Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam cần gì ? và cần ai ??
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, October 8, 2008 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
* chớ vội kết án, mà hãy bình tĩnh đọc và bình tĩnh suy ngẫm = luôn giúp cho mọi sự tốt lành hơn cho chính mình và cho tất cả??

Trương Khởi

Cần những con người phản nghịch đích thực

Trong một hội nghị văn học các tỉnh miền Trung tại Quảng Nam, Việt Nam, dưới sự chủ trì của Hữu Thỉnh – nhà thơ quan chức cấp cao của hội nhà văn Việt Nam – cùng một số “quan chức nhà văn” khác như Thanh Quế (hội Văn Học Nghệ Thuật Đà Nẵng), Nguyễn Tấn Sĩ, Tiêu Đình… (hội VHNT Quảng Nam)… Và một số nhà thơ, nhà văn thuộc các hội của các tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên. Hữu Thỉnh, sau khi phát biểu một bài tham luận dài lòng thòng không đâu vào đâu, dẫn toàn chuyện trên trời dưới đất (không ngoại trừ Đạo Đức kinh của Lão Tử và một số vấn đề về “trách nhiệm của một nguời cầm bút với chế độ xã hội chủ nghĩa”…). Gần cuối câu chuyện, Hữu Thỉnh chuyển sang chuyện Hậu Hiện đại và giải Đại tự sự. Và vấn đề được nêu ra cũng dài lê thê, lộn xộn, chung qui ý Hữu Thỉnh muốn nhấn mạnh là không nên giải Đại tự sự vô sản, không nên theo Hậu hiện đại… Vì theo Hữu Thỉnh thì Hậu Hiện đại là “…Tiểu tự sự, là đau khổ, là nhấn mạnh vấn đề cá nhân, chủ nghĩa cá nhân, là tuyệt vọng… Các anh chị phải thừa biết một điều là cái hội nhà văn này ra đời là do đại tự sự xã hội chủ nghĩa tạo nên… các anh chị phải phục vụ xã hội chủ nghĩa…”

Tôi nhìn ra chung quanh cử tọa, thật sự là có nhiều gương mặt cũng sáng sủa ra phết, thậm chí có người còn có được cả bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (đương nhiên là tuổi hơi cao, thuộc nhóm cán bộ hưu trí), bằng cử nhân (lớp này có trẻ hơn tí chút), và một số người có chính kiến hơn như Phạm Thông – ủy viên thường vụ tỉnh ủy Quảng Nam… Nhưng phần lớn thì ngồi nghe như vịt nghe sấm, không dám nói, nói nhỏ với nhau vừa đủ nghe hoặc không biết gì để phát biểu… Kể cả Phạm Thông, cũng phản đối những câu mà anh ta cho rằng Hữu Thỉnh “nói ngu” bằng cách giả bộ say rượu (và nếu có say rượu thật thì có khi lại tốt hơn cho Thông!), lè nhè nói năng, huơ tay múa chân, hết sức mất trật tự và không có gì để nói rằng anh ta đang dự hội nhị nhà văn…

Ngay trong vấn đề Hữu Thỉnh nêu ra (và có vẻ như định nghĩa) về chủ nghĩa Hậu hiện đại một cách hoàn toàn mù tịt, không có chút học thuật nào, nói như cha xứ đang giảng đạo trước bầy con chiên ngoan ngoãn vậy mà những con người được mệnh danh là nhà văn, nhà thơ kia lại ngồi im, câm như hến! Một vấn đề nhục nhã và mất nhân cách! (Sở dĩ tôi gọi đây là một sự mất nhân cách vì họ mang danh nhà văn, nhà thơ – kẻ đại diện cho tiếng nói dân tộc, kẻ phát biểu nhân danh con người…).

Tôi thử phân tích đôi chút về những phát biểu của Hữu Thỉnh, thứ nhất: giải đại tự sự nghĩa là đi vào tiểu tự sự, là đau khổ, là chủ nghĩa cá nhân, là tuyệt vọng… Ở đây, dường như Hữu Thỉnh không biết gì về Hậu hiện đại, vì nếu bảo Hậu hiện đại là đi vào chủ nghĩa cá nhân, đau khổ, tuyệt vọng thì dường như những thứ tâm lý ấy đã có ở hầu hết các chủ nghĩa, trào lưu nghệ thuật khác như Phục Hưng, Khai Sáng, Hiện Đại, Vị Lai… Lập Thể, Đa Đa, Trừu Tượng, Siêu Thực… Nói chung, đó là một thứ tâm lý – nằm trong tổng thể những tâm lý của con người mà người nghệ sĩ tùy vào cơ địa, tạng nghệ thuật của mình để sáng tạo, khai thác, quảng diễn… Đó không phải là đặc trưng của một chủ nghĩa, trường phái nghệ thuật.

Và trên hết, đặc trưng của nghệ thuật Hậu hiện đại không phải là những vấn đề Hữu Thỉnh nêu ra trước cử tọa. Vì sao? Thứ hai: Hữu Thỉnh “cho rằng” hội nhà văn là do đại tự sự xã hội chủ nghĩa tạo ra, phải phục vụ con người trên tinh thần xã hội chủ nghĩa… Đây không phải là một quan điểm học thuật (vì không có thứ học thuật nào lại mù mờ, ngốc nghếch như thế cả!) mà là một kiểu hù dọa chính trị, rằng ông phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây (mà “đạo lý” ăn quả nhớ kẻ trồng cây vốn là sản phẩm của tư tưởng phong kiến, ngu dân, lẽ ra anh trồng cây phải nhớ đến kẻ ăn quả, anh phải tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, sự linh hoạt của thị trường, giá trị của sản phẩm… Và không bao giờ được phép bắt người tiêu thụ phải thụ động, dựa dẫm vào sự ban phát, điều phối của anh theo kiểu bao cấp (một hành động phản lại loài người, cướp đi lòng tự trọng, cái tôi cá nhân…), càng không có nghĩa kẻ ăn quả phải nhớ ơn anh mà ngược lại anh phải biết nhớ ơn người đã ăn quả, nếu không có người tiêu thụ, anh trồng cây, lấy quả để làm gì? Vô nghĩa!), anh ăn cơm của nhà nước anh phải có trách nhiệm phục vụ nhà nước bằng tất cả khả năng anh có được…(?!).

Về vấn đề thứ nhất, Hữu Thỉnh đã không biết gì hoặc có biết nhưng lại đánh lừa những cử tọa vì lý do nhạy cảm nào đó như phục vụ chế độ, ăn nhiều “quả” rồi, không làm khác được…

Hữu Thỉnh đã không hề nêu ra hai chữ PHẢN TƯ, vấn đề mấu chốt của chủ nghĩa Hậu hiện đại, và có thể xem đó là trạng thái có tính phổ quát trong sinh quyển Hậu hiện đại. Một khi con người (không riêng gì nghệ sĩ) biết phản tư, biết suy tư về thân phận, ý nghĩa tồn tại và tự do thì mọi chuyện sẽ khác đi nhiều. Họ sẽ biết đặt ngược vấn đề về niềm tin của họ vào thứ đại tự sự đang chi phối niềm tin và số phận họ.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, nếu anh chỉ cần suy tư về tự do một chút thôi, anh sẽ thấy tởm lợm chế độ cộng sản độc tài, anh sẽ thấy mình chưa bao giờ được sống đúng nghĩa một con người, anh không có được cái quyền nào cả ngoài thứ quyền do nhà nước qui định (hoặc cái quyền anh không làm trái với những qui định của nhà nước…), anh sẽ thấy số phận con người dưới chế độ cộng sản chẳng khác nào thần dân phong kiến (chí ít là quyền sở hữu cái nơi chốn sinh sống tự nhiên của anh – quyền sở hữu – anh chưa có. Anh chỉ có quyền sử dụng đất lâu dài, nếu khi nào nhà nước cần trưng thu vào mục đích quốc phòng hoặc “phúc lợi xã hội” thì anh chỉ được phép đồng ý và nhận một khoản đền bù theo qui định của nhà nước, anh không được quyền thắc mắc hoặc phản đối nếu cảm thấy vô lý, bất công). Vì sao? Vì anh không có quyền sở hữu (cho dù đất đó là của cha mẹ anh để lại cho anh hoặc anh phải bỏ tiền ra mua lấy), anh chỉ có quyền sử dụng – một phần ba của quyền sở hữu – trong khả năng pháp luật cho phép! Quyền sở hữu, ít nhất cũng có ba thuộc tính căn bản như: quyền chiếm dụng, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nhưng ở đây, hai quyền còn lại nằm trong tay kẻ khác – nhà nước. Ngày xưa, mọi thứ của quí, đất đai là của vua, bây giờ là của toàn dân, do nhà nước quản lý. Không có chiêu lừa bịp, mỵ dân nào tinh vi như thế! Hữu Thỉnh đánh lừa con đen trong vấn đề Hậu hiện đại cũng có nguyên nhân, lý do của nó. Không biết có nên thông cảm cho một con người đánh mất lòng tự trọng như vậy hay không?!

Vấn đề thứ hai có tính nhân quả vấn đề thứ nhất. Vì anh đã ăn cơm của chế độ cộng sản, sống theo tôn chỉ của chủ nghĩa xã hội thì anh phải thực hiện đầy đủ những qui định, qui chế của nó… Đúng là hết chỗ nói, không có một con người nào dám đứng lên phản đối hoặc đặt câu hỏi phản biện. Vì sao? Vì sợ sệt, vì nghĩ rằng mình đã ăn bổng lộc từ nhà nước? Vì nghĩ rằng mình cần được yên thân? Không có thứ tư duy nào hổ lốn đến như vậy!

Ở đây, cần phải hiểu rằng nhà nước là một bộ máy do nhân dân lập ra nhằm phục vụ nhân dân trên mọi nghĩa. Và nhà nước tồn tại được hay không là nhờ vào niềm tin cùng với khoản tiền mà mỗi người dân phải đóng thuế hằng ngày để duy trì sự tồn tại của nhà nước, phải hiểu rằng nhân dân đẻ ra nhà nước và nuôi dưỡng nhà nước. Nhà nước tồn tại đệ bảo vệ bà mẹ (hay ông cha, ông chủ cũng không sai) Nhân dân – kẻ đã sinh ra, cưu mang mình… Không có ý nghĩa nào khác. Một khi nhà nước làm những việc trái ý, trái lòng nhân dân thì đó là hành vi của đứa con phản bội, đứa con phản lại loài người. Và tất cả những con người, những bộ phận hoạt động theo cơ chế của nó cũng là một thứ phản bội nhân loại. Ở đây, Hữu Thỉnh đã có hành vi, thái độ hù dọa, răn đe những người cầm bút, hướng họ đến mục tiêu phục vụ chính quyền cộng sản, đến chế độ toàn trị của nhà nước cộng sản Việt Nam, gieo vào họ thứ ý thức công thần, ăn quả nhớ kẻ trồng cây… Đáng tiếc là không có ai dám đứng lên phản đối và thể hiện sự hiểu biết cho dù ít nhất cũng là tôi không hề ăn cơm của nhà nước, đó là mồ hôi xương máu của nhân dân, nhà nước cũng đang sống trên mồ hôi xương máu của nhân dân giống như tôi, và hơn hết tôi cũng là nhân dân, một con người cần có tự do, muốn sống tự do và cần hiểu biết một cách khoa học, có nhân tính về hai chữ này!

Không có ai đứng dậy phản đối cả!

Qua một hội nghị ngắn ngủi nhưng lại có quá nhiều vấn đề nổi cộm, vấn đề trái khoáy như vậy, tôi mới hiểu ra rằng không nên hy vọng gì về những con người được gọi là đại diện tiếng nói của nhân dân kia. Họ không hề có khả năng cho thiên chức này. Và có lẽ do sống trong một nước nghèo, hoàn cảnh hậu thuộc địa, trải qua nhiều khốn khó, chiến tranh… Và trên hết là mới mon men bước đến đời sống hiện đại (trong khi những người dân các nước khu vực lân cận đã tiến bộ vượt bật từ lâu) nên chi họ thấy đây là thiên đường? Hoặc là đang được hưởng những thứ bổng lộc không thể đánh mất và không được phép đánh mất nên họ đâm ra làm ngơ trước mọi thứ mị lừa, bất công, phản bội nhân dân?

Tất cả những gì tôi nghe thấy thông qua hội nghị nhà văn các tỉnh Nam miền Trung (nằm trong chuỗi các hội nghị khu vực của hội nhà văn Việt Nam) và thông qua những trải nghiệm của một người dân dưới chế độ cộng sản Việt Nam làm tôi nhớ đến những niềm tin ngu xuẩn của giới võ sĩ (Samurai) dưới thời Thiên Hoàng Nhật Bản trước 1886. Con người không có ý niệm cá nhân, sự tồn tại và “hạnh phúc” của anh phụ thuộc vào chủ nhân… sống chết do lãnh chúa, tướng quân quyết định, vì những thứ y tôn thờ, y đã gây đổ máu, giết hại không biết bao nhiêu đồng loại, đồng tộc, nồi da xáo thịt. Và tôi cũng nhớ đến Khổng Tử với Tam Cương Ngũ Thường, Nhà vua bảo chết thì phải chết… Chỉ có những con người được sinh ra trong mông muội mới đủ khả năng làm điều đó. Chúng ta, những con người Việt Nam máu đỏ da vàng tóc đen mũi tẹt (đã có nhiều pha tạp, lai giống thông qua những cuộc xâm lược của thực dân, đế quốc…) sinh ra, lớn lên, và sống trong những năm đầu thế kỉ 21 nhưng lại có cách cam chịu, chấp nhận một “ý thức hệ tập thể” rất giống người xưa!

Và trên hết là chúng ta đang thiếu trầm trọng những con người phản nghịch đích thực, con người biết phản tỉnh, suy tư về thân phận và tự do, thấu hiểu về ý nghĩa tồn tại của một hữu thể - con người - trước thời gian và dám đứng lên nói tiếng nói của tự do, của con người theo đúng nhân tính của nó.Tôi vẫn tin rằng trên đất nước này vẫn còn những con người phản nghịch đích thực đang âm thầm làm nên vận mệnh của mình, của dân tộc mình. Một chế độ độc tài có thể bóp chết nhiều cá nhân, nhiều tập thể, nhiều thế hệ… Nhưng nó không thể bóp chết bản năng tự do, lòng tự trọng và lý trí nhận định đâu là ý nghĩa tự do của con người được. Mãi mãi…

Văn học Việt nam nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung sẽ chẳng bao giờ phát triển được, sẽ mãi mãi nằm quanh quẩn trong “vũng nước trâu chủ nghĩa” nếu như trách nhiệm, quyền điều phối hoạt động còn nằm trong tay những con người vừa nói trên đây.Cũng may là còn có những nhóm văn học hải ngoại và những nhóm văn học tiến bộ, dám đương đầu với những nguy hiểm từ phía nhà nước để nói lên tiếng nói tự do của mình… Nhưng những con người như vậy còn quá ít, quá mỏng trên nhiều nghĩa… Cần phải có một hành động giải trừ cụ thể, vượt qua những trì trệ lịch sử, vượt qua mặc cảm, vượt qua biên giới ngôn ngữ, ý thức hệ và quốc gia. Như vậy mới có thể hy vọng vào một nền văn học nghệ thuật Việt trong tương lai, một nền văn nghệ dân chủ đích thực!

Nguồn: Vietnam Freedom Institute


viethoaiphuong
#2 Posted : Sunday, October 12, 2008 4:56:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Người cầm bút
Nguyễn Ðạt Thịnh

"Khi đã cầm bút, người ta phải cảm nhận được nỗi đau của người khác. Nỗi đau, nỗi oan khuất của một người trong xã hội, mình phải quan niệm là không của riêng ai cả. Nếu tôi thấy nhiều người khổ quá, hay thấy những khuynh hướng vi phạm quyền của con người thì tôi phải nói. Đó là lương tâm tối thiểu,” nhà văn nữ Võ Thị Hảo nói với phóng viên BBC, “Còn khi mình đã nói thật, mình không làm điều gì xấu cả, mình nói những điều vì mọi người, vì cộng đồng, trong đó có mình, nếu có điều gì không hay xảy ra đối với tôi, thì tôi cũng vui và đành chịu thôi..."

Câu văn không thoát, không chuyên chở đầy đủ cảm nghĩ rất mạnh của người nói, nhưng tôi vẫn hiểu bà Hảo muốn nói gì. Tôi nghĩ bà là một trong những người cầm bút rất may mắn, may vì bà còn có một cường quyền để chống đối, còn có một khối người không đủ sức tự vệ để bênh vực.

Những người cầm bút ngoài hải ngoại, trong số đó có tôi, không có cái may mắn đó, mặc dù chúng tôi cũng chống cái cường quyền bà đang chống, cũng bênh vực khối người bà đang bênh vực.
Ðiều chúng tôi thiếu là nỗi lo sợ “nếu có điều gì không hay xẩy ra …” như bà nói. Ðiều không hay đó là bà có thể bị Việt Cộng bắt.
"Tôi là một người nhỏ bé, mỏng mảnh, một phụ nữ sống một mình,” bà Hảo nói. “Tôi có hai đứa con, các con tôi cũng lớn rồi và cũng hay đi. Cho nên ai muốn hại tôi thì rất dễ...”

Người đàn bà 52 tuổi, tuy nhỏ bé, mỏng mảnh, tuy lo sợ vì sống một mình, nhưng vẫn đủ can đảm đứng lên bênh vực người đồng chủng, đồng hương, chống bạo quyền chà đạp quyền làm người của họ. Bạo quyền có thể bắt giam bà như chúng đã bắt giam liệt nữ Lê Thị Công Nhân và rất nhiều chiến sĩ nhân quyền.

Ý thức được nguy cơ đó, bà Hảo nói, “Giả sử nhà nước có bắt tôi thì nhà nước cũng không lợi gì, dù bắt tôi chỉ là việc quá dễ,” bà lập luận như đang đối thoại với cái “nhà nước” tàn bạo. Bà bảo chúng, “Tôi nghĩ mọi điều cũng có thể xảy ra trong xu thế mà mọi quốc gia đều không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những gì đúng sai, trắng đen đã quá rõ ràng."


Nhà văn Võ Thị Hảo
Chỉ dấu làm bà Hảo lo lắng “nhà nước” đang lần mò tìm đến ngưỡng cửa nhà bà là chúng xâm nhập cái blog bà viết.
“Nhiều lần tôi vào blog của tôi nhưng không thể đọc được,” bà Hảo nói với BBC, “có những bài bị xoá trắng, chữ nghĩa đã không còn thì tư tưởng cũng bị bóp chết thôi.” Việc mới xẩy ra ngày thứ Ba 30 tháng Chạp; bà Hảo kết tội nhà nước, “"Tôi nghĩ rằng đây không phải là ngẫu nhiên; việc xẩy ra sau ngày ông Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông ký một thông tư về việc cấm các blogs có nội dung không phù hợp với yêu cầu của họ.”

Mời nghe cuộc phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo

BBC hỏi liệu bà có nghĩ tới việc các trang blog của mình bị tin tặc tấn công hay không, bà Hảo đáp, “Tôi nghĩ tin tặc họ không có những cử chỉ như vậy, tất nhiên là tôi chưa thể khẳng định ai đã làm việc này. Nhưng tôi nghĩ không ngẫu nhiên."
Bà Hảo cho rằng tin tặc còn trên “nhà nước” một bậc, chúng chỉ phá bĩnh không có mục đích; nhà nước phá hoại để ngăn chặn những tin tức, quan điểm có “nội dung nhạy cảm”.

Bài quan điểm bà Hảo viết đề cập đến tình trạng giáo dục suy đồi đang tác hại đến cả luân thường, đạo lý tại Việt Nam và thảo luận tìm phương cách để cứu vãn nhân cách Việt.
Bài đăng mới đây trên trang blog 'vothi.hao' sử dụng hệ thống 'blog yahoo 360', blogger Võ Thị Hảo viết về sự giả dối trong xã hội Việt Nam.

BBC hỏi bà Hảo liệu nội dung các bài viết trên blog của bà có mang tính 'nhạy cảm' đối với Chính quyền Việt Nam không, bà Hảo trả lời:
"Rất buồn cười ở Việt Nam có một từ là từ 'nhạy cảm'. Đây là một xu hướng dùng mỹ từ để thay cho điều mình phải nói thật. Những gì tôi viết là một tấm lòng, một tâm huyết và nói sự thật, không có gì là nhạy cảm cả."
"Không nói như vậy mới là chuyện lạ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác mới là chuyện lạ, chứ nói lên như thế có gì là nhạy cảm đâu. Có thể có một số điều tôi viết làm cho một số người không thích, nhưng thích hay không chỉ là quan điểm của họ."

Blog là tờ báo nằm trong tầm tay mọi người, những người đã được Linh mục Nguyễn Văn Lý và các chiến sĩ dân chủ Việt Nam vận động để không sợ Việt Cộng nữa. Việt Cộng bỏ tù Linh mục Lý, nhưng tinh thần bất khuất Nguyễn Văn Lý đã tạo ra hàng triệu chiến sĩ dân chủ khác đang hiên ngang không sợ Việt Cộng như ông không sợ, và đang viết blog bằng “một tấm lòng, một tâm huyết, một thân hình nhỏ nhắn”, như bà Hảo.

Ðó là nét đặc thù của sân khấu chính trị quốc nội năm 2009 --nét đấu tranh, cuộc đấu tranh của hàng triệu bloggers vô danh, những người đem lương tâm của người cầm bút ra chống lại những gian dối, tham nhũng, dốt nát, bạo ngược, của nhà nước Việt Cộng.
Nguyễn Ðạt Thịnh
viethoaiphuong
#3 Posted : Monday, February 23, 2009 5:40:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CẦM BÚT Ở HẢI NGOẠI

Đào Như

Nước Mỹ, nước Pháp, nước Úc, nước Đức…và các nước khác đã bao dung người người Việt tỵ nạn, là những quốc gia mà các Nhà văn Việt nam lưu vong, muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc! Bởi vì đây, là những quốc gia đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người đứng dậy sau khi gục ngã vì chính những lỗi lầm của bản thân mình, hay những lỗi lầm do kẻ khác tạo nên: một chế độ chính trị, hay một chế độ xã hội!

Sống trên một quốc gia tự do dân chủ, như nước Mỹ, nhà văn lưu vong cũng như những người cầm bút khác, thoải mái viết khỏi phải lo sợ bị truy bức, không phải đối diện với những rào chắn của hệ tư tưởng! Hơn thế nữa, nước Mỹ chấp nhận những thử thách cũng như gạn lọc những hệ tư tưởng mới, lạ, để đưa tổ quốc của họ tiến xa cùng nhân loại! Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật trên nước Mỹ rất thoải mái, tự do, được thúc đẩy và khuyến khích đầy nhiệt tình từ phía người Mỹ! Nhà văn được tự do! Nhận diện sự tự do, nhà văn Việt Nam thấy băn khoăn về ngôn- ngữ-văn-học! Có phải chăng, nhà văn phải viết bằng tiếng Mỹ, hay tiếng của quốc gia mình đang sống? Đó cũng là một cách mở tung cánh cửa cho nền văn học Việt phát sáng cùng nhân loại! Nhưng guồng máy chuyên chở tư tưởng lại là không phải tiếng Việt! Người cầm bút, cũng như nhà văn cảm thấy mất mát! Chúng ta cảm thấy chúng ta đã có sẳn một ngôi nhà, tiếng Việt, bây giờ chúng ta bỏ nó ra đi. Ai có thể đo lường được những hệ quả sau này! Hệ quả của một cộng đồng đã đánh mất ngôn ngữ và chữ viết của mình! Do đó, chúng ta quyết tâm tiếp tục viết bằng tiếng Việt. Chúng ta phát huy tiếng Việt và chữ Việt mãi mãi, thế hệ này sang thế hệ khác tiêp nối truyền thống cao quí và cần thiết ấy cho phát triển công đồng Việt Nam tại hải ngoai! Điều này không đi ngược lại ý muốn của người Mỹ. Người Mỹ rất bao dung. Mặc dầu họ nhất trí thống nhất ngôn ngữ của Quốc Gia Hợp Chủng Quốc là American English. Nhưng bên cạnh đó mỗi dân tộc, sống trên đất nước Hợp Chủng Quốc có quyền phát triển bản sắc riêng, làm cho nền văn mịnh của Hợp Chủng Quốc thêm sức mạnh, đa dạng, phong phú! Nền văn hóa của Mỹ hiện đại được coi như là sự hài hòa tuyệt vời trong muôn ngàn âm sắc!-Harmony In Diversity!.

Phát huy tư tưong và tinh thần dân tộc bằng tiếng mẹ đẻ ở đất nước người không phải là chuyện dễ làm! Vừa bẻ gẫy những rào chắn của hệ tư tưởng trong ngôn ngữ Việt bấy lâu nay đã dựng lên trong nước, nhà văn Việt lưu vong lại phải mở ra những con đường mới để đưa tiếng Việt, chuyên chở tư tưởng tiếp cận với cộng đồng nhân loại! Vừa phá vỡ vừa phát huy xây dựng! Quả là khó khăn! Nhưng nghĩ cho cùng, có sự phát huy, xây dựng nào mà không đi đôi với sự phá vỡ! Trong cố gắng vô biên ấy, nhà văn lưu vong phấn đấu khôi phục tính chất thuần khiết của tiếng Việt! Qua hơn 2000 năm biên niên sử, dựng nước và giữ nước, Việt nam luôn luôn theo đuổi một nền văn hóa đa nguyên: Phật, Khổng, Lão và nhiều tôn giáo lớn khác như Thiên Chúa (Công Giáo), Tin lành…và những huyền thoại trong dân gian còn lưu trữ trong cỗ tích, trong ca dao tục ngữ!

Ở trong nước, qua hai cuộc "trường kỳ kháng chiến", có một thời văn học bị "động viên" cho những mục tiêu phục vụ sứ mệnh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước! Lợi ích của văn học là phục vụ và thúc đẩy Cách mạng trong sự nghiệp cứu nước. Văn học Nghệ thuật là chiếc bè lớn tải tư tưởng Cách mạng sâu vào lòng nhân dân. Đó là nền Văn Học Truyền Thống Nho Gia: "Văn Dĩ Tải Đạo"! Lợi ích của văn học là lợi ích của nhân dân. Văn học là một bộ phận trong dự án lớn xây dựng xã hội tốt đẹp và công bằng hơn!

Nhưng chẳng bao lâu sau, các nhà văn yêu nước phát hiện ra "động viên" văn học hàm nghĩa bắt văn học phục vụ chính trị và biến nhà văn thành công cụ phi nhân của một chế độ áp bức! Họ đồng thời phát hiện ra rằng mục đích cuối cùng của Văn học Nghệ thuật là thể hiện những tri giác và những tình cảm đích thực! Thể hiện những tri giác và những tình cảm đích thực hoàn toàn có tính cách cá nhân. Nghĩa là trong Văn học Nghệ thuật có một khoảng khá rộng dành cho cái "tôi", cõi riêng tư của con người, ngay cả người thường! Không thể nào có sự đồng phục trong Văn học Nghệ thuật được! Luôn luôn có mâu thuẫn trong mỗi xã hội, ngay cả trong Xã hội Xã hội Chủ nghĩa! Chính sự khác biệt này làm nên giá trị của Văn học Nghệ thuật, chớ không phải là sự đồng dạng, đồng phục! Ngay cả những kẻ đồng phục, chưa chắc rằng họ đồng dạng về tư tưởng! Ai dám bảo đảm tất cả các Đảng viên đảng Cộng sản đều có cái nhìn đồng nhất về sự lãnh đạo của Đảng về Văn học Nghệ thuật ?

Các nhà văn Việt nam hôm nay, lưu vong cũng như ở trong nước, có cái nhìn sâu xa hơn nữa về vị trí con người, cá nhân, trong nền văn học hiện tại! Họ chia sẻ cái nhìn mới mẻ và mạnh dạn về những hệ thống tư tưởng lớn "Tư Tưởng Vĩ Đại ", những dạng tư tưởng này hiện nay đã hết thời rồi! Các nhà văn hôm nay ý thức rõ hiểm họa của những giáo điều, những xác tín tuyệt đối của những chủ nghĩa không tưởng: hy sinh nhiều thế hệ liên tiếp cho hạnh phúc của "thế hệ ngày mai" ! Trong thực tế "thế hệ ngày mai" không bao giờ đến! Trong ý thức trách nhiệm và đạo đức xã hội, thật là phi lý, vô nhân đạo, và vô luân khi nhân danh hạnh phúc thế hệ ngày mai mà hy sinh thế hệ hôm nay! Học tập từ những kinh nghiệm của thế kỷ 20 vừa qua, các thế hệ trẻ hiện nay có sự do dự, bất định, mơ hồ hiện ra trên đường hành văn của họ, như dấu hiếu về sự thấu hiểu những sai lầm của quá khứ, chứ không phải cái nhìn bi quan về tương lai! Các nhà văn trẻ trong nước và hải ngoại đều có cái nhìn "đổi mới" về cá nhân. Họ hoàn toàn chối bỏ quan niệm cá nhân hay con người chủ yếu chỉ là phương tiện để xây dựng một quốc gia hùng hậu và phồn vinh! Bên cạnh những ràng buộc với xã hội, với tổ quốc, con người còn có cõi riêng tư của họ! Cõi riêng tư này, mới thật là cõi của con người!

Có một điều xác tín hôm nay, các nhà văn lưu vong không còn xa cách với nền văn học trong nước nữa. Hằng ngày, hằng đêm, họ có thể nghe nhịp thở của nền văn học trong nước hiện đại. Từ Mỹ chúng ta có thể chia sẻ cùng với anh em trong nước, những thao thức, những trăn trở, qua đôi bờ Thái bình Dương! Các nhà văn lưu vong đang phấn đấu khám phá những con đường mới cho nền văn học Việt Nam, nhờ ở sự tiếp cận của họ thường xuyên với nền văn học hiện đại của thế giới! Tuy nhiên, thiện chí của các nhà văn Việt Nam lưu vong sẵn có, nhưng tài năng cần thiết để đủ sức bật những tảng đá lớn, bẻ gẫy những rào chắn lớn để khai phá những con đường mới cho nền văn học của ta, liệu các nhà văn lưu vong có cáng đáng nỗi không?...Càng tiến tới gần những tảng đá lớn, những rào chắn khó bẻ gẫy, có người bị dao động, quay lưng lại; có người vụng về ra sức bật, ra sức bẻ gẫy; nhưng hy vọng cũng có người biết cách bật tảng đá lớn, biết cách bẻ gẫy những rào chắn khó bẻ gẫy, để đưa nền văn học Việt tiến xa cùng nhân loại!

Người Mỹ thống nhất được với nhau vì họ có chung một ngôn ngữ: American English và cùng chung lợi nhuận: American interest! Người Việt di dân hay người Việt tỵ nạn tại Mỹ, đương nhiên phải theo qui luật ấy. Không trách gì thế hệ thứ hai người Việt tại hải ngoại, tại Mỹ, mỗi ngày mỗi lánh xa tiếng Việt; vô tình họ đánh mất niềm tự hào là người Việt; niềm tự hào về về lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt, và nhất là niềm tự hào về ngôn ngữ Việt! Họ đâu biết rằng ngôn ngữ Việt, một trong những ngôn ngữ xứng đáng vinh danh trên thế giới! Qua bao nhiêu thăng trầm, vượt biết bao nhiêu rào cản bủa vây, bởi thiên nhiên và điều kiện lịch sử; qua bao lần bị quân xâm lăng trấn áp và chia cắt hình thù tổ quốc thành nhiều mảnh, người dân Việt vẫn kiên cường bảo vệ ngôn ngữ, thống nhất từ Bắc chí Nam! Dân tộc Việt Nam là một - Tiếng nói Việt Nam là một! Mấy ai ở thế hệ thứ hai tại hải ngoại còn có đủ khả năng để nhớ lại câu nói của học giả Phạm Quỳnh "Tiếng ta còn, Nước ta còn"!

Nứơc Mỹ rất bao dung! Chúng ta rất hời hợt! Trong quá khứ chúng ta mãi chạy theo "job", chúng ta quên trách nhiệm vô cùng to lớn của chúng ta đối với sự sống còn của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại: gìn giữ và phát triển tiếng Việt! Chúng ta, thế hệ thứ nhất lưu vong tại hải ngoại, chịu hòan toàn trách nhiệm trước sự tàn lụi của tiếng Việt tại hải ngoại trong hiện tại! Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta vô cùng phấn khởi khi thấy hiện tại có hàng ngàn mạng lưới dạy tiếng Việt trên cùng khắp thế giới! Đó là những việc làm đáng được ngợi ca và cảm phục trong cố gắng hồi sinh và phát triển tiếng Việt tại hải ngoại! Nhưng những cố gắng ấy vẫn ở trong tình trạng bị động, vì chưa nêu lên được trước quần chúng: Đọc và Viết tiếng Việt là một nhu cầu cần thiết và căn bản cho sự tồn tại và tiến bộ của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại! Phải cho các thế hệ tương lai Việt Nam tại hải ngoại và mãi mãi có sự tin yêu sâu sắc vào tiếng Việt, và có một nhận thức chân chính : Tiếng Việt là ngôn ngữ sinh động có khả năng đáp ứng thích đáng mọi nhu cầu của con người từ tâm linh đến vật chất, từ triết học siêu hình, tôn giáo đến khoa học thực nghiệm và kỹ thuật! Có biết đọc, biết nói tiếng Việt, mới có cơ hội tìm hiểu được lịch sử đấu tranh của dân tộc, những truyền thống, những tinh hoa của đất nước! Có tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc mới biết được những năm tháng vinh quan cũng như tủi nhục của giống nòi; mới biết thế nào 1000 năm đô hộ của Tàu, 100 năm đô hộ của giặc Tây, và cuộc Trường Chinh Nam Tiến đầy gian khổ của dân tộc ta để tổ quốc được trường tồn tới ngày hôm nay và mãi mãi! Có chia sẻ lịch sử của cha ông, mới có tin yêu sâu sắc, mới biết kiêu hãnh về nguồn cội của mình!

Chúng ta thử nhìn sang cộng đồng người Hoa, đó là cái nhìn có sức thuyết phục nhất! Cộng đồng người Hoa bao giờ cũng là cộng đồng láng giềng của cộng đồng Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại! Người Hoa có khả năng sinh tồn cao nhất thế giới. Tây phuơng có câu ngạn ngữ:"ở đâu có khói là có người Hoa". Ở hải ngoại trong bất cứ hoàn cảnh nào họ luôn luôn bám chặt vào nền văn hóa, truyền thống và nhất là ngôn ngữ của họ! Chữ viết giao dịch trong cộng đồng luôn luôn là Hán tự. Khi ra ngoài thì họ hòa đồng cùng thiên hạ, nhưng khi về nhà vẫn cái chén, đôi đũa, đĩa tương, bát canh cùng nồi cơm. Xung quanh là cả một gia đình! Có khi là gia đình của hai, ba thế hệ! Ông nội bà nội, hay ông ngoại bà ngoại, cùng vợ chồng con cái! Họ vừa ăn vừa nói chuyện huyên thuyên bằng tiếng mẹ đẻ. Bữa ăn cũng là buổi sinh hoạt của gia đình. Hiện tại người Hoa đang cố gắng đem chữ Hán vào các trường Trung học tại Mỹ, coi như ngôn ngữ thứ hai, Second Language, của học sinh! Do đó con em của họ có thể học tiếng mẹ đẻ, tiếp tục ý chí của cha ông, ngay trong trường học, trên nước Mỹ! Đó cũng là một đề xuất rất táo bạo và cũng rất thiết thực! Với một tinh thần rất bao dung, chính phủ Mỹ và một số Tiểu bang ở Mỹ đã chấp nhận đề xuất ấy trong mấy năm qua! Cộng đồng người Hoa là cộng đồng đang độ phát triển nhanh nhất trong các cộng đồng tại Mỹ. Người Hoa có mặt và rất nổi trong mọi địa hạt của nước Mỹ: Chính trị, Kinh doanh, Khoa học, Kỹ thuật, Văn học Nghệ thuật …Không hiểu cộng đồng Việt Nam tại Mỹ, tại Pháp, tại Úc…có đưa ra đề xuất tương tợ như vậy với các Nhà Nước sở tại chưa? Chúng ta nghĩ với tiếng Việt người Mỹ, người Pháp, người Úc dễ chấp nhận hơn, là vì chữ viết của ta và của họ cùng chung mẫu tự La tinh!

Hiện tại chúng ta chủ động hội nhâp Toàn Cầu Hóa, một thế giới không có kẻ thù chỉ có đối tác kinh tế, một thế giới không có câu hỏi "Ai thắng Ai", một thế giới chỉ có cạnh tranh, một thế giới đề cao Tự do, và Nhân quyền. Tự do là hạt nhân phát triển con người Chính Tự do đem lại vinh dự hạnh phúc cho con người. Có câu hỏi đặt ra cho chúng ta, người Việt cầm bút ở hải ngoại, liệu chúng ta hội nhập TCH trọn vẹn chưa? Trong khi, các anh em cầm bút ở trong nước đang có cái nhìn hòan toàn đổi mới vào thế giới hôm nay. Trên trang báo "Văn Nghê", Hà nội, hồi tháng 12/08, nhà văn Phong Lê viết "...Từ một tình thế lưỡng phân, chia đôi, trước câu hỏi "Ai thắng Ai?" đặt ra gay gắt cho cộng đồng, cho từng người một suốt trên 30 năm. Cho đến (hiện nay là) một thế giới cộng sinh, chủ trương cùng chung sống, giao lưu, hợp tác, giúp đỡ…Từ một chủ trương khép kín đến một chủ trương mở rộng cửa chào đón bất cứ ai có thiện tâm thiện ý... Đó là nguyên tắc hòa hợp, hội nhập, cộng sinh, chung sống hòa bình, không phân biệt chế độ chính trị và chính kiến cá nhân…Bây giờ tất cả, không những chỉ có thể là bạn, mà còn là đối tác làm ăn, tin cậy... Đó là chuyển đổi 180 độ, nó đòi hỏi tư duy và ứng xử của con người cho thích ứng triệt để. Tất nhiên chuyển động này không dễ cho những ai đã quen với mội trường sống cũ, với cuộc chiến đấu cũ…"(1)

Như vậy, có phải chăng một thời đại khai sáng Tự do Tư tưởng và Văn học vừa được hồi sinh tại Việt Nam. Chúng ta nắm chặt tay nhau từ trong nước đến hải ngoại. Chúng ta tin tưởng sâu sắc vào sứ mệnh và sự nghiệp cầm bút của chúng ta./.

Đào Như
BS Đào Trọng Thể
Oak park, Illinois USA
viethoaiphuong
#4 Posted : Friday, March 6, 2009 10:10:18 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đảng và Việt Kiều

Ngày đi Ðảng gọi 'Việt gian',
Ngày về Ðảng lại chuyển sang 'Việt kiều'.
Chưa đi: phản động trăm chiều,
Ði rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.
Trốn đi Ðảng bắt đến cùng,
Trở về mời gọi, săn lùng đô la.
Ðảng ta ân đức bao la,
Làm cụ thằng đểu, làm cha thằng lừa.

Ngày xưa chửi Mỹ hơn người,
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa.
Ngày xưa đánh Mỹ không chừa,
Ngày nay con cái lại lùa sang đây.
Ngày xưa Mỹ xấu, Ðảng hay,
Ngày nay Ðảng ngửa hai tay xin tiền!

Trần Khải Thanh Thủy



The Party and Viet overseas

The day of departure the Party called Viet reactionary
The day of return it shifts to Viet overseas
Not parted yet, considered a myriad of reaction
Parted, become thousand miles intestine cherished
Fled, the Party captured to the end
Back, call for, searched everywhere
Our Party, his benevolence is great and immense
He is grand dad of the ill-bred, dad of the cheat.


In the past insult the American more than any one
Today flatter them more ten times than previous
In the past fight against the American no pardon
Today descendants all sent here
In the past the America was ill minded, the Party wise
Today the Party opens their hands to ask dollars

RG
viethoaiphuong
#5 Posted : Saturday, October 17, 2009 11:44:55 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nhà thơ Bùi Chát và “Bài Thơ Một Vần”

http://streamer1.rfaweb..../VIE-2009-1017-1400.mp3

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

2009-10-17

Chương trình VHNT tuần này mời quý vị theo dõi bài viết nói về tập thơ mang tựa đề “Bài Thơột Vần” của nhà thơ Bùi Chát do Mặc Lâm giới thiệu. M

Nhà thơ Bùi Chát sau nhiều tháng vắng mặt trên các diễn đàn văn nghệ trong và ngoài nước, nay đã xuất hiện trở lại với tác phẩm mới mang tựa “Bài Thơ Một Vần”. Tác phẩm này được in photocopy và thông tin trên trang đầu tiên của tác phẩm cho biết thì “Bài Thơ Một Vần” được in xong vào quý 3 năm 2009. “Bài Thơ Một Vần” được nhà xuất bản Giấy Vụn xuất bản, tập hợp 26 bài thơ tự do. Ngoài phần Việt ngữ, những bài thơ này được Lê Đình Nhất Lang dịch sang Anh ngữ.

Nhà thơ trẻ

Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa trong một gia đình công giáo gốc di cư. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.

Năm 2001 anh cùng với Lý Đợi thành lập nhóm Mở Miệng. Anh cũng là người đề xướng các khái niệm ‘thơ rác’, ‘thơ nghĩa địa’. và là người sáng lập Giấy Vụn – nhà xuất bản chuyên in ấn & phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa hè dưới hình thức photocopy, vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền.

Những tác phẩm của hai tác giả trẻ Lý Đợi và Bùi Chát qua nhà xuất bản Giấy Vụn thường là những thử nghiệm mới, những bức phá cũng như các phản kháng về nhiều vấn đề khiến không một nhà xuất bản bình thường nào có thể đảm đương cho việc in ấn và phát hành. Phương tiện loan truyền tác phẩm của Giấy Vụn là internet và được rất nhiều trang mạng văn học chú ý đến hoạt động của nó như một loại hình vừa có thể chuyển tải các tác phẩm đến người đọc có chọn lọc, vừa gợi lên được ý tưởng độc lập, không thỏa hiệp cần có của nhà văn.

Những câu thơ ám ảnh

“Bài Thơ Một Vần” là tác phẩm mới nhất của Bùi Chát, nó xuất hiện trong bối cảnh khá khó khăn hiện nay đối với những văn nghệ sĩ từng có vấn đề nhạy cảm với nhà cầm quyền. Bùi Chát tung tập thơ này ra như tuyên ngôn của một người trẻ cầm bút. Trực tiếp đặt vấn đề đến những va vấp của hệ thống. Và trong bước đi chập choạng của lịch sử, Bùi Chát ghi nhận những ám ảnh của anh về một câu thơ mà cả dân tộc không ai không biết:

Rồi, tôi

………………

Rồi tôi nhận ra tiếng nói từ bầy súc vật

Mơ hành vi của những con người

Tổ quốc!

Chúng ta vĩnh viễn không được tự ruồng bỏ

Bởi suy nghĩ hẹp hòi của chúng ta

Thế giới cũng vút lên bằng bước chân mòn

Với một niềm tin ở dưới gót

Tôi chiêm bao thấy đứa con sắp lọt lòng của

tôi nhắn nhủ

Tổ quốc ta như một con mèo[1]

Tiếng chào đời con gọi meo meo[2]

Gợi nhớ:

[1] Tổ quốc ta như một con tàu (Xuân Diệu)

[2] Tiếng chào đời con gọi Xít-ta-lin (Tố Hữu)

Trong bài thơ mang tựa “Rồi tôi” có một điều gì đấy khiến ký ức của không ít người trong chúng ta quặn đau. Cúi gập người xuống trước một ám ảnh khó giải thích, câu thơ của Tố Hữu vẫn dai dẳng đè nặng trái tim những người trẻ làm văn nghệ hôm nay và Bùi Chát cay đắng nhận ra rằng cả một thế hệ của anh đang chiêm bao những điều kỳ quặc nhất.

Những chiêm bao mang dáng dấp Dali trong hội họa làm thời gian nhũn ra và lời thơ Bùi Chát vang đập trong con hẻm ký ức trở thành câu hỏi cho nhiều năm tháng về sau.

Những người anh em cộng sản

Bùi Chát đưa một giả định mình đang sống ở vòng ngoài của sinh hoạt đời sống để tự sự với những người cộng sản mà anh gọi là anh em. Những người anh em này phân phát những vật phẩm đặc biệt cho mọi người mà một trong những tặng vật không ai muốn nhận ấy là nỗi sợ. Sợở thành vật sở hữu khi nó hòa vào cuộc sống hàng ngày không ngăn chận được. Sợ hãi nhưưng đầy quyền năng. hãi tr không khí, vô hình nh

Ai?

Tôi gặp gỡ những người cộng sản

Những người anh em của chúng tôi

Những người làm chúng tôi mất đi kí ức

Mất đi tiếng nói bản thân

Mất đi những cái thuộc về giá trị

Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều

Nỗi sợ

Tôi trò chuyện với những người cộng sản

Những người anh em

Những người muốn chăn dắt chúng tôi

Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp

Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn

Những người cộng sản

Anh em chúng tôi

Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi

Trong ngôi nhà đen đủi này

Ai muốn thừa kế di sản của họ?

Những ngã tư tất bật cùng những tranh giành không sòng phẳng ám ảnh người trẻ hôm nay qua màu đỏ đặc trưng cũng là nỗi đau của Bùi Chát. Nhà thơ cay đắng chạm tay vào màu đỏ thay vì nồng nàn, đã trở thành thê thiết vì những độc đoán kỳ lạ mà anh và thế hệ anh đang gánh chịu,

Đèn đỏ

Tôi đứng trước một ngã tư

Đèn đỏ ngăn tôi lại

Những dòng người ra đi tất bật

Gió mát sau lưng họ

Chúng tôi, nhiều thế hệ

Bị giữ lại bởi đèn đỏ

Chúng tôi không cất bước được

Chúng tôi không bay lên được

Giao lộ ở khắp nơi

Không ai có thể vượt qua màu đỏ

Chúng tôi đứng trước ngã tư

Nhiều thế hệ

Chỉ một con đường đầy bụi đỏ trước mắt

Chừng như vẫn bị ám bởi cái màu đỏ thê lương này, Bùi Chát viết tiếp, lần này với thứ ngôn ngữủa các blogger, nghịch ngợm nhưng cay chua và nhất là rất thật. Thật như đời đang tung tăng ngoài kia. c

Bài thơ một vần

Màu đỏ

Như loài cỏ

Ngỡ là chuyện nhỏ

Nên không ai dọn bỏ

Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm

thế nào!? Đành bỏ ngỏ..!!!

Mọi thứ đều phải xin phép

Bùi Chát đùa nghịch với chữ nghĩa trong tâm thế của người mộng du. Anh cào cấu từng thớ thịt của thơ mình để chảy ra tiếng thơ sống sượng và nhức nhối của hiện trạng hôm nay khi mọi sựều phải xin phép. Các thứ giấy phép vô hình này đè nặng tâm trí mọi người, mỗi người cần một thứ và Bùi Chát thì cần quá nhiều trong tất cả các loại giấy phép này, do đó những câu hỏi của anh chắc chắn sẽ rơi vào bóng đêm, vào dĩ vãng. đ

Thói

- Các ông cho chúng tôi được biết sự thật

nhé!

- Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/

chồng chúng tôi nhé!

- Các ông cho chúng tôi được thở nhé!

- Các ông cho chúng tôi được bình đẳng

trước pháp luật nhé!

- Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ

khác với các ông nhé!

- Các ông cho chúng tôi được chống tham

nhũng nhé!

- Các ông cho chúng tôi được tự do ngôn

luận nhé!

- Các ông cho chúng tôi được lập hội vỉa

hè nhé!

- Các ông cho chúng tôi được viết bài thơ

này nhé!

- Các ông cho chúng tôi được ghét các

ông chống đối các ông nhé!

- Các ông cho chúng tôi được tự do biểu

tình nhé!

- Các ông cho chúng tôi được bầu cử tự

do nhé!

- Các ông cho chúng tôi được bảo vệ tổ

quốc nhé!

- Các ông cho chúng tôi được học ngoại

ngữ nhé!

- Các ông cho chúng tôi được phản đối

Trung Quốc chiếm Hoàng Sa –

Trường Sa nhé!



Cứ như thế, những câu thơ như kinh nhật tụng, rơi vào đêm tối vô tận nhưng dư âm thì rất sâu và rất xa. Tiếng vọng của thơ hay của sự thật không thể rạch ròi nhưng âm sắc của lời kinh thì không thể nào chìm khuất.

- Các ông cho chúng tôi được giỏi hơn các

ông nhé!

- Các ông cho chúng tôi được đi chùa đi nhà

thờ nhé!

- Các ông cho chúng tôi được đọc bản Tuyên

ngôn nhân quyền nhé!

- Các ông cho chúng tôi được sở hữu mảnh

đất tổ tiên chúng tôi để lại nhé!

- Các ông cho chúng tôi được tố cáo các ông

nhé!

- Các ông cho chúng tôi được là người Việt

Nam nhé!

- Các ông cho chúng tôi được giữ gìn truyền

thống nhé!

- Các ông cho chúng tôi được yêu thêm gia

đình bạn bè ngoài các ông nhé!

- Các ông cho chúng tôi được xây dựng đất

nước nhé!

- Các ông cho chúng tôi được biết diện tích

mặt đất và biển đảo của chúng tôi

nhé!

- Các ông cho chúng tôi được biết tên của

đất nước chúng tôi 20 năm nữa nhé!

- Các ông cho chúng tôi được không theo

các ông nhé!

- Các ông cho chúng tôi được sống riêng tư

không bị dòm ngó nhé!

- Các ông cho chúng tôi được đá đít các ông

nhé!

- Các ông cho chúng tôi được yêu nước nhé!

- Các ông cho chúng tôi được đi bằng đôi

chân của chúng tôi nhé!

- Các ông cho chúng tôi được xuất bản bài

thơ này sau khi viết xong nhé!

- Các ông cho chúng tôi được chờ các ông

đến bắt nhé!

- Các ông cho chúng tôi được từ chối các

ông nhé!

- Các ông cho chúng tôi được ước gì chúng

tôi chẳng ước điều gì nhé!

- Các ông cho chúng tôi được mưu cầu hạnh

phúc và mưu cầu không hạnh phúc

nhé!

Niềm đau bất lực

Và rồi trong cuối cùng của những suy tưởng văn nghệ, Bùi Chát tự nhận rằng cùng với bằng hữu của anh, tất cả chia sẻ sự cay đắng một cách cam chịu. Những khuôn mặt nghệ sĩ ngơ ngác ngồi bên nhau, cạnh các vỉa hè đen đủi, nhìn lại mình và phát hiện ra rằng sự bất lực không tên gọi vẫn tiếp tục đè nặng trên mỗi trái tim, trí não của họ. Bùi Chát đập ngực tự thú nhận nỗi bất lực không cần che dấu này của trí thức, và anh lái sang một nơi khu trú khác mang nhãn hiệu bạn bè văn nghệ. Có phải những trí thức văn nghệ này cùng chia sẻ niềm đau với anh như chia sẻ từng ly cà phê dưới những quán cà phê cùng mang tên Vỉa hè?

viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, December 25, 2009 6:19:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
HỮU LOAN: CÂY GỖ VUÔNG CHÀNH CHẠNH


Tiêu Dao Bảo Cự

Đó là mấy từ trong trích đoạn bài thơ Hữu Loan chép tặng tôi vào sổ tay 17 năm trước, với nét chữ cứng cỏi và cách xuống giòng bậc thang đặc trưng trong thơ ông. Năm đó ông đã 73 tuổi.

“......Tôi là cây
gỗ
vuông
chành
chạnh
suốt đời
đã làm thất bại
mọi âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc thế nào
thì long lóc
Chân
tính
đấy
hỡi Rìu, Bào
Phó -Mộc”

( chuyện Di Tề )

Đó là năm ông “tái xuất giang hồ” rời bỏ làng quê giong ruổi về phương nam sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nhà, một nơi đèo heo hút gió ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Trong chuyến đi xuyên Việt năm 1988 của đoàn Hộivăn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự, chúng tôi đã đưa Hữu Loan về lại quê nhà sau gần một năm lang bạt. Lần ấy, chép xong mấy câu thơ, ông chỉ tay vào trang giấy nói với tôi: “Anh thấy đó. Chữ Rìu, Bào và Phó - Mộc viết hoa. Anh biết tôi muốn ám chỉ ai rồi.”

Dọc đường đất nước trên chuyến đi, ông cũng đọc cho công chúng nghe trong những lần gặp gỡ, bài thơ dài mới nhất của ông, bài “Chuyện tôi về”, một loại bút ký thơ kể về thời gian “Ba mươi năm không phải chuyện / Một sớm một chiều/ Một ngày tù đã dài như thếkỷ / Ấy là tù giữa chợ....”. Nhưng 30 năm đó, kể từ ngày có vụ án văn nghệ gọi là “Nhân văn - Giai phẩm”, và 17 năm sau đó nữa, chẳng có ai dám viết, nói gì về chuyện của ông dù không ít người biết. Ngay cả sau khi gần đây, có hiện tượng xôn xao dư luận là một công ty đã bỏ ra 100 triệu đồng để mua bản quyền bài thơ nổi tiếng “Mầu tím hoa sim” của ông. Nhân sự việc này trên báo chí có một vài bài viết về ông nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến 30 năm đó, như thời gian này không hề có trong cuộc đời ông.

Một sự im lặng khủng khiếp không chỉ đè nặng lên riêng đời ông mà còn trói tay những người cầm bút và choàng phủ lên cả đờisống dân tộc. Đó là sức mạnh, sức nặng ghê gớm của bạo lực và cường quyền, của nỗi sợ hãi và lòng hèn nhát, là bi kịch của một đất nước tự cho và cũng được phong tặng là đất nước anh hùng, Trong hoàn cảnh đó, Hữu Loan đã chọn riêng cho mình một lối sống, dù nghiệt ngã nhưng đầy bi tráng. Như ông viết trong “ Chuyện tôivề”: “Tôi không làm nhà vì mắc làm người”, “Đi ăn cắp và làm cánbộ là tôi không đi...”. Ông thà đi cuốc đất, đập đá và đẩy xe thồ suốt 30 năm để làm “Cây gỗ vuông chành chạnh” không cho ai lăn long lóc, trong khi bao nhiêu văn nghệ sĩ đồng thời với ông đã tha hồ để cho “tùy tiện bị lăn long lóc thế nào thì long lóc” ngoài đời cũng như trong văn học nghệ thuật.

Kể từ lần gặp gỡ đầu tiên, tôi thực lòng ngưỡng mộ “cây gỗ vuông chành chạnh” Hữu Loan nên trong 17 năm qua, dù trải bao nhiêu khó khăn vây khổn, trong tôi vẫn thôi thúc ý muốn gặp ông lần nữa. Tôi vẫn sợ rằng nếu không còn dịp nào gặp lại ông, đối với tôi đó sẽ là niềm ân hận lớn trong đời. Trong chuyến đi xuyên Việt lần thứ hai bằng xe gắn máy năm 2003, tôi đã định đến thăm ông, nhưng rủi thay, khi đến địa đầu tỉnh Thanh Hóa, chỉ còn cách nơi ông ở vài mươi cây số, tôi bị tai nạn phải lên xe đò đi thẳng ra Hà nội, tôi đành để lỡ dịp trong hối tiếc. Đầu năm 2005 này, trong chuyến đi xuyên Việt từ Nam ra Bắc lần thứ 3 bằng nhiều loại phương tiện, tôi nhất quyết đến thăm ông và tôi đã thực hiện được.

Trên đường trở về bằng chuyến xe du lịch open tour Hà Nội - Sàigòn, tôi xuống xe ở Ninh Bình, một điểm dừng của open tour này, để tìm gặp lại Hữu Loan. Ninh Bình là tỉnh giáp giới phía Bắc của Thanh Hóa. Tôi hỏi thăm biết huyện Kim Sơn của Ninh Bình, nơi có nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng, cách thị xã Ninh Bình 30 cây số nằm tiếp giáp với huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, nơi Hữu Loan đang ở. Tôi thuê một xe gắn máy và tự mình tìm đường đi sau khi nghiên cứu bản đồ. 17 năm trước tôi đến nhà ông theo đường quốc lộ 1 từ thị xã Thanh Hóa ra, lần này đi ngược lại từ phía bắc vào, theo một con đường khác.

Sau khi đến nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ đá xưa nhất và lớn nhất Việt Nam, nơi hết địa phận huyện Kim Sơn, người ta bảo phải đi khoảng 20 cây số nữa mới đến trung tâm huyện Nga Sơn. Tôi chạy theo con đường liên tỉnh lộ nhỏ hẹp, phía Nga Sơn xem ra không trù phú bằng bên Kim Sơn, nơi có những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh, với những đàn vịt trắng xóa bờ kênh và rất nhiều nhà thờ hai bên đường. Tôi vừa đi vừa hỏi thăm đến thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh. Giờ này đã gần trưa, con đường trải nhựa liên xã vắng vẻ. Đến nơi, tôi hỏi thăm mấy em nhỏ học sinh đang chơi la cà trên đường. Các em chỉ cho tôi con đường chạy thẳng đến chân núi, gần đó có chỗ rẽ vào một lối nhỏ đúc bê tông. Tôi thầm nghĩ không lẽ người ta đã thay đổi tư duy, trọng thị nhà thơ nên đã cho làm con đường bê tông ở xóm nhỏ heo hút này. Vào đó hỏi tiếp, mấy người lại nói cho tôi biết nhà ông Hữu Loan ở chỗ nhà lầu hai tầng đang xây bên phải. Hai người nói như thế, làm tôi càng ngạc nhiên vì cách họ nói mấy từ “nhà lầu hai tầng” nghe có vẻ khác lạ, bao hàm sự thán phục như nói về một cái gì phi thường ở thôn xóm không có mấy nhà khang trang này. Tôi lại nghĩ không lẽ Hữu Loan đã được “đổi đời” rồi vì lần trước đến, căn nhà do chính tay ông dựng nên từ xưa vừa bị sập và mấy năm sau đó tôi nghe tin loáng thoáng ông được xây “nhà tình nghĩa” và tài trợ xuất bản tập thơ. Dù sao nếu đươc như thế tôi cũng mừng cho ông. Tôi đã mừng hụt. Nhà Hữu Loan chỉ là căn nhà cũ kỹ phía sau “nhàlầu hai tầng đang xây” mà thôi. Đằng sau cánh cổng sắt hơi tối dưới bóng cây âm u, một phụ nữ đang nằm trên chiếc võng treo ngang qua cổng và hai con chó đen dưới chân nhâu nhâu lên sủa. Chị đứng dậy suỵt chó im và khi tôi hỏi Hữu Loan, chị bảo “ông cháu có nhà”. Chị tự giới thiệu là con dâu của ông. Chị mở cổng đưa chúng tôi vào nhà mời ngồi ở chiếc ghế gỗ vừa vội vàng dọn dẹp căn phòng ngổn ngang bề bộn mọi thứ linh tinh. Chị loay hoay pha trà mời chúng tôi với bộ ấm chén xỉn màu và cho biết Hữu Loan đang ốm. Chị nói thêm bình thường chỉ có hai ông bà ở nhà, mấy hôm nay ông ốm nên chị đến chăm sóc.

Trong khi nói chuyện với chị, chúng tôi quan sát căn phòng và nghe tiếng ho sù sụ ở phòng kế bên, sau khung cửa không có cánh tối om, được che bằng tấm màn vải cũ kỹ.

Căn phòng không có trần, đồ đạc không có gì giá trị. Trên tường có treo mấy tấm hình. Một tấm chụp Hữu Loan đứng bên cạnh bức tượng của mình, tác phẩm điêu khắc của Phạm Văn Hạng năm 1990 theo như ghi chú bên dưới. Một tấm chụp lại phác thảo chân dung bà Phạm thị Nhu (tức bà Hữu Loan) do một họa sĩ nào đó ký tên không rõvẽ tặng ông. Đặc biệt chiếc bàn thờ đơn sơ, chỉ là một mảnh ván đóng lên tường với mấy bình nhang cắm hoa giấy và vỏ một hộp bánh bằng các tông, phía trên chỉ treo một bức thư pháp viết chữ Tâm bằng Hán tự, nét chữ sắc sảo và cứng cỏi, bên ngoài có nhện giăng và bụi bám. Nói chuyện một lúc, tôi ngỏ ý với chị con dâu muốn vào tận giường thăm Hữu Loan nếu ông ốm nặng thì nghe tiếng dép lệt sệt bước ra. Trước mắt tôi, Hữu Loan không còn phong độ như năm nào. Ông đội chiếc mũ len, quấn khăn quàng, mặc áo khoác bên ngoài áo len trong khi vào nhà nóng, tôi phải cởi áo khoác. Khuôn mặt ông có sắc hồngnhưng không phải nét hồng hào khỏe mạnh. Đôi mắt nhỏ sáng quắc năm xưa đã phần nào mờ mịt. Tôi đứng lên chào và hỏi ông còn nhớ tôi không, ông nhìn tôi ngẫm nghĩ rất lâu không nói gì. Khi tôi nói tên và nhắc lại chuyến đi xuyên Việt năm xưa, ông ôm lấy tôi và nói “Còn sống để gặp lại nhau là mừng lắm rồi.”.

Ông mời tôi ngồi xuống ghế. Tôi nói tìm đường vào nhà ôngcũng khá vất vả. Ông bảo ai muốn tìm đừng hỏi ngay đến nhà ông vì hỏi như thế chúng nó không chỉ đâu. Chúng nó được lệnh rồi. Tôi ôn lại chuyện xưa nhưng kinh ngạc thấy ông còn nhớ rất ít. Ngay cả bài thơ “Chuyện tôi về” ông tâm đắc ngày ấy và đã đọc hàng chục lầntrước công chúng ông cũng quên. Ông bảo tôi đọc cho ông nghe nhưng tôi chỉ thuộc vài câu. Tôi hỏi bản thảo có còn không, ông bảo đã mất hay để đâu ông không nhớ. Bây giờ mắt ông không đọc được chữ nữa, khi cần phải nhờ con cháu đọc.

Tuy nhiên những chuyện và những bài thơ xưa hơn ông lại nhớrất rõ. Ông kể đi kể lại việc một người được giao nhiệm vụ giết ông nhưng mỗi lần sắp ra tay lại không nỡ vì nhớ đến bài thơ ông viết về quê hương anh ta. Chính anh ta đã nói lại với ông chuyện đó và ông đọc bài thơ cho tôi nghe.

Ngồi nói chuyện khá lâu, và vì lúc chạy xe trên đường hơi bị lạnh, cảm thấy thèm thuốc lá, tôi rút bao thuốc xin phép ông hút nhưng ông nghiêm mặt chỉ tay vào tôi nói: “Tôi cấm anh!”. Tôi gượng cười cất bao thuốc và nói hiện nay tôi còn nghiện một thứchưa bỏ được là thuốc lá. Ông nói ngay: “Cái gì có hại phải bỏ. Có gì mà không bỏ được. Ngay cộng sản là thứ ghê gớm mà tôi còn bỏ được huống gì thuốc lá.”

Lát sau, ông bắt đầu ho nhiều hơn và khạc nhổ đờm xuống đất, tôi tỏ ra quan ngại về sức khỏe của ông nhưng ông bảo ông chỉ bị cảm mấy ngày nay thôi. Ngày thường ông vẫn ra ngoài được và thường xuyên tập khí công. Tôi hỏi ông tập theo phương pháp nào và vào lúcnào. Ông bảo ông tập bất cứ lúc nào, kể cả khi ngồi, nằm, đi lại.

Hỏi thăm về gia đình, ông cho biết ông có 10 người con, 30 cháu và tỏ ra không vui vì hoàn cảnh con cháu. Người con đầu thông minh, thuộc loại học giỏi nhất tỉnh nhưng thời đó vì chuyện của ông, anhkhông được vào đại học. Đến nay chỉ có người con trai út tốt nghiệp kiến trúc sư đang làm việc ở Hà Nội, còn những người khác đều lập gia đình, làm ruộng, làm nghề và ở quanh quẩn gần đó. Về nguồn sống của ông bà, ông bảo thu nhập chính của ông là tiền bán củi. Củi ở đây là cọng và lá dừa khô của hơn chục cây dừa rất cao do chính ông trồng từ xưa. Vùng này người ta chuộng thứ củi dừa vì có sẵn trong vườn và cháy tốt.

Bà Hữu Loan đi đâu về, nghe cô con dâu báo, vội lên chào khách. Gặp tôi bà nhớ ra ngay. Có lẽ tôi gây ấn tượng cho bà vì lần trước chúng tôi đã giúp đưa ông về sau khi ông “bỏ nhà ra đi” cả năm trời. Lần đó tôi đã khen bà mặc áo tím đẹp khi Hữu Loan giới thiệu bà với chúng tôi lúc gặp bà ngồi bán hàng trên đầu cầu. Tôi cũng đã hỏi bà có phải vì Hữu Loan thích mầu tím nên bà mặc áo tím không. (Dĩ nhiên bà là vợ sau của Hữu Loan vì người vợ đầu của ông, mới “cưới nhau xong là đi”, “nhưng không chết người trai khói lửa / Mà chết người em gái nhỏ hậu phương” đã gây xúc động cho Hữu Loan viết nên bài thơ “Mầu tím hoa sim” bất hủ).

Bà Hữu Loan bây giờ đã hơn 70 tuổi nhưng bề ngoài trông có vẻ còn khỏe mạnh dù bà bảo cũng đang bị nhiều bệnh mãn tính. Bà mời tôi ở lại dùng cơm. Lúc đó đã quá trưa, gần xế chiều, tôi hơi ái ngại và cũng sợ về muộn vì còn phải đi đường xa nên xin cáo từ. Bà bảo không lẽ khách từ trong nam ra thăm mà không mời được bữa cơm, hơn nữa nhà cũng chưa ăn trưa, thức ăn có sẵn, chỉ nấu quàng nồi cơm là xong. Tôi đành nán lại.

Bữa ăn bà đãi chúng tôi quả có nhiều món có sẵn mà bà dự trữ để ăn dần. Cá kho, canh rau nấu với thịt heo, tép kho ăn ghém với khế chua hái trong vườn, lại thêm món trứng tráng. Hình như tất cả các thứ dự trữ bà đều mang ra mời khách. Chúng tôi vừa ăn vừa phải luôn tay xua đàn ruồi bay vù vù chung quanh. Hữu Loan chỉ ăn được lưng hai bát cơm.

Trong khi ăn bà nói chuyện vui. Bà kể dạo ông đi nam, ông viết thư về bảo có mấy cô còn trẻ mê ông muốn lấy ông, làm vợ bé, ông còn dám bảo “có lẽ cũng phải lấy thôi.” Nghe nhắc đến chuyện đó mắt Hữu Loan ánh lên nét tinh quái và ông mỉm cười nói: “Vì thế tôi mới gọi bà là Thiến Thư. Thiến Thư chứ không phải Hoạn Thư.”. Chúng tôi đều cười xòa.

Dạo đó hình như bà cũng có ghen thật. Tôi nghe nói bà đã xé mấy bức ảnh ông chụp chung với mấy cô gái trẻ. Bây giờ ông đã 90 tuổi, bà hơn 70, nhưng nhắc đến chuyện tình yêu, ghen tuông, haiông bà vẫn còn xúc cảm, tuy trong một trạng thái khác. Đúng là chuyện không tuổi và của muôn đời.

Câu chuyện vui không làm tôi bớt cảm giác phiền muộn trong lòng khi nghĩ về hoàn cảnh Hữu Loan hiện nay. Dĩ nhiên sinh - lão bệnh - tử là chuyện tất yếu của đời người. Nhưng hình ảnh một ông gìa ốm yếu ho hen, lẩn quẩn trong căn nhà cũ kỹ với người vợ tuổi đã cao, cũng nhiều bệnh tật, có cái gì làm tôi cám cảnh. Hơn nữa, người đó lại là Hữu Loan.

Lẽ ra ông đã có một cuộc sống khác. Một nhà thơ tài hoa, một trí thức, một chiến sĩ cách mạng dày dạn, từ thời khởi nghĩa chống Pháp giành chính quyền mới hơn 20 tuổi đã phụ trách 4 ty của tỉnh, một cán bộ tuyên huấn sư đoàn xuất sắc... đúng ra phải có vị trí xứng đáng và cuộc sống tốt hơn so với bao nhiêu người bất tài đang nắm giữ chức quyền và sống xa hoa phung phí hiện nay.

Tôi nghĩ thực ra chính ông đã chọn cuộc sống này từ khi làm bài thơ “Mầu tím hoa sim” và tham gia “Nhân văn- Giai phẩm”, sau đó tự ý bỏ về quê nhà. Trong khi người ta lên án tư tưởng tiểu tư sản ủy mị thì ông làm bài thơ khóc người vợ trẻ lúc từ chiến trường trở về phải ngồi bên “ngôi mộ đầy bóng tối với chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh” của người con gái vắn số không kịpchờ ông. Ông không thể “giữ lập trường”, nén đau thương, xúc cảm của mình theo chỉ thị của lãnh đạo. Con người không phải là gỗ đá, không phải là súc vật phản xạ có điều kiện. Nhà thơ chân chính càng không thể chỉ nặn ra những tác phẩm theo đơn đặt hàng hay những bài tuyên truyền sáo rỗng dối trá dù là theo “yêu cầu của cách mạng” đi chăng nữa. Chính vì thế sau khi viết “Mầu tím hoa sim”, ông bị kiểm điểm, bài thơ bị cấm phổ biến công khai nhưng lại được chính các chiến sĩ chép tay lén lút, đọc thầm cho nhau nghe, và sau đó vượt không gian, thời gian đi vào lòng người để trở thành một trong những bài thơ tình bất hủ của thi ca Việt Nam.

Cùng với các văn nghệ sĩ trong nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”, Hữu Loan đã dùng ngòi bút để lột trần, lên án cái ác núp dưới bất cứ thứ nhân danh, chiêu bài nào. “Nhân văn- Giai phẩm” là sự lựa chọn quyết liệt của những người làm văn học nghệ thuật chân chính với tinh thần “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo là yêu / Ghétai cứ bảo là ghét”. Đó là đỉnh cao của văn học nghệ thuật, cũng là đỉnh cao của trí tuệ và nhân cách. Đỉnh cao đó tất yếu bị phá đổ, vùi dập khi quyền bính được xây dựng bằng bạo lực và dối trá. Sự lựa chọn đó là một lựa chọn sinh tử và đã phải trả gía đắt, đắt bằng sự khốn cùng của đời người, bằng một vết nhơ lớn trong lịch sử dân tộc. Khi tôi hỏi về chữ Tâm treo trên bàn thờ, Hữu Loan bảo chính tay ông viết và suốt đời ông chỉ thờ một chữ Tâm.

Tôi chợt nhớ đến những điều ông nói trong chuyến đi xuyên Việt năm xưa mà tôi đã ghi lại trong bút ký “Hành trình cuối đông”.(*) “Cái tâm mới là điều quan trọng trong văn học. ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.’ Sai lầm của chế độ là đã đề cao giai cấp tính, đến chỉ còn đẳng cấp thống trị. Giai cấp tính không bằng nhân đạo tính.”. Với cái tâm trong sáng của mình, Hữu Loan đã thấu suốt tình hình đất nước và có những nhận định sắc bén:

“Đất nước ta là nơi nói giỏi nhất nhưng làm sai nhiều nhất, người sai lầm ít thì bị tội nặng, không được sửa sai, như bác sĩ làm chết người, lái xe gây tai nạn bị lấy bằng, đi tù, còn những người làm sai nhiều, giết nhiều người, làm hại làm khổ hàng triệu người thì lại được sửa sai, nói dễ dàng “sai thì sửa”.

“Người nói thật cũng bị trừng trị. Tôi cũng bị trừng trị vì tôi viết văn là nói thật. Có người hỏi động cơ viết văn của tôi là gì, tôi trả lờiđộng cơ viết văn của tôi là thích chửi vua. Ít ai dám chửi vua nhưng vua sai thì nhà văn có quyền chửi.”

Vào thời điểm đó, Hữu Loan nhấn mạnh về sứ mạng của nhà văn: “Bây giờ nhà văn chỉ cần làm thư ký của thời đại là đã lớn lắm rồi. Hiện thực nỗi đau của nhân dân rất vĩ đại. Vấn đề không phải có lớn không mà là có dám lớn không.”

Dám nói thật và động cơ viết văn “thích chửi vua” chính là sứ mạng, nhân cách và bản lĩnh của người cầm bút trong những thể chếhay giai đọan lịch sử mà sự sai lầm và độc đóan lên ngôi thống trị. Đócũng là “định mệnh” của nhà văn chân chính. Định mệnh của những người đã lựa chọn cuộc chiến đấu không cân sức:

“Chuyện Hữu Loan là chuyện
Một vạn chín trăm năm mươi ngày gấp hơn
mười lần chuyện Ba Tư
vô cùng căng thẳng
Giữa hai bên
một bên là chính quyền có
đủ thứ nhân dân
quân đội nhân dân
tòa án nhân dân
nhà tù nhân dân
và nhất là
cuồng tín nhân dân
thứ bản năng ăn sống
nuốt tươi
ăn lông ở lỗ nguyên thủy
được huy động đến
tột cùng
sẳn sàng hủy
cũng như tự hủy
một bên nữa là
một người tay không
với nguyện vọng
vô cùng thiết tha
được làm người lương thiện
nói thẳng
nói thật
bọn ác
bọn bịp
thì chỉ tên vạch mặt
người nhân thì
xin thờ
như Thuấn Nghiêu”

(Chuyện tôi về)

Cuộc sống của Hữu Loan thời kỳ đêm dài 30 năm đúng là “vô cùng căng thẳng”, đặc biệt khi “cuồng tín nhân dân” còn bị nhồi sọ và kích động bởi bộ máy tuyên truyền hùng hậu.

Thời kỳ đó đã qua và hiện nay những nhà văn chân chính như Hữu Loan không cô độc nữa, dù cũng còn phải chịu đựng không ít khó khăn trù dập. Trung thực và dũng cảm vẫn là điều không thể thiếu khi nhà văn muốn nói lên sự thật.

Riêng Hữu Loan, ông đã giữ vững sự lựa chọn đó đến cuối đời. Theo tôi biết, nếu không lầm, sau thời kỳ đổi mới, Hữu Loan là người duy nhất không làm đơn xin khôi phục hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam.(*) Cuộc sống của ông cho đến tận hôm nay, dù trải qua bao nhiêu gian nan khốn cùng, đó vẫn là một cuộc sống làm người tử tế đúng nghĩa. Hơn nữa đó còn là một cuộc đời bi tráng rực rỡ, lấp lánh niềm đau và khí phách như những bài thơ của chính ông. Hôm trước ở Hà Nội, tôi nghe nói con trai út của ông định sắp tới sẽ tổ chức thượng thọ 90 tuổi cho ông với mục đích để bạn bè trong nam ngoài bắc có dịp gặp ông một lần trước khi ông quá gìa yếu. Tôi may mắn đã được gặp lại ông trước dịp này.

Cuộc đời Hữu Loan chính là một tượng đài của nhân cách, lòng trung thực và khí phách anh hùng. Tượng đài đó có thể biểu trưng bằng “cây gỗ vuông chành chạnh” và một chữ Tâm. Người xưa nói “Dụng nhân như dụng mộc”. Cây gỗ vuông này thời đại của ông không dùng nhưng lịch sử sẽ dựng lên thành một tượng đài, cũng là một loại bút “tả thanh thiên” lồng lộng giữa đất trời.

Tháng 6 năm 2005

TIÊU DAO BẢO CỰ
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.