Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Cọp _ Hổ
viethoaiphuong
#1 Posted : Tuesday, January 19, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)






viethoaiphuong
#2 Posted : Wednesday, January 20, 2010 12:05:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thuật ngữ nói về Cọp qua tự điển dân gian


Trong thuật ngữ dân gian đề cập đến cọp bằng những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hò, vè, chuyện cổ, chuyện kim... có rất nhiều, không sao kể hết... Nhân năm Dần, biểu tượng cọp, xin sưu tầm những câu, những chuyện mang tính cách khái quát, phổ biến sâu rộng để cùng bạn đọc suy ngẫm trong dịp Xuân về.

1. Hổ phụ sinh hổ tử:
(cha hổ sinh con hổ) tương đương với thành ngữ "cha nào con nấy", "rau nào, sâu nấy", nhằm ám chỉ con cũng có tài giống cha, giữ được truyền thống gia đình.

2. Dưỡng hổ di họa:
(nuôi cọp tác hại) tương đương với thành ngữ "nuôi ong tay áo" "nuôi khỉ dòm nhà", nhằm ám chỉ nuôi cọp trong nhà, khi cọp lớn không đề phòng, cọp phản bội gây tác hại đến mình.

3. Mãnh hổ nan địch quần hồ:
Mãnh hổ tuy sức mạnh vô song, nhưng không thắng nổi bầy chồn đông, cùng hùa đánh cọp không sao đỡ nổi. Nhằm ám chỉ sức mạnh của sự đoàn kết tất thắng kẻ đơn độc lẻ loi cho dù kẻ đó có tài có sức mạnh đến đâu.

4. Điệu hổ ly sơn:
(đem cọp tách ra khỏi núi) Núi rừng là nơi thường trú an toàn của cọp, mặc sức thao túng hoành hành. Đem cọp cách ly khỏi núi rừng đem về nơi đồng bằng sẽ bị lúng túng khó khăn, không hậu thuẩn, dễ bị sa hầm xẩy hang. Ví như đoàn quân dù tinh nhuệ nếu thoát ly khỏi môi trường quen thuộc khó có thể phát huy khả năng, đó là điệu hổ ly sơn.

5. Hổ đội lốt thầy tu:
nhằm ám chỉ kẻ thiếu chân thật khoác áo nhà tu làm điều bạo ngược, độc ác, tương đương với câu: "miệng niệm nam mô, bụng chứa bồ dao gâm". Yý nói kẻ độc ác nhưng hay nói lời đạo đức để lừa dối.

6. Bảng hổ đề tên:
việc thi cử thời phong kiến, những người đậu từ Cử nhân trở lên Tiến sĩ có lệ ghi danh trên bảng gỗ, phía sau có hình con hổ nên được gọi là "Bảng hổ đề tên". Người đậu Tú tài chỉ được ghi tên trên tấm bảng bằng cót. Qua đó, ta được biết người được ghi tên Bảng hổ là người đậu cao có tài ba xuất chúng.

7. Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
(Vẽ hổ, vẽ da hổ, xương khó vẽ
Biết người, biết mặt, khó biết lòng)
Nhằm ám chỉ cốt cách bề ngoài, khó biết được lòng dạ bên trong, tương đương câu:
Dò sông, dò biển dễ dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.
Để cảnh giác con người chớ coi trọng diện mạo bên ngoài mà đánh giá sai lệch bên trong, dễ bị lầm lẫn.

8. Cáo mượn oai hùm:
Do truyện ngụ ngôn Hồ ly giả Hổ uy. Hổ là chúa sơn lâm, đi đến đâu muôn thú đều khiếp oai. Một hôm, hổ bắt được hồ ly toan ăn thịt. Hồ ly dọa hổ: "không được chạm đến ta là phạm thượng! Nếu không tin, theo ta coi ai là chúa sơn lâm, tôi đi tới đâu muôn thú đều cúi đầu sợ uy. Tôi đi trước anh đi sau bảo vệ sẽ rõ. Hổ vâng lời hồ ly đi một vòng khu rừng. Đến đâu muôn thú đều hoảng sợ bỏ trốn". Hổ không biết chúng sợ mình, lại nghĩ chúng sợ hồ ly. Thế là hồ ly thoát chết.
Người đời nay thường dựa vào thế lực, uy quyền của người khác, để khoe khoang khoát lát hợm hình, đó chính là "cáo mược oai hùm", nhằm ám chỉ mượn oai kẻ mạnh để lên mặt, vênh váo, thực chất là sự rổng tuếch.

9. Hùm chết để da:
Do câu "hùm chết để da, người ta chết để tiếng", nhằm ám chỉ da cọp rất quý hiếm, người xưa dùng làm trang phục, cho các tướng lãnh hoặc để trang trí trong dinh thự, còn có nghĩa bóng tiếng xấu hay tiếng tốt về con người sau khi chết rồi vẫn còn trong dân gian.

10. Hổ phù:
phù hiệu làm bằng gỗ hoặc kim loại, chạm khắc hình cọp, do sự tích xưa kia khi tướng soái được tuyển cử ra trận được vua ban cho phù hiệu để làm tin.
11. Khám hổ bì:
(coi da cọp) ý nói sự giao tiếp dung tục, vật kín đáo, khó coi.

12. Miệng hùm gan sứa:
(nói bằng miệng huênh hoang, bên trong lại hèn nhát) Tương đương câu:
Anh hùng gì, anh hùng rơm
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

13. Thả cọp về rừng:
Biết kẻ ác mà không ngăn chặn giam giữ, để gây tác hại người khác. Trong đời sống xã hội không nên dung túng kẻ ác tung hoành hãm hại người hiền, chẳng khác thả cọp về rừng.

14. Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp:
hành động liều mạng. Gặp cọp đã là nguy cơ mà còn vuốt râu, xỉa răng cọp không khác nào coi thường mạng sống.

15. Râu hùm, hàm én:
Tác phẩm Kim Vân Kiều, khi miêu tả Từ Hải, Thi hào Nguyễn Du đã hạ bút: "Râu hùm, hàm én, mày ngài" nhằm ám chỉ diện mạo bậc anh hùng.
(Theo sử lược Trần Trọng Kim - Tân Việt xuất bản - 1952)


viethoaiphuong
#3 Posted : Monday, March 22, 2010 8:39:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
.


Phần lớn hổ có bộ lông màu cam với những sọc đen. Lông ở bụng
và má của chúng có màu trắng. Ảnh: savechinastigers. org.(Cọp Ca)


[img] http://vnexpress.net/Fil...t/3B/A1/8C/DD/Tuger2.jpg[/img]
Hổ trắng không phải là những con hổ bị bạch tạng như nhiều người vẫn tưởng.
Ảnh: mossprojects. co.nz.(Cọp Carlos)

viethoaiphuong
#4 Posted : Monday, July 8, 2013 10:07:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

5 nguời Indonesia bị mắc kẹt trên cây vì hổ rình


hổ Sumatra, Indonesia
(AFP - ảnh dữ liệu Cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên)

HTMT dịch tin tức AFP – 08.7.2013 / Yahoo FR
5 người Indonesia cuối cùng đã xuống được dưới đất hômthứ Hai, họ phải trốn trên một cây cao đã 4 ngày vì những con hổ rình họ ở bên dưới gốc cây, những con hổ này đã tấn công một trong những bạn đồng hành của họ, theo nguồn tin cảnh sát.

Khoảng 3 chục cảnh sát, binh sĩ và nhân viên cứu hộ đã tiếp cận được với những người đàn ông đang hoảng sợ và kiệt sức vì mất nước, ở giữa một khu rừng rậm nhất của đảo Sumatra, Indonesia (phía tây-bắc), nơi vẫn còn sống loài hổ hiếm và voi hoang dã ở Indonesia.

Những con hổ vẫn còn quanh quẩn ở dưới gốc cây khi nhân viên cứu hộ đến, ngăn cản những cư dân sợ hãi trở xuống đất.

Lực lượng cứu hộ "dừng lại cách một quãng" và để cho huấn luyện viên vườn thú tìm cách trấn an những con hổ, Dicky Sondani, người đứng đầu cảnh sát địa phương, nói với AFP "các thầy dạy thú đã tiếp cận được những con thú và dỗ dành", ông nói, "cuối cùng những con hổ đã bỏ đi".

Những người Indonesia này tuần trước đã đi vào trong rừng thuộc vườn quốc gia Leuser ở phía bắc Sumatra, để tìm một loại gỗ quý hiếm là trầm hương.

Để kiếm thức ăn, những người đàn ông đã đặt bẫy nai và linh dương, nhưng một con hổ con lại bị sa bẫy, khiến hổ mẹ giận dữ và đã quần đến chết một người trong số họ.

Theo những người bảo vệ động vật, thảm kịch mới này chỉ là ví dụ mới nhất của việc tăng số lượng các cuộc đụng độ giữa người và động vật hoang dã, điều không thể tránh khỏi vì sự tàn phá môi trường sống của thú rừng.

Hổ Sumatra là một trong những loài đang bị đe dọa nhất trên thế giới. Chỉ còn khoảng 400-500 con vẫn còn sống hoang dã. Công viên quốc gia Leuser, nơi thảm kịch đã xảy ra, đang bị đe doạ bởi một dự án gây tranh cãi vì phá rừng.


Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.