Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Mặt Trận Văn Hóa Giữa Ta và Tàu + Trung Cộng với Thế Giới
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, September 27, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Mặt Trận Văn Hóa Giữa Ta và Tàu



Vĩnh Như



L.T.S.: Tập đoàn CSVN đã và đang tiếp tay Trung Cộng vận động, cưỡng ép xây miếu thờ Khổng Tử ở làng xã phá nát cơ cấu làng xã, thui chột tinh thần dân tộc người dân ở thôn quê; lập viện Khổng Học để Tàu hóa tim óc giới trí thức Việt Nam; gởi cán bộ văn hóa sang Trung Quốc tu nghiệp về văn hóa Tàu (Nho giáo Tứ Thư Ngũ Kinh) để thực hiện sách lược đồng hóa người Việt thành người Tàu như dân Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Ðông. Trung Cộng đang mở mặt trận xâm lược văn hóa ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, mà Tây Tạng là nạn nhân đầu tiên.

Xây miếu thờ Khổng Tử, lập viện Khổng Học là thiết lập đồn lũy văn hóa thành thế liên hoàn tấn công liên tục, toàn diện tinh hoa tâm thức dân tộc. Việt Nam là thí điểm trong kế hoạch bóp chết tinh thẩn bản địa của từng nhóm nhân văn trong môi trường sống hiện thực của nó, trong sách lược dùng đạo Nho của Khổng Tử, với tham vọng lãnh đạo tư tưởng thế giới (sic).

Trung Cộng chi rất nhiều tiền thiết lập trên 40 học viện Nho giáo tại nhiều quốc gia Tây phương và Bắc Mỹ với ý đồ xâm thực toàn diện văn hóa trên thế giới trong những năm tới.





Mặt Trận Văn Hóa Giữa Ta và Tàu



Vĩnh Như


Hiện nay thủ đoạn thâm độc nhất của Tàu Cộng là mưu đồ thực hiện sách lược đồng hóa dân tộc Việt Nam vào dân tộc Tàu qua mặt trận văn hóa như họ đã Hoa hóa các tộc Bách Việt ở miền Nam sông Dương Tử.

Mã Viện: Ông tướng Tàu (70 tuổi) nham hiểm thủ đoạn phá hủy trống đồng và xóa bỏ luật lệ Việt, áp dụng luật Tàu trên đất Việt.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị thất bại năm 43 sau Tây lịch, hàng trăm thủ lãnh, hàng nghìn nghĩa quân đã bị Mã Viện tàn sát. Hơn 300 thủ lĩnh bị bắt đài sang Kim Lăng (Hồ Nam). Mã Viện tâu với vua Hán Luật Việt và Luật Hán khác nhau hơn 10 điểm và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt. Cùng với việc thủ tiêu chế độ Lạc tướng, việc bãi bỏ pháp luật của người Việt và phá hủy trống đồng (biểu tượng cho uy quyền của Lạc tướng) nằm trong âm mưu của các nhà lãnh đạo phương Bắc muốn biến Việt Nam hoàn toàn trở thành châu, quận, huyện do Trung Quốc trực tiếp cai trị.

Thực dân Văn hóa: Nhâm Diên- Tích Quang- Sĩ Nhiếp

Nhâm diên, Tích Quang xóa bỏ truyền thống, phong tục tập quán, lễ nghĩa Việt và cưỡng ép người Việt sống theo khuôn mẫu lễ nghĩa của Tàu. Sĩ Nhiếp tích cực truyền bá Hán học ở Việt Nam với ý đồ xóa sạch văn hóa Việt, mà văn hóa là linh hồn của dân tộc, văn hóa là nếp sống, cách ăn- mặc- ở, lối ứng xử, cách suy nghĩ v.v..., tâm Việt hồn Việt.

Minh Thành Tổ: Ông vua Tàu chủ trương xóa bỏ tận gốc tộc Bách Việt - đốt sách- bắt nhân tài Việt đem về Tàu.

Trong một đạo sắc chỉ của Minh Thành Tổ ( vua nhà Minh) gởi cho Chu Năng, tướng chỉ huy đoàn quân xâm lăng đã minh chứng ý đồ xóa sạch văn hóa Việt của giới lãnh đạo phương Bắc. Đạo sắc chỉ đề ngày 21 tháng 8 năm 1406 (theo Kiều thư của Lý Văn Phượng năm 1540) đã ra lệnh cho toàn thể binh lính Tàu vào đất Việt là đốt sạch mọi sách vỡ, văn tự do người Việt Nam viết, kể cả sách dạy trẻ em, một mảnh một chữ cũng không được để lại. Những đống lửa khổng lồ cháy suốt trong hai năm với mưu đồ xóa bỏ tận gốc rễ văn hóa Việt . Điều đó cho thấy cuộc Nam xâm lần này với hơn 800 ngàn người Tàu (binh lính và phu binh) không phải chỉ là một cuộc xâm lăng thuần túy quân sự mà nhà Minh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lăng để đồng hóa. Cuộc xâm lăng với mục đích chính là xóa sạch nòi giống Bách Việt trên bản đồ thế giới. Nhưng người Tàu hoàn toàn thất bại. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã lãnh đạo toàn dân đứng dậy đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước.

Là Người Việt Nam, chúng ta phải tự hào về dòng Lạc Việt – tiền thân của dân tộc Việt Nam, nòi giống Bách Việt duy nhất còn tồn tại trên thế giới.

Người Việt Óc Tàu: Cuối đời Trần nhất là từ đời hậu Lê về sau, khoa bảng Việt Nam quá đề cao Nho giáo. Đó là thời kỳ Nho giáo độc tôn ở nước ta. Cho nên giới sĩ phu Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Tàu. Một khi đầu óc của giới khoa bảng đã thấm nhuần văn hóa Tàu thì họ quên mình đang sống trong môi trường thiên nhiên Việt Nam. Những câu thơ tả cảnh mùa thu chẳng hạn, từ đời Lê về sau chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Tàu. Mùa thu trong truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự là mùa thu của Đỗ Phũ trên đất Tàu: “Lác đác rừng phong hạt móc sa”, “ngàn lau hiu hắt khi thu mờ”. Mùa thu của Nguyễn Du cũng thế: “Rừng phong khi lá rũ vàng”. Ngoại trừ Nguyễn Khuyến sống trong lòng nông thôn mới có thể tái tạo một mùa thu với một tâm hồn Việt, thuần túy Việt Nam (xem Thu Vịnh, Thu Điếu). Hồ Quý Ly, người có cái nhìn độc đáo về văn hóa Việt và đã phê bình nhiều nhà Nho, từ Khổng Tử đến Chu-Trình mà đầu óc cũng bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu: Lễ nhạc nhu tiền Hán, y quan giống thịnh Đường được coi là tiêu chuẩn của một nước văn hiến.

Hầu hết khoa bảng và các quan trong triều từ cuối đời Trần về sau đều có khuynh hướng muốn cải biến văn hóa Việt theo văn hóa Tàu. Họ luôn luôn làm áp lực nhà vua tổ chức xã hội theo khuôn mẫu Tàu.

Vua Trần Minh Tông phản đối: Nuớc ta đã có phép tắc nhất định, vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau (Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản kỷ quyểnVII. Sự việc chép vào năm 1357). Vua Nghệ Tông cũng đã phát biểu: Triều đình dựng nước, tự có phép độ riêng, không theo chế độ nhà Tống là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau (như trên sự việc chếp vào năm 1370).

Đến nhà Nguyễn thì hoàn toàn nô lệ Tống Nho Thanh nho từ hình thức (cách ăn mặc, luật pháp, tổ chức hậu cung v.v...) đến tư tưởng. Tất cả đêu lấy Trung quốc làm tiêu chuẩn. Hiện nay vẫn còn một phần lớn khoa bảng lớn tuổi và những người học đòi theo những người Việt mà óc Tàu mở miệng là Khổng Tử dạy rằng, Mạnh Tử bảo thế kia v.v..., rồi tu tề trị bình, nói mà không biết mình nói cái gì (xem phần sau). Đeo kính màu Tàu –kiến bò miệng chén, gà què ăn quẫn cối xây thì còn thấy được cái gì khác Tàu.

Lủy tre làng bảo vệ Văn hóa Việt: Rất may sau lủy tre làng, với truyền thống “đất của vua, chùa của làng”, “phép vua thua lệ làng”, nên nông dân Việt vẫn giữ được truyền thống dân tộc, tức vẫn giữ lối sống, phong tục tập quán, tâm Việt hồn Việt. Bản sắc văn hóa Việt là văn hóa xóm làng tức văn hóa dân gian, văn hóa truyền miệng nếu không muốn nói là văn hóa vô ngôn, chứ không phải là văn hóa trọng hình thức, văn hóa chữ nghĩa như văn hóa Tàu hay Tây phương.

Chính vì thế, mặc dù CSVN đã và đang phá “lủy tre làng” ở một vài phương diện về hình thức nào đó, nhưng cái gốc của văn hóa Việt vẫn không bị trốc rễ. Sự thật cây văn hóa bác học Việt Nam đã bị trụi cành khá nhiều, bị và được lắp ghép nhiều cành nhánh mới, nhưng ở nông thôn văn hóa Việt, tức nếp sống, cách ăn-mặc-ở, lối ứng xử, cách xưng hô theo truyền thống Việt Nam v.v.. vẫn được duy trì. Người Việt vẫn là người Việt chất phác hiền lương, chứ không bị Nga hóa hay Tây hóa hoặc Hoa hóa như cán bộ CSVN và trí thức ở thành thị.

Việt Cộng tiếp tay Tàu Cộng: “Cỗng rắn cắn gà nhà”: CSTQ và các quan thái thú, thứ sử gốc Việt đang nặn óc tìm cách thực hiện chánh sách đồng hóa dân tộc Việt vào dân Tàu. Kế hoạch thành công thì bất chiến tự nhiên thành: Việt Nam sẽ vĩnh viễn trở thành quận huyện của Tàu. Hồ Cẩm Đào và tập đoàn của ông ta đang phục hoạt tư tưởng của Khổng Tử với mục đích “bình thiên hạ”, tức thực hiện chủ nghĩa bành trướng để dẹp yên thiên hạ trên toàn thế giới như đã dẹp yên những tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử, với ý đồ thay thế vai trò của Mỹ trong chủ trương toàn cầu hóa hiện nay.

Đi tìm Văn hóa dân tộc Việt Nam ở đâu đó bên Tàu:Đầu năm 2005, Hà Nội họp sơ bộ về triết học để chuẩn bị tổ chức hội nghị triết học Đông phương với chủ đề chính là triết thuyết của Khổng Tử. Giáo sư Trần văn Đoàn sẽ là một trong những cột trụ của hội nghị triết học Đông phương nói trên tại Hà Nội. Giáo sư là một linh mục cởi áo dòng, lấy vợ Tàu, hiện là chính giáo của môn lịch sử triết học Tây phương tại Đại học quốc gia Đài Loan và kiêm nhiệm LOKUNG Chair of Phylosophy tại Đại học Phụ Nhân Trung quốc. Ông từng là thỉnh giảng tại nhiều đại học Âu, Mỹ và châu Á như Louvain, Vienna, Oxford, Kyoto, London, Phụ Nhân và Bắc Kinh. Giáo sư là một trong những trí thức Việt Nam chủ trương tìm nguồn gốc văn hóa Việt tận bên Tàu, trong sách của Khổng Tử và Mạnh Tử, tức đạo Việt nằm trong TỬ VIẾT, trong Ngũ Kinh và Tứ Thư của Tàu. Giáo sư sẽ trình bày quá trình biến hóa từ Việt nho sang Việt triết trong Luận tập 2 trong bộ Việt Triết Luận của ông ta.

Khuynh hướng này xác định rằng muốn tìm hiểu văn hóa Việt, nếu bỏ Nho thì ta chỉ thấy ngọn chứ chưa đến gốc văn hóa Việt vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta.

Nếu Khổng Tử nói: Ngộ thuật nhi bất trước (ta chỉ ghi lại mà không sáng tác) là thật(?!) Nghĩa là ông ta đem tư tưởng của thánh hiền hoặc văn hóa của tộc Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà cho đời sau, chứ ông ta chẳng hề sáng tác.

Nếu đúng như vậy thì đặc tính của nền văn hóa mà ông ta thuật lại trong sách chỉ là nếp sống, cách suy nghĩ, phong tục tập quán, lối ứng xử v.v... của các tộc Bách Việt sinh sống ở phía Nam sông Hoàng Hà và cùng lắm gồm cả các tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử đến tận Quảng Đông và Quảng Tây chứ không phải là văn hóa của cư dân Hòa Bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) và cư dân sống ở châu thổ sông Hồng.

Xuyên qua lịch sử, chúng ta nhận thấy Khổng Tử và Mạnh Tử chưa bao giờ đến bờ Nam sông Dương Tử. Như vậy hai ông thánh của Trung Hoa gốc du mục chỉ ghi lại nếp sống, cách nghĩ, cung cách ứng xử của các tộc Bách Việt sống trên đất Tàu. Đó là những điều hai ông nghe kẻ lại chứ không phải mắt thấy tai nghe tại chỗ. Xét cho cùng văn hóa chỉ là cái tự nhiên, được thích ứng và biến đổi bởi con người để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người (Trần Quốc Vượng - Văn Hóa việt Nam tr. 71). Nói cách khác, nếp sống, cách nghĩ, lối ứng xử v.v.... thay đổi theo môi trường sống và cách làm ăn (chăn nuôi theo bầy, sống du mục hay định cư trồng lúa nước). Ngay trên cùng một đất nước đặc tính của văn minh sông Hồng và đặc tính của văn minh sông Cửu Long cũng có những điểm khác nhau: Cách pha nước mắm của miền Bắc khác với cách pha nước mắm của người miền Nam. Các món ăn của người miền Bắc (bún thang, bún mọc, chả cá v…v…) và người miền Nam Việt Nam (mắm ruột, mắm đầu cá lóc, hến xúc bánh tráng, canh chua cá lóc v…v…) còn có những điểm khác nhau thì sao lại có thể đi tìm nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam tận bên Tàu trong Tứ thư Ngũ kinh. Môi trường sống, cách sống, cách làm ăn cũng ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách ứng xử vv…

Tu - Tề - Trị – Bình

Nói cách khác, hai ông thánh nói trên - Khổng Tử và Mạnh Tử- không biết gì về cách sống, cách ăn-mặc-ở, cách suy nghĩ, lối ứng xử v.v... của những nông dân trồng lúa nước ở Hoà Bình (Việt Nam). Người dân Hòa Bình đã thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước, từ sáu đến bảy ngàn năm trước đây. Như vậy, văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa trồng lúa nước ổn định lâu đời ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã. Tóm lại có thể nói đi tìm nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong Tứ Thư Ngũ Kinh, ở văn minh Hoàng Hà hay ngay cả văn minh Dương Tử giang thì chỉ thấy TU-TỀ-TRỊ-BÌNH - thích hợp cho giới thống trị du mục phương Bắc, không thích hợp cho người nông dân Việt - chứ không thể bắt gặp được tinh hoa của văn minh sông Hồng (học ăn, học nói, học gói, học mở) bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước.

Nếu chúng ta chịu khó động não một chút thì sẽ nhận thấy “Trị quốc” và “bình thiên hạ” không thích hợp cho mọi người.

Người nông dân, nhà khoa học, thương gia, giáo sư vv…học cách trị quốc và bình thiên hạ có lẽ không cần thiết lắm. Từ góc nhìn hiện thực và nhân bản, lịch sử Trung Quốc minh chứng một cách chua chát là quan niệm tề gia, trị quốc, bình thiên hạ chỉ thường xuất hiện trong đầu óc của một số triết gia hay trên miệng lưỡi - đầu môi chót lưỡi - của các nhà nho hoặc khoa bảng gàn mà thôi. Đó là lý tưởng của các triết gia mà Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện được.

Chúng ta tạm hiểu một cách đơn giản “tề gia” là cư xử ăn ở trong gia đình cho mọi sự ổn thõa, mọi người sống hài hòa an vui hạnh phúc với chủ trương “tam tòng”

1- Gái ở nhà phải nghe lời cha (còn mẹ ở đâu?)

2- Có chồng theo chồng

3- Chồng chết theo con.

Trên thực tế từ xưa cho đến ngày nay, người con gái Trung Quốc lấy chồng hoàn toàn lệ thuộc nhà chồng, nếu không muốn nói là trở thành nô lệ của nhà chồng. Phải chăng tề gia là “cha bán con” “chồng bán vợ” “anh bán em gái” “bó chân con gái” vv…(xem chi tiết ở phần sau)

Nhân sinh quan của người Trung Quốc vẫn còn mang dấu ấn gốc văn hóa du mục, lúc nào, thời nào cũng chủ trương “trọng nam khinh nữ”

Bước vào thế kỷ 21, họ vẫn tìm mọi cách để hủy diệt đứa con gái vừa chào đời.

Phải chăng hầu hết người dân cũng như đa số bác sĩ, kỷ sư, giáo sư, luật sư, thương gia vv…không cần phải bỏ thời giờ để học cách “trị quốc” và “bình thiên hạ”.

Có một số khoa bảng Việt Nam cố giải thích “bình” là đem lại hòa bình cho thiên hạ, lo cho mọi người khắp nơi được yên ổn, không có chiến tranh. Bình hòa chính sách, lấy hòa bình để giải quyết chiến tranh, bình không phải là động từ như tu, tề, trị. Bình không phải là bằng phẳng, dẹp yên thiên hạ vv…

Các ông Thánh cũng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc miệng thì nói đem lại hòa bình đến cho thiên hạ, nhưng thực chất là xâm lăng, là chiếm đoạt từ đất đai đến con người (đồng hóa các dân tộc phi Hoa trở thành Tàu) là hưng Hoa diệt Di (chủ trương của Khổng Tử).

Thực tế cho thấy nhà Chu (1122 - 225 trước Tây lịch) đem hòa bình đến cho 1700 chư hầu (thiên hạ) là chiếm đoạt đất của tộc Bách Việt ở lưu vực sông Hoàng Hà, là thống trị họ, là củng cố, phát triển chế độ nô lệ.

Sang thời Đông Chu (Xuân Thu = 770 - 475 trước Tây lịch) chỉ còn 100 nước, có 14 nước tương đối lớn, trong đó mạnh nhất là Tề, Tần, Tống, Tấn, Sở (ngũ bá). Bước sang thời Đông Chu (chiến quốc = 475 - 221 trước Tây lịch) có thất hùng Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần, Sở và Yên.

Trong thời đại này, Khổng Tử chủ trương nhân trị nhưng thực chất là hưng Hoa diệt Di, là thuyết phục các chư hầu kể cả các nước thuộc tộc Bách Việt sống dưới sự thống trị của thể chế phong kiến do Chu Công thiết lập và theo văn hóa mang tính du mục.

Sau Chu đến Tần. Tần Thủy Hoàng đem hòa bình đến cho thiên hạ bằng cách diệt lục quốc, rồi cho quân vượt sông Dương Tử mang hòa bình đến phương Nam, nhưng thực chất là chiếm đất của tộc Bách Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Qui Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang cái “hoà bình quái ác” của Trung Quốc cho nước Âu Lạc, dân Việt kháng chiến trong 10 năm gian khổ, Trung Quốc bị thất bại.

Nhà Hán lại đem cái “hoà bình quỉ tha ma bắt” đến Mông Cổ, Tân Cương, suốt Trung Á đến tận lảnh thổ Nga, phía đông bắc gồm bán đảo Triều Tiên đến tận Hán Thành (Séoul), phía Nam đến Việt Nam.

Tây phương gọi thời đại này là Thái bình Trung Quốc (Pax Sinica) tương đương với Thái bình La Mã (Pax Romana).

Nhà Hán và nhà Đường đã đem hòa bình đến cho dân Việt trên 1000 năm. Nhờ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền mà dân Việt mới thoát khỏi cái “hoà bình quái đản” do Trung Quốc mang đến.

Rồi Tống, Nguyên, Minh, Thanh không triều đại nào của Trung Quốc mà không mang cái hòa bình quái gỡ của triết lý tu, tề, trị, bình đến cho dân tộc Việt Nam, và không cuộc xâm lược nào là không bị Việt Nam đánh bại (7 lần đại thắng: Quân Tống (2) Nguyên (3), Minh (1) và Thanh (1).

Trung Quốc đã và đang mang cái hòa bình quái ác - thể hiện triết lý Tu, Tề, Trị, Bình của các ông Thánh Trung Quốc nghĩ ra - đến cho dân Tây Tạng.

Họ đang mang hòa bình kiểu Trung Quốc cho dân tộc Việt ở biên giới Việt Trung, trên biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ còn có tham vọng mang cái hòa bình dưới cây dù của triết lý Tu, Tề , Trị, Bình (mà đa số trí thức lớn tuổi Việt Nam thường nói trên đầu môi chót lưỡi khi có dịp) xuống Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương, đuổi Mỹ trở về Hawaii.

Học Ăn - Học Nói - Học Gói - Học Mở

Trái lại, học ăn, học nói, học gói, học mở thích hợp cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, nó không gò bó trong một khuôn mẫu nhất định. Dân Pháp, học ăn, học nói, học gói, học mở theo văn hóa Pháp; dân Mỹ theo văn hóa Mỹ, dân Ấn Độ, theo văn hóa Ấn Độ, dân Việt theo văn hóa Việt vv…

Mặt khác, nó có điểm chung cho tất cả mọi người và còn có điểm riêng thích hợp cho mọi giới: (nông dân học sinh, công nhân, thương gia, trí thức, chính trị gia vv…) trong mọi hoàn cảnh sinh động.

Phải chăng có thể nói triết lý giáo dục - học ăn, học nói, học gói, học mở - mang tính dân tộc nhân bản và hiện thực.

Chẳng hạn, trong nền văn hóa Việt, người trưởng thành sống không thể thiếu ý thức về mình, tức học gói để biết cách nhìn lại chính mình, tự biết mình “trăm hay xoay vào lòng, vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bỡi mình”, và cũng không thể thiếu ý thức về sự tương quan giữa mình với người, vạn vật cùng thiên nhiên “học mở” để mở rộng cõi lòng, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống tình thương (cởi mở, bao dung, vị tha) đơm hoa kết trái, mà đỉnh cao tuyệt đỉnh của con người là thăng hoa mãi theo chiều kính tâm linh với định hướng con người hòa cùng vũ trụ.

Người trưởng thành cũng không thể thiếu khéo léo trong việc vận dụng tinh thần tổng hợp (học gói) và tinh thần phân tích (học mở) trong mọi hoạt động của đời sống.

Trong gia đình Việt Nam, con cái - gái hay trai - được cha dạy khôn, mở mang kiến thức, nhìn xa trông rộng (học mở); mẹ dạy khéo léo, phát triển tình cảm, tâm linh qua lời ru (học gói): “ cha khôn mẹ khéo” có chồng thì cùng chồng chung lo xây dựng mái ấm gia đình với nếp sống phân công - chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa - hợp tình hợp lý, tùy hoàn cảnh.. Chồng làm những việc nặng nhọc, bên ngoài (học mở) vợ đảm trách những việc nhẹ nhàng bên trong của nội tướng (học gói)

Các nhà chính trị thì phải ý thức “ăn” là kinh tế, “nói” chính trị, “gói và mở” là giáo dục. Ông Lý Đông A, nhà cách mạng Việt Nam, thấm nhuần tinh thần dân tộc với tâm Việt, hồn Việt đã đưa ra một nhận định rất chân xác rằng : “kinh tế, chính trị và giáo dục phải phát triển đồng bộ. Nhưng giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị. Chính trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh.”

Mặt khác:

Ăn: ăn coi nồi ngồi coi hướng….ăn để sống chẳng phải sống để ăn, với ý nghĩa ươm mầm cho sự thăng hoa cuộc sống và con người qua biểu tượng Thần Tổ Kép Tiên Rồng.

Nói: Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…sinh ra “đầu đội trời chân đạp đất” con người tương thông với thiên nhiên vũ trụ, vạn vật, “sống làm biết, biết làm sống” từ hiểu nghiệm sống này con người bước vào ngôi nhà tâm linh một cách tự nhiên, giải mã văn tự vô ngôn của trời đất (thiên nhiên) qua tâm thức của dân tộc; rồi chuyển cái chiêm nghiệm lại có “ngôn” (ca dao, tục ngữ, huyền thoại) mà không truyền bằng văn tự. Văn hóa truyền miệng, lấy cuộc sống sinh động, truyền từ sự sinh động qua sự sinh động thiết thực của cuộc sống, không bị đóng khung trong ngôn ngữ chết, chữ nghĩa chỉ nói về sự thật, chứ không phải là sự thật.

Học nói là phương thức diễn dịch tuyệt vời thiên thu vô ngôn của trời đất.

Tổ tiên ta đã truyền lại cho con cháu lộ trình đi vào Thiên Thu Vô Ngôn của trời đất qua biểu tượng “gậy thần sách ước” với ba tờ giấy trắng tinh.(Xem giải mã Gậy Thần Sách Ước - Đạo Sống Việt - Tủ Sách Việt Thường)

Rồi “gói - mở” tức “đóng - mở” “vô - ra” được linh động đem vào thực tế, chuyển tải nhanh chậm tùy thời, ứng dụng sự thuân lý trong mọi việc qua biểu tượng Thần Tổ Kép Tiên Rồng. Tiên (gói) Rồng (mở)

Lối học “hai chiều thuận nghịch” linh động, sáng tạo và hiện thực, mở tâm thức dân tộc một cách tự nhiên, nó không đóng khung, thiếu sáng tạo, không thiết thực cho mọi tầng lớp, một mô hình chết như tu, tề , trị, bình của Tàu.

Có thể nói: ăn, nói, gói, mở mang tính dân tộc, nhân bản và hiện thực; nó giúp cho mọi người ý thức được mỗi người là bộ Kinh Dịch Sống để thích nghi với đời sống sinh động và linh động hằng ngày (học ăn, học nói, học gói, học mở là một phần của giáo dục nhân bản tâm linh không thuộc chủ đề của loạt bài này, cần biết thêm chi tiết xin tìm đọc các tác phẩm của Tủ Sách Việt Thường o website www.tusachvietthuon g.org)

Trung Quốc Khai Thác Triệt Để Khuynh Hướng Tìm Nguồn Gốc văn Hóa Việt Nam Ở Bên Tàu

Là người Việt Nam chúng ta cần thận trọng trong mặt trận văn hóa hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam. Cuộc chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt vì gián điệp văn hóa Tàu có mặt khắp nơi và khó phân biệt địch và bạn. Hơn nữa CSVN lại tạo môi trường thuận lợi cho Tàu Cộng thực hiện mọi kế hoạch trong trận chiến này.

Về mặc chiến lược hiện nay Trung Quốc đang khai thác triệt để khuynh hướng tìm nguồn gốc văn hóa Việt Nam ở bên Tàu. Hướng đi này quan niệm rằng Khổng Tử chỉ công thức hóa và chữ nghĩa hóa văn hóa của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu. Như vậy, nếu bỏ Nho, tức Tứ Thư Ngũ Kinh thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến tận gốc của văn hóa Việt, vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta.

Mục tiêu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn mang dấu ấn văn hóa gốc du mục với bệnh trầm kha Hội Chứng Đại Hán là tìm mọi cách Hán hóa dân tộc Việt Nam như đã Hán hóa Bách Việt sống trên đất Tàu.

Kế hoạch của họ trước hết là dùng mọi thủ đọan, mưu mẹo làm cho giới khoa bảng Việt Nam nô lệ tư tưởng Nho giáo, xem văn minh, văn học Trung Quốc là siêu việt, nước lớn người đông, có mặt khắp địa cầu, để rồi tôn thờ Khổng Tử một cách quá đáng, xem như một ông thánh toàn thiện, bất khả xâm phạm. Ông Thánh đó chủ trương nhân ái nhưng thực chất là “hưng Hoa diệt Di”, là tìm cách phục hoạt chế độ phong kiến nhà Chu với sách lược bàn tay sắc (bạo lực quân sự) bọc nhung (văn hoá - thuật nhi bất tác). Mặt khác Trung Quốc đã và đang đổ hàng hóa thực dụng như phụ tùng nhà bếp, bình thủy, xe đạp vv…qua hai hướng (buôn lậu và giá rẻ) tràn ngập từ thành phố đến thôn quê, nhà nhà đều dùng hàng hóa của Trung Quốc, bóp nghẹt các ngành sản xuất trong nước. Dần dần người Việt bị Hán hóa; Trung Quốc sẽ chiếm cả người lẫn đất đai, không mất một viên đạn, bất chiến tự nhiên thành.

Cách Học Cái Hay Cái Đẹp Của Người- Nhập Nô Xuất Chủ

Chúng ta có thể học, học mãi, học lời hay ý đẹp của người tốt lẫn người xấu, kể cả Không Tử, người đã miệt thị chủng tộc Bách Việt là mọi rợ, người đã chủ trương diệt chủng tộc Bách Việt (hưng Hoa diệt Di).

Chẳng hạn, chúng ta có thể thực hiện lời hay của một tên cướp đã hãm hiếp bà con mình, tra tấn cha mẹ, vợ con mình nhưng không thể tôn thờ kẻ cướp đó và dạy con cháu mình phải kính phục kẻ cướp.

Ông cha ta đã dạy cách học hỏi cái hay, cái đẹp của người trong triết lý giáo dục nhân bản tâm linh qua quá trình học ăn , học nói, học gói, học mở mà nhà cách mạng Việt Nam, ông Lý Đông A đã tóm gọn trong bốn chữ “Nhập nô xuất chủ”

Chúng ta học hỏi văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc, học chữ Hán, học nói tiếng Bắc Kinh, nhưng chúng ta học với ý thức, học cái hay, bỏ cái dở chứ không phải học để trở thành kẻ nô lệ tư tưởng Tàu, trọng Tàu, sợ Tàu và trở thành kẻ vong bản. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng liên hệ lịch sử, văn hóa gắng bó, nên càng phải chú ý và đánh giá xác đáng các xu hướng cũng như ảnh hưởng của nó. Thái độ của ông cha ta trong giao lưu văn hóa “có rế thì đỡ nóng tay” hoặc “có dép, có giày thì đỡ nóng chân” hay “ăn sung nằm gốc cây sung, lấy anh thì lấy nằm chung chẳng nằm”.

Xem cái hay, cái đẹp của văn hóa ngoại nhập là cái rế, giày, dép chứ không phải là bản sắc văn hóa dân tộc.. Đừng để rơi vào trạng thái “buồn ngủ gặp chiếu manh” xem văn hóa Tàu (Tứ Thư Ngũ Kinh) là cái phao để nắm bắt cho đó như là tinh hoa của tư tưởng Việt.

Vào thư viện của Anh hoặc Mỹ vv…chúng ta sẽ thấy sách nghiên cứu về Nho Giáo rất nhiều. Một số học giả Tây phương đã dày công nghiên cứu về Khổng Tử, họ phân tích xác đáng, đi sâu vào nhiều điểm còn hơn cả các nho sĩ, các nhà khoa bảng của ta. Nhưng họ không nô lệ tư tưởng Tàu, không tôn thờ Khổng Tử. Họ không xem Khổng Tử là ông thánh bất khả xâm phạm. Họ không xem văn học Trung Quốc là siêu việt như một số khoa bảng Việt Nam, ăn không ngồi rồi, thưởng thức thơ Đường, ca ngợi Kinh Thi không đúng lúc, nhẫn tâm vô trách nhiệm, trước quốc nạn khủng khiếp của dân tộc. Nghịch lý thay!

Một số nhà khoa bảng Việt Nam lại vô tình đóng vai trò đoàn quân tiên phong của Trung Quốc trong mặt trận văn hóa giữa ta và Tàu, tiếp tay cho việc Hán hóa đầu óc dân tộc Việt Nam

Dù Tứ Thư Ngũ Kinh là chữ nghĩa hóa tư tưởng của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là tư tưởng của các tộc Bách Việt sống trên đất Tàu chứ không phải của dân tộc Việt Nam. Nó đã bị “du mục hóa” từ thời nhà Chu (1122 - 225 trước Tây lịch) và bị Hán hóa, tức chồng lên một lớp sơn Hán Nho, rồi Tống Nho và vv….

Hơn nữa, sách vở, chữ nghĩa chỉ là cái xác chết, cặn bã của người xưa, một đống ngôn ngữ trống rổng. Ngôn từ, chữ nghĩa chỉ nói về sự thật, chứ không phải là sự thật.

Như vậy, phải chăng Tứ Thư, Ngũ Kinh chỉ là cái xác chết của tư tưởng Nho giáo, nếu có.

Trở Về Với Xóm Làng Và Với Tiếng Nói Tâm Thức Của Dân Tộc

Tại sao chúng ta không trở về trực tiếp với xóm làng Việt Nam với huyền thoại và ca dao (tiếng nói tâm thức của dân tộc) để từ đó bước vào ngôi nhà tâm linh Việt, đến tận gốc của văn Hóa Việt: Thiên thủ vô ngôn của Trời đất, nơi chứa đựng những tinh hoa (những hằng số) của văn hóa Việt; một nền văn hóa hòa bình, nhân bản, dân tộc mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính nhân chủ và bình đẳng.

Phải chăng trở về với cái xác chết do Khổng Tử lưu giữ lại (thuật nhi bất tác) không ích lợi gì đối với 95% người dân Việt, không biết Khổng Tử là ai, không đọc được chữ Tàu mà còn là một cơ hội để Trung Quốc lợi dụng trong mưu đồ Hán hóa người dân Việt?

Lịch sử đã chứng minh, người Bách Việt sống trên đất Tàu (Chiết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây) đọc Tứ Thư Ngũ Kinh suốt hơn hai ngàn năm qua cũng không phục hoạt được hồn dân tộc của họ, cũng không hun đúc lại được ý chí tự chủ và tinh thần độc lập của nòi giống . Họ còn hảnh diện tự cho mình là người Tàu, Hán nhân, Đường nhân.

Phải chăng hướng đi hợp tình hợp lý nhất không bị Trung Quốc lợi dụng được là đến tận gốc của văn hóa Việt, Thiên Thú Vô Ngôn của Trời Đất (Thiên Nhiên)?

Không ai cấm chúng ta học cái hay cái đẹp của cái xác chết của tư tưởng trong Tứ Thư Ngũ Kinh nếu có những điều hay đẹp còn dùng được, thích hợp với tâm hồn người Việt để phong phú hóa văn hóa dân tộc. Nhưng chúng ta đã biết các nhà lãnh đạo Trung Cộng đang tìm cách phục hoạt tư tưởng Nho giáo và dùng tư tưởng của Khổng Tử như là nhạc trưởng điều hợp ban nhạc triết học Đông Tây, với tham vọng lãnh đạo thế giới về mặt tư tưởng. Đó cũng là sự gợi ý của các triết gia tại hội nghị triết học thế giới lần thứ nhất năm 1949 tại Honolulu.

Người Việt Nam chúng ta phải ý thức rõ ràng “dân tộc nào để cho văn hóa ngoại lai ngự trị thì không thể có độc lập thực sự vì văn hóa là linh hồn của một dân tộc (Nguyễn An Ninh - Lý Tưởng Của Thanh Niên Việt Nam).

Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc:Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc có mặt khắp nơi qua mọi sinh hoạt: Du lịch, thương mại, băng nhạc kịch, phim ảnh, dưỡng sinh, báo chí sách vở, nam ca sĩ Việt Nam đã bị Tàu hóa qua cái áo cổ cao, dần dần có thể Tàu sẽ xé nát cái áo dài truyền thống của Việt Nam, v.v...

Tình báo và gián điệp Trung Cộng dưới dạng du khách và thương gia:Theo ước lượng của một giới chức Bộ Công an Hà Nội thì trong năm 2003, ít nhất có vào khoảng từ 100 đến 150 ngàn người Tàu vượt biên giới qua Việt Nam làm ăn và du lịch. Họ vào tận Sàigòn. Một số lấy vợ Việt. Theo nguồn tin nói trên từ năm 1999 đến nay chính quyền Hà Nội không còn có thể kiểm soát được biên giới Việt Trung.

Người Hoa thường trực ở Việt Nam dưới dạng du khách và thương gia. Họ tiếp tục vào Việt Nam, không ồ ạt mà vào lẻ tẻ từ từ, nhưng liên tục, tích lủy lại người Hoa có mặt tại Việt Nam từ 1 triệu đến 1,5 triệu. Di dân người Tàu đang là một đe doạ khủng khiếp cho Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Đó là đạo quân thừ năm vô cùng nguy hiểm, phát triển đồng bộ với cuộc Nam tiến lấn đất ở biên giới Việt Trung, giành dầu ở Biển Đông và bao vây ở biên giới Việt Lào. Chính phủ Lào đã để cho người Tàu khai khẩn đất đai ở vùng biên giới Lào Việt.

Điều vô cùng nguy hiểm là nhiều người Việt phục vụ cho đoàn quân tuyên truyền của Trung Cộng: một số vì củng cố quyền lực và quyền lợi; một số trí thức thức khoa bảng vì thiếu cảnh giác đã vô tình tiếp tay phục vụ đắc lực (phổ biến sâu rộng văn hóa Trung Quốc) trong mặt trận văn hóa đang diễn ra vô cùng ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc

Băng nhạc kịch: Người Việt Nam nào có khứu giác nhạy bén sẽ cảm nhận được mùi “xì dầu, mùi Tàu” bay khắp phòng trong lúc xem các băng nhạc kịch. Như vậy mùi Tàu ảnh hưởng đến hàng triệu bộ óc của người Việt trong nước cũng như hải ngoại. Phải chăng những người điều khiển chương trình băng nhạc kịch đã bị Tàu Cộng mua chuộc rồi sao? Cần phải miệt thị tổ tiên, bóp mép lịch sử, làm mất hào khí của dân tộc để kiếm ăn hay không?

Dưỡng sinh: Một số trí thức người Mỹ, người Pháp gốc Việt v.v... phổ biến khí công, hương công, thái cực quyền mà cho rằng phát huy văn hóa dân tộc. Có lẽ nói phát huy văn hóa Trung Hoa hay tinh hoa văn hóa phương Đông hoặc gì đó thì ổn hơn. Một số khác tích cực phát triển Pháp Luân Công. Người chủ trương cho rằng đây là một pháp tu luyện tối cao các đặc tính của vũ trụ: Chân thiện nhẫn. Pháp luân đại pháp là một phương pháp tu luyện tầng cao của Phật pháp.

Theo ông Lý Hồng Chí thì pháp do Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng cách nay 2500 năm chỉ nhằm cho người ở trình độ rất thấp; những người vừa mới ra khỏi tình trạng xã hội phôi thai và có một tâm ý rất đơn sơ. Người ngày nay không còn có thể tu luyện bằng pháp đó. Vào thời mạt pháp cả những vị sư trong chùa còn có nhiều khó khăn để tự cứu độ làm sao họ có thể cứu độ người khác? (Lý Hồng Chí - Chuyển Pháp Luân tr. 12) Đó là cái tập quán lấy của người (Ấn Độ) làm của mình (Tàu) rồi chê của người là lạc hậu, với cái tính tự cao tự đại và óc độc tôn độc hữu gốc du mục.

Phong trào học tiếng Tàu: Hiện nay phong trào học tiếng Tàu với giọng Bắc Kinh đang lên cao độ và hiện tượng dịch sách Tàu để phổ biến văn hóa Trung Quốc khắp hang cùng ngõ hẻm. Trên kệ sách đa số là sản phẩm của Trung Quốc được chuyển ngữ, từ 10 đại hoàng đế Trung Quốc, 10 mưu lược gia Trung Quốc, hệ thống phạm trù lý học… đến triết học Trung Quốc (đạo-tâm-nhẫn).

“Hòa” theo kiểu Tàu: Một số sách ca ngợi dân tộc Trung Hoa là dân tộc thượng hòa. Giáo sư Tiến sĩ Triết học Trần Chí Lương, người Trung Quốc đã viết: “Dân tộc Trung Hoa là dân tộc thượng hòa (coi trọng hòa). Năng lực thượng hòa sẽ kết nhiều quả ngọt trong thế kỷ 21… Đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa”. Có thật dân tộc Trung Hoa là dân tộc coi trọng hòa không?

Ngày xưa người Trung Quốc đã “hòa” hết đất đai của các tộc Bách Việt từ phía Nam sông Hoàng Hà đến Quảng Đông Quảng Tây. Ngày nay họ đang “hòa” ở Tây Tạng, Tân Cương và vùng biên giới Việt-Trung. Họ đã và đang “hòa” với dân tộc Việt Nam ở Biển Đông (Trường Sa và Hoàng Sa). Ngày 8 tháng 1 năm 2005 Trung Quốc đã cho thế giới thấy dân tộc Tàu là dân tộc coi trọng “hòa” bằng cách nổ súng tấn công bắn chết 9 ngư dân Việt vô tội một cách trắng trợn, tàn bạo, dã man của kẻ mạnh. Rồi lại chụp mũ những ngư dân vô tội đó là hải tặc.

Thực tế đã dạy cho dân tộc Việt Nam đừng tin những gì các ông thánh Trung Quốc nói - đức nhân, đức trung và, chính danh định phận, đạo trung, nhân trị, hòa v.v…- hãy nhìn cách hành xử của người Trung Hoa từ ngàn xưa đến nay.



Tủ Sách Việt Thường

www.tusachvietthuon g.org









Trung Quốc đã và đang mang cái hòa bình quái ác - thể hiện triết lý Tu - Tề - Trị - Bình của các ông Thánh Trung Quốc nghĩ ra - đến cho dân Tây Tạng. Họ đang mang hòa bình kiểu Trung Quốc (bình thiên hạ) cho dân tộc Việt Nam ở biên giới Việt Trung trên biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Học với ý thức, học cái hay, bỏ cái dở, chứ không phải học để trở thành kẻ nô lệ tư tưởng Tàu, trọng Tàu, sợ Tàu và trở thành kẻ nô lệ tư tưởng Tàu.



Với chủ trương dùng nhân nghĩa - thuật nhi bất tác - ở đầu môi chót lưỡi, tức lời nói khác với hoài bão của mình - hưng Hoa diệt Di - để thay cho việc binh đao. Cái đạo đức chuyên lấy của người - thuật nhi bất tác - khéo léo uốn nắn theo ý đồ của mình, đánh lừa thiên hạ với dã tâm đồng hóa các giống dân khác thành người Tàu. Đó là sách...
viethoaiphuong
#2 Posted : Wednesday, October 14, 2009 6:05:58 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hoa-Việt trong Thế Cân Bằng Quyền Lực Châu Á Thái Bình Dương

Huỳnh Công Luận


<= Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa kỷ niệm 60 năm Quốc Khánh ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại Quảng trường Thiên An Môn với những thành tựu mà quốc gia này đã đạt được. (AFP Photo)

Ròng rã 60 năm đó, đảng CS Trung Hoa luôn quyện chặt Việt Nam vào các bước thăng trầm của anh hàng xóm khổng lồ trong ý đồ bành trướng, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước có cùng biên giới với họ. Chúng ta sẽ ôn lại quá trình "bình thiên hạ" của Hán Tộc gần đây để hiểu rõ chủ nghĩa chủng tộc núp phía sau thuyết "Tu-Tề-Trị-Bình" của Khổng Tử. Chúng ta cũng sẽ ôn lại cách đối phó của Tổ Tiên chúng ta để khỏi bị đồng hóa. Và sau cùng, tìm ra thế "Cân Bằng Quyền Lực" để sinh tồn.

Quá Trình "Bình Thiên Hạ" của Hán Tộc.

Trung Hoa tuy có nền văn minh rất sớm nhưng họ đã đoán sai: "trái đất hình vuông" mặc dù họ đã định được bốn phương tám hướng và lập ra Bát Quái Đồ làm căn bản cho khoa Thiên Văn, Địa Lý. Họ đã tự đặt nước họ vào vị trí trung tâm của quả cầu hình vuông ấy. Chỉ cái tên Trung Hoa (Chúng Quả) thôi, người Hán đã biểu lộ tánh cực kỳ kiêu ngạo như nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy đã đề cập trong bài tham luận "Trung Quốc ‘bao giờ cũng đúng’?" của ông: "Các hoàng đế Trung Hoa luôn coi mình là trung tâm của thế giới. Trung Quốc là ‘nước ở giữa’, ở đó có ‘con trời’ (Thiên tử) cai trị muôn dân. Các nước xung quanh theo thứ tự được phân chia thành đông Di, tây Địch, bắc Nhung, nam Man.
Mấy tỉnh miền nam Trung Quốc ngày nay và Việt Nam được "vinh dự" thuộc hàng ngũ "nam Man" – là phiên thuộc, là chư hầu của Thiên tử. Xin lưu ý là 3 trong 4 chữ Hán: Di, Địch, Nhung, Man nói trên, có tới 3 chữ có bộ thú chỉ thú vật ở bên cạnh."
[1]
Ngay cả Phát Xít Đức cũng chỉ tự coi chủng tộc mình là vô địch chứ chưa dám coi các dân tộc khác là loài cầm thú như người Hoa.
Từ tính kiêu ngạo tột cùng ấy, vua chúa Trung Hoa có một chính sách bành trướng và đồng hóa tàn bạo nhứt trong lịch sử nhơn loại. Chúng ta hãy nghe lời kể của ông Dương Danh Dy:

"Không biết tên gọi của bao nhiêu nước đã biến mất trên bản đồ Trung Quốc để lãnh thổ nước này từ chỗ chỉ có mấy vùng đất không lớn lắm ở một phần lưu vực thuộc sông Hoàng Hà nay đã mênh mông rộng tới 9,6 triệu km2?
Không biết bao nhiêu dân tộc đã bị đồng hoá, kể cả dân tộc đã từng vào thống trị Trung nguyên xây dựng nên triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc mà nay chỉ còn chưa tới một trăm người nói và viết thành thạo tiếng mẹ đẻ?
Tất cả quá trình bành trướng lãnh thổ, đồng hóa dân tộc bằng thủ đoạn tàn bạo hay kế độc mưu sâu đều được che đậy, mỹ hoá bằng những câu chữ tuyệt đẹp: "mở mang bờ cõi", "hoà hợp dân tộc"…

Chính các vị "Thiên Tử" ấy đã bày ra không biết bao hình phạt kinh hoàng để bắt kẻ bị trị phải khuất phục; nào là "tru di tam tộc" (một người phạm tội thì bị giết cả ba họ), bỏ tử tội vô vạc dầu sôi, hoặc cho voi dày ngựa xé; vua chết phải chôn hàng trăm người sống theo để hầu hạ… Trong thời Mao Trạch Đông, việc chôn sống tập thể là chuyện bình thường. Mới 2 thập niên trước đây, trước sự bàng hoàng của thế giới văn minh, họ đã dùng xe tăng và quân đội sát hại hàng vạn sinh viên đòi "Dân Chủ", tại nơi mà họ vừa kỹ niệm 60 năm để vừa răn đe các mầm loạn bên trong vừa hù dọa lân quốc và thế giới bên ngoài.



Hình phạt của Thiên Tử Đặng Tiểu Bình trong kế sách "bình thiên hạ" tại THIÊN AN Môn (hình Wall Street Journal)

Từ 2,5 thiên niên kỷ trước, Khổng Tử (551 trước Công Nguyên), đã dùng thuyết chính danh: Tu, Tề, Trị, Bình để gồm thâu thiên hạ về một mối, trong đó Hán tộc là chúa tể. Trung Quốc ngày nay gồm 56 dân tộc và theo điều tra dân số năm 2000, số dân sắc tộc là khoảng 104 triệu, bằng 9% tổng số dân cả nước.
Như vậy, nhờ "bình thiên hạ" mà từ một nhóm nhỏ ở trung nguyên, người Hán đã chiếm tới 91% tổng số mà họ có bây giờ. Vậy mà Hồ Cẩm Đào còn gấp rút thiết lập các Học Viện Khổng Tử ở qui mô toàn cầu trong đó có Việt Nam để tiếp tục "bình thiên hạ" trên các phần còn lại của thế giới trong thế kỷ tới. Vì sao vậy?
Vì: "Mặc dù đất rộng như vậy, người ta vẫn đang kêu rên là một trong mấy nước bị mất nhiều lãnh thổ nhất thế giới, phía nào cũng mất đất thậm chí còn ‘mất cả phần đất thuộc nguyên một nước bây giờ’ ".
Chỉ trong ba thập niên, họ đã gây ra ba cuộc chiến biên giới với Ấn Độ (1962), Liên Xô (1969), Việt Nam (1979) và hai cuộc hải chiến với riêng Việt Nam (1973 và 1989) để gồm thâu đất đai, biển cả và hải đảo trong kế sách "bình thiên hạ" của Khổng Khâu.
Mặc dù đã có tới hơn 2 triệu km2 lãnh hải, họ vẫn đang rêu rao "còn mất khoảng 1,2 triệu km2 biển nữa (trong đó có khoảng 800.000km2 tại Biển Đông)."
Trong các cuộc xâm lăng, "lần nào họ cũng chủ động đánh trước nhưng lại kêu la rằng ‘mình là người bị hại’"; và con cháu của Khổng Phu Tử "lúc nào cũng tự coi mình là người duy nhất đúng trong mọi chuyện bang giao."
Ông Dương Danh Dy kể tiếp:


Con cháu Khổng Tử đang "bình thiên hạ" tại VN (1979) =>

"Người Việt Nam không thể nào quên được cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979, khi họ tung 60 vạn quân chủ lực, mở cuộc tấn công trên suốt sáu tỉnh biên giới, giết hại dã man người Việt, phá hoại nặng nề cơ sở vật chất của nhân dân Việt Nam mà lại rêu rao là "đánh trả tự vệ", là để "dạy cho Việt Nam bài học".
Chỉ có những kẻ không còn lương tri hay những người đầu óc có vấn đề mới có thể nghe lọt tai những luận điệu đó.
Lại còn chuyện này nữa: ai nâng đỡ, ai khuyến khích, ai cung cấp tiền của và phưong tiện để Khmer Đỏ gây ra nạn diệt chủng tại Campuchia?
Thế mà thoắt một cái họ đã biến mình thành "cứu tinh", thành người "bạn tốt" của đất nước đau thương ấy."

Thử hỏi, trên thế gian này còn có dân tộc nào dám ngạo mạn, tàn ác và điêu ngoa hơn thế?

Tổ Tiên chúng ta đã đối phó chính sách "bình thiên hạ" của Hán Tộc ra sao?

Mặc dù bị đô hộ tổng cộng cả ngàn năm trong lịch sử 4,000 năm, Việt Nam vẫn không bị đồng hóa mà còn giữ được độc lập. Đó là nhờ Tổ Tiên chúng ta đã quyết liệt chống lại Hán tộc bằng ba phương tiện: độc lập về văn hóa, dùng ngôn ngữ riêng biệt và nêu cao chí quật cường.

1. Độc lập về văn hóa:

Tuy bị Bắc thuộc lâu dài và qua nhiều thời kỳ khác nhau, Tổ Tiên ta đã giữ được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình bằng cách pha trộn văn minh Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương tây. Đặc biệt, văn hóa miền Bắc rất đa dạng; nó được kết tụ qua hàng ngàn năm lịch sử qua các phong tục như: nhuộm răng, ăn trầu, lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi còn có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại chơi ném Còn, hát Đối…
Xã thôn tự trị cũng là một nét đặc thù khác mà Tổ Tiên ta đã dựa vào đó để giữ được bản sắc dân tộc. Làng thường được bao bọc bởi lũy tre xanh; với cổng tam quan, đình, chùa và các loại cây đa, dương, trôm và liễu làm tăng thêm vẽ đẹp của mỗi miền. Đình làng là nơi thờ cúng các vị có công với làng nước, khi chết được vua ban sắc chỉ phong Thần; đình cũng là nơi dân làng hội họp hoặc tổ chức các lễ hội của địa phương. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là người già cả, hào phú và có học vị cao. Mỗi làng có những lệ riêng, phong tục tập quán mỗi nơi cũng khác và được lưu truyền qua nhiều thế hệ mà chính phủ trung ương ít khi can dự vào. Dân gian mới có câu "luật vua thua lệ làng" là vậy.
Dân Việt có quan niệm "ứng xử hài hòa" với thiên nhiên do nông thôn là nền tảng văn hóa của mình. Từ quan niệm đó, kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hài hòa với cảnh trí xung quanh.
"Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được VN hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa. Đặc biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế." [2]
Về tôn giáo cũng thế, Phật Giáo ở Việt Nam nặng về gốc nguyên thủy của Đạo Phật với 4 đặc điểm căn bản sau đây:
a. Tự nương tựa chính mình; làm theo lời Phật dạy thay vì thờ lạy ngài để được chứng quả.
b. Trí huệ là vĩnh cửu, danh lợi là vô thường.
c. Tự thắng mình là toàn thắng.
d. Việc tu tập thiền định còn gọi là quán hơi thở, niệm hơi thở hoặc kiểm soát hơi thở chính là phương tiện tự giải thoát và ngộ Đạo của Phật. Ai cũng có thể làm được như vậy để thành Phật như ngài. Đạo Phật là một khoa học rốt ráo giúp con người thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
[3]
Phật Giáo ở Trung Hoa trái lại hoàn toàn biến chất, pha trộn với văn hóa thờ cúng. Hán Tộc đã biến tính khoa học của Phật Giáo thành công cụ mê tín dị đoan, mê hoặc lòng người để hỗ trợ cho đường lối cai trị nghiệt ngã của các Thiên Tử phương Bắc. Nơi mà chùa chiền được xem trọng; người giàu có xây chùa, trọng tăng để được phước; phật tử hành hương lễ bái để được Phật độ. Cách tu ấy hoàn toàn khác với chủ trương của Đức Phật; thực tế chỉ là phương tiện ru ngủ, chống bạo loạn của người Hán mà thôi.
Xét toàn cảnh, từ thôn xã đến triều đình và đạo pháp, dân tộc Việt luôn làm khác với người Hoa để tránh họa diệt chủng vậy.

2. Dùng ngôn ngữ riêng biệt:

Khi chưa bị Pháp đô hộ, Tổ Tiên ta đã dùng chữ Nôm là loại chữ Hán phát âm kiểu phương Nam để chống lại chính sách đồng hóa về ngôn ngữ của Trung Hoa. Đến khi người Pháp sang cai trị Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã may mắn tiếp thu các mẫu tự La Tinh (a, b, c, d…) qua các nhà truyền đạo giòng Tên, trước tiên là những người Bồ Đào Nha (portuguais), sau là Alexandre Rhodes (1591-1660), một Cha Đạo người Pháp, "đã viết và in ra bài giảng "Phép giảng 8 ngày": nguyên bản La Tinh, đối chiếu với bản dịch ra Việt ngữ viết bằng chính mẫu tự La Tinh ghép lại theo âm điệu của người bản xứ. Theo nhà sưu khảo Ngô Văn Tạo thì:
"Đó là cơ sở giúp người Việt chúng ta tiếp nhận văn minh Tây phương. Văn học gia Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) đã tình nguyện từ bỏ trường tu đạo, mà ở đó ông đã học Pháp Văn, Hán Văn, chữ Nôm và Quốc ngữ, để giảng dạy chữ Quốc ngữ (trong trường Thông Ngôn, 1862 – trường thông ngôn đầu tiên của chính quyền Pháp ở Nam Việt Nam), và viết những bài văn Quốc ngữ trên tờ báo Gia Định Báo (1865), tờ báo đầu tiên với ba thứ tiếng Quốc Ngữ, Pháp Văn và Hán Việt. Trương Vĩnh Ký cũng là người đầu tiên truyền bá Kim Vân Kiều, bản mà ông đã phiên âm từ chữ Nôm ra Quốc ngữ! Công lao lớn lao trong thời sơ khai đó, phải nói tới Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), người đã tra cứu thiết lập Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (khiêm tốn không phải là Tự Điển, nhưng đến ngày nay vẫn còn có giá trị như Tự điển tiếng Việt Nam Quốc ngữ). Thế hệ ngay sau là Phan Châu Trinh, của phong trào Duy Tân, sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (1904) trường truyền bá Quốc Ngữ, là Nguyễn Văn Vĩnh, chủ nhiệm báo Đại Nam Đăng Cổ tùng báo (1906), tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở ngoài bắc, tận tụy tâm trí truyền bá Quốc ngữ. Có lẽ hai người đánh dấu nhất trong sự phổ thông Quốc ngữ trên toàn quốc đầu thế kỷ thứ hai mươi, sau Trương Vĩnh Ký ở trong Nam thế kỷ thứ mười chín, là Phạm Quỳnh (1892-1945), 17 năm làm chủ nhiệm tờ báo Nam Phong (circa 1917-1937), xứng danh là tờ báo mở kỷ nguyên Quốc ngữ của văn học Việt Nam; người thứ hai là Phan Khôi (1887-1959), nhà báo nhà biện luận, tác giả bài thơ mới lãng mạn đầu tiên của văn học Việt Nam: Tinh Già (1932), những bài báo với lời văn tân tiến sắc bén ngay từ những năm 1930 cho tận cuối đời (thời kỳ vụ án Nhân Văn 1956 ở Hà Nội).[4]
Việt Nam đã hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ bị đồng hóa về ngôn ngữ của người Hán và trở thành quốc gia duy nhứt có ngôn ngữ bằng mẫu tự La Tinh trong vùng.
Vậy mà gần đây người ta lại hối hả thành lập trường dạy tiếng Hoa ngang bậc Đại Học với cái tên làm cho mọi người phải giật mình hồi tưởng quá trình "bình thiên hạ" của Bắc phương, đó là "Học Viện Khổng Tử" (HVKT). Chúng ta hãy cùng nghe bà Jocelyn Chey, một nhà cựu ngoại giao Úc hiện đang là giảng sư của Đại Học Sydney cảnh báo:

Jocelyn Chey
"Các ĐH nên cảnh giác đối với những sai lệch có thể xảy ra nếu các HVKT này trở nên năng động hơn trong các chương trình nghiên cứu và giảng dạy của mình. Các HVKT, với lời hứa hẹn sẽ rèn luyện và đào tạo tư cách và vốn luyến (xin sữa: liếng) sinh ngữ của các nhà ngoại giao và chính trị gia tương lai, đã biểu lộ khả năng thiết lập kế hoạch đường dài của Trung Quốc; một khả năng giống như những gì tổ sư đã dạy. Khổng Tử đã từng nói, "Nếu anh suy nghĩ bằng khoảng cách thời gian của 1 năm, hãy gieo một hạt giống; nếu bằng khoảng cách thời gian của 10 năm, hãy trồng các cây giống; nếu bằng khoảng cách thời gian của 100 năm, hãy dạy cho người ta." [5]
Bà Jocelyn hoàn toàn đúng; 100 năm trước họ chưa có HVKT, vậy mà chỉ trước đây 1 năm thôi, con cháu Khổng Tử đã chiếm đa số trong nội các trình Vua của chính trị gia người Thái gốc Hoa Thaksin ở Thái Lan; khiến Vua Bhumibol Adulyadej phải bàng hoàng ra lịnh cho quân đội đảo chánh để tránh họa "bình thiên hạ" của những người "khách trú" không mời mà đến một cách hòa bình.
Các thế hệ con dân VN, ai được bước đến bực thềm của Học Viện Khổng Tử hãy luôn nhớ lời cảnh báo của Bà Jocelyn và hành động kịp thời của Vua Thái Lan.

3. Nêu cao chí quật cường:

Tuy là một quốc gia không lớn, người không đông, Việt Nam có nhiều phen vì thế yếu phải thần phục Bắc Triều; nhưng khi có thời cơ, cả dân tộc luôn biểu lộ ý chí quật cường, thoát vòng nô lệ.
Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy con của ông Bảng Nhãn Nguyễn Phi Khanh tại Ải Nam Quan: "Con phải trở về mà lo trả thù cho cha rửa thẹn cho nước, chớ đi theo khóc lóc mà làm gì." Tiến Sĩ Nguyễn Trãi đã nghe lời cha quay trở lại và ngày đêm lo việc phục thù, ra giúp Bình Định Vương Lê Lợi dẹp tan giặc Minh, viết ra bài Bình Ngô Đại Cáo để đời.
Trong thời buổi: "Tuấn kiệt như sao sáng sớm, nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần. Nơi duy ác hiếm người bàn bạc." (Bình Ngô Đại Cáo), Lê Lai đã vì nước liều thân cứu chúa, đổi mạng mình để đại nghiệp được thành.
Trên đây mới chỉ là hai trường hợp điển hình trong hàng triệu tấm gương quật cường của dân tộc Việt.
Lời dạy con của Nguyễn Phi Khanh và tấm gương hy sinh vì đại nghĩa của Lê Lai luôn ngời sáng trong lịch sử Việt Nam. Hai tấm gương ấy há chẳng đủ cho mọi tầng lớp con dân VN ngày nay suy gẫm sao?

Hãy tạo thế "Cân Bằng Quyền Lực" để Sinh Tồn

Trong quá trình giữ nước, chúng ta phải quan tâm hai điều:
1. Dùng ngoại giao và quân sự để cân bằng ngoại lực; nghĩa là phải liên lập với quốc gia hùng mạnh bằng hoặc hơn với quốc gia mà mình phải đương đầu, đồng thời phải canh tân quân đội bằng phương tiện khác hơn quân đội sẽ đánh mình.
2. Dùng nội trị khôn ngoan để dưỡng dân, tu chỉnh và kết tụ nội lực để vừa tránh bị lạc hậu, vừa có đủ sức đối kháng và chịu đựng khi xảy ra chiến tranh.
Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết các vấn đề này trong một đề tài kế tiếp: "Thế Cân Bằng Quyền Lực cho Châu Á Thái Bình Dương."

***

Tài Liệu tham khảo:
[1] Dương Danh Dy; "Trung Quốc ‘bao giờ cũng đúng’?" BBC, ngày thứ ba, 29 tháng 9, 2009.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese...hina_foreignpolicy.shtml
[2] vn.net, Nghệ thuật kiến trúc – Cung Đình Huế
http://www.vn.net/article.php/20071010080718559
[3] Nguyễn Đạt Nhân; Phục Hưng Đạo Phật.
[4] Ngô Văn Tạo; Chữ Nôm và Quốc Ngữ
http://ngovantao.blogspot.com/2...chu-nom-va-quoc-ngu.html
[5] Jocelyn Chey; Con Rồng Hòa Nhã và Học Viện Khổng Tử
Dàn Chim Việt; http://danchimviet.com/articles...Hc-Vin-Khng-T/Page1.html

Nguồn[/justify] [/INDENT]
viethoaiphuong
#3 Posted : Saturday, October 17, 2009 7:57:34 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
TRUNG QUỐC LÀ KẺ THÙ CỦA HÒA BÌNH THẾ GIỚI



(Nếu bạn thực tình muốn làm điều gì tốt lành hơn cho nhân loại, hãy chống lại bọn bá quyền Trung Quốc. Chúng là kẻ thù của hòa bình thế giới, mà nhóm lãnh đạo Bắc Kinh đứng đầu là Hồ Cẩm Ðào là một lũ quỷ giả hình, giả dạng để gây họa cho nhân loại)

Nước Tầu với những người bạn láng giềng

Trần Nhu

Nước Tầu lớn rộng có 29 nước láng giềng, trong đó có 15 nước có chung biên giới. Người Tầu từ ngàn xưa tới nay thường xuyên gây ra sự nhũng nhiễu, không bao giờ họ từ bỏ tham vọng xâm lăng và lấn chiếm đất đai của các quốc gia lân bang. Trong Bức giác thư gửi các vị tướng lãnh và binh sĩ quân đội Nhân Dân Việt Nam hồi đầu năm 2006 tôi đã viết: “Thật là đại bất hạnh cho những quốc gia nào có biên giới chung với nước Tầu, chúng là những người láng giềng tham tàn, độc ác, hèn hạ nhất” Quả thực, nước Tầu thời nào, lúc nào cũng là mối đe dọa thường trực. Lịch sử, đầy dẫy những cuộc xâm lăng bành trướng, những tròng ách của người Tầu đè nặng lên các quốc gia lân bang, các Hoàng Ðế Trung Hoa từ khi họ lập quốc là chiếm đất, hủy diệt, đồng hóa và cai trị. Thực tế đó tự nhiên đưa đến sự thừa hưởng của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay. “Con cá Sấu vẫn giữ thói quen ăn thịt của nó.” “Con Báo cũng không bao giờ thay đổi, những chấm lông của nó”.

Ðối với người Tầu, bạn phải hiểu tổ tiên của họ hết đời này qua đời kia… người Tầu luôn luôn nghĩ đến việc đánh chiếm các quốc gia láng giềng, nhất là nước ta. Ðiều này dường như là một “tính cách” một nếp suy nghĩ của họ. Còn đối với người Việt Nam chúng ta chống Tầu dường như cũng là một “đặc thù”, trừ giặc Hồ và đồng đảng coi người Tầu như anh em. Người Tầu nguy hiểm, thâm độc, nhất là âm mưu hủy diệt và đồng hóa của họ.

Việt Nam cho đến nay, vẫn còn là Việt Nam không bị xóa nhòa vào cái khối đại Hán như nước Liêu, nước Ðại Lý và hàng trăm dân tộc khác trước đó đã bị hủy diệt hoặc đồng hóa. Các bạn phải luôn luôn nhớ đến công lao của tiền nhân ta đã kiên cường, dũng cảm chống lại bọn phong kiến phương Bắc, để còn nước Việt nam và không bị đồng hóa. Trước mắt chúng ta thấy đất nước Tây Tạng đang bị họa đó!

*

Chúng tôi sẽ trình bày một cách tổng quát về chính sách và âm mưu của người Tầu với các nước láng giềng, đặc biệt là nước ta bằng cách xem xét lại quá khứ để đối chiếu lịch sử cận đại. Trước hết là quốc gia Tây Tạng.

Toát yếu lịch sử Tây Tạng.

Về Cổ Sử của Tây Tạng cũng giống chuyện huyền thoại, dã sử của các nước. Theo truyền thuyết dã sử Trung Hoa cổ đại thì vua Thuấn, hậu duệ của hoàng đế Nghiêu khoảng thế kỷ XXII trước CN, thuộc bộ tộc người Hán ở vùng núi Tam Nguy có nhiều tù trưởng trong đó có bộ tộc người Miêu. Vua Thuấn (người Hán) mượn cớ chinh phạt người Miêu để tiến vào Tây Tạng, và mở ra một trang sử quan hệ qua lại giữa hai dân tộc Hán-Tạng. Nhưng ghi chép lịch sử chính thức, thì chỉ mới bắt đầu từ thời nhà Ðường-Tây Tạng mới có sự tiếp xúc với Trung Hoa. Sách cựu Ðường Thư. Bấy giờ gọi Thổ Phiên, hoặc là Tây Phiên, khi vua Minh Thái Tổ bình định thiên hạ gọi nước Thổ Phiên là Ô Tư Tạng, ở Việt nam có sách ghi là Thổ Phồn. Ở cách kinh đô Trường An về phía Tây 8000 dặm là đất nước của người Tây Khuông thời Hán. Có thuyết nói họ là con cháu của Ðột Phát Lợi Lộc Cô ở vùng Nam Lương. Từ “Ðột Phát” chuyển âm thành “Thổ Phiên”. Chữ “Thổ” do chữ “Thốc” chuyển âm mà thành, nhưng đến đời Nguyên theo tiếng Mông Cổ: Thổ Phiến biến thành “Ðồ Bá Ðặc” từ âm đọc là Tobed nên người Tây Phương dịch thành Tibet, nhưng chung quy vẫn là do người Tạng tự gọi mình là xứ sở của mình là “Ðất nước của Phật” mà ra. Về mặt hình thể địa lý thì Thổ Phiên còn có một chi ở vùng Thanh Hải ngày nay. Chi này từ thời Tần Hiếu Công đã đưa bộ tộc của mình rời về phía Nam vượt mấy nghìn dặm đến phía Tây sông Tứ Chi. Bộ tộc này có lẽ vào thời Nam-Bắc triều đã thành lập vương quốc Thổ Phiên (Tây Tạng) lấy LhaSa ngày nay làm kinh đô.

Ðến thời vua Ðường Thái Tông, thế lực của Thổ Phiên (Tây Tạng) rất mạnh sử sách Trung Hoa có ghi chép nhiều về Thổ Phiên, vua Tây Tạng thứ 30. Khí Tông Lộng Tán lên ngôi, người Tạng có thế lực quân sự hùng mạnh và hoạt động mạnh mẽ thường xuyên xâm lấn biên thùy của nhà Ðường, hai nước đánh nhau thường là quân Trung Hoa thua. Vua Ðường Thái Tông cuối cùng đã phải dùng kế mỹ nhân gả công chúa Kim Thành cho vua Tạng để giữ gìn biên giới phía tây. Trước đó vua Tạng còn đem quân đánh chiếm nước Miến Ðiện, bắt vua Miến hàng năm phải cống nạp vua Tạng Chinh Phục cả Nepal.

Các sử gia đều nhìn nhận rằng, bấy giờ Tây Tạng là một quốc gia rất hùng mạnh, hiếu chiến. Sau này ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo trở thành một dân tộc yêu chuộng hòa bình.

Trong sách lịch sử Tây Tạng của Pháp Sư Thánh Nghiêm có dẫn sách Cựu Ðường Thư, về việc này như sau: “Do hai nàng công chúa nước ngoài đều là những tín đồ Phật Giáo thuần thành, và đều đến từ những nước có nền văn hóa cao, nên bắt đầu từ đó, vua Tạng cũng nghe theo lời khuyên của hai nàng, mời các nhà sư của Trung Hoa và Ấn Ðộ đến Tây Tạng hoàng pháp. Nhà vua còn phái một đoàn gồm 16 người, trong đó có vị đại thần là Ðoan Mĩ Tam Bồ Ðề… Sang Ấn lưu học. Sau về nước đã lấy chữ Phạm làm cơ sở sáng tạo ra chữ cái của chữ Tạng, dịch thuật của kinh Phật, vua Tạng cũng tự mình học tập để xử dụng chữ Tạng. Từ đó, Tây Tạng đã bước vào thời đại văn minh. Phật giáo đã có năng lực cảm hóa nhà vua rất mạnh, vì vậy mà nhà vua đã căn cứ vào tư tưởng của Phật Giáo, ban bố “Thập Thiện” và “Thập Thiện Yếu Luật” để dân chúng thi hành.

Ðối với việc này sử gia cho rằng đây chính là vua Tạng đã từ tinh hoa của Phật Giáo, nêu ra những tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho toàn dân cùng tuân theo và dùng nó để phán xét thưởng phạt trong dân chúng.

Nhà vua đã tự mình hành đạo và khuyến khích dân chúng tín ngưỡng Phật Giáo để giáo hóa tâm tính, dùng tinh hoa Phật giáo để định ra những tín điều về chính trị và tu dưỡng bản thân.

Qua đó ta có thể thấy (Phật giáo có thể giáo hóa một dân tộc hiếu chiến trở thành hiền hòa). Lịch sử Trung Hoa có ghi: “Ðường Duệ Tông Cảnh Vân năm đầu, Tây Lịch 710. Vua Ðường gả Công Chúa Kim Thành cho vua Tạng đời thứ 35 là Khí Lệ Túc Tán. Bấy giờ tuy Trung Hoa và Tây Tạng vẫn đánh nhau liên miên, nhưng nhờ công chúa đã làm được nhiều việc có lợi cho hòa bình về mặt văn hóa ngoài Kinh Phật. Các sách như Mao Thị Xuân Thu, Lễ Ký v.v… đã được đưa vào Tây Tạng. Sau đó, vào năm Phật lịch 1327 Ðường Túc Tông, Kiến Trung thư 4. Tây lịch năm 783. Và năm Phật lịch 1365 (Ðường Mục Tông, Trường Khánh năm đầu, (tây lịch 821), nhà Ðường và Tây Tạng đã hai lần ký kết liên minh, khắc thành văn bia bằng đá. Tấm bia (Sanh Cửu Liên Minh Bi ở trước Cung Bồ Ðạt Lạp hiện nay còn là tấm bia dựng vào đời vua Trường Khánh.

Sau khi thành Cát Tư Hãn lập ra đế quốc Mông Cổ, vào năm 1272, Hốt Tất Liệt nối ngôi Mông Ca Hãn, lại sai Bình Vương là Lỗ Xích đi đánh Tây Phiên, người Tạng thần phục Mông Cổ. Nhưng Hốt Tất Liệt biết người Tạng dũng mãnh, thiện chiến, không dễ dàng chinh phục được họ chỉ bằng vũ lực. Vì vậy ông ta đã ràng buộc thêm họ bằng Phật Giáo mà họ sùng tín, giả phong cho vị Tổ thứ tư của phái Tát Ca Là Ma Ðại Tát Ca Ban-trí đạt (Sakya Pandita) để làm vui lòng và cố kết nhân tâm người Tạng. Bây giờ, Tát Ca Ban Trí Ðạt còn phái người cháu của mình là Bạc-Tư-Ba đến Mông Cổ là vị tổ thứ năm của phái Tát Ca Lạt Ma Giáo. Từ đó trở đi, việc hợp nhất chính trị với tôn giáo đã bắt đầu đặt nền móng cho Tây Tạng. Pháp Vương Tây Tạng kiêm luôn cả chức Vương Tạng. Hốt Tất Liệt còn đặt ra ở Thổ Phồn, gồm có ba lộ như Ô Tây Tạng, Nạp Lý Mễ Cổ Lỗ, Tôn và mỗi lộ đặt chức Tuyên Úy Sứ tư đồ nguyên soái phủ. Hai chữ “Ô Tư”. Tây Tạng phát âm là “Usu” có nghĩa là “vệ” vì vậy còn gọi là Vệ Tạng. “Ô Tư” có nghĩa là “trung tâm”. “Tạng” có nghĩa là “thanh tịnh”. Ô Tư Tạng có nghĩa là “Trung tâm thanh tịnh” là cõi Phật thanh tịnh. Ðó là tên một châu vùng kinh đô LhaSa. Bởi vị trí của Tây Tạng là nằm ở biên giới phía Tây nước Tầu. Cho nên đến đời nhà Thanh thì gọi tên Tây Tạng có nghĩa là cõi tây phương tịnh độ.

Ðến cuối nhà Nguyên, chính quyền Tây Tạng dần từ tay Phát Tát Ca rơi vào tay Bạc-Khác-Mộc-Ðô (Phagomo-du) người sau này trở thành Tạng Vương.

Sau khi nhà Minh thu hồi được Trung Hoa từ tay người Mông Cổ, họ vẫn giữ nguyên chính sách của nhà Nguyên đối với quốc gia Tây Tạng. Năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời vua Minh Thành tổ (1406 đã phong cho Cáp-Lập ma (Halima) của phái Ca Cử làm Ðại Bảo Pháp Vương: Năm thứ 11, phong cho Tý-trạch-Tư-ba của phái Tát-Ca làm Ðại Thừa Pháp Vương. Năm Tuyên Ðức thứ 9 đời Minh Tuyến Tông 1434 lại phong cho em người em của Tông-Khách-Ba là Thích Ca làm Ðại Từ Pháp Vương. Năm 1720 quân Trung Hoa nhà Mãn Châu đã chiếm đóng.

Ðến nhà Thanh xác lập chủ quyền ở Tây Tạng và ngay cả Nội Mông vào phạm vi thế lực của mình. Hoàng Ðế Mãn Thanh (năm Thuận Trị thứ 9) Vẫn phải phong cho Ðạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5. Năm Khang Hi thứ 21 (Phật lịch 2227). Ðạt Lai đời thứ 5 viên tịch quyền Thần Tây Tạng Ðề Bà Tang Tiết giấu Khổng Phát tang trong suốt 14 năm, một mặt ngấm ngầm liên lạc với Chuẩn Cát Nhĩ Hãn của Tây Mông Cổ là Cát Nhĩ Ðan, một mặt tìm cách dây dưa trì hoãn với nhà Thanh.

Trong suốt thời gian nhà Thanh cai trị nhiều lần người Tạng đã nổi dậy chống lại quân xâm lược, triều đình nhà Thanh đã phải đem đại quân đi dẹp. Năm Phật lịch 2271 (Ung chinh thứ 5). Ở Tiền Tạng lại phát sinh cuộc khởi nghĩa. Ðại quân nhà Thanh phải nhiều tháng sau mới bình định được hậu Tạng. Nhân thắng lợi này, triều đình nhà Thanh liền bắt buộc (Ba-Tan) phải tiếp nhận quyền Tông phái của Trung Hoa. Sau đó lại nhân sự biến Phả Lai Nãi. Chu Nhĩ Mặc Ðặc Na Mộc trát Lạc mưu làm binh biến, nhưng bị viên đại thần giữ lại ở Tạng dùng mưu giết đi. Từ đó triều đình nhà Thanh không còn phong tặng chức Vương cho Tây Tạng nữa.

Người Tầu từ đời nhà Thanh đến nay coi Tây Tạng như là một chi của dân tộc Trung Hoa. Nhưng trên thực tế ngay từ thời cổ đại, hai dân tộc Hán, Tạng cả dã sử, huyền sử vẫn là hai dân tộc, hai nước có nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, chứ không thể là một. Sử sách đều ghi chép minh bạch đầy đủ chưa bao giờ Tây Tạng thuộc trong vòng chủ quyền của Trung Hoa.

Tây Tang vùng đất cổ xưa của dãy Himalaga, quanh năm tuyết phủ, ẩn chứa trong lòng nó một lịch sử văn hóa lâu đời. Vây quanh cao nguyên tươi đẹp có trên 3000 hồ lớn nhỏ. Rải rác trong rừng sâu, tàng trữ trong lòng bao sản vật quý hiếm dưới lớp tuyết dầy. Nó đã trở thành mục tiêu đầu tiên của đảng cs Trung Quốc. Tây Tạng đã nhiều lần bị ngoại bang xâm lăng: Người Mông Cổ, người Mãn Châu, người Anh. Nhưng chưa bao giờ những cuộc xâm chiếm này có ảnh hưởng gì đến tôn giáo và văn hóa của Tây Tạng. Nhưng lần này thì lại khác. Sự thay đổi chính trị của Trung Hoa vô thần, muốn thay đổi cả tim óc người Tây Tạng.





Chiếm vùng Cao Nguyên Nóc Nhà Thế Giới

Tây Tạng quả thực là miếng mồi ngon trước miệng con gấu đói. Về địa lý, Tây Tạng là một cao nguyên số một trên thế giới, độ cao bình quân với mặt biển là 1,600 thước, khoảng 5,500 m. Chỗ thấp nhất như các dòng sông cũng cao hơn mặt biển 4.000m đến 5.000m vì vậy Tây Tạng có tên gọi là (Nóc nhà thế giới). Về quân sự Tây Tạng ở vị trí chiến lược rất quan trọng là từ các đỉnh núi cao nó trực tiếp uy hiếp nước Ấn Ðộ, Miến Ðiện, Nepal và cả các nước vùng Trung Á. Quân Trung Cộng có thể dùng đại pháo rót xuống các điểm nó muốn một cách chính xác.

Ðất nước Tây Tạng rộng mênh mông chiếm quá 12% tổng số diện tích đất của Trung Quốc, phía Bắc giáp Tân Cương và Thanh Hải, phía Ðông Nam nối liền với tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, phía Tây có biên giới chung với Miến Ðiện, Ấn Ðộ, Bu Tan, Xích Kim và Nepal phía Tây giáp với Pakistan, Afghanistan hình thành một đường biên giới dài tổng cộng 4.000 Kilomet. Diện tích rộng gấp bẩy lần nước Pháp. Các thế kỷ trước Tây Tạng là một vùng đất khuất lấp với thế giới, nhưng vào thời đại ngày nay nó giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Nó có thể dùng làm bàn đạp xâm lăng nhiều quốc gia trong vùng. Chính vì thế, khi vừa mới nắm được quyền thống trị đại lục Trung Quốc năm 1950 Mao Trạch Ðông đã gửi điện khẩn cho Bành Ðức Hoài chuyển tới những người phụ trách Cục Tây Nam lúc bấy giờ là Ðặng Tiểu Bình, Lưu Bá Thừa, Hạ Long. Ông nói: “Nước Tây Tạng dân số không đông, nhưng giữ một vị trí hết sức quan trọng trên trường quốc tế, chúng ta phải chiếm lấy bằng được, để cải tạo nó và biến nó thành “dân chủ nhân dân”. (1) Tham vọng cuồng nộ từ trong cốt lõi, vẫn chủ trương bành trướng, lúc nào cũng nuôi tham vọng tầy trời là nới rộng mọi vùng biên cương và tiến vào mọi biên thùy đặng mai ngày nó có thể chinh phục cả thế giới. Sau khi nhận được lệnh của Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, phụ trách cục Tây Nam đã nhanh chóng quyết định quân đoàn 18 dã chiến và một số lớn quân địa phương ở các tỉnh biên giới với nước Tây Tạng, đã bất ngờ tấn công vào Tây Tạng. Tổng chỉ huy chiến dịch xâm lăng này là Trương Quốc Hoa. Mở đầu chiến dịch đánh chiếm Xương Ðô là cửa vào Tây Tạng. Thành Xương Ðô ở ngã ba, nơi hội nhập của hai chi lưu lớn vào sông Lan Thương và Kim Sa. Ðây là con đường duy nhất Xuyên Khang để vào Tây Tạng. Nó cũng là yết hầu của ba con đường đi vào nam, bắc và miền Trung Tây Tạng. Lúc bấy giờ chính phủ Tây Tạng lập tổng hành dinh tại Xương Ðô, trong khu vực phòng ngự chiến lược này quân đội quốc gia Tây Tạng toàn bộ gồm có 17 trung đoàn, trong đó có 10 đại bản doanh, được trang bị bằng vũ khí của Anh, cộng với quân địa phương số quân khoảng 8000 người quân sĩ được bố trí rải rác từ bờ sông Kim Sa đến trung tâm thành Xương Ðô, với mục đích dùng lực lượng quân sự này để ngăn chặn quân Trung Quốc.

Ngày 6 tháng 10 quân Trung Cộng đã mở chiến dịch Xương Ðô. Theo kế hoạch đã dự định, quân Trung Cộng tấn công xâm lăng Tây Tạng theo hai tuyến Nam-Bắc. Tuyến phía Bắc tập trung 4 lữ đoàn, do Ðặng Hà vượt sông Kim Sa chia nhau tấn công vào Xương Ðô. Trong đó một lữ đoàn hợp đồng tác chiến do tướng Ngọc Thu chỉ huy đội kỵ binh Thanh Hải từ phía Nam tiến về hướng Tây Xương Ðô đến Tây Bắc Xương Ðô, theo đường hẻm kỵ binh cấp tốc xuống phía Nam, trước tiên đánh chiếm An Dạt. Cắt đường rút lui về hướng Tây của quân Tây Tạng ở Xương Ðô. Hai lữ đoàn ở tuyến phía Nam do Khang Tây Ba vượt sông Kim Sa nhanh chóng tiến vào Khozenching, Ninh Tĩnh, thẳng đến Benđa, Baxu ngăn đường rút lui về phía nam của quân Tây Tạng.

Ngày 21-2-1950 báo chí Trung Cộng ở Bắc Kinh loan tin: “Chiến dịch Xương Ðô kết thúc thắng lợi Hồng Quân tiêu diệt 5,700 quân Tây Tạng”. Sau đó nhiều toán quân Trung Cộng từ mọi hướng tiến vào tràn ngập quốc gia Tây Tạng nhỏ bé. Ði đến đâu quân Trung Cộng cũng giết chóc, cướp phá một cách dữ dội, dã man chưa từng có trong lịch sử nước Tây Tạng. Cái thuở ban đầu, khởi điểm của mọi thảm họa trong cốt lõi của chủ trương duy vật, vô thần. Thêm một điều cần phải được ghi nhận là họ cuồng nộ với cả thiên nhiên xứ này.

Trong khi quân Trung Cộng tàn sát nhân dân Tây Tạng đẫm máu, thì cùng lúc đó trên báo chí Trung Quốc bắt đầu đăng kín những tin: “Nhân dân Tây Tạng vui mừng, phấn khởi, đón mừng quân giải phóng Trung Quốc? “Ðáp án lịch sử xây dựng Tây Tạng mới”. Và nhất loạt cho nó một cái tít lớn là: “Con đường thống nhất tổ quốc đoàn kết dân tộc chấn hưng Tây Tạng” các vấn đề cập đến có: “Tại sao nói dân tộc Hán và dân tộc thiểu số không ai tách khỏi ai?” hay “Quân giải phóng nhân dân đóng ở Tây Tạng đã có những cống hiến nổi bật gì với việc xây dựng Tây Tạng mới v.v… Sự lừa dối hay xảo trá của CS Trung Quốc, cộng sản Việt Nam ở đâu cũng làm thế và nó thường được tung ra trong khi nó gây tội ác “giải phóng” nhân dân vui mừng phấn khởi… v.v… là một loại cụm từ khá quen thuộc.

Người Tầu nhìn chung rất thâm độc và cực kỳ nham hiểm. Khi tiếp xúc với họ, thường vòng vo tam quốc, không nói đến nơi đến chốn bao giờ. Họ dùng ngôn ngữ ngoại giao thường là gian trá, khó hiểu. Khác với mục tiêu họ nhắm tới, khó có thể đoán được ý đồ của người Tầu qua lời nói của họ thí dụ: Họ âm mưu chiếm Việt Nam bằng diễn biến hòa bình, biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc trong các hiệp ước ký với bọn Việt gian Hà Nội, họ dùng danh từ “Hợp tác toàn diện” “Hợp tác quân đội giữa hai nước”. “Hợp tác công an, an ninh” (Xin xem bài: “Từ Lệ thuộc đến mất nước” cùng tác giả trên các mạng…) Trung cộng xua quân đội vào xâm chiếm nước láng giềng Tây Tạng. Họ dùng từ “giải phóng” đàn áp đẫm máu, diệt chủng dân Tạng đau khổ kêu la, thì họ nói dân Tạng hạnh phúc sung sướng, ăn mừng, biết ơn v.v…

Những sự kiện quan trọng:

Ngày 28-2-1950 Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: giải tán chính phủ Tây Tạng.

Ngày 24-1-1951 Mao Trạch Ðông Chủ tịch ÐCSTQ, phê chuẩn thành lập Ủy Ban Tây Tạng, chính thức sát nhập nước Tây Tạng thành một tỉnh của Trung Quốc và thành lập Ðảng bộ CS Tây Tạng, do Trương Quốc Hoa làm bí thư.

Ngày 28 (?) 1950, chính phủ Ấn Ðộ gửi công hàm cho Chính Phủ Trung Quốc lên án quân đội Trung Quốc xâm lăng nước Tây Tạng! Nhưng quốc tế không mấy quan tâm đến tình hình xứ Tây Tạng lúc bấy giờ.

Trước đó vào ngày 11-12-1950 chính phủ Tây Tạng cũng đã gửi điện tín đến Cao ủy Liên Hiệp Quốc như là một lời cầu cứu cuối cùng với lời đề nghị gửi một phái đoàn đến Tây Tạng để quan sát và nghiên cứu tình hình… Nhưng tiếng đi không có lời vọng về! Các chính phủ có liên hệ với Tây Tạng như Anh Quốc, Ấn Ðộ rút lui khỏi trách nhiệm! Không phải chỉ riêng sự cô lập, cô đơn, thế cô của nước Tây Tạng, bất hạnh mà tất cả những sự hèn yếu trong lĩnh vực ngoại giao của họ. Và sự nhượng bộ Trung Cộng, một quốc gia đã vi phạm những điều ký kết hiệp ước đã đem đến thảm kịch Tây Tạng kéo dài!

Ðức Dala Lama đã phải thân hành đến Bắc Kinh điều đình với kẻ cướp. Kết quả là bản hiệp ước 23-5-1951 được ký kết. Trong đó Trung Cộng hứa bảo đảm dưới sự thống trị của họ. Dân Tây Tạng vẫn có thể sinh hoạt văn hóa và tôn giáo độc lập. Tây Tạng đã phải chịu lép vế vì thế lực quân đội không còn, cũng không có đồng minh giúp đỡ nên đành phải thừa nhận chính quyền Trung Cộng trên lãnh thổ nước mình!

Trong một thời gian dài, mặc dù quân xâm lăng Trung Cộng hết sức độc ác tàn bạo và những yêu sách của đoàn quân xâm lăng ngày càng nặng nề, không thể nào nhẫn nhục được nữa cho đến ngày 10-3-1989 một cuộc nổi dậy đã xảy ra, tiếp đến vào ngày 30, mười ba vị Lạt Ma đã giương cao ngọn cờ “Tuyết Sơn Sư Tử”, các chư tăng hô khẩu hiệu: “Tây Tạng độc lập” diễn hành dọc phố Bát Khách. Khi đi đến vòng thứ hai thì số người nhập cuộc lên đến ba ngàn người. Và Phật Tử ở thủ đô LhaSa tiếp tục xuống đường hô vang khẩu hiệu “Tây Tạng độc lập”. Cuộc chiến diễn ra giữa những người Tây Tạng tay không với hàng triệu quân xâm lược được trang bị khí giới đầy đủ kéo dài chỉ vài tuần lễ.

Con Quỷ Ðỏ Hồ Cẩm Ðào và tội diệt chủng của y ở Tây Tạng.

Hồ Cẩm Ðào bấy giờ là bí thư đảng bộ Tây Tạng, kiêm Bí Thư Quân Ủy đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát Trung Cộng nổ súng vào đoàn người tay không. Cuộc đàn áp đã diễn ra nhiều ngày ở thủ đô LhaSa và khắp nơi trên đất nước Tây Tạng hết sức khốc liệt và đẫm máu chưa từng có, pháo binh Trung Cộng đã tàn phá phần lớn thành phố và quan trọng hơn nữa là lâu đài của Ðức Dala Lama.

Theo báo chí Trung Cộng. Sáng ngày 6-3 Hồ Cẩm Ðào đã triệu tập khẩn cấp một cuộc họp gồm những người phụ trách từ cấp địa khu trở lên của các sở, cục ban ngành của khu tự trị và thành phố LhaSa, thông báo sự kiện gây rối nghiêm trọng.

Nhưng ngày 5 tháng 3 Hồ Cẩm Ðào đã bố trí biện pháp… Và yêu cầu đảng viên cán bộ quân đội kiên định lập trường, thái độ dứt khoát rõ ràng dẫn dắt quần chúng tiến hành trấn áp kiên quyết với các thế lực chia rẽ. Ðồng thời Hồ Cẩm Ðào báo cáo về Bắc Kinh tình hình ở LhaSa. Ðể kiểm soát tình hình ở đây. Trung ương tán thành đề nghị của Hồ Cẩm Ðào và nhanh chóng quyết định chính thức thực hiện giới nghiêm ở LhaSa, Hồ Cẩm Ðào lại triệu tập cuộc họp khẩn các cán bộ lãnh đạo đảng viên các cơ quan trực thuộc khu tự trị và thành phố LhaSa truyền đạt mệnh lệnh của Quốc Vụ Viện về việc thực hiện lệnh giới nghiêm.

Trong khi đó tất cả các báo chí trên toàn bộ lục địa Trung Quốc không có báo nào là không đăng bài xã luận của “Nhân dân nhật báo” cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản, trong hai ngày 26 – 29 tháng 4: “Cần phải chống động loạn một cách cương quyết” “Bảo vệ đại cục và bảo vệ ổn định”

Ngày 22 – 5 tờ “Tây Tạng nhật báo” đã đăng bài của bình luận gia bản báo: “Chú trọng ổn định quan tâm đến đại cục” các báo ở đại lục Trung Cộng liên tục cổ vũ cho việc chống bạo loạn ở Tây Tạng… Tin tức liên quan tới Hồ Cẩm Ðào, cũng liên tục được báo chí đề cập đến như Hồ Cẩm Ðào đi thăm các sĩ quan chỉ huy chiến đấu tại Phân khu Sơn Nam v.v…

Ngày 24 tháng 5 vị trí tít lớn hàng đầu của “Tây Tạng nhật báo” bài bình luận đầu: “phát huy đầy đủ vai trò thành lũy chiến đấu… các tiêu đề khác là Bí thư khu tự trị Tây Tạng Hồ Cẩm Ðào điều tra nghiên cứu tại huyện Khúc Tùng, tin tức bày tỏ thái độ khu vực Nhật Ca Tắc “Biện pháp mà Trung ương áp dụng là cần thiết. (nghĩa là Hồ Cẩm Ðào trực tiếp thị sát cảnh quân Trung Cộng bắn giết người Tây Tạng)

Ngày 29-5 tin tức các nhật báo ở Trung Cộng đều đăng bài: “Cơ quan nhà nước Trung ương Ðảng ủng hộ bài phát biểu của Lý Bằng, Dương Thượng Côn về vấn đề dẹp bạo loạn ở khu tự trị Tây Tạng và tin Hồ Cẩm Ðào đi thị sát ở huyện Trát-Nang ổn định tình hình v.v…

Ngày 8 tháng 6, tin tức chủ yếu trên tờ “Tây Tạng nhật báo” có bài: “Khu tự trị triệu tập hội nghị cán bộ đảng viên cấp cục. Kiên quyết ủng hộ quyết sách quan trọng dẹp bạo loạn phản cách mạng của Trung ương Ðảng: Ðoàn kết nhất trí làm tốt công tác ổn định tình hình Tây Tạng Hồ Cẩm Ðào có bài phát biểu quan trọng v.v…

Ngày 9-6 Tây Tạng nhật báo “đưa tin bức điện của Ðảng Ủy khu tự trị chính quyền khu tự trị. Quân Ủy gửi Trung Ương Quốc Vụ viện quân ủy” “kiên quyết ủng hộ quyết sách, quyết đoán dẹp bạo loạn phản cách mạng: Sau khi bày tỏ thái độ đàn áp dân Tây Tạng trung thành với đảng cộng sản, Hồ Cẩm Ðào tỏ ra một tên bạo chúa khát máu, tiếp đó ngày 23 tháng 4, Bắc Kinh tuyên bố giải tán những người nổi loạn ở Ðông Nam tây Tạng và đóng cửa biên giới với Ấn Ðộ (không cho dân Tạng chạy qua biên giới Ấn Ðộ).

Ngày 10-6 năm 1989 các tờ báo lớn ở New Dehi thủ đô Ấn Ðộ cho biết cuộc đàn áp mở ra mười ngày của quân Trung Cộng với nhân dân Tây Tạng gần biên giới với quốc gia Nepal mang tính chất hủy diệt nghiêm trọng”.

Ngày 19-6-1989 Ủy Ban luật gia quốc tế tuyên bố Trung Cộng đã phạm tội ác diệt chủng ở Tây Tạng.

Ngày 9-9-1989 Dala Lama kêu gọi Liên Hiệp Quốc hành động chống lại sự đàn áp của Trung Cộng ở Tây Tạng.

Chúng ta cũng thấy rằng từ năm 1959 Trung Cộng đã có một cuộc tàn sát lớn ở Tây Tạng Khiến Ðức Dala Lama phải ra nước ngoài lánh nạn. Ðó là vào ngày 17 tháng 3 năm 1959. Sau nhiều lần đắn đo và dưới sự đốc thúc của những vị cố vấn của Ngài đã ủy thác nhiệm cho một chính phủ lâm thời lo liệu việc tại LhaSa và định đóng đô tạm thời tại miền Nam Tây Tạng. Nhưng các cuộc oanh kích từ trên không và lệnh truy nã gắt gao của Bắc Kinh đã dồn Ngài vào cuộc hành trình đầy cam go gian khổ vượt rừng núi trùng điệp hiểm trở đến đất Ấn Ðộ.

Vì sao mà Ngài đã chịu nhiều thử thách của định mệnh và mang một trách nhiệm nặng nề như vậy? Nên biết rằng: Phật giáo Tây Tạng là phật giáo nhập thế. Ðức Dala Lama vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người lãnh đạo tinh thần đối với một dân tộc đang bị đe dọa diệt vong, nhiều người trên thế giới ngày nay đã chia xẻ nỗi lo âu của Ngài. Không phải vì lập trường chính trị mà đơn giản là giữa con người với con người. Ngài là một người tranh đấu cho giá trị nhân phẩm không phải chỉ cho dân tộc Tây Tạng mà cho tất cả những người bị áp bức trên toàn thế giới trong đó có dân Trung Hoa.

Chúng ta lên án, phản đối bất cứ một chế độ độc tài nào, bất cứ bọn xâm lược nào với những tên bạo chúa đã phạm tội diệt chủng, Hồ Cẩm Ðào hiện là chủ tịch nhà nước Trung Cộng chính là tên tội phạm diệt chủng ở nước Tây Tạng. Y phải được đem ra tòa án quốc tế xét xử như những tên phạm tội diệt chủng khác.

Những thời điểm đẫm máu.

Sau khi chiếm được nước Tây Tạng nhất là 1955 – 1956, đặc biệt là trong khoảng thời gian cách mạng văn hóa Trung Quốc từ 1966 – 1976 – 1989 nhân dân cả nước Tây Tạng đã phải chịu nhiều sự kinh hoàng, hàng triệu người dân Tây Tạng vô tội bị giết một cách dã man thê thảm và chết dưới những cực hình trong các trại cải tạo ở Trung Quốc cũng như trên đất nước của họ. Trung Cộng đã cố tình tạo nên những nạn đói, thâm độc hơn nữa là phụ nữ Tây Tạng bị ép buộc phải lấy người Trung Quốc, còn nam giới phần lớn bị giết. Ðoàn quân xâm lăng Trung Cộng công khai cấm việc người Tạng xử dụng tiếng Tạng và thực hành văn hóa Tây Tạng. Trung Cộng đã tàn phá gần hết các chùa chiền và tu viện ở Tây Tạng. Những người Hán đã bị ép đi di cư lên vùng núi Tây Tạng để thực hành chính sách diệt chủng và tiêu diệt nền văn hóa xứ Tây Tạng.

Trong các tên tội phạm diệt chủng ở đất nước Phật Giáo Tây Tạng, đặc biệt là Hồ Cẩm Ðào Bí Thư Ðảng CS kiêm chủ tịch nhà nước Trung Quốc hiện nay.

Theo lịch sử ÐCSTQ, Hồ Cẩm Ðào dân tộc Hán, sinh tháng 12 năm 1942, người huyện Tích Khê, tỉnh An Huy, y vào Ðảng CSTQ, tháng 4 năm 1946. Tốt nghiệp Khoa thủy lợi Ðại học Thanh Hoa và từng được đào luyện trong trường Ðảng Cao Cấp. Năm 1980, khi Hồ Cẩm Ðào làm phó chủ nhiệm Ủy Ban Xây dựng tỉnh Cam Túc, Hồ Cẩm Ðào được chọn làm đối tượng bồi dưỡng, gửi tới học tập lớp bồi dưỡng cán bộ trung ương thanh niên của trường Ðảng cao cấp và ở đây y đã được Hồ Diệu Bang, Ðặng Tiểu Bình đặc biệt để ý tới, từ đó về sau Hồ Cẩm Ðào bắt đầu bước dài đi lên trên con đường danh vọng.

Vài nét về Trường Ðảng.

Trường Ðảng trung ương của Ðảng CS Trung Quốc. Nó là trận địa quan trọng của mặt trận tư tưởng, lý luận của Ðảng CS Trung Quốc, cũng được mệnh danh là “lò luyện chủ nghĩa MácLenin”. Ðảng CS Trung Quốc xưa nay coi trọng công tác trường Ðảng. Vì vậy chức hiệu trưởng đa phần là do một trong những số nhân vật đứng đầu Ðảng hoặc nhà lý luận chủ nghĩa Mác đảm nhiệm những người đó phải trong hàng ủy viên bộ chính trị. Năm 1943 Mao Trạch Ðông đích thân kiêm nhiệm chức hiệu trưởng trường Ðảng Trung Ương. Ngoài Ðổng Tất Vũ và Mao Trạch Ðông ra trường đảm nhiệm chức vụ hiệu trường Ðảng Trung Ương. Còn có Nguyên lão Ðảng CS TQ Lý Duy Hán, Chủ Tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Ủy Viên bộ chính trị trong Ðảng Dương Hiếu Trân, Lâm Phong và Kiều Thạch. Sau có Giang Trạch Dân nay đến Hồ Cẩm Ðào.

Nên biết rằng trường Ðảng trung ương khác hẳn các trường khác, mặc dù Ðảng CS TQ đã mở các trường để bồi dưỡng cán bộ cho cách mạng như trường Ðại học Hồng Quân, Ðại Học Quân Chính v.v… Ngay về hình thức cũng khác: canh giữ cổng không phải là công an, mà là các chiến sĩ cảnh sát vũ trang đặc biệt ra vào trường. Nếu như không có người ở bên trong ra đón thì dân thường hoàn toàn không thể vào được.

Ở phía Tây Bắc của Bắc Kinh, bên cạnh đường đi Hương Sơn, Di Hòa Viên. Có một ngôi trường rất cuốn hút sự chú ý của người đời và nó mang nặng mầu sắc thần bí. Ðược canh gác cẩn mật…

Nơi đây chính là ngôi trường cao nhất bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cao cấp của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.

Về năm tháng cụ thể thành lập trường tác giả chưa tìm ra đáp số chuẩn xác, lịch sử Ðảng CS TQ ghi: tháng 3 năm 1933, trung ương cục XôViet quyết định do trung ương cục chính phủ lâm thời nước Cộng Hòa Xô Viết tối cao Trung Hoa và Tổng Cục chấp hành mở ngôi trường này, về thói quen được coi là tiền thân của trường Ðảng trung ương.

Tháng 11 năm 1953 Ðảng CS Trung Quốc chính thhức mở trường Ðảng ở Thẩm Dương (phía Bắc Thiển Tây) xác định tên gọi là trường Ðảng trung ương phạm vi bao trùm toàn Ðảng. Do nguyên lão Ðảng CS TQ Ðồng Tất Vũ làm hiệu trưởng.

Sau 50 năm, hạt nhân của ban lãnh đạo thế hệ thứ ba của Ðảng CS Trung Quốc là Giang Trạch Dân cũng nói: “Công tác của trường là bộ phận cấu thành quan trọng trong sự nghiệp của Ðảng”.



Hồ Cẩm Ðào kết thúc học tập tại trừơng Ðảng trung ương quay về Cam Túc lập tức rời khỏi ủy ban xây dựng tỉnh Cam Túc chuyển sang làm bí thư tỉnh đoàn Cam Túc. Sau lại được bầu làm bí thư trung ương Ðoàn tại Ðại Hội XIV họp vào cuối năm 1982. Và chính thức được điều về trái tim chính của Trung Quốc là Bắc Kinh công tác, năm ấy Hồ Cẩm Ðào mới 39 tuổi, làm Bí thư tỉnh ủy Quý Châu khi 43 tuổi. Là ủy viên dự khuyết Trung Ương tại Ðại hội XII Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, tiền đồ như gấm như hoa đã cuốn hút tới trước mặt Hồ Cẩm Ðào.

Bố già Ðặng Tiểu Bình

Theo báo chí Trung Cộng lúc bấy giờ 112 cán bộ trung, thanh niên ở độ tuổi dưới 50 vào Ban chấp hành Trung ương tại Ðại Hội XII sẽ là lớp người kế cận đầu tiên vào tầng lớp lãnh đạo cao nhất của ÐCSTQ.

Cuộc cạnh tranh đấu sức giữa Hồ Cẩm Ðào với 112 người được trung ương tuyển chọn từ đó bắt đầu. Mặc dù Lý Bằng, Lý Thụy An, Tống Kiện, Vương Triệu Quốc đều từng chạy trước Hồ Cầm Ðào, nhưng chỉ có con quỷ Hồ Cẩm Ðào chạy được đến đích, ngồi vào ghế cao nhất trong Ðảng.

Lịch sử hơn 80 năm của ÐCSTQ là một lịch sử đấu tranh chính trị, thanh trừng nội bộ không ngừng, bản thân nó thừa nhận là có trên dưới 10 lần các đồng chí trung ương Ðảng đấu đá nhau mất mạng như chơi. Và mặc dù trong lịch sử 60 năm kể từ ngày thành lập nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa đến nay. Việc chuyển giao quyền lực chính trị cũ mới đầy sóng gió đẫm máu, gần như tất cả người Trung Quốc cũng như nước ngoài đều biết rõ, người được chọn là người kế nhiệm trước đó rất khó có thể kế nhiệm thành công. Chẳng hạn như Lâm Bưu, Vương Hồng Căn. Còn Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương thì lại là một ví dụ khác. Kế nhiệm rồi cũng không làm được.

Chính trị không có quan hệ con người chân chính. Chỉ có sự rình rập lẫn nhau, chỉ có các cuộc tranh đấu giành quyền lực: Nước Tầu từ thời Mao đến Hồ Cẩm Ðào hậu trường chính trị có bao nhiêu bí ẩn.

Trở lại vấn đề Tây Tạng:

Sóng gió Tây Tạng, tình hình LhaSa đã trực tiếp dẫn đến cuộc tắm máu. Hồ Cẩm Ðào đã nhận nhiệm sở, trở thành viên quan thái thú thứ 7 thay bí thư Ðảng khu tự trị Tây Tạng là Ngũ Tinh Hoa bị điều đến giữ chức ủy ban dân tộc nhà nước. Phó Bí thư Ðảng ủy trẻ được Bộ Chính trị điều đến giữ chức bí thư Ðảng ủy Tây Tạng Ðiều Thông Minh cũng xuất thân từ hệ thống Ðảng đồng thời được điều tới, giữ chức phó bí thư Ðảng ủy.

Trung ương Ðảng CS Trung Quốc hết sức đau đầu về vấn đề Tây Tạng. Từ năm 1951 thành lập khu tự trị Tây Tạng cho đến năm 1988 chưa lúc nào yên ổn…

Chọn nhân sự đến Tây Tạng là một vấn đề chiến lược lớn trước mắt và triển khai sau này, phải có một bàn tay sắt thép. Trung Quốc không thiếu những tên sát nhân trong hàng tướng soái, nhưng không đẹp về hình thức đối với quốc tế. Cần phải có bộ mặt nhân sự và nhân vật đó phải có máu lạnh tanh của một tên đồ tể.

Trung ương Ðảng CS Trung Quốc đã phải triệu tập Ban thường vụ họp để chọn nhân vật đến Tây Tạng. Ðặng Tiểu Bình có một vấn đề lo lắng. Ðó chính là vấn đề làm thế nào tuyển chọn được viên quan đến cái xứ gai góc này. Và ông đã không lầm khi chọn được tên đồ tể số một mà bề ngoài lại mang vẻ nho nhã.

Hồ Cẩm Ðào cũng không thể không tính đến những khó khăn sẽ gặp phải trên cương vị một đại thần ở một xứ đang gặp nhiều rắc rối với dân bản xứ nhất. Ông đã nghiên cứu kỹ việc cai trị của các quan thái thú tiền nhiệm ở Tây Tạng để rút kinh nghiệm…

Hồ Cẩm Ðào cũng biết rõ. Bộ chính trị phái ông đến Tây Tạng, chính là muốn xử lý dứt khoát sự nhiễu nhương của dân bản xứ.

Khi đọc bài diễn văn nhậm chức, người đứng đầu khu tự trị Tây Tạng. Từ một tỉnh xa xôi phía Tây là Quý Châu, đến nơi gần mặt trời nhất (núi cao) Hồ Cẩm Ðào xuất hiện lần đầu tiên của ông ta ở nước tây Tạng.

Ngay trong bài phát biểu. Hồ Cẩm Ðào đã cao giọng bày tỏ quyết tâm khắc phục khó khăn ổn định tình hình… Trung ương điều tôi đến đây công tác tại Ðảng ủy khu tự trị Tây Tạng này. Tôi cảm thấy gánh nặng lớn, áp lực lớn… Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sự quan tâm sâu sắc của Trung ương Ðảng, thành tựu to lớn và kinh nghiệm phong phú mà cán bộ quần chúng đã có được qua phấn đấu gian khổ. Có quân giải phóng và cảnh sát vũ trang làm hậu thuẫn có sự ủng hộ và hợp tác của các chiến sĩ yêu nước. Chúng ta sẽ không có khó khăn nào là không khắc phục được!!

Hồ Cẩm Ðào nói yêu nước Trung Quốc, nhưng lại coi thường sinh mạng người Tây Tạng.

Thay đổi quan thái thú chủ chốt của Tây Tạng đã gây ra sự chấn động cho nhân dân thủ đô LhaSa, mà những tiền lệ thay đổi các quan cai trị trước đó đã cho ngay cả không ít các chức sắc địa phương cũng không yên ổn nói chi tới dân. Hồ Cẩm Ðào thừa hiểu điều này. Ta hãy thử điểm lại những ngày đầu đến LhaSa của ông ta, liên tục triệu tập các cuộc họp… Ðến ngày 17 Hồ Cẩm Ðào lại gặp riêng với ban lãnh đạo, ban cố vấn. Các lực lượng võ trang khu tự trị. Ngày 18 Hội nghị lãnh đạo các cấp. Các đại diện nhân dân khu tự trị. Và quân khu Tây Tạng. Các ban ngành trực thuộc Ðảng ủy khu tự trị và lãnh đạo chính quyền của LhaSa. Hồ Cẩm Ðào lại một lần nữa...
Users browsing this topic
Guest (5)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.