Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 18,432 Points: 19,233  Location: Golden State, USA Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
|
Trích Nguyễn Xuân Hưng Quote:Một ví dụ: "Phật hoàng Trần Nhân tông", đó là cách gọi xếch mé mà con cháu cứ gọi lăng nhăng thế. Khi tu Phật, ông ấy được tôn là Đầu đà Điều Ngự Giác Hoàng, chủ soái Thiền Trúc Lâm. Khi làm vua, thời đại của ông hiển hách là Thiệu Bảo, Trùng Hưng. Khi chết, con cháu tôn xung là Nhân tông (một trong mấy chục mỹ từ). Còn chính ông ấy là Trần Khâm. Vậy thì, khi nói đến đạo, phải là Đầu đà Điều Ngự Giác hoàng hoặc Trúc Lâm đạo sĩ. Khi tế tự thì kính cẩn lạy Trần Nhân tông, còn khi đã tôn xưng danh nhân nước Việt thì đó là Trần Khâm. Cũng vậy, với trường hợp Trần Quốc Tuấn. Ông có tước HƯng Đạo đại vương, là tước mà người đời kính cẩn gọi, vậy thì tại sao đời sau lại gọi ông là Trần Hưng Đạo (không có chữ đại vương, gọi như thế chỉ dành cho hoàng tộc, vua bề trên hoặc bố mẹ gọi mà thôi), một sự bất kính rất khó lý giải? Với Nguyễn Huệ, danh nhân văn hóa, nên gọi nhất quán là Nguyễn Huệ. Triều đại ông ấy làm vua thì có niên hiệu Quang Trung. Gọi vua Quang Trung là đúng. Đặt tên Nguyễn Huệ là là tên danh nhân, song đặt tên Quang Trung thì đó chỉ là MỘT NIÊN HIỆU, một triều vua. Chứ không có "ông Quang Trung" nào cả, mà chỉ có "vua Quang Trung", chữ "vua" ở đây là một triều đại, một niên hiệu. Người đi hỏi, tức các PV cũng không phân biệt nổi, đi hỏi các em bé, đó là một hay hai ÔNG. Chính mình chả biết, nói gì các em bé. (mở ngoặc, sau này quen gọi ông BẢo Đại cũng là xách mé, chỉ có ông Vĩnh Thụy, và vua Bảo Đại) Trong cùng một bài viết tác giả dùng hai cách viết khác nhau cho trạng từ trên (chữ tô màu vàng) . Bỗng nhiên tôi nhận ra một điều là xưa nay thấy người ta hay dùng "xách mé", nhưng ngẫm lại thì có lẽ trạng từ này viết đúng là "xếch mé". Dựa vào ngữ nghĩa thì thấy như thế. Xếch hay mé có nghĩa là không trúng thẳng ngay vào đối tượng. Người Bắc phát âm chữ "xếch" được người Nam nghe giống như chữ "xách" (người Nam phát âm không phân biệt âm "ếch" và "ết). Nên khi họ viết xuống thì "xếch" thành ra "xách".
|