Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Tìm hiểu về hệ thống internet
Sương Lam
#1 Posted : Sunday, March 29, 2009 4:00:00 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Một sư huynh của SL mới gửi tới tài liệu này, xem thấy cũng hay hay nên SL rinh vào đây chia sẻ với các bạn đọc cho biết.
SL xin cám ơn sư huynh LC đã chia sẻ và xin phép sư huynh cho SL được chia sẻ tài liệu này với các bạn của SL ở PNV.beerchug


TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG INTERNET
HỒNG QUANG
tka23 post
Nếu hệ thống Internet hư hỏng....



Ngày nay nếu hỏi bất cứ một em bé từ 8 dến 12 tuổi nào của bất cứ một quốc gia phát triển nào Internet là gì, em cũng có thể trả lời khá thoả đáng.

Nhưng cùng với một số lớn người lớn, nếu hỏi các em là Internet lưu thông bằng cách nào thì các em sẽ ngước lên trời, vì các em cứ ngỡ nhờ vệ tinh. Thật ra là phải ngó xuống đất, đúng nhất là ngó xuống đất của lòng đại dương.

Có đến 500,000 dặm đường giây cáp quang, có lúc được đặt sâu tới 1 dặm dưới lòng đại dương, mỗi ngày chuyên chở tin tức hay dữ kiện của Internet giữa các lục địa.

Khi đến đất liền, thí dụ như Hoa Kỳ, các giây này sẽ được đưa tới một trong hàng chục địa điểm gọi là “Internet Exchange Points” (IEP), hay là các đầu nối quan trọng nhất để giup cho Internet hoạt động đến từng gia đình hay cá nhân.

Những địa điểm IEP này hết sức quan trọng và cần được bảo vệ cẩn mật vì nếu bị phá hoại tấn công, thế nào Internet cũng bị hỏng hóc.

Nhưng thật ra chỉ cần hệ thống các sợi cáp quang chằng chịt dưới đáy biển bị hư là Internet đã “tắt đài” rồi như vào ngày 19 tháng 12 năm ngoái khi chuyện này xảy ra ở dưới đáy biển ĐịaTrung Hải thì cả vùng Trung đông bị ảnh hưởng và nhiều nơi của Đông Nam Á cũng thế.

Ai Cập là xứ bị thiệt nhiều nhất khi đến 80% hệ thống Net của họ không hoạt động. Sau đó trong tháng 1 và tháng 2 năm nay cũng có hư hỏng giây cáp dưới đáy biển và nhiều gia đình của những vùng nói trên không có Net=2 0để vào.

Chuyện này cho thấy “gót chân Achilles” của Internet là cần phải có một kiểu bảo vệ thật sự (constant physical maintenance) cho nó, nếu như nhân loại muốn dùng Net hàng ngày.

John Rennie là một trong các “siêu nhân thầm lặng” có vai trò bảo vệ này mà ít người biết đến. Từ 5 năm qua cùng với các đồng đội khỏe mạnh và quả cảm, anh đã đương đầu với sóng biển bắc Đại Tây Dương để giữ cho hộp thư e-mail của chúng ta không bị hư hỏng.

Trên chiếc tàu Wave Sentinel, với tư cách là kỹ sư trưởng, Rennie lùng sục Đại Tây Dương và “đi xuống” lòng đại dương bằng một chiếc tàu ngầm nhỏ 9 1ể sửa chữa giây cáp quang.

Sợi giây cáp quan của Internet có đường kính to như vòi nước cứu hỏa, vận chuyển điện thoại và Net giữa các lục địa bằng vận tốc của ánh sáng, dễ bị hư hỏng vì nhiều lý do như bị tàu đánh cá cào đứt hay bị động đất.

Khi chuyện đó xảy ra, toán của Rennie sẽ dùng một “quái vật” nặng 6 tấn gọi là ROV, trị giá 10 triệu đô la xuống đáy biển truy tìm nơi xảy ra đứt đoạn gây cáp. Trên tàu Rennie và các đồng sự dùng các dụng cụ điều khiển từ xa và màn ảnh camera đề điều khiển ROV.

Thật ra sữa chữa giây cáp đại dương rất khó, thí dụ như biển động hay đáy biển có nhiêu bùn, nhưng Rennie cho biết “cần phải làm nhanh, chính xác và dứt khoát vì khách sử dụng Net không chờ được”.

Đoạn giây bị hư sẽ được ROV cắt, mang lên tàu, sửa chữa lại, cho thử nghiệm và lại cho xuống đáy biển, giống như một cuộc phẫu thuật y khoa vậy. Rennie thở dài: “Sửa xong thành công chưa kịp ăn mừng thì có điện thoại phải đi sửa nơi khác!”

Nếu có lúc nào Net bị hư và sau đó được tái lập, bạn nên có một ý nghĩ cám ơn đến với các “siêu nhân thầm lặng” như Rennie và đồng đội nhé…

xem video
click
ROV SỬA CÁP QUANG
link
http://www.youtube.com/v...I&hl=en&fs=1&autoplay=1



viethoaiphuong
#2 Posted : Monday, September 14, 2009 4:03:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


40 năm Internet


Tuesday, September 01, 2009


LOS ANGELES - Ảnh chụp một đoạn trong sổ thí nghiệm ghi lại lần truyền dữ liệu đầu tiên giữa một máy điện toán ở UCLA và một máy điện toán ở Stanford, ngày 29 Tháng Mười, 1969, dùng phương pháp “packet-switching” - chuyển mạch gói. Trước đó hơn một tháng, vào ngày 2 Tháng Chín, 1969, lần đầu tiên dữ liệu được truyền bằng phương pháp packet-switching giữa hai máy điện toán ở UCLA, đánh dấu sự ra đời của Internet. (Hình: ComputerHistory.org)



LOS ANGELES (NV) - Bốn mươi năm về trước, đúng ngày 2 Tháng Chín năm 1969, một đường dây dài 5 mét nối giữa hai máy điện toán ở UCLA đã là mốc mở đầu cho kỷ nguyên Internet hiện đang lan tràn khắp thế giới. Năm ngoái, người phát minh ra phương pháp này đã được tổng thống trao huy chương khoa học quốc gia.

Căn bản của kỹ thuật Internet là cách truyền dữ liệu bằng từng gói một, gọi là packet switching, tức chuyển mạch gói. Bộ phận chuyển mạch đầu tiên được gắn tại đại học UCLA ngày lễ Lao Ðộng năm 1969.

Vào ngày 2 Tháng Chín, 1969, Giáo Sư Leonard Kleinrock đã chuyển thành công một gói dữ liệu giữa hai máy điện toán qua một đoạn dây nối, dài 15 feet tức 3 mét.

Giáo Sư Kleinrock cũng là người phát minh ra phương pháp packet switching. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Daily Bruins tại UCLA năm 2008, ông kể, “Chúng tôi (phòng thí nghiệm tại UCLA) là đầu chuyển mạch đầu tiên, tức là chúng tôi có một máy điện toán... máy này nối với bộ phận chuyển mạch đầu tiên.”

Một tháng sau đó, vào ngày 29 Tháng Mười, 1969, khi Ðại Học Stanford nhận được bộ phận chuyển mạch thứ nhì, Giáo Sư Kleinrock đã chuyển thành công một nhóm dữ liệu từ UCLA tới Stanford.


Internet mới sinh ra đã biết crash


Giáo Sư Kleinrock kể lại cho Daily Bruins, “Tin nhắn đầu tiên giữa một máy điện toán ở UCLA và một máy ở Stanford Research Institute, và chúng tôi chỉ có ý định đăng nhập từ máy chúng tôi vào máy của họ.”

“Ðể đăng nhập,” ông kể tiếp, “chúng tôi phải đánh chữ ‘log.’”

Nhưng Giáo Sư Kleinrock và sinh viên Charley Kline chỉ mới đánh được hai chữ cái “l” và “o” thì mạng bị đứt.

Tuy nhiên, đã có hai chữ “lo” truyền được thành công giữa UCLA và Stanford, và cuốn sổ ghi lại thí nghiệm này hiện được lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Ðiện Toán ở Mountain View, California.

Sau Ðại Học Stanford, hai đại học UC Santa Barbara và University of Utah cũng tham gia vào công trình nghiên cứu về mạng rộng với dữ liệu được truyền bằng phương pháp của Giáo Sư Kleinrock. Bốn phòng thí nghiệm này được xem là mạng Internet đầu tiên trên thế giới.

Tháng Chín, 2008, trong một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống George W. Bush đã trao huy chương National Medal of Science cho Giáo Sư Kleinrock. Ðây là huy chương cao quý nhất của nước Mỹ cho các khoa học gia.
viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, March 12, 2010 5:14:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ngày thế giới chống sự kiểm duyệt internet

RFA

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, 2010-03-11


Thứ sáu 12-3-2010 này được Reporters Sans Frontieres, tức Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF, trụ sở tại Paris, Pháp chọn là “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet”.

Theo RSF, internet là phương tiện thông tin tự do, nhanh chóng và hữu ích, một kho tàng trí thức quý báu của nhân loại, nhưng lại bị các chế độ độc tài hạn chế, ngăn cấm và kiểm soát bằng mọi cách, vì xét thấy bất lợi cho chính sách cầm quyền độc đoán của họ.
Nhân dịp Tổ chức Phóng viên Không biên Giới phát động “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet”, Đỗ Hiếu hỏi chuyện bà Lucie Morillon, Trưởng Văn phòng Internet của RSF.
Hãy cùng nhau lên tiếng

Đỗ Hiếu: Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet” mang ý nghĩa và mục đích gì, thưa bà?

Lucie Morillon: Những tháng gần đây, chắc quý vị cũng nhận thấy rõ là tại một số quốc gia đã có sự kiểm soát chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn trên mạng Internet.
Chính vì thế mà công luận trên toàn cầu trong đó có RSF chúng tôi cho rằng, mọi người cần phải có phản ứng chung đối với những biện pháp độc đoán đó và phương cách hay nhất lúc này, là hãy bày tỏ thái độ rõ rệt, hãy sát cánh với nhau hầu tìm cách hoá giải, phá vỡ sự gia tăng kiểm soát trên mạng.
Hãy cùng đóng góp ý kiến, quan điểm, biện pháp kỹ thuật, song song với việc đẩy mạnh vận động yêu cầu các chánh phủ phi dân chủ, trả tự do cho các phóng viên, nhà báo, bloggers bị cầm tù vì đã nói lên nguyện vọng yêu chuộng dân chủ, công lý, lẽ phải trên mạng Internet.
RSF kêu gọi mọi người hãy tích cực ủng hộ những ai còn bị cầm tù chỉ vì họ dám công khai đòi hỏi quyền tự do chính đáng của nhân loại qua phương tiện Internet.
Danh sách “kẻ thù của Internet”

Đỗ Hiếu: Thưa bà, hàng năm RSF đều có đúc kết, phân tích và phổ biến danh sách các nước trên thế giới bị xem là “kẻ thù của Internet”, vậy năm 2010 này, những quốc gia nào có tên vào bảng xếp hạng đó?

Lucie Morillon: Năm nay danh sách này cũng gần giống như năm rồi vậy, trước hết phải kể đến Ả Rập Xê-út, Miến Điện, Trung Quốc, tiếp theo đó là Iran, Ai cập, Bắc Hàn, Cuba, Uzebekistan, Syrie, Tunisie, Turmenistan và Việt Nam, là các quốc gia không chấp nhận việc tự do sử dụng Internet.
Bên cạnh các nước này còn có nhiều quốc gia khác bị xem là hay “dòm ngó” vào dân cư trên mạng, theo dõi họ bằng cách này hoặc cách khác, đó là Australia, Belarus, Bahrain, Nam Hàn, Eritree, Malaysie, Sri Lanka, Thái Lan. Hai nước mới có tên trong danh sách hạn chế Internet là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đỗ Hiếu: Theo ghi nhận và đánh giá của RSF về vấn đề kiểm soát Internet thì bảng xếp hạng phổ biến năm 2010 có điều gì khác với năm vừa qua không?

Lucie Morillon: Xin thưa với quý vị là danh sách vừa được công bố vào lúc 20 giờ thứ Năm 11-3-2010 tính theo giờ Paris, là kết quả nghiên cứu trọn năm 2009. Phải nói ngay rằng trong năm 2009, số quốc gia tăng cường kiểm soát lên tới 60 nước, tức là kể như gấp đôi so với năm 2008.
Tuy nhiên, cho dù các chánh quyền độc đoán có đối xử mạnh tay hơn đối với các “cư dân trên mạng” thì sự đối kháng từ những đối tượng này cũng mãnh liệt, sôi nổi, tích cực, sáng tạo và đồng bộ hơn.
Họ nghĩ ra cách thức làm thế nào để chống đỡ hữu hiệu việc ngăn chặn, cấm đoán, phong toả Internet, và chúng tôi tin rằng những việc họ làm đã mang lại ít nhiều kết quả, có nghĩa là “qua mắt” được bộ máy sàn lọc, những “bức tường lửa” do các chánh phủ toàn trị thiết kế và quản lý.
Điều ấy có nghĩa là hành vi ngăn chặn, cấm đoán Internet đã không mang lại kết quả trọn vẹn, như các thế lực cầm quyền mong muốn làm cho bằng được.
Trường hợp Việt Nam

Đỗ Hiếu: Hầu như năm nào Việt Nam cũng được đưa vào danh sách những kẻ thù hàng đầu của Internet, bà có thể nói rõ hơn về sự đánh giá này không?

Lucie Morillon: Điều đáng nói nhất là tại Việt Nam trong những tháng gần đây nhiều đợt đàn áp mạnh tay đã xảy ra với những nhà dân chủ, người cầm bút, trí thức, bloggers, nhà báo, luật sư…
Trước đây, vì muốn được kết nạp vào các định chế quốc tế như WTO, Hà Nội đã bày tỏ thịên chí khiến người ta cho là Việt Nam thực sự muốn cải tiến dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Nhưng nay thì chuyện cởi mở ấy trở thành xa vời, bị rơi vào quên lãng.
Hơn nữa theo dư luận thì trước khi tổ chức đại hội đảng cộng sản vào năm tới, nhà nước Việt Nam đang cho gia tăng sự đàn áp đối với các nhân vật bất đồng chính kiến, đặc biệt là họ chú trọng đến những tiếng nói thường xuyên bày tỏ ý kiến đòi hỏi dân chủ, tự do trên Internet, yêu cầu đa đảng, đa nguyên.
Qua tin tức thời sự, công luận cũng biết rõ là Hà Nội rất nhạy cảm đối với những ai dám công khai phản đối chính sách bá quyền của Bắc Kinh, cũng như đã mạnh mẽ phê phán việc Hà Nội cắt đất, nhượng biển cho Hoa Lục, đụng chạm đến thực tế đó là bị bắt bớ, giam cầm, kêu án nặng nề.
Hiện nay Internet là một phương tiện thông tin bình dân, rất phổ biến tại Việt Nam, mà giới trẻ là thành phần đặc biệt ưa chuộng và vào truy cập ngày càng đông hơn.
Đa số người Việt trong nước thường vào các trang mạng như Vietnamnet, Vietnamnews, VNExpress vì có nhiều đề tài thời sự hấp dẫn được nói đến, từ nạn tham nhũng, của quyền, đạo đức xã hội suy đồi, tranh chấp quyền lực chính trị, mua quan bán chức, chạy theo thành tích, dân oan khiếu kiện đất đai...
Những sự việc này được các bloggers tìm tòi, điều tra, phanh phui sự thật, phơi bày ra ánh sáng, nên được dư luận ráo riết theo dõi, vì những hiện tượng bị xem là tiêu cực, nhạy cảm như thế, không khi nào được cơ quan ngôn luận nhà nước nhắc tới trên báo đài.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số thông tư, quy định, điều lệ nhắm vào mục tiêu ngăn cản quyền tự do ngôn luận, trong đó có các biện pháp truy cản Internet.
Mặt khác, cũng trong chủ trương khoá miệng những tiếng nói đối lập, những chỉ trích về việc Hà Nội cho phép Trung Quốc khai thác bauxite, lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, hàng chục nhà dân chủ, bloggers, nhà báo đã bị kêu án nặng nề tại các phiên toà ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn.
Nhà nước đã cáo buộc họ vào những tội danh như vi phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống phá nhà nước, lạm dụng quyền tự do dân chủ hay cấu kết với ngoại bang để lật đổ chế độ.

Đỗ Hiếu: Dư luận vẫn thường xuyên bác bỏ những cáo buộc mà Hà Nội gán ghép cho những nhà hoạt động dân chủ vừa được bà nhắc đến, nhân Ngày Thế giới chống kiểm soát Internet, RSF có thể làm gì thiết thực cho những người còn bị ngồi tù thưa bà?

Lucie Morillon: Phải xin thưa là những bản án nặng nề mà Hà Nội dành để cho các nhân vật bất đồng kiến, với tổng số trên 20 người đã làm dư luận rất quan ngại và có phản ứng đều khắp, nhiều chánh phủ và tổ chức quốc tế gởi công văn can thiệp với nhà nước Việt Nam, yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho các đối tượng đó, đồng thời khuyến cáo Hà Nội phải chấp nhận tự do Internet.
Đây là một trong những biểu hiệu đích thực của quyền làm người ngoài ra cũng là một phương tiện hữu hiệu tạo ra sự phát triển kinh tế, xã hội. Hy vọng rằng công luận quốc tế sẽ có thái độ quyết liệt hơn, cứng rắn hơn hầu buộc Hà Nội ngưng đàn áp phong trào dân chủ cũng như chấm dứt ngay chính sách kiểm duyệt Internet.
Riêng RSF chúng tôi, thì mới đây đã khẩn yêu cầu Liên hiệp Châu âu hãy ngưng mọi cuộc đối thoại về nhân quyền với chánh phủ Việt Nam, để phản đối việc Hà Nội cầm tù 21 nhà văn, nhà báo và bloggers. Hãy nuôi hy vọng là những người kém may mắn đó sẽ không bao giờ bị bỏ quên.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn bà Lucie Morillon!
viethoaiphuong
#4 Posted : Friday, March 18, 2011 7:25:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Thời của những kẻ nhỏ bé

Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Năm, 17 tháng 3 2011

[img] http://www.mousearena.co...for-computer-mouse-2.jpg[/img]
Hình: photos.com

Trong bài “Một kiểu cách mạng mới” đăng ngày 22 tháng 2 năm 2011, tôi nêu lên một số đặc điểm nổi bật trong các nổi dậy tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây: một, thực sự mang tính quần chúng; hai, không gắn liền với một đảng phái hay một ý thức hệ nào cả; và ba, cũng không có cả lãnh tụ. Trong bài này, tôi xin khai triển thêm đặc điểm thứ ba ấy.

Nhiều nhà bình luận chính trị trên thế giới cho đó là sự khác biệt căn bản giữa sinh hoạt chính trị của thế kỷ 21 này với thế kỷ 20 vừa qua; đồng thời, đó cũng là món quà có ý nghĩa nhất mà internet đã mang lại cho nhân loại.

Trước, cuộc cách mạng nào cũng gắn liền với những tên tuổi lớn, đầy những huyền thoại, và có sức cuốn hút mãnh liệt đối với quần chúng. Ở nửa đầu thế kỷ 20, có Lenin ở Nga, sau đó, Mao Trạch Đông ở Trung công, Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Fidel Castro ở Cuba, Gamal Abdel Nasser ở Ai Cập, Mustafa Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 có Nelson Mandela ở Nam Phi, Lech Walesa ở Ba Lan, Václav Havel ở Tiệp Khắc, Aung San Suu Kyi ở Miến Điện, v.v...

Còn bây giờ, trong cuộc cách mạng được mệnh danh là “cách mạng hoa nhài” ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi, những hình ảnh nổi bật nhất, được giới truyền thông chú ý nhất và xem như là biểu tượng của các cuộc nổi dậy, là những ai?

Đó là:

Thứ nhất, Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, làm nghề bán trái cây ở Tunisia. Anh thuộc loại người ít học, nghèo nàn và không có tham vọng chính trị gì cả. Anh sống bằng một cái nghề rất ư khiêm tốn và chỉ mong được sống qua ngày. Vậy thôi. Đến lúc bị cảnh sát bức bách và nhục mạ đến mức không thể chịu đựng được nữa, anh cũng chẳng biết làm cách gì khác hơn là tự hại bản thân mình: tự thiêu. Nhưng ngọn lửa thiêu cháy đó đã được lan truyền đi khắp nơi qua internet, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cả nước Tunisia, cuối cùng, làm đổ nhào chế độ độc tài Zine el-Abidine Ben Ali; hơn nữa, còn lan sang tận Ai Cập.

Thứ hai, Khaled Said, 28 tuổi, một chuyên viên về computer, bị cảnh sát Ai Cập bắt và đánh chết khi anh tìm cách tung lên mạng hình ảnh một số cảnh sát ăn cắp cần sa. Bạn bè anh đã nhanh chóng tung bức ảnh thân thể bầm dập của anh lên internet, và cũng giống như Mohamed Bouazizi ở Tunisia, Khaled Said đã trở thành mồi lửa làm bùng cháy cuộc cách mạng ở Ai Cập, cuối cùng, thiêu rụi cả sự nghiệp kéo dài cả ba chục năm của Tổng thống Hosni Mubarak.

Thứ ba, Wael Ghonim, 31 tuổi, kỹ sư computer, trưởng phòng tiếp thị của Google ở Trung Đông và Bắc Phi. Xúc động trước cái chết thảm thương của Khaled Said, Ghomin đã lập trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” được rất đông thanh niên và sinh viên theo dõi. Cảm thấy nguy hiểm, cảnh sát Ai Cập bắt anh. Việc bắt bớ ấy đã làm dấy lên làn sóng tranh đấu không những tại Ai Cập mà còn cả khắp thế giới qua nhiều tổ chức quốc tế khác nhau. Cuối cùng, chính quyền Ai Cập buộc phải thả anh. Nhưng lúc ấy đã quá muộn. Cuộc cách mạng dân chủ ở Ai Cập đã tiến đến cao trào, không ai có thể ngăn chận được nữa.

Trước cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập, một phụ nữ vô danh ở Iran, Neda Agha-Soltan, cũng suýt làm sụp đổ chính phủ Mahmoud Ahmadinejad khi cô bị cảnh sát đánh chết ngoài đường phố vào ngày 20 tháng 6 năm 2009. Cho đến nay, không ai biết chắc lý do tại sao cô bị cảnh sát đánh chết: Cô tham gia một đoàn biểu tình hay chỉ là khách bàng quan tình cờ đi ngang qua đó? Nhưng hình ảnh cô quằn quại dưới trận đòn ác nghiệt của cảnh sát đã được nhiều người qua đường chụp và tung lên mạng khiến dân chúng căm phẫn và tạo nên những cuộc biểu tình rầm rộ ở Iran.

Tất cả những người trở thành trung tâm của các cuộc cách mạng, hoặc đã hoàn thành (ở Tunisia và Ai cập) hoặc còn dang dở (ở Iran) đều có một số điểm chung:

Một, họ đều còn trẻ và hoàn toàn vô danh trước đó.
Hai, họ tuyệt đối không có tham vọng hay toan tính gì về chính trị cả.
Ba, với những mức độ khác nhau, họ đều là những nạn nhân của các chính quyền bạo ngược.

Tuy vậy, tất cả đều trở thành những hình ảnh trung tâm, góp phần làm bùng nổ cách mạng (trường hợp của Mohamed Bouazizi, Khaled Said và Neda Agha-Soltan) hoặc đẩy cách mạng đến chỗ toàn thắng (trường hợp của Wael Ghonim). Dù còn sống hay đã chết thì họ cũng không hề là “lãnh tụ”, bất kể ở phạm vi hay với tầm vóc nào. Mà, thật ra, nói cho cùng, ngay cả khi cách mạng đã thành công, người ta cũng không hề thấy bóng dáng một lãnh tụ nào.

Có thể nói, khác với mọi cuộc cách mạng khác trong lịch sử, cuộc cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây và có lẽ, hiện nay nữa, đều xuất phát từ và hoàn tất bởi những con người hoàn toàn vô danh. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, với các biến động ấy, chúng ta đang giã từ một kỷ nguyên - kỷ nguyên chính trị gắn liền với các vĩ nhân (big-man theory of politics) để bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử - kỷ nguyên của những người nhỏ bé (small-person era of history).

Thật ra, kỷ nguyên ấy đã manh nha và có thể được nhìn thấy ngay ở các quốc gia dân chủ và phát triển nhất. Như Mỹ, chẳng hạn. Chiến thắng của Barack Obama vào năm 2008 cũng là chiến thắng của những con người nhỏ bé: thay vì vận động sự tài trợ của các đại công ty và đại tư bản như tất cả các ứng cử viên khác, Obama và ủy ban tranh cử của ông đã khôn khéo, qua các phương tiện truyền thông hiện đại, từ email đến facebook và twitter, vận động quần chúng rải rác khắp nơi. Số tiền mỗi người đóng góp rất khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 80 đô la. Nhưng có đến trên ba triệu người hiến tặng. Nhân lên: hơn nửa tỉ! Trở thành kỷ lục trong lịch sử tranh cử tại Mỹ. Trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2012 sắp tới, có lẽ ông cũng tiếp tục theo đuỗi chiến lược ấy nhưng với một mục tiêu nhiều tham vọng hơn: đạt được khoảng một tỉ đô.

Nhờ đâu những con người nhỏ bé ấy làm nên lịch sử?

Câu trả lời hầu như ai cũng xác nhận: internet!
viethoaiphuong
#5 Posted : Friday, April 8, 2011 10:00:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Facebook giới thiệu trang dành cho các phóng viên


Facebook vừa giới thiệu một trang truyền thông nhằm giúp các phóng viên sử dụng trang mạng xã hội này như một công cụ làm báo và liên lạc tốt hơn với độc giả của mình.

Trang trên có tên gọi là Journalists on Facebook (Phóng viên trên Facebook) được xây dựng như một nguồn lực phục vụ số lượng phóng viên sử dụng Facebook ngày càng tăng tìm tài liệu, liên lạc với độc giả và đăng tải các bài viết của mình.

Trên trang blog cá nhân của mình, Giám đốc phụ trách quan hệ đối tác truyền thông của Facebook Justin Osofsky cho hay: “Trang này sẽ cung cấp cho các phóng viên những công cụ tốt nhất để kết hợp các sản phẩm mới nhất trên Facebook với tác phẩm của họ, và kết nối với độc giả Facebook hiện đã lên tới hơn 500 triệu người.”



Facebook đã và đang hợp tác với các phóng viên từ đầu năm 2010 để giúp cho nội dung của mình mang tính xã hội rộng rãi hơn nữa.

Ngoài ra, trang mạng này còn cho biết sẽ giới thiệu chương trình “Facebook Journalism Meetup” với các cuộc hội thảo về cách thức sử dụng Facebook như một công cụ làm báo.

Cuộc hội thảo đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 27/4 tại trụ sở của Facebook ở Palo Alto, bang California của Mỹ./.
viethoaiphuong
#6 Posted : Tuesday, April 19, 2011 6:54:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tự do internet toàn cầu

Việt Hà, phóng viên RFA
2011-04-18

Tổ chức Freedom House có trụ sở tại New York, Mỹ vừa đưa ra bản báo cáo về tự do internet trên toàn cầu năm 2010 hôm 18 tháng 4.


AFP photo
Một người truy cập internet trên điện thoại di động ở Malaysia hôm 15/8/2010

Bản báo cáo lần này tìm hiểu về tự do internet tại 37 nước trên khắp các châu lục. Đây là nghiên cứu mở rộng tiếp theo một nghiên cứu thử nghiệm trước đây vào năm 2009 của tổ chức này cũng về tự do internet tại 15 nước. Việt Hà phỏng vấn bà Sarah Cook, chuyên gia nghiên cứu châu Á của Freedom House, đồng tác giả của nghiên cứu này.

Đang xuống dốc
Trước hết bà Sarah Cook giới thiệu nghiên cứu lần này:
Trong nghiên cứu mới lần này, chúng tôi tìm hiểu về tự do internet và một phần về tự do trên điện thoại di động tại 37 nước trên thế giới trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2010.
Chúng tôi nghiên cứu các thành tố bao gồm trong tự do internet trong đó có một yếu tố là những trở ngại trong việc truy cập internet của người dân. Trong yếu tố này chúng tôi không chỉ nhìn vào vấn đề về kinh tế hay hạ tầng cơ sở ảnh hưởng đến việc truy cập internet mà cả về quyền sở hữu của các công ty cung cấp dịch vụ, sự tự do trong việc lựa chọn các ISP, và mức độ kiểm soát của nhà nước với hạ tầng cơ sở trong lĩnh vực này.
Ngoài ra chúng tôi cũng nhìn vào nội dung, các yếu tố liên quan đến kiểm duyệt không chỉ nhằm vào các blog mà các nội dung trên net khác. Chúng tôi cũng xem xét sự vi phạm quyền sử dụng internet của người dân, ở đây chúng tôi xem xét yếu tố về quy định luật pháp, chế tài, việc bỏ tù những blogger và những người sử dụng net khác do các hoạt động của họ trên internet, rồi việc giám sát internet và các vụ tấn công mạng.
Việt Hà: Xin bà cho biết về những kết quả đáng chú ý trong nghiên cứu lần này là gì?
Sarah Cook: Kết quả chung cho thấy là tự do internet đang xuống dốc, và đang phải chịu nhiều sức ép tại nhiều nước trên thế giới. Thường thì mọi người cứ nghĩa là tự do internet chỉ xảy ra ở các nước như Trung Quốc, Miến Điện hay Iran, nhưng trên thực tế chúng tôi thấy là tự do internet bị hạn chế ở nhiều nước khác nữa bao gồm cả nước có dân chủ, bao gồm cả một số nước ở phương tây.
Trong số 15 nước đã được nghiên cứu lần trước và trong cả lần này thì có 9 nước có tình trạng tự do internet đang đi xuống ở mức độ nhẹ, và ở nhiều nước khác thì tự do interenet đang đi xuống một cách đáng kể. Và ngay cả ở một số nước được nghiên cứu trong lần đầu, chỉ nhìn vào các phân tích và nhận xét của mọi người thì một nửa trong số đó cho thấy chiều hướng bất lợi.
Đây là kết quả đáng chú ý trong nghiên cứu lần này và vì thế theo tôi chúng ta không nên coi nhẹ vấn đề tự do internet, ngay kể cả ở một số nước nơi mà internet dường như tự do hơn các phương tiện truyền thông chủ yếu khác, thì chúng ta cũng không thể chủ quan cho rằng tự do internet sẽ luôn được duy trì ở mức độ tốt như ban đầu. Bởi vì với nghiên cứu này chúng ta đang nhìn thấy sự cách biệt về tự do internet với tự do báo chi truyền thống khác đang dần thu nhỏ lại.
Xét về mặt địa lý những vùng mà chúng tôi thấy có nhiều đàn áp trên internet, thì có thể thấy đây như là một phản ứng đối với sự bùng nổ của internet, càng ngày càng có nhiều người sử dụng internet, số lượng người truy cập internet trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, và tại các nước đang phát triển thì con số này là gấp 3.
Như vậy nếu nhìn vào các con số cụ thể, chúng ta có thể thấy là có sự dịch chuyển số nguời vào internet ngày một nhiều tại các nước châu Á, hoặc trung đông và một số nước Nam Mỹ. Đồng thời với sự gia tăng người truy cập internet, ngày một nhiều người truy cập các mạng xã hội như facebook, youtube, hay twitter.
Và khi càng có nhiều người sử dụng internet và tham gia các mạng xã hội thì chính phủ các nước càng gia tăng hạn chế người dùng vào internet hay tham gia các mạng xã hội. Tại 12 nước trong số 37 nước nghiên cứu lần này, chính phủ đã tạm thời hoặc vĩnh viễn ngăn chặn việc sử dụng các công cụ mạng xã hội này.
Việt Hà: Theo nghiên cứu lần này thì những biện pháp hạn chế tự do internet phổ biến mà chính phủ các nước hiện đang áp dụng?
Sarah Cook: Chính phủ các nước sử dụng nhiều cách thức đa dạng để hạn chế tự do internet. Họ có thể bắt đầu bằng việc ngăn chặn các website, đó là các trang web cá nhân hoặc của các tổ chức về quyền con người, hoặc chặn toàn bộ một ứng dụng như facebook hay twitter.
Chính phủ các nước có thể can thiệp vào các nội dung trên internet, tức là thuê người viết và công bố các thông tin để hướng dẫn sai cho người sử dụng internet, đưa ra các luận điệu tuyên truyền cho chính phủ trên mạng. Cách khác nữa là chính phủ bắt bớ những người viết blog, rồi tấn công mạng là một cách thức khá phổ biến hiện nay đối với một số trang mạng như ở Việt Nam.


Ngoại trưởng Hillary Clinton nói về tự do internet và dân chủ tại Đại học George Washington hôm 15/2/2011. Photo courtesy of state.gov

VN theo chân TQ?
Việt Hà: Vậy đánh giá về tự do internet tại Việt Nam trong nghiên cứu lần này ra sao?
Sarah Cook: Tình hình ở Việt Nam đã trở nên xấu đi trong vòng 2 năm qua, mặc dù chưa được xếp vào cùng hạng với Trung Quốc, Miến Điện. Việt Nam có điểm số 73 trong thang điểm 100, có nghĩa là Việt Nam nằm trong số các nước không có tự do internet. Chúng tôi thấy những họat động điển hình từ chính phủ là ngăn chặn website, đặc biệt là các trang web tiếng Việt nói về nhân quyền, chính trị hoặc các website chỉ trích đảng cộng sản.
Một số website tiếng Anh cũng bị chặn dù không nhiều như các trang tiếng Việt. Một số trang bị chặn như trang về nhân quyền, hoặc trang tin. Điểm nổi bật nữa trong vòng 2 năm qua ở Việt Nam là việc truy tố bắt giam của các blogger và những người hoạt động trên internet liên quan đến các họat động của họ trên internet. Tình hình này thêm căng thẳng vào cuối năm 2010 trước đại hội Đảng.
Cho nên nhìn chung, Việt Nam bị liệt vào danh sách các nước có nhiều áp lực trên internet. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể truy cập internet sử dụng công cụ tìm kiếm trên google, khác hẳn với Trung Quốc.
Việt Hà: Có những lo ngại là Việt Nam sẽ theo gương Trung Quốc mà xiết chăt hơn nữa tự do internet, bà nhận xét thế nào về lo ngại này?
Sarah Cook: Rất có thể là Việt nam sẽ theo gương Trung Quốc và khắc nghiệt hơn với tự do internet, cho nên vấn đề là cộng đồng quốc tế phải quan tâm và tạo sức ép lên chính phủ Việt Nam để họ không theo bước Trung Quốc. Bởi vì bằng nhiều cách khác nhau, cộng đồng quốc tế có nhiều tác động đối với chính phủ Việt Nam để họ không thực hiện các chính sách đàn áp như Trung Quốc đang làm.
Nói điều này, tôi cũng cần phải là mặc dù Việt Nam áp dụng một số biện pháp của Trung Quốc nhưng họ không áp dụng đến mức như Trung Quốc cho nên có thể có hy vọng, vì người dân Việt Nam vẫn có nhiều tự do truy cập internet hơn người dân Trung Quốc. Cho nên chúng ta có thể có hy vọng, nhưng cũng không thể loại bỏ khả năng về những sức ép hơn nữa từ chính phủ khi càng ngày càng có nhiều người sử dụng internet.
Chúng ta phải xem là người dùng internet trong nước kết hợp cùng với các nhà hoạt động chính trị xã hội bên ngoài làm thế nào để tạo sức ép lại lên chính phủ Việt nam, khiến họ không thể tiếp tục đàn áp những cư dân mạng.
Việt Hà: Những người thực hiện nghiên cứu này hy vọng nghiên cứu có thể giúp gì cho người dân tại các nước mà tự do internet đang bị hạn chế?
Sarah Cook: Điều quan trọng là đưa ra cho mọi người thấy đâu là vấn đề, cho họ thấy tình hình thực tế là gì, đối với những nước cụ thể ví dụ như Việt Nam, đó là việc cho người dân thường biết về tình hình hiện tại là gì, và họ có thể biết là tự do internet đang bị hạn chế theo những cách nào, và họ có thể tự bảo vệ mình tốt hơn trước hiện trạng những người viết blog đang bị bắt giữ.
Cho nên mục đích chính của chúng tôi là chỉ ra đâu là vấn đề, những mối nguy nằm ở đâu, đâu là những nước có nguy cơ cao, các thách thức là gì để người dân trong và ngoài nước có thể phát triển các biện pháp để giúp đưa ra các chính sách để đưa mọi thứ đi theo đúng hướng.
Việt Hà: Cảm ơn bà đã dành cho đài Á châu Tự do buổi phỏng vấn này.
viethoaiphuong
#7 Posted : Thursday, April 21, 2011 6:30:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI : HOA KỲ - TIN HỌC - Bài đăng : Thứ năm 07 Tháng Tư 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 07 Tháng Tư 2011


Tư pháp Mỹ bác dự án lập thư viện toàn cầu của Google

Đức Tâm

Ngày 22/03/2011 vừa qua, tư pháp Hoa Kỳ đã ra quyết định bác bỏ thỏa thuận được ký kết giữa tập đoàn tin học Goolge và các tác giả, các nhà xuất bản Mỹ, liên quan đến dự án lập thư viện toàn cầu, cụ thể là số hóa các cuốn sách để rồi đưa lên mạng tin học. Tổng đầu tư cho dự án này từ 150 đến 200 triệu đô la.



Dự án lập thư viện trực tuyến toàn cầu của Google (DR)

Theo thẩm phán liên bang Denny Chin, của thành phố New York, thì thỏa thuận nói trên « không công bằng, không thích hợp và không hợp lý ».

Vào tháng 12 năm 2004, Google thông báo ý định thực hiện dự án thư viện toàn cầu trên mạng, tiến hành số hóa khoảng 15 triệu cuốn sách trong vòng 6 năm. Đó là những cuốn sách đến từ bốn thư viện danh giá của Mỹ và Anh. Tổng đầu tư cho dự án từ 150 đến 200 triệu đô la.

Ban đầu, Google cho biết là người sử dụng internet có thể tham khảo toàn bộ các tác phẩm được đưa lên mạng, nhưng không thể tải về, lưu giữ hay in ra. Tuy nhiên, điều này gây lo ngại cho các tác giả và các nhà xuất bản trước nguy cơ vi phạm tác quyền.

Vào năm 2005, Google bị kiện và đến năm 2008, tập đoàn tin học khổng lồ đã đạt được thỏa thuận với Hiệp hội các tác giả và Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ, theo đó, Google sẽ trả 125 triệu đô la cho các tác giả mà tác phẩm của họ được số hóa và đưa lên mạng mà không xin phép. Thỏa thuận cũng dự tính thành lập một quỹ về tác quyền, bảo đảm thu nhập cho các tác giả của những cuốn sách được số hóa và đưa lên internet.

Nếu thỏa thuận được chấp thuận, thì Google sẽ đưa lên mạng khoảng 20% tổng số sách liên quan. Người sử dụng internet phải trả tiền thì mới có thể tiếp cận được toàn bộ tác phẩm. Số tiền thu được sẽ rót vào quỹ tác quyền.

Thế nhưng, theo tư pháp Mỹ, thỏa thuận có nguy cơ dẫn đến việc Google tiến hành sao chụp trên một quy mô lớn những tác phẩm vẫn được giữ tác quyền, mặt khác, nhờ thỏa thuận này, Google có thể kiểm soát, giữ vị trí thống trị thị trường tìm kiếm trên mạng qua các web sites của tập đoàn. Theo thẩm phán Denny Chin, thì thỏa thuận đã gạt bỏ khả năng của các tác giả lựa chọn tham gia dự án của Google đối với từng tác phẩm.

Tập đoàn Google đã lấy làm tiếc về phán quyết của tư pháp, với lập luận rằng dự án lập thư viện toàn cầu trên mạng tạo cơ hội cho người đọc tiếp cận với hàng triệu cuốn sách rất khó tìm tại Mỹ. Với quyết định này, Google hiện nay chỉ có thể đưa lên mạng các trích đoạn của những cuốn sách vẫn được bảo hộ tác quyền.

Hiệp hội các tác giả Mỹ thì tỏ thái độ bi quan là dự án lập thư viện toàn cầu coi như thất bại. Theo ông Scott Turow, chủ tịch Hiệp hội, thì việc mở cửa cho phép độc giả tiếp cận với những cuốn sách hiếm, không xuất bản nữa, nhờ vào các công nghệ mới, tạo ra những thị trường mới. Đó là một ý tưởng lẽ ra cần phải biến thành hiện thực.

Trong khi đó, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Consumer Watchdog lại hoan nghênh quyết định của tư pháp, coi đây là một cú tát trái đối với Google bởi vì, tập đoàn này vẫn hoàn toàn hoạt động trên nguyên tắc là không bao giờ xin phép đăng tải hay xin lỗi khi cần thiết.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố hài lòng với quyết định của thẩm phán Denny Chin, vì thỏa thuận giữa Google và các tác giả, các nhà xuất bản đã làm dấy lên nhiều lo ngại liên quan đến việc tôn trọng luật chống tập trung độc quyền, antitrust và các quyền tác giả.
viethoaiphuong
#8 Posted : Monday, June 13, 2011 3:47:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mạng Internet «ảo» để chống kiểm duyệt của các chế độ độc tài



Ảnh minh họa
DR

Đức Tâm - rfi - Thứ hai 13 Tháng Sáu 2011
Internet vốn đã là một không gian ảo, thế nhưng, Hoa Kỳ lại muốn lập ra một mạng Internet « ma », tức là thoát ra khỏi sự kiểm duyệt của các thể chế độc tài. Theo nhật báo The New York Times, chính quyền Obama đang bí mật tiến hành nhiều dự án lập mạng lưới điện thoại di động độc lập ở bên trong một số nước và do vậy cho phép xây dựng hệ thống Internet « ảo ».

Trong khuôn khổ chương trình, được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ 2 triệu đô la, nhiều doanh nhân trẻ Mỹ đang tìm cách chế tạo những thiết bị điện tử nhỏ gọn, không gây nên sự chú ý, có thể đặt trong một va ly du lịch bình thường, dễ dàng đưa vào một nước nào đó.

Các thiết bị được lắp đặt rất nhanh, lập ra một mạng lưới thông tin không dây, có vùng phủ sóng lớn và cho phép truy cập Internet.

Một số dự án sử dụng các công nghệ mới được phát triển tại Mỹ, một số khác thì dựa vào những kỹ thuật và công cụ mà giới tin tặc đã sáng chế ra.

Theo một số chuyên gia của các dự án này, được nhật báo The New York Times trích dẫn, mạng lưới thông tin « ảo » sẽ giúp cho các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ, ví dụ tại Iran, Syria, liên lạc được với bên ngoài mà chính quyền không thể phát hiện được.

Hiện nay, Mỹ cũng đang thực hiện một dự án lớn hơn rất nhiều, đầu tư không dưới 50 triệu đô la, để lập ra một hệ thống điện thoại di động độc lập tại Afghanistan, sử dụng các chòi canh gác xung quanh các căn cứ quân sự tại nước này như là antenne chuyển tiếp.

Chính quyền Mỹ đã gia tăng các nỗ lực về công nghệ thông tin, truyền thông, sau các cuộc nổi dậy tại Ai Cập. Vào thời điểm đó, để ngăn chặn sự lây lan của làn sóng phản đối, chính quyền tổng thống Hosni Mubarack đã cắt mạng Internet trong nước. Cũng để thực hiện ý đồ này mà chính quyền Damas đã nhiều lần phong tỏa mạng Internet tại nhiều thành phố của Syria.

Sáng kiến của chính quyền Obama trong lĩnh vực này còn nhằm hỗ trợ cho chính sách ngoại giao Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do ngôn luận và khuyến khích dân chủ hóa.

Gần đây nhất, Washington đã hỗ trợ phát triển các phần mềm tin học dấu tên người sử dụng tại nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và hướng dẫn trao đổi thông tin qua mạng Internet bị chính quyền kiểm soát mà không bị phát hiện.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.