Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

những chữ xưa của cha ông, nay đã mất
SKlang
#1 Posted : Tuesday, October 14, 2008 4:00:00 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

Chúng ta, những Người Việt lang thang ở đâu đó trên khắp Trái Đất, hôm nay, giờ nầy, có thể nhớ lại những chữ xưa của cha ông, và ghi lại cho con cháu chúng ta được biết. Kẻo rồi, khi lớp người chúng ta rời khỏi trần gian nầy, vết tích ngôn ngữ của người xưa sẽ mất hút. Mãi mãi mất hút.

VÀI CHỮ CÒN NHỚ ĐƯỢC

1
rày = nay/ lúc nầy/ ngày nay
Sinh rằng: Rày gió mai mưa
Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi.

Nguyễn Du

2
chầy = muộn/ chậm/ lâu
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ năm canh.

Ca dao

3
qua = đại từ chỉ người, ngôi thứ 1
bậu = đại từ chỉ người, ngôi thứ 2
Bậu nói với qua bậu không hái lựu bẻ đào
Lựu đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay?

Ca dao

4
đường đắp = đường cho xe chạy
Ai đi đường đắp một mình
Phất phơ chéo áo giống hình phu quân.

Ca dao

5
đường cái quan = đường lớn
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời.

Ca dao

6
đòi = nhiều
Nỗi riêng lớp lớp sóng giồi
Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn.

Nguyễn Du

7
ghe = nhiều
Trâu mõi mệt trâu liền thăn thỉ
Một mình trâu ghe nỗi gian nan.

Lục súc tranh công

8
bua việc = việc làm vất vả
Chưa bao lâu thóat đã rạng đông
Vừa đến buổi cày bừa bua việc.

Lục súc tranh công

9
ben = so bì; bắt chước
Ai thong thả trâu nào ben được
Trâu nhọc nhằn ai dễ thế cho.

Lục súc tranh công

10
nói thép = nói xen vô
Nói chi nữa cho dài chuyện vãn?
Thưa chủ cho nói thép một lời.

Lục súc tranh công

11
bú thép = trẻ con bú sữa của một người không phải là mẹ
Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày rày mang ơn.

Ca dao

12
phen lê = so sánh/ so bì
Tuy rằng thú cũng hai giống thú
Thú như tao ai dám phen lê?

Lục súc tranh công

13
ghín = dè/ dè dặt
"thận ghín
"liêm ngay

Ngô Thời Nhậm. Tam Thiên Tự Giải Âm

14
nghỉ = hắn/ nó/ người ấy
Có nhà viên ngọai họ Vương
Gia tư, nghỉ cũng thường thường bậc trung.

Nguyễn Du

15
nạ dòng = đàn bà đã có một đời chồng con
Mạ úa cấy lúa chóng xanh
Nạ dòng mắn đẻ sao anh hững hờ?

Ca dao

16
chiềng = trình/ thưa
Lạy thôi nàng lại rén chiềng:
Nhờ cha trả lại nghĩa chàng cho xuôi.

Nguyễn Du

17
nỏ = không/ chẳng
lưa = còn lại
Nhọc nhằn nỏ muốn ăn khoai
Nấu hai nồi bộng lưa hai củ sùng.

Ca dao

18
làm thơ = làm nũng
Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ.

Ca dao

19
hãn = rõ, biết chắc
Trước sau chưa hãn dạ nầy
Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra!

Nguyễn Đình Chiểu

20
thìn = sửa sang, răn giữ
Vân Tiên ngảng mặt làm thinh
Nguyệt Nga liếc thấy càng thìn nết na.

Nguyễn Đình Chiểu

21
lây dây = lỡ dỡ, không dứt
Vân Tiên khó nỗi làm thinh
Chữ ân buộc lại chữ tình lây dây.

Nguyễn Đình Chiểu

22
mảng = chăm chú một việc gì
Mảng còn trò chuyện với nhau
Trông chừng kinh địa đã hầu tới nơi.

Nguyễn Đình Chiểu

23
nỏ nao = chẳng biết lúc nào
Lao đao phận trẻ chi sờn
Nỏ nao trả đặng công ơn cho chàng.

Nguyễn Dình Chiểu

24
lang chạ = lấy người khác hơn là vợ, hay chồng, của mình (ngọai tình)

25
nhà giây thép = bưu điện

26
đánh giây thép = gởi điện tín

27
giây thép gió = vô tuyến điện

28
giây nói = điện thọai

29
lục lộ = công chánh


Có thể nói, những chữ xưa của dân gian, hầu hết là Tiếng Việt thuần. Sau đó, lớp người có học bèn thay bằng Tiếng Hán Việt. Kể cả những chữ thường dùng, cũng bị thay bằng Tiếng Hán Việt. Dân gian gọi hai người sanh ra mình, là chamẹ; lớp người có học thì thích gọi là thân phụthân mẫu.

Gọi hai người sanh ra mình, là chamẹ, có gì đáng xấu hổ, để phải gọi là thân phụthân mẫu?

Lớp người Việt có học, miệng thì hô hào, nào là bảo vệ truyền thống dân tộc, nào là Tiếng Việt mến yêu, tay thì liệng chữ nghĩa của cha ông vào thùng rác, để thay bằng Tiếng Hán Việt.

Chữ nhà thương đã không chết, nếu không bị thay bằng chữ bịnh viện; chữ đường cái quan đã không chết, nếu không bị thay bằng chữ quốc lộ; chữ lang chạ đã không chết, nếu không bị thay bằng chữ ngọai tình; chữ bà mụ đã không chết, nếu không bị thay bằng chữ nữ hộ sinh; chữ vỡ nợ đã không chết, nếu không bị thay bằng chữ phá sản; chữ bỏ vốn đã không chết, nếu không bị thay bằng chữ đầu tư; chữ người già đã không chết tại Mỹ, nếu không bị thay bằng chữ cao niên, vân vân.

Trong khi dân gian thích dùng Tiếng Việt thuần, và Việt hóa Tiếng Hán, lớp người có học đang đẩy mạnh Hán hóa Tiếng Việt.

Ngày xưa, lớp người thượng lưu quý tộc ở Nước Nga thường dùng Tiếng Pháp để nói chuyện với nhau, như một biểu lộ rằng họ là thượng lưu trong xã hội. Ngày nay, Người Nga không còn dùng Tiếng Pháp để nói với nhau; điều đó không có nghĩa là, ngày nay, Nước Nga không có lớp người thượng lưu quý tộc.

SKlang











PC
#2 Posted : Thursday, October 16, 2008 6:40:14 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Thật ra thì ai muốn dùng từ nào thì cứ dùng. Tại mình không chịu dùng cho nên chúng từ từ chết đi đó chớ.
SKlang
#3 Posted : Friday, October 17, 2008 4:19:02 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Thật ra thì ai muốn dùng từ nào thì cứ dùng. Tại mình không chịu dùng cho nên chúng từ từ chết đi đó chớ.



PC thân mến,

Con người có tự do và quyền chọn lựa. Sống dưới bầu trời tự do, PC, và tôi, và tất cả mọi người, đều ý thức như thế.

1
Giả sử PC đứng trước mặt hai người sanh ra mình, và nói, "Thưa cha mẹ, hay thưa ba má (như dân gian Miền Nam), hay thưa bố mẹ/ thầy mẹ (như dân gian Miền Bắc)," PC có cảm thấy xấu hổ, hoặc cảm thấy quê mùa, vì đã dùng tiếng mẹ đẻ? Hay là PC cảm thấy là mình cần thiết phải dùng Tiếng Hán Việt, để nói, "Thưa thân phụthân mẫu"?

Giả sử, một hôm, PC nói với người mẹ:
- Thưa mẹ, tháng sau con sẽ làm lễ mừng tám mươi tuổi của mẹ, tại nhà của mình.
Rồi PC lại nghe một tay anh chị trong xã hội đen, nói:
- Thưa thân mẫu, tháng sau con sẽ cử hành lễ thượng thọ bát tuần cho thân mẫu tại tư thất.

PC có cảm thấy là, vì dùng tiếng mẹ đẻ, phẩm giá của mình liền bị giảm; mình không có vẻ "bác học," không có vẻ "trí thức," và mình liền trở thành kẻ "hạ lưu" trong xã hội?

Và, nghe tay anh chị dùng Tiếng Hán Việt, PC có cảm thấy là, phẩm giá của người nầy liền tăng lên; anh ta có vẻ "bác học," "trí thức," và anh ta liền trở thành người "thượng lưu" trong xã hội?

2
Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng có một số rất ít chữ bị chết đi, và được thay bằng chữ mới, vì xã hội thay đổi, và thời đại thay đổi, nên ngôn ngữ phải tiến hóa. Con số những chữ bị chết trong trường hợp nầy là rất ít, rất ít, và coi như không đáng kể.

Trường hợp Tiếng Việt, thì khác. Một số đáng kể Tiếng Việt của cha ông để lại, đã, đang, và sẽ chết, vì bị chính lớp Người Việt có quyền và có học - kể cả những người cộng sản, và những người không cộng sản - đã và đang làm cho nó chết. Lớp người có quyền và có học nắm giữ các phương tiện truyền thông (báo chí, sách vở, truyền thanh, truyền hình . . .) Muốn cho một chữ chết đi, thật dễ: chỉ cần không cho nó có mặt trên các phương tiện truyền thông. Chữ ấy chỉ còn sống lây lất trong dân gian, rồi lặng lẽ lìa đời. Đó là cách mà lớp người có quyền và có học, làm cho Tiếng Việt thuần đang âm thầm ngừng thở.

Một vài ví dụ về Tiếng Việt của cha ông để lại, chết tại Mỹ
Hiện nay tại Mỹ, chữ đồng bào, một chữ độc đáo, và có ý nghĩa thần thọai trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, đang thoi thóp, vì bị thay bằng chữ đồng hương. Đồng bào có nghĩa là cùng nòi giống, cùng dân tộc; đồng hương chỉ có nghĩa là cùng làng (đồng = cùng; hương = làng).

Chữ người già cũng đang thoi thóp, vì bị Người Việt thay thế bằng chữ cao niên. Cho rằng chữ nầy sang hơn chữ kia, đó chỉ là ảo tưởng. Ngôn ngữ chỉ là những quy ước dùng làm phương tiện thông tin giữa con người với nhau. Không có chữ nào sang; không có chữ nào hèn; không có chữ nào bác học; không có chữ nào quê mùa. Chỉ là tự mình tạo ra ảo tưởng mà thôi.

Ngày xưa, Nguyễn Khuyến, một nhà nho tinh thông Hán học, được người cùng thời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ, chỉ dùng Tiếng Việt thuần để làm thơ. Ông viết,
Tuổi già hạt lệ như sương.
Ông đã không viết,
Cao niên hạt lệ như sương.

Trước đây nhiều năm, báo Tiếng Việt tại Mỹ gọi Father's DayNgày Của Cha, và Mother's Day, Ngày Của Mẹ. Rồi sau đó, họ thay bằng Ngày Từ PhụNgày Hiền Mẫu. Ngòai việc thay Tiếng Việt thuần bằng Tiếng Hán Việt, những nhà báo nầy còn cho người ta hiểu sai tinh thần của hai ngày lễ nầy của Nước Mỹ.

Chữ từ phụ có nghĩa là cha hiền. Nếu gọi là cha hiền, có lẽ trên Nước Mỹ nầy chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ những người cha được tưởng nhớ trong ngày lễ nầy. Nước Mỹ chỉ gọi là người cha, và không có thêm tĩnh từ (adjective) nào khác, nghĩa là tất cả mọi người cha trên Nước Mỹ đều nên được tưởng nhớ trong ngày lễ nầy.

Có những người cha hiền, hiểu theo nghĩa biết lo cho con cái nên người. Có những người cha quanh năm vật lộn với cuộc sống, để chỉ đủ cơm áo cho con cái, ngòai ra không còn khả năng để giúp con cái việc gì khác. Có những người cha, như Lê Văn Đó trong Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh, vào thời trẻ, đã phải đi ăn trộm một nồi cháo heo, để mong giúp được người thân vượt qua cơn đói. Có những người cha, thời chiến tranh, đã chết trận trước khi con ra đời. Có những người cha, đã ngồi trong nhà tù cộng sản trong nhiều năm, và không làm được gì cho con cái. Có những người cha, giờ nầy đang nằm trên giường bịnh. Có những người cha bị mất trí. Có những người cha . . .

Nói tóm lại, không phải người cha nào cũng có thể trở thành "cha hiền." Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tất cả các người cha đều được Nước Mỹ tưởng nhớ trong ngày lễ. Mỗi người cha có một hoàn cảnh. Và, có lẽ ít có người cha nào tự nhận mình là "cha hiền." Người cha là người cha, thế thôi.

Hàng trăm ngàn đàn bà con gái Việt Nam đang đi làm công tại nhiều nước, hầu hết sống tận đáy xã hội ở những nước ấy, có khi phải bán cái mà họ có, để mong có tiền gởi về giúp gia đình hay con cái của họ. Nhìn chữ Ngày Của Mẹ, có lẽ họ xúc động, và nhớ đến con cái của họ ở quê nhà. Nhìn chữ Ngày Hiền Mẫu, có lẽ họ gục đầu xuống, và đau lòng.

Bỏ Tiếng Việt thuần để dùng Tiếng Hán Việt, các nhà báo Người Việt tại Mỹ lại thêm mắm dậm muối, làm sai lệch tinh thần các ngày lễ của Nước Mỹ.

Lớp Người Việt có quyền và có học vẫn đang tiếp tục ruồng bỏ Tiếng Việt thuần, để thay bằng Hán Việt. Rồi sẽ tới một ngày kia, hiện tượng sau đây sẽ xảy ra:
- Người Việt viết Tiếng Tàu bằng chữ quốc ngữ;
- Người Việt nói Tiếng Tàu theo cách phát âm của mình.

Về Tiếng Việt, tôi chỉ viết những gì tôi nghĩ. Và dĩ nhiên, tôi tôn trọng tự do và quyền chọn lựa của PC, cũng như của tất cả mọi người.

SKlang
Chôm Chôm
#4 Posted : Saturday, October 18, 2008 5:55:07 PM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi SKlang

chữ người già đã không chết tại Mỹ, nếu không bị thay bằng chữ cao niên, vân vân.
SKlang


Được kêu là cao niên, nhiều tuổi thì bớt...thảm thương hơn là bị kêu...người già! Tongue













xv05
#5 Posted : Saturday, October 18, 2008 8:36:08 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Chôm Chôm



Được kêu là cao niên, nhiều tuổi thì bớt...thảm thương hơn là bị kêu...người già! Tongue


Chị Chôm Chôm, ApproveApprove

Đúng là đâu có ai khoái bị kêu là già đâu nờ, ngay cả ông cụ 70 mà còn muốn "làm" "anh"
70+1 trở lên mà chỉ "xin" làm "chú"
biểu sao chữ "người già" không bị "mai một" Question
quote:


Tôi đề nghị (...) gọi như sau:
(...)
Phái-không-đẹp (không kể có vợ hay độc thân)

Từ 20 đến 70 tuổi: Anh
Từ 71 tuổi trở lên: Chú
Nhớ đừng bao giờ gọi một người phái-không-đẹp là Bác. Họ không thích chữ nầy, vì nghe chữ nầy họ cảm thấy họ không còn trẻ nữa, và sắp đến ngày "xuống lỗ." Ngay cả chữ Chú mà họ cũng không thích. Hình như có một bản nhạc tựa đề là Đừng gọi anh bằng chú.

Có ai nhớ đã đọc cái quote trên ở đâu không??
SKlang
#6 Posted : Sunday, October 19, 2008 1:30:30 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05

quote:
Gởi bởi Chôm Chôm



Được kêu là cao niên, nhiều tuổi thì bớt...thảm thương hơn là bị kêu...người già! Tongue


Chị Chôm Chôm, ApproveApprove

Đúng là đâu có ai khoái bị kêu là già đâu nờ, ngay cả ông cụ 70 mà còn muốn "làm" "anh"
70+1 trở lên mà chỉ "xin" làm "chú" Shocked
Nói có sách mách có chứng, biểu sao chữ "người già" không bị "mai một" Question
quote:


Tôi đề nghị (...) gọi như sau:
(...)
Phái-không-đẹp (không kể có vợ hay độc thân)

Từ 20 đến 70 tuổi: Anh
Từ 71 tuổi trở lên: Chú
Nhớ đừng bao giờ gọi một người phái-không-đẹp là Bác. Họ không thích chữ nầy, vì nghe chữ nầy họ cảm thấy họ không còn trẻ nữa, và sắp đến ngày "xuống lỗ." Ngay cả chữ Chú mà họ cũng không thích. Hình như có một bản nhạc tựa đề là Đừng gọi anh bằng chú.

Có ai nhớ đã đọc cái quote trên ở đâu không??




chôm chôm và xv05 thân mến,

1
Vấn đề các bạn nêu lên, là thuộc về tâm lý; không thuộc về ngôn ngữ.

2
Các bài viết của tôi nhằm nêu lên một vấn đề về ngôn ngữ, nói rõ hơn, về Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

Vì Tiếng Việt không đủ dùng, nên chữ nào Tiếng Việt không có (thường là chữ chỉ các ý niệm trừu tượng) thì phải mượn chữ của Nước Tàu (dưới hình thức Hán Việt) để dùng. Vay mượn là cần thiết giữa các dân tộc, để cùng nhau vươn lên. Mối liên quan văn hóa là chằng chịt giữa các dân tộc trên Trái Đất. Không có dân tộc nào có thể tự hào rằng, mình có nền văn hóa hoàn toàn riêng.

Vấn đề là, mình chỉ mượn những gì mình không có, hay còn thiếu. Khi Tiếng Việt đã có những chữ cùng nghĩa với Tiếng Tàu, việc tiếp tục mượn chữ của Nước Tàu (Hán Việt), thậm chí lấy luôn và dùng làm của riêng, có nên không? Khuynh hướng hiện nay của lớp người có học của Việt Nam, là như thế: mượn chữ của Nước Tàu, rồi lấy làm của riêng, để thay thế tiếng mẹ đẻ.

Chữ nghĩa chỉ là những quy ước, dùng làm phương tiện thông tin giữa con người với nhau.Chữ nghĩa vô tri giác; chữ nghĩa không sang không hèn, không bác học hay quê mùa gì cả. Khi chúng ta có cảm tưởng chữ nầy sang, chữ kia hèn, đó chỉ là ảo tưởng. Các sĩ phu ngày xưa đã từng có ảo tưởng như thế: khi có Chữ Nôm vào Thế Kỷ 13, hầu hết các sĩ phu, chẳng những đã không vui mừng vì dân tộc Việt Nam có chữ viết riêng, lại buông ra câu:"Nôm na là cha mách qué."

Người ta thấy, chỉ có một số rất ít sĩ phu dùng Chữ Nôm, và làm ra Văn Học Chữ Nôm, và nền văn học ấy đã để lại những tác phẩm đặc sắc cho Văn Học Cổ Điển của Việt Nam. Ai muốn biết tên tuổi của các sĩ phu chê Chữ Nôm, và không có đóng góp gì cho văn học, có thể đi ra Văn Miếu tại Hà Nội, để đọc tên tuổi của họ trên các bia đá; còn tên tuổi của các sĩ phu không chê Chữ Nôm, và đã có đóng góp cho văn học Việt Nam, thì đang nằm trong lòng của dân gian Việt Nam.

Khi ruồng bỏ tiếng mẹ đẻ, và muốn làm cho Tiếng Việt mỗi ngày mỗi trở nên y hệt như Tiếng Tàu, Người Việt đã tự mình đồng hóa Tiếng Việt với Tiếng Tàu, và người ta gọi hiện tượng đó là tha hóa (alienation, strangement). Và kết quả là, một ngày kia, Tiếng Việt không còn là Tiếng Việt nữa, mà chỉ là phó sản (by-product) của Tiếng Tàu, và tiếng mẹ đẻ sẽ trở thành một cổ ngữ, nghĩa là một ngôn ngữ chết của dân tộc Việt Nam.

Có thể thấy một hậu quả gần, của hiện tượng tha hóa Tiếng Việt, khi cha mẹ nói với trẻ con sanh ra và lớn lên tại Mỹ.
- cha mẹ nói người già, có lẽ chúng sẽ hiểu; nói người cao niên, có lẽ chúng sẽ không hiểu;
- cha mẹ nói biểu tình ngồi, có lẽ chúng sẽ hiểu; nói biểu tình tọa kháng, có lẽ chúng sẽ không hiểu;
- người mẹ nói, "Mẹ sẽ đẻ một đứa em cho con," có lẽ chúng sẽ hiểu; nói, "Mẹ sẽ hạ sanh một đứa em cho con," có lẽ chúng sẽ không hiểu.
- Vân vân.

Mỗi dân tộc, hay mỗi con người, có lẽ nên sống như mình là mình. Có thể học những tinh hoa của dân tộc khác, hay người khác, nhưng không nên tự đánh mất mình. Có thể nhìn Tây Tạng. Là một nước nhỏ, sống bên cạnh Nước Tàu rộng lớn, dân tộc Tây Tạng vẫn muốn họ là họ, và họ không muốn bị đồng hóa vào giòng Hán tộc của Nước Tàu.

Tôi biết, những gì tôi viết về Tiếng Việt, chỉ là cất lên một tiếng nói, rất lẻ loi, rất cô độc, rất lạc lõng, như tiếng kêu giữa sa mạc.

Và, tôi tôn trọng tự do và quyền chọn lựa của tất cả mọi người.

SKlang

SKlang
#7 Posted : Sunday, October 19, 2008 3:13:08 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi SKlang

quote:
Gởi bởi xv05

quote:
Gởi bởi Chôm Chôm



Được kêu là cao niên, nhiều tuổi thì bớt...thảm thương hơn là bị kêu...người già! Tongue


Chị Chôm Chôm, ApproveApprove

Đúng là đâu có ai khoái bị kêu là già đâu nờ, ngay cả ông cụ 70 mà còn muốn "làm" "anh"
70+1 trở lên mà chỉ "xin" làm "chú" Shocked
Nói có sách mách có chứng, biểu sao chữ "người già" không bị "mai một" Question
quote:


Tôi đề nghị (...) gọi như sau:
(...)
Phái-không-đẹp (không kể có vợ hay độc thân)

Từ 20 đến 70 tuổi: Anh
Từ 71 tuổi trở lên: Chú
Nhớ đừng bao giờ gọi một người phái-không-đẹp là Bác. Họ không thích chữ nầy, vì nghe chữ nầy họ cảm thấy họ không còn trẻ nữa, và sắp đến ngày "xuống lỗ." Ngay cả chữ Chú mà họ cũng không thích. Hình như có một bản nhạc tựa đề là Đừng gọi anh bằng chú.

Có ai nhớ đã đọc cái quote trên ở đâu không??




chôm chôm và xv05 thân mến,

1
Vấn đề các bạn nêu lên, là thuộc về tâm lý; không thuộc về ngôn ngữ.

2
Các bài viết của tôi nhằm nêu lên một vấn đề về ngôn ngữ, nói rõ hơn, về Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

Vì Tiếng Việt không đủ dùng, nên chữ nào Tiếng Việt không có (thường là chữ chỉ các ý niệm trừu tượng) thì phải mượn chữ của Nước Tàu (dưới hình thức Hán Việt) để dùng. Vay mượn là cần thiết giữa các dân tộc, để cùng nhau vươn lên. Mối liên quan văn hóa là chằng chịt giữa các dân tộc trên Trái Đất. Không có dân tộc nào có thể tự hào rằng, mình có nền văn hóa hoàn toàn riêng.

Vấn đề là, mình chỉ mượn những gì mình không có, hay còn thiếu. Khi Tiếng Việt đã có những chữ cùng nghĩa với Tiếng Tàu, việc tiếp tục mượn chữ của Nước Tàu (Hán Việt), thậm chí lấy luôn và dùng làm của riêng, có nên không? Khuynh hướng hiện nay của lớp người có học của Việt Nam, là như thế: mượn chữ của Nước Tàu, rồi lấy làm của riêng, để thay thế tiếng mẹ đẻ.

Chữ nghĩa chỉ là những quy ước, dùng làm phương tiện thông tin giữa con người với nhau.Chữ nghĩa vô tri giác; chữ nghĩa không sang không hèn, không bác học hay quê mùa gì cả. Khi chúng ta có cảm tưởng chữ nầy sang, chữ kia hèn, đó chỉ là ảo tưởng. Các sĩ phu ngày xưa đã từng có ảo tưởng như thế: khi có Chữ Nôm vào Thế Kỷ 13, hầu hết các sĩ phu, chẳng những đã không vui mừng vì dân tộc Việt Nam có chữ viết riêng, lại buông ra câu:"Nôm na là cha mách qué."

Người ta thấy, chỉ có một số rất ít sĩ phu dùng Chữ Nôm, và làm ra Văn Học Chữ Nôm, và nền văn học ấy đã để lại những tác phẩm đặc sắc cho Văn Học Cổ Điển của Việt Nam. Ai muốn biết tên tuổi của các sĩ phu chê Chữ Nôm, và không có đóng góp gì cho văn học, có thể đi ra Văn Miếu tại Hà Nội, để đọc tên tuổi của họ trên các bia đá; còn tên tuổi của các sĩ phu không chê Chữ Nôm, và đã có đóng góp cho văn học Việt Nam, thì đang nằm trong lòng của dân gian Việt Nam.

Khi ruồng bỏ tiếng mẹ đẻ, và muốn làm cho Tiếng Việt mỗi ngày mỗi trở nên y hệt như Tiếng Tàu, Người Việt đã tự mình đồng hóa Tiếng Việt với Tiếng Tàu, và người ta gọi hiện tượng đó là tha hóa (alienation, strangement). Và kết quả là, một ngày kia, Tiếng Việt không còn là Tiếng Việt nữa, mà chỉ là phó sản (by-product) của Tiếng Tàu, và tiếng mẹ đẻ sẽ trở thành một cổ ngữ, nghĩa là một ngôn ngữ chết của dân tộc Việt Nam.

Có thể thấy một hậu quả gần, của hiện tượng tha hóa Tiếng Việt, khi cha mẹ nói với trẻ con sanh ra và lớn lên tại Mỹ.
- cha mẹ nói người già, có lẽ chúng sẽ hiểu; nói người cao niên, có lẽ chúng sẽ không hiểu;
- cha mẹ nói biểu tình ngồi, có lẽ chúng sẽ hiểu; nói biểu tình tọa kháng, có lẽ chúng sẽ không hiểu;
- người mẹ nói, "Mẹ sẽ đẻ một đứa em cho con," có lẽ chúng sẽ hiểu; nói, "Mẹ sẽ hạ sanh một đứa em cho con," có lẽ chúng sẽ không hiểu.
- Vân vân.

Mỗi dân tộc, hay mỗi con người, có lẽ nên sống như mình là mình. Có thể học những tinh hoa của dân tộc khác, hay người khác, nhưng không nên tự đánh mất mình. Có thể nhìn Tây Tạng. Là một nước nhỏ, sống bên cạnh Nước Tàu rộng lớn, dân tộc Tây Tạng vẫn muốn họ là họ, và họ không muốn bị đồng hóa vào giòng Hán tộc của Nước Tàu.

Tôi biết, những gì tôi viết về Tiếng Việt, chỉ là cất lên một tiếng nói, rất lẻ loi, rất cô độc, rất lạc lõng, như tiếng kêu giữa sa mạc.

Và, tôi tôn trọng tự do và quyền chọn lựa của tất cả mọi người.

SKlang





Xin lỗi người đọc, tôi đã viết sai chữ ESTRANGEMENT thành STRANGEMENT. Chữ đúng là ESTRANGEMENT.

SKlang
oc huong
#8 Posted : Sunday, October 19, 2008 4:27:37 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Cám ơn SKLang về những bài viết này và mong được đọc thêm.
OH
Phượng Các
#9 Posted : Friday, October 28, 2011 1:51:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đọc báo ở VN tôi để ý thấy từ xe hơi không đuợc dùng nữa, thay vào đó là xế hộp. Từ này vốn là tiếng lóng thời 1970s. Xe cộ thì đuợc thay bằng phương tiện.
linhvang
#10 Posted : Friday, February 24, 2012 3:05:59 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Người miền Bắc gọi xe hơi là ô tô .
Phượng Các
#11 Posted : Saturday, January 26, 2013 10:53:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trong một truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, ông có viết "ngồi vất đóc", nguời biên soạn chua là không hiểu nghĩa là gì. Theo tôi đó là cụm từ "ngồi vắt nóc", từ "vắt nóc" có trong truyện Kiều:

Lễ xong hương hỏa gia đường,
Tú bà vắt nóc lên giường ngồi ngay

Phượng Các
#12 Posted : Sunday, August 23, 2015 3:57:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thiếu Khanh.
.....
Đọc tập thơ "Gọi Khan Giọng Tình" của thi sĩ Trần Phù Thế, người Thạnh Lộc tỉnh Sóc Trăng xưa, tôi cảm động khi bắt gặp đoạn thơ này trong đó có từ "nhửng" mà gần năm mươi năm trước tôi đã từng nghe:

Ta ghét mười năm ở xứ này
Mười năm đủng đỉnh lục bình quay
Như con nước nhửng dòng sông Hậu
Thương cả lần đi ứa máu đầy

Ngày trước, vào giửa những năm 1960, trong bước "giang hồ" ở vùng sông chia chín nhánh tôi từng nghe người địa phương nói từ "nhửng" này, cũng trong ngữ cảnh về sông nước như trong câu thơ trên. Tôi hiểu nước nhửng là con nước "đứng", lờ đờ trên dòng sông không lên không xuống – nhưng không chắc lắm. Triết gia người Anh gốc Áo Ludwig Wittgenstein cho rằng ý nghĩa của một từ là cách dùng của từ đó. Nói như thế cũng quá mơ hồ. Nhưng một người Nam Bộ tha hương mang theo mình hình ảnh con nước nhửng trên dòng sông quê nhà chắc phải làm cho những người xa quê như mình cảm động lắm. Tôi đã cảm động như gặp lại người quen cũ.

http://chimvie3.free.fr/...nhn_TuKyHuyNamBo_060.htm
Phượng Các
#13 Posted : Tuesday, January 10, 2017 7:23:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đức Thầy đứng lại, Chú tiểu nói: “Thưa hai huynh Thầy tôi xin mời hai huynh trở về chùa nghỉ, đợi ít ngày huynh Hai đưa người đi non về sẽ cùng hai huynh chớ nay hai huynh không biết đàng xá, đi trên non này lải thì nguy lắm?” (lải là lạc: người đi núi thường có tục không dám dùng chữ lạc mà dùng chữ lải).

Dõi Gót Theo Thầy - Cuộc Thám Hiểm Trên Núi Tà Lơn
Phượng Các
#14 Posted : Friday, July 7, 2017 6:05:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
muội lượt

Nghe có người dùng tính từ này với nghĩa là trì trệ, đần độn, chậm hiểu, lờ đờ ...(Không biết tôi có đúng chính tả không).
Phượng Các
#15 Posted : Tuesday, July 18, 2017 8:22:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tính từ
rái

-Sợ hãi.
Khôn cho người ta rái,.
Dại cho người ta thương
dở dở ương ương chỉ tổ người ta ghét
(tục ngữ)

-Cạch, không dám làm nữa.
Phải một cái, rái đến già. (tục ngữ)
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.