Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Năm Dần Nói Chuyện Cọp
viethoaiphuong
#1 Posted : Thursday, February 4, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


CỌP : THỰC CHẤT VÀ HUYỀN THOẠI


MƯỜNG GIANG

Ngay từ thời thượng cổ, con người đã nể sợ và sùng bái loài ‘ Cọp ‘ nên coi đó như là vật tổ (totem), thậm chí có nhiều bộ tộc ở miền tây bắc Trung Hoa như Tây Khương, Tây Nhung, Lộc Lộc, Quả Quả.. đã thờ phụng và coi cọp như vị thần hộ mệnh của dân tộc mình. Ðó cũng là lý do phát sinh ra nhiều huyền thoại thần kỳ về cọp, không những được truyền khẩu khắp dân gian mà còn có mặt trong lãnh vực văn chương nghệ thuật.

Ðiều này thật ra cũng chẳng có gì lạ, vì nếu ở Phi Châu sư tử được tôn sùng là chúa tể sơn lâm, thì cọp lại là mãnh thú hạng nhất ngự trị khắp rừng già nhiệt đới Châu Á, từ Tây Bá Lợi Á (cọp Siberia) tới tận bờ đông bán đảo Triều Tiên, xuống tận miền Nam Á (cọp Bengale) và hải đảo Nam Dương (cop Bali..), Phi Luật Tân..

Thần thánh hóa Cọp chưa đủ, người ta còn dùng tên nó để gọi các loại quân dụng và những nhân vật nổi tiếng trên thế giới như : xe tăng Tiger của Ðức Quốc Xã thời Thế Chiến II, trang bị đại bác 88 ly là vũ khí lợi hại nhất thời đó. Trực thăng Tiger là loại máy bay chiến đấu tối tân nhất hiện nay của Pháp. Chiến đấu oanh tạc cơ phản lực F5F Tiger II do hảng Northrop của Mỹ chế tạo từ năm 1972. Phi hành đoàn Flying Tigers (Cọp bay) của Mỹ lái chiến đấu cơ Curtiss P40 Warhawk tham chiến bên cạnh quân đội Trung Hoa Quốc Gia chống quân phiệt Nhật thời Ðệ II thế chiến. Hổ Tamil là tên tổ chức phiến quân chống lại chính quyền Sri Lanka vừa bị dẹp tan..

Ngoài ra còn có Eldrick Tiger Woods là danh thủ số 1 người da đen trong thế kỷ XXI về môn Golf, Pat Boone nổi tiếng cuối thập niên 50 qua bài hát bất hũ ‘ Like a tiger ‘.Công ty Asia Pacific Breweries của Singapore đã sản xuất loại bia nổi tiếng Tiger. Bạch Hổ là tên mõ dầu lớn nhất hiện nay của VN được chính quyền Miền Nam Tự Do tìm thấy vào năm 1974 ngoài khơi Vũng Tàu và ‘ Cọp Ba Ðầu Rằng ‘ là danh hiệu của Tiểu Ðoàn 42 Biệt Ðộng Quân thuộc Liên Ðoàn 4 BÐQ nổi tiếng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cọp 37 BÐQ là tiểu đoàn VN duy nhất được tăng phái cho Lực lượng Ðệ III Thủy Bộ Hoa Kỳ (3 MAF) trấn giữ mặt trận Khe Sanh vào ngày 27-1-1968. Sư đoàn Mãnh Hổ Ðại Hàn khi tham chiến tại Nam VN đã trấn giữ các tỉnh thuộc Vùng II chiến thuật (Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hoà). Hoa kỳ cũng có một đơn vị nổi tiếng, đó là Lữ đoàn Tiger thuộc Sư đoàn 2 Thiết giáp Nhảy dù, đã tham dự cuộc chiến Iraq lần thứ I vào năm 1991.

+ CỌP : MÃNH THÚ CỦA RỪNG XANH

Cọp là loài dã thú có sức mạnh và sự tinh khôn gần bằng con người. Theo kinh nghiệm của giới thợ săn và làng võ, những nhân vật từng chạm trán với ác vật trên cho biết tính nết cọp rất kỳ lạ. Ðó là khi vồ mồi (bất kể là người hay thú vật) nếu bắt trúng ‘ tai ‘ thì cọp bỏ đi. Khi đã bắt được mồi, bao giờ cọp cũng dựng xác người hay vật ở tư thế ngồi hay nằm rồi mới ăn thịt và luôn luôn moi lục phủ, ngủ tạng ăn trước. Cọp nào làm ngược những qui tắc trên, được giới thợ săn gọi là ‘ cọp trở mồi ‘ , một báo hiệu cho biết nó sắp bị giết bởi thợ săn hay sập bẫy. Ngoài ra khi thấy cọp quì chân sau chống chân trước là lúc cọp sắp tấn công. Khi vồ mồi, cọp chạy theo thế bò sát và phóng tới, cái đuôi phe phẩy theo hướng nào là cọp tấn công theo hướng đó. Sau cùng lúc cọp nằm ngữa bụng lên trời là để dưỡng sức đợi dịp tấn công tiếp đối thủ. Nhưng cọp cũng rất yếu bóng vía khi bị tấn công bất thần. Những lúc đó thường cong đuôi bỏ chạy và khi hườn hồn, lại quay về nẽo cũ để bắt mồi.

Với người VN, cọp được gọi bằng nhiều danh xưng như Hổ (miền Bắc), cop miền Nam) hay ông ba muơi, ông Kễnh, ông Hùm.. Cọp thuộc họ Mèo với 240 loài là thú ăn thịt sống lớn nhất hiện nay gồm chó, mèo, chồn, gấu.. Chúng có bộ răng và móng chân đặc biệt để thích nghi trong việc xé mồi sống ăn thịt. Bộ răng gồm răng cửa nhỏ nhưng sắc bén dùng để róc xương, còn răng nanh vừa nhọn lại dài, lớn dùng để xé mồi. Riêng răng hàm được cấu tạo như lưởi kéo có nhiều mấu sắc nên có thể nhai nát thịi lẫn xương. Còn các móng chân của bộ ăn thịt đều có vuốt cong được đệm bằng lớp thịt dầy nên bước đi của chúng rất nhẹ nhàng uyển chuyển, thích hợp cho sự rình mồi. Loài nay có bán cầu não lớn mang nhiều nếp nhăn, con thú mới sinh rất yếu nên thường bị chết yểu.

Họ Mèo (Falidae) là loài thú tiêu biểu nhất trong bộ thú ăn thịt gồm có cọp, beo, sư tử và mèo. Chúng săn mồi bằng cách tình rập và tấn công bất thần vào đối thủ (người hay vật) qua hành động nhảy cao và xa vì hai chân sau của chúng dài hơn chân trước. Chuyên săn mồi vào ban đêm nhờ có thị và thính giác cực mạnh, còn râu chỉ là cơ quan xúc giác phụ mà thôi. Trừ thời gian động động dục và nuôi con, hầu hết các thú thuộc họ Mèo sống đơn độc.

CỌP (Panthera Tigris) hay Hổ là loài thú có kích thước lớn nhất trong họ Mèo. Một con cọp xứ Bengale (Ấn Ðộ) vào tuổi trưởng thành có trọng lượng hơn 250 kg, dài gần 2m và để nuôi thân, mỗi tuần phải ăn một con nai hay heo rừng. Trong 11 loài cọp còn tồn tại, nhỏ nhất là loài cọp sống trên đảo Sumatra (Nam Dương) nặng chừng 120 kg, còn loài lớn nhất hiện nay là cọp Tây Bá Lợi Á (Amua Panthera Tigris Longipilis) dài 3 m và nặng trên 320 kg. Trong rừng xanh cọp là chúa tể muôn loài trừ voi, sư tử, tê giác và trâu rừng.

Cọp Tây Bắc Á sinh sống tại Nga, Tàu và Bắc Cao Ly, trước đây được mệnh danh là lãnh chúa của rừng Taiga, nay cũng sắp bị diệt vong trước mũi súng của phường săn. Tại Trung Hoa, chúng sống ở hai tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm (Mãn Châu) có bộ lông phát triển rất mạnh kể cả phần đuôi, biến đổi theo thời tiết từng mùa từ vàng nhạt sang đậm. Tại Tây Bá Lợi Á, cọp Siberia rất hung dữ và là kẻ thù không đội trời chung với chó sói, nên nếu có sự hiện diện của cọp trong vùng thì sói bỏ đi nơi khác để kiếm ăn.

Hơn một thế kỷ trước tại Ấn Ðộ có chừng 40.000 cọp, nay chỉ còn lại 3000 trong số 6000 khắp thế giới vì hầu hết cọp sống tại Bali, biển Caspienne và Java sắp bị tuyệt chũng. May mắn nhất có lẽ là loài cọp Felis Paleosinensis cũng thuộc giống Siberia sống ở miền nam nước Tàu, Ấn Ðộ và vùng Ðông Nam Á hiện phân bố thành 8 loài khác nhau qua màu lông, kích thước. Một số cọp Siberia được nuôi dưỡng trong khu vực có rào sắt tại tỉnh Vladisvostok (Nga) và vườn thú Minnesota (Mỹ) nhưng đặc biệt nhất là tại Vân Nam (Trung Hoa), cọp rất được người thiểu số Lolo thuộc bộ tộc Di trọng vọng vì coi nó như vị thần hộ mạng.

Là loài thú sinh sản rất hạn chế, cop nhỏ lên tới 4 tuổi mới trưởng thành. Cọp cái mỗi lần sinh đẽ với khoảng cách 2,3 năm và trong đời chỉ sinh tối đa là 7 lần và tới năm 20 tuổi là chấm dứt. Cọp cái mang thai khoảng 4 tháng thì sinh nở mỗi lứa từ 1-5 con nhưng tới đa chỉ vài con sống sót.Tuy là loài thú dữ nhưng cọp cái rất thương con nên chăm sóc kỹ càng tới năm 3-4 tuổi, cọp con mới rời mẹ để sống một mình.

Về nguồn gốc, theo các nhà động vật học thì cách đây hơn 300.000 năm, tại vùng rừng núi Siberia còn ôn hòa ấm áp nên đã thấy cọp xuất hiện. Chúng là hậu duệ của loài Creodon sống cách đây hơn 60 triệu năm nay đã tuyệt chũng. Sau đó khí hậu vùng này càng lúc càng lạnh lẽo băng giá nên loài cọp mới di cư tới nơi khác ngoại trừ giống cọp to khoẻ Siberia chịu đưng được thời tiết nên ở lại tới ngày nay. Chúng chia thành hai nhóm đi về hướng tây nước Nga tới vùng biển Caspienne, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan.. Nhóm khác đi về hướng đông vào Tân Cương, Trung Hoa, Mãn Châu và xuống tận miền Nam vào Ấn Ðộ hơp với nhóm một, thiên di tới các nước Ðông Nam Á ra tận các hải đảo Nam Dương, Phi Luật Tân.. Ðó cũng là cuộc di cư cuối cùng của dòng họ cọp. Hiện các nhà khoa học chọn giống cọp Bengale làm con vật trung gian giữa giống cọp lớn nhất (Siberia) và nhỏ nhất (Bali) để đại diện cho dòng họ cọp, vì nó mang đủ các sắc tố điển hình của hai loài cọp trên về sức nặng, kích thước, màu lông và các yếu rố tâm sinh lý. Ðặc biệt là loài cọp trắng mắt xanh, chỉ có tại Ấn Ðộ. Ngoài ra còn có Liger là loài cọp được lai giống từ sư tử đực và cọp cái. Nó có cơ thể giống sư tử với những sọc vằn và thích bơi lội như cọp. Một con thú lai thứ hai giữa cọp đực và sư tử cái Tigon, mang đặc tính loài cọp.

Tương cận với cọp có loài Báo bờm (Acinon Jubatus) có bốn chân rất dài với móng vuốt co giản được. Chúng sống tại Châu Phi, Ấn Ðộ, Afghanistan, Arab Saudi. Người ta thuần dưỡng báo bờm để săn linh dương nhưng rất khó khăn vì chúng thường chết yểu khi xa rừng. Báo Sư Tử hay Puma (Panthera Concolor) hiện có hơn 30 loài sống tại Nam Mỹ săn tất cả các loài thú to bằng con cừu. Báo Tuyết (Unica Ucin) màu lông vàng nhạt với các đốm đen, sống tại vùng núi cao Altai và rặng Hy Mã Lạp Sơn. Ngoài ra còn có loài Báo Gấm (Leo Pardus Pardalis) màu lông có đóm đồng tiền rất đẹp và Báo Panther Padus sống nhiều tại Á Phi, quần đảo Sonde ăn chó, linh dương, chim và thằn lằn. Tất cả các loài Báo đều sợ người.

Sư Tử là chúa tể tại vùng thảo nguyên Phi Châu, có hình dáng rất oai vệ nhất là con đực. Sư tử sống khắp hai châu Âu và Phi, Ấn Ðộ. Hiện chỉ còn một số ít tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, vùng đồng cỏ quốc gia Bom Bay (Ấn Ðộ). Trừ Voi, Cọp, Tê Giác, Trâu Rừng và Khỉ đột Gorlilla.. sư tử ăn thịt tất cả các loại thú khác. Các loại Mèo Nhà (Mèo Xiêm ố Felix Catus Domestica), Linh Miêu (Lynx Lynx), Mèo Vàng Châu Phi (Profelix Aurata) và Mèo Rừng (Felis Chaus).. đều là loài thú nhỏ nhất trong bộ ăn thịt sống.

+ HUYỀN THOẠI VÀ NHỮNG TRUYỀN THUYẾT BÍ ẨN VỀ CỌP :

Cọp và Sư tử là chúa tể của rừng xanh nên từ xa xưa con người nhất là ở Ðông phương đã thần thánh hóa con vật này. Ở nước Tàu trước đây thường có tục lấy vuốt cọp làm bùa cho trẻ con đeo để được mạnh khỏe. Riệng mặt cọp được dùng làm vật trang trí giáp trụ cho các võ quan. Theo các nhà nghiên cứu thì cọp và người đã chạm trán ngay từ thời tiền sử vì cả hai đều sống bằng việc săn mồi. Hoàng đềAugust của La Mã có một chuồng riêng nhốt tới 420 cọp dùng trong các cuộc đấu giữa người nô lệ và thú dữ. Nhiều vua chúa Ấn Ðộ lấy việc săn cọp làm dịp để khoe sự giàu sang và quyền lực. Trong chuyến đi vòng quanh thế giới từ Venise tới nước Tàu, Marco Polo (1260) cho biết Cubilai Khan, hoàng đế Mông Cổ đã nuôi hơn 1000 con Báo để săn Cọp. Người Anh khi đô hộ Ấn Ðộ cũng thường tổ chức nhiều cuộc săn cọp rất qui mô mà điển hình nhất là vào năm 1911, Hoàng đế George V tới Nepal mở cuộc đi săn trong vòng 11 ngày đã giết được 39 con cọp.

Nói chung thời xưa, cọp rất được nhiều dân tộc như Altai, Tungus, Kiecghidi, Buriat.. sùng bái, thờ cúng và lập miễu thờ . Riêng các thầy thuốc xưa của Trung Hoa và Ấn Ðộ đều xác nhận hầu hết các bộ phận trong cơ thể của cọp đều có khả năng kỳ diệu chứ không riêng gì cao hổ cốt nổi tiếng.

Lại có học thuyết cho rằng thủy tổ của loài người là do sự tương quan giữa rồng và cọp. Niềm tin trên được phát xuất từ sự liên quan giữa loài cọp và thiên nhiên như cổ thư của người Tàu đã viết ‘ vân tòng long, phong tòng hổ ‘ ý nói ‘ mây theo rồng, gió theo hổ hoặc ‘ rồng ngâm mây xuất hiện, hổ gầm gíó phát sinh ‘.Ðiều này cho thấy quan niệm của người xưa luôn cho rằng mọi cử động của cọp đều có ảnh hưởng tới thiên nhiên vì nó là loài thú thần. Bởi vậy trong kỳ môn bát quái, ta luôn thấy hai vi thần Thanh Long và Bạch Hổ đi liền nhau ở hai phương đông và tây. Các nhà nhân chũng học cũng cho rằng rồng là hóa thân của rắn nên người Vân Nam xưa thờ rắn tượng trưng cho đất mẹ. Trong khi đó người Lộc Tộc tại Tứ Xuyên lại coi cọp là thủy tổ của dân tộc mình.

Về nguồn gốc của Hán tộc, căn cứ vào sử liệu đã xác nhận họ là hậu duệ của Phục Hy (cọp) và Nữ Oa (rắn), nên thời cổ xưa khi tạc tượng hai nhân vật trên có đầu người, mình rắn, chân cọp trong tư thế tương giao. Lão giáo cũng lấy hình ảnh của cọp trắng (bạch hổ) để tượng trưng cho khí dương (nam giới) và rồng xanh (thanh long) biểu hiện cho âm tính, nói lên sự hòa hợp giữa nam nữ sinh ra vạn vật, biểu tượng của sự sinh sôi nẩy nở không ngừng. Ðiều này chứng tỏ ảnh hưởng to lớn của con người đối với loài cọp vào thời thượng cổ.

Vì lẽ đó người ta coi cọp như là hóa thân của khí hạo nhiên và chính nghĩa, nên cọp có thể là khắc tinh của tà ma quỷ quái vì người bị cọp ăn thịt sẽ hóa thành quỷ. Quan niệm này có ghi trong ‘ Sơn Hải Kinh ‘ nói về sự tích của hai vị Thần Trà và Uất Lũy, chuyên bắt ma quỷ đem về núi Ðộ Sóc để cọp ăn thịt. Vì vậy trong ba ngày Tết người ta thường dán hình hai vị thần này trước cửa để trừ tà, ém quỷ ngăn cản ma vào nhà quậy phá.

Nhưng quan niệm cho rằng cọp tượng trưng cho chính nghĩa đã bị phản bác kịch liệt vì nếu cọp là kẻ tốt tại sao lại ăn thịt người ? Bào chữa cho sự mâu thuẩn này có Lang Anh (đời Minh) và Kỷ Hiệu (Nhà Thanh) đưa ra nhiều biện giải như cọp chỉ ăn thịt người xấu.. Tất cả đều bị coi là cường điệu vô lý.. Tuy nhiên cũng có những nhận xét rất thú vị về con vật đặc biệt này, chẳng hạn như cọp khi ăn thịt đàn ông thì sơi ‘ cái của quý ‘ của nạn nhân trước nhất. Với phụ nữ thì ăn cặp nhũ hoa đầu tiên nhưng tuyệt đối không bao giờ đụng tới phần hạ bộ. Ngoài ra mỗi lần cọp ăn thịt một người thì vành tai của nó bị lũng một lỗ. Ðiều này được chứng minh từ những con cọp đã ăn thịt nhiều người trước khi bị thợ săn bắn hạ, đều có vành tai lồi lõm như lưỡi cưa.

Tóm lại Cọp là loài vật hoang dã có nhiều liên quan mật thiết nhất với con người. Sự kiện trên được minh chứng khi các nhà khảo cổ vừa tìm thấy tại bờ sông Amur thuộc Tây Bá Lợi Á (Nga), nhiều vật dụng của người Gordis sống vào thời tiền sử cách đây hơn 6000 năm, với vô số minh họa về cọp. Cũng tại vùng này, thổ dân Udeges sống trong thung lũng Bikin đã sử dụng nhiều ngôn ngữ nhắc tới cọp Siberia, được coi như vị thần có đền thờ tại Primosky và Kharra Rovsk.

Tại Ấn Ðộ, các loại sách thần thoại đều vẽ hình nữ thần Durga cưởi cọp. Riêng trong kho tàng văn chương lịch sử của người Tàu, thì thời nào cũng thấy nhắc tới cọp nay vẫn còn lưu lại như ‘ phong tục thuyết ‘ nói về nhân vật Lý Nhĩ ‘ giáo chủ của Lão giáo ‘ cưỡi cọp đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, chống lại các tà thần, tà thuyết làm hại đời. Từ ý nghĩa trên nên giáo chủ Thái thượng Lão quân mới chọn Ngủ Hổ làm biểu tượng của ngủ hành ‘ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ ‘.

Sách ‘ Hiếu tử truyện ‘ có nói về chuyện cọp đền ơn ông Quách Văn đã cứu nó, giống như chuyện Ðổ Khu Báo đời Hán đã che chở cho cọp lúc bị thợ săn đuổi giết, được ghi trong truyện ‘ Vương Phu An thánh truyện ‘.Những huyền thoại này cũng được phổ biến rất nhiều tại VN qua chuyện Bà Mụ Tư Trần Thị Hoa, đã đở đẻ cho một con cái tại Rạch Bàn, Cái Nước (Cà Mâu) được cọp trả ơn rất hậu. Trong Ðại Nam Nhất Thống Chí, có ghi chuyện cọp được dân chúng xã Xuân An, Bình Sơn (Quảng Ngãi) có công giúp người trừ giặc Mọi Ðá Vách, nên được nhà Nguyễn phong chức Hương Cả, hiện đền thờ cọp vẫn còn được gọi là Kha Hổ.

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) trong tác phẩm ‘ chuyện đời xưa ‘ đã viết 6 câu chuyện về cọp. Trong Việt sử, nhiều giai thoại về cọp có liên quan tới Ðinh Tiên Hoàng Ðế (968-980) đã dùng chuồng cọp để duy trì phép nước sau khi dẹp yên loạn Thập Nhị Sứ Quân cuối đời Ngô. Sách Ðại Nam Tiền Liệt truyện, có nhắc tới chuyện Ðào Duy Từ nằm mộng thấy cọp nên thâu nhận Nguyễn Hữu Tiến lại còn gã con gái và tiến dẫn với Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên. Từ đó Tiến được gọi là Hổ tướng. Các nhân vật Bùi Tá Hân, Dương Công Trừng, Tăng Bạt Hổ.. đều là hổ tướng vì có công đánh cọp cứu giúp dân lành.

Tuy nhiên khủng khiếp nhất vẫn là truyền thuyết ‘ vi hổ tác xương ‘ được truyền khẩu hơn ngàn năm qua ở nước Tàu, nói về chuyện người bị cọp hại biến thành quỷ đặc biệt gọi là ‘ hổ xương ‘ giúp ác thu ăn thịt người’. Qua những câu chuyện được đồn đãi khắp nhân gian, thì cọp rất kiêng kỵ ăn thịt người lúc họ còn đang mặc quần áo. Hồn quỷ ‘ hổ xương ‘ đã giúp cọp cởi bỏ hết y phuc của nạn nhân và xếp rất gọn gàn để tại hiện trường. Quỷ ‘ hổ xương ‘ rất linh biết trước nơi nào có người đi qua cũng như những cạm bẩy của thợ săn, nên báo trước cho cọp tránh né.

Và hoang đường nhất trong các huyền thoại có liên quan tới cọp vẫn là chuyện người hóa hổ hay ngược lại, đã được ghi trong sách Luận Xung của Vương Sung thời Ðông Hán hay sách Thuật Dị Kỳ thời Nam Bắc Triều.. Còn Trương Hoa đời Tấn viết ‘ Bác Vật Chí ‘ cho biết cọp hóa thành người rất thích mặc quần áo màu tía đi chân không. Ðó là đặc trưng để nhận dạng người cọp.

Thực tế ngoài đời có một bộ tộc mang tên người Hổ. Ðó là dân tộc Di sống rãi rác tại các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Tứ Xuyên (Trung Hoa) hiện có hơn 6.570.000 người. Di tự nhận mình là hậu duệ của Khương Tuất mà tổ tiên là loài cọp. Vì vậy từ đời sống vật chất tới tinh thần của bộ tộc này đều có mùi cọp hiện diện, kể cả tên các địa danh mà họ đang định cư như La La, La Ba, La Vũ, La Ngoa..

Các sử sách của Di đang phổ biến trong đó có sử thi Mai Cát đã ghi rõ câu chuyện đàn bà người Di giao hợp với cọp sinh con đẽ cháu lưu truyền tới ngày nay. Hằng năm người Di đều tổ chức Hội Cọp khắp các làng xã đang cư ngụ rất trang trọng và vui vẽ.

Thời Pháp thuộc, người thiểu số sống tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.. dùng râu cọp làm thuốc độc để giết hại lẫn nhau. Theo truyền thuyết khi giết được cọp, người ta cắt râu nó đem về bào chế thuốc độc. Một là đem râu cọp cắt ngắn trộn với đường dẽo làm thành kẹo, người nào ăn phải sẽ bị thổ tả vì râu cọp vào trong người, sẽ đâm thủng bao tử và gan ruột. Cách thứ hai ghê gớm hơn là đem râu cọp cắm vào mụn măng non sau thời gian ngắn sẽ sinh ra vô số sâu rọm. Muốn hại ai đó chỉ cần lấy phân và lông của sâu này bỏ vào thức ăn hay nước uống thì họ sẽ chết vì trúng độc.

Việc hại nhau bằng râu cọp được học giả Thái Văn Kiểm từng làm Tỉnh trưởng Khánh Hòa và Ninh Thuận (1953-1954) ghi lại trong tác phẩm ‘ VN gấm hoa ‘ và giáo sư người Pháp từng sống lâu năm tại VN là G.Chochod xác nhận trong ‘ La Faune Indochinoise ‘ . Còn việc râu cọp trở thành thuốc độc, cũng được hai bác sĩ Nguyễn Minh Tâm và Huỳnh Trọng Nhi giải thích rằng ‘ cọp là loài thú ăn thịt sống nên râu mép luôn dính lại một số thức ăn, lâu ngày biến thành độc tố Ptomaine. Ngoài ra râu cọp rất cứng và nhọn, nên khi ai ăn phải sẽ bị bệnh chết ‘.

+ TỪ HỔ QUYỀN TẠI HUẾ TỚI CHUỒNG CỌP CÔN SƠN :

Ngày xưa tại làng Nguyệt Biều tỉnh Thừa Thiên có hai địa danh nổi tiếng. Ðó là Ðiện Voi Ré (Long Châu) và Hổ Quyền (chuồng cọp) cách nhau chừng vài chục thước. Hổ Quyền là nơi mà các vi vua chúa nhà Nguyễn dùng làm đấu trường để voi và cọp tương tranh. Ðó là một cái giếng cạn lộ thiên được xây bằng vôi gạch, có đường kính 50 m cao 6m, gồm 2 tầng : phía trên là khán đài dành cho vua quan ngự khán, phần dưới là đấu trường.có cửa thông với chuồng voi và cọp. Lý do có các cuộc đấu này là để tập cho voi bạo dạn hơn để khi đụng trận thật sự không khiếp sợ bỏ chạy. Theo sử liệu, Hổ Quyền được xây năm 1748 và lần giao đấu cuối cùng được tổ chức vào đời vua Thành Thái thứ 18 (1904). Sau đó nơi này trở thành hoang phế.

Thời Ðông Dương thế chiến lần thứ II (1960-1975), một số trí thức miền Nam theo CS Bắc Việt đã tố cáo chính phủ VNCH dùng chuồng cọp Côn Sơn (Côn Ðảo) để giam giữ hành hạ các tù nhân chính trị đối lập. Thật ra danh từ ‘ chuồng cọp ‘ rất được phổ biến ở miền Nam suốt thời gian trên nhất là trong giới nhà binh, vì hầu hết các đơn vị lớn nhỏ đều có một chuồng cọp, để trừng trị cảnh cáo các quân nhân vô kỷ luật. Còn các quân trường, quân lao, nhà lao cũng đều có một chuồng cọp, để tạm giam phạm nhân nguy hiểm, phá rối trị an.

Từ năm 1940, trước cao trào toàn dân VN nổi lên đánh Pháp cứu nước, nên thực dân đã cho xây tại Côn Sơn (Côn Ðảo) 120 căn hầm lộ thiên gọi là chuồng cọp tại Banh III để giam giữ các tù nhân chính trị đủ mọi đảng phái quốc gia lẫn cộng sản. Sau khi được Pháp trao trả chủ quyền cho VNCH vào năm 1954, nhà lao Côn Sơn vẫn được duy trì để giam nhốt các tù thường phạm nguy hiểm giết người cướp của và những tù nhân chính trị CS cũng như đối lập với chính quyền miền Nam.

Câu chuyện chuồng cọp Côn Sơn bắt đầu năm 1970, từ đám Việt Cộng trá hình dưới lớp áo trí thức sinh viên miền Nam. Bọn này bị bắt qua các cuộc biến động tại miền Trung cũng như trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968) với nhiều tội ác giết người tại Huế, Ðà Nẳng, Sài Gòn.. Do chính sách nhân đạo nên chính quyền đã không tử hình bọn sát nhân trên mà chỉ đày ra Côn Ðảo và hầu hết được phóng thích về Sài Gòn vào năm 1970.

Nhưng chứng nào tật đó nên vừa được tự do về Sài Gòn, chúng đã nhận ngay chỉ thị của Hà Nội, đưa tài liệu ngụy tạo cho bọn phản chiến quốc tế lúc đó như Jane Fonda và chồng là Tom Hayden , Robert Chenoweth, Jean Pierre Derris (Pháp).. cấu kết tuyên truyền khắp nước Mỹ và thế giới, qua những hình ảnh cũ từ thời Pháp thuộc trước 1954, để đầu độc dư luận và bêu xấu VNCH. Hậu quã tất yếu là miền Nam đã bị Hoa Kỳ cúp hết nguồn viện trợ vào tháng 3-1975, sau khi phái đoàn lưỡng viện quốc hội mà đa số thuộc đảng dân chủ phản chiến tới Sài Gòn để điều tra sự leo thang chiến tranh của Bắc Việt sau khi chúng đã cùng Mỹ ký hiệp định ngưng bắn tại VN vàongày 27-1-1973 ở Ba Lê.

Bọn lập pháp Mỹ thay vì làm công tác được quốc hội Hoa Kỳ giao phó, chúng lại đòi hỏi chính quyền phải đưa tới Côn Sơn để chụp hình chuồng cọp đem về Mỹ phổ biến. Kết cuộc VNCH bị bứt tử vào ngày 30-4-1975, khiến cho đất nước và đồng bào từ Nam ra Bắc đắm chìm trong địa ngục ngục nô lệ đói nghèo từ đó đến nay.

Bổng dưng thấy thấm thía vô cùng khi đọc lại bài thơ ‘ Nhớ Rừng ‘ của Thế Lữ viết vào thời tiền chiến, trong đó có nhiều đoạn chẳng những phù hợp với hoàn cảnh của người Việt sống trong vòng nô lệ của thực dân Pháp lúc đó :

‘ .. gặm một mối căm hờn trong củi sắt
ta nằm dài trong ngày tháng dần qua
khinh lũ người kia, ngạo mạn ngẩn ngơ
gương mắt bé riểu oai linh rừng thắm .. ’ ’ ’

và xã hội VN ngày nay dưới chế độ toàn trị độc tài của đảng cộng sản

‘ nay ta ôm niềm uất hận ngàn thu,
ghét những cảnh không đời nào thay đổi.. ’ ’ ’.

‘ Hùm chết để da, người ta chết để tiếng ‘, CSVN đã làm đủ mọi chuyện buôn dân bán nước cho Tàu đỏ, nên dù có sửa đổi lịch sử để lừa bịp dư luận thì viên miễn cũng lứu xú ngàn năm khi muốn ‘ họa hổ thành khuyển ‘.Câu chuyện ‘ Hà chánh mãnh ư hổ ‘ của Khổng Tử ghi trong sách Luận Ngữ, nói về việc người dân không hề sợ cọp ăn thịt, mà chỉ lo chính trị thối nát, tham quan ô lại.. đã đủ nói lện cái thực trạng ‘ cây cột đèn ở VN ngày nay nếu có chân cũng tìm cách vượt biên tị nạn cộng sản ‘ để tìm tự do mà bất cứ nguời VN nào cũng biết.

Viết từ Xóm Cồn Hạ uy Di
Tháng 1 - 2010

MƯỜNG GIANG
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, February 18, 2010 8:36:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Cọp trong Ðạo Mẫu và tín ngưỡng dân gian



Ngũ hổ, tranh dân gian.


Hắc hổ, tranh dân gian.


Bạch Hổ trong chùa Quán Thánh.


Tranh cọp trong chùa Mía.


Ðặng Tiến (Riêng cho Người Việt)

Hổ là thú dữ, con người buộc phải đối phó để bảo vệ, khi tính mệnh, khi gia súc. Việt Nam có rừng núi nhiều hổ, nên từ ngàn xưa, hổ vẫn là mối đe dọa thường xuyên.
Nhưng trong tâm lý người Việt xưa, cọp lại được xem là phúc thần, được vẽ trên nhiều tranh thờ, nhất là miền Bắc.
Tranh thờ trong nhà để trừ tà yểm quái như lời thơ xưa đã ghi:
“Trong nhà Hắc hổ trấn phù,
Sinh con sinh cái nuôi cho dễ dàng”
(Truyện thơ Trinh Thử)
Tương truyền tranh Hắc Hổ có tác dụng diệt trừ quỷ Phạm Nhan thường đột nhập vào phòng người phụ nữ đang ở cữ để ám hại trẻ sơ sinh.
Nhưng đặc biệt tranh hổ được phổ biến nơi các đền điện thờ Thánh Mẫu hay Ðạo Mẫu - nôm na gọi là Ðồng Cốt. Ở Miền Bắc, có tục thờ Bà Chúa Thượng Ngàn nơi rừng núi, Mẫu Thoại nơi sông nước, Bà Liễu Hạnh ở đồng bằng, thần Thiên Y A Na ở Huế, Bà Ðen, Bà Chúa Sam ở Nam bộ... tất cả đều chung gốc gác là tục thờ Thánh Mẫu thời nguyên thủy. Từ thời Văn Lang xa xưa đã có hình cọp trên hoa văn Ðông Sơn, vài ba thế kỷ trước Tây lịch.
Sử sách còn ghi lại tục thờ cọp từ thời ấy. Sách Lĩnh Nam Chích Quái, thời Lý Trần, trong chuyện Mộc Tinh, kể lại tục thờ Thần Hổ dưới tên Xương Cuồng, có nghĩa là thổ thần tàn bạo và hung ác, hàng năm phải dùng sinh mạng để cúng tế vào ngày 30 Tháng Chạp. Do đó, ngày nay có người vẫn gọi cọp là Ông Ba Mươi.
Như vậy trong tín ngưỡng nguyên thủy, không cứ riêng gì ở nước ta, tục thờ cọp như một phúc thần, và thờ Thánh Mẫu có thể phát triển song hành, đến lúc nào đó thì gặp nhau như ta thấy hiện nay qua hình tượng con hổ trong các chi nhánh của Ðạo Mẫu. Vào phương Nam , hình tượng hổ mờ nhạt hơn phía Bắc, có thể vì những lý do lịch sử. Nhưng trong tâm lý người dân phía Nam cũng có niềm tin cọp là phúc thần, như trong truyện Lục Vân Tiên hay Thoại Khanh Châu Tuấn.
Ở đây chúng tôi quan tâm đến hình tượng hổ trong Ðạo Mẫu, phổ biến trong dân gian; trước tiên là qua tranh thờ, loại tranh Hổ sản xuất ở Hàng Trống tại Hà Nội, sau là qua vai Hổ khi nhập vào đồng cốt.
Tranh Hổ ngày nay được xếp vào nghệ thuật dân gian thường nhiều màu sắc nguyên thủy, ngũ sắc tươi thắm và hồn nhiên, điềm thêm ánh kim nhũ, ngân nhũ lấp lánh màu vàng màu bạc, tăng thêm phần long trọng nếu không phải là thần bí. Tranh Hàng Trống phục vụ tầng lớp trung lưu, từ đồng bằng lên mạn ngược, làm theo kỹ thuật riêng. Sau khi in xong nền, như tranh Ðông Hồ, nghệ nhân mới tỉ mỉ tô màu sau, khi tỉa tót chi ly, khi vờn vẽ bay bướm, tạo nên nét riêng biệt cho mỗi bức tranh và sinh khí cho con hổ: mắt sáng quắc nhìn hung tợn, nanh vuốt bén nhọn, bộ râu tua tủa và đặc biệt bộ lông vằn vện. Tranh Hắc Hổ màu đen hung bạo, cọp chống hai chân trước vững chãi, mặt nhìn thẳng trong thế chờ mồi. Tranh Bạch Hổ cùng một tư thế, tươi sáng hơn, nhưng ghê rợn. Tranh Ngũ Hổ Thần Tướng còn được gọi “Ông Năm Dinh” vẽ năm con cọp màu sắc khác nhau, trấn ngự bốn phương và trung ương ,theo nguyên lý ngũ hành của Á Ðông. Loại tranh này chịu ảnh hưởng tranh Trung Quốc và Tây Tạng. Các chuyên gia đã nhận xét: “tranh Hổ với những đám mây do các đường cong gẫy khúc nối nhau, lớp trong lớp ngoài cuồn cuộn đã cho cảm giác xếp dầy nhưng nặng nề và đàng sau nó ẩn dấu một cái gì thần bí và thiêng liêng” [1].
Xin bàn góp: “những đám mây, đường cong gẫy khúc nối nhau” thật ra bắt nguồn từ mô hình ngọn lửa, biểu hiện cho giác ngộ và siêu thoát trong Phật Giáo, thường thấy trong nhiều tranh hổ dân gian của Tây Tạng. Trong sách nhà Phật, cọp là một hình tượng được ưu ái. Như vậy, tranh Hổ ngày nay chứng tỏ có sự giao lưu văn hóa sâu lắng và lâu đời giữa nhiều dân tộc, và giao thoa tín ngưỡng trong vùng lân cận.
Tại nước ta loại tranh này có thể bắt đầu từ tranh thờ Phật và Ðạo giáo giữa thế kỷ 15, như một số khắc ván còn thấy ở đền Linh Tiên Quán, Hà Nội, được xác định khoảng 1434-1443 [2].
Tại Huế, điện Hòn Chén, tên chữ là Huệ Nam , là một trung tâm Ðạo Mẫu quan trọng, ngày nay còn tấp nập, do vua Ðồng Khánh xây dựng vì sùng tín. Ðặc biệt bên cạnh chính điện thờ Thánh Mẫu, còn có đền thờ Ngũ Hổ, nhưng không phải là năm con cọp thần linh như nơi khác mà là năm tướng mạnh của Lưu Bị trong truyện Tam Quốc. Học giả Bửu Kế có nêu thắc mắc trên báo Ðại Học, Huế, số 35-36, cuối 1963.
Theo chúng tôi có sự “thờ lệch” như vậy là do các chúa Nguyễn phía Ðàng Trong, rồi các vua triều Nguyễn về sau, không thờ Hổ mà còn tìm cách triệt hạ uy thế của Sơn Thần trong tâm lý dân gian. Các vua chúa đã tổ chức các trận đấu voi cọp bất bình đẳng: nhổ nanh nhổ vuốt cọp, khớp mõm để cho voi dày. Pierre Poivre trong hồi ký có kể chuyện chúa Nguyễn Phúc Khoát tổ chức trận đấu voi cọp như thế năm 1752 tại Cồn Giả Viên để cho 40 voi tận diệt 18 con cọp. Tục lệ này đến 1904 mới chấm dứt.
Rải rác phía Bắc có nhiều đền thờ Thánh Mẫu. Nơi bàn thờ thứ ba thường thờ Hổ gọi là “hạ ban” vì thờ dưới đất. Xác Ðồng lên vai hổ là một màn khó khăn, căng thẳng mà chuyên gia Maurice Durand đã mô tả căn cơ. Ðộng tác lên vai hổ:
“Trùm khăn đỏ (phủ diện) lên đầu, rồi tập trung, lấy tay che mắt, bỗng nhiên thấy hai vai trĩu nặng; con đồng lấy tay xoa mặt, xong chống tay xuống đất trong tư thế hổ ngồi, rồi gầm thét. Người tham dự biết rằng Thần Hổ đã giáng. Lập tức họ rót rượu vào bát rồi đốt. Con đồng nhúng tay vào, xoa mặt với rượu nóng. Nhìn lên điện thờ, đồng lại gầm thét. Người dự mang đến bó hương, đồng đốt hương và cắn vào ngọn lửa đang cháy. Sau đó có người mang đến đĩa dầu lửa và đốt lên. Con đồng cắn vỡ đĩa sành, mồm miệng đầy dầu lửa, và cứ thế lập lại nhiều lần. Cho đến khi cử tọa yêu cầu ngưng, để biểu diễn việc trừ tà và cho thuốc. Cuối cùng Thần Hổ thăng.” [3]
Tạo không khí cho vai Thần Hổ, có nhạc đệm sênh phách, đờn ca bài hát chầu văn đặc biệt Ngũ Hổ luyện văn:
... Trên thượng thiên có năm tướng hổ,
Luyện người về để độ vạn dân.
Người thời đại độ khoan nhân,
Thanh nhàn tự tại sạch không lầu lầu.
Thấy Phật ngự khấu đầu vọng bái,
Phật ban cho phép đại uy linh.
Có phen hống động thiên đình,
Giương nanh ra vuốt quỷ tinh bạt hồn.
Có phen tướng xuống Diêm môn,
Tà ma cũng phục, Phạm Nhan thu hình.
Xuống Thủy Tinh các tòa cũng phục,
Năm ông đều lại tót lên non.
(...)
Khi thời biến ra hổ thần,
Hiện ra hổ tướng nhãn tinh sáng lòe.
Nhân dịp tết Canh Dần chúng tôi nhắc đến hình tượng con Hổ trong tâm linh Việt Nam, đã có từ lâu, có lẽ từ thời các vua Hùng như sử sách đã ghi lại, và hoa văn thời Ðông Sơn còn minh chứng. Ðể cho chứng từ được cụ thể và còn hợp với thời sự, chúng tôi nhắc đến tranh thờ nhất là trong đạo thờ Thánh Mẫu làm ví dụ, vì đây là một đề tài nhiều màu sắc, còn rộn rã bằng chứng hiện hành.
Nhưng mục đích chính là kể chuyện Ông Ba Mươi.
Vui chơi ngày Tết.
Ðặng Tiến
Paris, 12 tháng 2 năm 2010
viethoaiphuong
#3 Posted : Monday, February 22, 2010 8:38:02 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Cọp và tục săn cọp

Vietsciences-Đặng Tiến 15/02/2010

Những bài cùng tác giả



Người Việt ngày xưa, từ đồng bằng lên Mạn ngược, không lấy việc săn bắn làm thú vui.

Săn bắt thú hoang là để tăng cường lương thực, bảo vệ mùa màng, chứ không lấy đó làm tiêu khiển như ở Âu Tây có truyền thống săn bắn, còn phổ biến ngày nay.

Khác với những điển cố Trung Quốc, vua chúa Đại Việt không có tập tục và nghi thức săn bắn như các triều đình phương Bắc. Vua Tự Đức có đi săn thì cũng chỉ đi bắn chim loanh quanh ở các vườn thượng uyển

Từ đó, người Việt tộc, Kinh cũng như Thượng không có tục săn hổ như người Âu Tây. Sau này, từ đầu thế kỷ XX mới có tục săn hổ, là do người Pháp du nhập : một trong những môn đồ đầu tiên có lẽ là vua Bảo Đại khoảng 1930, và hậu duệ sẽ là Ngô Đình Nhu, khoảng 1960, một tay sát thủ đã từng hạ 13 con cọp tại vùng Đà Lạt1. Nói khác đi, việc săn cọp tốn kém, khó khăn và nguy hiểm, không nằm trong tầm tay của dân gian, mà chỉ là trò tiêu khiển của giới thượng lưu, quan chức, quyền thế và giàu có.

« Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận ; hùm tha sấu bắt » là nỗi hãi hùng của người Việt trên đường Nam Tiến. Sợ thì có sợ, nhưng phải đối phó. Sơn Nam (1926- 2008) đã ghi lại nhiều chứng cớ về cọp ở Nam Bộ : « Hồi thế kỷ 17 và 18, Gia Định thành Thống chí (của Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ghi rằng : « trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt cỏ, cầm đòn xóc cũng chống cự và đuổi được cọp. Thái độ của người dân đối với cọp vừa kính nể, xem như vị thần, nhưng cũng coi thường, nếu cần thì rủ nhau đi săn bắn giết không nương tay ».

Sơn Nam còn kể lại những thế võ đánh cọp như sau :

« Người từng đánh cọp nắm được quy luật cọp quỳ chân sau, chống chân trước là đang chờ đợi ; trước khi vồ mồi, cọp chạy theo thế bò sát rồi phóng tới. Đuôi cọp phe phẩy hoặc để ở phía nào cũng là chỉ dẫn để ta đoán trước hướng tấn công. Người đánh cọp thường dùng cây roi nặng, cứng, chắc. Có chuyện khó tin kể rằng võ sĩ cao cường có thể đánh cọp bằng tay không. Khi cọp nhảy tới, võ sĩ hụp xuống, nắm hai chân trước của cọp rồi dùng đầu mà đội lên, miệng cọp không hả ra được, nanh cọp trở thành vô hiệu. Nhưng theo sự tổng kết có thể tin được, trước khi giết cọp, phải đánh nhừ tử vài hiệp cho nó mệt. Nhiều con cọp, từng đánh nhau với người nên khôn ngoan, dùng thế hiểm độc là nằm ngửa bụng lên, nhìn đối thủ qua hai chân trước và hai chân sau. Với thư thế ấy, cọp dưỡng sức chờ thời cơ. Ai nôn nống sốc tới đánh, cọp sẽ chụp roi, giữ chặt, người mạnh khỏe cũng không tài nào dằng ra nổi, cọp thừa cơ mà vồ trong nháy mắt. Buông roi để chạy thì càng mau chết. Miếng võ ấy của cọp gọi là thế « trâu giằn ».

Lúc mới khẩn hoang, thầy võ đánh cọp không nhiều, thông thường là đồng bào đứng lên tự vệ ; trong gia đình, ở láng giềng, dù có cọp tới lui, giết người, đồng bào vẫn bám đất kiên trì »2

Sơn Nam mô tả tâm lý về cọp « vừa sợ vừa kính nể xem như vị thần, nhưng cũng coi thường » là đúng và tế nhị. Nơi khác, ông bổ sung : vì còn dấu vết mê tín cổ xưa, đồng bào ta ít chịu tổ chức săn cọp ; khi nào gặp những con có nợ máu thì huy động cả xóm đi ví khai hoặc bẫy hầm. Nhà nước khuyến khích giết cọp nhưng hương chức hội tề chỉ làm lấy lệ »3

« Nhà nước » đây là chính quyền Pháp. Thậm chí, những đoàn thợ săn Tây Phương muốn đi săn hổ tại nước ta, thuê người địa phương làm hướng dẫn thì họ không nhận, dù là người Kinh hay Thượng ; người săn phải thuê hướng dẫn viên da trắng, hiệu lực hơn 4



Tư liệu của Sơn Nam đáng tin cậy. Ví dụ ông kể lại sự kiện hổ dữ xuất hiện tại chợ Tân Kiểng, Sài gòn, năm 1770, bị người đánh chết trong Đất Gia Định Xưa, thì do Trịnh hoài Đức tường thuật chính xác :

« Chợ Tân Cảnh tục danh Chợ Quán, phố chợ đông đúc, thường năm đến ngày Tết người ta thường bày các trò chơi xe-quay đu-tiên, thực là một chợ rất lớn ; ngày trước, cứ đến cuối năm, giết tù tử-tội ở đấy. Tuệ-tôn canh-dần (1770) năm thứ 6 (Lê Hiến-tôn Cảnh-hưng thứ 31, Thanh, Càn-long thứ 35) mùa xuân tháng giêng, ngày 25, lúc đêm khuya vắng người, có một con cọp lớn vào nhà dân ở phía nam chợ, hầm hét vang dậy, mọi người đều kinh hoàng ; chạy báo đồn dinh, phái binh đến vây bắt. Người ta triệt hạ nốc nhà, làm hàng rào vây quanh mấy lớp. Nhưng cọp rất dữ ác, không ai dám gần. Vây được ba ngày, có thầy sãi viễn phương hiệu Hồng-Ân cùng đồ đệ Trí-Năng tình nguyện vào bắt cọp. Hồng Ân đấu với cọp hồi lâu, cọp bị côn đánh đau, nhảy núp vào bụi tre. Hồng Ân đuổi nà, cọp quay lại đấu nữa. Hồng Ân thối lui, vấp chân ngã vào mương nước, bị cọp vồ trọng thương. Đồ đệ Trí Năng tiếp viện, dùng côn đánh cọp trúng đầu cọp chết nốt. Thương tích Hồng Ân quá nặng, nên ông cũng chết liền lúc ấy. Người ở chợ cảm nghĩa nhà Sư, chôn cất và dựng tháp ngay tại chỗ, hiện nay đương còn. »5



Tại miền Trung, người đánh hổ nổi tiếng là một phụ nữ thuộc huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, được Quốc Sử Quán, đời Tự Đức ghi lại trong Đại Nam Nhất Thống Chí và phong « liệt nữ ». Bà tên Trần Thị Quyền, nhà ở gần núi, cùng mẹ đi hái củi gặp cọp, mẹ ngã, bà cố sức đuổi cọp chạy và vực mẹ về, từ đó, đêm nào cũng cầm dao bảo vệ mẹ ; có một đêm, mẹ ra khỏi cửa bị cọp tấn công, bà hết sức chém giết cọp. Bà được biểu dương vào năm Tự Đức thứ nhất, 1847, chuyện phải xảy ra trước đó, và chắc là chính xác.

Tại Miền Bắc, nơi còn nhiều dấu vết « mê tín cổ xưa » theo lời lẽ của Sơn Nam, kỳ thật là có tục thờ Thần Hổ theo niềm tin nguyên thủy có từ thời Văn Lang, người dân vẫn chống hổ, diệt hổ để bảo vệ gia súc. Truyện cổ dân gian Tày, miệt Cao Bằng, có truyền thuyết Pú Lương Quân và nhân vật anh hùng khổng lồ Báo Luông đánh cọp :

« Một đêm đông mưa dầm gió bấc, trời tối như mực, một hổ lớn đến bắt lợn ở Chông Mu vác lên núi. Nghe tiếng lợn kêu, Bảo Luông thức giấc liền vác giáo đuổi theo đến núi Khau Sưa thì đuổi kịp hổ. Con thú dữ thấy người liền trừng mắt nhe nanh vuốt để dọa. Bảo Luông không hề sợ sệt nao núng liền nhảy sổ vào đâm cọp. Cọp nhảy tránh sang một bên, Bảo Luông đâm không trúng, ngọn giáo đâm quá mạnh cắm sâu xuống đất rút mãi không ra. Cọp thừa thế nhảy đến vồ. Bảo Luông nhanh tay nắm chặt hai cẳng trước của nó rồi hai bên xô đi đẩy lại hồi lâu. Bảo Luông dùng chân đá vào mạng mỡ cọp. Con thú dữ hộc máu ra, kiệt sức dần rồi lăn ra chết. Anh giành lại được con lợn đem về nhà.

Nhân việc hổ bắt lợn, Bảo Luông nghĩ nên tìm một giống vật để đêm hôm giúp người coi nhà, canh giữ gia súc. Anh liền lên núi Khau Han bắt mấy con chó rừng về nuôi dạy ở núi Khau Ma. Giống chó thuần dưỡng rất dễ dàng, chỉ trong hai tháng là có thể giúp người coi nhà, săn đuổi nai hoẵng được. » 6

Đây là truyền thuyết về thủy tổ của loài người và nguồn gốc xã hội. Chuyện không thật nhưng phản ánh tâm lý thật, ở đây là tranh chấp giữa người và hổ, tại một miền núi nhiều hổ.

Bên cạnh sử liệu và truyền thuyết, chúng ta có tư liệu cụ thể về tương quan hổ - người tại Tây Nguyên, qua dân tộc Gia Rai, vùng Đac Lac, theo những công trình nghiên cứu chính xác, sâu sắc và uyên bác của Jacques Dournes : « cọp không phải lúc nào cũng chỉ là con cọp 7(Le tigre n’est pas toujours seulement un tigre) . Ý nói cọp còn là biểu tượng, thần linh. Người Gia Rai thường xuyên chung đụng với cọp, có những quan hệ phức tạp. Nói chung thì người không săn cọp, cả hai bên đều là thợ săn, sống chung hòa bình trong thỏa ước tôn trọng lẫn nhau. Thần Hổ, yang ramung cũng là Thần Rừng Yang dlei bảo vệ người thợ săn mogap. Cũng có lúc người buộc lòng phải giết hổ, thì xem như là « án mạng » theo nghĩa giới luật --hay pháp luật --, được xét xử là « ngộ sát » và phải đền bù bằng « giá mạng » : sinh mạng cọp ngang giá với sinh mạng người, ngang với mười lăm con trâu. Lễ đền mạng phải bốn người chứng giám và bảo lãnh : hai chứng nhân phía người, hai chứng nhân về phía cọp, trong khi chủ tế xướng :

« Hôm qua, hôm kia, con người đã giết ông. Hôm nay nó trả nợ. Việc như vậy là xong. Ông an nghỉ, đừng tức giận chúng tôi. Chúng tôi mang lễ vật đầy đủ. Đừng sát hại chúng tôi và con cháu chúng tôi »

Rồi chủ tế ném một vòng đeo tay xuống thi hài cọp.

Sở dĩ sinh mạng cọp được định giá ngang với sinh mạng người, vì theo truyền thuyết, hay hoang tưởng người Gia Rai, biên giới giữa người và cọp không phân minh, có những Người Hổ, nam hay nữ, dưới dạng này hay dạng kia. Vì thế, hai bên tránh sát hại lẫn nhau, trừ phi khi giao đấu tay đôi sòng phẳng. Người dân tộc Sré phía Lâm Đồng cũng có niềm tin như vậy, và họ gọi Người Hổ, hay Ma Hổ là Somri, sống lẩn lút với người trong thôn bản. Là một nguồn tác hại, ma hổ bị tiêu diệt khi người phát hiện. Theo J. Dournes, dân tộc Ê-đê lân cận cũng có truyện kể như vậy (sđd, chương 9, tr.113-122). Theo chúng tôi, ở Miền Tây Bắc, dân tộc Khờ Mú có niềm tin người hóa hổ hay hươu nai. Người Trung Quốc cổ sơ có thể cũng có niềm tin như thế. Chuyện Tiết Nhơn Quý, trong truyện và tuồng cổ Chinh Đông, ngủ trưa lúc mệt, hiện hình cầm tinh hổ, bị con trai là Tiết Đinh San bắn nhầm và ngộ sát, có lẽ cùng nguồn gốc.

Ở ta, truyền thuyết Từ Đạo Hạnh cũng mang ý nghĩa này. Gần đây, trong Truyện Đường Rừng, 1940, của Lan Khai (1906-1945) có chuyện như vậy, dù là hư cấu.

Tâm lý cổ sơ của người Việt, còn phản chiếu trong nếp sống hay truyền thuyết của các dân tộc ít người, giải thích nhận xét của Sơn Nam, là người Việt không có tập quán săn cọp. Đến khi người Pháp thiết lập vững vàng nền đô hộ trên bán đảo Đông Dương, mới có lớp người săn – không phải thợ săn – da trắng săn giết cọp vô tội vạ, mà J. Dournes có mỉa mai nhắc đến : « cảm xúc và thú vui của người Pháp thuộc địa đi săn » (sđd, tr.113). Ngoài ra nhiều hãng du lịch Pháp, thời 1930, đã bán những chuyến sa-pha-ri (safari) săn cọp cho du khách Âu Tây, bảo đảm một vài con hổ cho « bảng thành tích ». Thời điểm này, nhiều người còn nhắc đến những chuyến săn cọp của vua Bảo Đại thời trẻ8. Tài liệu sau này, có lẽ là thuộc những chứng từ mới nhất, là hồi ký săn cọp của Huỳnh Văn Lang, đã trích dẫn ở đầu bài, mang tiêu đề Cọp cái ba con. Ông này là Giám đốc viện Hối đoái của chính quyền Sài Gòn , chủ nhiệm tạp chí Bách Khoa từ 1957, thân cận với Ngô Đình Nhu, một tay săn cọp nổi tiếng. Ông kể lại chuyến săn cọp vào trước Tết 1961, đã được báo Times of Vietnam đăng ảnh như là một tin tức quan trọng. Trước đó, giữa năm 1960, tại Sài gòn, ông đã thành lập « hội săn bắn Việt Nam » với một ông trung tướng.

Cuộc săn bắt đầu từ làng Pang Xim, gần thị trấn Tùng Nghĩa, cây số 270 trên đường lên Đà Lạt là nơi nhiều cọp, nhất là giống cọp « hoàng gia » (tigre royal) lớn con, có bộ lông rực rỡ.

Hồi ký viết chi ly về kỹ thuật săn cọp hiện đại, và tâm trạng người săn cọp, từ ý chí say sưa, đến niềm hoảng hốt và khoái cảm. Ông Lang tìm được một con heo rừng lớn bị cọp ăn già nửa, bên bờ sông Đa Dung, và đoán rằng tối hôm sau, thể nào cọp tiếc mồi, cũng sẽ trở lại. Ông chỉ cần làm thum để đợi :

« Liền ngay khi đó, từ trong vùng tối ở dưới mé vực, xuất hiện không một tiếng động, không một mùi hôi, không một dấu hiệu, một cái bóng dáng nhẹ nhàng lanh lẹn làm sao, tưởng như một loại linh hồn mang hình ảnh cọp.

Trời đã tối sẫm, tôi không nhận được màu vàng của con ác thú, chỉ thấy lờ mờ vệt xám và những vằn đen trên một thân hình rất cao mà cũng rất gầy. Bóng tối rừng chiều và xúc động mạnh vừa qua, làm cặp mắt nhìn của tôi sai lạc, hình vóc con thú trở thành quá đỗi dị kỳ.

(…) Từ từ tôi đưa cây Marlin lên, nhắm cái màu trắng thân bụng con heo và sửa đầu súng cho đúng mục tiêu mà tôi đinh ninh là ngay bả vai trệt xuống yết hầu ác thú. Chớp nhoáng, tôi cho nổ một phát súng 12 vang dậy như xé không gian… tức thì một tiếng gầm lên, la lên thét lên, vừa ấm, lại vừa chát chúa, vừa khan khàn, vừa đứt đoạn, vừa liên tục, rền vang hơn tiếng súng nhiều, hãi hùng hơn tiếng voi rống và có vẻ gì ai oán, ghê rợn hơn sự kêu khóc của người.Tôi không có đủ từ ngữ thể hiện xác thực những tiếng gầm thét của một con hổ bị thương. Bấy giờ tôi cuống người lên vì tiếng gầm thét kỳ quái làm tôi hoảng sợ (…) Con cọp tiếp tục oàn oại, lăn lộn, gầm thét gần nửa giờ sau mới tạm êm đi, nhường cho tiếng thở hổn hển và tiếng rên rỉ nhè nhẹ. »

Theo lý thuyết, bắn cọp phải nhắm ngay vào đầu, giữa trán, cọp mới chết ngay. Trúng đạn vào nơi khác cọp vẫn đủ sức lê thân hình đi chỗ khác, mà người đi săn khó bề tìm ra, chưa kể là nguy hiểm (xem Thevenin, bài đã dẫn).

Sáng hôm sau, ông Lang và người Thượng hướng dẫn, truy tầm con hổ bị thương, lần theo vết máu. Cuối cùng, họ đã gặp lại con hổ :

« Một con hổ khổng lồ, vàng rực và lông mướt đẹp tôi chưa từng thấy bao giờ, rượt theo người Thượng không xa quá một thước và lướt ngang qua mặt tôi, không qua một tầm chân đá. Cây súng Marlin sẵn trên tay tôi, nhưng biến cố xảy ra đột ngột và nhanh chóng quá, tôi không bắn kịp vào đầu hay vào hông nó, mà chỉ kịp bắn vào mông con vật khi cả thân hình của nó đã vượt khỏi tôi hơn một thước rồi ».

Con hổ bị bắn vào mông vẫn còn sức tuôn chạy. Sau đó tác giả thuê voi để truy lùng đối tượng.Và như vậy là chấm dứt phần hấp dẫn.

***

Săn bắn là dấu vết sinh hoạt loài người nguyên thủy ; sau này ít nhiều gắn bó với việc luyện tập quân sự, sau nữa có phần biểu dương thanh thế.

Ngày nay tại nhiều nước Âu Tây tập tục vẫn còn tồn tại : có nơi giới săn bắn, câu cá kết hợp thành lực lượng chính trị, có khi tạo được ảnh hưởng trong các cuộc bầu cử dân chủ.

Nước ta chưa có những hội đoàn săn bắt bề thế, những cuộc săn tập thể quy mô. Săn bắn là thú tiêu khiển cá nhân và giới hạn, xưa nay vẫn có.

Người thợ săn tên tuổi nhất có lẽ là Nguyễn Du, thời gió bụi ở Nghệ An (1796-1802), tự xưng là Thợ Săn Núi Hồng (Hồng Sơn Liệp Hộ). Ông có bài Liệp (Đi săn) trong tập thơ chữ Hán Thanh Hiên Thi tập.

Y quan đạt giả chí thanh vân,
Ngô diệc lộc ngô mi lộc quần.
Giải thích nhàn tình an tại hoạch,
Bỉnh trừ dị loại bất phương nhân.
Xạ miên thiển thảo hương do thấp,
Khuyển độ trùng sơn phệ bất văn.
Phù thế vi hoan các hữu đạo,
Khu xa ủng cái thị hà nhân.

Trần Thanh Mại dịch sát và hay :

Áo mão đường mây mặc kẻ tài,
Ta vui vui với lũ hươu nai.
Cốt khuây lúc rỗi mong gì lợi,
Há trái điều nhân, diệt các loài.
Cỏ ngắn xạ nằm hương đượm ấm
Núi sâu chó sủa tiếng ngoài tai.
Thú vui trần thế âu tùy thích
Xe cưỡi dù che ấy những ai.

Bản dịch ĐT :

Mũ áo tài ai ruổi dặm mây,
Vụng ta hươu hoẵng chuộng vui bầy.
Săn nhàn ai lọ cầu thu hoạch,
Bảo trọng muôn loài miễn giải khuây.
Chồn giấc bãi non, hương đượm cỏ,
Chó phăng núi khuất, sủa ngoài tai.
Cõi người ai có nguồn vui nấy,
Lọng lọng xe xe ai mặc ai.

Trong văn chương hiện đại, người ưa đi săn là Hoàng Ngọc Phách, tác giả truyện Tố Tâm.

Ông bắn chim giỏi, và có viết nhiều chuyện về đề tài này, theo lối truyện kể trong « những

buổi tối của người đi săn » của Âu Tây.

Nhưng đây không còn là chuyện săn hổ.



Các bức họa săn cọp


của Charles Lapicque



của Pierre Paul Rubens



Kẻ thù của Mowgli

Đặng Tiến

09-02-2010

Huỳnh Văn Lang, báo Bách Khoa, tr.42, số 321, ngày 15-5-1970, Sài Gòn.




PC
#4 Posted : Saturday, February 27, 2010 2:57:41 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Ông ba mươi... coi hát cọp
___________
Nguyễn Dư

Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ vậy mà hoá thiêng. Ngoài cái vỏ loè loẹt, hổ còn được đám con thần cháu thánh ban cho một cái oai thật to. To gấp mấy lần cái chuồng sở thú. Nhe răng, giơ vuốt, gầm thét, ai mà chả sợ. Nhưng đáng sợ nhất là hổ có tài ẩn hiện dưới nhiều bí danh. Hôm nay là hùm, ngày mai là cọp. Chỗ này là kễnh, nơi kia là khái. Thỉnh thoảng nổi hứng tự xưng là ông. Ông ba mươi đàng hoàng, chứ không phải thằng này, con nọ. Đứa nào hỗn láo thì ông xé xác, nuốt tươi cho biết... nanh vuốt của ông ! Trong hang tối mắt thần khi đã quắc, là khiến cho mọi vật đều im hơi (Thế Lữ). Hèn gì người ta khiếp sợ ông đến độ phải rủ nhau tôn thờ, lạy lục, cầu khẩn. Nhưng thói đời vốn kiêu bạc, giả dối. Trước đám đông, đứa nào cũng sợ ông nhưng quay mặt đi thì có đứa... sợ đếch gì nó! Nó chẳng qua cũng chỉ là... đồ súc vật. Có quái gì mà phải sợ ! Lúc hết thời, bị hạ bệ thì hổ bị phỉ nhổ là đồ mã, là... cọp giấy. Thậm chí hổ còn bị khinh là ngu. Bị anh nhà quê phạng cho một trận nên thân. Tha hồ dậu đổ bìm leo. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu !
Ngày xưa, hổ là biểu tượng của sức mạnh, quyền uy của vua chúa.

Lúc Vua (Lê Lợi) sinh, ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm. Ngay từ bé, Vua đã có vẻ tinh anh, nghiêm nghị, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai tả có bảy nốt ruồi, đi như rồng, bước như hổ, lông tóc đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi xổm như cọp. Người biết đoán là tướng rất quý...(Nguyễn Diên Niên, Lê Văn Uông, Lam Sơn thực lục, Ty Văn Hoá Thanh Hoá, 1976, tr. 236).

Ôi ! tài phun châu nhả ngọc, phượng múa rồng bay của người cầm bút ! Đi như rồng, bước như hổ (Long hành, hổ bộ) đúng là tướng tốt của bậc vua chúa. Ngồi xổm như cọp, vai tả có bảy nốt ruồi. Oai như con hổ màu vàng, ngồi giữa, trên đầu có chòm sao thất tinh của tranh "ngũ hổ ". Hình ảnh của một vị trung ương hoàng đế. Cậu bé Lê Lợi có đầy đủ các dấu hiệu của người sẽ làm vua!

Không phải chỉ có vua chúa mới thích hổ. Dân đen cũng thích. Muốn cho trẻ con khoẻ mạnh, không ốm đau quặt quẹo, cha mẹ cho nó đeo trước ngực một chiếc răng hay một cái móng hổ. Người lớn đôi lúc lăn lộn quá trớn, nhức khớp mỏi lưng thì kháo nhau tẩm bổ bằng cao hổ cốt ( xương hổ).

Xin nhảy qua chuyện lặt vặt, vớ vẩn. Ai cũng biết rằng hầm, hùm, cọp, kễnh, khái, ông ba mươi đều là... con hổ. Nhưng, mấy cái tên này nghĩa là gì, từ đâu ra ?

Tên hầm ít dùng. Edmond Nordemann cho rằng Hầm (Hang hầm ai dám mó tay) là tên gọi bắt chước tiếng gầm của hổ. (Edmond Nordemann, Chrestomathie Annamite (Quảng tập viêm văn), 1898, Hội Nhà Văn, 2006).

Ngày nay quen dùng tên hùm.


Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay (Hồ Xuân Hương)
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn (Ca dao)

Hùm đến từ chữ Hùng (bộ Chuy), nghĩa là mạnh. Người hùng Hoàng Hoa Thám được người đời gọi là Hùm thiêng Yên Thế. Tiếng Việt có từ kép hùng hổ. Hùng đi với hổ chỉ là ngẫu nhiên hay cố ý? Chữ Hùng còn có nghĩa là loài thú đực. Có lẽ vì vậy mà người ta không gọi các bà, các cô bẻ gẫy sừng trâu, thỏ thẻ như sấm vang là hùm. Quý bà chỉ được tôn vinh một cách khiêm tốn là...sư tử cái hay cọp cái thôi. Mĩ danh rất thơ mộng, ai nghe mà chả... run động.


Mèo tha miếng thịt thì đòi
Kễnh tha con lợn mắt coi chừng chừng

Kễnh là phương ngữ miền Bắc, được đồng bào miền núi dùng để gọi hổ để tỏ lòng kính sợ (Génibrel). Tên Cọp và Kễnh từ đâu ra?
- Chữ Cụ (bộ Tâm) : Kinh hãi, kính sợ, hạch dọa người ta (Đào Duy Anh).

- Chữ Củ (bộ Tẩu) : Tả cái dáng vũ dũng (Thiều Chửu). Mạnh mẽ (Đào Duy Anh).

Hổ là con vật mạnh mẽ, làm cho người ta phải kinh hãi, kính sợ. Có thể suy ra được rằng Cụ đã được Việt hoá thành Cọp và Củ thành Kễnh.

Huỳnh Tịnh Của đưa ra một tên gọi khác của hổ là Khái. Theo Đặng Thanh Hoà thì Khái là phương ngữ miền Trung (Từ điển phương ngữ tiếng Việt, nxb Đà Nẵng, 2005). Tác giả dẫn chứng bằng câu ca dao : Núi Ngũ hổ hình như năm khái. Nhưng, Khái nghĩa là gì? Theo Thiều Chửu, Khái (bộ Thạch) nghĩa là cúi lạy. Tục gọi dập đầu lạy là khái đầu. Theo nghĩa này thì Khái là con hổ được thờ, được tín ngưỡng dân gian vái lạy.

Người miền Nam hay đưa Ông Kẹ ra hù doạ con nít, làm cho con nít sợ hãi.

Huỳnh Tịnh Của giải thích Ông Kẹ: Tưởng là ông Trị, là người có công dày với đức Cao Hoàng, đến khi phục quấc, người ban cho một cái bài miễn tử, bổn tánh ông ấy thật thà, hay khi bất bình, ai nấy đều sợ, cho nên có tiếng nhát con nít rằng: ý hà ông kẹ! v.v.

Tra tìm trong chính sử của nhà Nguyễn thời Gia Long, không thấy công thần nào tên Trị. Vả lại, Huỳnh Tịnh Của cũng không cho thấy ông Kẹ có liên hệ gì với ông Trị. Giải thích của Huỳnh Tịnh Của trúc trắc, không hợp lí.

Kẹ nên được hiểu là một âm Việt khác của Cụ (nghĩa là kinh hãi, kính sợ, hạch dọa). Ông Kẹ được đưa ra để hạch doạ con nít, làm cho con nít kinh hãi. Ông Kẹ tương đương với ông Cọp. Cả hai ông đều do cùng một Cụ đẻ ra.

Người xưa đặt tên hùm, cọp, kẹ, kễnh, khái để gọi mấy con hổ mạnh mẽ, ai cũng sợ, được tín ngưỡng dân gian dập đầu vái lạy. Ngoài mấy tên có gốc Hán kể trên, hổ còn có tên thuần Việt là ông ba mươi. Do đâu mà có cái tên này ?

Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) giải thích : "Ba mươi là tên con cọp. Lệ ngày xưa ai bắt được cọp thì thưởng ba mươi quan tiền, và phạt làm lệ ba mươi roi. Lại có người nói hôm ba mươi tối trời, cọp hay ra quấy nhiễu, cho nên thành tên ấy".

Có người đào sâu vấn đề hơn, cho biết Sự tích ông ba mươi có liên quan đến nhân vật Phạm Nhĩ :

"Đó là vì khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu ba mươi hèo để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thoả mà không tác quái nữa.

Ngày nay còn có câu:


Trời sinh ra hùm có vây,
Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời

để nhớ cuộc náo động Thiên cung của Phạm Nhĩ xưa kia". (Truyện cổ Việt Nam, tập 1, Văn Hoá, 1983, tr. 171).
Đúng là truyện hùm có vây của trẻ con. Nghe cho vui thì tạm được. Nhưng, đem ra làm bằng chứng để giải nghĩa một tên gọi của dân gian thì e rằng hơi khiên cưỡng. Mặt khác, chưa thấy sách vở của người lớn ghi chép chuyện vua nào "thưởng ba mươi quan tiền, đồng thời phạt ba mươi hèo" cho người giết được cọp. Vừa thưởng vừa phạt, vừa đánh vừa xoa. Thời phong kiến, nước ta chưa hề có luật lệ nào ba phải đến mức "ba mươi" như vậy.

Ngày xưa, tại các thôn xóm xa xôi hẻo lánh, gần núi rừng, thỉnh thoảng có người bị cọp tha. Tai hoạ khủng khiếp như vậy nhưng dân có kêu than, cầu cứu bề trên cũng vô ích. Quan nào cũng còn bận... việc quan. Sống chết mặc bay. Dân làng phải tự lo phòng vệ. Liều mạng rủ nhau đi săn bắt cọp. May thì giết được cọp. Rủi thì bị cọp giết.

Dường như nhóm Khai Trí Tiến Đức và tác giả truyện Phạm Nhĩ đã thêm mắm thêm muối hơi nhiều vào... một tục lệ của làng Phương Lâm.

Làng Phương Lâm (Hà Nam) thờ hai anh em Hoàng Đình Thụ và Hoàng Đình Độ. Phía trước đình làng có một gò đất nhỏ. Xưa kia nơi đây cây cối rậm rạp, thường có hổ về.

"Theo các cụ già ở làng Phương Lâm thì thường đến đêm 30 tháng chạp, năm nào cũng có hổ về phục tại gò đất trước cửa đình để chầu hai tướng họ Hoàng, gần sáng thì lủi vào rừng. Thấy vậy, nhân dân địa phương khi làm lễ ra đình cúng tất niên thường đem xôi, thịt lợn, chuối ra đặt tại gò đất cho hổ ăn (...).

Có lần hổ xuống "cánh đồng bò" là nơi chuyên môn chăn bò của thôn Chanh bị mắc bẫy (vì dân làng Chanh bị nhiều lần mất bò do hổ vồ đem đi). Con hổ bị lột da. Biết được tin ấy, dân Phương Lâm sang làng Chanh xin chuộc bộ da hổ đem về đình. Hàng năm cứ đến dịp 30 tết lại nhồi trấu vào trong, đem đặt tại gò đất như cũ, để giữ lại tục lệ xưa mà làng đã thực hiện". (Hồ Đức Thọ, Lệ làng Việt Nam, Hà Nội, 1999, tr. 45).

Dân làng Phương Lâm có tục cúng hổ vào đêm ba mươi tháng chạp. Để tránh phạm huý, dân làng gọi hổ là ông ba mươi. Ba mươi nghĩa là ngày ba mươi tết của làng Phương Lâm, chứ không phải ba mươi quan tiền hay ba mươi hèo của nhà vua.

***
Nói đến cọp, xin thêm vài câu để phân biệt... cọp coi hát và coi hát cọp.

Xóm Khoen Tà Tưng của vùng đất Cà Mau, thời còn "dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua", mời một gánh hát về "Hát bội giữa rừng", mua vui cho bà con. Hát xong, gánh hát rời đi nơi khác...

"Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã lung lay ngã nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường lui tới ngồi cú rũ dựa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhứt là đêm có trăng, mấy ổng le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau nầy mấy tiếng "coi hát cọp" là do sự tích của mấy ổng hồi xưa, không chừng!". (Sơn Nam, Hát bội giữa rừng).

Sơn Nam kể truyện cọp coi hát trong rừng. Còn ai muốn coi hát cọp thì phải ở thành phố. Sơn Nam nhầm lẫn cọp coi hát với coi hát cọp. Ngày xưa và cả ngày nay, nhiều rạp hát, rạp chiếu bóng có lệ cho trẻ con (khoảng dưới 10 tuổi) đi theo cha mẹ, khỏi phải mua vé. Đi xem chiếu bóng hay xem hát người lớn thường dắt thêm trẻ con. Ngoài Hà Nội gọi là (trẻ con được) kèm. Trong Sài Gòn gọi là (trẻ con được coi hát) cọp. Cọp là âm rút gọn của accompagné (tiếng Pháp, nghĩa là kèm). Thời Pháp, coi hát cọp nghĩa là coi hát không mất tiền. Sau này tiếng lóng cọp được dùng với nghĩa rộng, chỉ chung những cái không phải bỏ tiền ra mua. Anh Tám Sạc-Ne ngày ngày đọc báo cọp. Thằng Năm Đa- Kao thỉnh thoảng được bạn bè cho ăn cọp...

Tôi còn giữ hai kỉ niệm coi hát cọp. Một cái muốn nhớ, một cái khó quên.

Chẳng hiểu ma dẫn lối quỷ đưa đường ra sao mà hôm ấy (năm 1953) cái thằng tôi lỏi tì lại nổi hứng đi chơi về phía nhà Bác Cổ (Bảo tàng lịch sử Hà Nội bây giờ). Định bụng nếu chán thì leo lên đê sông Hồng bên cạnh hóng mát. Từ nhà đi thẳng một mạch hết phố Ngô Quyền, rẽ tay phải là đến nhà Hát Lớn, nhà Bác Cổ. Quái lạ, nhà Hát Lớn hôm nay có chuyện gì mà người đứng đầy thế này? Tôi tới gần, lẩm nhẩm đọc hàng chữ to tướng trên tấm vải chăng ngang. À, có đoàn Gió Nam (ban Thăng Long, Trần Văn Trạch, Mỹ An...) từ Sài Gòn ra. Người ta đang lũ lượt xếp hàng vào nghe "nhạc cải cách". Thì cứ thử liều xem. Có mất mát gì đâu. Tôi chen lẫn vào đám đông, đứng cạnh một ông đi một mình. "Ông kèm cháu với". Ông mỉm cười, gật đầu cho tôi đi sát bên cạnh. Lúc đưa vé cho người kiểm soát, ông thân mật để tay lên vai tôi. Thế là trót lọt. Lần đầu tiên trong đời tôi được xem hát. Nhớ mãi cảnh Khánh Ngọc đứng trên lầu nghe Trần Văn Trạch hát Tình Ca của Phạm Duy.

Năm 1995, vợ chồng tôi về chơi Hà Nội. Sáng chủ nhật la cà quanh Bờ Hồ. Mỏi chân, định tìm ghế ngồi nghỉ. Bỗng thấy rạp Thăng Long trước mặt. A ha! Xem múa rối nước tại Hà Nội hẳn là phải thú vị hơn lần xem tại Lyon bên Pháp. Nhân tiện được ngồi thư giãn... Rạp hát đông trẻ con, ồn ào vui nhộn. Chúng tôi gợi chuyện một ông ngồi bên cạnh, kèm đứa con nhỏ. Lát sau mới biết vé của chúng tôi sao mà đắt thế. Hỏi người đưa chỗ. Ông này ấp úng bảo chờ để đi hỏi thủ trưởng. Một lát sau ông quay lại cho biết :

- Vì hai bác không kèm trẻ em.

Tôi cười :

- Kèm thêm trẻ em rẻ hơn là đi một mình à?

- Dạ, đúng như vậy đấy!

Nói xong, ông bỏ đi. Ông ngồi bên cạnh nói như để an ủi vợ chồng tôi :

- Ở đây như vậy đấy, hai bác ạ. Hai bác ở nước ngoài về, phải không?

Một hôm bỗng nhớ mấy điệu hát chèo, tôi lấy cái băng mua tại rạp Thăng Long ra nghe. Băng giới thiệu đoàn múa rối nước, bằng tiếng Anh. Không có nhạc. Chán mớ đời!

***

Bọn học trò lười chúng tôi còn nuôi một thứ cọp khác. Đó là cọp bài của nhau. Cọp, nói đủ là cọp-dê, là do copier (tiếng Pháp, nghĩa là sao, chép) được Việt hoá. Tiếng lóng ngày nay gọi hàng giả là cọp. Cọp này cũng là copier. Chính xác hơn thì Cọp của thời kinh tế thị trường là copy (tiếng Anh, đồng nghĩa với copier của tiếng Pháp).

Bà con ta bên Cali rất sợ một giống cọp mới. Cọp này là mấy ông Cop (cảnh sát giao thông). Xe đang phóng vùn vụt trên xa lộ. Bỗng giật mình. Liếc nhìn kính chiếu hậu. Đèn nháy tưng bừng. Thế là...bị cọp vồ mất bóp rồi, má bầy nhỏ ơi! Lại phải thắt lưng buộc bụng, nhịn bia, nhịn nhậu đến bao giờ đây? Yêng hùng xa lộ Biên Hoà năm xưa lầm bầm, chửi thề một mình. Lát sau, lẳng lặng nhận giấy phạt, thận trọng cất vào túi. Rồ máy, nhấn ga. Phóng... dưới tốc độ cho phép.

***

Ai cũng sợ cọp. Nhưng... cọp mà ăn nhằm gì!

"Đức Khổng Tử khi sang nước Tề, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, nghe thê thảm lắm. Ngài nói rằng: Người đàn bà này xem như trong nhà có trùng tang. Rồi sai thầy Tử Cống đến hỏi. Người đàn bà thưa rằng: Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết vì hổ, chồng tôi đã chết vì hổ, bây giờ con tôi lại chết vì hổ nữa. Thảm lắm ông ạ! Thầy Tử Cống bảo: Thế sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác? Người đàn bà nói: Tuy vậy nhưng ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc, tàn bạo như các nơi khác.

Thầy Tử Cống đem câu chuyện thưa lại với Đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử nói: Các ngươi nhớ đây: Chính sách hà khắc khốc hại hơn là hổ!".

(Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, Thọ Xuân, 1962).

***

Thời Pháp có bà me tây khoe với người tình vừa đi chơi vườn bách thú Hà Nội. Bà thấy con : tí ti dôn, tí ti noa, luý măng dê toa, măng dê moa, măng dê tú lơ mông (tí màu vàng, tí màu đen, nó ăn thịt mày, ăn thịt tao, ăn thịt mọi người). Anh chàng cột nhà cháy nhe răng cười, hiểu liền là người yêu tả con cọp. Thời đó dân Hà Nội gọi những người thất nghiệp, lang thang trong vườn bách thú là làm nghề "xỉa răng cọp".

***


Tại một hàng bán đồ mã, có hai con cọp giấy ngồi xổm bàn chuyện thế sự. Bỗng chú cọp con vuốt hai sợi ria mép, lên giọng với bác cọp già:
- Loài người rõ là ngu dại. Như ta đây, màu mè sặc sỡ, dáng vẻ thật oai, giá lại rẻ, đã từng một thời tạo uy tín trên thị trường mê tín, thế mà không hiểu tại sao từ hai ba năm nay lại bị tẩy chay, ế ẩm. Chẳng lẽ ta mất thiêng? Bọn ngu dại lại quay về với đám già nua, giá đắt, đã từng bị ta hất cẳng ra khỏi thị trường.

Bác cọp già, mắt chẳng thèm ngó cọp con, móm mém thều thào:

- Bọn nó không ngu đâu. Chẳng qua lúc túng thì phải dùng hàng rẻ tiền. Bây giờ khá rồi. Cúng lễ phải tỏ lòng thành. Đồ cúng phải đàng hoàng. Bọn ta tuy già nua, kém loè loẹt, nhưng được làm bằng giấy tốt, phẩm bền. Bọn bay chỉ hào nhoáng bề ngoài nhưng bên trong chỉ là mớ giấy dùng cho công việc chẳng thơm tho gì của loài người. Bọn bay năm xưa nhục mạ chúng ta. Rốt cuộc bây giờ cũng chỉ là một lũ cọp giấy, cọp con. Tất cả chỉ là chuyện trâu buộc ghét trâu ăn thôi. Ta nói cho mi biết : Cùng là cọp giấy nhưng phẩm chất khác nhau chứ!

Cọp con bỗng nhận ra mình chỉ là cọp giấy hạng tồi, rẻ tiền. Hổ phụ sinh khuyển tử (bố hổ sinh con chó)... Mình chỉ là đám hậu sinh... khả ố !

Nguyễn Dư
(Lyon, Tết Canh Dần, 2010)
http://chimviet.free.fr/38/nddg103.htm
viethoaiphuong
#5 Posted : Saturday, February 27, 2010 7:16:46 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Con Cọp Trong Y Khoa

Tác giả: Liêu - Vĩnh Bình

Trong 12 con giáp chỉ có Con Cọp là dũng mãnh hơn hết, chẳng những tướng Cọp oai hùng, sức khoẻ Cọp vô địch, thân hình Cọp lại còn vằn vện sọc vàng sọc đen trông đẹp đẽ vô cùng. Vậy mà Cọp chỉ đứng hạng 3 trong 12 con giáp, thua hẳn con Chuột nhắt bé tí teo. Từ ngàn năm nay đã biết bao người bỏ công bỏ sức, dành ra bao nhiêu tháng ngày, dày công nghiên cứu để tìm ra điều bí ẩn này, nhưng mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thích đáng.

Tuy nhiên nếu nhìn dưới khía cạnh y khoa, nhất là y học Đông Phương ngày xưa đặt nặng vấn đề sinh lý để truyền giống, làm sao sanh con đẻ cái cho được đầy nhà, hầu nối dõi tông đường về sau (để ngày nay thế hệ cháu chắt như chúng ta còn có mặt ngồi đây vừa tán dóc, vừa đọc bài báo này, vừa bàn chuyện Cọp) ; thì trong tình dục học Con Cọp quả thật thua xa con Chuột, điều này có thể cắt nghĩa tại sao ông bà mình chỉ xếp chúa sơn lâm vào hạng thứ 3. Xin quí vị thong thả đọc tiếp phần dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt mổ xẻ vấn đề này.

Nhưng trước hết, theo thông lệ hàng năm, hễ Tết năm con gì thì chúng tôi viết bài về những bệnh tật liên quan giữa con vật ấy với con người. Thí dụ như năm Con Chuột thì có bệnh dịch hạch (Bubonic Plague, peste bubonique), năm Con Chó thì có bệnh chó dại (Rabies, rage), năm Con Heo thì có bệnh heo gạo (Tinea saginata, ver solitaire), năm Con Gà thì có bệnh ... mồng gà (Genital warts, crêtes de coq) ... Đến năm Con Cọp thì quả thật là khó khăn, biết tìm đâu ra bệnh liên quan giữa Cọp và người ? Bởi lẽ giản dị là nếu bạn tình cờ đến gần Con Cọp, trước khi có đủ thời gian để nó lây bệnh cho bạn, hay bạn lây bệnh cho nó, thì nó đã ... thịt bạn rồi. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng tôi không có gì để quý vị giải trí trong những ngày Xuân. Này nhé, bạn có nghe đến món Cao Hổ Cốt trị đau nhức gân, xương. Bạn có nghe đến món Râu Cọp trị bịnh nhức răng ? Và nhất là món cháo dương vật Cọp để trị bịnh liệt dương không ?

Món Cao Hổ Cốt

Cao Hổ Cốt là một môn thuốc có từ xa xưa trong đông y, các thầy Thuốc Bắc đều biết đến. Người ta lấy xương Cọp nấu với các vị thuốc như : Ngư tất, Đỗ trọng, Xuyên mộc quả, Xuân căn đặng ... Thường thì công việc nấu nướng rất công phu, như lửa phải giữ riu riu, không được nóng quá, không được nguội quá, cứ canh như vậy liên tục trong suốt một tuần lễ. Mùi hôi thúi của xương Cọp quyện với mùi Thuốc Bắc thơm thơm bay ngào ngạt cả cây số ; nơi nào nấu Cao Hổ Cốt là cả xóm làng đều bịt mũi tránh xa. Nấu xong rồi người ta đổ chất lỏng này vào trong những khuôn to nhỏ khác nhau để cho Cao Hổ Cốt đông lại thành một chất màu nâu đen, nửa dẻo nửa cứng như lốp vỏ xe, chừng vài ngày sau, người ta sẽ cắt nhỏ thành những cục vuông vuông khoảng 2 cm x 4 cm x 4 cm để đem ra bán tại các tiệm thuốc Bắc.

Người bệnh mua Cao về ngâm rượu đế, hoặc chưng với các vị thuốc Bắc khác cho tan ra mà uống. Cao Hổ Cốt dùng để trị bịnh đau nhức khớp xương, đau lưng, trật gân. Ngày nay Cọp gần bị tuyệt chủng, cho nên khắp nơi trên thế giới, Cọp được bảo vệ tuyệt đối, cấm săn bắt Cọp, cho nên món Cao Hổ Cốt cũng không còn, hay có bán cũng thường là đồ giả, thay vì nấu bằng xương Cọp, biết đâu bạn lại mua nhằm xương ... Mèo ? May mắn thay, hiện nay cả thuốc Tây lẫn Thuốc Bắc đã có những dược liệu để điều trị các thứ bịnh kể trên còn hay hơn Cao Hổ Cốt rất nhiều. Như thuốc tây thì có : Brufen, Dolobid, Feldene, Indocid, Naprosyn, Orudis, Voltaren, Celebrex, Mobic ... tuỳ theo từng loại đau nhức mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng thứ thuốc gì, chắc chắn là dù có Cao Hổ Cốt thứ thiệt đi nữa cũng không công hiệu bằng.

Món Râu Cọp

Khi xưa người ta đem nướng râu Cọp rồi nhét vào chỗ sâu răng để trị bịnh nhức răng. Không biết có hết nhức răng thật không, tuy nhiên tôi đề nghị là bạn nên tìm đến nha-sĩ, hy vọng bạn có thể sống lâu hơn một chút, chớ đừng có mon men đến gần ... nhổ râu Cọp, sợ tuổi thọ của bạn không được dài. Còn nếu bị nhức răng vì nhiễm trùng lợi, hay chân răng (Gingivitis) thì phải gặp bác sĩ, có khi phải cần uống trụ sinh thích hợp vài ngày mới hết bịnh.

Món “Cháo Dương Vật Cọp”

Tiếng Quảng Đông gọi là Phủ Pín Tành Liễu. Món cháo Cu Cọp này chỉ có ở Đài Loan, Hồng Kông, Quảng Châu. Người ta không bán trong các nhà hàng lớn, mà chỉ có ở các quán nhậu nhỏ nằm trong khu thịt rừng. Khi màn đêm buông xuống, khu phố chật chội, ồn ào này rực rỡ dưới muôn vạn ánh đèn, tiếng nói cười, la hét hoà lẫn với tiếng phổ ky gọi vọng vô nhà bếp đặt hàng, ai nấy cũng bận rộn, lăng xăng, đứng xa trông vào như một tổ ong mật lúc nha lúc nhúc, trong mùa cao điểm lấy mật về. Tiếng chén đũa va chạm nhau kêu lẻng kẻng, thực khách đang say sưa thưởng thức những món sơn hào hải vị của vùng này. Bạn hãy để ý nhìn ra cái bàn vuông nhỏ cạnh cửa ra vào sẽ thấy hai ba cái đầu tóc đen bù xù, mặt mũi thì hốc hác, xanh xao, đang cúi xuống xì xụp húp thố (cái thố nhỏ hơn cái chén một chút) cháo Cu Cọp còn bốc hơi nóng bay lên nghi ngút. Ngoài kia trời mùa thu, gió heo may lành lạnh thổi, trong này hơi nóng từ muỗng cháo Cu Cọp, có mùi tanh tanh, mằn mặn, lẫn với vài vị Thuốc Bắc đăng đắng, chạy theo thực quản, mang theo hơi nóng ấm dần xuống đến bao tử, làm thực khách cảm thấy khoan khoái, liếm môi nở nụ cười hân hoan nửa mừng rỡ, nửa cảm thấy tội lỗi ... mừng rỡ là vì trong chốc nữa đây hy vọng chứng bệnh liệt dương của mình sẽ nhờ thố cháo này mà hồi phục, còn cảm thấy tội lỗi là vì bởi sự yếu đuối của mình mà đành phải thịt cái ... của quí của chúa sơn lâm.

Món cháo Cu Cọp này nấu như thế nào ? Công dụng trị liệu của nó ra sao ? Xin quý vị hãy đọc tiếp.

Nhưng trước hết phải nói sơ qua về Con Cọp. Cọp chỉ còn sống ở 2 vùng trên thế giới: Ở Á Châu và Siberia. Cọp Đực ở Á Châu nặng từ 180 kí lô đến 258 kí lô, Cọp vùng Siberia nặng đến 306 kí lô, vậy mà của quí của nó chỉ nặng khoảng 0,2 đến 0,3 kí lô ; có nghĩa là cái phần lòng thòng, nhỏ nhít này chỉ là một cơ quan không có lấy gì làm quan trọng đối với Cọp, kể về trọng lượng, lẫn cả công dụng. Vì ít khi được Cọp xài đến, bởi vậy cho nên sức nặng của nó mới không có gì đáng kể so với trọng lượng của thân mình Cọp. Sau khi thẻo được cái của quí này các tay buôn Cu Cọp mừng quýnh vội vã đem về bán lại cho các nhà hàng với giá khoảng 5 ngàn USD một củ. Tại đây đầu bếp chuyên nghiệp sẽ cẩn thận lột da cạo lông cho thật sạch, rửa cho hết mùi khai nồng nặc cả mấy chục năm trời không tắm rửa của chúa sơn lâm, xong rồi nhúng vào nồi nước đang sôi sùng sục, cho cái phần lủng lẳng này co cứng lại; rồi lấy ra cắt thành từng cục nho nhỏ, bỏ hết vào nồi hầm với Thuốc Bắc gồm có các vị thuốc: Cẩu Kỹ, Hoài Sơn, Đản Sâm, Bá Kích Thiên, Đỗ Trọng ... Đến ngày hôm sau, họ đổ chung vào nấu với một nồi cháo to tướng chia ra chừng 300 thố; mỗi thố bán ra 20 USD. Có người ăn một thố ; có người xơi một lượt 2, 3 thố, có người ráng trợn trắng nuốt luôn cả 5 thố. Vậy mà đến khi hữu sự thì vẫn ... ỉu xìu. Có người thắc mắc bèn hỏi: Tại sao ?

Theo nguyên lý cơ bản của y học Đông Phương thì : Ăn gì bổ nấy. Nếu yếu gan thì ăn gan, nếu yếu thận thì ăn thận, nếu yếu tim thì ăn tim, muốn bổ óc thì ăn óc, còn yếu chim thì ăn ... chim. Y học tây phương hầu như cũng công nhận điều này, chẳng hạn như ta có thuốc bổ gan làm bằng tinh chất trích từ gan ... Với khái niệm tổng quát, đơn giản trong việc trị liệu như vậy trong đầu, và với nhận thức rằng đâu có con vật nào mạnh khoẻ bằng Con Cọp, nên người ta lý luận rằng nếu đớp được của quí của Con Cọp thì người ta sẽ mạnh như Cọp trong ... chốn phòng the. Nhưng thử hỏi mấy ai đã biết được chuyện phòng the của Cọp ? Bởi vậy nên có ăn cả nồi cháo Cu Cọp thì cũng vẫn không có công hiệu gì ?

Muốn biết chuyện phòng the của Cọp, ta phải tìm hiểu về đời sống hàng ngày của Con Cọp, để có dịp rình rập coi Cọp chuyện ấy của chúa sơn lâm. Ngày nay nhờ sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật nên sự nghiên cứu này không còn khó khăn, người ta đã bắn những mũi thuốc mê làm cho Cọp ngủ im, để các nhà nghiên cứu đến kề bên Cọp khám nghiệm, lấy mẫu máu, sau đó đeo vào cổ Cọp một cái vòng có gắn radio để Cọp đi đến đâu thì họ có thể theo dõi đến đấy, kể cả đặt những máy quay phim tự động trong chốn phòng the của Cọp, hay dùng những ống kính tầm xa (Tele lens) theo dõi. Nhờ vậy mà ta đã biết rất nhiều về Cọp.

Cọp là con vật thích sống lẻ loi một mình. Mỗi một Con Cọp thống lĩnh một giang san rộng lớn, ranh giới post code của nó được đánh dấu bởi nước tiểu nồng nặc của Cọp (Cọp cũng tiểu vào các gốc cây như chó). Trong những Con Cọp mà người ta đã gắn radio theo dõi thì lãnh thổ của mỗi con đo được từ 65 đến 647 KM2. Nếu có một Con Cọp nào khác xâm nhập vào giang sơn của nó thì cuộc chiến sẽ bùng nổ rất khốc liệt, đẫm máu, có khi phải tử vong, vì vậy Cọp thường chỉ ở trong lãnh thổ mình suốt cả đời. Đời sống của Cọp kéo dài khoảng 20 năm, Cọp Đực tiếng Anh gọi là Tiger, Cọp Cái là Tigress, Cọp Con là Cub. Cọp Cái mang bầu chừng 100 ngày thì đẻ, mỗi lứa từ 1 đến 6 con, thường thì chỉ có từ 2 đến 3 con. Khi mới sanh ra thì Cọp Con yếu ớt chưa mở mắt và không có răng (dễ thương y như mèo con). Chỉ có phân nửa số Cọp Con sanh ra là có hy vọng sống được đến một tuổi, phần lớn đều chết vì bệnh tật, đói, lạnh ; ngay cả bị mấy con thú nhỏ khác ăn thịt. Khi được một tuổi thì Cọp bắt đầu theo mẹ tập đi săn ; đến khoảng 18 tháng thì Cọp có thể tự kiếm ăn một mình được và khi đó là lúc Cọp Con bị mẹ đuổi đi. Tôi được dịp xem một đoạn phim quay về cảnh biệt ly này trông thật não lòng : Cọp mẹ ngồi trên mỏm đá cao gầm gừ từng tiếng ... à ... ùm ... à..ùm ,.. à ... ùm, khuấy động cái tĩnh mịch của rừng già lúc hoàng hôn, như các bà mẹ quê hiền lành nức nở tiễn con lên đường tòng quân. Nhưng bà mẹ Cọp thì không rơi lệ, bà tuy đau lòng nhưng rất hãnh diện nhìn đứa con khoẻ mạnh, oai hùng đang khuất dần trong lùm cây ngọn cỏ, dưới ánh tà dương. Nhìn bóng con nhỏ dần mà Cọp mẹ nghe như đâu đây có bản nhạc xưa vọng về ... Rồi con lớn khôn, hai mươi tuổi đời như mẹ ngày nay ... Phải, như mẹ ngày nay, con sẽ là chúa sơn lâm ngự trị cả một khu rừng già ở một vùng xa xôi nào đó, con sẽ tiếp nối truyền thống oai hùng của loài Cọp, chỉ một thân đơn độc, vượt biên đi chinh phục khắp rừng xanh, chỉ một mình con thôi đủ làm rạng danh cho dòng giống ... Cọp. Còn chú Cọp Con thì bịn rịn, cất những bước chân chậm rãi nặng nề, đầu hơi cúi xuống nhìn những cành cây khô giòn gãy răng rắc dưới bước chân mình mà nghe như tiếng nức nở vang lên tận đáy lòng. Thỉnh thoảng chú quay lại nhìn mẹ, nhìn quanh khu rừng kỷ niệm một lần cuối, rồi lại thêm một lần cuối nữa ... Hình bóng Cọp mẹ thân yêu đang nhạt nhoà trong ánh nắng chiều buồn, người mẹ thân yêu nuôi dưỡng, đùm bọc chú đến ngày khôn lớn hôm nay ; khu rừng quen thuộc có nhiều cây cao và bóng mát mà chú chơi giỡn hàng ngày, chốc nữa đây chỉ còn là dĩ vãng, cả đời chú sẽ không bao giờ còn được gặp lại. Chú buồn như cảm giác của những người tỵ nạn Boat People, lúc vượt biên, đứng trên be thuyền rẽ sóng lướt ra biển đen, khi mặt trời đang từ từ tắt nắng, nhìn lại quê hương đang nhỏ dần, mờ dần, tối dần, quê hương thương yêu ấy sẽ vĩnh viễn rời xa, sẽ không bao giờ mình còn có dịp quay trở lại, chú thấy như đứt từng khúc ruột. Ôi ! cảnh biệt ly nào mà không khỏi não lòng ... Biệt ly, ai khéo gieo chi lên bao mái đầu xanh ... Nhưng chú ý thức rằng mình đang mang nặng trên vai hành trang là sự hãnh diện của giống nòi, chú phải tiếp tục cái sứ mạng thiêng liêng của ông cha đó, không nên để những tình cảm yếu đuối làm chùn bước chân ... Ánh nắng hoàng hôn chỉ còn lại là những tia sáng yếu ớt sau cùng, một vài tiếng chim hót cuối ngày từ cánh rừng xa vọng lại, cây rừng xào xạc run theo hướng gió chiều, mang theo tiếng ... à ...ùm ... à ... ùm ... à ... ùm, văng vẳng bên tai, như tiếng trống vang lừng, thúc giục, tiễn quan với quân lên đường ... của thuở xa xưa nào đó, khuyến khích chú mạnh dạn bước về đàng trước.

Thông thường thì Cọp biết được người bạn láng giềng mình là ai, và thường thì bạn láng giềng của Cọp Đực là cô Cọp Cái. Cọp Cái trưởng thành lúc 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi. Trong chuyện gối chăn, Cọp Cái luôn luôn là người chủ động, chỉ khi nào Cọp Cái gầm lên ... lời yêu đương mời gọi, thì Cọp Đực mới dám lại gần để tính chuyện mây mưa. Nhưng đối với Cọp chuyện ái ân không xảy ra dễ dàng như những loài khác, mà phải qua nhiều cuộc thử thách cam go. Khoảng hai năm Cọp Cái mới thốt lên tiếng gọi ... mình ơi!!! Mình ơi!!! Mình ơi!!! ( ... à ... ùm ... à ... ùm ... à ... ùm ) một lần. Nghĩa là sau khi đã tiễn chú Cọp Con ra đi chừng một thời gian ngắn, khi nhìn quanh rừng sâu thăm thẳm, nàng thấy chỉ còn lại là sự quạnh hiu, lẻ loi của người thiếu phụ trẻ đẹp, cô đơn một bóng giữa rừng già; lòng nàng chợt dâng lên nỗi buồn cho số kiếp không may làm ... Cọp. Làm thân Con Cọp vì bị mang tiếng hung dữ nên suốt đời phải chịu cảnh đơn côi (có nhiều cô sanh nhằm tuổi Con Cọp nên cũng dễ bị ... cô đơn, lẻ bóng. Âu cũng là số trời !). Tuy nhiên, nếu biết tìm đến bác sĩ thẩm mỹ để sửa đôi mắt Cọp lại thành đôi mắt nai Bambi của cô công chúa Bạch Tuyết, rồi gặp mấy chú nai tơ khác thì cứ chớp lia, chớp lịa, thì có hy vọng cải được số trời ! Có khi khát nước, nàng rảo bước chân nhẹ nhàng đi xuống bên dòng suối mơ, khi đến gần, nàng nghe tiếng nước róc rách vang lên những lời than thở chảy qua những gành đá đóng đầy rong rêu từ vạn cổ, pha lẫn tiếng gió rừng buồn bã lồng lộng giữa trời đêm, lá cây rừng xào xạc như tiếng thở dài não nuột tận đáy lòng Cọp. Nàng thấy ghen tương với các cô sơn nữ sống trong các bản ven rừng, thường làm bộ ra bờ suối tắm dưới ánh trăng, thực sự là chỉ để hò hẹn, chơi giỡn với tình nhân; còn nàng thì lúc nào cũng xuống suối côi cút một bóng, một mình, chỉ có vầng trăng lẻ loi trên cao với rừng đêm âm u lạnh lẽo, dệt thành những lời thơ buồn tha thiết ... như cõi lòng cô phụ của nàng. Sau khi uống vội vài ngụm nước ngọt ngào, mát lạnh, nhìn bóng mình với bóng trăng đang tan vỡ trong lòng suối, vỡ tan nhanh như kiếp phù du của cuộc đời, có đó rồi mất đó như ánh sao băng trong cõi tạm bợ này. Nàng thừ người ra nghĩ ngợi, tư lự : Hay là để bù đắp lại nỗi đơn côi một mình trong rừng vắng, thì chi bằng ta đẻ thêm một vài thằng cu tí cho vui vẻ với rừng khuya ... Chỉ khi đó thì Cọp Cái mới nghỉ đến chuyện ái ân, và chỉ khi đó Cọp Đực mới dám đến gần. Tuy là chúa sơn lâm, nhưng Cọp Đực không dám sàm sỡ, nhảy vô làm càn, vì sức khoẻ của nữ chúa sơn lâm cũng không kém chàng là bao. Cọp Đực phải đi vòng quanh, ve vãn, gầm gừ cố dùng cái cổ họng khàn khàn như vịt thốt ra những lời đường mật yêu thương ... có khi mất đến cả ngày. Cọp Cái cứ nằm im như một thục nữ diệu hiền, lim dim đôi mắt dưới làn mi cong vút quan sát, nếu thấy chàng quả thật là trai anh hùng, là đấng trượng phu, thì nàng ra dấu cho chàng ... leo lên. Nhưng đừng có tưởng bở, thình lình nàng sẽ gầm lên, quay ngược lại dơ cao bàn tay ngà ngọc ... đầy móng vuốt nhọn liễu, bén như dao tát thẳng vào mặt chàng, có lẽ để thử xem võ nghệ chàng đến đâu ? có đáng để cho em trao thân ... Cọp không ? Phần lớn Cọp Đực đều có kinh nghiệm nên đã phòng thủ sẵn, vội vàng phóng chạy ra xa, vì nếu để bàn tay dịu hiền của người đẹp nựng vào má thì nếu không mù mắt thì cũng mang thẹo suốt đời. Đôi khi cũng có một vài Con Cọp Đực chậm chân, hay vì thiếu kinh nghiệm, lãnh đủ cái tát trời giáng vào mặt, vêu cả má, ê cả hai hàm răng. Tuy nhiên dù là một mãnh tướng dữ dằn, dù là bị tát trúng đau thấu trời xanh, chàng cũng không quên lối nịnh đầm: Không bao giờ đánh lại người đẹp, dù chỉ đánh bằng một đoá hoa hồng. Cứ thử thách như vậy năm lần bảy lượt cuối cùng nàng mới chịu trao thân.

Không khó khăn làm sao được ! Vì nàng biết chắc rằng sau phút giây ân ái ngắn ngủi đó chàng sẽ quất ngựa truy phong, bặt tăm bặt tích như bao nhiêu thằng đàng ông sở khanh, khốn nạn trước đây, không bao giờ quay trở lại, không bao giờ nghĩ đến bổn phận làm cha, đến trách nhiệm nuôi nấng con thơ ; bỏ mặc cho nàng ôm bụng bầu thui thủi suốt ba tháng trời, giữa chốn rừng xanh, không ai bên cạnh chăm sóc, chẳng ai tiếc lời hỏi han; đến chừng nở nhuỵ khai hoa thì chao ôi ! ! ! nàng sẽ là một ... single mum ... Cọp, lang thang suốt ngày nuôi mấy đứa nhóc tì thêm 18 tháng trời.

Qua những cuộc quan sát, theo dõi, người ta nhận thấy đời sống phòng the của Cọp nghèo nàn, ỉu xìu, không có liên quan gì đến tướng mạo oai nghi, lẫm liệt bên ngoài của chúa sơn lâm. May mắn lắm thì phải 1, 2 năm chàng mới có dịp sử dụng võ khí có một lần ; thời gian mây mưa thật sự thì chẳng kéo dài được bao lâu, mà lòng thì lúc nào cũng hồi hộp, lo sợ, chân cẳng thì cứ sẵn sàng nhảy xa tránh né, kẻo cái bàn tay lông lá của nàng với móng vuốt nhọn liễu, tát vào mặt thì ân hận suốt đời. Ngày thường Cọp Đực cũng đâu có dám đến gần ve vãn Cọp Cái, nhất là những lúc nàng đang mang bầu, tính tình quạu quọ, nóng nảy, hay bận bịu nuôi con. Khi nhìn lũ trẻ thơ vô tội ... không cha, quấy phá bên cạnh mà lòng nàng không ngớt oán hận phường sở khanh bội bạc, chỉ lén giở trò ong bướm, rồi trốn tránh bổn phận làm cha, do đó nàng sẽ dữ ... hơn Cọp nếu không may cho tên đực rựa nào dám bén mảng đến gần giở lời ghẹo nguyệt trêu hoa. Bởi vậy trong lúc này không có Con Cọp Đực nào mò tới, vì nàng sẽ sẵn sàng trừng trị thẳng tay lũ đàn ông sở khanh khốn nạn, mà nàng nghĩ tất cả đều là ... cá mè một lứa như nhau.

So sánh với Chuột, Cọp quả thật thua xa trong việc truyền giống, vì Cọp phải đợi đến 3, 4 tuổi mới trưởng thành. Chuột nhắt thì sau khi chào đời có 45 ngày là đã biết mùi ân ái. Lúc vừa mới sanh ra một lũ con từ 4 đến 7 đứa còn đỏ hon hỏn là Chuột vội vàng hưởng thú mây mưa, do đó cứ khoảng 20 đến 30 ngày là cô sanh ra thêm một lũ nhóc tì (đúng là đồ ... đẻ như Chuột ). Vì vậy bổn phận Chuột đực là phải phục vụ liên tục, không kể đêm ngày. Làm việc quá độ như vậy, nên cơ quan sinh dục của Chuột đực rất to, nó chiếm gần 5 % trọng lượng cơ thể, có nghĩa là nếu con Chuột nặng bằng Con Cọp 200 KG, thì cơ quan sinh dục của nó nặng khoảng 10 kí, tương đương với 2 trái bưởi ... Biên Hoà. Có lẽ vì giỏi trong việc sinh con đẻ cháu, nên Chuột mới được xếp hàng thứ nhất trong 12 con giáp chăng ? Còn chúa sơn lâm chỉ được có tướng mạo dữ dằn bên ngoài, chứ thật ra chuyện kia không có gì đáng kể, nên phải khép nép đứng vào hàng thứ ba.

Nếu bạn muốn chống bịnh liệt dương, mà đi ăn Cháo Cu Cọp, thì kể như ... trao duyên nhằm tướng cướp. Vì nếu ăn xong mà giống được như Cọp trong việc ái ân, thì mỗi một, hai năm bạn chỉ được phép xử dụng cái vũ khí rỉ sét đó có một lần ... Nhưng đứng về phương diện y khoa thì cách ăn cháo này không ích lợi chi cả; vì chất kích thích tố sinh dục đực (Testosterone) được tổng hợp từ hai dịch hoàn, mà nếu trụng nước sôi, hay nấu lên, thì nó sẽ bị phá huỷ ngay đâu có còn xài được, mà nếu có nuốt được chất testosterone vào trong bụng thì nó cũng bị chất acid trong bao tử phân huỷ tiêu tan, thành những phân tử amino-acid nho nhỏ, không có công hiệu gì. Còn theo Đông y thì sao ? Chúng tôi tìm đến thỉnh ý Đông Y Sĩ Trần Phước Thăng, tại Trung Hoa Dược Hãng, ở HayMarket, Sydney. Theo Đông Y Sĩ Trần Phước Thăng thì muốn chữa chứng bịnh liệt dương ta phải dùng các vị thuốc bổ thận tráng dương như : Cam Kỳ, Cẩu Kỹ, Phục Thận, Ngọc Tùng Dung, Quang Diễn Liên, Kim Anh Tử, Hoài Sơn, Lão Thục Địa. Còn món Cháo Cu Cọp thì họ cũng dùng vài vị thuốc này mà thôi, thật sự cái của quí của Con Cọp chỉ dùng như là đòn tâm lý, dụ khị người ta chứ không có công dụng trị liệu gì.

Nếu mà ăn chim của Cọp mà được như Cọp, thì sao quý vị không ăn chim của ... Chuột, có phải là hay hơn không ? Cứ mỗi ngày rình bắt vài con Chuột, thẻo cái đó ra mà chấm nước mắm nêm nhậu với vài lon bia Toohey thì dù không có lợi cho bạn thì cũng có lợi cho hàng xóm, khỏi bị Chuột phá phách.

Ngày nay món Cháo Cu Cọp đã bị cấm, cũng bởi do sự tin tưởng sai lầm của con người mà khiến cho Cọp gần như bị tuyệt chủng. Trên đời này ai cũng có nhược điểm và yếu điểm, không có ai mạnh về mọi mặt, mà cũng không có ai yếu về mọi mặt. Con Cọp nó mạnh về thể xác, về sự hùng dũng, thì đương nhiên nó phải yếu trong chuyện gối chăn. Nếu bạn yếu về điểm này, thì biết đâu bạn chẳng mạnh về điểm khác ? Hãy vui lên để đón mừng Xuân mới, bạn nhé, chúc bạn khoẻ như ... Cọp.

BS Liêu - Vĩnh Bình
Nội San Y Giới, Paris 02/2010 Số 47

Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.