Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages123>»
Trân Châu
ductriqueanh
#1 Posted : Sunday, February 7, 2010 4:00:00 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
Trân Châu hay Ngọc Trai



Trai ngọc, ngọc trai, hay một cái tên dài hơn trân châu bảo ngọc, thì có lẽ ai cũng đã biết, có thể còn là món trang sức thông dụng hơn cả kim cương nhiều. Nhưng vào thời xưa trước khi kỹ nghệ sản xuất ngọc trai công nghiệp ra đời, thì ngọc trai tìm thấy trong thiên nhiên là một thứ vô cùng hiếm, nên đã được dùng làm biểu tượng của một điều hiếm quý, tinh khiết, giá trị, điển hình như tên gọi "Hòn Ngọc Viễn Đông" và cụm từ "pearls of wisdom". Ngọc trai cũng là biểu tượng của ngày thứ Hai trong tuần.

Sở dĩ ngọc trai thiên nhiên hiếm quý là vì muốn có được ngọc trai thiên nhiên, phải lặn xuống biển hay hồ sâu tìm những loại thân mềm có vỏ (mollusk), thường là con hào biển (oyster) hay con trai nước ngọt (mussel), mở chúng ra (cũng có nghĩa là giết chết chúng) để xem có ngọc trai hay không. Có khi phải giết cả hàng trăm con mới tìm thấy được một viên ngọc trai. Ngay cả ngày nay khi người ta đã có thể nuôi trai lấy ngọc thì giá trị của ngọc trai "cấy" (cultured) cũng không phải là rẻ mạt, chỉ tùy loại mà thôi.

Ngọc trai được hình thành khi con trai (tạm gọi chung là như thế) tiết ra những lớp xà cừ để bao bọc một vật thể dính vào thân người làm cho chúng khó chịu. Đây là phản xạ tự nhiên của hệ thống miễn nhiễm của con trai, cũng giống như chúng ta khi bị bệnh hay khó chịu thì... chảy nước mũi. Ngọc trai tự nhiên hình thành một cách ngẫu nhiên, như là có hạt sạn bỗng dưng rớt vào bên trong vỏ trai, hay một vết trầy xướt trên thân, hay một loại ký sinh trùng, vi trùng đang xâm nhập vào con trai. Trong khi đó, ngọc trai cấy hình thành là do có bàn tay con người dính vào; một hạt vỏ trai hay xà cừ nhỏ hay một miếng thịt trai được khéo léo bỏ vào trong thân trai mà không làm cho con vật bị chết, rồi sau đó bỏ chúng lại xuống nước, nuôi chúng trong khoảng từ một đến bảy năm, lấy lên và thu hoạch ngọc trai. Hầu hết trai đều sẽ chết khi ngọc được lấy ra, nhưng cũng có loại trai không chết và lại được/bị cấy một hạt nhân khác vào tiếp tục nuôi dưỡng. Ngọc trai tự nhiên và trai cấy được phân biệt bằng x-ray. Ngọc trai tự nhiên dày đặc với nhiều lớp xà cừ, trong khi ngọc trai cấy có một cái lõi to và chỉ một hay vài lớp xà cừ bao ở ngòai. Hầu hết ngọc trai trên thị trường nữ trang hiện nay là ngọc trai cấy.

Theo lẽ tự nhiên, tất cả những loài có thân mềm, vỏ cứng đều có khả năng tạo ra "hạt trai", nhưng đây chỉ là những cục vôi (calcium carbonate) không có vân xà cừ và coi như không có giá trị thẩm mỹ. Chỉ có một số loại mollusk, chủ yếu là loại có hai vỏ, là có khả năng tạo ra ngọc trai từ cùng một chất như là lớp xà cừ lót bên trong vỏ nên lấp lánh ngũ sắc và được sử dụng làm nữ trang từ rất lâu đời. Mỗi loại ngọc trai trên thị trường được tạo ra bởi những loại trai cho ngọc khác nhau và tùy theo mức khó dễ của việc nuôi dưỡng chúng cũng như thu hoạch ngọc mà giá trị của ngọc trai có sự khác nhau.

Có thể nói là 99% ngọc trai trong thị trường nữ trang hiện nay là ngọc trai cấy (cultured), nhờ đó mà giá của ngọc trai được hạ xuống thành ra món trang sức cho mọi người, mọi lứa tuổi. Có lẽ ngọc trai đứng đầu trong số các loại ngọc có giá trị rất khác biệt vì có nhiều loại trên thị trường. Ngọc trai nước ngọt rẻ hơn ngọc trai nước mặn nhiều. Ngọc trai nước mặn lại chia ra nhiều lọai: Akoya, Tahitian, South Sea, v.v. Do đó một chuỗi ngọc trai có thể có giá từ vài chục đồng (nước ngọt), lên đến vài chục ngàn (nước mặn).

Về màu sắc, màu phổ biến nhất là trắng, ngoài ra còn có các màu đen, xám, hồng, cam, vàng, xanh, nâu, v.v. Trong màu trắng cũng chia ra nhiều sắc như hồng, vàng, cam, hay xanh, mà sắc hồng là đẹp nhất, có giá nhất, và cũng được ưa chuộng nhất. Về hình dạng, phổ biến nhất là tròn hoặc gần tròn, ngoài ra còn có các dạng nút áo, bầu dục, giọt nước, tròn dẹp, nửa baroque, và baroque. Dạng "baroque" tạm hiểu là dạng không cân xứng và không bình thường. Nói chung, ngọc trai càng tròn thì càng được đánh giá cao, tuy nhiên dạng baroque đặc biệt vẫn có thể mang một giá trị cao. Dạng tròn thường được dùng xỏ thành xâu chuỗi, ngoài ra làm các nữ trang khác cũng rất đẹp. Dạng nút áo và gần tròn nếu làm thành bông tai, mặt nhẫn hay mặt dây chuyền thì sẽ trông giống như dạng tròn. Dạng bầu dục, giọt nước, nửa baroque, và baroque thường được làm thành bông tai và mặt dây chuyền.

Trên thị trường cũng có rất nhiều hạt trai giả, có thể làm bằng nhựa và những vật liệu khác rồi tráng một lớp sơn bóng ở ngòai cho óng ả. Hạt trai giả tốt là loại làm từ vỏ trai tán nhỏ thành bụi rồi đem vật liệu này làm thành hạt trai. Loại hạt trai này, thường gọi là "shell pearls" được quảng cáo là có cùng một chất liệu giống như ngọc trai thật nên cũng có độ bóng và vân ngũ sắc. Tuy nhiên, ngọc trai giả cho dù là làm với vật liệu tốt nhất khi cạ vào nhau sẽ trơn tuột, trong khi ngọc trai thật sẽ nhám mặc dù có một bề ngoài trơn bóng. Khi cạ càng nhám có nghĩa là ngọc trai càng có chất lượng tốt. Ngọc trai thật cũng rất lạnh; áp thử một chuỗi ngọc trai vào má, nếu thấy lạnh như đá thì đó là ngọc trai thật. Ngay cả khi cầm trong tay một hồi lâu áp lên má vẫn có thể cảm thấy lạnh, trong khi hàng giả có thể cho cảm giác lạnh chút xíu rồi từ từ mất dần khi bị hơi ấm trong tay truyền qua.

Vì được tạo ra trong thiên nhiên từ một vật thể sống, nhiều người xem ngọc trai như là "ngọc sống", living gem. Điều này cũng có nghĩa là ngọc trai có thể bị chết nếu không được bảo quản kỹ lưỡng. Đối với các loại đá quý khác, nếu bị trầy xướt hay lu mờ có thể đem đến tiệm kim hoàn nhờ đánh bóng hay mài dũa lại, nhưng với ngọc trai thì một khi đã chết là… chấm hết, không làm cho nó tái sinh được. Đeo ngọc trai ví như nuôi một con cá, nếu nước đục hay ô nhiễm thì cá sẽ chết. Nếu ngọc trai tiếp xúc nhiều với hóa chất, kể cả các khí thải ra trong môi trường ô nhiễm, sẽ có thể bị chết (nghĩa là trở nên xỉn, đục, không sáng bóng). Hóa chất cũng có nghĩa là mỹ phẩm, nước hoa, keo xịt tóc, v.v. Do đó, nếu đeo ngọc trai, nên đeo vào cuối cùng sau khi đã trang điểm, dùng kéo xịt tóc và xịt nước hoa. Nếu đeo nhiều, thỉnh thoảng nên rửa ngọc trai bằng nước ấm và cất ngọc trai trong các túi vải mềm. Có người mách rằng ngâm ngọc trai trong sữa tươi sẽ giữ được vẻ đẹp của nó, nhưng chưa thử nên… không biết.

Nói chung, ngọc trai nước ngọt không tròn và không óng ả bằng nước mặn, nhưng lại có nhiều màu tự nhiên hơn và giá rẻ nên được bán rộng rãi. Rất nhiều ngọc trai nước ngọt loại tốt trông cũng rất tròn và óng. Ngọc trai akoya tuy không có cỡ lớn (tối đa chừng 11mm) nhưng rất tròn và óng ả nên thường được dùng xâu thành chuỗi. Ngọc trai Tahitian có màu đen pha xanh lá cây gọi là màu "con công" (peacock), thường có cỡ lớn và cũng hay có dạng baroque. Ngọc trai này có giá khá đắt, nhưng đôi khi lại không đắt bằng ngọc trai South Sea rất tròn, cỡ lớn, và có nhiều màu, tuy nhiên nếu so ra thì lại không óng ánh nhiều bằng ngọc trai akoya.

Làm sao phân biệt ngọc trai thật và giả? Ngọc trai giả khi cạ vào nhau hoặc cạ ngọc trai vào răng, sừng thì sẽ trơn tuột, trong khi ngọc trai thật thì sẽ nhám. Càng nhám là ngọc càng tốt, càng bóng. Ngọc trai thật cũng rất lạnh và nặng. Ngọc trai thật theo thời gian vẫn có thể "chết" nếu không bảo quảng tốt. Ngọc trai kỵ hóa chất như nước hoa, thuốc xịt tóc, v.v. Có người mách rằng ngâm ngọc trai vào sữa cho óng, nhưng không biết có chính xác không.


Trên thị trường có những loại ngọc trai cấy như sau:

Ngọc trai nước ngọt:

Đây là ngọc được tạo ra bởi một số loại trai (mussel) sống ở sông hồ. Mussel có vỏ ngoài trơn, loại được nuôi nhiều nhất hiện nay có hình tam giác. Nơi nuôi cấy ngọc trai nước ngọt nhiều nhất hiện nay là Trung Quốc. Ngọc trai nước ngọt thường được cấy bằng một miếng thịt trai, và vì cái "nhân thịt" này không tròn, nên ngọc trai nước ngọt thường là không tròn xoe như viên bi (đây cũng là một cách để phân biệt ngọc trai nước ngọt và nước mặn). Có thể bỏ nhiều cái nhân vào trong một con trai để thu hoạch nhiều ngọc, có dạo người ta đã bỏ đến hơn mười cái nhân vào mỗi con trai, nhưng thời gian gần đây đã (bớt tham) bỏ ít nhân hơn để có được những viên ngọc tròn hơn, gần như hoàn hảo. Ngược lại vì dễ cấy, nên người ta đã làm khá nhiều thử nghiệm trên trai nước ngọt để tạo ra hình dạng ngọc trai theo ý muốn, như hình củ khoai tây, dài, trái thận, vuông, thoi, trăng lưỡi liềm, thánh giá, trái tim, v.v. Nếu so với nước mặn thì ngọc trai nước ngọt không bóng và nhiều vân ngũ sắc bằng, nhưng lại có nhiều màu tự nhiên như trắng, đen, vàng, kem, hồng, xanh olive, nâu, v.v. Vì nhiều màu và nhiều dạng nên ngọc trai nước ngọt thường được dùng làm trang sức thời trang (fashion jewelry). Ngọc trai nước ngọt cũng có cỡ khá lớn, có thể lên đến 12mm. Giá của ngọc trai nước ngọt khá rẻ, có khi chỉ vài chục đồng một xâu chuỗi, lên đến vài trăm nếu có chất lượng tốt.


Chuỗi ngọc trai nước ngọt, trông cũng bóng đẹp nhưng nhìn kỹ thì không tròn bằng akoya


Ngọc trai akoya:

Đây là ngọc trai nước mặn tạo ra bởi con hào (oyster) akoya, có tên khoa học là Pinctada fucata martensii, khởi đầu được khám phá ở Nhật Bản, nhờ đó mà ngọc trai akoya Nhật Bản rất có giá, như là một thứ "hàng hiệu". Tuy nhiên gần đây kỹ nghệ sản xuất ngọc trai akoya của Nhật Bản đã bị Trung Quốc lần lướt, hiện là nơi sản xuất ngọc trai akoya nhiều nhất. Ngọc trai này được cấy bằng một hạt vỏ sò nhỏ, và vì nhân tròn nên cũng tạo ra những viên ngọc tròn như hòn bi. Ngọc trai akoya được xem là có độ sáng bóng và lấp lánh ngũ sắc nhiều nhất trong các loại ngọc trai, nhưng lại không có cỡ lớn, độ 10mm là đã khá hiếm vì con hào P. fucata martensii là một loại hào nhỏ. Cũng không thể bỏ nhiều nhân vào lọai hào này, hai cái là quá lắm. Do đó, giá của ngọc trai akoya vẫn còn khá cao, nhất là những xâu chuỗi và đặc biệt là những chuỗi cỡ lớn và đồng nhất vì phải chọn lựa trong một số lượng ngọc trai rất nhiều mới được một xâu chuỗi như thế, giá có thể lên đến vài ngàn. Những viên đơn chiếc dùng làm mặt dây chuyền, mặt nhẫn hay bông tai thì dễ tìm hơn nên có giá rẻ hơn nhiều. Được sở hữu một chuỗi ngọc trai akoya nằm trong "wish list" của rất nhiều quý bà quý cô cũng là vì giá trị và vẻ đẹp của nó. Về màu sắc, ngọc trai akoya không có nhiều màu như loại nước ngọt, thường là trắng và xám. Xám thì có nhiều độ xám nhưng ít khi là xám đậm, có khi pha xanh olive nhưng không thể là màu "peacock" như ngọc trai Tahitian. Trắng thì có từ sắc trắng pha hồng và vàng cho đến ngả hẳn sang hồng và vàng (khá hiếm, hầu hết trên thị trường chỉ có trắng, trắng ngà, trắng hồng, và trắng vàng). Ngọc trai akoya có những màu khác là do nhuộm chứ không phải màu thật.


Chuỗi ngọc trai akoya này chỉ độ chừng 6-7mm mà thôi


Ngọc trai Tahitian:

Ngọc trai nước mặn tạo ra bởi loại hào lưỡi đen Pinctada margaritifera tìm thấy ở Tahiti và ở vùng French Polynesia. Những vùng nước biển ấm khác cũng có thể nuôi được loại hào này, như là tại Hawaii. Vì có thịt màu đen nên ngọc trai chúng tạo ra cũng có màu đen, nhưng sắc đen rất đặc biệt, thường là màu xám đậm hay màu than (charcoal) có sắc xanh lá cây, gọi là màu "con công" (peacock), khác với màu đen của ngọc trai nước ngọt và màu xám của ngọc trai akoya. Loại hào này khó nuôi, lại càng khó cấy nhân vào nên ngọc trai Tahitian có giá rất cao. Mỗi con hào loại này chỉ có thể cấy được một nhân, nhưng bù lại sau khi lấy ngọc ra hào có thể còn sống và tiếp tục được cấy tiếp. Hầu hết ngọc trai Tahitian không tròn mà có dạng bầu dục, giọt nước, hay baroque, do đó những hạt càng tròn thì càng có giá. Hào lưỡi đên khá lớn, nên ngọc trai Tahitian cũng thường có cỡ lớn, ít cũng phải là 10mm có khi lên đến 15mm hoặc thậm chí hơn, và tất nhiên càng hơn thì giá càng cao. Tuy nhiên, nếu so về độ sáng bóng và ánh xà cừ thì ngọc trai Tahitian không bằng akoya; nếu thấy có nhiều vân ngũ sắc thì nên cẩn thận, có thể là đã bị "chỉnh màu". Tùy vào hình dạng, kích cỡ, và độ óng mà một chuỗi ngọc trai Tahitian có thể có giá lên đến chục ngàn.


Vòng đeo tay


Ngọc trai South Sea:

Tạo ra bởi những con hào thuộc giống Pinctada maxima sống tại các vùng biển phía nam, như Úc Châu chẳng hạn. Ngọc trai South Sea chỉ mới phổ biến gần đây nhưng nhanh chóng trở nên "hàng độc" vì có cỡ lớn, có thể được xem là loại ngọc trai cấy lớn nhất với cỡ trung bình là 13mm và có thể lên đến 20mm. Sở dĩ có cỡ lớn là vì loại hào này vốn sẵn đã… to con, nên có thể cấy nhân to hơn, thời gian nuôi dài hơn và những lớp xà cừ cũng mọc nhanh hơn. Hào P. maxima lại chia ra làm hai loại, lưỡi bạc và lưỡi vàng, vì thế mà ngọc trai South Sea cũng có ba màu chính là trắng, vàng và bạc. Cũng như ngọc trai Tahitian, con hào P. maxima này mỗi lần cấy chỉ nhận một nhân mà thôi, nhưng có thể được cấy lên đến ba lần. Vì biển phía nam sạch hơn, nồng độ muối và nhiệt độ cũng khác nên vẻ đẹp của ngọc trai South Sea trông rất khác, mặc dù so ra thì xà cừ không óng ánh ngũ sắc như ngọc trai akoya, nhưng màu sắc được xem là đồng nhất hơn, màu nào ra màu đó. Ngọc trai South Sea có độ bóng mờ (opaque) và hơi như có kim tuyến. Giá của ngọc trai South Sea có khi còn cao hơn cả giá của ngọc trai Tahitian. Nhưng vì giá mắc, mà màu sắc thì lại đồng nhất, nên rất dễ bị làm giả, hàng giả trông cũng rất giống hàng thật nên khi đeo lên người "vàng thau lẫn lộn", đâm ra lại mất đi cái giá trị của nó.


Mặt dây chuyền ngọc trai South Sea


Ngọc trai Biển Cortez (Sea of Cortez):

Được tìm thấy lần đầu tiên tại Vịnh California (Gulf of California) vào khoảng năm 1533, đã từng được mệnh danh là "bà hoàng của mọi loại ngọc" và "ngọc của các bà hoàng" vào thời bấy giờ tại Âu Châu vì rất hiếm và rất đắt giá (lúc đó chỉ có ngọc trai thiên nhiên, chưa có kỹ nghệ nuôi cấy). Ngọc trai này được tìm thấy trong con hào lưỡi đen Pinctada mazatlanica cũng như hào lưỡi cầu vồng Pteria sterna. Và vì có thịt màu đen và cầu vồng nên ngọc của hai loại hào này thường có màu đen và có sắc cầu vồng, được xem là một trong những loại ngọc trai màu sắc kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Trong hơn 400 năm, người ta đã đi săn lùng ngọc trai Biển Cortez đến độ gần làm tuyệt chủng hai giống hào nói trên. Do đó, vào năm 1939, luật cấm đánh bắt tại Vịnh California đã được ban hành, và ngọc trai Biển Cortez đi vào huyền thoại kể từ đó. Hơn 50 năm sau, kỹ nghệ nuôi cấy ngọc trai Biển Cortez được một viện đại học đưa vào thử nghiệm ở Mexico và đến năm 2000 thì đã có thể thu hoạch được ngọc trai từng hạt, nhưng việc này hiện vẫn còn đang trong vòng nghiên cứu nên những địa điểm nuôi cấy vẫn còn rất giới hạn. Ngọc trai Biển Cortez chủ yếu có dạng baroque hay nửa baroque, dạng tròn và gần tròn rất hiếm, có cỡ từ 8mm đến 14mm, nhưng chỉ có khoảng 5% số ngọc trai thu hoạch được là có cỡ trên 10mm. Về màu sắc, ngọc trai Biển Cortez giống như đá opal (xem bài về birthstones) có bảy sắc cầu vồng và nhiều lớp màu. Thân của ngọc trai có gam màu lạnh lẫn nóng, từ trắng, xám bạc, đồng, đến đen, nhưng bên trên lại phản chiếu một hoặc nhiều màu khác từ vàng, xanh lục, xanh lam cho đến các sắc tím. Giá của một chuỗi ngọc trai Biển Cortez ở khoảng mức vài ngàn đến chục ngàn.






Ngọc trai keshi:

"Keshi pearl" là gì? Keshi, hay keishi, trong tiếng Nhật có nghĩa là hạt á phiện. Theo định nghĩa thì keshi không hẳn là ngọc trai vì nó không được tìm thấy trong môi trường tự nhiên mà chỉ là sản phẩm phụ được tạo thành trong quá trình nuôi cấy ngọc trai mà thôi. Khi con trai không chịu cái nhân bỏ vào trong thân của nó gây khó chịu ngứa ngáy nên… nhổ phẹt ra, nhưng vì vẫn bị khó chịu nên cơ thể nó vẫn tiết ra chất xà cừ, tạo thành loại ngọc trai không có nhân. Vì không nhân nên ngọc trai keshi không có hình thù nhất định và chứa toàn là các lớp xà cừ. Ngọc trai keshi thường nhỏ, nhiều màu và có cả loại nước ngọt lẫn nước mặn. Cũng vì được tạo thành bởi nhiều lớp xà cừ nên ngọc trai keshi thường có độ óng ánh nhiều hơn ngọc trai có nhân. Dù méo mó nhưng đôi khi cái bất toàn lại… đáng giá. Trước đây ngọc trai keshi do con hào làm ra ngọc Tahitian và ngọc South Sea khá có giá vì có nước bóng đẹp và hình dạng độc đáo và cũng dễ tìm trên thị trường. Ngày nay thì hai loại này rất hiếm vì những nông trại làm ngọc trai Tahitian và South Sea giờ x-ray tất cả những con hào, con nào nhổ nhân ra sẽ bị cho vào cái nhân khác. Tuy nhiên ngọc trai keshi nước ngọt thì còn khá phổ biến, thường dùng làm trang sức thời trang và giá cũng rất rẻ.


chuỗi đeo ngọc trai "méo mó" keshi

Ngọc trai mabe:

Ngọc trai mabe có dạng bán cầu dính vào vỏ trai. Tuy trông không giống như ngọc trai nhưng theo định nghĩa lại là ngọc trai thực thụ vì có thể xảy ra trong môi trường thiên nhiên, như là một dạng "ung bướu' của loài trai. Ngày nay người ta cũng nuôi cấy ngọc trai mabe nước ngọt và nước mặn bằng cách bỏ vào con trai một cái nhân hình bán cầu ngay sát cái vỏ thay vì cho hẳn vào trong thịt. Khi thu hoạch người ta sẽ dùng khoan cắt ngọc trai mabe ra khỏi vỏ, lấy cái nhân ra và đậy cái chỗ hổng lại bằng một miếng vỏ ốc phẳng gọi là "mother-of-pearl". Ngọc trai mabe thường có cỡ lớn, có thể lên đến 20mm, độ bóng và óng ánh cũng không thua gì các loại ngọc thông thường, nhưng giá lại rẻ hơn. Loại ngọc trai này thường được dùng làm mặt nhẫn, mặt dây chuyền, và bông tai chứ không dùng để xỏ xâu chuỗi.



Những loại trân châu khác:

Sở dĩ dùng chữ trân châu ở đây là vì những loại ngọc này không do loài trai làm ra, nên không thể gọi là "ngọc trai" được. Tuy nhiên, chữ "trân châu" hình như cũng chưa chính xác lắm vì không phải hạt ngọc nào cũng tròn, nhưng cứ tạm dùng như thế ở đây cho… tiện.


Trân châu của con sò (scallop):

Con sò là loại mollusk hai vỏ mà có lẽ ai cũng đã trông thấy. Hình dạng con sò cũng hay được dùng trong trang trí nội thất, trong khi thịt con sò (viên mai) thì chắc là ai cũng đã ăn, nhất là mỗi lần đi dự đám cưới kiểu Việt Nam. Điều có lẽ ít ai biết hơn là con sò cũng làm ra ngọc. Người ta không nuôi sò lấy ngọc, mà thường ngọc chỉ được tìm thấy khi làm thịt sò. Những người nuôi bắt sò cả đời có thể chỉ tìm thấy vài chục viên ngọc là cao. Ngọc sò tương đối nhỏ, chừng 3mm mà thôi, mặc dù cũng có những viên lớn được tìm thấy. Khác với các loại ngọc trai ở trên, ngọc sò không làm ra từ xà cừ mà chỉ là một cục vôi tích tụ, tựa như chúng ta có… sạn thận vậy. Ngọc sò thường có dạng cân xứng, hình tròn, bầu dục, giọt nước, hay nút áo. Tuy là vôi nhưng ngọc có bề mặt bóng, có màu từ nhạt như màu khói, lam nhạt, xám, hồng cho đến các màu đậm như tím, cam, nâu đỏ, hạt dẻ (maroon), hay mận (plum). Điểm đặc biệt của ngọc sò là khi nhìn vào trông như có tác động ba chiều (3-D) nên độ lấp lánh được xem là cao hơn những loại ngọc khác. Ngọc sò chưa được nuôi cấy và khá hiếm, mỗi năm chỉ có chừng 100 viên được các nhà sưu tầm đá quý mua về từ các tay đánh cá hay mò ngọc.


Vỏ sò


Ngọc sò sắc đỏ


Ngọc sò màu khói

Trân châu của ốc Conch:

Thường được làm ra bởi con ốc Conch chúa (Queen Conch) có tên khoa học là Strombus gigas. Ngọc của ốc Conch cũng không làm ra từ xà cừ mà chỉ là chất vôi của vò ốc và do đó ngọc thường mang màu của con ốc, tức là đi từ màu vàng nhạt sang đến hồng đậm. Nói để dễ tưởng tượng nhất là màu trái mận Việt Nam, y chang! Chỉ tiếc là ngọc của ốc Conch không to như… trái mận mà khá nhỏ (chừng 3mm) so với cái thân to đùng của ốc conch. Ngọc thường có dạng bầu dục hoặc baroque và rất khó có thể tìm thấy hai viên đồng nhất. Ngọc được tìm thấy là do ngẫu nhiên, vì con ốc này thường được bắt lấy thịt ăn, nhưng không phải ai bắt ốc conch cũng tìm thấy ngọc. Có người làm nghề bắt ốc conch đem bán cả đời cũng không tìm thấy một viên ngọc nào. Ước tính trong khoảng mười ngàn con ốc conch thì mới có một con có ngọc, và trong số toàn bộ ngọc tìm được, chỉ có khoảng 10% là đủ đẹp để làm thành trang sức. Tuy là cục vôi, ngọc ốc conch có bề mặt bóng và có màu hồng đậm nhạt trông như ngọn lửa. Màu ngọc có giá nhất, nhưng rất rất hiếm là màu đen, kế đó là màu hồng tươi, càng trông giống ngọn lửa thì càng có giá. Màu của ngọc có thể phai theo thời gian, nhưng có viên cả chục năm vẫn giữ được màu như cũ. Người ta nghĩ rằng ánh sáng làm cho ngọc phai màu, do đó không nên cho ngọc… giang nắng nhiều. Hiện loại ngọc này chưa có thể nuôi cấy được, do đó tất cả những viên ngọc trên thế giới đều là ngọc thiên nhiên.


Vỏ ốc conch


Bông tai và nhẫn có ngọc ốc conch


Trân châu của ốc Melo melo:

Melo melo cũng là một loại ốc biển to có khả năng tạo ra những viên ngọc không chứa xà cừ mà chỉ là vôi. Một điểm đáng chú ý là ốc này chỉ được tìm thấy ở vùng biển Đông Nam Á, từ phía nam Trung Hoa, qua Miến Điện phía tây, Phi Luật Tân phía đông, xuống đến Singapore phía nam, và… Việt Nam ở giữa! Hình như con ốc này ở Việt Nam gọi là ốc tù và, rất phổ biến, vỏ ốc lớn trung bình khoảng 175mm (có khi lên đến 275mm) thường được làm vật trang trí hay đựng đồ (nhớ trước đây đi lễ ở Việt Nam, các nhà thờ thường có đĩa đựng nước thánh làm bằng loại ốc này). Ốc cũng được bắt lấy thịt ăn và ngọc trai tìm được là chuyện ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khác với ốc conch, ngọc của ốc melo rất lớn và rất tròn. Viên lớn nhất từng được tìm thấy to bằng trái banh golf. Màu của ngọc cũng giống như màu của vỏ ốc, đi từ màu da cho đến màu nâu sậm, với màu cam là được ưa chuộng nhất và cũng là màu được xem là "tỏa sáng" nhất. Bề mặt của ngọc nhẵn bóng và cũng có vân lửa như ngọc ốc conch. Ngọc của ốc Melo hiếm vô cùng và chỉ mới được thế giới phương Tây biết đến gần đây. Ngay cả tại Á Châu, ngọc này cũng chỉ xuất hiện nhiều trong truyền thuyết hay những tranh vẽ dân gian, như tranh "long phụng quần châu" với một viên trân châu to phát ra lửa ở giữa hai con vật thiêng là rồng và phượng. Ngay cả những chữ như "trân châu" hay "minh châu" có lẽ cũng phát xuất từ loại ngọc ốc này. Đã lâu rồi có đọc trên báo một bài viết về những báu vật trong cung nhà Nguyễn, trong đó có nhắc đến hai hòn ngọc minh châu rất to không phải là ngọc trai mà là ngọc ốc, màu cam, rất sáng. Bài viết đọc đã lâu nhưng vẫn còn rất "ấn tượng" nên khi đọc được chi tiết về ốc melo là có thể "nối" được chi tiết của hai bài lại với nhau. Viên ngọc trong hình dưới đây được biết là ở Việt Nam (không biết trong tay ai), đường kính 22mm, nặng 19.13grams, định giá vào khoảng vài chục ngàn Mỹ kim. Hiện ngọc ốc melo chưa có thể nuôi cấy và cũng còn khá hiếm trên thị trường, nhưng ít nhất có một công ty kim hoàn của Ý đã sưu tầm các loại ngọc trai/ốc quý để làm nữ trang.


Vỏ ốc melo melo

[img]http://www.karipearls.com/images/melo-melo-pearl-vietnam.jpg [/img]
Viên ngọc melo xuất xứ từ Việt Nam.

[img]http://www.ambragreco.org/galleriafoto_melo/images/samples2/2.jpg" alt=""/>
Nhẫn mặt ngọc ốc melo


Trân châu của bào ngư (abalone):

Bào ngư là loại mollusk chỉ có một vỏ. Bào ngư không những là một món ăn quý đối với người Á Châu, mà vỏ của nó cũng được dùng rất nhiều trong trang trí và trang sức. Nói về vỏ xà cừ thì vỏ bào ngư được xếp vào bậc nhất với rất nhiều vân óng ánh đậm sắc đủ màu, tím, lam, lục, cam, vàng, hồng, bạc, và kết hợp của bất cứ màu nào vừa kể hoặc tất cả. Trang sức làm từ vỏ bào ngư đang rất thịnh hành tại Mỹ. Tuy nhiên, ngọc bào ngư thì chưa phổ biến mấy ở bắc bán cầu mà chỉ mới phổ biến ở phía nam như tại Úc hay Tân Tây Lan. Khác với ngọc của ốc conch và ốc melo, ngọc bào ngư giống như ngọc trai, được cấu tạo từ xà cừ, cho nên xà cừ bào ngư màu sắc lung linh như thế nào thì ngọc bào ngư cũng có màu như thế. Màu chủ yếu của ngọc bào ngư là xám, xám đen có các vân xà cừ ngũ sắc rất rực rỡ theo dạng sóng nước. Những con bào ngư thịt đỏ thì lại nhả ngọc nền đỏ có những lớp sóng màu ngũ sắc. Tuy nhiên, ngọc bào ngư cũng có những màu đặc biệt khác như xanh dương tươi (royal blue, màu của TT PNV 2009), xanh lá cây tươi (hình như người Việt gọi là màu cổ vịt), tím đỏ, hồng xám,… nói chúng là những kết hợp màu rất độc đáo. Về hình dạng, ngọc bào ngư chủ yếu có dạng sừng trâu tuy nhiên cũng có những dạng khác như gần tròn, bầu dục, baroque, và những dạng ngộ nghĩnh khác. Tuy bào ngư làm ra ngọc, chuyện này rất hiếm xảy ra trong thiên nhiên, khoảng 500 ngàn đến 900 ngàn con thì mới có một con có ngọc. Sở dĩ hiếm là vì phải mất tám đến mười năm mới có ngọc, trong khi bào ngư bị bắt làm thức ăn lúc được khoảng 4,5 năm tuổi. Ở Úc và Tân Tây Lan đã có những trại nuôi bào ngư, không những chỉ để lấy ngọc, mà mọi thứ của bào ngư đều có thể xử dụng được. Tuy nhiên, hiện chỉ nuôi cấy được số lượng lớn ngọc bào ngư mabe mà thôi vì rất khó để đưa cái nhân vào trong con bào ngư mà nó lại không chết ngay. Ngọc bào ngư rời hình như cũng đã làm được nhưng vẫn còn hiếm. Giá của ngọc bào ngư có thể từ hàng lên đến hàng ngàn tùy theo hình dạng, màu sắc, và kích cỡ.

[img]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0b/AbaloneInside.jpg" alt=""/>
vỏ bào ngư

[img]http://www.pearlparadise.com/images/exotics/abalone/npa433/390x145.jpg" alt=""/>
Ngọc bào ngư
Vũ Thị Thiên Thư
#2 Posted : Monday, February 8, 2010 10:35:59 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

From tranchau


From tranchau

Hình trên đây chụp lại từ trong thương xá. Đây là lọai Trân Châu nhân tạo, nhiều màu sắc lạ mắt, giá cả cũng không đắt như lọai thiên nhiên. Đẹp xấu tùy theo mắt người thích hay không.
ductriqueanh
#3 Posted : Tuesday, February 9, 2010 1:24:17 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

Nhân tạo mà làm giống như vậy thì cũng đáng tiền mua chứ hả chị, đeo vào đâu có ai biết.
PC
#4 Posted : Wednesday, February 10, 2010 10:33:54 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Con mắt tinh tường thì biết liền đó QA. Có lần chị đeo một xâu ngọc trai giả, bị bạn chị phát giác và vạch mặt tại chỗ. Nhưng nếu cỡ Julia Roberts mà đeo đồ giả thì đố ai mà biết.
ductriqueanh
#5 Posted : Thursday, February 11, 2010 11:22:18 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

Đồ nữ trang fashion đeo giả chơi cho vui thì OK, còn đồ mà trang trọng một chút thì yes, nhìn vào cũng dễ nhận. Chỉ có ngọc trai South Sea là em chưa biết cách nào mà nhận thật giả vì đồ giả làm từ bụi vỏ trai (shell pearl) trong giống thật lắm.
Vũ Thị Thiên Thư
#6 Posted : Thursday, February 11, 2010 9:33:08 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Quế Anh
South sea Pearl cũng giống như vậy thôi, nhìn nước bóng nhận màu sắc , sờ và cầm lên sẽ nhận thấy sự khác biệt
nhưng nhìn xa thì khó phân biệt hơn
PC
#7 Posted : Friday, February 12, 2010 12:23:14 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
PC nhớ mang máng hồi đó có đọc một tài liệu về chữ nghĩa thì châu là sản phẩm quý từ động vật, còn ngọc là tinh hoa của khoáng vật. Thành ra thành ngữ "trân châu bảo ngọc" nó có nghĩa là nói chung các vật quý báu chớ không phải để chỉ cái tiếng Anh gọi là pearl. Tuy nhiên cách dùng các từ có khi hàm hỗn. Như châu của con trai lại có khi gọi là ngọc trai. Tiết Giao đoạt viên châu của một tinh nữ thì cũng gọi đó là ngọc (Tiết Giao đọat ngọc).

Em bỏ chữ "ngọc" vô cho nó đồng nhất với các tên ngọc khác bên đề tài "birthstones" thôi. Trân châu thì theo tự điển Hán Việt có nghĩa là pearl. Em tưởng chữ châu ở đây có nghĩa là tròn, trân châu nghĩa là viên tròn quý? Ngọc trai là loại "đá quý" duy nhất do một con vật sống làm ra, tất cả những loại khác nằm trong lòng đất đá.
ductriqueanh
#8 Posted : Friday, February 12, 2010 11:55:58 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
quote:
Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư

Quế Anh
South sea Pearl cũng giống như vậy thôi, nhìn nước bóng nhận màu sắc , sờ và cầm lên sẽ nhận thấy sự khác biệt
nhưng nhìn xa thì khó phân biệt hơn




Em cũng nghĩ như vậy, sờ vào thì chắc sẽ biết thật giả, nhưng mà người ta đeo trên cổ mình đâu dám... sờ, nhìn săm soi cũng còn ngại nữa là...
Mới đây em có mua thử một xâu chuỗi trên mạng, thấy quảng cáo là genuine Tahitian pearl nhưng giá rất rẻ, nên em mua thử coi nó là cái thứ gì, hóa ra đồ giả, nhưng làm màu sắc rất giống, quá hoàn chỉnh nữa là khác, nhưng nhẹ tênh và nóng. Nếu gặp phải ai không phân biệt được ngọc thật và giả thì làm sao biết được là mình bị lừa? Em cho con bé nhỏ nó đeo chơi, bữa sau thấy bà giữa em để ngay ngắn trên kệ, nói sao nữ trang quý vậy mà để cho con nít chơi Shocked
ductriqueanh
#9 Posted : Wednesday, February 24, 2010 11:26:57 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

quote:
Gởi bởi PC:
Sao có chỗ người ta gọi xà cừ là mother-of-pearl (trong chén dĩa) nữa.


Nacre (xà cừ) và mother-of-pearl là cùng một thứ, là cái phần vỏ bên trong có lấp lánh nhiều màu (hiểu theo nghĩa của chữ "iridescence") của một số con thuộc loài mollusks có vỏ cứng. Mother-of-pearl là một cách gọi "văn chương" cho cái chất tạo ra ngọc trai, tức là nacre hay xà cừ. Không phải con mollusk có vỏ cứng nào thì phần bên trong vỏ cũng là xà cừ cả, chỉ có một số con mà thôi, và có con lấp lánh nhiều hơn con khác, còn hầu hết là có phần bên trong vỏ không có lấp lánh màu sắc mà trông giống như là thạch cao. Ví dụ, vỏ con nghêu (clam) thì không có xà cừ, nhưng vỏ con chem chép thì có xà cừ. Hai còn này đều có trong... cù lao bãi biển Big Smile

Tuy nhiên, có những loại ngọc không tạo ra từ xà cừ nhưng vì có màu đẹp (tuy là không lấp lánh nhiều màu) nên cũng được dùng làm nữ trang và cũng được gọi chung là "pearl" cho... tiện, chứ thật ra theo định nghĩa thì không phải là pearl. Cho nên cách dịch chữ "pearl" thành "trân châu" ở trong bài em viết ở trên cũng chỉ là cách dùng từ cho... tiện mà thôi. Shy

Mollusk lại là cái con gì đây? Mollusk là những con trong phylum mollusca gồm có khoảng 93,000 con vật thân mềm sống trong nước, từ con bạch tuộc, mực, sang đến các con nghêu, sò, hến, hào, trai, rồi đến đủ loại ốc... đều nằm trong "phylum" này hết.

(Rồi, bắt đầu... lạc đề sang phòng động vật Big Smile, nhưng mà lỡ rồi... tiếp luôn... đến sáng). Phylum nghĩa là sao? Trong ngành phân loại học (taxonomy), cái gì cũng được xếp vô hạng hết. Về sinh vật học, tức là nghiên cứu về cái gì có "sinh" có "sống" (live) thì thứ hạng như sau:
- Live, domain, kingdom, phylum, class, order, family, genus, species.

Live thì dễ rồi, có sự sống là xếp vô live, nằm ì một đống như đá thì không xếp vô live, nhưng đây cũng chỉ là cách nói tương đối mà thôi, đá "sống" theo cách của đá! Live tạm dịch là sự sống đi.

Domain gồm có ba: vi trùng, sinh vật không nhân hoàn chỉnh, và sinh vật có nhân hoàn chỉnh. Domain dịch ra làm sao đây? Khu vực?

Kingdom gồm có sáu (nhiều tài liệu sẽ nói ít hơn): Động vật, thực vật, và nấm là ba kingdom phổ biến, còn lại là các kingdom của những sinh vật nhỏ xíu. Kingdom có thể tạm dịch là thế giới.

Phylum thì rất nhiều, còn tùy vào mỗi nhà nghiên cứu phân loại một cách khác nhau. Trong thế giới động vật, biết đến nhiều nhất có chín phylum: Mollusca, Porifera (như con sponge), Cnidaria (như con sứa), Platyhelminthes (những con giun dẹp), Nematoda (những con giun tròn chủ yếu là ký sinh trùng như con giun kim), Annelida (giun có khúc như con giun đất), Arthropoda (có chân khúc như các loài côn trùng, con cua, con tôm, v.v.), Echinodermata (những con dưới biển có mình gai như con sao biển), và Chordata (những con có dây sống hay hệ thần kinh nối từ đầu xuống chân, hầu hết là những con có xương sống, trong đó có con người)

(còn tiếp)

PC
#10 Posted : Thursday, February 25, 2010 6:20:27 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Như vậy là rốt lại không có con vật nào gọi là xà cừ cả? Biết như vậy để mình khỏi phải thắc mắc nữa, và tự điển Tinh Vân chú thích không chính xác.

Về sự phân lọai thì chị nhớ trước kia học môn Vạn Vật ở VN có thuật ngữ tiếng Việt, nhưng rất tiếc là bây giờ không còn nhớ nổi nữa. Đại khái như ngành, bộ, họ...




Vũ Thị Thiên Thư
#11 Posted : Thursday, February 25, 2010 9:57:21 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị PC
Tra lại thì vẫn có Ngành, Bộ, Họ
Đó là cách xếp theo thứ tự, giống như tra về hoa lá cây cò vậy
Lâu quá mình không có thời gian đọc lại thôi
PC
#12 Posted : Thursday, February 25, 2010 10:02:53 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị VTTT,
Tra trong tự điển.... Tinh Vân thì ta có các thuật ngữ tiếng Việt sau:

phylum = ngành
class = lớp
order = bộ
family = họ
genus = giống
species = loài

Lâu lâu học lại cũng hay đó chứ, các chị?
ductriqueanh
#13 Posted : Friday, February 26, 2010 1:34:41 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

Cooling
Em thích cái cách gọi này hơn là tài liệu em tìm được trên net, có lẽ là được dùng sau này nên nghe... kỳ quá, không dám đưa vô
PC
#14 Posted : Friday, February 26, 2010 5:49:14 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị thì chưa biết sau này họ gọi ra sao. Kỳ là sao? Vì từ từ rồi mọi người sẽ theo cách gọi mới vì nó chính thức trong sách giáo khoa mà. Tuy nhiên, tự điển Tinh Vân viết theo trong nước vì nhiều thí dụ cho thấy như vậy. Chị còn nhớ mang máng học từ xưa: lớp bọ sát, họ mèo, giống homo sapiens (lòai người hiện nay thuộc giống này)....

PC
#15 Posted : Saturday, February 27, 2010 6:14:44 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Link sau có hình con trai với cái vỏ óng ánh của nó:

http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=5804
ngodong
#16 Posted : Saturday, February 27, 2010 9:58:56 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Muốn biết cho rõ thêm thì nên cắnm hay dùng chính hai viên ngọc cạ vào nhau. Ngọc thật không để lại vết trầy sướt.
Vũ Thị Thiên Thư
#17 Posted : Saturday, February 27, 2010 10:35:38 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Cị PC
Lâu không dùng tới, đọc lại giúp cho mình nhớ thêm
Cảm ơn chị tra tự điển hén
PC
#18 Posted : Sunday, February 28, 2010 6:31:44 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phần chị là mấy chữ còn lại đó nha. [}:)]
xv05
#19 Posted : Wednesday, March 17, 2010 9:48:54 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Có lần chị đeo một xâu ngọc trai giả,......

Chị đeo xâu hạt giả là hạt gì, ra làm sao? (nếu chị có thể tiện nói...)

Em cứ thắc mắc không biết khi nào thì ngọc trai bị coi là giả (?)
Mấy hột nhựa trắng ngà nhìn giống hạt trai, thì giả là chắc rồi.
Còn hạt trai (cấy nuôi) nhân tạo, hạt trai làm từ bột vỏ trai xay nhuyễn như QA nói ở trên có bị cho là hạt giả không? Còn có thứ nào khác nữa? QA biết không?

Hồi em đi Bangkok vô mấy tiệm vàng lớn thấy họ để cả đống bằng cả cái thúng, sợi sợi nùi nùi vậy đó, đủ màu. Mấy cô người Nhựt thích lắm, chen nhau mua. Em đoán là hạt trai (cấy) nhân tạo.
Bên đó còn thấy bán các hủ kem (thấy nói) pha với ngọc trai mài nhuyễn để trị nám, 40 đô Mỹ/hủ nữa.

Ở Trà Cú thấy các cô VN cũng đem các xâu hạt trai đi bán dạo, 20 đô Mỹ 1 sợi, mấy cô Tây phương thích lắm, xúm lại mua. Cái này thì chắc chắn là hạt giả rồi. Bà chị em tự nhiên mờ mắt cũng mua mấy sợi, đem về khách sạn hỏi thì mấy cô bồi phòng tắc lưỡi... cô ơi, các chị ấy làm gì mà có ngọc để bán cho cô ... Big Smile


Đọc sách thấy nói là bà hoàng Cleopatra ngâm ngọc trai trong rượu hay sữa gì đó rồi uống để giữ sắc đẹp (?) thì phải.
ductriqueanh
#20 Posted : Wednesday, March 17, 2010 2:16:36 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Em cứ thắc mắc không biết khi nào thì ngọc trai bị coi là giả (?)
Mấy hột nhựa trắng ngà nhìn giống hạt trai, thì giả là chắc rồi.
Còn hạt trai (cấy nuôi) nhân tạo, hạt trai làm từ bột vỏ trai xay nhuyễn như QA nói ở trên có bị cho là hạt giả không? Còn có thứ nào khác nữa? QA biết không?




Với ngọc trai thì nó hơi khác với các loại ngọc nằm trong đất. Các loại ngọc khác thì loại làm trong phòng thí nghiệm gọi là nhân tạo, nôm na là đồ giả. Với ngọc trai thì ngọc cấy không gọi là ngọc nhân tạo hay đồ giả được vì tuy là có bàn tay con người dính vô thì mới sản xuất ra một đống ngọc, nhưng căn bản thì vẫn là do con trai/hào (gọi đại khái vậy đi, miễn là không phải con người Big Smile) tự làm ra rồi con người... giựt của nó mà xài. Điều này thì cũng giống như nuôi gà công nghiệp để lấy thịt ăn, thì mình ăn thịt gà thiệt chứ đâu phải thịt giả.
Ngọc trai giả là khi nào không phải do con trai làm ra mà do chính con người làm ra, ngay cả loại làm từ bột vỏ trai tán nhuyễn cũng là giả. QA không biết họ làm theo cách nào nhưng chắc chắn là không phải làm từng lớp xà cừ mỏng cho tới khi thành một hạt ngọc lớn được. Nếu làm cách này thì chi bằng học cách để cho con trai nó làm có phải... đỡ mất thì giờ hơn không.
Muốn phân biệt ngọc trai thật và giả thì lấy hai viên ngọc trai cạ vào với nhau hoặc cạ vào răng của mình cũng được Big Smile, nếu nhám thì là thật, trơn tuột tức là dỏm. Một viên thật và một viên dỏm cạ nhau cũng trơn luôn. Do đó muốn chính xác phải có một viên làm chuẩn, nghĩa là mình biết chắc viên đó là thật. Càng óng ánh thì càng nhám và càng tốt. Nhám chút xíu cũng là thật nhưng là lọai không tốt.
Sở dĩ nhám là vì con trai tạo ra những lớp xà cừ hay vôi thật mỏng, lớp này chồng lên lớp kia trong một thời gian dài mới thành một viên ngọc trai, do đó có độ nhám. Hàng giả mà làm kiểu này thì rất mất thì giờ nên thường chắc là đúc một cái ào. Em không biết có loại hàng giả nào được tráng một lớp bên ngoài gây ra độ nhám nhưng trông vẫn bóng láng hay không.
Ngọc trai cấy và ngọc trai thiên nhiên đều là thật vì được con trai làm ra theo cùng một cách, chỉ khác là ngọc trai thiên nhiên được tạo ra một cách tự nhiên, không có bàn tay con người dính vào. Muốn phân biệt thiên nhiên và cấy thì dùng x-ray, ngọc thiên nhiên đặc không có nhân. Nhưng thời buổi này đi tìm ngọc thiên nhiên mà đeo thì chắc rất khó và rất tốn tiền. Ngay cả các tiệm kim hoàn lớn thì cũng bán ngọc cấy thôi chứ ngọc giả thì hiếm lắm, đâu có nhiều để bán tràn lan kiếm lời.
Ngọc trai cấy lọai nước ngọt bây giờ rất rẻ, có khi chừng 10 đồng/chuỗi, hoặc có khi còn hay được làm quà free. Tuy rẻ nhưng vẫn là thật. Mấy cái thúng mà xv thấy chắc là hàng nước ngọt. Còn ở VN mà bán 20 đô/xâu là... cắt cổ.
Bây giờ mỹ phẩm pha bụi kim cương, ngọc trai nhiều lắm. Ngọc trai sản xuất nhiều quá mà, mấy cái thứ không đủ đẹp để làm trang sức thì được dùng vào mục đích khác, nhưng là làm thuốc calcium hay bỏ vô mỹ phẩm. QA nghĩ dùng cũng tốt cho da tóc xương, khỏi phải uống nhiều... sữa

Users browsing this topic
Guest (2)
4 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.