Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

NHỮNG NÀNG KIỀU VIỆT NAM Ở THẾ KỶ 21
Xuân Yên
#1 Posted : Saturday, June 13, 2009 4:00:00 PM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

Giới thiệu web của Phạm đào Nguyên

http://www.geocities.com/daonguyenpham/

NHỮNG NÀNG KIỀU VIỆT NAM Ở THẾ KỶ 21

Hôm nay ngày 5-3 năm 2004, có ba cô gái Việt nam được bán đấu giá trên trang Web Ebay. Thân phận những người con gái Việt Nam thật tội nghiệp. Tập đoàn cộng sản Việt nam thực hiện chính sách phong kiến, nô lệ áp đặt lên những con người “giống cái” Việt nam một cách tàn nhẫn. Đó là nạn buôn người qua môi giới, và dịch vụ của chế độ cộng sản trên mang lưới buôn bán đấu giá thế giới và Đài Loan. Cộng sản coi thường, khinh thị những người Việt ở hải ngoại, và các quốc gia tự do trên thế giới. Chẳng ai dám làm gì được chúng nó cả.

Khoảng tháng hai vừa qua có ba chục ngàn em bé gái Việt nam từ năm tuổi, làm nô lệ tình dục từ khẩu dâm, đến làm điếm, thoả mãn dục vọng cho người ngoại quốc để Việt cộng nhận ngoại tệ. Như trong một đoạn đối thoại của tú bà với khách làng chơi, một cô gái còn trinh được 600 đô. Nay đến việc bán đấu giá con gái Việt giữa chợ đấu giá quốc tế Ebay. Chúng ta thử làm một bài tính, dân số Việt Nam có 80 triệu, tập đoàn cộng sản xuất khẩu khoảng vài triệu con gái đàn bà cứ 5 ngàn đô một người thì có cả tỉ đô la. Từ lớn đến nhỏ, cán bộ tha hồ mà hưởng thụ. Trong khi các nước văn minh như nước Mỹ ngày nay đã đi lên sao Hoả để tìm đất mới, và người Mỹ đã du lịch lên cung Trăng, mọi người được tự do, nhân bản và bình đẳng. Văn minh thế giới đã đạp đổ cả cái huyền thoại của người Việt, cung trăng là chị Hằng, thì nước Việt của tôi bây giờ lại phải lùi về thời phong kiến, và nô lệ.

Cộng sản Việt Nam đã đưa dân Việt của tôi đi lùi về thời Gia Tĩnh triều Minh ở thế kỹ14, nhưng còn tệ hơn nữa là ngày ấy bán con gái còn được dấu giếm là làm lẽ, chưa dám nói rõ là mua con gái về làm điếm. Việt nam tôi ơi, con người được bán đi như con vật hay tệ hại hơn nữa là được coi như một món hàng. Cộng sản đã gọi danh từ đưa người ra nước ngoài bằng hai tiếng, “Xuất khẩu.” Cái danh từ ấy cũng làm ngậm ngùi bao người dân Việt, nhưng bọn cộng sản cứ im lặng trước thảm trạng bi thương của con dân họ? Chính quyền cộng sản chỉ dùng dân chúng như một món hàng để buôn bán lấy lời. Đó không phải và vô nhân đạo là vô luân sao, là phi nhân bản là vô đạo sao? Tất cả chúng ta ba triệu đồng bào Việt nam hải ngoại nghĩ gì? Con dân chúng ta không thua không kém một món hàng nô lệ trong thời đại man rợ thời tiền sử.

Nòi giống Tiên Rồng của chúng ta từ bao thế hệ trước đây vẫn tự hào là một giòng giống dân chủ, không bao giờ có nô lệ. Một thí dụ điển hình như ngày xưa nếu con cái nhà nghèo thì họ đi ở đợ, nhưng không ở nữa thì người ấy lập tức có được tự do, không hề bị bán cho kẻ khác? Thế mà ngày nay thế giới văn minh, con người bình đẳng, tất cả có quyền làm người, thì bọn lãnh đạo cộng sản Việt nam ở quê hương tôi đem bán con nít, con gái hay con người bằng nhiều cách khác nhau.

Đau thương đổ lên đầu dân Việt? Vì ai? Tại sao có người đi hoà giải hoà hợp, bợ đít nâng bi? :Thể chế cộng sản phải tự nó sụp đổ, tự nó phải tan biến khi tiếng than ngập lòng Trời. Nếu không, bước tiến lịch sử sẽ nghiền nát chính nó, và những ai trong guồng máy cai trị ấy phải bị nghiền nát bởi sức mạnh của công lý và loài người. Không những một Kỳ, một Trọn, một Qurn Trần, mà còn nhiều vị tự biến mình thành Việt kiều yêu nước nữa? Miếng ăn là miếng tồi tàn! Chết qúy vị có đem “của” theo xuống hòm không? Hay để tiếng dơ trong lịch sử ngàn năm sau? Cộng sản đã dùng chiêu bài gì để thống trị dân ta?

Với chiêu bài: “Độc lập, Tự do, Dân chủ,” Việt cộng đã phỉnh lừa toàn dân Việt, cướp công của tất cả mọi người yêu nước, để làm nô lệ cho đảng cộng sản quốc tế. Tôi xin hỏi các anh, các bạn, các cháu,

1.-) Độc lập gì khi Trung cộng vừa đánh vào Lạng sơn thì lập tức cộng sản quy hàng, và cắt đất nhường lãnh thổ, và bán nước theo công hàm của Phạm văn Đồng năm 1958 giao Hoàng sa Trường sa cho Tàu...Thêm vào đó Trung Quốc sai gì thì tập đòan cộng sản nghe nấy, sợ răm rắp, sợ mất chức mất ngôi. Cộng sản Việt nam không có một đường lối cai trị nào hay hơn là rập khuông chính sách của cộng sản Nga Tàu, để dày xéo dân ta. Từ cái việc đấu tố năm 1956 ở miền Bắc, cho đến đánh tư sản mại bản sau năm 1975 ở miền Nam, cộng sản luôn mượn chiêu bài này chiêu bài khác để cướp bóc dân chúng và bắt dân làm nô lệ cho tập đoàn cộng sản. Độc lập gì mà đem dân làm nô lệ Nga Tàu như vụ đánh Cambodia, Lào, mà miệng cứ hô hào độc lập. Độc lập là phản từ của Nô lệ, và người cộng sản Việt nam đưa dân tộc làm nô lệ cho các nước đàn anh? Một quốc gia độc lập trước tiên mỗi người dân của quốc gia đó, chính họ phải được độc lập từ tư tưởng đến hành động.

2.-) Tự do gì mà người dân Việt đi lại trong nước Việt phải xin phép, khai báo liên tục. Nếu không thì cho là trái phép. Việt cộng kiểm soát từng giấc ngủ miếng ăn, từng bước đi tiếng nói của người dân. Ở đó không có tự do! Thầy tu, Cha đạo, Mục sư bị tra tấn hành hạ, tù đày. Nước tôi không có tự do, tự do là một từ ngữ bị lừa bịp, bị lợi dụng.

Một xã hội nhân bản, “Tôn giáo” là văn hoá của một quốc gia, là tinh hoa của đất nước, là gốc lõi, là nền móng của nhân bản, nhân quyền, và đạo đức làm người. Tôn giáo là giềng mối của phong tục tập quán, là thuần phong mỹ tục của một dân tộc. Tôn giáo là kim chỉ nam cho đời sống đạo đức của con người, làm người. Đó là niềm tự hào riêng của dân tộc, còn Việt nam ngày nay chỉ có guồng máy văn hoá đảng trị đưa vào tôn giáo. Chỉ có “Tôn Giáo Cộng Sản” là được tồn tại, cho nên có Công giáo quốc doanh, Phật giáo quốc doanh được sinh hoạt, còn ngoài ra là chống đảng, chống nhà nước.

Tự do là tiến trình tranh đấu để cải cách, là cách mạng, mà tôn giáo đã góp phần không nhỏ trong lịch sử Việt nam hàng bao ngàn năm qua. Ngày nay Việt nam không còn giềng mối đó, nên trẻ con phạm pháp dày đặc, kẻ cầm quyền lo hốt bạc từ các hướng. Hàng chục tỉ đô la được người hải ngoại gởi về VN hàng năm, để rồi đưa dân Việt trong nước trở thành nô lệ. Một quốc gia ăn mày hiện rõ ràng trên internet, mà tất cả chúng ta có thể kiểm chứng: vào Google search "từ thiện việtnam" là hiện ra hàng trăm cơ sở từ thiện từ để bóc lột lương tâm của người hải ngoại. Ngoài ra các bậc lãnh đạo tôn giáo được chỉ thị ra ngoài hải ngoại bòn rút lòng thương hại của đồng bào mà không hề biết xấu hổ. Tại sao? Tôi xin trả lời cho anh, cho bạn, cho bác, cho chú đây:

Một gia đình Việt nam có thân nhân ở Mỹ, có vợ ba con, vợ nuôi con heo con gà thì bảo một năm rửa đít heo không bằng ba má làm một ngày bên ấy. Làm một tháng cả vợ chồng con cái không kiếm được 50 đô vì bọn ấy lấy thuế đủ thứ, và còn biết “phải không” với chúng, con cái làm lụng cực nhọc. Thôi để chờ mẹ gởi về. Thế là tất cả gia đình ngồi chơi xơi nước, hưởng thụ. Chồng thì có tiền đi nhậu nhẹt, và nạn đỉ điếm lan tràn. Nhàn cư vi bất thiện, nên có hàng vạn chuyện đồi bại được xử dụng để kiếm tiền. Phong hoá suy đồi, đó là tai nạn cho dân tộc mà chúng ta, người hải ngoại đã góp phần. Người trong nước không làm gì ra tiền, nhân công được đem bán (xuất khẩu lao động) ra nước ngoài, vì chính quyền không đủ khả năng, không đủ kiến thức để sáng tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng. Vì dốt nát nên không hề biết đến nhu cầu ở các nước văn minh đã đi đến với mình?

Người trong nước chờ hưởng thụ từ quan đến người có thân nhân ngoại quốc. Trong khi người dân nghèo sống ở nông thôn chỉ có khoảng 1 tấn lúa một năm cho một gia đình năm người, làm sao đủ sống? Nên con gái làm điếm, làm nô lệ từng cấp, nô lệ cho những gia đình có thân nhân hải ngoại, nô lệ cho cán bộ, và có thể làm nô lệ cho xã hội khác. Tội thay! Buồn thay! Và chính những người hải ngoại chúng ta góp phần trong công cuộc đưa dân Việt vào vòng nô lệ, vì đã làm giàu cho chế độ cộng sản. Thế mà ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng đã góp phần vào làm giàu mạnh đất nước, sẽ đem đến tự do cho dân Việt. Từ ngữ Tự Do, Dân Chủ đã bị lừa đão và lật ngược mà người hải ngoại cũng đã góp phần. Người Việt trong nước có thân nhân hải ngoại, ngồi chờ gia đình gởi về để hưởng thụ hay góp phần phá nát cái truyền thống Việt nam, mà chính chúng ta người hải ngoại không hề dám nói đến.

3.- Dân chủ ở Việt nam là một danh từ lừa bịp, ma mị và đầu độc bởi nhóm lãnh đạo. Nó ngu đến nỗi đã đi đến các nước tự do rồi, mà vẫn không thức tỉnh giác ngộ để cải tổ đất nước. Từ thời chiến hay thời bình, cộng sản Việt nam chỉ biết đe dọa, bóc lột, tham nhũng và đem nhà tù để cai trị dân. Dân chủ gì mà người dân không có một chút quyền căn bản để làm người. Dân chủ gì mà từ một việc nhỏ như nhà có đám giổ ông bà, phải đi xin phép, và còn có người theo dỏi có ai nói phản động không? Sau năm 75, cộng sản “phạt ngu” vì dân làm rềnh rang những mỹ tục như đám giỗ, đám cưới.

Tất cả những gì bịp bợm trong cụm từ “Tự Do, Độc Lập và Dân Chủ” đều bị phủ đầu, đều bị lừa bịp ở Việt nam quê hương tôi. Dân chủ Tự Do là gì? Là người dân ít nhất có những quyền tự do căn bản như : Tự do đi lại, Tự do tín ngưỡng, Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp. Người Việt chúng ta trong nước không bao giờ có các quyền này. Thêm vào đó nếu có tự do độc lập và dân chủ thì nhân bản, nhân quyền, nhân cách con người phải được tôn trọng, trong khi đó nhà nước mở các dịch vụ buôn bán con nít buôn bán phụ nữ ra nước ngoài làm điếm, để kiếm ngoại tệ. Bằng chứng là ba cô gái Việt bán với gía năm ngàn bốn trăm đô mỗi cô trên Ebay, một trang web đấu giá có tầm ảnh hưởng cả thế giới. Ngay cả báo ở Đài loan cũng có rao quảng cáo bán con gái Việt với ngoại tệ Mỹ. Cả mạng lưới kiểm soát con người ở trong nước chặt chẻ đến thế thì làm sao có 30-60 ngàn trẻ em Việt Nam đưa được sang Cambodia? Tại sao cộng sản Việt Nam qua Cambodia để bắt thầy Thích Trí Lực hay em Tuấn về bỏ tù?

Chúng ta, các anh, bác, chú, cô, dì, và tôi nghĩ gì về Tổ Quốc Việt nam. Tôi chưa dám hỏi đến các cháu, vì các cháu còn nhỏ, chúng nó nhận nơi này làm quê hương, nên chưa ý thức gì về quê cha đất tổ. Chúng ta làm gì khi con gái chúng ta bán với giá 5 ngàn đô. Các bạn gái ta ơi, các bạn nghĩ gì khi người con gái của ta bị bán đi làm nô lệ. Bạn hãy tưởng tượng nó có thể làm đủ các loại nô lệ, có thể từ nô lệ tình dục và cả nô lệ lao động. Bạn hiểu rồi , ở nước Mỹ người da đen đã một thời làm nô lệ, nhưng không phải nô lệ tình dục, thế mà đó là vết nhơ, vết tủi nhục nhất trong lịch sử nước Mỹ, và cả cuả người Mỹ da trắng cùng da đen!

Ngày xưa nàng Kiều bán mình để chuộc cha phải làm vợ lẽ, nhưng ngày nay con gái Việt, những nàng Kiều bé nhỏ, từ năm tuổi bị bán đi làm điếm khắp nơi, không cần che dấu như làm vợ lẽ ở thời phong kiến xa xưa. Thế giới ngày nay, tập đoàn cộng sản Việt nam còn dã man, man rợ hơn là chính thể phong kiến ngày xưa!

Thương thay những nàng Kiều nước tôi, từ năm tuổi, và những nàng Kiều mới trưởng thành làm con gái, có khi chưa biết yêu thương hay vừa biết yêu thương, thì bị bán đấu giá rõ ràng trên trang lưới.

Vậy tôi xin thưa, tôi là người Việt nam, xin mời các anh, các bạn vào trang web nhân quyền thế giới, lên tiếng tố cáo nạn buôn người của bọn cộng sản Việt nam. Xin góp một tay, xin cho một phút, có thể xoay chuyến, CỨU NẠN CỨU KHỔ một số con em chúng ta khỏi phải sa vào vũng bùn nhơ. Xin các anh chị em cùng các con, nếu còn nghĩ thương về người đồng chủng, xin góp một vài giây. Xin các Hội đoàn, Hội Nhân quyền, Hội Cưú Người Vượt Biển, các Bậc Trí giả, Thức giả hãy lên tiếng bảo chúng tôi phải làm gì. Xin dạy cho tôi làm gì để giúp các em. Chúng tôi cần một người hướng dẫn, “Cứu Nhất Nhân Đắc Vạn Phúc,” vì không có ai hướng dẫn, nên chỉ xin mạo muội có vài lời đề nghị, mong quý vị độc giả niệm tình tha thứ cho. Đây là mạng nhân quyền thế giới, xin qúy vị tùy tiện gởi thơ.

http://hrw.org/contact.html

Phạm đào Nguyên.
Nguyen Giang
#2 Posted : Sunday, June 14, 2009 11:42:01 AM(UTC)
Nguyen Giang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 37
Points: 0

CSVN làm đất nước thế này đây. Dead
Xuân Yên
#3 Posted : Sunday, June 14, 2009 7:32:59 PM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

ĐẠO LUẬT NĂM 2000 VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN BUÔN NGƯỜI VÀ NẠN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG BẠO LỰC: BÁO CÁO NĂM 2007 VỀ TÌNH HÌNH BUÔN NGƯỜI
Văn phòng Giám sát và Chống buôn người, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố
Ngày 12 tháng 6 năm 2007

Thư của Ngoại trưởng Condoleezza Rice

Thưa độc giả,
Hai trăm năm trước đây, Quốc hội Anh đã cấm việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, mở đầu cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thập kỷ dưới sự lãnh đạo của William Wilberforce.

Buôn người là hình thức nô lệ thời hiện đại và là một kiểu buôn bán nô lệ toàn cầu mới. Vì lợi nhuận mà bọn buôn người đã bóc lột những con người yếu đuối nhất trong số chúng ta, đó là phụ nữ và trẻ em. Chúng cám dỗ nạn nhân, đẩy họ vào cảnh nô lệ miễn cưỡng và nô lệ tình dục. Ngày nay, tiếng gọi lương tri lại thôi thúc chúng ta hành động nhằm chấm dứt việc hạ thấp phẩm cách của phụ nữ và nam giới. Cũng như trong thế kỷ 19, những người quyết tâm ủng hộ việc xóa bỏ hình thức nô lệ thời hiện đại trên thế giới đã liên hiệp lại trong một phong trào toàn cầu chống lại tội ác ghê tởm này. Tổng thống Bush cam kết Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đi tiên phong đương đầu với thách thức nghiêm trọng này của thế kỷ 21, và,tất cả các quốc gia có quyết tâm chấm dứt nạn buôn người đã có một đối tác mạnh mẽ, đó là Hoa Kỳ.

Báo cáo hàng năm lần thứ bảy về tình hình buôn người ghi nhận nỗ lực của các chính phủ nước ngoài trong việc ngăn chặn nạn buôn người, truy tố tội phạm, và bảo vệ nạn nhân. Báo cáo này soi rọi mọi ngõ ngách, cả những nơi tăm tối nhất, buộc tất cả những nước chưa nỗ lực đầy đủ chống nạn buôn người phải có trách nhiệm, bất kể nước đó là bạn hay thù.

Sự xấu hổ đã khiến nhiều nước hành động và dẫn tới những cải cách chưa từng có. Nhận thức ngày càng gia tăng là nguồn gốc của những tiến bộ quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại tội ác này và giúp đỡ các nạn nhân ở bất cứ nơi đâu họ được tìm thấy.

Xóa bỏ nạn buôn người là nghĩa vụ đạo lý cao cả của chúng ta hôm nay. Cùng với các nước đồng minh và bạn bè, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm chấm dứt thực tế này. Cảm ơn quý vị và các bạn đã tham gia vào phong trào đấu tranh mới xóa bỏ hình thức nô lệ hiện đại. Đoàn kết lại chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và xây dựng một thế giới an toàn hơn, tự do và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người.

Kính thư
Condoleezza Rice
GIỚI THIỆU

Những câu chuyện của nạn nhân trong báo cáo này chỉ có tính đại diện và không bao gồm tất cả các hình thức buôn người xảy ra. Bất cứ câu chuyện nào trong số này cũng đều có thể xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Chúng là minh chứng cho rất nhiều hình thức buôn người cũng như phạm vi rộng lớn của việc buôn người. Không có quốc gia nào không xảy ra nạn buôn người. Tên của các nạn nhân trong báo cáo này đã được thay đổi. Ảnh trên trang bìa của báo cáo và những ảnh không có chú thích trong báo cáo không phải ảnh thực của nạn nhân. Chúng chỉ có tính chất minh họa cho rất nhiều hình thức bóc lột giúp xác định việc buôn người và những địa điểm mà các nạn nhân được tìm thấy.

My-an-ma: Lính trẻ con. Ko Aung nói: “Tôi bị ép phải đi lính. Một buổi tối khi chúng tôi đang xem phim trong làng thì có ba trung sĩ tới. Họ muốn kiểm tra chứng minh thư và hỏi chúng tôi có muốn nhập ngũ không. Chúng tôi giải thích vì chưa đủ tuổi nên không có chứng minh thư. Tôi trả lời “không” rồi về nhà. Nhưng sáng hôm sau, một đơn vị tuyển quân vào làng và yêu cầu hai tân binh. Họ nói, ai không nộp đủ 3.000 kyats ($9) thì phải đi lính. Cha mẹ tôi không đủ tiền và tất cả 19 đứa chúng tôi bị bắt lính và được đưa tới Mingladon (một trung tâm huấn luyện của quân đội).

Mục đích
Theo luật định, hàng năm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải trình lên Quốc hội một báo cáo về nỗ lực của các chính phủ nước ngoài nhằm xóa bỏ các hình thức buôn người nghiêm trọng. Đây là bản Báo cáo về tình hình buôn người thường niên lần thứ bảy. Mục tiêu của báo cáo là nâng cao nhận thức trên toàn cầu, nhấn mạnh nỗ lực của cộng đồng quốc tế, và khuyến khích các chính phủ nước ngoài có những hành động hiệu quả chống lại mọi hình thức buôn người.

Đạo luật về Bảo vệ Nạn nhân Buôn người năm 2000 đã sửa đổi (Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người) - đạo luật định hướng nỗ lực chống buôn người – khẳng định mục tiêu chống buôn người là trừng phạt những kẻ buôn người, bảo vệ nạn nhân và ngăn không cho nạn buôn người xảy ra. Giải thoát cho những người bị đẩy vào hoàn cảnh giống nô lệ là mục tiêu cao nhất của báo cáo này, và cũng là mục tiêu cao nhất trong chính sách chống buôn người của Chính phủ Hoa Kỳ.

Buôn người là mối đe dọa ở nhiều khía cạnh. Nó tước đi quyền con người và tự do của họ, làm gia tăng rủi ro y tế toàn cầu và tội phạm có tổ chức.

Với cá nhân nạn nhân, tác động của buôn người có tính huỷ hoại. Nạn nhân thường xuyên bị lạm dụng thể chất và tinh thần, bị cưỡng bức, bản thân và cả gia đình bị đe dọa, giấy tờ bị đánh cắp, thậm chí phải đối mặt với cái chết. Không chỉ ảnh hưởng tới nạn nhân, buôn người còn ảnh hưởng tới vấn đề y tế, sự an toàn và an ninh của tất cả các quốc gia.

Một cộng đồng các quốc gia lớn mạnh chưa từng có đang rất nỗ lực nhằm loại bỏ tội ác tàn bạo này. Quốc gia nào không nỗ lực đáng kể nhằm tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu về xóa nạn buôn người, như theo quy định của Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người, sẽ bị đánh giá xếp “loại 3” trong Báo cáo này. Kết quả là quốc gia đó sẽ không được nhận các khoản viện trợ nước ngoài không liên quan đến vấn đề nhân đạo và thương mại từ Chính phủ Hoa Kỳ. Khi đánh giá nỗ lực của các chính phủ nước ngoài, Báo cáo về nạn buôn người nhấn mạnh “ba P”- tức là truy tố (prosecution), bảo vệ (protection) và ngăn chặn (prevention). Tuy nhiên, cách tiếp cận lấy nạn nhân làm trọng tâm đòi hỏi chúng ta phải giải quyết “ba R”- tức là giải cứu (rescue), hồi phục (rehabiltation) và tái hòa nhập (reintegration), đồng thời khuyến khích học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất trong những lĩnh vực này.

Năm nay kỷ niệm 200 năm ngày bãi bỏ việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Phải mất nhiều thập kỷ phong trào do nghị sĩ Anh William Wilberforce lãnh đạo mới thành công. Phong trào đó đòi hỏi quốc gia phải tăng cường và mở rộng khái niệm phẩm giá con người, đồng thời khẳng định những giá trị đạo lý cao hơn lợi ích thương mại. Ngày nay, những đòi hỏi ấy không thay đổi với mọi quốc gia khi đối phó với thách thức xóa bỏ nạn buôn người-hình thức nô lệ thời hiện đại.

Căm-pu-chia: Buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục. Hai chị em Naren và Sitthy, 10 và 12 tuổi, sống ở Phnôm-pênh. Để có tiền, cha mẹ chúng đồng ý cho chúng tới căn hộ của một người Đức thuê. Ở đó, người đàn ông Đức đã có hành vi xâm hại tình dục với các em và còn ghi hình ảnh đó. Nhờ người hàng xóm phát hiện ra nên các em đã được một tổ chức phi chính phủ giải cứu. Bọn trẻ đã ra làm chứng chống lại bố mẹ và người đàn ông kia.

Định nghĩa buôn người

Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người (Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người) định nghĩa “các hình thức buôn người nghiêm trọng” là:

(a) buôn người nhằm mục đích tình dục, trong đó hoạt động tình dục vì mục đích thương mại là kết quả của việc sử dụng vũ lực, lừa gạt hoặc cưỡng ép hay trong trường hợp người bị ép buộc thực hiện hành vi đó chưa đủ 18 tuổi; hoặc

(b) việc tuyển dụng, chứa chấp, vận chuyển, cung cấp hay quản chế một người bắt phải lao động hoặc phục vụ bằng thủ đoạn sử dụng vũ lực, lừa gạt hoặc cưỡng ép với mục đích bắt họ phải làm nô lệ miễn cưỡng, làm người giúp việc, làm công trừ nợ hoặc làm nô lệ.
Việc nạn nhân có bị đưa từ nơi này tới nơi khác hay không không phải là điều kiện để xác định liệu tội danh có nằm trong phạm vi các định nghĩa này hay không.

Ấn Độ: Cưỡng ép lao động. Aakesh năm tuổi, khi đang chơi với bạn bè thì có mấy người đàn ông lái xe vào làng và hỏi lũ trẻ có muốn xem phim không. Bọn trẻ được lùa lên thùng xe và đưa đi cách đó 200 dặm. Sau đó chúng bị nhốt trong một căn phòng vài ngày liền, đã không được ăn uống lại còn bị đánh đập. Những kẻ buôn người đã bắt cóc những đứa trẻ dễ bị tổn thương này và bắt chúng phải đan thảm. Bọn trẻ đã bị giam giữ 9 năm liền. Hai trong số những đứa bạn của Aakesh không chịu nổi- một đứa bị bắn khi đang cố gắng trốn thoát, còn đứa kia đã chết do bị ốm nhưng không được chữa trị. Khi được giải cứu thì bọn trẻ đã 14 tuổi và không thể nói được. Chúng bị suy dinh dưỡng và bị thương, nhưng cuối cùng chúng cũng đã được tự do.

Phạm vi và bản chất của hình thức nô lệ thời hiện đại
Dấu hiệu chung của các vụ buôn người là sử dụng vũ lực, lừa gạt, hoặc cưỡng ép để bóc lột một người nhằm kiếm lợi. Nạn nhân có thể bị bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục hoặc cả hai. Cụ thể, bóc lột tình dục là lạm dụng trong hoạt động mại dâm để kiếm lời. Trong các trường hợp khác, nạn nhân bị bóc lột ở nhà riêng bởi những người thường coi quan hệ tình dục cũng là công việc. Dùng vũ lực hoặc cưỡng ép có thể là trực tiếp và mang tính bạo lực hoặc đánh vào tâm lý.

Có rất nhiều con số ước tính về phạm vi và bản chất của hình thức nô lệ thời hiện đại. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) - cơ quan của Liên Hợp Quốc có trách nhiệm đánh giá các tiêu chuẩn lao động, việc làm và các vấn đề bảo vệ xã hội - ước tính có 12,3 triệu người bị cưỡng ép lao động, làm công trừ nợ, trẻ em bị cưõng ép lao động, và làm nô lệ tình dục tại bất cứ thời điểm nào. Những nguồn khác ước tính con số từ 4 đến 27 triệu.

Theo một nghiên cứu do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, hoàn thiện năm 2006, có khoảng 800.000 người bị buôn bán qua biên giới quốc gia, đó là chưa kể tới hàng triệu người bị buôn bán trong phạm vi các nước. Khoảng 80% số nạn nhân xuyên quốc gia là phụ nữ và trẻ em gái và có tới 50% là vị thành niên. Đa số nạn nhân xuyên quốc gia là nữ bị bán nhằm bóc lột tình dục để kiếm lời. Những con số này chưa bao gồm hàng triệu nạn nhân là phụ nữ và nam giới trên toàn thế giới bị buôn bán trong phạm vi biên giới các quốc gia - đa số bị cưỡng ép lao động hoặc làm công để trả nợ.

Những kẻ buôn người tấn công đối tượng dễ bị tổn thương. Mục tiêu của chúng thường là trẻ em và phụ nữ trẻ. Thủ đoạn của chúng rất tinh vi và tàn nhẫn. Chúng lừa gạt, ép buộc và tạo lòng tin với những người có khả năng trở thành nạn nhân. Mẹo của chúng thường là hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn qua kết hôn, việc làm, hoặc cơ hội học hành.

Quốc tịch của nạn nhân buôn người rất đa dạng. Một số người rời quê hương từ những nước đang phát triển đến những nước giàu có hơn để tìm cách cải thiện cuộc sống với những công việc tay nghề thấp. Những người khác trở thành nạn nhân bị cưỡng ép lao động hoặc làm công để trả nợ ở ngay chính quê hương của họ. Những phụ nữ khao khát có một tương lai tốt đẹp hơn rất dễ tin vào những lời hứa hẹn tìm việc làm ở nước ngoài như trông trẻ, giúp việc gia đình, phục vụ bàn, hoặc làm người mẫu - mà thực chất sau này là hành nghề mại dâm - một cơn ác mộng không có lối thoát mà những kẻ buôn người tạo ra. Một số gia đình giao trẻ em cho những người lớn, thường là họ hàng. Những người này hứa sẽ cho chúng ăn học và những cơ hội khác, nhưng rồi lại đẩy chúng vào cảnh bị bóc lột.

Tiêu điểm của Báo cáo về tình hình buôn người năm 2007

Báo cáo về tình hình buôn người là bản báo cáo toàn cầu đầy đủ nhất về nỗ lực đấu tranh chống những hình thức buôn người nghiêm trọng của các chính phủ. Giai đoạn thực hiện báo cáo này là từ tháng 4/2006 đến tháng 3/2007. Báo cáo bao gồm những quốc gia được xác định là xuất phát điểm, trung chuyển, hoặc là điểm đến của số lượng lớn nạn nhân của những hình thức buôn người nghiêm trọng. Báo cáo về tình hình buôn người 2007 thể hiện cái nhìn toàn cầu và cập nhật về phạm vi và bản chất của hình thức nô lệ thời hiện đại cùng với hành động của các chính phủ trên thế giới đấu tranh và xóa bỏ nó.

Buôn người chắc chắn xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu Báo cáo này bỏ sót một quốc gia nào thì điều đó chỉ có thể là do chưa có đủ thông tin. Báo cáo tình hình từng nước mô tả phạm vi và bản chất của vấn đề buôn người, lý do đưa quốc gia đó vào Báo cáo và nỗ lực của chính phủ nước đó trong cuộc chiến chống buôn người. Báo cáo tình hình từng nước cũng đánh giá liệu quốc gia đó có tuân thủ tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người như quy định trong Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người hay không, đồng thời còn khuyến nghị bổ sung hành động chống buôn người. Phần còn lại của báo cáo tình hình từng nước mô tả nỗ lực của chính phủ nhằm thực thi luật pháp chống buôn người, bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn buôn người. Báo cáo tình hình từng nước giải thích cơ sở xếp các quốc gia vào Loại 1, Loại 2, Loại 2 cần theo dõi hay Loại 3. Nếu một quốc gia bị xếp vào Loại 2 cần theo dõi thì trong báo cáo tình hình quốc gia đó có thêm phần giải thích lý do, áp dụng các điều khoản trong Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người.

Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người quy định ba nhân tố cần xem xét khi quyết định xếp một nước vào Loại 2 (hoặc Loại 2 cần theo dõi) hoặc Loại 3: 1) Mức độ quốc gia đó là nước xuất phát, trung chuyển, hoặc điểm đến của các hình thức buôn người nghiêm trọng; 2) Mức độ chính phủ nước đó không tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người và cụ thể là mức độ tham nhũng có liên quan đến buôn người của chính phủ đó; và 3) Những nguồn lực và khả năng chính phủ giải quyết và xóa bỏ các hình thức buôn người nghiêm trọng.

Một số quốc gia tổ chức hội thảo và thành lập các đội đặc nhiệm hoặc xây dựng các kế hoạch hành động quốc gia nhằm xác định mục tiêu cho nỗ lực chống buôn người. Tuy nhiên, việc tổ chức hội thảo, lập kế hoạch, hay xây dựng các lực lượng đặc nhiệm không được chú trọng nhiều lắm khi đánh giá nỗ lực của các nước. Thay vào đó, Báo cáo tập trung vào những hành động chống buôn người cụ thể của các chính phủ, đặc biệt là truy tố, kết án và phạt tù những kẻ buôn người, các biện pháp bảo vệ nạn nhân và nỗ lực ngăn chặn tệ nạn này. Báo cáo cũng không chú trọng đến các bộ luật đang được soạn thảo hoặc chưa được ban hành. Cuối cùng, Báo cáo không tập trung vào nỗ lực của các chính phủ đóng góp gián tiếp vào việc giảm nạn buôn người, chẳng hạn như các chương trình giáo dục, hỗ trợ phát triển kinh tế hay các chương trình nhằm tăng cường bình đẳng giới, mặc dù đây đều là những nỗ lực có ý nghĩa.

Ru-an-đa/Vương quốc Anh: Buôn người vì mục đích tình dục. Khi 14 tuổi, ông chủ của Adnita - một thương nhân mà cô giúp việc ở chợ Kigali – nói cô hãy đi với hai người đàn ông, họ sẽ đưa cô ra nước ngoài sinh sống, ở đó cô có thể an toàn và được đi học. Khi tới Vương quốc Anh, một người đàn ông đón cô ở sân bay và đưa về một ngôi nhà. Một người đàn ông khác tới và đã cưỡng hiếp cô. Trong suốt hai năm, cô gái phải sống trong bếp bị khóa và chỉ có lối đi tới nhà vệ sinh và nhà tắm. Người đàn ông đã nhốt cô làm nô lệ tình dục cho đến khi cô chốn thoát được và đi nhờ một người lái xe, người đó đã đưa cô tới trình diện cảnh sát.

Phương pháp

Khi soạn thảo Báo cáo này, Bộ Ngoại giao sử dụng thông tin từ các Đại sứ quán Hoa Kỳ, các quan chức chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, các báo cáo đã được công bố, các chuyến đi điều tra tới các khu vực và thông tin gửi tới địa chỉ email (tipreport@state.gov). Địa chỉ này được lập để các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân chia sẻ thông tin về tiến bộ của chính phủ các nước trong việc giải quyết nạn buôn người. Các cán bộ ngoại giao của Hoa Kỳ báo cáo về tình hình buôn người và hành động của chính phủ dựa trên điều tra kỹ lưỡng, kể cả việc gặp gỡ với nhiều quan chức chính phủ, đại diện các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, nhân viên các tổ chức quốc tế, các phóng viên, giới học giả và những nạn nhân còn sống sót.

Để hoàn thành Báo cáo năm nay, Bộ Ngoại giao đã có cái nhìn mới về các nguồn thông tin về từng nước để đưa ra đánh giá. Đánh giá nỗ lực chống buôn người của từng chính phủ là một quá trình gồm hai bước:

Bước một: Căn cứ vào số lượng nạn nhân
Trước hết, Bộ Ngoại giao xác định xem đó là “nước xuất phát điểm, trung chuyển hay điểm đến của một số lượng lớn các nạn nhân của những hình thức buôn người nghiêm trọng”, thông thường là theo bậc 100 nạn nhân hoặc nhiều hơn, bằng con số áp dụng trong các báo cáo trước. Một số quốc gia không có những thông tin này thì không bị xếp loại nhưng được đưa vào mục Các trường hợp đặc biệt vì có dấu hiệu buôn người rõ ràng.
Bước hai: Xếp loại
Theo quy định của Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người, trong Báo cáo về tình hình buôn người năm 2007 Bộ Ngoại giao xếp các quốc gia vào một trong ba danh sách, gọi là Loại. Việc xếp loại dựa trên mức độ hành động chống buôn người của một chính phủ, chứ không phải mức độ của vấn đề, mặc dù tiêu chí này cũng quan trọng. Trước tiên, Bộ Ngoại giao đánh giá liệu chính phủ đó có tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người về việc xóa bỏ nạn buôn người hay không (chi tiết xem trang 228-229). Những chính phủ nào tuân thủ những tiêu chuẩn này sẽ được xếp Loại 1. Với các chính phủ khác, Bộ Ngoại giao cân nhắc xem họ có nỗ lực đáng kể nào để tuân thủ những tiêu chuẩn này hay chưa. Những chính phủ có nỗ lực đáng kể tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu sẽ được xếp Loại 2. Những chính phủ nào không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu và không có nỗ lực đáng kể nào nhằm tuân thủ những tiêu chuẩn đó sẽ bị xếp Loại 3. Cuối cùng, tiêu chuẩn liệt vào Danh sách cần theo dõi đặc biệt được xem xét và nếu có thể áp dụng thì các quốc gia Loại 2 sẽ được xếp vào Loại 2 cần theo dõi.
Danh sách cần theo dõi đặc biệt-Loại 2 cần theo dõi
Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người tạo ra một “danh sách cần theo dõi đặc biệt” đối với các nước cần phải được theo dõi đặc biệt trong bản Báo cáo về tình hình buôn người. Danh sách này gồm có: 1) Các quốc gia trong danh sách Loại 1 năm nay vốn nằm trong danh sách Loại 2 năm 2006; 2) Các quốc gia trong danh sách Loại 2 năm nay vốn nằm trong danh sách Loại 3 năm 2006; 3) Danh sách các quốc gia Loại 2 trong Báo cáo năm nay khi:
a) Số nạn nhân thực tế của các hình thức buôn người nghiêm trọng là rất lớn hoặc đang gia tăng đáng kể;
b) Không có bằng chứng cho thấy sự gia tăng nỗ lực chống các hình thức buôn người nghiêm trọng so với năm ngoái, cụ thể là gia tăng nỗ lực điều tra, truy tố và kết án tội buôn người, tăng cường trợ giúp nạn nhân và giảm bằng chứng cho thấy có sự đồng lõa của các quan chức chính phủ trong các hình thức buôn người nghiêm trọng; hoặc
c) Quyết định một quốc gia đang có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu dựa trên cam kết của quốc gia đó tiến hành nhiều bước đi hơn nữa trong năm tới.

Nhóm thứ ba này (gồm cả a, b, và c) được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp thành “Loại 2 cần theo dõi”. Đã có 32 quốc gia được xếp vào danh sách Loại 2 cần theo dõi trong Báo cáo tháng 6/2006. Cùng với hai quốc gia được đánh giá lại và xếp vào Loại 2 cần theo dõi trong tháng 9/2006 và năm quốc gia đáp ứng được hai tiêu chuẩn đầu tiên nêu trên (được nâng bậc trong Báo cáo về tình hình buôn người 2006 so với Báo cáo năm 2005), 39 quốc gia này đã được đưa vào “Đánh giá Sơ bộ” do Bộ Ngoại giao đưa ra ngày 1/2/2007.

Trong số 34 quốc gia Loại 2 cần theo dõi tại thời điểm công bố Đánh giá Sơ bộ, trong Báo cáo này 10 quốc gia đã lên Loại 2, trong khi đó 7 quốc gia rớt xuống loại 3 và 17 quốc gia vẫn nằm trong danh sách Loại 2 cần theo dõi. Các nước bị xếp vào danh sách cần theo dõi đặc biệt trong báo cáo này sẽ được xem xét lại trong đánh giá sơ bộ đệ trình lên Quốc hội Mỹ ngày 1/2/2008.

Hình thức trừng phạt có thể áp dụng với các Quốc gia xếp Loại 3

Chính phủ các quốc gia bị xếp Loại 3 có thể bị trừng phạt. Chính phủ Hoa Kỳ có thể không cấp các khoản hỗ trợ không liên quan tới thương mại và không vì mục đích nhân đạo. Những nước không nhận được những khoản hỗ trợ này sẽ không được tài trợ để tham gia các chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục. Cũng theo Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người, những chính phủ này cũng có thể bị Hoa Kỳ phản đối trợ giúp (trừ trợ giúp nhân đạo, liên quan đến thương mại và các khoản trợ giúp nhất định liên quan đến phát triển) từ các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Nếu được áp dụng, các biện pháp trừng phạt này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2007.

Tất cả hay một phần lệnh trừng phạt theo quy định của Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người có thể được Tổng thống quyết định miễn áp dụng nếu việc hỗ trợ cho quốc gia này có thể giúp thúc đẩy mục đích của Đạo luật hoặc phù hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Đạo luật về Bảo vệ nạn nhân buôn người cũng quy định rằng lệnh trừng phạt sẽ được miễn áp dụng nếu cần phải tránh những tác động tiêu cực lớn xảy ra với những người dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Lệnh trừng phạt sẽ không được áp dụng nếu Tổng thống thấy rằng, sau khi bản Báo cáo này được công bố và trước khi áp đặt lệnh trừng phạt, chính phủ đó đã tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiếu hoặc đã có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ các tiêu chuẩn đó.

Bất kể bị xếp loại nào, mỗi quốc gia đều có thể làm nhiều hơn, kể cả Hoa Kỳ. Việc xếp loại các quốc gia không phải là vĩnh viễn. Tất cả các quốc gia đều phải duy trì và gia tăng nỗ lực để chống buôn người.

Báo cáo này được sử dụng như thế nào

Báo cáo này là công cụ ngoại giao để Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục đối thoại, khích lệ, đồng thời là định hướng giúp tập trung nguồn lực vào việc truy tố, bảo vệ, và xây dựng các chương trình và chính sách ngăn chặn. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục tăng cường sự tham gia của các chính phủ để hoàn chỉnh nội dung Báo cáo nhằm tăng cường nỗ lực hợp tác để xóa bỏ tận gốc nạn buôn người. Trong năm tới, và đặc biệt là những tháng trước khi quyết định trừng phạt các nước bị xếp vào Loại 3 được đưa ra, Bộ Ngoại giao sẽ sử dụng thông tin thu thập được trong báo cáo này để tập trung hiệu quả hơn vào các chương trình trợ giúp và hợp tác với các quốc gia cần hỗ trợ trong cuộc chiến chống buôn người. Bộ hy vọng bản Báo cáo này sẽ là chất xúc tác cho nỗ lực chính phủ và phi chính phủ nhằm chống nạn buôn người trên toàn thế giới.

Bắc Triều Tiên/Trung Quốc: Hanuel bị cưỡng bức hôn nhân đã nói: "Tôi đã bị người ta bán để làm vợ một người đàn ông Trung Quốc 47 tuổi, không nghề nghiệp và rất ốm yếu. Chồng tôi đánh tôi và nói ‘Mày có biết tao đã mua mày bao nhiêu tiền không?’ Tôi không phải là người phụ nữ Bắc Triều Tiên duy nhất trong vùng này. Khi tôi nói chuyện với một số người khác, chúng tôi đã nhận ra rằng mình đã bị bán cho các cuộc hôn nhân như vậy".

Nigeria/Hoa Kỳ: Cô bé Jenny 14 tuổi đã rời quê hương ở Nigeria sang Hoa Kỳ làm ô-sin cho một cặp vợ chồng, cũng là người gốc Phi. Cô bé nghĩ rằng cô sẽ được trả lương cho việc chăm sóc con cái của họ, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Suốt năm năm liền, Jenny đã bị ông chủ liên tục hãm hiếp, còn vợ hắn thì hành hạ, đôi khi dùng cả gậy, và có lúc còn dùng cả guốc cao gót để đánh đập em. Được một tổ chức phi chính phủ báo tin, lực lượng thực thi pháp luật đã giải thoát cho Jenny và truy tố những kẻ đã gây ra tội ác.

Định nghĩa “Buôn người”

Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân trong các vụ buôn người định nghĩa “các hình thức buôn người nghiêm trọng” là:

(a) buôn người vì mục đích tình dục, trong đó hoạt động tình dục nhằm mục đích thương mại là kết quả của việc dùng vũ lực, lừa gạt hoặc cưỡng ép hay trong trường hợp người bị ép buộc thực hiện hành vi đó chưa đủ 18 tuổi; hoặc

(b) việc tuyển dụng, chứa chấp, vận chuyển, cung cấp hay quản chế một người bắt phải lao động hay phục vụ thông qua thủ đoạn sử dụng vũ lực, lừa gạt hay cưỡng ép nhằm mục đích bắt họ phải làm nô lệ miễn cưỡng, làm người giúp việc nhà, làm việc để trừ nợ hay làm nô lệ.

Định nghĩa các thuật ngữ

Buôn người nhằm mục đích tình dục tức là tuyển dụng, chứa chấp, vận chuyển, cung cấp hoặc quản chế một người để nhằm mục đích thực hiện hoạt động tình dục thương mại.

Hoạt động tình dục nhằm mục đích thương mại nghĩa là bất cứ một hoạt động tình dục nào mà giá trị thu được từ hoạt động đó được trao cho hoặc được bất kỳ ai tiếp nhận.

Cưỡng ép nghĩa là (a) đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng hoặc quản chế về thân thể đối với một người; (b) bất cứ kế hoạch hay hình thức nào khiến cho một người tin rằng nếu họ không thực hiện một hành vi nhất định thì họ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng hoặc bị giam cầm; hoặc (c) lạm dụng hoặc bị đe dọa lạm dụng thủ tục pháp lý.

Nô lệ miễn cưỡng là tình trạng nô lệ gây ra do (a) thực hiện bất cứ kế hoạch hay hình thức nào nhằm làm cho một người tin rằng nếu họ không chịu hoặc không tiếp tục chịu hoàn cảnh đó thì, họ hoặc người khác sẽ phải chịu tổn hại nghiêm trọng hoặc bị giam cầm; hoặc (b) lạm dụng hoặc bị đe dọa lạm dụng thủ tục pháp lý.
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC

VIỆT NAM xếp (Loại 2)

Việt Nam là nguồn cung cấp và cũng là điểm đến của đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán để nhằm mục đích cưỡng ép lao động hoặc bóc lột tình dục. Phụ nữ và các bé gái Việt Nam bị buôn bán sang Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia, Đài Loan, Anh Quốc và Cộng hòa Séc để bóc lột tình dục nhằm mục đích thương mại. Những kẻ buôn người thường cải trang nạn nhân là khách du lịch hoặc công nhân dưới vỏ bọc là chương trình xuất khẩu lao động, sau đó đưa họ tới Hồng Kông, Đài Loan, hoặc Malaysia, hoặc tuyển các bé gái thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm rồi bán cho các băng nhóm tại Trung Quốc và Malaysia, hoặc sử dụng các phòng chát trên mạng Internet để dụ dỗ các nạn nhân tương lai.

Tiếp tục có các báo cáo đáng tin cậy cho biết các cô gái Việt Nam kết hôn thông qua các tay mối lái quốc tế đã bị buôn bán hoặc bị lạm dụng. Số lượng các cuộc hôn nhân lừa đảo cho người Đài Loan đã giảm đi, nhờ các quy định nhập cư chặt chẽ hơn của các nhà chức trách Đài Loan, nhưng số lượng các cô dâu lấy chồng Hàn Quốc lại tăng hơn gấp đôi trong năm năm qua. Các cô gái và bé gái Việt Nam đã bị lừa bằng những lời hứa hẹn có công ăn việc làm và bị bán để bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức và hôn nhân ép buộc ở Trung Quốc. Có một số trường hợp đã công bố cho thấy trẻ em Việt Nam đã bị buôn bán sang Anh Quốc để buôn bán ma túy. Nhiều báo cáo cho biết phụ nữ và nam giới Việt Nam đã bị bán sang Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Saudi Arabia và Trung Đông và bị cưỡng bức lao động dưới hình thức giúp việc tại gia, công nhân trong các nhà máy hoặc trong ngành xây dựng. Một số công ty xuất khẩu lao động đã được cấp phép và chưa được cấp phép của Việt Nam cũng góp phần vào nạn buôn người, trong một số trường hợp đã thu của khách hàng tới 7.000 đô-la Mỹ để đi lao động ở nước ngoài, và cho một số nam giới và phụ nữ vay tiền để đẩy họ vào cảnh làm công trả nợ hoặc bị bóc lột lao động. Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật Xuất khẩu Lao động mới để tăng cường quản lý các công ty xuất khẩu lao động và nâng cao tính minh bạch trong các hợp đồng và phí đi lao động ở nước ngoài. Bộ luật mới sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2007. Việt Nam là một quốc gia đến của trẻ em Cam-pu-chia bị buôn bán sang để làm lao động cưỡng bức hoặc bóc lột tình dục ở các trung tâm đô thị. Trong nước cũng có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em từ khu vực nông thôn ra thành thị và trẻ em đường phố để làm lao động cưỡng bức và bóc lột tình dục.

Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người; tuy nhiên chính phủ đang có những nỗ lực quan trọng để tuân thủ những tiêu chuẩn đó. Trong năm qua, Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc đấu tranh chống buôn người nhằm mục đích tình dục thông qua việc tăng cường ngân sách và thực thi Chương trình Hành động Quốc gia 2004-2010, đồng thời đẩy mạnh công tác điều tra, bắt giữ, truy tố và kết án các đối tượng buôn người. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thiết lập mối quan hệ đối tác chống buôn người quan trọng với Cam-pu-chia và Trung Quốc. Việt Nam cần tăng cường các biện pháp để bảo vệ người lao động nước ngoài không bị bán sang Việt Nam, và bảo vệ những người là nạn nhân của nô lệ cưỡng bức. Việc thông qua Luật Xuất khẩu Lao động mới vào cuối năm 2006 rất khả quan nếu được thực thi một cách đầy đủ. Việt Nam cũng cần gia tăng nỗ lực truy tố và kết án bất kỳ quan chức nào kiếm lời hoặc tham gia buôn người. Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc truy tố và kết án khách nước ngoài tham gia du lịch tình dục.

Truy tố

Chính phủ Việt Nam tiếp tục chứng tỏ có những nỗ lực thực thi pháp luật chống buôn người. Việt Nam đã nghiêm cấm tất cả mọi hình thức buôn người vì mục đích tình dục thông qua Pháp lệnh chống mại dâm năm 2003. Điều 119, 120 và 275 của Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định về tội buôn bán phụ nữ, trẻ em và buôn người nói chung để bóc lột lao động. Các hình thức trừng phạt buôn người để bóc lột tình dục và lao động đã đủ mức độ nghiêm khắc, và các biện pháp trừng phạt tội bóc lột tình dục cũng tương đương với các tội danh nghiêm trọng khác. Việc thiếu đạo luật chuẩn và toàn diện đã cản trở việc trừng phạt hữu hiệu những kẻ phạm tội buôn người. Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết trong năm 2006, các tòa án của Việt Nam đã xét xử hơn 700 vụ buôn người khắp cả nước, với tổng số 1.700 nạn nhân, trong đó có hơn 200 trẻ em. Năm ngoái, các tòa án của Việt Nam cũng đã kết án trên 500 cá nhân về các tội danh buôn người, trong đó có nhiều người bị kết án tối đa 20 năm tù. Tòa án Nhân dân Tối cao đã trích dẫn số liệu thống kê cho thấy số vụ buôn người đã tăng 60% so với năm ngoái. Bộ Công an đã đập tan một nhóm buôn người do cặp vợ chồng người Đài Loan cầm đầu chuyên buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Đài Loan, Malaysia và Singapore để làm lao động cưỡng bức hoặc môi giới hôn nhân, và đã bắt giữ 73 cá nhân và giúp đỡ 266 nạn nhân.

Tháng 5/2006, Chính phủ đã ký biên bản ghi nhớ về thực thi pháp luật chống buôn người với Trung Quốc, và đã bắt đầu tiến hành tập huấn thực thi pháp luật cho các tỉnh chung biên giới và tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức. Năm 2005, các nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ cựu ngôi sao nhạc pop người Anh "Gary Glitter" (còn có tên là Paul Francis Gadd) và kết tội người này vào năm 2006 vì tội quan hệ tình dục với hai bé gái vị thành niên ở miền Nam Việt Nam. Ông ta đã bị kết án ba năm tù, nhưng đầu năm 2007 thì được giảm ba tháng. Lúc đầu, Glitter bị kết tội nghiêm trọng hơn, nhưng Chính phủ đã kết án nhẹ hơn sau khi nạn nhân rút lời khai của họ. Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ Chính phủ Mỹ truy tố và kết tội một khách Mỹ tham gia du lịch tình dục. Không có dấu hiệu nào cho thấy các quan chức cao cấp của Chính phủ tham gia buôn người, nhưng có nhiều vụ đã diễn ra, trong đó các quan chức địa phương ở khu vực biên giới và cửa khẩu đã nhận hối lộ để làm ngơ. Tại Huế, lực lượng an ninh của Chính phủ đã đập tan một nhóm tội phạm có liên quan đến một quan chức địa phương buôn bán trẻ em ra Thành phố Hồ Chí Minh để làm gái bán hoa. Tháng 1/2007, công an Thành phố Hồ Chí Minh đã đập tan hai nhóm tội phạm buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Malaysia để làm mại dâm cưỡng bức.

Bảo vệ

Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã gia tăng nỗ lực bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Các nạn nhân của các vụ buôn người đã được khuyến khích hỗ trợ quá trình điều tra và truy tố, đồng thời khởi kiện những đối tượng buôn người. Chính phủ không có cơ chế chính thức để xác định nạn nhân của buôn người. Tuy nhiên, Hội Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức quốc tế đã tập huấn cho Bộ Tư lệnh Biên phòng và các nhà chức trách địa phương về cách thức xác định, xử lý và đối xử với nạn nhân. Những người trốn thoát khỏi nạn buôn người trở về Việt Nam thì không bị tạm giam, bị bắt hoặc bị tạm giữ để bảo vệ trái với ý muốn của họ. Phụ nữ ngoại tỉnh đến làm mại dâm dễ bị bắt giữ hơn gái mại dâm người địa phương, đồng thời các cơ quan chức năng chưa phối hợp chặt chẽ trong việc sàng lọc phụ nữ bị bắt vì tội mại dâm để xác định xem có phải họ bị buôn bán hay không. Chính phủ đã bắt đầu chi 4,86 triệu đô-la từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2005-2010 để cải thiện dịch vụ và cơ sở vật chất cho những phụ nữ và trẻ em đã trở về hoặc có thể bị tổn thương. Trong giai đoạn được đề cập đến trong báo cáo này, chính phủ đã ban hành nhiều quy định và thủ tục mới, chi tiết để hồi hương và tái hòa nhập nạn nhân của buôn người. Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 05/2007 quy định mức trần về việc thu phí môi giới xuất khẩu lao động và nêu rõ các khoản phí này chỉ được tính một lần và phải được nêu trong hợp đồng lao động để bảo vệ người lao động trước tình trạng làm công trả nợ. Chính phủ cũng đã thành lập một quỹ toàn cầu để các đại sứ quán và lãnh sự Việt Nam có thể sử dụng để hỗ trợ việc hồi hương nạn nhân của tình trạng buôn người.

Ngăn chặn

Trong năm 2006, Chính phủ Việt Nam tiếp tục chứng tỏ...
Xuân Yên
#4 Posted : Wednesday, June 17, 2009 10:23:04 PM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

Khổ Như... Phụ Nữ Trong Nước
Đoàn Dự

Thưa quý bạn, chúng tôi nghe nói ở các nước bên ấy, nhất là bên Mỹ, trẻ con số một, đàn bà số hai, hạng...bét mới đến đàn ông. Tôi không dám có ý kiến. Bênh đàn ông thì đàn bà giận, mà bênh đàn bà, chẳng lẽ tôi là đàn ông mà lại phản bội phe phái của mình hay sao? Thôi thì tôi chỉ xin thưa với quý bà rằng quý bà sống ở bên ấy, dù giàu dù nghèo thế nào cũng là sung sướng lắm đấy, chứ còn phụ nữ trong nước thì nhiều người rất khổ. Họ khổ đủ kiểu, đủ cách, đủ mọi nguyên nhân. Than ôi, vào cuối đời Lê, vị Thái học sinh (người đã đậu khoa thi Hương, chuẩn bị thi Tiến sĩ), Đặng Trần Côn tiên sinh, viết tác phẩm Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán, mở đầu bằng hai câu: “Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân”, bà Đoàn Thị Điểm dịch là: “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”. “Gió bụi” ý nói chiến tranh, còn “khách má hồng” ý nói phụ nữ. Nay, gió bụi đã chấm dứt từ lâu rồi, tại sao các khách má hồng vẫn bị truân chuyên?

Như trên đã nói, họ khổ đủ kiểu, đủ cách, đủ mọi nguyên nhân.

Sau đây chúng tôi xin kể một số ví dụ cụ thể, có ngày có tháng đàng hoàng để quý vị độc giả thấy rõ các nỗi truân chuyên của họ. Thật ra không phải chỉ có bấy nhiêu đâu mà còn nhiều, nhiều lắm, không thể kể hết được. Bây giờ xin mời quý vị coi qua cho biết...

KHỔ VÌ LẤY PHẢI THẰNG CHỒNG TÀN BẠO
Chị Nguyễn Thị Nga sinh năm 1981 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 18 tuổi (1999), vì nhà quá nghèo, chị rời quê hương vào xin làm công nhân tại một công ty cao su thuộc huyện Tuy Đức tỉnh Đắc Nông (gần Ban Mê Thuột). Hai năm sau, 2001, chị gặp Quang cũng là công nhân cao su ở đấy.

Phạm Văn Quang sinh năm 1981 (bằng tuổi chị Nga), người thôn 4, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức trong tỉnh. Một năm sau (2002) họ cưới nhau. Trận đòn đầu tiên Quang dành cho vợ chỉ sau ngày cưới được một tháng. Hôm đó, khoảng tháng 4 - 2002, uống rượu say về, Quang gọi vợ vào buồng và đánh tới tấp vào người vợ. Kể từ đó, Quang xem việc đánh vợ như một trò giải trí.

Có lần, khi chị Nga đang cho đứa con gái đầu lòng bú (lúc cháu mới một tuổi), Quang giật đứa bé trên tay vợ, bỏ nó xuống giường, mặc cho nó khóc thâm tím cả người rồi đánh vợ đến gãy tay, phải đi bệnh viện. Chị Nga không có lỗi gì cả nhưng khốn nỗi cứ hễ uống rượu là hắn đánh vợ, không đánh thì chịu không nổi và càng đánh bao nhiêu hắn càng sướng khoái bấy nhiêu, coi như “cảm hứng”. (Ở VN hiện nay, người độc đoán với vợ, hay bắt nạt vợ một cách vô lý gọi là có tính “gia trưởng”). Một lần, đánh chưa đã, hắn lục lọi lấy quần áo của vợ ra đốt sạch. Vừa đốt hắn vừa uống rượu. Khi các thứ đã cháy hết hắn vẫn chưa thoả mãn, bèn nắm tóc vợ, bắt cởi quần áo đang mặc trên người, đem ra đốt tiếp. Đốt xong, y tiếp tục đánh vợ với cái thân hình trần truồng. Chị Nga trần như nhộng chạy đến nhà một người hàng xóm, xin mớ giẻ cũ che người.

Nhẫn tâm hơn, khi vợ mang thai đứa con thứ hai được 7 tháng, Quang bắt vợ hầu rượu trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Hắn bắt vợ loã thể như vậy không phải để ngắm mà là để hắn vừa uống rượu vừa lấy khúc cây đánh vào “chỗ kín” của vợ. Chị Nga đau quá, khóc lóc van xin, hắn lấy dao kề vào cổ vợ, bảo hễ không im hắn sẽ cắt đứt cuống họng.

Sáng Mồng Một tết Mậu Tý 2008 vừa rồi, Quang vừa nhậu vừa bắt vợ phải cởi hết quần áo, quỳ xuống đất bên cạnh giường rót rượu dâng lên cho hắn. Cứ mỗi lần đỡ lấy ly rượu, hắn lại đạp một cái vào ngực vợ ngã xiêu ngã dụi. Chị Nga tức ngực, đau quá chịu không nổi, bèn chui vào gầm giường để tránh. Hắn bị cụt hứng, tức giận bèn dựng giường lên, vơ lấy thanh thang giường cứ thế mà quật cho đến khi chị Nga ngất xỉu, gục trong vũng máu.

Trận đòn chí mạng đó khiến chị Nga bị trọng thương, sẽ mang tật vĩnh viễn 28%. Nhưng mới nằm viện được hai ngày, mặc dầu thân hình còn bầm tím, chị thương hai đứa con nhỏ nên năn nỉ bệnh viện cho về để chăm sóc con (cháu gái lúc ấy 5 tuổi và cháu trai được 3 tuổi).

Bị chồng hành hạ còn quá ở địa ngục, tại sao chị Nga lại không dám báo công an can thiệp? Một lần chị đã báo nhưng công an bắt làm đơn, kêu chồng chị đến, khuyên nhủ một hồi rồi cho về. Lần ấy về nhà hắn đánh chị suýt chết. Chị bàn với bạn bè, định xin ly dị nhưng nếu ly dị phải có chữ ký của hắn, hắn sẽ đánh chết. Một lần bị đánh dữ quá, chị chạy đến nhà ông chủ tịch thôn 4 Nguyễn Trọng Bài, quỳ phục xuống đất vừa khóc vừa lạy van, xin ông can thiệp. Ông nói: “Tao có bảo thằng Quang rồi, nó bảo việc riêng của gia đình nó, người ngoài đừng xía mũi vô thì tao biết làm sao?”.

Cuối cùng, một người bạn có công việc về Sài Gòn, đến toà báo Phụ Nữ ở số 311 đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản cũ) tố cáo, kể rõ mọi chuyện. Báo Phụ Nữ bèn cử phóng viên lên Đắc Nông, điều tra, can thiệp. Ông Hoàng Hữu Minh, bí thư đảng uỷ xã Quảng Tân xác nhận rằng chuyện thằng Phạm Văn Quang đánh vợ xã có biết, đã gọi nó lên nhắc nhở nhưng nó cứ tiếp tục đánh, xã không làm gì được. Phóng viên giải thích rằng việc đánh vợ không phải chỉ là chuyện riêng trong gia đình mà còn là vấn đề xã hội, chính quyền phải quan tâm. Ông Nguyễn Trọng Bài, chủ tịch thôn 4 nói tỉnh queo: “Quan tâm cái gì, chồng đánh vợ là chuyện bình thường. Chính tôi, bà ấy đã lớn tuổi rồi mà thỉnh thoảng tôi vẫn cho bà ấy mấy cái bạt tai, “ăn” vài thanh củi, đã chết ai đâu”. Còn bà Nguyễn Thị Thắm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xã Quảng Tân, khôn ngoan hơn thì nói: “Tại con Nga không trình báo gì với Hội về chuyện bị đánh nên chúng tôi không biết...”.

Phóng viên thấy không thể làm gì được với cái xã ù lì mà ngay chính chủ tịch thôn cũng đánh vợ này, bèn thu thập lời khai của các nhân chứng, lấy giấy chứng thương của bệnh viện..vv...đem lên tỉnh và huyện đòi can thiệp.

Tỉnh đưa công văn xuống huyện. Huyện đưa xuống xã. Hiện tên Quang đã bị công an Đắc Nông bắt giam, chờ ngày ra tòa. Báo Phụ Nữ gửi tặng chị Nguyễn Thị Nga 1 triệu đồng để thêm tiền thuốc thang chữa trị các vết thương. Thằng bé lần đầu tiên được ngậm chiếc kẹo mút, phúng cả miệng.

NHỮNG THẰNG CHỒNG CỦ-SÂM VÀ TAI-OAN KHÔNG PHẢI CON NGƯỜI
Cô Huỳnh Thị Sơn, một cô gái Việt Nam làm dâu ở bên Hàn Quốc được 9 tháng, mới “thoát nạn” trở về với cái thai hơn 3 tháng rưỡi. Cô uất hận đến nỗi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất là không về quê vội, giốc tiền túi ra, đến bác sĩ xin phá cái thai. Bác sĩ thấy cái thai đã lớn nên khuyên cô ráng chịu đựng, phá rất nguy hiểm. Đây là bức thư tự tay cô Sơn viết, gửi cho báo chí để cảnh tỉnh các chị em còn mơ ước thiên đường Củ Sâm và Taiwan, nơi những thằng chồng mạt rệp hoặc bị bệnh này tật nọ, không lấy nổi vợ bản xứ nên mới phải sang Việt Nam “mua” người. Trong thư, cô không nói mình quê ở đâu nhưng chúng ta biết cô là một trong những phụ nữ Việt Nam tội nghiệp. Nguyên văn bức thư như thế này, chúng tôi giữ đúng tên và chỗ ở của những kẻ cò mồi cô ghi trong thư, không cần phải đổi gì cả. Mời quý bạn coi...
*
“Nhà tôi nghèo. Gia đình tôi có năm anh em chị em nhưng ba người đã lần lượt bị bệnh và chết vì không có tiền điều trị. Cũng vì nghèo, ba tôi bệnh tim mất đi, để lại gánh nặng nợ nần gần trăm triệu đồng cho má tôi.

Một ngày kia, một người bạn kể chuyện có người em gái mới lấy chồng Hàn Quốc, đỡ đần được cha mẹ nghèo và hỏi tôi có muốn lấy chồng Hàn chị sẽ chỉ cách. Nghĩ đến khoản nợ bao nhiêu năm chưa trả được, tôi gật đầu đồng ý. Người bạn dẫn tôi đến gặp cô Hai (ở thị xã Cà Mau). Cô Hai đưa tôi lên Sài Gòn gặp anh Phong (ở quận Tân Bình).

Tại nhà anh Phong, tôi gặp khoảng hơn 20 cô gái, toàn là các cô nghỉ làm sở, lên Sài Gòn tìm cơ hội lấy chồng Hàn như tôi. Sau hai ngày ở Sài Gòn, anh Phong chở chúng tôi (cùng với ba người khác nữa) đi dự tuyển tại một địa điểm mà tôi không biết rõ là chỗ nào.

Đã 12 giờ đêm, đến nơi, tôi thấy đã có cả trăm cô gái ngồi xếp thành bốn hàng trong một tầng lửng kín mít. Anh Phong bảo tôi ngồi ngoài cửa, nhìn xuống cửa trước dưới đường để canh chừng, nếu thấy công an tới thì phải báo ngay. Ba người đàn ông Hàn Quốc, mỗi người cầm một cuốn sổ tay nhỏ và một cái bút, đi đi lại lại trước từng hàng các cô gái trên cổ có đeo thẻ ghi số, ngắm nghía rất kỹ, dòm sát tận mặt từng cô, săm soi cả chân, tay... Cô nào được những người đàn ông thích, ghi số thẻ vào sổ thì đứng lên. Tổng cộng 26 cô, trong đó có tôi, được chọn qua vòng đầu. Một trong ba người đàn ông đó sau này đã trở thành chồng tôi. 25 cô gái kia được hai người đàn ông kia chọn lại để chỉ lấy hai cô.

Dự tuyển xong, chúng tôi ngồi lại nói chuyện với ba người đàn ông đã chọn mình, qua người thông dịch. Qua đó tôi được biết, khi lấy chồng, tôi sẽ chỉ ở nhà lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cha mẹ chồng.

Với mức lương 2,000 USD/tháng, chồng tôi bảo đảm tôi sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Tôi không đoán định được tương lai của mình, nhưng chẳng an tâm một chút nào khi biết người đàn ông Hàn Quốc chọn mình đã có hai đời vợ, người trước sống được 5 tháng, người sau được 3 tháng, người thứ hai đó cũng là một cô dâu Việt.

Sáu giờ sáng, trên đường đến khách sạn, họ đưa chúng tôi vào phòng mạch của một bác sĩ để khám trinh. Sau này, chồng tôi bảo anh ta đã thưởng mấy trăm đô cho đám môi giới vì tôi vẫn còn trinh.

Chín giờ sáng cùng ngày, chúng tôi được đưa đến một khách sạn lớn. Chị Trang, người thông dịch báo cho tôi biết 7g sáng hôm sau sẽ tổ chức đám cưới tại Đầm Sen, nhớ gọi về nhà cho má và anh lên dự. Đám cưới tổ chức nhanh gọn trong vòng 2 giờ đồng hồ. Chị Trang đưa cho má tôi 500,000 đồng tiền xe; nhưng má tôi phải bao tiền xe về cho cô Hai (do cô Hai dẫn má và anh tôi lên dự đám cưới).

Sau đám cưới, chồng tôi đưa tôi 200 USD nói là tiền dành cho tôi ăn học, đi lại. Sau đó, một chị tên Thủy lấy lại 100USD, bảo phải đóng tiền ăn trong thời gian ở nhà chị lo việc học tiếng Hàn.

Ba tháng sau đám cưới, chồng tôi trở lại VN để làm thủ tục. Rồi ba tháng nữa, tôi lên đường sang Hàn Quốc làm dâu.

Nhà chồng tôi có bốn người, bố mẹ chồng, em gái chồng, và chồng tôi. Thêm tôi nữa là năm. Tất cả đều sống chung trong một căn nhà rộng khoảng 40m2, quây thành từng ngăn. Vợ chồng tôi ớ trên gác xép. Đêm đầu tiên, chúng tôi theo lời mẹ dặn, bảo sáng phải dậy sớm nấu cơm, lau nhà... Đúng 4g sáng tôi dậy, chưa kịp đánh răng, mẹ chồng đã quăng cho tôi nùi giẻ, ra dấu bảo lau nhà. Sau đó, tôi nấu cơm, dọn lên cho mọi người ăn sáng để đi làm.

Năm ngày sau, tôi phải đi ruộng chặt cỏ bờ. Trời lạnh giá, bà mẹ chồng lấy đồ cũ của bà cho tôi mặc. Đường ra ruộng rất xa, nhưng tôi và mẹ chồng phải đi bộ. Nhà có hai chiếc xe đạp thì dành cho chồng tôi và em chồng tôi đi làm. Lội ruộng, tôi thấy đỉa bơi, con nào cũng to bằng ngón chân cái chứ không nhỏ như đỉa VN, tôi sợ chết khiếp, chân cứng lại không bước được. Nhưng thấy mẹ chồng mặt nặng mặt nhẹ, tôi tự động khuyên nhủ mình: “Ráng lên, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi”.

Nhưng tôi đã không “qua” được. Lúc mới sang, chồng tôi cũng thương tôi. Thấy tôi ăn uống không được do chưa quen với đồ ăn Hàn, thỉnh thoảng cũng mua bánh về cho tôi ăn thêm, nhưng mẹ chồng tỏ vẻ khó chịu nên anh ta ngưng luôn. Làm việc nhà, việc đồng áng tôi không nề hà nhưng chẳng mấy khi trong túi có tiền. Ba tháng một lần, bà mẹ chồng mới đưa cho tôi 20 man (tương đương với 320,000 đồng VN, tức cỡ 20 USD. Hàn Quốc tiêu won. Man lớn hơn won) để mua vật dụng cho nhu cầu cá nhân.

Mới sang, còn nhớ nhà, tôi xin phép gọi điện thoại về cho bố mẹ ở VN. Mẹ chồng không cho nên tôi ở 9 tháng bên đó mà cũng không biết cách gọi về nhà. Chỉ đến khi tôi có thai, xin chồng gọi về báo cho mẹ, chồng cũng tự bấm số rồi đưa cho tôi chứ không chỉ cách gọi. Mỗi lần nhớ mẹ khóc mà để chồng phát hiện mắt đỏ là lại bị chồng táng vào đầu nổ đom đóm mắt. Tôi nhẫn nhục chịu đựng vì tin rằng mọi chuyện rồi sẽ qua.

Một lần, không biết chồng tôi nghe mẹ chồng và em chồng nói gì về tôi mà giận dỗi, ra nằm riêng chỗ khác. Tôi cầm tay anh ta năn nỉ dậy ăn cơm, anh ta đánh vào bụng tôi đau điếng. Tôi buột miệng: “Nếu không thương nữa thì cho em về VN”.

Một buổi sáng khi tôi thức dậy, bố chồng đưa cho tôi chiếc va ly cũ bảo tôi dọn đồ đạc cho về VN, và đưa cho tôi một tờ giấy trên đó ghi toàn chữ Hàn, nói là đơn ly hôn. Tôi đồng ý. Bố chồng thuê taxi cùng tôi ra sân bay, đưa cho tôi tờ 50 USD, thả tôi xuống. Chín tháng sống trong nhà chồng, đến lúc ra đi tôi cũng không hề biết chồng tôi làm nghề gì, vì tôi đã hỏi nhưng anh ta không nói.

Từ sân bay Tân Sơn Nhứt, tôi đã nhờ một chị đi cùng chuyến bay chỉ dẫn cho tôi đến một bệnh viện nào đó để bỏ cái thai. Nhưng, cái thai đã quá lớn (ba tháng rưỡi), bác sĩ sợ ảnh hưởng đến tính mạng của tôi nên khuyên tôi không nên phá.

Tôi đành ôm bụng bầu về quê, nói dối mẹ là về nhà dưỡng thai, sinh em bé xong sẽ sang lại Hàn Quốc. Tôi sợ nếu nói thật, mẹ sẽ không chịu đựng nổi...”.

Ý kiến người ghi: Chưa bao giờ phụ nữ trong nước nhục nhã như thế này, hàng trăm người ngồi xếp hàng cho bọn Củ Sâm chọn như chợ buôn nô lệ. Mà chúng giàu có gì cho cam, cả nhà năm người có hai chiếc xe đạp, ra ruộng phải đi bộ. Chúng nghèo mạt rệp như vậy mà cũng để chúng sang VN mua “nô lệ”. Những người đi Hàn Quốc về nói chuyện bên ấy còn nghèo và bẩn hơn VN nữa chứ chẳng hay ho gì. Thời ông Ngô

Đình Diệm, chính Tổng thống Đại Hàn Lý Thừa Vãn còn phải sang cầu cạnh để được giao thương với Việt Nam. Từ những người trở về này, điều tra ra, tóm hết bọn buôn bán nô lệ như tên Phong, thị Trang, thị Thuỷ và bắt những tên Củ Sâm, Tai-Oan muốn mua nô lệ phải có giấy tờ chứng minh tài sản, tình trạng gia đình ..vv.., tự nhiên sẽ không còn những tên mua nô lệ. Việc dễ như trở bàn tay mà không biết làm, để mang tiếng với cả thế giới! Hết sức nhục nhã!

13 TUỔI ĐÃ BỊ ÉP BÁN DÂM!
Nhận được đơn của anh Trần Văn Thật, 45 tuổi, thường trú ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, kêu cứu về việc con gái anh, cháu Trần Thị B.N, 13 tuổi, bị bà Huỳnh Thị Thu Trúc dẫn cháu đi làm trong hàng cơm nhưng đã lừa, ép cháu bán dâm suốt sáu tháng trời, các phóng viên đã tới tìm hiểu sự việc đau lòng này.

Nơi gia đình anh Thật đang ở nằm trong một hẻm nhỏ trên đường Lũy Bán Bích quận Tân Phú, Sài Gòn. Đó là một căn nhà ổ chuột, thuê 500,000 đồng/ tháng, diện tích chừng 8 m2 nhưng là nơi ăn ở, sinh hoạt hàng ngày của 6 con người. Cháu B.N. ngồi sợ sệt trong góc nhà, tóc tai bù xù, đôi mắt lờ đờ. Anh Thật cho biết, từ khi cháu thôi bán hàng cơm về nhà (vào ngày 25/12/2007), ngày nào cháu cũng khóc, không nói chuyện với ai cả.

Người đàn bà độc ác
Vợ chồng anh Thật có 4 đứa con. Cả gia đình lên Sài Gòn làm thuê kiếm sống từ năm 2002. Anh làm thợ hồ, chị ở nhà nội trợ, đứa con đầu đi chạy bàn quán ăn, đứa con thứ hai đi bán vé số. Mỗi ngày, chật vật lắm anh chỉ kiếm được 50 ngàn đồng. Năm 2007, cháu B.N. cũng đi chạy bàn và phụ giúp nấu bếp cho quán cơm H. (phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn), lương 600, 000 đồng /tháng.

Làm được một thời gian, bà Huỳnh Thị Thu Trúc, lúc đó là đầu bếp của quán cơm H., nhân quen biết với cháu B.N. nên đến thăm gia đình anh, đề nghị cho cháu B.N. đến phụ bán tại một quán cơm trên đường Trần Quang Diệu phường13, quận 3, Sài Gòn thì lương cao hơn, được 700,000 đồng/tháng. Hiện nay bà cũng đang làm ở đấy. Tin vào “lòng tốt” của bà Trúc, vợ chồng anh Thật đồng ý.

Ngày 12/6/2007, N. ra quán cơm làm cùng bà Trúc. Hai tuần sau, bà Trúc bảo N. đi ăn cùng bà với lý do “ăn cơm mình nấu mãi cũng chán”. Vốn coi bà Trúc như một “ân nhân” nên bà bảo sao, N. nghe ngay. Mỗi tuần, bà Trúc đều dẫn N. đi ăn tối như vậy.

Một hôm, bà đưa cho N. một miếng giấy, lạnh lùng nói: “Đây là tiền ăn mày nợ tao”. N. bảo: “Sao dì không nói trước cho con biết? Con lấy tiền đâu mà trả cho dì bây giờ?”. Bà Trúc nói: “Chuyện đó tao không biết. Mày đã ăn thì mày phải trả. Nếu mày không trả, tao bắt ba má mày trả rồi kêu người đến rạch mặt mày!”.

Đe dọa đủ điều xong, bà Trúc ngọt ngào “gợi ý”: “Chỉ còn cách là tao làm mai cho mày một ông giàu có. Mày đi với ông ấy là sẽ có dư tiền trả tao”.

Địa ngục ở tuổi 13
Khoảng cuối tháng 6/2007, bà Trúc đưa N. đến gặp một người đàn ông tên Lộc, tại một quán nước. Ông Lộc chở N. đến một quán ăn, ép cháu uống bia sau đó chở vào một nhà nghỉ ở quận 3, thực hiện hành vi đồi bại với cô bé mười ba tuổi và ở với cô bé suốt đêm tại nhà nghỉ. Sáng hôm sau, ông Lộc chở N. về lại quán cơm và đưa cho em 400, 000 đồng, bảo giao hết cho bà Trúc.

Vài ngày sau, bà Trúc lại ép N. phải đi với ông Chải, một người chuyên giao hàng cho quán làm móng tay cạnh quán cơm. Mỗi lần N. đi với ông Chải, bà Trúc đưa cho em thuốc ngừa thai, bắt phải uống. Mỗi viên bà “ghi nợ” cho N.100,000 đồng (sự thật là cơ quan Y tế phát không, còn nếu mua thì 20,000 đồng/vỉ 12 viên). Bà còn ép em uống một loại thuốc gì pha vào nước sẽ có màu cam, uống xong là thấy người nóng ran. (Thuốc kích thích của Trung Quốc). Mỗi viên bà cũng “ghi nợ” cho N.100, 000 đồng.

Bà bảo N. phải vòi vĩnh để ông Chải cho tiền và năn nỉ ông sắm điện thoại di động, dây chuyền ..vv... Ông Chải chiều ý N. nhưng với điều kiện em phải về ở với ông trong căn nhà trọ trên đường Nguyễn Đình Chính (gần nhà thờ Ba Chuông). Từ tháng 7 đến tháng 12/2007, tức gần nửa năm trời, cô bé 13 tuổi này phải làm “bồ nhí” của một ông lớn gấp bốn lần tuổi mình, hơn cả tuổi bố mình. Tiền bạc và những thứ ông Chải mua cho N., bà Trúc chiếm hết, không cho cháu N. lấy được một đồng!

Đến tháng 12 - 2007, ông Chải đã chán, chấm dứt quan hệ với N. Bà Trúc lại tiếp tục ép cháu đi với nhiều người đàn ông khác. Uất ức, sợ hãi, N. vớ lấy một bịch thuốc không hiểu thuốc gì ở trong quán cơm, uống để tự tử nhưng không chết. Quá khủng hoảng tinh thần, N. bỏ trốn về nhà dì của mình (cũng ở nhà thuê tại quận Tân Phú, Sài Gòn) vào tối 24 -12 - 2007.

Hỏi rõ được nguyên do, dì của N. nói lại cho gia đình N. biết. Anh Thật, ba của cháu N. tới quán cơm tìm bà Trúc để hỏi cho ra lẽ. Bà Trúc có lẽ có người quen nên chẳng những đã không sợ lại còn thách thức: “Mày có giỏi thì đi báo công an đi, tao không sợ đâu!”.

Anh Thật đi báo công an Phường 13, Quận 3 Sài Gòn, tức khu vực có quán cơm ở đường Trần Quang Diệu, nơi bà Trúc đang làm. Vụ việc được công an Phường 13 chuyển lên công an quận, bởi vì đây là một vụ án quan trọng đối với trẻ vị thành niên.

Cách làm lạ lùng của công an Quận 3 Sài Gòn
Cháu N. được công an Quận 3 giới thiệu lên Trung tâm Giám định y khoa Sài Gòn. Vụ việc xảy ra đã hơn 2 tháng, không hiểu cơ quan Pháp y có văn bản trả lời hay không nhưng công an Quận 3 im luôn, không hồi âm cho gia đình anh Thật được biết. Đến hỏi nhiều lượt cũng không được trả lời, anh Thật bèn làm đơn khiếu nại với các toà báo, nhờ can thiệp.

Ngày 21-3 -2008, phóng viên các báo đến công an Quận 3 xem xét sự việc. Công an Quận 3 uỷ cho các phóng viên gặp ông Đới Ngọc Thắng là người trực tiếp chịu trách nhiệm điều tra về vụ việc này.

Ông Đới Ngọc Thắng cho biết công an đã...gửi giấy yêu cầu bà Trúc không được di chuyển khỏi nơi cư trú. Và ông chỉ nói vắn tắt thay vì trả lời các câu hỏi của của các phóng viên: “Vụ việc còn đang trong vòng điều tra, chúng tôi không cung cấp được thông tin gì cả”.

Hai hôm sau, ngày 23-3-2008, các phóng viên đến quán cơm đường Trần Quang Diệu tìm bà Trúc thì chủ quán cho biết bà đã nghỉ việc 10 ngày nay, không ai biết bà ở đâu cả!

Các phóng viên bèn gọi điện thoại hỏi ông Đới Ngọc Thắng, ông nói rằng công an Phường 13 đã báo cho ông biết việc bà Trúc đã rời khỏi quán cơm, còn bà đi đâu thì... chịu, ông và công an Quận không thể biết được!

Một vụ việc như vậy mà công an cho “chìm xuồng” dễ như chơi. Gửi giấy báo cho tội phạm, bảo không được rời khỏi nơi cư trú thì có khác gì báo cho đương sự biết để... không làm trong quán cơm nữa, vậy là xong, thật là hay!

MỘT THỨ “NGƯỜI YÊU” CHẾT TIỆT!
Chiều 28-3-2008, tại thôn An Phú, Thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Nạn nhân là cô Nguyễn Thị Hà (23 tuổi) bị kẻ thủ ác hạ sát ngay tại nhà bằng độc dược. Thủ phạm không phải ai xa lạ mà chính là người yêu của cô tên Đào Văn Tiến (24 tuổi), trú ở thôn An Thắng, xã Biên Giang tỉnh Hà Tây.

Từ năm 2006, Tiến và cô Hà có mối quan hệ đi lại. Tin tưởng vào người mình yêu nên trong quan hệ cô Hà cũng không chú ý giữ gìn. Đến tháng 12-2007, Hà vui mừng báo cho Tiến biết cô đã có thai được hơn một tháng. Nhận tin này, Tiến lo lắng và luôn miệng khuyên Hà nên phá thai. Nhưng Hà không đồng ý.

Thấy bụng mỗi ngày một lớn, không chỉ mình Hà mà cả bố mẹ Hà đều nhiều lần giục Tiến “nếu yêu nhau thật lòng thì nên tổ chức đám cưới để đứa trẻ sinh ra có bố có mẹ”. Không hiểu Tiến về nhà thưa chuyện với cha mẹ mình như thế nào, nhưng trước sự thúc giục của người yêu và gia đình người yêu, anh ta nói rằng do gia đình phản đối nên chưa tổ chức được đám cưới.

Khoảng 17 giờ chiều 28-3-2008, Tiến cùng một số thanh niên trong thôn rủ nhau đi đánh bả, trộm chó của bà con trong vùng. Khi cả bọn quay về thì Tiến gặp Hà. Anh ta dừng lại và hai người đưa nhau về nhà Hà ngồi trò chuyện.

Theo Tiến khai nhận, trong khi nói chuyện, hai người lại đề cập đến việc cưới xin. Tiến nói với Hà vì gia đình ngăn cản, không lấy được nhau nên anh ta có ý định bỏ vào miền Nam làm ăn. Nghe Tiến nói thế, Hà bảo nếu gia đình không cho cưới thì anh ta đi đâu cô cũng sẵn lòng bỏ nhà đi theo.

Thấy Hà vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc đến cùng, Tiến chợt nảy ra ý định độc ác. Y lấy viên thuốc đánh bả chó bỏ vào ly nước để trên bàn. Đợi cho thuốc tan, anh ta cầm ly nước bảo Hà uống một nửa, y sẽ uống một nửa. Nhưng Hà không uống, cô nói cô không muốn chết. Trước phản ứng của Hà, Tiến để ly nước lên bàn, nhào tới dằn ngửa Hà ra, một tay bóp cổ Hà, một tay dốc ly nước vào miệng. Hà nghẹt thở, bắt buộc phải nuốt. Khi ly nước gần hết, Tiến thấy chân tay Hà run rẩy, mắt trợn trừng, hoảng sợ bèn thọc tay vào cổ họng Hà cho cô ói ra nhưng ói không được. Đến lúc đó y mới hốt hoảng tri hô lên, gọi người nhà đưa Hà đi bệnh viện cứu cấp. Nhưng đã quá muộn, thuốc bả chó quá độc nên khi đưa tới bệnh viện thì Hà đã tử vong.

Công an huyện Chương Mỹ phối hợp với bên Pháp y tỉnh Hà Tây khám nghiệm tử thi, thấy thai nhi trong bụng Hà đã hơn 6 tháng tuổi. Theo luật pháp VN, một thai nhi từ 6 tháng đúng trở lên được coi là một sinh mạng. Tên “người yêu chết tiệt” Đào Văn Tiến giết hai mạng người nên đã bị bắt và chắc chắn sẽ bị lãnh án rất nặng.

Đoàn Dự
Xuân Yên
#5 Posted : Friday, June 19, 2009 12:58:54 AM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

1. Tem có hình Hồ Chí Minh
tác giả: Vô danh

Một nông dân đem hoàn trả Bưu điện một con tem có hình Hồ Chí Minh với lời than phiền rằng tem dán không dính.

Nhân viên Bưu điện cầm con tem, lật qua lật lại và nhổ nước bọt vào đó rồi dán thử tem lên giấy.

Thấy con tem dính tốt quá, ông nông dân bảo:

- Tôi cũng làm như ông vừa làm vậy, nhưng thay vì nhổ nước bọt vào mặt bên này, tôi nhổ nước bọt vào mặt bên kia của con tem.

sưu tầm
Xuân Yên
#6 Posted : Friday, June 19, 2009 9:59:05 PM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

'Giấc Mộng Ma Cao và Con Gái Việt: Thiên Đường Sụp Đổ
Tác giả: Hữu Phú


1. Kể lại 'Giấc Mộng Ma Cao': Thiên Đường Sụp Đổ

Cách đây vài năm, một bọn buôn gái Việt Nam từ Sài Gòn đem sang Ma Cao làm vũ nữ và mãi dâm đã bị phát hiện. Tuy có muộn nhưng còn hơn không. Vì đây là một thảm nạn đối với những phụ nữ vì hoàn cảnh và nhẹ dạ đã phải đem thân lưu xứ kiếm tiền. Bọn buôn người là chánh phạm nhưng ai là tòng phạm, đồng lõa? Câu hỏi này được đặt ra là vì các phụ nữ Việt Nam nghèo khó, không có thân nhân ở Ma Cao vẫn được cấp thông hành xuất ngoại dài hạn trái với qui chế tối đa 29 ngày mà nhà nước đặt ra. Để độc giả có một ít thông tin về thảm nạn này, tòa soạn xin đăng tải bài phóng sự điều tra của báo trong nước sau đây.

Hành Trình Đen Tối

Không như những chuyến bay du lịch sang Trung Quốc bình thường khác, các chuyến bay có chứa người trong đường dây buôn gái của Fung Wai Keung khi đến phi trường Quảng Đông sẽ để lại bớt một số hành khách nữ. Các cô gái trước khi đi đều được A Dánh (Yean Hok Yan) hoặc Hương, Mừng... đưa cho xem trước ảnh của những người sẽ ra đón ở phi trường Quảng Châu. Thường thì A Dánh, A Tích (một đồng bọn của Keung ở Ma Cao) là người sẽ ra Quảng Châu tiếp nhận những cô gái đến từ Việt Nam. Mấy tên này đảm trách phần việc cần thiết để đưa người qua hai cửa khẩu Quảng Châu và Ma Cao. Xong xuôi, các cô gái lên xe ô tô trực chỉ Ma Cao...

Sau bốn tiếng đồng hồ ngồi xe, thành phố Ma Cao hiện ra trưóc mặt và điều đầu tiên gây ấn tượng với các cô gái Việt Nam là những tòa nhà cao ngất với đường phố đông vui, người qua kẻ lại tấp nập. 'Em thấy'cô T.N. kể'Ma Cao không khác Hồng Kông trên phim ảnh mà em đã từng xem khi còn ở Việt Nam.' Và vì vậy các cô tưởng như mình đã lạc vào một thế giới của sự giàu có, niềm vui và hy vọng. Bọn Keung đưa những cô gái đến một building chung cư trong thành phố. Building cao mấy chục tầng với những căn hộ dày đặc như mê cung cộng vào đó là những tên đường, số nhà toàn bằng chữ Tàu thừa sức làm lạc lối những cô gái Việt Nam mới chân ướt chân ráo đến Ma Cao. Nhưng để cho chắc ăn, Fung Wai Keung vẫn tiến hành các biện pháp cần thiết để quản lý các cô 'thật chặt': passport bị thu giữ, sự đi lại của các cô đều có người theo 'hướng dẫn', và bảng số nhà đã được tháo gỡ để đề phòng những người biết chữ!

Mỗi cô gái được xếp một phòng riêng biệt diện tích khoảng 9m2. Tất cả tiện nghi trong phòng chỉ là một cái giường, một tủ áo, một bàn trang điểm và một cái ghế để ngồi trang điểm. Thật là một chỗ lý tưởng cho nghề làm vũ nữ! Khoảng 20-30 cô gái đủ các quốc tịch ở chung trong căn hộ nhiều phòng ấy. Căn hộ có một nhà ăn rộng rãi đủ chỗ cho mọi người và một bà vú nuôi người bản xứ lo tất cả chuyện ăn, uống, giặt giũ, lau nhà... để các cô yên tâm 'làm việc'. Thoạt tiên, những cô gái Việt Nam vốn đa số xuất thân từ các gia đình nghèo khổ đã khá thích thú vì những tiện nghi trang bị trong nhà như thang máy, tủ lạnh, máy giặt... Nhưng dần dà họ cũng hiểu ra rằng đó chỉ là những tiện nghi tối thiểu tại một thành phố như Ma Cao. Mấy ngày đầu, những cô gái mới sang được nghỉ ngơi để xả hơi và tự 'trang bị'. Cô nào cần tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm... sẽ được cho mượn khoảng 500 Mỹ kim, số tiền đó sẽ trừ vào 'lương' của các cô sau này. Trong thời gian đó, tên Keung, A Dánh, A Tích, A Mát... lo chạy đi 'xin việc' cho các cô ở mấy vũ trường, tụ điểm karaoké ôm. Công việc không có lương, chỉ trông nhờ vào tiền 'bo'! Các cô bắt đầu làm việc từ 7 giờ tối đến 3 giờ sáng mỗi ngày.

Cuộc Sống của Những Cô Gái Xa Nhà

Keung không cần phải giám sát chặt chẽ những cô gái của y tại nơi làm việc, các 'tài pán' ở vũ trường, tụ điểm karaoké sẽ thay y làm việc đó. Đến vũ trường bằng taxi vào mỗi đêm, các cô gái Việt Nam sẽ nhận cho mình một thẻ số (số thứ tự) và ngồi chờ đến phiên mình ra với khách. Ma Cao gồm một thành phần ăn chơi có tiếng trên thế giới, nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một số cô gái tâm sự rằng đi đến đâu cũng thấy nhà hàng, vũ trường, sòng bạc... Dân chơi tứ xứ tụ hội về đây làm nên một trung tâm chơi bời quốc tế và biến thành phố này thành một 'Las Vegas' thứ hai trên toàn cầu. Người Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập, Châu Phi... đều có mặt ở Ma Cao. Vũ trường, tụ điểm karaoké là nơi đông khách làng chơi vào bậc nhất. Một vũ trường có hàng mấy trăm vũ nữ, quy mô của các vũ trường Ma Cao lớn gấp ba, bốn lần vũ trường ở Sài Gòn. Theo lời kể của những vũ nữ Việt Nam hành nghề tại Ma Cao thì chuyện khách đòi vũ nữ, tiếp viên đi ngủ với họ là chuyện bình thường, nếu ông nào không yêu cầu chuyện đó thì mới là chuyện lạ. Theo lệ của các vũ trường, tụ điểm karaoké tại Ma Cao, vũ nữ phải biết chìu khách hết mình, nếu không là 'phục vụ không tốt' và xin mời nghỉ việc. Đất lạ, quê người, cô thân, cô thế, vả lại mỗi lần nhảy với khách chỉ được 'bo' 200-300 đô la Hồng Kông (khoảng 200,000đồng Việt Nam), với mức sống ở Ma Cao thì... Thế là các cô đành nhắm mắt đưa chân. Một lần đi ngủ với khách theo bảng giá chung tại các vũ trường là 1,000 đô la Hồng Kông (khoảng 1,300,000đồng Việt Nam), Fung Wai Keung sẽ lấy 50%; 10% chi cho các 'tài pán'; các cô còn lại 400 đô la Hồng Kông, nếu đi suốt đêm thì giá 2,000 đô la Hồng Kông' vẫn chia theo tỉ lệ trên. Thường xuyên mỗi đêm các vũ nữ Việt Nam phải 'tiếp' ba đến bốn ông khách đủ mọi quốc tịch và đủ mọi thành phần. Khách có nhiều loại và không phải ai cũng như ai, một số cô đã không chịu nổi công việc khủng khiếp ấy nên chỉ cầu mong 'được tiếp một người khách suốt đêm!'. Ai phản đối hoặc chống cự không chịu tiếp khách, 'lực lượng phòng vệ' của Keung ra tay trấn áp ngay lập tức. Keung có dưới tay những đàn em sẵn sàng 'xử lý' nội bộ một cách hiệu quả, trong đó có cả những tên mặt rô y đem từ Việt Nam sang như tên Lý Dĩ Toàn (ngụ ở phường 8, quận 5). Thật ra, bọn chúng không ép ai ở lại Ma Cao, chỉ có điều là nếu muốn về nước thì phải nộp phạt 30,000 đô la Hồng Kông một người'tiền phá vỡ hợp đồng và tiền 'thủ tục'. Một số cô đã nghiến răng đóng tiền phạt cho bọn Keung để được về Việt Nam như L.T.N., N.T.K.M..., những cô gái này hoặc là vét hết sạch số tiền để dành sau những đêm tủi nhục tại xứ người, hoặc là trốn ra ngoài bắt bồ với những tên ma cô khác xin tiền trả cho một lần lầm lỡ...

Hầu như tất cả những cô gái Việt Nam sang Ma Cao hành nghề vũ nữ đều có chung một cảnh ngộ bi đát, nhưng cũng có một thiểu số cảm thấy rất 'phù hợp' với nghề và đăng ký xin ở lại thêm một 'xuất' nữa. Số gái này khi trở về đã vô tình hoặc cố ý trở thành những kẻ tuyên truyền cho đường dây buôn gái sang Ma Cao, tô vẽ thêm cho mảnh đất ăn chơi, trụy lạc trở thành thiên đường, mặc dù thiên đường đã sụp đổ đối với những người còn ở lại...

Đoạn Cuối của Đường Dây Buôn Gái Quốc Tế

Công việc đen đúa của bọn Keung, Yan, Hương, Mừng, Vinh... tưởng chừng như thuận buồm xuôi gió. Ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam... những cô gái cứ nhẹ dạ bay sang Ma Cao và lợi nhuận thu được trên thân xác những cô gái càng lúc càng tăng cao. Quen ăn, làm tới, tên Fung Wai Keung và Yean Hok Yan đã năm lần sang Việt Nam chỉ đạo đường dây tuyển gái chuyển sang Ma Cao. Lần lượt trên khắp các vũ trường tại Sài Gòn, bọn Keung, Hương... đã đưa trên 60 cô gái ra nước ngoài hành nghề mại dâm. Mỗi cô gái được tuyển, những tên như Mừng, Mảng, Vinh... được hưởng lương do Keung trả'100 Mỹ kim/tháng'trong thời gian các cô 'làm việc' ở Ma Cao. Vị chi, nếu một tên tuyển được 10 cô sẽ được hưởng 1,000 Mỹ kim/tháng. Đó là một công việc vừa chơi vừa hái ra tiền, và để 'phát huy thành quả', bọn Mừng, Mảng, Vinh, Hương... càng cố công 'thâm nhập'những vũ trường, 'săn lùng' các cô gái nhẹ dạ... Không những thế, chúng còn mở rộng phạm vi hoạt động, tiến hành dụ dỗ và chiêu mộ những cô gái thuộc các tầng lớp khác. Nhưng, cũng chính vì sự 'năng nổ' này mà đường dây buôn gái của bọn Keung đã bị bại lộ. Trong lúc những tên ma cô đang tập trung săn gái thì các trinh sát thuộc phòng Cảnh Sát Hình Sự-CATP Sài Gòn cũng tập trung theo dõi chúng và tiến hành thu thập thông tin về đường dây buôn gái này. Ngày 14/9/94, đại úy Hồ Sỹ Thả, đội phó đội 7, phòng Cảnh Sát Hình Sự đã đề xuất thành lập đội chuyên án lên cấp trên sau khi xác minh lại những thông tin về đường dây buôn gái Sài Gòn-Ma Cao trong giới gái vũ trường. Ban chuyên án do đại úy Quang Hữu Dũng, Phó phòng Cảnh Sát Hình Sự chỉ huy, được thành lập và các trinh sát bung ra cài, cắm ở các vũ trường. Một số vũ nữ đã bị bắt quả tang vì tội mại dâm nhưng thực chất là để khai thác thông tin về đường dây buôn gái sang Ma Cao. Sau gần một năm tập hợp thông tin, những tên hoạt động chính trong đường dây lần lượt bị phát hiện và theo dõi. Cùng thời gian này, bên Hồng Kông, Ma cao, tên Keung cũng đã đánh hơi thấy nguy hiểm từ Việt Nam nên đã cấm không cho các cô gái Việt Nam bên Ma Cao về nước, cho dù những cô gái này đã đến hạn về hoặc đã 'nộp phạt' đầy đủ. Keung thuyết phục những cô gái Việt Nam ở Ma Cao rằng: hãy chờ cho tình hình êm lại thì y sẽ cho về. Nhưng, vì công việc quá nhiều lợi nhuận và nhu cầu về gái của các vũ trường bên Ma Cao quá lớn, ngày 21/8/95, tên Keung và Yan lại liều lĩnh sang Việt Nam thêm lần nữa. Lần này, để đề phòng mọi bất trắc, Keung và Yan không cư ngụ tại khách sạn Ngọc Lan II, không đăng ký tạm trú tại cơ quan chính quyền địa phưong, chúng chui sâu vào trọ ở nhà dân và mua điện thoại di động dùng trong liên lạc, không cho bất kỳ ai biết nơi cư ngụ của chúng, kể cả những đàn em thân tín nhất. Chiều ngày 1/9/95, ban chuyên án Công an thành phố Sài Gòn quyết định kết thúc quá trình theo dõi bằng cách bắt một tên trong số những tên ma cô Việt Nam trong đường dây để khai thác. Lê Văn Mừng bị bắt trên đường lúc 20 giờ cùng ngày và bị đưa ngay về cơ quan điều tra. Tên Mừng đã khai nhận hành vi, tổ chức của đường dây buôn gái và những kẻ có liên quan. Bảy giờ sáng ngày 2/9/95, tên Trang Trọng Vinh lại tiếp tục bị cảnh sát hình sự bắt tại nhà khi y vừa mới đi chơi về. Từ hai tên này, cảnh sát hình sự phăng ra chỗ ở của Fung Wai Keung, Yean Hok Yan và Đoàn Thị Thu Hương. Hai tiếng đồng hồ sau, căn nhà số 6 đường Trần Điện, phường 10 quận 5, nơi cư ngụ của ba tên đầu sỏ, bị bao vây và các trinh sát đã ập vào bắt gọn cả bọn khi chúng đang còn say ngủ. Keung và thị Hương ngủ chung một phòng, còn Yan ngủ ở một phòng khác với một cô gái mãi dâm của nhà hàng H.V.4. Khi kiểm tra hành lý của Fung Wai Keung, công an đã thu được 80,000 đô la Hồng Kông và nhiều bộ hồ sơ, ảnh của các cô gái Việt Nam... Theo lời Keung thì những cô gái trong hồ sơ đang đuợc chuẩn bị đưa sang Ma Cao hành nghề vũ nữ. Ba ngày sau, tên La Kim Mảng cũng theo chân các đàn anh vào trại tạm giam. Như vậy toàn bộ những 'nhân vật chính' của đường dây đã sa lưới.

Cả sáu tên trong đường dây buôn gái Sài Gòn-Ma Cao đều thừa nhận toàn bộ hành vi của chúng trước cơ quan điều tra nhưng theo lời Keung khai nhận trước những người thừa hành luật pháp Việt Nam thì y không phải là 'trùm' của đường dây buôn gái trên các nước có đích đến tại Ma Cao mà 'trùm' thực sự là những ông chủ các hệ thống nhà hàng, khách sạn... ở Ma Cao. Từ những lời khai nhận của bọn buôn gái, hơn 10 cô vũ nữ từ Ma Cao về Việt Nam đã được mời lên cơ quan công an thẩm vấn. Họ xác nhận thêm một lần nữa toàn bộ sự việc, một số cô còn tỏ ra căm phẫn đối với những tên trong đường dây buôn gái này.

Một đường dây buôn gái tầm cỡ quốc tế vừa được phá vỡ, thế nhưng còn bao nhiêu đường dây tương tự đang hoạt động chưa bị phát hiện? Hiện ở Ma Cao vẫn còn mấy chục cô gái Việt Nam lầm lũi sống cuộc đời của gái giang hồ bên xứ người. Tương lai họ sẽ ra sao? Nhận định về vụ án, đại úy Quang Hữu Dũng, trưởng ban chuyên án nói: 'Đây là một vụ án lớn hơn nhiều so với mấy vụ trước đây về địa bàn hoạt động. Bọn Keung không chỉ buôn gái ở Việt Nam mà còn tuyển gái ở một số nước trên thế giới như Đông Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... Các cô gái dính vào đường dây của chúng đều bị quản lý chặt chẽ, cô nào cũng phải lệ thuộc vào tổ chức về mặt đi lại vì chúng giữ passport, giữ tiền, cả những lần đi bán dâm của các cô gái cũng được chúng cử người đưa đón, mọi liên lạc của các cô gái về gia đình ở Việt Nam đều được giám sát kỹ lưỡng. Bọn Keung rất thận trọng trong hành vi, sử dụng người rất ít để tránh bị phát hiện, thậm chí những tên trùm cũng đích thân đi tuyển gái để bảo mật. Thông qua vụ án này, chúng tôi thấy một số vấn đề về công tác quản lý cần được đặt ra. Trước hết là về du lịch, theo quy định ở nước ta, người nào đi du lịch ở nước ngoài mà không có thân nhân bảo lãnh thì chỉ được đi không quá 29 ngày. Thế mà vẫn để xảy ra trường hợp phụ nữ Việt Nam sang Ma Cao bán dâm dài ngày bằng con đường du lịch. Mặt khác công tác quản lý về cư trú của người nước ngoài ở thành phố chúng ta vẫn còn sơ hở vì bọn Keung vẫn thoát khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng bằng cách khai báo tạm trú ở một nơi nhưng thực tế lại cư trú ở một nơi khác. Đây là những khiếm khuyết mà các cơ quan chức năng của ta cần nhanh chóng khắc phục.

Hữu Phú - VM
Xuân Yên
#7 Posted : Monday, June 22, 2009 6:00:11 AM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

Hiếp Dâm Em Gái 13 Tuổi Và Phó Giám Đốc Tổng Cục Thể Dục Thể Thao

Lương Quốc Dũng ( Phó Giám Đốc Tổng Cục Thể Dục Thể Thao ) về tội hiếp dâm trẻ em

Văn Quang

(Viết ở Sài Gòn)

Vụ một quan chức cao cấp của ngành thể dục thể thao "xâm hại tình dục" cháu bé 13 tuổi 4 tháng đang làm dư luận thuộc đủ mọi thành phần xã hội ở Việt Nam quan tâm đặc biệt. Suốt tuần qua, trong những quán cóc từ đầu đường góc phố đến những quán ăn lớn nhỏ... hầu như người ta đều bàn đến chuyện "động trời" này. Tuy vậy thông tin chỉ nhận được hầu hết qua báo chí xuất bản vào ngày 16 tháng 2, dù sự việc này xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 2003, tức là sau gần hai tháng cái tin ấy mới được "tung hê" lên các cơ quan thông tin đại chúng. Lý giải cho sự chậm trễ này, Trong cuộc họp báo vào ngày 20-2, Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định: "Chúng tôi không bị bất kỳ áp lực nào khi thực hiện vụ án. Vụ án bị kéo dài đến 2 tháng mới được công bố là do quá phức tạp, chúng tôi rất khẩn trương nhưng cũng phải thận trọng". Ông cũng tuyên bố: "Chúng tôi cho rằng mọi thông tin phải được chứng minh vì nếu sai sẽ làm ảnh hưởng tai hại cho ông Lương Quốc Dũng. Đã có những vụ án như thế này và người bị hại đã tự tử. Đây là vụ án nghiêm trọng mà chúng tôi quyết tâm giải quyết sớm, tôi khẳng định vụ án không có màu sắc chính trị."

Lý giải như thế, đứng về mặt "nhà nước" cũng có lý, nhưng về mặt thông tin thì rõ ràng đây là một sự chậm trễ có chủ đích hoặc nói rõ hơn là nguồn tin được phổ biến trong một đường lối chung. Xin dẫn chứng xuyên qua lời tường thuật của phóng viên một tờ báo phát hiện ra tin tức này đầu tiên:

Nguồn tin đã được gia đình nạn nhân tố cáo với cơ quan có thẩm quyền ngay từ ngày xảy ra vụ cưỡng hiếp 30-12-2003, nhưng bắt đầu được tiết lộ từ sáng thứ bảy (ngày 3/1/2004), có một người dân đã gọi điện tới Toà soạn ban chuyên đề An ninh thế giới thuộc Báo công an tố cáo một vụ xâm hại tình dục một bé gái 13 tuổi xảy ra tại Hà Nội mà thủ phạm lại là một người đàn ông lớn tuổi và khá nổi tiếng trong lãnh vực thể thao. Người bị tố cáo chính là ông Lương Quốc Dũng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao (TDTT).

Một điều bất bình thường

Đến 12h trưa thứ bảy 3-1, có hai phóng viên tìm đến được nhà bé gái đáng thương ấy và họ đã có một bài tường thuật rất chi tiết khi phỏng vấn gia đình người bị hại - cháu bé tạm thời gọi là Y, nhưng cháu cũng được gọi là cháu Nga (trùng tên với người môi giới cho cháu là Nguyễn Thị Quỳnh Nga tức Nga "chọi"). Như thế là sau vài ngày, buổi chiều ngày 3-1, hai phóng viên (một của Hà Nội và một của Sài Gòn) đã biết thông tin này là chính xác. Nhưng tại sao nguồn tin này vẫn chưa được đưa lên mặt báo như những nguồn tin khác mà phóng viên của tờ báo đó thu lượm được? Đó là một sự bất bình thường mà có lẽ không phải chỉ có dân làm báo chuyên nghiệp mới đặt vấn đề mà người dân cũng cần biết, tuy nhiên sự việc xảy ra như thế nào và sẽ được giải quyết ra sao mới là điếu đáng quan tâm trong lúc này.

Mặt phải và mặt trái của sự việc

Để bạn đọc nhìn rõ nội dung hơn tôi xin nhắc lại một số chi tiết trong bài tường thuật đầu tiên của phóng viên tờ báo đã phát hiện ra sự việc này:

- Nỗi đau của người mẹ nạn nhân

Đó là một căn phòng cũ kỹ ở một khu tập thể thuộc nội thành Hà Nội, chật chội, ở trên tầng cao như một tổ chim treo lơ lửng. Khi tôi vừa ló vào khung cửa hẹp, mới ngập ngừng hỏi: "Thưa đây, có phải là nhà của cháu..." thì bỗng thấy trong nhà có một cô bé gái hốt hoảng trèo rất vội lên gác xếp. Mẹ của cháu tiếp chúng tôi. Chị còn trẻ, trông có vẻ hoạt bát nhưng câu chuyện giữa chị và chúng tôi luôn bị ngắt quãng bởi những xúc động không thể kìm nén được ở người mẹ đáng thương này.

Chị cho biết từ hôm gặp nạn đến giờ cháu rất hoảng loạn, luôn luôn sợ người lạ. Cháu đang học lớp 8, nhưng bây giờ dù sắp thi học kỳ, chị vẫn phải đành lòng xin nhà trường cho cháu tạm nghỉ một thời gian.

Trong đau đớn và nước mắt, người mẹ trẻ ấy kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về nỗi đau mà gia đình chị đang phải gánh chịu, từ hành vi đồi bại, vô lương tâm của một người đàn ông - mà như lời chị nói là "rất nổi tiếng trong lĩnh vực thể thao, đến mức chỉ cần đưa tờ báo có hình ông ấy là cháu nhận ra ngay". Dưới đây là những lời kể của chị trong cuộc trò chuyện với phóng viên tại nhà riêng vào trưa ngày thứ bảy (3/1): "Hôm ấy là ngày thứ Ba (30/12/2003), cháu bị ho sốt nên nghỉ học ở nhà với bà ngoại, vợ chồng tôi đi làm vắng. Khoảng 10 giờ sáng cháu xin phép bà xuống tầng 1 mua kẹo, nhưng mãi đến hơn 14h chiều mới thấy cháu về. Cháu khóc lóc rất nhiều và nằm lỳ trên gác xép, bà gặng hỏi thế nào cũng không nói là đi đâu, đi với ai. Chỉ đến khi bác của cháu lên nhà hỏi, cháu mới chịu trả lời. Ngay lúc ấy, bác cháu đưa cháu đi thay quần áo mới thấy vùng kín của cháu nhầy nhụa máu, cháu đau không bước đi được. Tôi đã vội vã trở về nhà ngay sau khi được bác cháu gọi điện báo tin và vô cùng đau đớn khi nhìn thấy con. Đến ngày hôm ấy, cháu mới 13 tuổi 4 tháng và đang bị đau ốm.

- Lời kể của cháu Nga

Cháu kể rằng, lúc đi xuống tầng 1 định đi mua kẹo thì cháu gặp Nga (một người hàng xóm đã có chồng, cháu vẫn thường gọi bằng chị). Nga rủ rê cháu đi chơi, loanh quanh một hồi rồi đưa cháu đến một khách sạn. Mà mãi sau này khi công an và vợ chồng tôi đưa cháu đi nhận đường, cháu mới biết đó là khách sạn Eden ở trên đường Nghi Tâm, chứ lúc đó cháu không biết đó là khách sạn nào, ở đường nào vì cháu chưa bao giờ đến chỗ ấy bao giờ.

Người trực khách sạn hỏi Nga rằng: "Em là Nga phải không, lên phòng 102 có người gặp". Nga cùng cháu vào phòng. Người đàn ông ấy đã chờ sẵn. Theo lời cháu tả thì ông ấy trạc ngoài 50 tuổi, tóc muối tiêu, uốn lượn bồng bềnh. Thế rồi Nga đứng lên mở cửa đi ra ngoài. Cháu cũng đứng lên theo, nhưng ông ấy đã giữ cháu lại, bịt mồm cháu cấm không được kêu và tát cháu. Và rồi ông ấy đã cướp đi của cháu cái quí nhất đời con gái khi cháu chỉ là một bé gái. Nga đợi sẵn ở cửa và đèo cháu về nhà. Trên đường, Nga dừng lại mua 2 viên thuốc tránh thai loại khẩn cấp, bắt cháu uống ngay một viên, còn viên kia dặn sáng hôm sau mới được uống. Nga còn đưa cháu một cuộn tiền loại 50 ngàn đồng mới và 1 tờ 100USD, tất cả chừng hơn 5 triệu đồng. Tôi đã đem toàn bộ số tiền này nộp cho công an. Cháu còn kể rằng, trong khi nói chuyện, cháu nghe thấy Nga gọi tên người này và có nói ông ta làm rất to bên ngành thể thao, rất giàu. Tôi nghe cháu nói tên ông mà giật mình, vì tôi vốn là người ham mê thể thao nên tôi biết ông ấy qua báo chí và truyền hình. Tôi đã lục tìm trong đống báo thể thao cũ ở nhà, tìm được bức ảnh ông ấy và cho con tôi xem và cháu đã nhận ra ông ấy".

Đọc kỹ những lời tường thuật trên, người ta nhận ra một vài điểm đáng ngờ. Một cô bé không phải là dân "nhà quê ra tỉnh" mà bỗng dưng đi theo một người hàng xóm vào khách sạn rồi leo lên phòng của người đàn ông để bị hiếp rồi khi về được đưa cho hai viên thuốc "tránh thai loại khẩn cấp", em uống một viên còn một viên để lại mang về nhà. Sao em biết đó là thuốc tránh thai và nếu Nga "chọi" không nói thì em có biết không và biết sao em vẫn cứ uống? Như thế thì phía sau những lời kể của mẹ nạn nhân còn cái gì nữa đây?

Lời tường thuật của một phóng viên khác:

Câu trả lời có thể tìm thấy ngay sau đây của một phóng viên khác trên mạng internet của Vnexpress. Sau khi nguồn tin được đăng tải trên các báo, phóng viên này đã cũng đã xúc động tìm đến địa chỉ của chính nạn nhân để chứng kiến tận mắt cảnh sau đây và tường thuật lại:

Nạn nhân vụ xâm hại tình dục trẻ em giờ ra sao?

Không như tưởng tượng ban đầu của phóng viên VnExpress, Y. - cô bé bị xâm hại tình dục - tỏ vẻ khá nhanh nhẹn và vui vẻ khi đi chơi về trên chiếc xe máy kẹp 3 cùng với 2 người họ hàng. Chiếc xe vừa dừng lại Y. rủ người đàn ông lên uống bia nhưng nửa tiếng sau người này mới quay lại. Đồng hồ đã chỉ 22h.

Mặc bộ đồ thể thao trắng đen cùng đôi giầy khá mốt, Y. ngồi giữa người cô họ là H. và ông chú họ gần nhà. Cô bé tỏ ra khá vui vẻ sau buổi đi chơi. Cả hai mời ông chú lên uống bia với giọng khá ngang hàng. Bị từ chối, họ líu lo chạy lên nhà và bật nhạc khá lớn. Lúc này, gia đình Y. chỉ có ông bà ngoại. Theo bà ngoại của Y thì con gái bà phải gần nửa đêm mới đi làm về. Thời gian gần đây cô có làm cùng một ông bác sĩ nào đó.

22h30, người chú họ của Y. quay lại. Căn hộ chung cư của gia đình Y. vẫn rộn ràng tiếng nhạc. Khi phóng viên VnExpress hỏi thăm, người chú này cho biết chẳng có ai ở nhà. Mẹ Y. vẫn chưa đi làm về còn Y. thì đi đâu chẳng rõ.

VnExpress đã có cuộc trao đổi với anh Giang, chồng của Nga "Chọi", người được xác định là môi giới trong vụ xâm hại tình dục này. Anh Giang luôn hỏi về trách nhiệm của vợ trong vụ việc này. Anh cũng không biết vợ mình có môi giới hay không chỉ biết, ngay sau khi có tin nhà Y. kiện, vợ anh lập tức bỏ trốn mà không nói cho ai biết. Hiện anh Giang cùng mẹ vẫn đang bán cháo lòng bình thường tại đầu ngõ. Từ khi bỏ trốn, vợ anh không có liên lạc gì. Anh khẳng định nếu vợ gọi điện về sẽ tìm hiểu sự việc và khuyên vợ đến gặp công an.

Nhiều hàng xóm trong khu tập thể cho biết, thường ngày Y. vẫn xuống chơi cả ngày. Cô bé không có vẻ gì giống như đã phải trải qua một vụ việc khủng khiếp. Nhiều người cho rằng, việc các báo đưa thông tin về vụ việc là nằm ngoài dự kiến của gia đình. Họ tỏ ra khá bất bình về thông tin Y. mới bỏ học và tỏ ra sợ sệt khi bị xâm hại: "Y. nó bỏ học cả mấy năm nay rồi".

Đó là hình ảnh đã đập vào mắt phóng viên và tôi tin là anh này cũng đã vô cùng thất vọng. Những tưởng là anh ta sẽ gặp một cô bé nhút nhát, ốm yếu, đau khổ vì những bất hạnh quá lớn lao vừa đến với cuộc đời con gái của mình. Và như phóng viên của bài báo trước đã tường thuật rằng "...bỗng thấy trong nhà có một cô bé gái hốt hoảng trèo rất vội lên gác xép..." anh phóng viên lần này đến cứ tưởng rằng cô bé sẽ lấm lét leo lên lầu trốn người lạ tìm đến hoặc ít ra cũng mắc cỡ tủi hổ. Nhưng không phải thế. Cô bé đi xe gắn máy cặp ba đã là một chuyện khá "hiên ngang" đối với pháp luật, thường chỉ có "dân chơi" mới dám đèo nhau kiểu này thôi. Nhìn vào cử chỉ thái độ của "em Y." người ta càng thấy "dễ nể" hơn, cô ta mời ông chú lên lầu uống la de với thái độ gần như ngang hàng. Như thế thì chú thật hay chú hờ lại là điều cần phải xét lại. Khi "ông chú" từ chối thì em lại rủ cô chị họ tên H. lên lầu bật nhạc nghe tưng bừng. Nửa giờ sau "ông chú" hờ quay lại thì em đã biến mất tiêu dù lúc đó đã là hơn 10 giờ đêm...

Chỉ cần đọc qua lời tường thuật này thôi người ta đã có thể hình dung ra "cô bé" thật sự là "típ" người như thế nào. Một ông bạn già người Sài Gòn của tôi khi vừa biết tin này đã hết lòng thương xót "cháu bé bất hạnh", đến bây giờ đã phán ngay: "Không phải là dân chơi Cầu Ba Cẳng thì cũng là dân Cầu Hai Cẳng, không phải là tay vừa đâu". Lòng thương xót của ông cũng đã vơi đi quá nửa. Đó là hai mặt của cô bé "bị xâm hại tình dục".

Góp nhặt lại tất cả các nguồn tin, chúng ta thấy gì?

Muốn tổng kết một nguồn tin cần một con số chính xác như dịch cúm gà, số gà bị tiêu huỷ người ta phải căn cứ vào số liệu của các cơ quan thống kê, của các báo cáo hàng ngày của từng địa phương. Nhưng muốn góp nhặt các thứ dư luận "quần chúng" phải ra quán cà phê đầu ngõ. Ở Sài Gòn bây giờ, đầu phố cuối phố nào cũng có một hai quán cà phê loại sang, đầu hẻm cuối hẻm nào cũng có một quán cho người bình dân và ở chung cư thì hầu như đầu một lô nào cũng có một quán cà phê chân cầu thang cho mấy ông già trong khu phố và mấy bác xe ôm dùng làm nơi "đàm đạo thời sự vặt" hoặc đánh cờ tướng.

Khu ông bạn tôi ở có một quán cà phê được gọi là "quán báo" bởi nó ở gần quán bán báo mở cửa ngay từ 5 giờ sáng đến 9 - 10 giờ đêm. Muốn gặp vài người bạn già trong xóm, tôi chỉ việc ra đó ngồi, cầm tờ báo của quán "đọc chùa", muốn đọc báo nào cũng có bởi chủ quán báo là bố của cô chủ quán cà phê. Khi tôi vừa ra đến nơi thì ông Phương, trưởng ban người cao tuổi của khu phố tôi đang ngồi một mình xem tờ báo mới toanh, thấy tôi vào lúc sáng sớm tinh mơ ông có vẻ mừng lắm, nói ngay:

- Này ông ạ, cái vụ hôm qua có tờ báo đăng là "hiếp dâm" là chưa hết ý. Đây này, hôm nay có tin mới, con Nga "chọi" vừa ra "đầu thú" đã khai béng ra rồi.

Ông bạn chỉ hàng tin cho tôi đọc:

"Tại cuộc thẩm vấn đầu tiên, Nga không thừa nhận hành vi môi giới của mình. Nga khai, bởi trước đó chính Y. đã đề nghị giới thiệu cho một người nào đó có thể "bao" cô tiền bạc. Qua quen biết, Nga giới thiệu ông Lương Quốc Dũng với Y. Lúc đó Nga hoàn toàn không nghĩ mình trở thành người môi giới xâm hại tình dục đối với trẻ chưa đến tuổi vị thành niên".

Và liếc qua một tờ báo tôi chú ý đến một nguồn tin chính thức khác:

"Trong cuộc họp báo ngày 20-2 vừa qua, giám đốc Công an TP Hà Nội xác nhận: "Lời khai ban đầu của các bị can đã xác định họ có tội". Ông nói: "Tôi khẳng định: Từ mọi phía, không có ai gây áp lực hoặc cản trở công tác điều tra vụ án này của CA TP Hà Nội. Đến nay, qua toàn bộ chứng cứ liên quan và lời khai ban đầu của các bị can có thể xác định những người chúng tôi đã bắt giữ là hoàn toàn có tội với dấu hiệu tội danh ban đầu là hiếp dâm có tổ chức. Hiện có dư luận về việc liệu có hoạt động chạy tội trong vụ án này hay không? (Tại sao một gia đình bị hậu quả nghiêm trọng như vậy lại làm đơn "bãi nại"?). Cho đến nay cơ quan công an chưa có chứng cứ xác định về các hoạt động chạy tội này".

Ông bạn tôi kết luận:

- Một vụ "hiếp dâm có tổ chức" có nghĩa là không phải một vụ mua bán trinh?

Ông bán báo xen vào:

- Kết hợp nhiều yếu tố lại, tôi thấy có điều gì vẫn không xuôi trong cô gái 13 tuổi này. Phải thành thật nói rằng có một vài gia đình vô lương tâm đã gả bán sự trinh tiết con gái khi còn quá sớm. Đằng này mới nhóc con mà đã nhờ người môi giới bán mình thì cũng là điều hiếm thấy. Liệu lời khai của Nga "chọi" có phải là để chạy tội hay đó là sự thật? Nếu là sự thật thì còn đau đớn hơn nhiều.

Cuộc nói chuyện của những người đàn ông:

Trong khi chúng tôi đang nhâm nhi ly cà phê thì ông Phan Nghị vừa ăn bánh đúc trong chợ Bàn Cờ chui ra. Ông xà vào đấu tiếp ngay:

- Thôi mấy cha đừng có đạo đức ấm ớ, mình hãy nói chuyện như những người đàn ông với nhau. Trong xã hội chúng ta trước kia hay bây giờ, những tay có tiền đi mua trinh là chuyện đầy rẫy. Tớ biết mấy ông Ba Tàu khoái chơi cái trò này lắm. Cái thứ tội ác trong bóng tối mơ hồ đó vẫn xảy ra như cơm bữa. Biết thì nó là tội ác, không biết thì nó là chuyện cửa sau của dân có tiền. Nhất là dân có tiền mà mê tín nữa thì ối chào có trăm thứ chuyện linh tinh. Có tay làm ăn xui xẻo, mua trinh để xả xui. Có anh sắp cất nhà cũng xả xui, có anh trước khi hợp tác làm ăn một cái hợp đồng cũng xả xui. Có anh mong lên chức cũng xả xui. Vậy thì đứng về phía người đàn ông mà nói có thể là ông thứ trưởng muốn lên Bộ trưởng đi mua trinh "lấy hên" cũng là chuyện chẳng xa lạ gì.

Ông Phương gật gù:

- Ông nói đúng lắm, chuyện đàn ông là như thế. Nhưng ông Lương Quốc Dũng "đặt hàng" cho em Nga "chọi" đến ba cái trinh tiết, vậy thì ông ta đi tìm cái gì. Đó là một thứ lạc thú bệnh hoạn vẫn thường là móùn chơi của dân "quý tộc" như thế rồi thành thói quen? Tội "hiếp dâm có tổ chức" còn nặng hơn mua trinh nhiều!

Ông chủ quán báo cười hì hì:

- Lạc thú là cái chắc rồi nhưng còm măng tới ba em thì biết đâu lại có hai ông bạn của ông ta nữa cũng dính vào vụ này, nhưng mới chỉ tìm được một em đã bị bể rồi nên hai ông khác... thoát chết trong đường tơ kẽ tóc?

Ông Phan Nghị bật người dựa vào tường cho đỡ đau lưng rồi chuyển hướng:

- Cũng có thể như thế và cũng có thể ông Dũng để "xơi từ từ". Nhưng có một điều lạ là người đầu tiên phát hiện ra chuyện này là một người vẫn còn giấu mặt. Nguồn tin do một người nào đó gọi điện thoại báo tin cho một tờ báo. Ngay tối hôm đó gia đình khám phá rằng cháu bé bị "xâm hại" rồi đi trình báo. Sau đó chính gia đình này lại bãi nại. Vậy lý do của sự bãi nại là gì? Ai đứng ra bãi nại? Động cơ nào đã thúc đẩy sự bãi nại này? Đó là điều cần phải làm sáng tỏ. Điều khó hiểu thứ hai là có một nguồn tin cho rằng em Y. đem tiền về giấu trên gác xép, đến khi bị lộ mới khai ra sự thật. Trong khi mẹ em Y. nói với phóng viên khác hẳn. Đó là tất cả những điều không bình thường trong vụ án xâm hại tình dục này. Có thể hiểu rằng cho đến lúc này mọi lời khai vẫn chưa có gì bảo đảm tính trung thực. Và... có người còn nghi rằng đó là một vụ "gài độ". Ông Dũng chẳng qua là cái số con rệp nên mới bị "gài" mà thôi.

Ông trưởng ban người cao tuổi thở dài:

- Việc xâm hại tình dục đối với cô bé 13 tuổi là rất trầm trọng, luật pháp phải bảo vệ người bị hại cho nên việc gia đình người bị hại có bãi nại hay không chẳng có giá trị gì, tuy nhiên đó lại là một mấu chốt để đi tìm hiểu một sự thật. Còn việc ông Lương Quốc Dũng bị bắt vào ngày 19-2 chỉ là chuyện tất nhiên phải đến. Và dù ông Dũng có mua trinh hay cưỡng hiếp thì hình phạt dành cho ông cũng điều tất nhiên, nhưng ai cũng biết cưỡng hiếp khác hẳn với mua bán trinh và xâm phạm em bé 13 tuổi thì tù là cái chắc. Nhất là ông lại là một quan chức tai to mặt lớn đang tại chức thì hình phạt để "làm gương" chắc sẽ lớn hơn nhiều. Nhưng ở đây để lộ ra một sự suy thoái quá trắng trợn về lương tâm và đạo đức của lớp người ăn trên ngồi trước. Tham nhũng thì còn hiểu được chứ lao vào vòng ăn chơi trác táng, tha hoá cả nhân cách, nhẫn tâm giẫm đạp lên cuộc sống con người chỉ vì một phút vui riêng thì quả là điều không thể ngờ tới được.

Ông Phan Nghị lại rung đùi:

- Này các ông ạ, còn cô gái môi giới được gọi là Nga "chọi" thì nghe nguyên cái "biệt danh" ấy cũng đã thấy ớn lạnh rồi. Nga "mập" Nga "ốm" gì cũng được nhưng Nga "chọi" thì quá sức tưởng tượng. Chữ "chọi" người ta chỉ dùng cho việc chọi trâu, chọi gà chứ ít ai dùng cho việc "chọi" người. Tớ viết phóng sự lâu năm mà cũng chưa sáng tạo ra được cái tên "lâm ly bi đát" như thế.

Ông bán báo cho thêm một chi tiết:

- Cô ta vốn là tiếp viên quán nước cũng giống như dân karaoke, trước đây khi còn son trẻ đã từng có thời gian là bồ của ông Dũng. Sau này bỏ nghề cũ, đi lấy chồng, vậy mà vẫn còn nhớ tình cũ nghĩa xưa, thỉnh thoảng hẹn hò nhau tí đỉnh cho đỡ nhớ hoặc nhờ anh cho em tí áp phe vặt. Thế mà cô ta lại đi làm môi giới cho chính người tình cũ của mình "đi" với một cô bé thì cũng lạ. Tình cảm của cô ta để đâu? Thà là môi giới cho người khác chứ làm cho người tình cũ thì "loạn" quá rồi.

Vài nét về tiểu sử ông Lương Quốc Dũng

Ông Dũng không phải là thứ cán bộ thiếu văn hoá, ông có bằng tiến sĩ kinh tế, là một trong số những quan chức cao cấp thuộc thành phần trẻ, ông mới có 50 tuổi. Đây là vài nét chính về cuộc đời ái tình sự nghiệp của ông:

Ông Lương Quốc Dũng (SN 1953) khá nổi tiếng trong ngành xây dựng hơn là trong ngành TDTT, nơi ông này giữ chức vụ phó chủ nhiệm Uỷ ban TDTT từ tháng 7-1998 đến khi bị bắt (19-2-2004). Vì trước khi được điều động về Uỷ ban TDTT, ông này có thời gian dài làm tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và sau trở thành chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty. Thời gian ở Uỷ ban TDTT, Phó chủ nhiệm Lương Quốc Dũng phụ trách các công việc liên quan đến tài chính và xây dựng cơ bản. Trong thời gian dài trước và trong SEA Games, ông Dũng là trưởng các tiểu ban: vận động tài trợ, tài chính và cơ sở vật chất.

Hiện ông Lương Quốc Dũng đã ly thân với người vợ thứ hai là Lê Như Quỳnh. Ở biệt thự của gia đình tại Trung Kính, ông Dũng sống với mẹ già hơn 80 tuổi, vợ chồng cậu con trai (con của ông với người vợ trước) và một con trai nhỏ 11 tuổi. Con gái út của ông Dũng còn rất nhỏ (6 tuổi) đã về sống với mẹ (cô Quỳnh) tại nhà bà ngoại.

Từ ngày nguồn tin bị tiết lộ, ông Dũng đã có nhiều cử chỉ bất thường, công an theo ông từng bước để tránh những việc không hay có thể xảy ra. Có lần ông đã phóng xe ra cầu cầu Thăng Long dường như có ý định tự tử, công an phải giả làm tài xế taxi, khuyên can và áp tải ông về nhà. Giám đốc CA TP. Hà Nội cho biết: 22h30 tối qua (19-2), tại trại tạm giam B14 Thanh Trì, Hà Nội, bản cung đầu tiên với ông Lương Quốc Dũng đã được hoàn thành. Ông Dũng đã thừa nhận hành vi giao cấu với cháu Y vào ngày 30/12/2003 tại khách sạn Eden.

Và việc thứ hai, dường như cũng đã có dư luận đàm tiếu rằng trong thời gian thi hành công tác tại SEA Games Ganes 22 (vào khoảng những tháng cuối năm 2003) đã xảy ra những nghi ngờ về tài chính, nói rõ hơn là đã có thể có tham nhũng trong công việc do ông Dũng phụ trách. Chắc chắn trong những ngày tới sẽ còn nhiều chi tiết được phơi bày. Dân cà phê tha hồ mà bàn ra tán vào những mặt trái và mặt phải của vụ án trái với luân thường đạo lý này. Chắc là chúng tôi sẽ còn phải gặp nhau vài lần nữa mới hết chuyện.
Xuân Yên
#8 Posted : Saturday, June 27, 2009 7:43:46 AM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

Phụ Nữ Việt Nam Bị Cưỡng Bức Nô Lệ Tình Dục

Hệ thống Thông Tin Mạng Dân Thị ngày 19/9/2007 đưa tin cho biết, hôm qua Sở Hải Quan Tuần Tra Trên Bộ thuộc Tổng Đội IV, đã theo dõi và bắt được 1 tổ chức bán dâm tại hai huyện phiá Nam Đài Loan là Vân Lâm và Gia Nghĩa. Bốn trong những cô gái bị bắt là công nhân Việt Nam bỏ trốn ra ngoài. Họ bị cưỡng bức nô lệ tình dục.

Những người công nhân phụ nữ Việt Nam làm việc nhà hay chăm sóc người già, bệnh tật, trẻ em thường là nạn nhân của tệ trạng bóc lột tiền lương, làm việc quá sức, bị hăm doạ đuổi về nước và áp lực tâm lý nặng nề. Tiền lương của họ đã không được trả đủ. Họ bị môi giới khấu trừ mỗi tháng chỉ còn 3,000 hay 5,000 Đài Tệ, thay vì 15,840 hoặc 17,280 Đài Tệ như đã được thông báo trước khi rời Việt Nam. Dưới áp lực đến từ mọi phía, họ đã bỏ chủ thuê, trốn ra ngoài tìm việc làm kiếm tiền gởi về Việt Nam trả nợ, nuôi gia đình con cái học hành. Khi ra ngoài họ trở thành nạn nhân bị buôn bán, bóc lột.

Những người bị bắt tối hôm 18/9/2007 cho biết những người môi giới "nói công việc là đi quét rác, nấu cơm mà thôi". Nhưng thực tế công việc là làm tại các quán ôm bia Karaoke."Chúng tôi không nghe thì bị chủ còng tay,đấm đá túi bụi".

Địa điểm cưỡng bức nô lệ tình dục đã xảy ra tại 1 căn hộ tại đường Văn Hoá, thị trấn Bắc Cảng, huyện Vân Lâm. Bọn chủ động đã khống chế các nạn nhân nô lệ tình dục.

Hôm qua 18/9/2007 là ngày Đài Loan bị bão. Cảnh sát huy động 50 cảnh sát, đã đến căn hộ trên từ sáng sớm, tông cửa vào. Trong khi đó các cô gái đang còn ngủ, chưa biết chuyện gì đang xảy ra. Sau đó, những người bị hại đã trình bày cho cảnh sát là họ bị lừa, bị khống chế. Những nạn nhân cho biết mỗi ngày họ phải đi làm 12 tiếng, rất khổ sở.

Cảnh sát đã bắt được cả đồng bọn. Tên chủ mưu có tên là Vương Đông Nhiệm và 3 tên đồng loã khác. Tổng cộng 4 tên.

Cảnh sát đã cứu được 7 người công nhân bỏ trốn ra ngoài bị cưỡng bức nô lệ tình dục. Bốn trong 7 người được xếp vào thành phần bị buôn bán nô lệ tình dục. Hiện nay họ đã được đưa về Sở Di Dân tại huyện Gia Nghĩa để tạm trú.

Kể ra họ là những người may mắn. Nếu không được cứu ra, không biết họ phải bị bắt buộc bán thân đến bao lâu?

Văn Phòng sẽ liên lạc với nhân viên của Sở Di Dân huyện Gia Nghĩa để hổ trợ và giúp đỡ các nạn nhân bị cưỡng bức nô lệ tình dục trên.

Theo taiwanact.net

Xin mở nghe bản nhạc về thân phận phụ nữ Việt nam

http://machsongmedia.com.../ATLANTA/ThanPhanTD2.mp3
Xuân Yên
#9 Posted : Tuesday, June 30, 2009 3:26:34 PM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

Thursday, December 11, 2008
China Confidential

Vietnamese Sex Slaves Kept in Dog Cages

Vietnam may have attracted Western investment bankers before the global financial meltdown. But the country has a long way to go before it can really be considered civilized, as shown by the following report.

Approximately 130 women were held prisoner, some in dog cages, at a Ho Chi Minh City brothel.

The women were forced to work as prostitutes 18 hours per day, local media reports say.

The Thanh Nien newspaper said police found the women after launching a raid triggered by letters from the captive women, but the brothel owner got away.

The Vietnamese newspaper said the women, many of whom were from poor rural families, were kept as slaves in debt bondage and if they refused to perform sexual acts on customers they were severely punished by the owner, known as Tri, and his men.

"In nine months, I have seen more than 10 girls try to escape but they were captured, tortured by Tri and put in dog cages," said one of the rescued women.

POSTSCRIPT: Regarding dog cages, Vietnam, like China, Korea and Taiwan, are incredibly cruel to animals--especially dogs. Disgusting but true: dog meat is part of their everyday cuisine. Repeat: dog meat is part of their everyday cuisine. They justify their atrocities by saying that in their culture dogs are used for meat. This is not at all true--even in Korea or Vietnam. Dogs are pets there, too. The Korean Police even has a dog squad. Dogs trust their masters, and so-called dog farmers viciously exploit this trust to kill dogs.

# posted by Confidential Reporter @ 9:11 PM
Xuân Yên
#10 Posted : Tuesday, June 30, 2009 3:46:04 PM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0


Home » Tài Liệu » Một phụ nữ VN bị buộc làm nô lệ tình dục cho 50 công nhân TQ
Một phụ nữ VN bị buộc làm nô lệ tình dục cho 50 công nhân TQ

* Thursday, June 25, 2009, 16:54
* Tài Liệu
* 89 views
* Add a comment

vanTriệu Thị Vân, kẻ cầm đầu đường dây buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia. Ảnh: GĐXH

Tại một “nhà chứa” ở Quảng Đông (Trung Quốc), Huệ được một khách làng chơi thương tình cho chiếc điện thoại di động rồi hướng dẫn cách bỏ trốn.

Ngày 9/6, công an Yên Bái cùng công an Lào Cai bắt giữ Triệu Thị Vân (36 tuổi) ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai - kẻ cầm đầu đường dây buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia.

Trước đó, các trinh sát nhận được điện thoại của chị Mến thông báo con gái bị lừa bán sang Trung Quốc đã trốn được khỏi động mại dâm, nhưng đang bị bọn bảo kê săn lùng.

Theo số điện thoại, các trinh sát xác định được nơi nạn nhân đang ẩn náu. Huệ đã được hướng dẫn cách di chuyển địa điểm và tìm đến đồn cảnh sát ở Quảng Đông (Trung Quốc). Đầu tháng 5, cô gái này đã được đoàn tụ với gia đình. Theo cơ quan điều tra, nạn nhân từng bị Vân bán vào 10 động mại dâm.

Trước đó mẹ thiếu nữ này cùng chị Hoa (em họ bên nhà chồng với Vân) cũng bị lừa bán sang Trung Quốc, “phục vụ” tình dục cho 50 công nhân của một chủ lò gạch và trang trại trồng cây.

Tháng 3/2009, lợi dụng đi chữa bệnh u tử cung, chị Hoa đã trốn được về Việt Nam. Còn chị Mến được công an Trung Quốc giải cứu.

(Theo Gia đình Xã hội)

* Tên nạn nhân đã được thay đổi
PC
#11 Posted : Saturday, July 11, 2009 11:05:56 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Tâm sự của thiếu nữ bán thân giữa trời Tây

Tên tôi là Mai, 22 tuổi. Mẹ tôi mất khi sinh tôi vì bị băng huyết. Ngày đó, bệnh viện vẫn chưa có điều kiện như bây giờ nên bà chỉ kịp cho tôi chào đời rồi ra đi ngay sau đó. Tôi sống với bố và bà ngoại đến năm 2 tuổi thì bố cũng bỏ tôi mãi mãi.

Từ đó, tôi sống trong tình yêu thương của bà ngoại. Rồi một ngày, bà cũng bỏ tôi đi, năm đó tôi mới 14 tuổi. Ngày đó, hàng xóm trong làng đến và giúp đỡ chôn cất bà tôi.

Theo lời dặn của bà trước khi mất, tôi được về ở với một người họ hàng. Được một thời gian, ông bảo rằng bà dặn phải đưa tôi đến một nơi xa... Tôi gật đầu đồng ý. Năm đó là 2002. Rồi ông đưa tôi về Hà Nội để làm một số giấy tờ. Khoảng 5 tháng sau, tôi được đưa đến sân bay. Rồi tôi lên máy bay cùng một đoàn người khoảng mười mấy người Việt Nam. Có một ông đưa chúng tôi đi. Lúc đó, tôi không biết gì chỉ biết đi theo các bạn cùng đoàn. Tôi hỏi đi đâu, người bảo đi Anh, người nói đi Pháp, người bảo là Đức... Nói chung là rất nhiều nước. Họ hỏi tôi đi đâu thì tôi lắc đầu nói không biết.


Tôi phải gọi người đàn ông dẫn tôi đi là "bố", ông ấy dặn nếu hai hỏi thì phải nói là bố tôi rất thích đi du lịch. Sau này tôi mới biết, để giả danh cho việc đưa người, họ thường đóng giả là bố con, hoặc vợ chồng, hay mẹ đưa con đi chơi.

Tới Hà Lan, "ông bố" quay trở lại Nga, còn tôi được một ông đưa lên ôtô đi vài vòng quanh thành phố, rồi ông ấy đưa tôi vào một nhà ga xe lửa, dặn đứng đấy để đi mua đồ ăn. Tôi đứng chờ mấy tiếng đồng hồ vẫn không thấy ông ấy trở lại. Tôi sợ hãi, lang thang quanh đó, vừa đi vừa vừa khóc. Tôi nghe thấy một đôi vợ chồng nói tiếng Việt Nam. Tôi lân la đến hỏi và nhờ giúp đỡ. Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện cho họ nghe. Họ đưa tôi về nhà ăn cơm và ngủ. Sáng hôm sau, họ đưa tôi ra cảnh sát. Và tôi được chuyển đến trại tị nạn.

Khi tôi đến trại, họ phỏng vấn, điều tra tới 2 tiếng, và chuyển đến một trại khác. Cuộc sống trong trại rất tốt. Vì dưới tuổi vị thành niên nên tôi phải có người quản lý. Lúc mới vào tôi được phát 120 euro để mua xe đạp, quần áo, sách vở để đi học; hàng tuần được thêm 30 euro. Ở trại của tôi thì không có người Việt Nam, nhưng ở trường thì có một bạn gái là người Việt. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng trò chuyện và cô bạn đưa tôi đi mua đồ ăn của châu Á.

Vài lần sau, tôi quen đường thì tự đi một mình. Một lần, tôi gặp một người Việt Nam. Chú đó cũng lớn tuổi, tôi nói tôi ở trại này tại thành phố này... Ông ý nói tôi mua nhiều đồ như vậy, hãy để chú đưa về trại. Tôi mới sang và gặp người Việt Nam nên tin ngay. Rồi tôi ngồi phía sau thùng xe ôtô của ông ta, vì đằng trước ông ta để rất nhiều đồ đạc. Xe đi khá lâu mà vẫn chưa đến nơi, tôi đập xe hỏi thì ông ấy nói sắp đến nơi rồi. Tôi tin và ngủ thiếp đi. Lúc tỉnh dậy, thấy vẫn chưa đến nơi. Tôi lại hỏi thì ông ấy nói đưa tôi về nhà ông ấy...

Tại nhà ông ấy ở Czech, hàng ngày tôi phải dậy sớm bán quần áo, dọn dẹp nhà cửa và trông hai đứa con của họ. Đến tối thì nấu nướng. Tôi buộc phải làm tất cả những việc đó nếu không ông ấy sẽ đánh, và dọa sẽ đưa tôi ra cảnh sát để đuổi về nước vì tôi sống bất hợp pháp. Tôi rất sợ, đành phải nghe theo.

Được khoảng 2 tháng, một lần vợ đi vắng, ông ấy đã bắt tôi phải quan hệ tình dục. Tôi từ chối, ông ấy dọa và đánh nên tôi đành để yên. Từ đó thỉnh thoảng ông ấy lại bắt tôi quan hệ. Sau khoảng nửa tháng, nhân một lần ông ấy đi vắng, tôi đã kể cho bà vợ nghe. Bà rất tức giận, tôi van xin bà cho tôi được rời khỏi đây. Bà cũng mủi lòng nói sẽ giúp, khi có bạn sang Hà Lan mua đồ thì sẽ gửi tôi qua đó. Một thời gian sau, bà đưa cho tôi ít tiền để đi đường.

Khi đặt chân tới Hà Lan, tôi ra cảnh sát khai báo và họ đưa tôi đến trại tỵ nạn khác. Ở đó, tôi cũng được ăn học và hàng tháng đều có tiền... Tới năm 18 tuổi, họ buộc tôi phải rời khỏi trại vì họ nói tôi đã trưởng thành, không còn trẻ vị thành niên, đã tự lập được rồi. Tôi ra ngoài ở, sống nhờ ở nhà của vài người bạn...

Trong một lần ở đường, nghe tôi nói với bạn rằng đang đi tìm việc, một phụ nữ người Việt đã tới gần nói sẽ giúp đỡ. Tôi hỏi việc gì, bà bảo bán quần áo ở Đức. Tôi đồng ý, đi theo sang Đức. Tại đây, bà ấy nói chuyện với một vài người, rồi tôi bị đẩy vào một nhà chứa. Năm đó là 2006. Ở đây, bà chủ là người Việt còn ông chồng người nước ngoài.

Tôi sợ hãi kêu xin, họ đánh và gí dao vào cổ, nói không làm sẽ giết. Tôi trở thành gái mại dâm từ đó. Họ nhốt tôi ở tầng hầm, khi tiếp khách thì gọi lên. Hàng ngày, tôi phải "phục vụ" ít 3-4 người, có khi lên tới 10 khách. Tôi mệt mỏi và buồn chán, chỉ muốn chết cho xong, nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng bỏ trốn. Ở cùng nhà chứa với tôi có 2 cô gái người Việt. Họ cũng bị bán vào đây và bị ép phải "tiếp khách".

Khi tôi làm ở đó được vài tháng cũng được hơn 4.000 euro. Một vài lần có nhiều người đàn ông Việt Nam vào đây, họ không dùng bao cao su tôi không đồng ý. Họ nói lại với chủ và tôi bị đánh đập. Tôi quá sợ, đành phải nghe theo. Từ đó, những người Việt Nam nói không dùng bao cao su là tôi không dám cãi lại, nhưng họ trả tiền rất sòng phẳng và còn cho tôi thêm tiền.

Rồi một ngày, tôi có thai. Tôi không biết là của ai vì tôi quan hệ với rất nhiều người. Lúc phát hiện ra mang bầu, thai nhi đã được 4 tháng tuổi. Tôi không được phép bỏ, vì ở nước ngoài thai ngoài 3 tháng không ai được phá hết... Tiếp khách đến tháng thứ 7 thì tôi được nghỉ, dọn dẹp nhà, nấu ăn cho chủ...

Ngày vào bệnh viện chờ sinh, nhà chứa cử hai người tới trông tôi. Họ dọa nếu tôi nói ra điều gì ở đây, họ sẽ giết mẹ con tôi. Mệt và không biết tiếng Đức nên tôi không dám nói gì... Tôi vừa trông con vừa phải làm việc nhà. Được khoảng 2 tháng, họ bắt tôi quay trở lại việc tiếp khách. Ít lâu sau, tôi lại mang bầu... Tôi không muốn sinh nữa vì lúc nào tôi cũng nghĩ cách phải bỏ trốn khỏi nơi này. Một đứa con tôi còn xoay xở được chứ hai đứa con tôi biết làm sao. Khi đi khám, bào thai đã được 4 tháng 1 tuần tuổi nên tôi không được phép bỏ. Tâm trạng tôi khi đó như ở trên mây, tôi không hiểu vì sao số phận lại trớ trêu với tôi đến như vậy...

Lần này, được mang thai được 5 tháng thì tôi không thể phục vụ khách, vì bụng khá lớn. Tôi làm công việc dọn dẹp nấu ăn.

Tôi bàn với hai chị ở đây tìm cách bỏ trốn. Lúc đầu, họ không đồng ý vì chúng tôi đã bỏ trốn vài lần và đều bị phát hiện. Khi bị bắt lại, chúng đánh đập, chửi bới và bỏ đói 2 ngày nên họ rất sợ. Bản thân tôi cũng sợ, nhưng nghĩ đến 2 đứa con, tôi không thể để chúng lớn lên ở hoàn cảnh như vậy. Tôi nói mãi, cuối cùng họ cũng đồng ý, nhưng phải chờ thời cơ.

Ban đầu chúng tôi không biết vì sao kế hoạch bỏ trốn cứ bị lộ, về sau phát hiện cái gương ở trong phòng tôi không phải là "bình thường". Chúng tôi làm gì, ở phía bên kia của nó ông bà chủ biết hết. Về sau, chúng tôi trùm chăn giả vờ ngủ, rồi trùm chăn nói chuyện.

Thời gian đấy, tôi cứ giả vờ cười cười nói nói một mình. Tôi vờ đầu óc có vấn đề về thần kinh, nhưng tôi vẫn chưa tìm được cơ hội để bỏ trốn. Đến ngày tôi sinh đứa con thứ hai, họ gọi người đỡ đẻ đến, nói không sinh thường mới đi đến bệnh viện. Lần đó, tôi đẻ thường. Chăm con được 2 tháng, tôi lại phải "tiếp khách". Một lần tình cờ, tôi nghe lỏm rằng thứ 4 ông bà chủ sẽ đi vắng 2 ngày. Tôi bàn với hai chị cùng phòng.

Hôm đó, tôi ở dưới hầm cùng 2 con (đứa lớn 22 tháng, đứa nhỏ 4 tháng), còn 2 chị kia lên trên tiếp khách. Khoảng 10 giờ tối, chúng tôi nháy nhau ra hiệu. Ở phòng khách có một cửa sổ nho nhỏ, những ngày bình thường thì luôn có người đi lại và camera theo dõi 24/24h nên chúng tôi không thoát được. Hôm đó, ông bà chủ đi vắng, ở đó chỉ có 4-5 người canh gác. Một chị sau khi tiếp khách đã nhận tiền nhưng vẫn giả vờ làm ầm ĩ rằng chưa trả. Mấy tên bảo vệ chạy tới giải quyết, nhân lúc này tôi và một chị khác mỗi người ôm một đứa trẻ trốn đi bằng đường cửa sổ. Tôi không dám mang theo bất cứ thứ gì ngoài sữa và bình sữa cho con.

Ra được đến ngoài, chúng tôi cứ cắm đầu cắm cổ chạy. Chúng tôi chạy vào rừng, tôi nghĩ đã chạy được hơn 2 tiếng. Khi nghĩ đã an toàn và quá mệt mỏi, chúng tôi ngồi dưới gốc cây nghỉ. Mỗi người ôm một đứa bé ngủ. Bọn trẻ bị muỗi đốt sưng đầy mặt. Khoảng 5 giờ sáng, chúng tôi tỉnh dậy, ra đường vẫy xe đi nhờ...

Thấy một chiếc xe, tôi nói bằng tiếng Anh rằng cần giúp đỡ vì còn có 2 đứa trẻ và một phụ nữ. Ông tài xế không đồng ý, tôi nói đến nơi sẽ thanh toán tiền. Sau khi cò kè, ông ta đồng ý chở sang Hà Lan với giá 800 euro. Trong túi của tôi lúc này chỉ còn lại đúng 100 euro. Khoảng 5 tiếng trên xe, thì tới biên giới Hà Lan.

Chị bạn đi cùng không muốn đi nữa, chỉ bảo sẽ liên lạc với người nhà để về Việt Nam hoặc sang nước khác. Chia cho chị 50 euro, chúng tôi chia tay. Mẹ con tôi đi tiếp. Sau hơn một tiếng thì vào hẳn Hà Lan. Tôi cùng hai đứa nhỏ đi lang thang, rồi tôi nghĩ lên mạng xe có ai online để nhờ giúp đỡ. Tôi chat với một đứa bạn mà tôi tin tưởng và nhờ giúp đỡ. Nghe tôi kể qua chuyện của mình, bạn tôi tìm đến.

Hiện giờ tôi đang ở nhờ nhà cô ấy. Con tôi được mua quần áo và các vật dụng cần thiết khác. Hàng đêm, tôi vẫn còn ngủ mơ, giật mình hét ầm lên vì sợ hãi, nhưng mấy hôm nay thì đỡ rồi, tôi đã quen và cảm nhận được sự an toàn. Song tôi vẫn không dám ra khỏi nhà vì sợ bọn người đó biết. Tôi đã liên hệ được với cảnh sát và làm cuộc hẹn để ra khai báo.

Tôi hy vọng cuộc đời mình từ đây sẽ bình yên, phẳng lặng hơn để tôi sống và kiếm những đồng tiền lương thiện nuôi con tôi lớn lên và ăn học thành người. Còn về bản thân tôi thì tôi không còn nghĩ gì đến nữa vì đời tôi con như bỏ đi rồi. Tôi giờ chỉ còn hai con là niềm tự hào. Tôi hy vọng chúng sẽ thương mẹ và cố gắng sống thật tốt.

Tôi viết lên đây những dòng tâm sự này để vơi đi một phần nào nỗi buồn và hy vọng sẽ gặp được chị bạn đi cùng, cùng tôi có nhiều chứng cứ đưa ra cảnh sát để họ bắt nhà chứa kia.

Qua đây tôi cũng có vài lời gửi đến những người bạn gái sống xa nhà và phải lập nghiệp nơi đất khách quê người từ sớm như tôi. Tôi ra đi năm 15 tuổi, đến nay đã được 7 năm. Tôi hy vọng sẽ không có bạn gái nào rơi vào trường hợp giống như tôi. Các bạn hãy cố gắng sống thật tốt khi đặt chân lên xứ người, đừng tin ai quá, đừng dễ cả tin kẻo bị lừa giống như tôi. Chỉ vì tin người nên tôi phải trả một cái giá quá đắt như vậy. Hy vọng rồi mai đây, bình yên sẽ đến với 3 mẹ con tôi.

Xin cảm ơn đã lắng nghe tôi.

Mai

viethoaiphuong
#12 Posted : Monday, October 19, 2009 5:24:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Một cô gái gốc Việt được trao giải Tự Do 2009 tại Hoa Kỳ

Thanh Phương

Bài đăng ngày 19/10/2009 Cập nhật lần cuối ngày 19/10/2009 12:20 TU


Ngày 15/10 vừa qua, một nhà hoạt động bảo vệ nạn nhân nô lệ tình dục ở Cam Bốt, cô Sina Vann, đã được trao giải Frederick Douglass, nhân lễ trao giải Freedom 2009 tại Mỹ. Sina Vann là một cô gái gốc Việt bị bắt cóc bán sang Cam Bốt làm gái điếm từ năm 13 tuổi. Thông tín viên Phạm Phan cho biết thêm về cô gái này và về tổ chức Somaly Mam, nơi cô đang làm việc
Thông tín viên Phạm Phan, Phnom Penh


19/10/2009

Mới đây, một cô gái Cam Bốt mang dòng máu Việt Nam, được trao giải thưởng Tự Do năm 2009 tại Los Angeles. Cô Sina Vann, 25 tuổi, trước đây là một nô lệ tình dục trong nhà chứa tại Cam Bốt sau khi được cứu thoát đã tích cực hoạt động giúp đỡ những nạn nhân cùng cảnh ngộ như cô. Giải thưởng Tự Do năm 2009 trị giá 20.000 Mỹ Kim, phân nửa số tiền để tạo điều kiện cho người nhận giải tiếp tục hoạt động cứu giúp phụ nữ trẻ em bị bắt làm nô lệ tình dục, phần còn lại để tưởng thưởng cá nhân cô Sina Vann.
Bị bán vào nhà chứa năm cô 13 tuổi

Sina Vann quê tại Việt Nam, lúc được 13 tuổi, cô bị bắt cóc mang qua Cam Bốt và bị bán vào nhà chứa. Tại đây, Sina Vann bị hãm hiếp một ngày từ 20 đến 30 lần bởi khách làng chơi và bị chủ chứa đánh đập nêu có thái độ chần chừ không chịu tiếp khách. Ðến tuổi 16 tức 3 năm sau khi bị cưỡng bức làm nô lệ tình dục, Sina được cảnh sát Cam Bốt cứu thoát khỏi địa ngục trần gian này khi họ đột kích vào nhà chứa trong các đợt truy quát tệ nạn buôn bán phụ nữ trẻ em.

Sau khi phục hồi sức khỏe và tinh thần tại trung tâm cứu nguy các nạn nhân bị bắt làm nô lệ tình dục, Sina Vann bắt đầu làm việc cho Sáng Hội Somaly Mam, và rồi cô đảm nhận vai trò người đứng đầu chương trình có tên Tiếng Nói Vì Sáng Kiến Thay Ðổi, một chương trình có mục tiêu hoạt động cứu giúp các nạn nhân nô lệ tình dục.

Theo ông Lin Sylor phát ngôn nhân của văn phòng Sáng Hội Somaly Mam tại Cam Bốt thì nhiều người vui lòng khi thấy cô Sina Vann nhận được giải thưởng Tự Do, vì điều này chứng tỏ hoạt động binh vực nữ quyền của cô được quảng bá trong xã hội.

Các hoạt động của hội Somaly Mam

Hội này mang mục đich cao đẹp là cứu thoát và giúp đỡ các nạn nhân không may bị rơi vào cảnh nô lệ tình dục. Hội mang tên của bà Somaly Mam sinh năm 1970 tại tỉnh Ratanakiri thuộc vùng Ðông Bắc Cam Bốt. Cũng như hoàn cảnh bi đát, đáng thương của nhiều cháu gái nhỏ Cam Bốt nghèo nàn, Somaly Mam bị bán vào động gái lúc còn rất nhỏ. Somaly Mam trải qua những gì mà cô Sina Vann phải gánh chịu.

Mãi cho đến tuổi 30, Somaly Mam cùng với chồng bà là môt người Pháp, ông Pierre Legros, thành lập một tổ chức có tên AFESIP (Agir pour les Femmes en Situation Précaire) năm 1997 tại Cam Bốt, từ đó tổ chức này mở rộng hoạt động tại Thái Lan, Lào, và Việt Nam. Mục tiêu của tổ chức này là cứu thoát và tái hội nhập vào xã hội những nạn nhân bất hạnh rơi vào cảnh ngộ đau lòng như có nói bên trên đây.

Mặc dù bị đe dọa bà Somaly Mam cố gắng giúp hàng ngàn nạn nhân là các cô gái trẻ hay các cháu gái ở tuổi 13 bị cưỡng buộc bán thân xác trong các ổ chứa có cơ hội lập cuộc đời mới.

Dưới đây là các hoạt động tổng quát của Sáng Hội Somaly Mam và AFESIP: Chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em vào con đường nô lệ tình dục. Chăm sóc và phục hồi nạn nhân được cứu thoát. Huấn luyện cho họ một nghề chuyên môn. Tái hội nhập nạn nhân vào cộng đồng xã hội nơi họ có thể sống trong trạng thái ổn định và thay đổi khác đi lối sống cũ đã đẩy họ vào cảnh đời tăm tối trước đây.

Tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em

Song song theo đó hai tổ chức nói trên đây còn mưu tìm phương cách chống lại nguyên nhân và hiệu quả của tệ nạn buôn người và nô lệ tình dục thông qua các hoạt động như : Hoạt động xã hội và dưỡng đường, Ðiều tra pháp lý, binh vực và vận động, phục hồi và cố vấn tâm lý, hồi hương và tái hội nhập. Ðại diện và tham gia các vấn đề phụ nữ ở các diễn đàn cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Liên quan đến tình trạng mua bán phụ nữ trẻ em hiện nay, với sự tham gia hoạt động của nhiều tổ chức cứu giúp phụ nữ trẻ em, tổng quát hiện nay vấn nạn buôn người có phần suy giảm nhưng chưa chấm dứt. Tình trạng suy thoái kinh tế trong năm qua và nay vẫn còn bị tác động cũng đã khiến cho nhiều gia đình nghèo tại Cam Bốt là nạn nhân trực tiếp, từ đó vô tình đẩy con em họ vào con đường bán thân xác.

Riêng và phụ nữ và trẻ em Việt nam, theo một nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thay đổi khí hậu và môi trường xã hội thì có nhiều gia đình người Việt sinh sống tại đồng bằng sông Cửu Long do đất bị ngập nước vì mực nước biển dâng lên cao, không có đất canh tác, họ buộc phải di dân qua Cam Bốt kiếm sống và không ít cô gái đã đi vào con đường bán thân nuôi miệng.
viethoaiphuong
#13 Posted : Monday, February 15, 2010 10:58:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lục bình trên dòng kinh đen

Vũ Đông Hà - Tháng Hai 3, 2010


Mỗi sáng vào khoảng 9 giờ, khi chiếc xe hốt rác trỗi bản nhạc Für Elise chạy quanh xóm, khi cụ già ở khoảng sân um tùm cỏ bên kia con kinh đầy rác vừa xong thế Taiji cuối cùng, và bà Hui Xin tưới xong những chậu kiểng xếp dọc theo lề đi, thì cô gái bước ra khỏi nhà. Nhìn lên ban công gác trọ chỗ tôi ngồi, cô gái vẫy tay cười.

Tôi gặp Trang hôm Chủ nhật, một ngày sau khi tôi đến Chung Li. Mặt trời buổi sáng chưa qua khỏi đỉnh cây sung mà trời đã oi bức. Lúc ấy tôi ngồi ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi hỏi: em Việt Nam hở ?

Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.” Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn. Em dân Cà Mau cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.” Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác. Đó là theo lời của Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường. “Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi“. 9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến chiều. Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường là ngày đã qua ngày. “Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình mấy bà Tàu và chờ em“.

Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi“. Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây con này là bồ của nó. Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa. Em không chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu“.

Những ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô. Sau khi khấu trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100 ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về.

“Lúc biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ khóa khóa cửa luôn. Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục. Em chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi“. Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh“. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới. Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà“.

Tôi nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi. Hỏi Lệ là biết qua đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình. Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát. Chỉ còn đâu vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám bụi mù. Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi ra khách sạn đứng xếp hàng.

“Lúc tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn 10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng“. Anh bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất lúc đó. Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn“. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa.

Nhưng những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới. Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn. Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác. Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những màn miễn phí này. “Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi“. Ken tiếp tục kể. “Thấy những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn. Tôi cũng đã quá 30 rồi. Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như con vật như thế. Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì không dám đụng đến đám xã hội đen“.

Có nhiều loại chú rể Đài lấy vợ Việt khác nhau. Ken là một đóa sen trong ao bùn. Đa số những người đàn ông Đài qua Việt Nam lấy vợ là những người không lấy được vợ Đài. Nói khác hơn là phụ nữ Đài họ chê. Đài Loan bên trong là một xã hội kỳ thị giữa những tầng lớp khác nhau. Lái tắc xi ăn trầu thì khó mà lấy được những cô gái trẻ sinh viên mới ra trường. Bên cạnh, người Đài cũng kỳ thị với những người gốc Việt cô dâu, gốc Phi ô sin, ngay cả người từ Lục địa đến. Vì thế một người đàn ông Đài Loan thành công cũng không muốn lấy phụ nữ Việt Nam dù đó là phụ nữ đẹp. Phụ nữ Đài Loan không đẹp như các tài tử đóng phim. Những người đàn ông bị gái Đài chê mà lại thích vợ đẹp và qua Việt Nam lấy vợ, vì thế, là những tài xế tắc xi miệng ăn trầu ngồm ngoàm, là những ông già lụm khụm, là bảy tên chồng du đãng gom tiền lại cưới một cô dâu đem về chia nhau làm tình, là đám xã hội đen buôn người cho ổ chứa. Và là những người tàn tật.

“Lúc về tới nhà em mới biết người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em“. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó. Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó, tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết“.

Buổi chiều về tôi và Trang đi bộ dọc theo bờ con kinh nước đen. Hai anh em không nói gì nhiều với nhau. Trang như đoán được tâm trạng của tôi nên ráng an ủi: “Anh đừng buồn, tụi nó có khổ lắm thì cũng 5 năm là có thể vào quốc tịch. Lúc đó đứa nào cũng bỏ mấy thằng chồng cà chớn. Tuần tới em dắt anh tới chỗ mấy đứa loại đó. Chuyện con Lệ kéo thêm con Thi anh cũng đừng trách nó. Đứa nào qua đây khấm khá thì nổ như lựu đạn về bên nhà, đứa bị đánh đập, giày vò thì giấu. Anh biết tại sao tụi nó phải giấu không? Có đứa sợ ba má nó buồn. Có đứa sợ ba má nó chưởi là không biết chìu chồng, thua con Tư hàng xóm mỗi tháng gởi tiền về mấy trăm. Có đứa thì sợ bị quê vì trước khi đi tuyên bố huênh hoang. Nên ở nhà cứ tưởng tụi em qua đây yên bề yên bến và thúc hối những đứa còn lại ra đi. Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Nói chung tụi em biết sống chai lì và quen. Như cái mùi nước kinh này, riết rồi em cũng quen không còn khó chịu như những ngày đầu mới tới“.

Tôi nghe Trang nói mà đầu óc cứ lan man với những mảnh đời tôi mới gặp. Tôi nhớ lại hình ảnh của cô bé Vi mà Trang dẫn tôi vào thăm ở bệnh viện lúc trưa. Vi vừa sống đời của một món đồ chơi tình dục trong vai trò cô dâu, vừa sống đời của một ô sin ở đợ. Gia đình chồng của Vi tổng cộng 14 người, sống nhung nhúc trong một căn nhà chật hẹp. Từ sáng tới chiều Vi hùng hục làm hết mọi chuyện của một người đi ở. Đến chiều, khi cả nhà ăn uống xong thì Vi phải tới xưởng làm đồ nhựa của chồng để làm ca đêm. Khuya về, Vi phải phục vụ người chồng và nửa đêm đều đặn thức giấc để dìu ông già chồng đi vệ sinh. Mỗi ngày được nhắm mắt bốn tiếng, Vi đã ngủ gật trên giàn máy cắt nhựa và bị cắt mất đi bàn tay phải. Tôi về lại gác trọ và ra sau ban công ngồi. Vẫn chưa quen được mùi kinh hôi thối cuốn theo con gió làm xào xạc tàu lá chuối rách cạnh nhà.

Chủ nhật sau gặp Trang tôi kể Trang nghe chuyện một cô gái ô sin mà cha linh mục dẫn tôi đến gặp để giúp đỡ. Trước khi kể, tôi cũng nói trước với Trang là chuyện anh kể lại có nhiều điều khó nghe nhưng Trang lớn rồi, chắc không sao. Trang cười nói em đã nghe nhiều chuyện lắm, chuyện anh chưa chắc “mặn” bằng chuyện em nghe đâu.

“Kim đi làm ô sin, bị người chủ hiếp. Kim trốn được chạy tới chỗ cha nhờ giúp đỡ và cha khuyên là phải kiện người chủ ra tòa. Luật sư cần nó viết bảng tường trình sự việc nhưng Kim không muốn cha làm chuyện đó. Kim cũng đang khủng hoảng tinh thần mạnh lắm, may ra con giúp được nó“. Vị linh mục dặn dò tôi vào buổi sáng trên đường đến gặp Kim.

Khác với những cô dâu mà tôi đã gặp, Kim đã hơn 30 tuổi. Ngồi trò chuyện với Kim tới trưa, tôi chỉ hỏi toàn chuyện thời Kim đi học. Kim kể tôi nghe những ngày đi buôn từ Tây Ninh, tới Mộc Bài sang tận Phnôm Pênh và đã học tiếng Miên lẫn tiếng Hoa như thế nào. Kim tiều tụy, mắt sưng đỏ nhưng vẫn còn đâu đó hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp. Cho đến sau khi ăn trưa xong, Kim mới cảm thấy gần gũi để kể chuyện của Kim cho tôi nghe và qua đó nhờ tôi viết giùm bài tường trình cho luật sư đệ trình trước tòa.

“Chủ em là giám đốc một công ty nhỏ. Nhà chỉ có hai cha con. Ông chủ và ba của ổng. Cả ngày em ở nhà dọn dẹp và hầu hạ ông già. Ổng tuổi cũng cỡ ngoại em. Nhiều khi đi ra đi vào, ổng cứ tìm cách cọ quẹt người em“. Rồi em có về nói lại với ông chủ không? Tôi hỏi. Kim lắc đầu. “Em chưa kịp nói thì tối ông chủ về đã xông vào giường em. Phòng em trước đó là một cái gian chứa đồ nhỏ trên sân thượng. Không có chốt cài cũng không có khóa. Em chống cự thì ông chủ không nói gì chỉ bỏ đi. Cứ thế hết đêm này tới đêm khác. Em phải chờ tới hai, ba giờ sáng, lúc chắc chắn ông chủ đã ngủ thì em mới yên tâm đi nằm. Tháng trước, không biết sao em buồn ngủ quá, đồng thời em đang có tháng nên nghĩ chắc không sao. Cho nên lúc ông chủ vào phòng đè chặt lên người em, em thức giấc, chống trả một hồi lâu thì đuối sức. Em khóc lóc van xin, nói em đang có tháng ổng cũng không nghe“. Kim vừa kể vừa khóc. Có lúc tôi thấy Kim rùng mình. Kim dừng lại và nói thôi anh, em không kể được nữa. Tôi nói Kim nghỉ một chút để tôi đánh máy lại những ghi chép ngắn thành bài viết. Một lát Kim trở lại ngồi đối diện với tôi, cúi đầu ngập ngừng: “Thật ra có một lần trước đó ổng sắp hiếp được em. Nhưng ổng không làm được vì ổng… tới trước khi ổng cởi được quần lót của ổng.” Tôi ngừng đánh máy, tránh nhìn Kim và hỏi Kim nhớ lại cho kỹ, những điều này khó nói nhưng khi ra tòa luật sư của phía bên kia sẽ vặn hỏi Kim. Làm sao Kim biết là ổng như vậy khi ổng còn mặt quần lót. Tôi viết lại một cách gãy gọn như vậy nhưng lúc đó tôi đã lúng túng nói không thành câu. Cả hai anh em đều ngượng ngùng. Kim khóc sướt mướt. Tới cuối ngày tôi mới viết xong bản tường trình cho Kim. Lần gặp lại sau đó Kim tâm sự, “khi em kể lại cho anh, em có cảm giác đau đớn và ghê tởm không khác gì lúc chuyện xảy ra“.

Chủ nhật một tuần trước khi rời Đài Loan, tôi cùng với Trang lên Đài Bắc ghé thăm nhà thờ của cha linh mục và khu chợ nơi đông đúc các cô dâu Việt Nam đang ở như Trang đã hứa. Đi xuyên qua đường chợ đông người, lạc lõng đứng một mình bán rau là một cô gái Việt Nam làm dâu xứ người với nụ cười và đôi mắt mà suốt đời tôi không bao giờ quên.

Quán Bình Minh là một tiệm nhỏ. Chủ Việt, khách cũng Việt. Toàn là phụ nữ. Theo Trang, đa số các cô ở đây đã đến Đài nhiều năm. Có cô còn ở với chồng. Nhiều cô đã bỏ chồng. Vừa ngồi xuống tôi đã chứng kiến thêm một cảnh đời mới. “Đ.m mày biết không, tối hôm qua tao gọi về bà già, đ.m. nói chưa hết câu bả đã đòi gởi tiền…” Một cô dâu khác tiếp lời “thì đ.m. mày cả mấy tháng rồi mày không gởi bả chửi là phải. Đ.m. mày đi đánh bài, cào một cái trăm đô, đ.m…” Cha linh mục nhìn tôi cười, quay sang hai cô gái nói, thôi nghe, có cha đây làm ơn bớt nói mặn một chút. Trang cũng cười với tôi, “chưởi thề là phong trào mới đó anh, đứa nào ở cái chợ này cũng chửi thề, càng chửi càng thấy sướng“. Cô chủ cũng là đầu bếp cũng là tiếp viên đem nước tới tiếp lời “đời này không chửi thì làm gì cha“. Cô nhìn linh mục cười. Lân la ngồi quán hơn một giờ tôi lại nghe thêm về những mảnh đời khác. Chuyện cô gái vừa tới phi trường là bị đám xã hội đen chở thẳng về nhà gái, có cô sau đó bị đưa qua Quảng Châu. Chuyện cô gái sau vài tháng thì chồng bán lại cho người khác, có cô bị bán hơn một lần. Chuyện cô gái bị em chồng, cha chồng thay phiên nhau làm nhục mỗi tối. Mỗi câu chuyện được kể lại bằng những tiếng chửi thề giòn tan đ.m đời tụi em nó chó đẻ vậy đó anh.

Trang, tôi, và vài cô dâu kéo nhau về nhà xứ của cha. Các linh mục Việt Nam ở Đài có thú tiêu khiển nuôi chim. Vị linh mục tôi ghé thăm cũng vậy. Ùa vào chỗ ở của cha, các cô dâu đã ào ào nắc nẻ: “cha cho tụi con vào thăm chim cha; trời ơi chim cha bây giờ sao lớn dữ dzậy; hi hi, cha cho con tắm chim cha nghe…” Linh mục nhìn tôi cười hiền: “Tụi nó vậy đó con, miễn sao tụi nó còn cười là cha vui rồi. Có người trách cha sao quá dễ dãi với tụi nó. Cha thì biết tụi nó không còn tha thiết gì với lễ nghĩa nữa. Đời đã làm cho tụi nó chai lì. Thôi, miễn sao tụi nó cảm thấy gần gũi cha để có gì cha giúp tụi nó là được rồi“.

Buổi chiều tôi ghé văn phòng Bộ Xã hội Đài Loan. Tiếp tôi là một nhân viên phụ nữ người Đài dáng vẻ hách dịch hỏi tôi cần gì. Tôi kể về tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài. Chưa đầy câu chuyện bà ta đã ngắt lời: anh cần tôi giúp gì? Cố gắng dằn cơn giận, tôi nói với bà ấy tôi nghĩ bà mới là người cần giúp; theo thống kê của chính cơ quan bà đang làm việc, thì hiện nay ở Đài có hơn một trăm ngàn cô dâu Việt Nam. Chồng của họ là những người già nua, hoặc ít học, say sưa và đánh đập vợ con. Những người vợ Đài mới này không nói tiếng Hoa, cô lập trong xã hội đang sống; mỗi cuộc hôn nhân dẫn đến trung bình là hai đứa con; những đứa con trong một gia đình tan nát, bố mẹ như vậy thì chúng sẽ là hai trăm ngàn công dân Đài Loan hư đốn trong tương lai mà xã hội của bà phải giải quyết. Và con số sẽ không dừng lại ở một trăm, hai trăm ngàn. Mỗi cô dâu đem lại lợi nhuận cho môi giới Đài lẫn Việt trung bình ba ngàn đô. Nhân lên là ba trăm triệu đô. Một dịch vụ không cần nhiều nhân viên, phòng ốc, chỉ cần những con người làm vật buôn bán, đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế thì nó sẽ tiếp diễn… Tôi nói nhiều, nói không kịp dừng để thở. Bà nhân viên xã hội nhìn tôi. Tôi biết, qua ánh mắt nhìn, bà ta chưa bao giờ nghĩ tới những chuyện đó.

Tôi rời Đài Loan mang theo mùi nước kinh nồng thối, mang theo những buổi tối ngồi trên căn gác nhìn theo bóng đứa em hợp tác lao động vừa mới kết nghĩa ngả dài trên lòng đường đi về lại công ty, mang theo những buổi sáng ngồi chờ đứa em gái đi ngang vẫy tay cười. Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi.

Tôi rời Đài Loan mang theo lời của Trang: Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Lời nói ấy đã dẫn đến một bước ngoặt của đời tôi.
viethoaiphuong
#14 Posted : Sunday, March 14, 2010 9:42:52 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em VN bị bán như là "nô lệ tình dục"


AsiaNews: Từ 1998-2010 ít nhất 4.500 phụ nữ và trẻ em đã bị đưa ra khỏi biên giới của Việt Nam để cung cấp cho các đường dây mại dâm. Khoảng 65% đến Trung Quốc, số còn lại tới Campuchia, Lào, đến Europea, châu Phi và Mỹ. Nhiều trẻ em bị giao bán trực tuyến trên các trang Internet. Đây là hình thức mới của chế độ nô lệ thế kỷ 21.

Trẻ em bị bán đấu giá trên mạng Internet cho người nào trả giá cao nhất, thông qua các trang web chuyên ngành với các thông tin cập nhật ít nhất “ba hay bốn lần mỗi ngày với người mới”. Những phụ nữ trong các đường dây mại dâm bị đối xử như nô lệ tình dục. Họ bị kẻ buôn bán chuyển từ các quốc gia lân cận – Campuchia và Trung Quốc – sang tới các thị trường châu Âu, Mỹ và châu Phi. Ở Việt Nam, trong lúc cuộc sống còn nhiều khó khăn, số lượng phụ nữ bị buôn bán cho các đường dây mại dâm tăng lên hàng năm.

Một tài liệu của chính phủ được công bố gần đây, cho thấy rằng từ năm 1998 đến đầu năm 2010 khoảng 4.500 phụ nữ và trẻ em đã bị đưa ra khỏi biên giới của Việt Nam, để rời vào tay của kẻ buôn lậu vô đạo đức.

Hiện tượng đó đã bắt đầu vào năm 1987 khi Hà Nội mở cửa biên giới của mình cho một nền kinh tế thị trường, mọi việc trở nên nghiêm trọng bởi nhiều trường hợp tham nhũng liên quan đến chính quyền địa phương hoặc những người của “tầng lớp trung lưu.” Tình trạng buôn bán gia tăng khi các can thiệp của những tổ chức từ thiện phi chính phủ và sự phối hợp giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan trở nên yếu đi.

Trong năm 2009, hoạt động phối hợp của Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã dẫn đến việc bắt giữ được 31 kể dẫn mối, cứu được 70 nạn nhân chuẩn bị vượt biên giới vào Campuchia. Một nhà hoạt động xã hội, báo cáo rằng, một lần nữa năm ngoái, 981 phụ nữ và trẻ em đã được bán tại Campuchia hoặc Trung Quốc.

Hoạt động buôn người diễn ra ’sôi động’ nhất ở biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam; ước tinh chiếm khoảng 65% toàn bộ số lượng phụ nữa và trẻ em gái bị buôn bán ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đó là những phụ nữ để cung cấp cho thị trường mại dâm, hoặc dưới hình thức cô dâu được bán cho người trả giá cao nhất. 10% khác được ghi nhận dọc theo biên giới giữa Việt Nam và Campuchia: những phụ nữ này được sử dụng làm gái mại dâm hoặc ở Campuchia hoặc chờ để quá cảnh sang các nước Châu Âu như Anh, Pháp và Đức. Ngoài ra còn có 6,3% băng qua biên giới Việt Nam tới Lào, từ vùng biên giới ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá và Quảng Trị.

Trong một số trường hợp, các nạn nhân bị lừa gạt bằng các chiêu bài "đi lao động" và xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Sân Nhất và Nội Bài sang các thị trường Malaysia, Hồng Kông, và Ma Cao hoặc các quốc gia Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Kể từ khi chính quyền Bangkok ra tay đàn áp với tệ nạn mại dâm, đặc biệt là mại dâm trẻ em, Việt Nam đã trở thành “vùng nóng mới” cho du lịch tình dục. Các quán bar, vũ trường, các khu du lịch của thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Hải Phòng và Đà Nẵng luôn là điểm thu hút khách du lịch.

P. Martino, thành viên của một chức phi chính phủ về các vấn đề xã hội, giải thích rằng, mục tiêu của tổ chức này là "giúp trẻ em Việt Nam, những người đang bị bán như ‘nô lệ tình dục’ ở Campuchia." Trẻ em bị bán bằng hàng trăm cách, cả trên internet, trên các trang web mà họ luôn quảng cáo là có "sản phẩm mới" được cập nhật ít nhất "ba hay bốn lần một ngày." Thị trường tình dục, ông kết luận, là "một hình thức mới của chế độ nô lệ đặc trưng của thế kỷ 21."

Nguồn: AsiaNews

Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)
viethoaiphuong
#15 Posted : Tuesday, April 17, 2012 11:00:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nạn Buôn Phụ Nữ Và Trẻ Em Làm Nô Lệ Tình Dục Ở VN


(04/16/2012)

Tác giả : Trúc Giang MN

(Kính tặng độc giả Việt Báo: Họa sĩ Lương Trường Thọ * Đặng Quốc Trinh, nguyên GS Trung Học Trần Quốc Toản*Thủ Đức.”

1. Mở bài

Năm 2004, cảnh sát Campuchia cho biết, ước tính có 50,000 bé gái bị bán vào các nhà chứa của nước nầy. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) ước tính 1/3 con số đó, là trẻ em Việt Nam bị bán qua làm nô lệ tình dục.

Trước hết, Việt Nam là nguồn cung cấp phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài để bị bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động.

Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang Campuchia, Trung Cộng, Thái Lan, Malaysia, Macau để bị bóc lột tình dục.

Một vài định nghĩa:

Buôn người (Human trafficking)

Buôn người là một hành động thương mại bất hợp pháp, nhằm mục đích thu lợi bất chính. Nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng tình dục hay lao động cưỡng bức, là một dạng nô lệ thời hiện đại.

Nô lệ tình dục (Sexual Slavery)

Nô lệ tình dục là việc cưỡng bức có tổ chức của những cá nhân hay nhóm người, bắt buộc phụ nữ hay trẻ em phải thực hiện hành vi tình dục ngoài ý chí và ý muốn của họ. Đó là những người có thân phận bị lệ thuộc vào người khác như là một nô lệ, thường bị cưỡng bức tình dục hoặc hoạt động mãi dâm.

2. Báo cáo về nạn buôn người ở Việt Nam

Theo phúc trình hàng năm của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thì trong năm 2008 và 2010, VN bị xếp vào danh sách hạng 2, là những quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người. Hơn nữa, VN còn bị cáo buộc buôn người qua chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước.

Trong báo cáo năm 2010, bộ Ngoại Giao HK ghi nhận như sau:

“Chính phủ CSVN chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, để ngăn chặn việc buôn người ra nước ngoài, làm nô lệ tình dục và cưỡng bức lao động.

Mặc dù VN có đề ra những biện pháp chống nạn buôn người, nhưng không thấy có tiến bộ, mà trái lại nạn buôn người ngày càng trở nên phức tạp và gia tăng. Về phía chính phủ, chưa thấy có một báo cáo nào về việc truy tố việc buôn người, để bị bóc lột lao động, vì đa số là những công ty dịch vụ xuất khẩu lao động là quốc doanh, của nhà nước, đã “đem con bỏ chợ” để lấy tiền và kiều hối. Cụ thể là nhà nước xuất khẩu 276 người đến Jordan và nhiều ngàn người đến Nga làm lao động chui.

Nhà nước chủ trương xuất khẩu lao động để giải quyết nạn thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo của quốc gia. Chỉ biết gia tăng số lượng xuất khẩu để nhận kiều hối, mà không quan tâm đến điều kiện lao động, việc thực hiện hợp đồng lao động, cũng như đời sống của công nhân VN ở các nước ngoài.

Mỗi người phải đóng số tiền từ 2,000 đến 5,000 USD cho dịch vụ xuất khẩu, nên phải cầm cố nhà đất để vay tiền.

Ngoài ra, nhà nước cũng chưa nổ lực giải quyết nạn nô lệ tình dục ngay trên lãnh thổ Việt Nam. VN còn là nơi du lịch tình dục (Child sex tourism), cụ thể như vụ ca sĩ người Anh Gary Glitter đến VN để mua dâm những trẻ em từ 11 đến 13 tuổi. Khu vực “Tây Ba Lô” ở đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Sài Gòn, cũng là điểm đến của khách du lịch mang bịnh ấu dâm, kể cả đồng tính. Năm 2008, một tổ chức của chính phủ Úc đã phát hiện 80 vụ bóc lột tình dục trẻ em ở trung tâm du lịch Sapa trong nước VN.

3. Những vụ buôn người điển hình

3.1. Cảnh sát Malaysia giải cứu 8 phụ nữ Việt Nam nạn nhân của buôn người

Ngày thứ bảy 24-3-2012, đài BBC loan tin, cảnh sát Malaysia đã cứu thoát 8 phụ nữ VN, là nạn nhân của việc buôn người, bị lừa gạt vì những hợp đồng lao động tại nước nầy. 8 phụ nữ VN, trong đó có 2 em 17 tuổi, bị giam cầm trong một căn nhà do một công ty môi giới trá hình về việc làm, bằng những lời hứa hẹn trả lương hấp dẫn.

Các phụ nữ nạn nhân nầy bị bắt buộc phải lựa chọn, hoặc làm gái mãi dâm hoặc phải lấy chồng người Mả Lai, để trả nợ mỗi người 10,000 tiền Mả Lai về vé máy bay và các chi phí trong dịch vụ. Ba người đàn ông trong tổ chức buôn người nầy đang tìm mối để bán mỗi phụ nữ VN giá từ 18,000 đến 20,000 tiền Mả.

Tại VN, theo con số của bộ Công An, thì trong thời gian từ 2005 đến 2011, đã có 2,560 vụ bán người có liên quan đến 5,700 nạn nhân.

3.2. Đường dây bán người qua Trung Cộng

Ngày 20-3-2012, bản tin AP trích thuật 8 nghi can bị bắt, sau khi bán 21 thiếu nữ sang Trung Cộng. Người đứng đầu đường dây là Ngô Thị Hưng Trang, 22 tuổi. Hưng Trang mở một tụ điểm mãi dâm, cấu kết với 5 người khác, dụ dỗ gái trẻ VN sang Trung Cộng để bán vào các nhà chứa, giá từ 10 triệu đến 15 triệu VNĐ mỗi người.

Tân Hoa Xã cho biết, Trung Cộng đã trục xuất 115 phụ nữ VN nhập cảnh bất hợp pháp về nước.

3.3. Gái Việt mãi dâm ở Trung Cộng

Ngày 26-3-2012, đại tá Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng Công An Hình Sự cho báo chí biết, đầu năm 2012 đến nay, 20 thiếu nữ bị lừa bán sang Trung Cộng làm gái mãi dâm. Một cô gái 16 tuổi cho biết, họ buộc phải tiếp 40 lượt khách mỗi ngày. Mọi sinh hoạt đều bị giám sát chặt chẽ bởi những tên du côn hung dữ, nếu phát hiện xử dụng điện thoại, thì bị đánh dập dã man để làm gương. Ngoài việc tiếp khách, họ còn tìm mọi cách để tước đoạt tiền của các nạn nhân.

Đa số những nạn nhân bị bán đều thuộc về vấn đề lao động, công ăn việc làm. Đó là nguyên nhân mà nhà nước VN phải chịu trách nhiệm về việc không có việc làm và tình trạng nghèo đói của người dân.

4. Nạn nhân người Việt ở Campuchia lên tiếng

4.1. Số nạn nhân người Việt bị bán sang Campuchia

Năm 2004, cảnh sát Campuchia ước tính có tới 50,000 bé gái bị bán vào các nhà chứa ở nước nầy. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) ước tính, 1/3 con số 50,000 là các trẻ em VN (Khoảng 17,000) bị bắt làm nô lệ tình dục.

4.2. Nhân chứng người Việt lên tiếng

Ngày 22-10-2009, trường đại học George Washington đã tổ chức một cuộc hội thảo về nạn buôn người ở Đông Nam Á. Trong số khách mời diễn thuyết có một thiếu nữ Việt là cô Sina Vann, tức Nguyễn Thị Bích,quê ở Cần Thơ, được giải thoát sau 2 năm làm nô lệ tình dục trong các nhà chứa ở Campuchia.

“Khi mới 13 tuổi, một lần vì giận gia đình, tôi theo người bạn và một người lạ tên là bà Hai. Khi đến Campuchia, bà Hai bán tôi vào một nhà chứa”. Sina kể tiếp: “Tôi bị nhốt trong một căn phòng, tôi nằm dưới gầm giường và khóc. Tôi tự nghĩ, mình đang ở đâu? họ sẽ làm gì mình? Có ai sẽ giúp mình không?

Họ buộc tôi phải uống một thứ nước, tôi không uống, liền bị đánh đập dã man đến bất tĩnh. Sau lần đầu tiên bị cưởng bức bởi một người da trắng, họ buộc tôi phải tiếp đủ mọi loại khách, có hôm lên tới 30 người. Nếu chống lại thì bị tra tấn”.

Sina Vann phải sống qua nhiều nhà chứa, bị cưỡng hiếp, đánh đập suốt hơn 2 năm, cho tới khi được cứu thoát bởi cảnh sát. Vụ giải cứu được hỗ trợ bởi tổ chức có tên “Quỹ Somaly Mam”, do bà Somaly Mam , một phụ nữ cũng đã từng bị làm nô lệ tình dục, sáng lập.

Giờ đây, Sina đang tích cực góp sức cho tổ chức Somaly Mam, cứu thoát các nạn nhân.

4.3. Làm thế nào để bài trừ tận gốc nạn buôn người ở Việt Nam

Giáo sư Shawn McHale, giám đốc Trung Tâm Đông Nam Á của khoa Quan Hệ Quốc Tế, thuộc đại học George Washington, sau một năm nghiên cứu tại chỗ ở VN, cho đài VOA biết:

“Đúng là việc buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng phức tạp và gia tăng, vì những lý do sau đây:

- Đa số các tổ chức phi chính phủ, chống tệ nạn buôn người thì ở tại Hà Nội, trong khi việc buôn bán diễn ra ở các biên giới VN-Trung Cộng và VN-Campuchia.

- Lý do thứ hai, là đa số công an cấp dưới ở các biên giới nhận hối lộ. Chúng ta biết rõ ràng rằng Công an CSVN thật sự đã nhận hối lộ. Đây là vấn đề rất khó giải quyết.

- Muốn bài trừ tận gốc nạn buôn phụ nữ và trẻ em, thì trước hết tệ nạn xảy ra ở đâu nhiều nhất, không phải ở tại tỉnh lỵ hay thành phố, mà là chính nơi nó đang xảy ra, rồi dồn nổ lực triệt hạ và ngăn chặn.

- Không nên mập mờ về nạn buôn người và nạn mãi dâm, mà phải công khai, minh bạch. Mãi dâm tự nguyện “hành nghề”, còn buôn người là bị bắt buộc làm bán dâm.

5. Việt Nam bị tố cáo tiếp tay cho nạn buôn người

5.1. Lao nô ở Jordan

Ngày 24-1-2012, Ủy Ban Ngoại giao Hạ Viện HK đã tổ chức một buổi điều trần về việc vi phạm nhân quyền của CSVN. Nội dung bao gồm: nạn buôn người, đàn áp tôn giáo, công an VC xử dụng bạo lực, bắt bớ giam cầm những nhà dân chủ và những người biểu tình yêu nước…

Cô Vũ Phương Anh, nạn nhân của việc buôn người do nhà nước VC tổ chức dưới hình thức gọi là xuất khẩu lao động. Cô Phương Anh và 275 người VN được xuất khẩu qua Jordan làm việc như nô lệ và bị đàn áp, khủng bố.

Năm 2008, cô Phương Anh được công ty dịch vụ xuất khẩu hứa hẹn, làm việc 8 giờ/ngày, lãnh tiền 300USD/tháng. Cô được hướng dẫn cầm cố sổ đỏ (bằng khoáng đất) để vay 2,000 USD nạp vào để làm thủ tục xuất khẩu.

Khi đến Jordan thì mọi người bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân, phải làm việc 16 giờ/ngày và lãnh tiền 1 đô la/ngày.

Hợp đồng 8 giờ biến thành 16 giờ, tiền lương 300USD trở thành 30USD. Trước sự lường gạt trắng trợn đó, công nhân VN cầu cứu với đại diện công ty và bộ LĐ/TB/XH nhưng vô vọng.

Cuối cùng, 276 người VN phản đối, thì công ty thuê cảnh sát Jordan đàn áp, đánh người, bỏ đói, cắt khẩu phần... Người đại diện công ty là Nguyễn Thu Hà dẫn cảnh sát Jordan và những bảo vệ vào tận phòng đánh đập công nhân, và sau trận đòn dã man, chị Ngọc thiệt mạng.

Cô Phương Anh tìm cách trốn thoát và được định cư ở HK, vì thế, mẹ cô ở VN bị hành hạ đủ điều.Trong bản tin của trang web Việt Báo ngày 4-7-2012, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới (CAMSA=Coalition to Abolish Modern-day Slavery) do Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng làm Giám Đốc, đưa tin, mẹ của cô Vũ Phương Anh đã bị côn đồ CSVN đâm trọng thương. “Cho thấy CSVN trả thù tàn bạo thân nhân của những người làm chứng hồ sơ nhân quyền của nhà nước Hà Nội”.

Đặc sứ Mỹ phụ trách về việc buôn người, ông Mark Lagon trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do (RFA), “Những công dân VN được xuất khẩu lao động, bị đàn áp, cưỡng bách lao động, bóc lột, vi phạm hợp đồng, là do những công ty nhà nước tuyển dụng, ký giao kèo và đưa họ đi.”

5.2. Lao nô Việt Nam ở Nga

Hồi tháng 8 năm 2009, báo chí Nga loan tin, tại thành phố Ivanteevka có một xưởng may “đen” may quần áo “nhái” (giả mạo) với 600 người VN. Công nhân VN bị bóc lột thậm tệ, bị nhốt dưới một khu vực ngầm, cách biệt với thế giới bên ngoài. Bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân, phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày. 50, 60 người bị nhét vào một phòng, với những chiếc giường tầng.

Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế QH/VN, ông Hà Văn Hiền phát biểu: “Thực trạng khổ sai của hàng chục ngàn lao động VN ở Nga vẫn chưa được cải thiện”.

Bộ trưởng LĐ/TB/XH cho biết: “Bộ chỉ nắm được một số lao động ở châu Âu, còn ở Nga thì không có con số cụ thể.”

Đúng là CSVN trực tiếp buôn người. Họ xem việc xuất khẩu gạo, tôm cá và người lao động đều như nhau, đưa ra khỏi nước rồi, thì phủi tay.

6. Nổi kinh hoàng về nạn nô lệ tình dục trẻ em ở Campuchia

Ngôi làng Svay Pak nằm bên ngoài thủ đô Phnom Penh, nổi tiếng là nơi những bé gái được bán dâm một cách công khai cho khách nước ngoài, đang tìm kiếm ấu dâm. Một trong những đứa bé cho phóng viên CNN biết, là cô ở nhà chứa nầy từ khi chưa biết đọc.”Lúc đó, tôi chỉ 5, 6 tuổi. Người đàn ông đầu tiên nói với tôi rằng “Tao muốn quan hệ với mầy”, tôi không biết phải làm gì và không có ai giúp tôi”. Hàng chục bé gái trong làng nầy cũng trải qua những cơn ác mộng như thế.”

Cô cho biết, khi cô đang chơi bên ngoài, thì có một người đàn ông đến gần hỏi chuyện, gạ gẫm. Trong khi đó, một số bé gái bị chính cha mẹ chúng bán. Một số cha mẹ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, VN bị lừa, vì tin tưởng rằng con sẽ được làm việc nhẹ và có tiền. Những đứa bé bị nhốt trong một căn phòng tường dầy, không có cửa sổ, rộng khoảng 2m. Nhà thổ mà cô sống, chuyên nuôi những trẻ chưa tới tuổi dậy thì. Bọn trẻ thấy những người nước ngoài tới mua dâm.

“Lúc đầu, chúng nói chuyện với tôi rất nhẹ nhàng, nhưng khi chúng cưỡng hiếp tôi, thì chúng ra tay đánh đập tàn nhẫn”. Cô gái từng là nô lệ tình dục nầy nghẹn ngào trong nước mắt.

Hiện cô 18 tuổi và được giải thoát ra khỏi cuộc sống đau khổ đầy tủi nhục đó. Cách đây 3 năm, cô đã tìm thấy nơi trú ngụ an toàn, sau khi ông Don Brewster và vợ ông đến ngôi làng nầy để điều hành Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng cho các nô lệ tình dục trẻ em.

Ông Don Brewster đang làm việc cùng phái đoàn quốc tế Agape, ông cho biết: “Trong vài năm gần đây, làng Svay Pak có bề mặt thay đổi, tuy nhiên, việc thương mại tình dục trẻ em vẫn còn, mới ngày hôm qua thôi, tôi đã giải thoát cho một em bé 5 tuổi ở làng Svay Pak nầy”.

7. Kẻ bắt cóc và những nạn nhân độc đáo ở Trung Cộng

Ngày 25-9-2011, tờ nhật báo Southern Metropolis Daily đưa tin, một người đàn ông tên Lý Hạo, 34 tuổi, bắt cóc 6 cô gái, giam cầm trong 2 căn hầm bí mật dưới lòng đất, làm nô lệ tình dục cho hắn suốt hơn 2 năm. Hai người trong bọn họ bị giết chế, và chôn xác ở góc tường của 2 căn phòng.

Lý Hạo, một công nhân viên của thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, mua một nhà kho trong nội thành. Chính hắn đào hầm bí mật dưới lòng đất, diện tích 20m2. Khu nầy ở cách xa nhà hắn, nên vợ con không biết gì hết.

Hắn dụ dỗ bắt cóc các thiếu nữ tiếp viên trong các quán Karaoke để phục vụ tình dục bịnh hoạn của hắn.

Để cho những thiếu nữ không còn sức kháng cự, hắn cho họ ăn 2 ngày một lần. Sau một thời gian sống chung, 6 cô gái bắt đầu xô xát đánh nhau dữ dội để giành giật “người yêu”, xem ai là ngưòi được Lý đại ca yêu thương nhất. Kết quả có 2 người chết do ghen tương mà ra.

4 cô gái đồng ý ra ngoài bán dâm để cải thiện đời sống. Một hôm, một cô ra trình diện cảnh sát và tố cáo hắn.

Có điều đặc biệt là trong quá trình điều tra, công an thấy có điều bất thường, là họ cho biết “Lý đại ca chăm sóc chu đáo”, thậm chí có người còn nói tốt để gở tội cho hắn.

Phóng viên Hứa Kỳ Quang là người xuống tận 2 căn phòng dưới hầm trong lòng đất và làm phóng sự điều tra vụ việc, thì bị 2 nhân viên của thành ủy Lạc Dương tìm đến truy hỏi về các nguồn tin và đe dọa anh ký giả về việc “tiết lộ cơ mật quốc gia”. Sao mà kỳ lạ thế?

Thì ra, Lý Hạo đã từng đưa các thiếu nữ đến phục vụ tình dục cho các quan chức trong thành ủy Lạc Dương.

Trong vụ việc, từ kẻ bắt cóc, đến các nạn nhân và cả chính quyền Trung Cộng, thì thật đúng là những con người độc đáo, có lẻ chỉ có chế độ Công Sản ở nước nầy mới có mà thôi.

8. Cuốn nhật ký 3,000 ngày của một cô bé nô lệ tình dục lúc 10 tuổi

Ngày 6-9-2010, cô Natascha Kampusch, 22 tuổi, ở Áo (Austria) vừa tiết lộ sự thật,từng bị gã bắt cóc đánh tới 200 lần trong một tuần lễ, suốt trong 8 năm. Ngần ấy năm, Natascha biến thành nô lệ tình dục trong căn hầm xi măng của gã đàn ông đó. Đó là “Nhật Ký 3 ngàn ngày bị bắt làm nô lệ tình dục từ lúc 10 tuổi”. Hợp đồng xuất bản nhật ký giá một triệu đô la.

“Cuộc sống đọa đày trong ngục tối của tôi: bị bỏ đói, đánh đập, chửi bới và phải lên giường với hắn ta…” đó là những dòng chữ mở đầu, kể về vụ bắt cóc gây chấn động thế giới, khi được phát hiện vào năm 2006.

Ngày 2-3-1998, bé gái người Áo, 10 tuổi bị bắt cóc trên đường đi học. Kẻ bắt cóc là Wolfgang Priklopil, một kỹ sư ngành thông tin, đã giam giữ Natascha trong hầm rượu suốt 8 năm trời. Cô kể: “Anh ta tóm lấy thắt lưng tôi và quẳng tôi vào chiếc xe đã mở cửa sẵn. Tôi biết, dù có kêu la thì cũng chẳng có ai nghe trong lúc đó. Tôi quằn quại trong nổi sợ hãi và kinh hoàng.”

Năm 12 tuổi

Hành vi của kẻ bắt cóc thay đổi rõ rệt, hắn bắt đầu đối xử với tôi bằng thái độ của một kẻ bẩn thỉu và đáng ghê tởm. Hắn đá vào chân tôi mỗi khi hắn đi ngang qua, và thụi những cú đấm vào đầu tôi. Hắn buộc tôi phải phục vụ nhu cầu tình dục của hắn, như là một nhiệm vụ hàng ngày.

Sau đó, Priklopil đưa tôi lên tầng trên để làm việc nhà. Tôi phải chà xát, đánh bóng nền gạch trong nhà bếp, nhưng dường như dưới con mắt của hắn, những tấm gạch không bao giờ sạch, cho nên hắn đá vào hông hoặc chân cẳng tôi, cho đến khi mọi thứ được bóng láng.

Hắn nổi trận lôi đình khi tôi phải khóc vì đau quá không chịu nổi. Hắn thộp cổ họng tôi, kéo đến bồn rửa chén, ấn đầu tôi xuống nước cho đến khi tôi ngộp thở sắp chết. Tôi nhớ rất rõ những âm thanh kêu răn rắc vang lên từ cột sống, khi bị hắn thụi vào đầu và cả thân hình mềm nhũng trượt té xuống nền nhà. Lúc đó, tôi chẳng còn cảm giác nào cả.

Năm 14 tuổi

Khi tôi 14 tuổi, tôi phải nằm ngủ dưới đất lần đầu tiên. Tôi cứng người vì sợ hải khi hắn nằm xuống bên cạnh và trói tay tôi với một sợi dây ny long.

Khi nghe hơi thở dồn dập của hắn phà vào cổ tôi, thân hình của hắn sập xuống đè nặng trên mình tôi. Tôi cố gắng cựa quậy nhưng không được, vì lưng bầm tím, thâm đen và rất đau đớn mỗi khi nằm ngửa. Hắn trói tay tôi như vậy hàng đêm mỗi khi nằm với hắn, hắn muốn kềm chế sự phản kháng của tôi.

Năm 15 tuổi

Năm 15 tuổi, tôi phải lên làm việc nhà ở tầng trên của hầm rượu. Hắn không bao giờ cho phép tôi nghỉ ngơi, buộc tôi phải đứng gần hắn khoảng một mét, không hơn không kém, nếu không, thì hắn nổi trận lôi đình, dần cho tôi một trận thập tử nhất sinh. Khi thấy tôi khóc, hắn lại nhốt tôi vào phòng tối không có một chút ánh sáng nào.

Bất cứ khi nào tôi nhắc đến cha mẹ thì hắn nổi điên “Tao là gia đình của mày. Tao là tất cả đối với mày. Mày không có quá khứ. Tao đã tạo ra mày”. Có lần hắn bảo: “Tao là vua, mày là nô lệ” Hắn bỏ đói để tôi không còn sức kháng cự.

Năm 16 tuổi

Năm 16 tuổi, khẩu phần của tôi giảm xuống đáng kể, chỉ bằng ¼ khẩu phần người lớn. Ăn sáng là sữa, trà và 2 muỗng ngũ cốc. Tôi chỉ còn 38 kí, tiều tụy trong nổi đau của mình. Tôi bị cạo trọc đầu. Khi tắm, nhìn thấy mình trong gương, thân hình trơ xương, tay chân, mặt mày đầy những vết bầm tím, má hóp, gương mặt hốc hác.

Từ đó, ban đầu, hắn buộc tôi chỉ mặc quần mà thôi, sau đó, khỏa thân hoàn toàn. Hắn cho rằng trong tình trạng đó, tôi không thể chạy ra đường kêu cứu. Hắn thích đánh vào những vết thương còn hở miệng trên thân thể tôi.

Cả một quảng đời bị đày đọa, tôi chỉ dám đánh lại hai lần vào bụng hắn, hắn hơi choáng váng, rồi sau đó, túm lấy tôi mà thẳng tay đánh đập cho đến khi tôi ngã quỵ mới thôi. Từ đó, bạo lực ngày càng gia tăng, thậm chí có tuần tôi bị đánh đập hơn 200 lần.

Tại sao trên thế gian nầy lại có con người nhẩn tâm, độc ác đến như thế?

Một hôm, tôi nghe thấy tên mình trên đài, cho rằng tôi đã biến mất mà không để lại dấu vết gì. Tôi muốn thét lên: “Tôi đang ở đây! Tôi còn sống!”

Tôi đã tự tử 3 lần, nhưng đều bị kịp thời ngăn chận.

Natascha Kampusch may mắn trốn thoát ngày 23-8-2006 khi cô 18 tuổi, trong khi “con yêu râu xanh” đang rửa xe.

Khi tôi trốn thoát, Wolfgang Priklopil lao mình vào đoàn tàu, thân mình đứt làm 3 khúc.

Sau khi thoát khỏi căn hầm xi măng, Kampusch trở thành nhân vật của truyền thông, cô xuất hiện trên các đài truyền hình trên thế giới.

Cuốn sách Nhật ký ba ngàn ngày ra mắt đầu tiên ngày 13-9-2007 bằng tiếng Anh, cô kiếm được một triệu đô la.

9. Cô gái bị bắt cóc làm nô lệ tình dục suốt 18 năm

9.1. Nạn nhân bị bắt cóc

Ngày 15-10-2009, tạp chí People đăng trên trang bìa bức ảnh rạng rỡ của Jaycee Dugard, 29 tuổi, từng bị bắt cóc, giam cầm và làm nô lệ tình dục suốt 18 năm.

Jaycee Dugard đã bị Phillip Garrido bắt cóc năm cô 11 tuổi, phải sống 18 năm trong căn lều ở sau nhà hắn. Ngoài ra, cô còn có 2 đứa con gái với người bắt cóc, là Angel, 15 tuổi và Starlet, 11 tuổi.

Jaycee và 2 con gái được cứu thoát ngày 26-8-2009. Bức ảnh trên tạp chí People được nhiếp ảnh gia riêng của Dugard chụp, tên của nhà nhiếp ảnh không được tiết lộ. Tạp chí People cho biết, “Chúng tôi đã mua trước các bức ảnh, chúng tôi không muốn nói chi tiết về việc nầy”.

People công bố những bức ảnh và cho công chúng biết rõ những bí ẩn chung quanh câu chuyện Dugard bị bắt cóc, bị giam cầm làm nô lệ tình dục cũng như được giải cứu như thế nào.

9.2. Tự đúc đầu vào rọ

Phillip Garrido làm việc cho một nhà in. Hai năm trở lại đây, tự nhiên hắn cho biết mình có khả năng đặc biệt, là có thể nghe được tiếng nói của Chúa và các thiên thần.

Năm 2007, Garrido mở một trang web nhằm mục đích khuếch trương “môn phái” có tên là “Ham muốn của Chúa”. Hắn khoe khoang là trong đầu hắn đầy những tiếng nói của Chúa và những thiên thần. Trên trang web, hắn bịa ra những lời phát biểu của các độc giả gởi đến để ca ngợi hắn.

Thế rồi Garrido quyết định tổ chức một sự kiện tôn giáo, và hắn đến phát truyền đơn trong khuôn viên của trường đại học Berkeley, CA.

Hôm đó, Garrido và 2 con gái của Jaycee Dugard đến văn phòng của trường đại học, xin được tổ chức một sự kiện tôn giáo trong khuôn viên nhà trường.

Cảnh sát của trường Berkeley kiểm tra lý lịch của Garrido, thì phát hiện tên nầy đã từng bị tù về tội hiếp dâm. Cảnh sát điều tra được thông báo, nên đã triệu tập Garrido đến đồn cảnh sát. Thế là Phillip Garrido và vợ là Nancy cùng với Jaycee và 2 con đến trình diện cảnh sát.

Trong khi tách rời ra để thẩm vấn, thì tên tuổi Jaycee Dugard được phát hiện. Thế là Jaycee và 2 con được cứu thoát.

Phillip và Nancy bị bắt giam và hiện đang ngồi tù về tội bắt cóc và hàng loạt những cáo buộc về nhiều tội giết người trong vùng.

9.3. Sinh con năm 14 tuổi

Tháng 7 năm 2011, Jaycee Dugard lần đầu tiên cho biết cô bị giam suốt 18 năm, bị cưỡng hiếp, làm nô lệ tình dục, đã sinh con vào năm 14 tuổi, tại sân sau nhà của người bắt cóc.

Ba năm sau ngày bị bắt cóc lúc 11 tuổi, năm 1991, Jaycee hạ sinh đứa con gái đầu lòng, cha nó là Phillip Garrido, người đã bắt cóc cô. Cô bị nhốt trong phòng có khóa cẩn thận khi cô đau bụng đẻ. “Tôi không biết tôi sắp sanh. Tôi rất sợ hãi vì bị nhốt trong phòng có khóa.” Jaycee trả lời phỏng vấn của Diane Sawyer trên chương trình ABC News.

“Tôi không biết gì về Sex lúc 11 tuổi, khi bị Phillip và vợ hắn là Nancy Garrido bắt cóc hồi năm 1991, khi đang đứng đón xe bus của trường trước cửa nhà.

Vào ngày chủ nhật năm 1994, tôi mới 13 tuổi, cảm thấy bụng ngày càng lớn và nặng nề, nhưng tôi không biết lý do tại sao. Vợ chồng Garrido cho biết, đó là mang thai. Tôi được cho xem Video về việc mang thai và sanh đẻ, nhưng tôi rất lo sợ vì không có bác sĩ, và người đở đẻ chính là người đã bắt cóc tôi”. Đó là những lời của Jaycee trong cuốn hồi ký tựa đề “A Stolen life”. “Và cuối cùng, tôi thấy mặt con gái tôi. Đứa bé rất xinh đẹp, và tôi thấy không còn cô đơn nữa. Tôi có một con người thuộc về tôi. Năm 1997, một bé gái nữa ra đời.

Nhà giam biến thành một lớp học nhỏ để dạy con, với trình độ lớp 5 tiểu học của tôi.

Cùng với thời gian, tôi cương quyết tập chịu đựng, vượt qua những trận đòn chí tử, những vụ cưỡng hiếp để được sống sót.”, Jaycee tiết lộ với Diane Swayer trên ABC như thế.

“Trong suốt thời gian bị giam cầm, tôi luôn luôn nhớ đến mẹ tôi. Tôi muốn được ở bên cạnh, dựa đầu vào lòng mẹ để được che chở và thương yêu. Tôi khóc mỗi ngày, mỗi đêm, mong được trở về với mẹ, nhưng số phận của tôi nằm trong lòng bàn tay của kẻ độc ác, không còn tình người.

Tôi cũng mong cho mẹ tôi được kiên cường trước tình trạng bị mất con, không biết bà dã ra sao”.

Trong cuộc phỏng vấn, bà Terry Probyn, mẹ của Jasycee cho biết: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc trong việc tìm kiếm đứa con thân yêu của mình. Tôi luôn chìm ngập trong nhớ thương và đau khổ của người mẹ.Tôi luôn nhớ đến việc hôn con gái trước khi đi ngủ, đi làm. Ám ảnh đó theo tôi suốt 18 năm qua.”

9.4. Chân tưóng của Phillip Garrido

Tên đầy đủ là Phillip Craig Garrido, sinh ngày 5-4-1959 tại Brentwood, Contra Costa, Cali. Cuộc sống không có gì đặc biệt, trưóc khi bị té xe môtô. Sống bằng nghề in ấn.

9.4.1. LSD đã giết con tôi

Manuel Garrido, 88 tuổi, cha của Phillip cho biết, hắn là đứa con ngoan, nhưng sau vụ té xe môtô lúc 16 tuổi, phải qua một cuộc giải phẩu ở đầu, tâm tính biến đổi hoàn toàn. Nó bắt đầu xử dụng LSD, một loại ma túy tổng hợp rất mạnh.

Phillip bộc lộ chân tướng là một con nghiện ma túy, thích dùng bạo lực để thỏa mãn ham muốn xác thịt.

Ngày 30-8-2009, lực lượng cảnh sát địa phương và liên bang mở cuộc khám xét hiện trường trong khu nhà của Phillip.

9.4.2. Tiền án của Phillip Garrido

Cảnh sát cho biết, Phillip bắt đầu xử dụng LSD từ năm 1968, thời điểm nầy hắn gây ra tội ác nghiêm trọng, đưa đến bản án 50 năm tù. Đó là, năm 1976, Phillip bắt cóc một thiếu nữ 25 tuổi ở bãi đậu xe South Lake Tahoe, còng tay nạn nhân, đem về một nhà kho hoang vắng để hãm hiếp trong nhiều ngày.

Phillip thú nhận với cảnh sát điều tra là hắn thích bắt cóc phụ nữ để hãm hiếp vì chỉ có cách đó hắn mới cảm thấy thỏa mãn nhục dục.

9.4.3. Hội chứng Stockholm

Trong khuôn viên trường đại học Berkeley, Phillip đi cùng một phụ nữ mang tên Allissa và 2 đứa con gái đến phát truyền đơn về việc tổ chức một buổi nói chuyện về tôn giáo. Allissa chính là Jaycee đã bị bắt cóc năm 1991.

Ông Carl Probyn, chồng sau của bà mẹ, tức là cha dượng của Jaycee cho rằng: “Jaycee có một quan hệ tình cảm khá khắn khít với Phillip. “Jaycee có những cảm cảm xúc mạnh với hắn, nó cảm thấy đó gần như một cuộc hôn nhân”.

Jaycee và 2 con chơi trong vườn, trong tầm nhìn của hàng xóm, nhưng không bao giờ kêu cứu với ai cả, mặc dù thường bị Phillip tấn công.

Hiện tại, Jaycee đang được kiểm tra tâm thần ở một địa điểm bí mật thuộc bắc Cali, dưới sự bảo vệ của FBI.

Một chuyên viên hàng đầu về bắt cóc của Mỹ, ông Clint Van Zandt cho biết: “Mối quan hệ tình cảm giữa nạn nhân bị bắt cóc với người bắt cóc được gọi là “Hội chứng Stockholm”, một kiểu quan hệ cảm xúc, mà trong thực tế là một kế hoạch chịu đựng để được sống sót. Ban đầu giả vờ hợp tác rồi sau đó quen dần, thành chấp nhận và ưng thuận, cũng giống như trường hợp của những tù binh làm việc cho kẻ địch vậy.

Hội chứng Stockholm bắt nguồn từ sự kiện xảy ra ở Stockholm, thủ đô của Thụy Điển vào năm 1973. Một tướng cướp tên Jan Erik Olson bắt 4 nhân viên ngân hàng làm con tin, bị cảnh sát bao vây 5 ngày, từ 23 đến 28-8-1973.

Trong khi cuộc thương thuyết giữa hai bên đang tiến hành, thì một cú điện thoại gây ngạc nhiên, đó là một con tin tên Kristin Enmark gọi phone yêu cầu cảnh sát hãy thả tên cướp. Sau đó, cảnh sát xịt hơi cay vào ngân hang, và cứu thoát các con tin.

Khi ra tòa, chính Kristin Enmark góp tiền mướn luật sư bào chữa cho “người yêu” là tên tướng cướp.

Trở lại vụ bắt cóc Jaycee làm nô lệ tình dục, kết thúc có hậu của thảm kịch nầy rất hiếm hoi, vì đa số những vụ bắt cóc trẻ em thường kết thúc rất bi thảm.

10. Kết

Tóm lại, phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bắt làm lao động cưỡng bức, làm nô lệ tình dục bắt nguồn từ tình trạng nghèo đói, không có công ăn việc làm. Nạn nhân buôn bán con người diễn ra dưới nhiều hình thức phức tạp, trong đó, hành động “đem con bỏ chợ” của chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước CSVN, bị cho là tiếp tay với tệ nạn buôn người.

Muốn giải quyết tận gốc nạn buôn người ở VN thì phải cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và diệt trừ tham nhũng.

Nhưng điều quan trọng nhất là phải chấn hưng đạo đức dân tộc, đã bị suy đồi đến cùng cực dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản VN, đã làm cách mạng XHCN 58 năm ở miền Bắc và 37 năm ở miền Nam. Kết quả là thế hệ Hồ Chí Minh bệ rạc như thế đó mà người ta gọi là đã đến thời kỳ đồ đểu.

Tất cả những băng hoại xã hội không còn cơ hội để đổ thừa là do tàn dư của Mỹ Ngụy nữa, mà đảng CSVN phải gánh lấy trách nhiệm, nói cụ thể ra là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh chính là những tội phạm phá hoại tan hoang đất nước về mọi mặt.

Một thực tế vô phương chối cãi.

Trúc Giang
Minnesota ngày 15-4-2012
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.