trên đất Phi. Nhưng sự tự do đó có một giới hạn, mi`nh chỉ được tạm dung ở Phi, được tự do đi lại, nhưng không được che chở về mặt pháp ly’. Cũng như chuyện học hành, mi`nh được đi học, sau khi tốt nghiệp đại học không được nhận bằng tốt nghiệp, đó là vấn đề học hành. Co`n công việc buôn bán mi`nh phải bắt đầu từ con số không, có nghĩa la` mi`nh phải đi bộ đến từng nhà gõ cửa bán những chai dầu thơm, những chai dầu nóng. Có những trường hợp rất tủi thân khi mi`nh đến gõ cửa, nếu người dân Phi họ hiểu thi` không sao, thí dụ như những nhà kín cổng cao tường, họ thấy mi`nh họ không hiểu y’ của mi`nh muốn gi`, chuyện đầu tiên là những con chó lớn cũng làm mi`nh sợ, và sau khi được nghe giải thích thi` họ nói không mua nên đành phải vác ba lô mà bên trong có những chai dầu thơm, những chai dầu nóng, bước đi qua một căn phố khác. Đó là những cuộc sống, những mảnh đời của những thanh niên, của những gia đi`nh người Việt co`n kẹt lại trên đất Phi .

Một số đi bán ở những chợ như chợ Phi, mi`nh phải thuê chỗ của những người Phi đã thuê sẵn và bày bán, những chỗ đó như ở vỉa hè và nếu bị cảnh sát bố ráp thi` những đồ đạc đó sẽ bị tịch thu. Khi mi`nh bán như vậy cũng thường bị cảnh sát Phi làm kho' khăn, hỏi giấy tờ, hỏi hàng hóa mi`nh từ đâu đến, và nhiều khi phải cho họ tiền để cho công việc buôn bán trôi chảy. Co`n việc buôn bán ở trong trường học thi` đỡ hơn một ti' là mi`nh bán thiếu cho những giáo viên của trường học, khi đến ngày lãnh lương như 15 tây hoặc 30 tây thi` mi`nh chờ lấy tiền, công việc nói chung cũng khó khăn, không phải trót lọt tất cả. Đó là những cuộc sống về buôn bán ở Phi.

Về vấn đề sức khỏe y tế thi` mi`nh không có kiên cử, tất cả bịnh đau ốm yếu, khi bịnh thi` thủ tục đầu tiên là mi`nh phải trả cho lệ phí của bịnh viện, bởi vi` mi`nh không có bảo hiểm về sức khỏe y tế, mi`nh không phải là công dân của Phi, mi`nh chỉ là người ty. nạn ở đây nên giá chi phí trả cho bịnh viện tự mi`nh phải trả và nếu không có tiền thi` coi như đành phải về nhà chữa bằng cách nào khác vi` ly' do mi`nh không có tiền. Đại khái đó là cuộc sống đã và đang diễn ra trên đất nước Phi. Xin kính chào qúi vị.

TT Giác Đẳng: có lẽ là qúi vị ít có nghe chuyện đi bán rong mà bán chịu cho người ta, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi nghe chuyện này, lần đầu tiên trên đời hôm nay mới nghe, bởi vi` bên Mỹ cũng cho trả góp, nhưng vấn đề tín dụng rất quan trọng, mi`nh phải như thế nào người ta mới cho mi`nh dùng thẻ tín dụng và cho vay tiền. Co`n ở nơi đây có trường hợp mi`nh bán chịu cho người ta mà tiền cũng mất và ti`nh cũng mất luôn, có nghĩa là người ta không trả tiền cho mi`nh mà lại co`n hăm dọa hà hiếp mi`nh nữa. Chúng tôi muốn mời qúi vị nghe thêm một chút về cuộc sống của người Việt Nam tại Phi Luật Tân qua sự tri`nh bày của anh Thanh. Anh Thanh có thể cho biết rằng ngoài nghề bán hàng rong ra, người Việt Nam co`n làm nghề gi` khác hay không và xin cho biết rằng mặc dầu chính phủ Phi Luật Tân cho người Việt Nam ở lại tạm cư trên đất nước này, nhưng về phương diện luật pháp chúng ta có được sự bảo vệ nào chính thức từ chính phủ Phi Luật Tân không?

Đạo hữu Thanh. Tôi tên là Thành, một con, tôi đến đây từ năm 1990, tôi sống tại trại ty. nạn và nhờ sự giúp đỡ cộng đồng hải ngoại, giúp đỡ tiền bạc để xây dựng làng Việt Nam, và tôi đã sống trong làng Việt Nam. Chúng tôi buôn bán ở viả hè rất bấp bênh. Cuộc sống hiện tại của chúng tôi rất là khó khăn hơn những người định cư khác, tôi bán ở lề đường, có thể bị bắt bớ bất cứ lúc nào và bị thu tất cả hàng hoá đó, tôi đã bị một lần bị bắt và đưa vào nhà tù và bị đưa ra toà. Cuộc sống ở đây buôn bán bấp bênh vi` vấn đề kinh tế cũng không được chính phủ bảotrợ . Như con chúng tôi có thể đi học và ra trường thi` không có bằng cấp để xin được việc làm. Buôn bán ở viả hè bị cấm đoán như vậy, cũng hơn là đi từ chợ này đến chợ khác, đôi lúc một ngày phải bán hai chợ, buổi sáng bán một chợ và buổi chiều bán một chợ khác, trải qua cuốc sống như vậy, kiếm từ 300 đến 400 đồng một tháng. Nhiều khi buôn bán lỗ lã, tiền ăn uống không đủ, anh em tại hải ngoại nhiều khi phải giúp đỡ. Nên cuộc sống ở đây rất là khó khăn với người tỵ nạn, những ai may mắn buôn bán tạm được cho cuộc sống qua ngày. Sau khi bị bắt bớ vi` bán vỉa hè, tôi mượn tiền bạn bè đi bán dép ở chợ, cuộc sống bán ở chợ như bán một đôi dép 400, nhiều khi người ta góp một ngày 20, khi họ muốn trả thi` họ trả, họ không trả thi` cũng chịu thôi, mi`nh cũng không làm được gi` họ, vi`đâu có chuyện luật pháp gi`, đây chỉ là chuyện buôn bán giữa người bán và người mua, đôi lúc mi`nh bán 5000 đồng, họ trả có 200 rồi hai ngày sau họ dọn đi mất coi như mi`nh không bán được tiền, lời cũng không có mà vốn cũng không, nên cuộc sống ở đây rất là khó khăn. Hiện tại bây giờ đồng bào đang đợi chờ, vi` cuộc buôn bán càng lúc khó khăn. Những người VN được may mắn các nước cho định cư thi` không phải buôn bán trên vỉa hè hay bán nợ nữa. Hầu hết người tỵ nạn Việt Nam trên đất phi đều buôn bán hàng rong, bán vỉa hè, bán chợ, rồi đi bán nợ. Ngoài nghề bán hàng rong thi` không co`n một nghề nào khác nữa, vi` mi`nh ở không hợp pháp với pháp luật nên không xin được bất cứ việc làm gi`.

TT Giác Đẳng: nếu mà nói như vậy thi` cuộc sống tại đây tương đối là khó khăn. Nhưng cái khó khăn đó là khó khăn chung cho xã hội tương đối nghèo của một quốc gia đang phát triển hay. Có một câu hỏi là đồng bào Việt Nam của chúng ta có bị ky` thị không? Nếu mà nói về phương diện ky` thị thi` anh Tuấn nghĩ sao về người Phi Luật Tân ky` thị mi`nh không?

Đạo hữu Tuấn: Nói chung cuộc sống khó khăn thi` đúng ra đất nước Phi này ngay cả những người dân của họ cũng đã khó khăn, nhưng đặc biệt mi`nh gặp khó khăn hơn vi` mi`nh là người Việt Nam, mi`nh không có thể tranh dành những công ăn việc làm của những người Phi ở đây, hơn nữa ngôn ngữ bất đồng nên mi`nh cũng không thể nào xin được việc làm chính thức, cho nên ngoài việc buôn bán hàng rong ra thi` thật sự mà nói người Việt Nam mi`nh không có một cuộc sống nào khác hơn. Tuy nhiên vi` những vấn đề sinh kế và người Việt Nam đi đến đâu cũng chịu khổ sở để sinh sống, cho nên mặc dầu cuộc sống không đầy đủ, nhưng người Việt Nam cũng vẫn tạm ổn trong cuộc sống trên đất nước Phi, mặc dù rất nghèo khổ. Nhưng cái nghèo khổ đó không phải là yếu tố chính, yếu tố chính của người Việt Nam ở đây là mong mỏi được định cư tại nước thứ ba, cho nên chúng tôi tha thiết mong mỏi rằng ngoài vấn đề sinh kế tạm bợ ở đây, chúng tôi mong mỏi được đi định cư. Co`n về vấn đề ky` thị thi` thật sự mà nói những người Phi cũng là người Á Châu, cũng có những màu da và màu tóc giống nhau và hơn nữa người Phi ở đây đa số là những người có bản tính rất lương thiện cho nên sự ky` thị hầu như gặp rất ít. Xin cám ơn.

TT Giác Đẳng: sau đây chúng tôi xin được nói chuyện với một người tuổi trẻ đang ở trong rơom tên là Hiền. Cô sanh ở Việt Nam, có thể cho mọi người ở đây biết về những người trẻ sống quanh đây học hành như thế nào, công ăn việc làm ra sao và có những trợ ngại nào trong cuộc sống hàng ngày.

Hiền: Kính thưa đồng bào hải ngoại, con tên là Đoàn thị Ngọc Hiền, khi con qua đây con mới 11 tuổi, khi ở đây con được đi học ở trong trại, sau năm 1996, trại đóng cửa cưỡng bức hồi hương chúng con được giấy của Đức cha Raymond cho chúng con được đi học. Nhưng đi học ở đây để có một kiến thức nhưng không làm được gi` hết, như con đã học xong đại học vào năm 2002 con đã tốt nghiệp nhưng không được bằng, con cũng ti`m việc làm giống như những bạn khác của con nhưng không được, người trong sở làm họ nói người Phi có rất nhiều người không có việc làm và rất khổ và nghèo cho nên họ không có thể giúp cho người Việt Nam. Sau đó con đành xách giỏ đi bán lại và phải đi bán dạo hàng ngày giống như những người bạn khác của con hiện đang sống tại đây. Con cũng mong rằng qúi vị ở hải ngoại cố gắng vận động giống như Thầy Thích Giác Đẳng và bác sĩ Tâm Quảng và Thầy Thích Nguyên Thảo đã qua đây, đã giúp chúng con, chúng con rất mang ơn. Cầu mong rằng chúng con sẽ được đi định cư để tương lai các em nhỏ ở đây, có rất nhiều em đã sanh ra ở đây và cũng được đi học, nhưng sau này tương lai cũng giống như con thôi, ở đây cũng không xin được việc làm, và cũng đi bán dạo thôi, thi` con cũng mong rằng chúng con mong rằng sẽ có một tương lai đi định cư ở nước thứ ba trong năm nay.

TT Giác Đẳng: Cô cho biết là trung bi`nh mi`nh đi làm như vậy, thí dụ như tiền đi làm trong một ngày có dư để chi tiêu tiền ăn tiền ở có dư giả nhiều hay chỉ vừa ăn vừa đủ thôi.

Hiền: Theo con biết là mỗi một công dân thường ở đây họ làm một tháng có 5000 có nghĩa là gần 100 Mỹ kim, nếu phải trả tiền nhà cũng phải là 3000 hoặc 2000, tiền ăn uống thêm tiền chi tiêu này nọ thi` cũng không đủ đến đâu hết. Cho nên cuộc sống rất khổ và bấp bênh.

TT Giác Đẳng: Ở trong cuộc đời có đôi lúc chúng ta có được gặp gỡ và chứng kiến rất nhiều việc. Thật ra thi`những khổ cảnh ở trần gian này không thiếu gi`, nhưng có niềm an ủi rất lớn là bên cạnh nỗi khổ đau của cuộc đời thi` chúng ta bắt gặp những tâm hồn rất giàu lo`ng nhân ái, có thể nói rằng giúp chúng ta nhi`n khía cạnh khác tích cực hơn trong nỗi khổ trần gian này. Qúi vị cứ tưởng tượng rằng ở trong cuộc đời này ai cũng khổ hết, nhưng không ai làm cái gi` để cố gắng giảm thiểu nỗi khổ đó, thật sự cuộc đời không có y' nghĩa gi`. Một trong những xúc động lớn khi chúng tôi sang đây nhi`n thấy được những bạn trẻ, những người đang làm việc thiện nguyện ở đây, vốn có một cuộc sống rất an nhàn và rất thoải mái ở các quốc gia như Hoa Ky`, Úc Đại Lợi, nhưng lại sang đây sống trong những căn pho`ng rất chật hẹp. Chúng tôi có đến đây và gặp anh Quảng Bi`nh, anh đang điều hành công việc tại đây thay cho luật sư Trịnh Hội, trong lúc anh Trịnh Hội đang đi vận động khắp nơi. Anh Quảng Bi`nh hoan hỷ trước nhất cho qúi vị ở đây biết một vài nét về luật sư Trịnh Hội và những nỗi lực của anh Trịnh Hội trong thời gian qua, và cũng cho biết hiện tại công cuộc vận động của chúng ta cho đồng bào đi định cư tại các quốc gia đệ tam đã có những tiến bộ như thế nào

Quân (Quảng Bi`nh); Hiện thời bây giờ chính phủ Mỹ đã chấp nhận phỏng vấn tất cả những người tỵ nạn Việt Nam tại Phi Luật Tân, ngoài chính phủ Hoa Ky` ra thi` có chính phủ Canada chấp nhận khoảng 200 người mà có thân nhân trực hệ ở đây. NaUy sẽ cứu xét thêm 98 người sang NaUy với những ai có thân nhân trực hệ bên NaUy. Tuần vừa rồi luật sư Trịnh Hội với hai người làm cho chính phủ Hoa ky` , một người làm couseler cho toà đại sứ Việt Nam tại Việt Nam mà qua đây làm với hội IOM . Sau khi họp thi` họ báo cho văn pho`ng luật sư Trịnh Hội là họ sẽ có một lá thơ mỗi người tỵ nạn có danh sách vận động nạp cho chính phủ Hoa Ky`. Trong tháng này đồng bào sẽ nhận được lá thơ cho biết người tỵ nạn được cứu xét để được phỏng với chính phủ Hoa Ky`.

TT Giác Đẳng: Công việc của hội thiện nguyện là làm thế nào đó để có thể giúp đồng bào tiến hành thủ tục để được phỏng vấn và được định cư. Chúng ta đã nghe được một vài tin rất tốt từ anh Quân, đó là hiện tại thi` chính phủ Hoa Ky` đã bằng lo`ng để phỏng vấn tức là mở hồ sơ cho tất cả những người tỵ nạn ở tại đây, trong lúc đó chính phủ Canada đã hứa nhận 200 người trong diện trực hệ và 100 người nữa đã được chính phủ NaUy hứa nhận. Có thể nói rằng đó là những tin mừng mà chúng ta hy vọng rằng thời gian chờ đợi sẽ không lâu. Những người thiện nguyện này thi` trong đó có luật sư Trịnh Hội, có anh Quảng Bi`nh và nhiều anh chị em khác tại đây, các vị làm việc không phải cho một cơ quan tỵ nạn của quốc tế hay một cơ sở, hay một cơ quan nào hùng hậu về tài chánh. Chúng ta nghe các anh chị em sang đây làm việc đã sống trong những điều kiện hết sức thiếu tiện nghi, phần lớn những phương tiện điều hành rất chật vật, chúng ta cứ tưởng tượng như vầy, tại Philippine có hơn 7000 đảo, ở trong đó có ba ho`n đảo lớn và đồng bào Việt Nam của chúng ta ở rải rác các đảo, mỗi lần muốn phỏng vấn mỗi hồ sơ đồng bào phải về Manila, vi` các toà đại sứ đặt tại Manila, có người có ít tiền bạc thi` trở về, đa số thi` không có tiền trở về. Hội thiện nguyện do luật sư Trịnh Hội và anh Quân cùng một số người khác đang làm việc đã cố gắng vận động khả năng ủng hộ của cộng đồng người Việt đó đây chứ không nhận nguồn tài trợ từ cơ quan nào hết. Điều đáng mừng là các vị đó sau nhiều năm làm việc vất vả ngày hôm nay những nỗ lực đã có những thành tụ rất đáng kể. Khi chính phủ Hoa ky` đồng y’ mở hồ sơ lại thi` chúng ta có thể nhi`n thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Nói đến việc cứu giúp cho đồng bào tại đây thi` có thể nói rằng có rất nhiều điều, những gi` qúi vị được nghe tại đây là nó đã quá quen thuộc với đồng bào của chúng ta tại Phi Luật Tân, nên chi khi kể lại thi` không biết kể như thế nào. Chúng tôi mời qúi Ngài và qúi vị nghe lời tường tri`nh của một người tương đối khách quan từ xa đến đây, đó là bác sĩ Tâm Quảng, đến từ Vancouver Cananda, đã có mặt tại đây cùng với Thầy Nguyên Thảo từ ngày 10 tháng 3, sau gần hai tuần lễ làm việc , bác sĩ Tâm Quảng có thêm mười ngày nữa tại nơi này. Bác sĩ Tâm Quảng từ Canada và đã đến đảo Banawan để thăm viếng quan sát về trường hợp của những người tỵ nạn. Chúng ta nghe rất nhiều, đặc biệt về ti`nh trạng y tế rất thiếu kém, hồi nãy có một vài vị cho biết rằng vấn đề y tế của người Việt Nam tại đây hết sức khó khăn. Trước nhất trong một cái nhi`n chuyên nghiệp của một người bác sĩ y khoa, bác sĩ Tâm Quảng hoan hỷ cho Chư Tôn Đức và qúi vị ở đây biết những gi` bác sĩ thấy được những khó khăn của đồng...
Users browsing this topic
Guest (2)
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.