Hình ảnh BÀ MẸ VIỆT NAM quote:
Gởi bởi Huệ
Huệ rất phục những người chăm sóc người thân yêu bị bệnh Alzheimer's. Bệnh này nghe nói không có cách chữa, nên chỉ cầu mong ơn trên. Huệ chúc lành đến Bác và gia đình và cảm ơn Camel cho xem ảnh.
Camel cũng cám ơn lời chúc của chị
Cũng chẳng đáng để phục chị ạ ! Camel nghĩ bệnh nào cũng có cái khổ tâm và đau lòng của nó đối với người thân , hơn cả nếu người đó là một người quan trọng đối với mình.
Mỗi lần có chị nào post bài hay đoản văn nói đến Mẹ , camel đều có đọc... đọc xong lại nghĩ đến mẹ mình. Cuộc chính biến 75 và những năm gian khổ sau đó , một người đàn bà 42 tuổi không có người đàn ông bên cạnh... nhưng lại có những 8, 9 đứa con , đứa lớn nhất mới vừa 18 và đứa bé nhất 5 tuổi, đó là mẹ của camel. Những ngày nhà không còn hột gạo nấu cháo , những ngày chủ nợ là những người thân quen kéo đến khiến mẹ phải chạy ngòai phố chờ tối mịt mới dám về. Hồi đó nếu không phải cả nhà bị bắt về tội vượt biên tháng 11/76 thì đâu đến nỗi mất mát tất cả tiền của... và 1 năm sau đó bọn nhỏ mới lên 14, 15 phải bỏ học và bò ra vấn mỗi ngày 9 ,10 ngàn điếu thuốc ăn công khoán lấy tiền rau cháo qua ngày. Nếu mẹ không can đảm nhất định đẩy anh lớn và người em trai đi thì giờ này cả nhà cũng chưa chắc được đoàn tụ bên Mỹ này.
Năm 90 đoàn tụ , một căn nhà nhỏ trừ anh lớn có gia đình... tất cả lại dùm bọc nhau làm lại từ đầu , mẹ lúc nào cũng là người nấu ăn và làm lụng việc nhà cần mẫn dù các con có can ngăn. Các con có gia đình sinh con cái lúc nào bà cũng bên cạnh , 5 đứa cháu đầu tiên một tay bà nội bà ngọai săn sóc cho đến đi pre-school. Ngày các con còn bé thì mẹ tự may cho áo quần , con gái đi lấy chồng... cái áo dài cưới của tất cả cũng là của mẹ may cho. Trong nhà có một cái bóp... các con bỏ tiền vào đó , có bao nhiêu đối với mẹ cũng đủ , không bao giờ nói 1 lời phê bình hay đòi hỏi - công việc trong nhà chu toàn , đêm khuya bà lại hì hục cắt may khâu vá... thì ra mẹ nhận may áo dài cho mấy người bạn , mấy năm trước 1 người quen dắt ông thị trưởng đến nhờ mẹ may , mẹ chê đàn ông gì đít to may có ráng cũng khó mà đẹp, thì ra bà may cũng vất vả lắm vì việc nhà đã nhiều nhưng vẫn cố để có tiền thêm gửi về VN giúp cho mấy người quen... người quen của mẹ thì có thể là bất cứ ai từ gia đình anh Tuấn xích lỗ sau ngày tôi đi mỗi ngày đưa bà đi chợ , rồi thì Chú Thùy y tá chích dạo bên Bà Chiểu tùm lum cả. Rời VN năm 82, sau này nghe nói mẹ tôi lại nhận một số anh con trai con của bạn bà làm con nuôi , chả là vì có tiền viện trợ... tính mẹ tôi vẫn thế... ngày mai trời có sập thì hôm nay bà vẫn rộng rãi , cái tính này trong các người con chả ai thừa hưởng của mẹ... nhưng con nuôi của mẹ tôi thì giống bà lắm , bây giờ có 1 anh cũng sang được đây mỗi ngày chủ nhật anh lại lái xe đến nhà thăm mẹ nuôi và nấu ăn đến mịt tối mới về , chính vì việc làm này của anh mà tôi phải suy nghĩ rất nhiều về mẹ ruột của mình , nếu anh chỉ thỉnh thoảng đến thì tôi không lạ đàng này đã liên tục cả mười mấy năm nay anh vẫn thế , anh chỉ nói anh không còn mẹ , ngày ở VN sau khi ra tù mẹ tôi nhận anh về và cũng mẹ gửi anh đi , giờ anh ở SF chỉ cách 1 giờ xe với anh là gần anh không thể không thăm bà.
Bây giờ đã là năm thứ 3 mẹ tôi mang căn bịnh đáng buồn này ! Lần chót bà cùng cả nhà đi Hawaii là năm 2005 - sang năm sau đó bác chị của mẹ tôi qua đời sau khi vừa rời Mỹ về lại VN được 3 tháng... mẹ tôi bị xốc nặng , lần ấy chỉ có tôi bay về để tiễn bác tôi đi , trở lại Mỹ mới hay mẹ tôi bị suy trầm nặng , buồn phiền về việc này. Nhà đông anh chị em nên đến giờ việc săn sóc bà không có vấn đề... cũng cố gắng nhiều lắm nhưng diễn biến của bệnh thì "chán" lắm khi không bị quên thì lại nhớ những chuyện buồn , biếng ăn , sức khỏe kém , sang đến năm nay thì quên nhiều hơn.... thì lại phản ứng rất cô độc , không còn thích nói chuyện với bất cứ ai dù là con cháu... có lẽ vì không tập trung vào câu chuyện , cái quên làm chính người bệnh lo sợ. Từ hơn 1 năm rưỡi , cô em gái đã phải nghỉ việc để chạy đi chạy lại ,kiêm luôn tài xế đưa đón các cháu đi học , nhà mướn 1 người đến chơi với bà từ 8:30 đến 3:30 , những giờ khác thì anh chị em chia nhau ra , cực thì không nhưng buồn thì nhiều khi gần đây phát hiện hệ thần kinh của mẹ tôi sang thời kỳ lost vài sự kiểm sóat bình thường như vấn đề vệ sinh , sự lo lắng và lo sợ xuất hiện qua các phản ứng lụp chụp , tất tả vì những ký ức ngày xưa như ngày nào mình cũng lo cơm lo nước. Nhiều hôm sáng mới 6, 7 giờ bà đã phone rủ tôi đi ăn phở... thì ra bà không phải đói nhưng muốn đi ăn còn mua vài tô togo về vì nhớ hôm nay là thứ bảy. Một người mẹ đau bệnh ai cũng đau lòng , chỉ khổ cho cậu em trai và cô em út ở chung nhà , nhiều khi mệt mỏi quá nên rầy rà mẹ , người mẹ sợ nên càng cuống quít , nhiều lúc tôi cũng thông cảm cho cậu em trai vì biết sự hiểu biết của nó ít nên cái lo cái sợ phát tiết qua những cáu kỉnh với người khác. Những ngày không đi làm xa bây giờ tôi cứ cắm trại bên phòng khách nhà mẹ , có nhiều người thì bà bớt bị hyper mỗi khi nghĩ điều gì không ra. Nhìn người mẹ của mình bệnh càng thêm đau lòng khi cái bà còn nhớ rõ là sự khó tính của từng đứa con , còn những điều thông thường bây giờ gần như bà quên hết , có khi không phân biệt được cái gì là nước mắm , cái gì là xì dầu. Tôi cám ơn thượng đế ngài đã ban cho mẹ tôi 5, 6 cô con gái , dù họ bận bịu gia đình con cái nhưng vẫn lo cho mẹ tôi tươm tất... chính vì lúc gần đây mẹ tôi không còn chịu đựng được sự ồn ào và môi trường nhiều tiếng động , những ngày cuối tuần gia đình phải separate các cháu nhỏ ra , đến giờ cơm mới tụ họp lại , 3, 4 gia đình lúc nào cũng ăn chung với nhau để bớt giờ nấu nướng , có thì giờ giải trí riêng rẽ hòng dành sức chiến đấu với căn bệnh ngặt nghèo này của người mẹ. B/s nói 1 thời gian ngắn nữa thì trí nhớ của mẹ tôi sẽ all gone , lúc đó sẽ thay đổi chỗ ở cho bà về nhà cô em gái thứ ba hầu tiện săn sóc , còn bây giờ thì tránh gây xốc cho mẹ nên tụi tôi cứ phải chạy như con thoi mỗi ngày. Bệnh này cũng lạ khi càng quên thì vấn đề sức khỏe lại trở nên khá vì rất dễ khuyến dụ , rủ ăn cái gì cũng ăn , không còn biếng ăn , mới có nửa năm mẹ tôi lên cân lại... b/s có nói mẹ tôi không bị cao máu hay tiểu đường nên không cần kiêng khem , thời kỳ cuối sẽ kèo dài trung bình 3 năm , năm nay mẹ đã 76... cũng cao tuổi lắm vì so với bà ngọai khi mất mới 59.
Chị Huệ hình dưới này mẹ em chụp chung với bà ngọai năm 55 khi mới di cư vô Nam !
(hồi năm 76 đi v/b nên hình gia đình mất sạch mấy tấm này là xin lại của bà con )

Hình dưới này mẹ em chụp Tết 2007 với các cháu. Lúc đó tuy bị yếu như bà ngọai vẫn cố may áo mới cho 2 cô cháu gái vì tụi lớn nhanh quá !
Nguyenthitehat Gửi lúc 08:14:02 Feb 12 2009305 bài
Show Profile Email Poster Visit Nguyenthitehat's Homepage Edit Reply Send Nguyenthitehat a Private Message Reply with QuoteTrả lời bài này Delete Reply
Mật bí về "tiểu sử" Camel!Như mọi người đã biết xuất thân của Camel qua bài viết về Mẹ, nhưng nếu quý vị được nghe chính Camel kể chuyện với giọng bắc kỳ thì không thể không mê mẩn và cười lăn nhất là những chuyện kể về.... mình. Tehat và OX mê lối kể chuyện có duyên nửa châm biếm, nửa diễu cợt... nửa hận, nửa thương.... của Camel, nghe rất thích thú và đôi lúc cười đến... ướt cả mắt...
Mong có dịp nào đó được tái ngộ nhé Camel


Ngtth
Huệ Gửi lúc 19:26:54 Feb 12 2009Từ: Đất Lành
980 bài
Hôm nay tốt ngày, cả nhà được nghe Camel kể chuyện về Mẹ thật là cảm động.
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." Bà có tấm lòng từ mẫu cả với những người may mắn được bà nhận làm con. Tất cả những điều được kể tỏa ra nhiều tình thương ấm áp và yên lặng của tấm lòng người mẹ. Trong những tấm ảnh, Mẹ nhìn thật hạnh phúc, bên cạnh mẹ của mình, bên cạnh các con, rồi bên cạnh các cháu. Tấm hình chụp với các cháu thì thấy các cháu như là đang no nê tình thương của bà và cháu nào cũng hớn hở như đang vui sướng và yên ổn bên cạnh bà. Camel ơi, chị Huệ thấy Camel có phước lớn lắm đó nhe. Mà thật ra bà cũng có cuộc đời thật đẹp, tình thương bao phủ chung quanh...


Binh Nguyen Gửi lúc 22:12:30 Feb 17 20093186 bài
quote:
Gởi bởi camel
quote:
Gởi bởi Huệ
- việc làm này của anh mà tôi phải suy nghĩ rất nhiều về mẹ ruột của mình , nếu anh chỉ thỉnh thoảng đến thì tôi không lạ đàng này đã liên tục cả mười mấy năm nay anh vẫn thế , anh chỉ nói anh không còn mẹ , ngày ở VN sau khi ra tù mẹ tôi nhận anh về và cũng mẹ gửi anh đi , giờ anh ở SF chỉ cách 1 giờ xe với anh là gần anh không thể không thăm bà.
sang đến năm nay thì quên nhiều hơn.... thì lại phản ứng rất cô độc , không còn thích nói chuyện với bất cứ ai dù là con cháu... có lẽ vì không tập trung vào câu chuyện , cái quên làm chính người bệnh lo sợ.
Anh Camel,

cho tất cả các anh chị.

Thường thì người bị bệnh này không còn nhớ ai hết, kể cả người thân của mình, nhớ nhất là người nào đang chăm sóc cho họ thôi. Rút kinh nghiệm trên, cái gì ta có thể làm được hôm nay cho cha mẹ, người thân thì nên làm ngay, đừng đợi đến khi tất cả đã thành vô nghĩa.
Có một chị trách mẹ chị tới nhà chị chơi mà cứ đòi về, vì sợ bố chị lấy mất đồ của bà. Chị giận mẹ vì không còn thương con, mà chỉ thương đồ đạc, thế là chị không chịu đi thăm mẹ nữa. Tôi muốn hét lên với chị, mẹ chị bị bệnh làm sao mà nhớ được, nhưng chị không chịu nghe.
Có một anh về thăm cha ở Việt Nam, ông chẳng còn nhớ đó là con mình, cứ tưởng cái thằng bá vơ nào vào phòng ông, qua hỏi vợ, người chăm sóc cho ông, rằng thằng đó là thằng nào. Còn trẻ, không bệnh đây mà còn nhớ nhớ, quên quên, vướng vào căn bệnh này rồi, làm sao mà không cô độc cho được?
Bình rất thông cảm với anh Camel, chỉ còn kiên nhẫn thôi.

BN.
camel Gửi lúc 01:05:36 Hôm kia Feb 18 2009 329 bài
quote:
Gởi bởi Tonka
Thật là sợ cho cái tuổi già và bệnh tật.
Cầu xin ơn lành đến mẹ của anh cùng gia đình có đủ sức vượt qua khó khăn.
Chị tonka... không có việc gì phải sợ

, không cần tự mình khiến mình lo lắng... mọi chuyện cứ để Trên định liệu... việc của mình là living happiness.
Tôi cũng không thấy có gì là khó khăn và tôi tin là những người thân trong gia đình cũng tin như vậy... còn cực một chút xíu lại là cơ hội tốt cho "mọi người" repay tất cả những gì Mẹ tôi đã cho chúng tôi... ai có hơi quên thì mình bring back their memories , mấy chuyện này thì trong nhà tôi là người nhớ kỹ nhất

Chị Bình ơi... đúng như chị biết , lúc gần đây trong nhà cũng rối bời bời... nhưng sau khi mình adjust lại tình huống thì mọi chuyện êm thôi , thật ra thì không phải mọi người đều có thể hiểu kịp mọi lúc mọi khi và mọi phản ứng của mẹ tôi. Như chị nói mẹ tôi trong nhà chỉ nhớ cô con gái út là nhiều nhất , cứ trời tối mà dạo này đang mùa đông nên trời tối sớm thì bà lại hay hỏi ai bên cạnh khi nào cô ấy về , bà cứ lẩm bẩm sao trễ rồi chưa về. Trong nhà những ai khó tính và hay gắt gỏng thì tuyệt nhiên mẹ tôi không bao giờ "nhớ" hay dám nhắc đến tên... nhiều lúc cũng thấy tội khi ai nhắc đến tên người đó là mẹ tôi lại im lặng , lặng lẽ kiếm góc ghế salon ngồi. Vì thế để giúp bà đỡ căng thẳng tôi và cô em út hay đổi phiên cho nhau mỗi ngày 1 đứa đi làm thật trễ và 1 đứa chiều về thật sớm... ban trưa thì có cậu em trai dạo này thất nghiệp. Nhà có cậu em rể làm cho clinic nên cậu hay ghé các tiệm food togo trước khi đi làm , bưng về một lô đồ ăn bày ra bàn... cho bà thấy và bà lầm tưởng là bà đã nấu xong đồ ăn cho bữa chiều. Mỗi ngày có cuốn sổ mọi người mark vào là đã cho mẹ uống thuốc , đi vệ sinh... ngày hôm đó nhớ nhiều hay quên nhiều , lượng nước lọc bà uống đủ cho 1 ngày v.v... chị và các em gái của tôi thì chạy đi chạy lại, sau 6 giờ chiều thì ai có gia đình giải tán , việc còn lại chỉ là chơi với bà cho đến khi bà đi nghỉ , anh hai tôi thì tính ít nói , có 1 cháu gái thì đi học xa nhà, chị dâu lại làm biếng nấu ăn vì cả ngày phải trông chừng cửa tiệm... anh ghé ăn cơm tối với mẹ tôi 2, 3 hôm ngày thường , cuối tuần thì chúng tôi không cần đến anh và không phải lo vì sinh họat thường khi là cùng nấu ăn hoặc cùng đi chơi , nhiều lúc cũng biết là mẹ tôi dạo này rất sợ ra khỏi nhà nhưng vẫn phải rinh mẹ đi shopping để bà exercise... nói chung như chị Bình nói chúng tôi phải rushing to repay her kindness trước quá trễ. Tiêu chuẩn để cảm thấy "hạnh phúc" của mẹ tôi bây giờ quá ít... chỉ là thấy có bàn cơm nhiều món ăn , con gái út bên cạnh , ngọai cảnh thì đừng ai nói gì trái ý khiến bà sụ mặt , nụ cười thì người bên cạnh cứ vờ vĩnh chọc ghẹo thì bà cũng vẫn nhận biết và cười... mai này ra sao thì lúc đó lại tính , Trời sẽ không đóng cửa nếu ta có lòng , trong nhà tôi mạnh mẽ nhất chính là chị và các em gái tôi , tôi cảm nhận được sự bền bĩ của phụ nữ better hơn nam giới do đó các anh em trai cũng đỡ phải lo.
Chị Tê Hát... thiệt tình khen còn hơn là giết nha chị

cho em gửi lời chào anh nhà ! Còn chị thì em hơi sợ gặp mặt lắm , chả là em đã từng gặp mặt ngòai đời chị tonka, chị ND , chị LV và chị , chỉ có mình chị tonka thì không là nhà văn lớn nên thấy mình không " nhỏ bé" lắm thôi

Chị xv.... chị tonka nói thế mình mới biết chỉ có nhà giàu thì trộm đạo mới hay viếng thường xuyên , chứ nghèo như nhà bác Voi quanh năm cửa mở toang mà có bị mất gì đâu

Chị Liêu... dân tây gặp là có hoa hồng tặng sang quá, em cám ơn chị 
Chị Ba Tê... camel chỉ cần chị "chuẩn" thì em buồn buồn em kể chuyện mẹ em cho chị nghe... chỉ sợ sau đó chị la em thôi ! Em không dám nói nếp sống của nhà em là đại gia đình gì gì hết. Em nghĩ chẳng qua là mọi chuyện cũng là Ý Trời... nếu có khác thì chăng cũng là Trời bắt vậy. Như chị Huệ có viết câu "Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình"... em thấy đúng với em , nếu có người con nào chưa được chứng bằng điều mình thấy về Mẹ mình thì người đó cũng là thiếu may mắn.... vì em nghĩ các bà mẹ VN thời nào cũng "vĩ đại" cả.
Hoàn cảnh của mẹ cũng đặc biệt , mẹ em có 1 chị gái và 1 cậu em , năm mẹ em lên 8 thì ông ngọai em mất. Bà ngọai em bỏ Hải Dương đem con về nương náu bên nhà mình ở Hà Đông. Ấn tượng về ông ngọai em trong mẹ rất mờ nhạt... chỉ có sau này mẹ em lớn thì bà ngọai mới kể sự "xa cách" giữa gia đình bên chồng và bên ngọai. Cuộc chiến ý thức hệ giữa nhà nước thực dân , và những con người cách mạng lúc nào cũng sãn sàng vì nước vì lý tưởng , rồi sự ra đời của đảng CS xen lẫn cùng nhiều đảng phái quốc gia như Quốc Dân Đảng... đã biết bao nhiêu thanh niên VN âm thầm bỏ mạng bên Hoàng Phố ,bên Quảng Tây của Tầu , bao nhiều các gia đình VN vì hệ lụy và an nguy đã phải quay mặt lại với nhau vào đầu thế kỷ trước. Em nghe nói bà ngọai em là một người rất tự trọng do đó mẹ và bác em không được đi học , sống nương náu gia đình anh ruột của bà ngọai nhưng mấy mẹ con cũng tự làm và mưu sinh. Từ năm 14, 15 tuổi mẹ đã phải đi học may , bác gái chị của mẹ thì học làm bánh , học nấu ăn và cả lô các nghề tay chân. 21 tuổi di cư vào nam mẹ em làm công nhà cho nhà may Dung kế bên chợ Dakao , mẹ em lập gia đình nhưng không hề quen biết bố em trước, mẹ em lấy chồng vì ngọai em biết bà có bệnh ra đi không biết khi nào nên cố lo cho con trước khi. Em nghĩ cuộc đời mẹ em mọi chuyện chỉ là suôi theo tự nhiên... tới đâu thì hay tới đó , vì từng hiểu được cảnh mồ côi và nhà không có đàn ông ra sao nên suốt cuộc đời của mẹ ẹm có bao nhiêu tình thương và lo lắng thì bà dành hết cho con... và em nghĩ bà ngọai em mất đi chắc có dặn dò nên sau này dù đói đến đâu mẹ em cũng cố và giúp cho gia đình cậu em đi thóat vào năm 1977. Cuộc đổi đời 1975 và những năm sau đó , không có năm nào trong gia đình em không phải đương đầu với "biến động" mà trong đó có sự đói nghèo , có nước mắt của sự mất mát... và một tương lai mù mịt của gia đình. Em từng là chứng nhân , là đứa bé mới lớn chở mẹ rong ruổi suốt mấy ngày để mẹ đi vay mọi nơi có thể vay vài phân vàng , vài chỉ... để tuần sau đó 2 mẹ con dắt thằng em xuống vàm dối diện với Cồn Phụng , do sự dắt mối công an sẽ gửi em trai của em theo tầu bán chính thức có đăng ký tối hôm sau mà thực hư ra sao thì cả 2 mẹ con cũng chỉ là tin theo người ta. Hai ngày sau đó mẹ em mất ngủ , đêm nào cũng ngồi dựa thành giường để khóc sau khi các con nhỏ đã ngủ say. Một tuần sau đó có tin chuyến tầu này ra đến ngòai khơi gặp bão bị đắm , nghe nói chỉ có ít người được ghe chài vớt về. Mẹ em chết lặng khi hay tin.... nhưng tin xấu vừa bắt được thì tin tốt lại đến , có tin cậu em trai đến Thái Lan , thì ra công an gửi tầu này không được nó nhét lên 1 ghe nhỏ vượt biên khác và vì bão nên chiến hạm Mỹ vì lòng từ tâm đã cứu cả ghe với 67 người đưa ngay vào Bangkok. Sang năm sau đó thì anh trai em đi và cũng đến Mỹ vào cuối năm 79.
Năm 80 trốn về lại nhà thì thấy có ông nội về ở chung , hỏi ra thì các chú của em bỏ đi vượt biên hết nhưng không muốn mang trách nhiệm nên đã bỏ ông nội của em ở lại. Tội cho ông nội năm ấy ông mới ngòai 70 , ông vốn là nông dân khi còn ở ngòai quê miên bắc nên sức khỏe của ông rất tốt và cũng còn rất minh mẫn quắc thước... nay phải sống lủi thủi một mình không con không cái. Mẹ em không muốn ông sống một mình và lại không thể đi đi lại lại lo cho bố chồng dù chả ai bắt bà phải thế... nhưng vì không đành lòng nên bà đem ông về phụng dưỡng cơm nước , sau này em đi mất , ông em ốm nặng suốt mấy năm trời mẹ em vẫn lo cho ông, mẹ em mướn người về nhà để tắm táp cho ông nội và trò chuyện cùng ông... đến năm 88 thì ông nội em mất. Cũng cuối năm 80 mẹ nhất định theo bác em và các chị em bạn ngồi tầu Thống Nhất để ra Thanh Hóa thăm cải tạo , thế là em cùng đi , lúc bấy giờ em đã dạn dầy cuộc sống lại trong tuổi thanh niên , suốt 11 ngày ngủ bờ ngủ bụi em hiểu ra con người sống và tồn tại đôi khi không phải chỉ trông nhờ vào sức mà còn phải có ý chí rất mạnh , ở cạnh mẹ ngày ấy để thấy khi đi mẹ mong mau tới , khi về mẹ mong sớm về đến nhà vì biết nguyên bày con 5, 6 đứa cùng cha chồng đang trồng chờ bà từng ngày...
Chị Ba tê ơi... mẹ em là thế đấy , nên trong nhà đứa nào không gần gũi được với mẹ là đứa đó lỗ... mai em rảnh em kể cho chị nghe chuyện mẹ em đi coi bói và đã bao nhiêu ông thày đã ăn được tiền của mẹ em 
Chị ND.... dạo này em ít đi xa và đi lâu , nên thường xuyên có mặt ở SJ. Hôm qua em đổi ca nên cùng cậu em rể sáng sớm chở các cháu đi SugarBowl... trượt mông. Tuyết đổ nhiều mấy hôm nay nên cảnh cũng đẹp lắm chị ạ.
Chị Huệ... nói đúng lắm , những năm sau này mẹ em đổ hết tình thương vào các cháu , tại vậy bây giờ tụi nó cũng kén ăn , thịt chà bông mà không phải bà ngọai làm thì bị chê là không có juicy - thịt kho miếng ăn vào thì nhè ra nói ít does not taste like bà ngọai làm - mẹ chúng nó mua thịt xay về kho thì tụi nó chê wet không khô khô như bà ngọai làm - buồn tình thì rên mẹ ơi con muốn ăn xôi vò do bà ngọai làm... má ơi [}:)] em hỏi tụi con có biết bà ngọai bị bệnh không nấu ăn được nữa không thì đứa nào cũng nói "con biết"... nhưng vẫn muốn ăn đồ bà ngọai nấu 
Hình này là Tết 2005 "mâm cúng với các cháu yêu của bà "

Hình này là sinh nhật của mẹ em năm rồi 07/27/2008

camel
Vũ Thị Thiên Thư Gửi lúc 06:00:09 Hôm kia Feb 18 2009
Từ: Ngũ Đại Hồ
3385 bài
Anh Camel
Nghe anh kể chuyện và nhìn hình anh gởi vào thật cảm động quá...
Kính chúc sức khỏe cho Cụ , cầu mong anh và gia đình luôn hạnh phúc quay quần bên Mẹ
Huệ Gửi lúc 09:34:41 Hôm kia Feb 18 2009
Từ: Đất Lành
980 bài
Camel, chị cầu chúc Mẹ và gia đình được nhiều may lành luôn luôn. Mỗi người phải gánh cái gánh của mình thôi, nhưng có ơn thì không có gánh nào là quá nặng cho mình. Gẫm ra, cuộc đời của Mẹ tuy có lúc vất vả nhưng dầu già dầu trẻ bà cũng đã vững chãi tạo ra cuộc sống êm ấm và yên vui cho các con và các cháu, niềm hạnh phúc của bà là giúp cho con cháu được nên người và sống hạnh phúc. Giờ đây đã lâm bệnh mà bà vẫn giữ được sự khoan thai, an hòa, thật đáng yêu. Nói thiệt nha, chị cũng mơ ước bản thân mình có thể làm được một phần của bà và hưởng được một phần hạnh phúc của bà. Có nhiều điều tuổi đã qua rồi, không còn bắt chước bà được nữa, nhưng cũng còn rất nhiều điều chị cũng có thể ghi tâm học hỏi để ngày sau về già chị cũng có con cháu quây quần, trìu mến bên cạnh. Cảm ơn Camel đã chia xẻ.
hongkhackimmai Gửi lúc 13:52:09 Hôm kia Feb 18 2009
Từ: Dallas, Texas
1074 bài
Sương Lam Gửi lúc 22:45:28 Hôm kia Feb 18 2009
Từ: Portland, Oregon
1553 bài
Nghe Camel kể chuyện về Mẹ, nhìn hình bác gái bên đàn cháu nhỏ, SL cảm động lắm. SL không ngờ một người nói chuyện "tếu" như Camel lại là một người nhiều tình cảm gia đình, viết về cuộc đời của Mẹ mình với tất cả sự thương yêu, kính trọng đã làm cho SL cảm động.
SL có một người bạn đang ở Miền Đông xứ Mỹ mà SL rất quí mến vì anh rất có hiếu với Mẹ.
Sống ở xứ Mỹ, nhiều người chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc, quyền lợi cá nhân của mình mà quên đi tình cảm gia đình gắn bó, ít nhiều gì cũng đã làm cha mẹ đau lòng vì cách đối xử, lời ăn tiếng nói đối với cha mẹ già. Tìm được những người như anh bạn của SL, người bạn của chị HKM thật là khó kiếm.
Chúc bác gái vẫn được vui vẻ bên đàn cháu nhỏ. Chúc Camel và các anh chị trong gia đình Camel nhiều nghị lực, sức khoẻ để chăm sóc bác gái.
camel Gửi lúc 10:16:38 Hôm nay Feb 20 2009
329 bài
quote:
Gởi bởi hongkhackimmai
Hồi trước còn ở Oregon, trong sở HKKM làm có môt người đàn ông Mỹ còn độc thân. Cứ thấy mỗi khi lãnh paycheck thì anh ta đi department store mua ít áo quần cho cha mẹ. Hỏi cha mẹ sao cứ mặc đồ mới hòai vậy? anh ta tâm sự là cha mẹ già rồi, xứng đáng được ăn mặc đẹp mỗi ngày . Có lần anh ta kể là các anh chị em lập gia đình cả, rồi ai cũng kiếm cớ bận này bận nọ nên không ai thăm viếng cha mẹ già. Vì vậy anh ta quyết ở vậy để được săn sóc cha mẹ. Mỗi ngày
, sau khi tan sở là anh ta đi thẳng đến chỗ nursing home.
....
HKKM ít thấy ai săn sóc cha mẹ như cái anh chàng này, và cái bà mẹ này thật có phước
Chị HKKM.... em cũng nhận thấy hiếm đàn ông được như anh chàng Mỹ này , bất kể là người gì !
Em thì không biết nhiều lắm về mấy chuyê.n này ngòai vài chuyện trong gia đình. Trong gia đình VN như nhà em thì em thấy đàn ông đúng là vô tích sự , những ngày bà nội em đau nặng , hấp hối hay ông nội em đau ốm thì chỉ tội cho các con dâu.
Chị Huệ... hình như em nhớ có lần đọc đâu đó bữa ăn gia đình là sợi dây kết nối mọi chuyện , nhà em đông người , lúc mới sum họp nhiều lúc lo muốn chết vì có 2 đứa đi làm mà lại có những 9 miệng ăn , lại muốn chị cùng các em được đi học lại.... và rồi tất cả những thứ đó đều được như ước nguyện cũng nhờ vào những bữa ăn tối chung của cả nhà trong 5, 6 năm đó... cái em học được từ mẹ em là lúc nào cũng lạc quan và không bao giờ bring-up sự giận dỗi , điều không vừa lòng hay khó chịu về điều kiện sống. Tức là làm người lớn thì phải cắn răng mà chịu 
Chị SL.... cám ơn chị , chị đi VN về có hình gi đẹp post lên cho mọi người coi với !
hoàn thành nhiệm vụ