Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Bi hai văn hóa trên đường
anhtrangbuon
#1 Posted : Friday, December 4, 2009 4:00:00 PM(UTC)
anhtrangbuon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 14
Points: 0

Lâu nay một trong những điều gây băn khoăn không ít về văn minh đô thị có câu chuyện về bảng hiệu. Bảng hiệu quảng cáo cái ngang, cái dọc, cái to, cái nhỏ, cái thò ra, cái thụt vào, cái này ăn hiếp cái kia, thôi thì đủ kiểu khiến cho không gian thoáng đãng bị co hẹp lại đến mức chỉ nhìn mà không đọc cũng...khó thở! Sau đợt chấn chỉnh bảnghiệu quảng cáo ở TP.HCM, tình hình lộn xộn không những không giảm mà còn còn có chiều hướng gia tăng. Dĩ nhiên, tình trạng này đâu chỉ riêng TP.HCM mới có. Lạc bước tới bất cứ thành phố, thị trấn nào cũng bị choáng ngợp bởi đủ loại biển hiệu to có, nhỏ có, bằng tôn có, bằng vải cũng có, thậm chí nhiều kẻ không thèm để ý đến chất liệu mà tuỳ tiện thấy chỗ nào có thể vẽ chữ lên đó là làm ngay tức khắc! Những kẻ "đại lãn" như vậy không hiếm nên ở nhiều nơi chúng ta có thể thấy số điện thoại của kẻ đến sau cưỡi lên số điện thoại của kẻ đến trước, tờ rơi của kẻ đến sau dán đè lên tờ rơi của kẻ đến trước! Hoá ra, ở đời này đâu phải cứ trâu chậm là bị uống nước đục?

T ôi với ông bạn ra Gò Vấp thăm nhỏ bạn học chung hồi cấp 3. Tôi hí hửng nói chuyện theo kiểu nhà quê: xì phố thích thật ông ha đâu đâu cũng đầy ấp bảng hiệu xanh đỏ. Nhà cửa thì cao ngút trời ngước lên mà muốn trặc cổ.Lần đầu tiên lên Sài Gòn tui nhìn chổ nào cũng như chổ nào, cứ mãi lo nhìn mấy cái bảng hiệu mà trâm trồ.Sao mà đẹp quá bởi vậy người ta mới có câu” hai lúa đi Sài Gòn” là phải.Mặt thì lớ ngớ thấy cái gì cũng nhìn. Ông bạn vỗ đầu tôi một cái” đúng là nhà quê”. Bà chỉ mới lên thành phố nên bà không biết đó thôi. Vừa nói ông bạn chỉ tay về phía cái bảng hiệu đang treo lơ lửng trên cành cây mà không biết trên đó viết gì? Tôi mới giật mình nhận ra không chỉ có một tấm bảng đó thôi mà còn nhiều tấm khác nữa.Ngẫm nghĩ miệng cười nhưng lại ra nước mắt.
.


Treo đ ược là cứ treo…

Điều đáng ngạc nhiên và mang tính phổ biến là chủ của những bảng hiệu quảng cáo hầu như không thèm quan tâm tới tác động của nó tới khách hàng như thế nào. Này nhé, chữ trên bảng hiệu mờ phai, rơi rụng đọc chữ Tác thành chữ Tộ cũng không sao! Bỏ tiền đóng hộp quảng cáo chữ nổi mạ đồng vàng choé, đem treo trên ngọn cột điện chằng chịt dây rợ, lâu ngày, chữ thì rơi đâu mất, chữ nào còn thì xiêu vẹo cứ như bị điện giật mà có ai thèm biết đến đâu? Trương một biển hiệu to đùng quảng cáo bột ngọt mà để bay cả mấy tấm tôn, chữ thì phai lợt cứ như bà lão móm mén cười với thiên hạ mà chỉ có người đi đường biết chứ hãng đâu cần biết!
Cũng có người nghĩ ra cách chơi ngông khác người theo kiểu "đập vào mắt thiên hạ" là chính còn đọc được, hiểu được mình quảng cáo cái gì thì...không cần!. Một tờ rơi bé bằng cái khăn ăn in chữ to bằng hạt ngô nhưng được đính vào đám dây điện loằng ngoằng chăng ngang đường mới thật hiểm! Đánh đố thiên hạ như vậy quả là hơi thiếu thẩm mỹ, một người nào đó nghĩ thế xong liền sáng tạo độc chiêu mới của mình: Treo hẳn một dây quảng cáo dầu nhớt phấp phới như chăng cờ đuôi nheo ngày hội! Tuy có mất mỹ quan đô thị một tí nhưng mà vui đáo để. Dạo một vòng thành phố những hình ảnh trên cũng không mấy gì lạ nếu chúng ta chịu khó để ý một chút. Một thành phố được gọi là văn minh lại bị những bảng hiệu quảng cáo, băng rôn làm mất đi vẻ mỹ quan. Để giải quyết vấn đề các cán bộ quản lí trở thành phu dọn rác bất đắc dĩ vì cứ phải đi gỡ băng rôn, dọn rác quảng cáo, tháo áp phích nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Theo quyết định 108 cho phép băng rôn có kích thước tối đa là 1,2 x 8 m nhưng cấm treo trên cây xanh, trụ đèn, cột điện. Nhưng thực tế quảng cáo băng rôn bát nháo, nhếch nhác vẫn đầy ra đó mà các đơn vị thực hiện quàng cáo không chịu dọn dẹp.
Lại còn tình trạng vẽ các thông tin quảng cáo trên trường, đây là cách quảng cáo hiệu quả ít tốn kém, thông tin lại mau lẹ.Các bức tường trắng xoá bỗng chốc được vẽ lên đó những thông tin, số điện thoại…một cách vô tội vạ. Trước cổng bệnh viện nhi đồng 1 núp bóng dưới hàng me xanh là “khu vực bày trừ ma tuý”, vậy chỉ có ở đó ma tuý mới bị bày trừ hay sao? Còn những nơi khác để ma tuý có thể hoành hành ah!


Bảng một đằng nhưng làm một nẻo

Thàn phố HCM đang có khoảng 2.000 khu phố, ấp..nhưng số các bảng hiệu mang những danh xưng như: khu phố văn hoá, phường văn hóa, khu dân cư tiên tiến, ấp văn hóa... thì nhiều vô kể. Bởi lẽ, khu phố nào cũng có 1-2 bảng hiệu, nhiều nơi còn chơi tới 5-6 tấm bảng nhìn rất... hoành tráng! Những địa phương chưa đạt danh hiệu văn hóa thì treo bảng hiệu với nội dung “phấn đấu đạt chuẩn khu phố văn hóa, phường văn hóa”. Tình trạng lập bảng hiệu tại các khu phố, ấp, phường tràn lan như hiện nay khiến cho danh hiệu “khu phố văn hóa” bị mất dần giá trị của nó. Gần như trên toàn TP, người dân có thể thấy các bảng hiệu “khu phố văn hóa, hẻm văn hóa” treo nhan nhản khắp nơi.
Tuy nhiên nếu chịu khó phân biệt thì cũng lắm chuyện nực cười. Trên đường Bạch Đằng khu phố 8 tôi thấy một bảng hiệu trường mầm non tư thục Ấu Thơ đã gãy, bạc màu nằm lắc lư dưới cái bảng hiệu “ khu phố 8 quuyết tâm giữ vững khu phố văn hoá”.Tôi dừng xe lại và chụp ngay cái ảnh đó vả lả đến hỏi đường chị bán nước bên lề. Mọi người không thấy cái bảng đó gãy sao chị? Chị trả lời dửng dưng nó ở ngay trước mắt đó sao mà không thấy nhưng cũng chẳng thấy ai đụng gì đến nó.
Còn ở quận Tân Bình trên đường Cách mạng tháng tám cũng không ít bảng khu phố văn hoá nhưng chẵng văn hoá chút nào.Từ hai bên đường tôi không khỏi giật mình vì hẻm nào cũng hiện diện một bảng hiệu có nội dung” quyết tâm giữ vững khu phố văn hoá” án ngữ ngay đầu hẻm. Trong khi đó ngay phía dưới là một điểm sửa xe lấn chiếm hẻm, bày la liệt đồ nghề, người dân bày hang quán, dù bạt bầy hầy khiến diện tích con hẻm bị thu hẹp. Thật khôi hài bởi dòng chữ quyết tâm đó.Có người còn tận dụng cả cột dựng bảng văn hoá để gắn bảng hiệu của mình. Cũng trên đường Cách mạng tháng tám tôi còn thấy bảng hiệu kí sinh. Trên một bảng hiệu to người ta đề một bên là” giáo xứ An Lạc” , còn một bên là trường thcs An Lạc. Người đi đường nếu mới đến đây thì cho là hai nơi đó là một.
Có thể nói đã đến lúc tình trạng dựng bảng hiệu KPVH hoặc quyết tâm xây dựng KPVH cần được chấn chỉnh. Qua tham khảo nhiều ý kiến người dân, việc dựng những tấm bảng to như quảng cáo ở đầu khu phố trong khi thực tế lại trái ngược như hiện nay là rất phản cảm. Theo tôi nên tháo dỡ các bảng hiệu KPVH hay quyết tâm xây dựng KPVH, phường văn hóa, ấp văn hóa đang giăng đầy đường để cho đường thông hẻm thoáng. Thay vào đó, có thể thay thế những tấm bảng to đùng, phản cảm tại những khu phố, hẻm văn hóa bằng một tấm bảng hiệu nhỏ (30x35cm) với chất liệu mica cho trang trọng đồng thời đỡ tốn công sức, tiền bạc để bảo quản.

Hơn thế nữa, các địa phương cũng cần phải nghiêm túc thực hiện việc hậu kiểm danh hiệu KPVH để kịp thời tước danh hiệu KPVH đối với những khu phố chưa thực sự đạt danh hiệu trên nhằm tạo sự cạnh tranh đối với các địa phương.
Được biết, Q. Tân Phú chính là địa phương đã đi đầu trong việc tước danh hiệu KPVH của 2 khu phố nhằm làm cho “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thêm ý nghĩa.
Còn rất, rất nhiều cái văn hoá trên đường mà tôi bắt gặp. Không còn là những h ình ảnh nhớt nhát mà bài viết này đã phản ánh mà thay vào đó là những hình ảnh mà đúng theo nghĩa của nó gọi là” văn hoá”.
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.