Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<1415161718>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#302 Posted : Friday, November 22, 2013 10:26:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 22 THÁNG MƯỜI MỘT 2013

30 năm ngày giỗ ca sĩ Karen Carpenter



Tuấn Thảo
5 giải Grammy, 10 album, 100 triệu đĩa hát bán chạy trong vòng 14 năm liền. Ít có ban nhạc nào ăn khách đều đặn và liên tục như ban song ca người Mỹ The Carpenters. Trên tột đỉnh danh vọng, đà thành công của nhóm này đột ngột bị gián đoạn với cái chết của Karen Carpenter vào năm 1983, cách đây vừa đúng 30 năm.

Có nhà phê bình cho rằng giọng ca của Karen không khỏe khoắn, không đầy kỹ thuật luyện thanh như các diva nhạc pop thời nay. Một giọng ca như vậy chưa chắc gì sẽ lọt qua các vòng tuyển của các cuộc thi hát truyền hình như "The Voice" hay là "American Idol - Thần tượng nước Mỹ". Nhưng thay vì đầy nội lực, giọng ca Karen Carpenter lại tràn sức sống nội tâm.

Một giọng ca nhung trầm, dung dị mà biểu cảm, như lời thoại tiếng thầm khe khẽ bên tai. Đối với giới hâm mộ, Karen không phải là hình tượng của người tình, mà lại là một người bạn, một người chị. Những bài hát của cô có tác dụng của những lời vỗ về an ủi, cho tâm hồn một chút hơi ấm, cho tim buồn bớt quạnh vắng đơn côi.

Ngày Karen Carpenter vĩnh viễn ra đi, đột qụy đứng tim do chứng bệnh biếng ăn, ban nhạc người Mỹ The Carpenters coi như không còn lý do để tồn tại. Tài hòa âm, chơi đàn của người anh trai Richard, trở nên vô hiệu với cái chết của cô em gái. Kẻ ở người đi, nhóm Carpenters đánh mất vầng hào quang sáng ngời khi tiếng hát của Karen vĩnh biệt cõi đời


Sinh trưởng ở New Haven, bang Connecticut, Karen vào nghề ca hát là nhờ vào sự dìu dắt của người anh trai Richard, lớn hơn cô 4 tuổi. Thời niên thiếu, hai anh em có tánh tình rất khác nhau. Richard trầm mặc ít nói, suốt ngày ở trong nhà nghe nhạc và chơi đàn piano, trong khi Karen thì lại ngỗ nghịch như con trai, mê thể thao và thích rong chơi ngoài đường. Có lẽ cũng vì thế mà sau này, khi bắt đầu chơi nhạc, Karen chọn bộ trống làm nhạc cụ sở trường, một điều tương đối hiếm trong các nghệ sĩ phái nữ thời bấy giờ.

Thời còn học trung học, Karen tham gia vào hai ban nhạc jazz của người anh trai là The Richard Carpenter Trio và Spectrum. Đến khi các nhóm này rã đám, hai anh em tiếp tục ca hát và chính thức chọn nghệ danh Carpenters, khi ký hợp đồng ghi âm vào tháng Tư năm 1969. Hai anh em thu hút sự chú ý ngay từ album đầu tiên đề tựa Offering, tập nhạc này sau đó được tái bản với tựa đề Ticket to Ride, trong đó nhóm Carpenters có ghi âm lại ca khúc nổi tiếng của nhóm Tứ Quái The Beatles.


Trong album thứ nhì phát hành vào năm 1970, Carpenters chọn ghi âm lại nhạc phẩm Close to you của hai tác giả Burt Baccharach và Hal David làm ca khúc chủ đề. Bài này ban đầu do nam diễn viên Richard Chamberlain thu thanh vào năm 1963, tức cách đây đúng nửa thế kỷ, nhưng phải chờ đến phiên bản do nhóm Carpenters ghi âm 7 năm sau, thì bài hát mới nổi tiếng trên khắp thế giới.

Từ album này trở đi, ban nhạc áp đặt tên tuổi của mình với 14 ca khúc đứng đầu bản xếp hạng trên thị trường Hoa Kỳ, xen kẽ các bản nguyên tác của nhóm như bài Yesterday Once More hay Top of The World với những sáng tác của nhiều tác giả khác như bản Superstar của Bonnie Bramlett & Eric Clapton & Leon Russel. Bản nhạc Desperado của nhóm The Eagles, Solitaire của Neil Sedaka hay bài Jambalaya của Hank Williams …


Nhờ vào tài nghệ chơi đàn và hòa âm của Richard, mà đa số các bản cover của Carpenters, tuy là phiên bản ghi âm sau lại vượt trội so với nguyên tác. Đó là trường hợp điển hình của bài The End of the World do ca sĩ nhạc country Skeeter Davis ghi âm lần đầu tiên vào năm 1963, để rồi phá kỷ lục số bán với phiên bản của Carpenters 10 năm sau đó. Bài hát Superstar từng được nhiều nghệ sĩ thu thanh trong đó có Bette Midler hay Joe Cocker, nhưng không xuất thần bằng phiên bản của nhóm Carpenters.

Nhờ vào chất giọng nhung trầm, mượt mà và mềm mại như nhung lụa, trầm tĩnh lung linh như mặt hồ chưa gợn sóng, Karen Carpenter thổi vào khung trời hoài niệm một luồng gió : Mát mà tĩnh mặc, nhẹ mà u uất. Chất giọng contralto của Karen ấm áp tràn đầy nhờ hát giọng ngực ít khi nào hát chẻ giọng óc, nhờ vậy mà cực trầm trong cách luyến láy, cực sang trong lối nhả chữ.


Lối hòa âm đa tầng của Richard Carpenter khai thác tối đa các cung bậc thấp để giúp Karen phát huy trọn vẹn độ dài thang âm trong mỗi lần ngân giọng. Độ ngân giọng càng dài, tình cảm càng bàng bạc man mác. Nhạc cụ yêu chuộng của Karen từ thuở thiếu thời là bộ trống. Vì thế cho nên giọng ca này rất vững trong cách nắm bắt từng nhịp điệu, hát chậm mà không lê thê, hát nhanh vẫn không dồn dập. Lối hát rất vững nhịp đó giúp cho Karen Carpenter có một lối phát âm nhả chữ độc đáo khác thường.

Có lúc giọng ca này hát đùa với nhịp điệu, chậm hơn một chút so với tiếng gõ nhịp. Sinh thời, Frank Sinatra tận dụng kỹ thuật này để hất câu, đá chữ. Karen Carpenter biến nó thành nghệ thuật để tăng thêm chiều sâu trong những nốt trầm, thăng hoa ca từ và cách diễn đạt ý tứ.

Những yếu tố đó có thể giải thích vì sao trong các bản nhạc của Carpenters, dù là nguyên tác hay phiên bản cover vẫn toát lên một sức cuốn hút kỳ lạ. 30 năm sau ngày qua đời, chất giọng của Karen Carpenter vẫn giữ nguyên ma lực quyến rũ đối với người hâm mộ : cốt cách thiên thần, hồn phách liêu trai.

CARPENTERS - yesterday once more
http://www.youtube.com/watch?v=liauypatCds
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
xv05 on 10/16/2014(UTC)
viethoaiphuong
#303 Posted : Tuesday, December 17, 2013 11:09:19 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Diễn viên vũ đoàn "Momix Botanica" tạo dáng ở Duesseldorf, Đức.
VOA-16.12.2013
viethoaiphuong
#304 Posted : Sunday, December 22, 2013 7:27:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Robbie Williams : Ngày trở lại của Mister Swing



Swing Botth Ways là tập nhạc studio thứ 10 của Robbie Williams (DR)

Tuấn Thảo - RFI
Mister Swing là biệt danh mà giới chuyên ngành đã tặng cho Robbie Williams. Swing (… when you’re winning) cũng là tựa đề album ăn khách mà ca sĩ người Anh đã cho ra mắt cách đây hơn 10 năm. Vào trung tuần tháng 11, Robbie Williams trình làng một tập nhạc mới, có thể được xem như là phần tiếp nối album trước với những ca khúc nhạc jazz để đời.

Mang tựa đề Swings Both Ways, tập nhạc này là album ghi âm trong phòng thu thứ mười của Robbie Williams. Dường như số chẳn là số hên của ca sĩ người Anh. Sau khi ăn mừng 20 năm sự nghiệp, tính luôn cả thời gian anh là thành viên ban nhạc Take That và thường đi hát chung với nhóm này, Robbie Williams cho ra mắt tập nhạc solo thứ mười.

Ngay trong tuần lễ đầu tiên được phát hành, album Swings Both Ways đã nhảy vọt lên hạng đầu thị trường Anh quốc, giành luôn vị trí quán quân tại 8 quốc gia châu Âu. Một cách ngẫu nhiên, tập nhạc mới của Robbie Williams trở thành album thứ 1000 chiếm hạng nhất thị trường số bán, kể từ khi công ty Official Charts Company được thành lập tại Anh.


Album mới của Robbie Williams bao gồm 13 ca khúc, phiên bản Deluxe là 16 bài, trong đó có một nửa là các bản cover, nửa còn lại là những bài hát mới do nhóm sáng tác Guy Chambers thực hiện, đánh dấu một thập niên hợp tác giữa tác giả Guy Chambers với ca sĩ Robbie Williams. Để tránh sự đơn điệu, Robbie trong tập nhạc trước đã triệu mời nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Nicole Kidman, Rupert Everett, Jonathan Wilkes để ghi âm cùng với anh các bản song ca.

Trên tập nhạc vừa được phát hành, có sự góp giọng của các ca sĩ trẻ tuổi như Kelly Clarkson, Michael Buble, Olly Murs, Rufus Wainwright. Sau ca khúc trích đoạn đầu tiên là Shine My Shoes, đến lượt tình khúc Dream A Little Dream of Me mà Robbie đã ghi âm với nữ ca sĩ Lily Allen được phát hành vào cuối tuần này như một món quà Noel dành cho giới hâm mộ.


Cả hai tập nhạc mà trong tựa đề có chữ swing … cho thấy là Robbie Williams rất ngưỡng mộ các bậc đàn anh thuộc phong trào Rat Pack của những năm 1950 - 1960. Robbie Williams không có giọng ca mượt mà trầm ấm như Dean Martin, anh không lướt nhịp cừ khôi mà cũng chẳng hất câu cự phách như Giọng ca vàng Frank Sinatra. Đổi lại, Robbie lại có một lối diễn đạt ngẫu hứng tự nhiên, nhã chữ có duyên như Mister Bojangles, một trong những ca khúc ăn khách và cũng là biệt danh của Sammy Davis Junior lúc sinh tiền.

Giới nghệ sĩ hát tiếng Pháp cũng đã từng vinh danh nhóm Rat Pack khi thực hiện một dự án tương tự trên tập nhạc Forever Gentlemen, nhưng họ thiên về thể loại tình ca và các bản ballad trứ danh của các giọng ca crooner. Còn Robbie Williams với ánh mắt lém lỉnh phong cách hóm hỉnh thì nghiêng về phía các giai điệu yêu đời tiết tấu vui nhộn. Chưa đầy một phần ba album được dành cho các bản ballad.


Robbie Williams vẫn trung thành với cái biệt danh Mister Swing. Lối diễn đạt của anh chú trọng đến cách ‘’đùa câu, bắt nhịp’’ cho thấy anh là một swinger, nhiều hơn là crooner. Theo lời nam ca sĩ, sau khi ăn khách với tập nhạc swing phát hành cách đây hơn 10 năm thì thay vì tiếp tục khai thác cái đà thành công này, anh lại lao vào nhiều dự án âm nhạc khác nhau. Năm album mà anh cho ra mắt trong vòng một thập niên, từ năm 2002 đến năm 2012 cho thấy là Robbie liên tục chuyển hướng, chứ không nhất thiết phải chạy theo thị hiếu của người nghe hay xu hướng của thị trường để bảo đảm số bán.

Dự án thực hiện một album nhạc swing thứ nhì manh nha cách đây hơn một năm, sau khi Robbie Williams lập gia đình và có con. Lúc đầu, Robbie chỉ dự tính ghi âm toàn là các bản cover, nhưng dần dần anh thay đổi ý định. Niềm vui làm cha tạo cho anh nguồn cảm hứng dồi dào, từ niềm lạc quan yêu đời ấy anh viết nhiều ca khúc mới, trong đó có nhạc phẩm Go Gentle mà anh tặng cho đứa con gái đầu lòng.


Kết quả là tập nhạc Swings Both Ways của Robbie Williams có hai vế : kinh điển và tân thời, midtempo và nhịp nhanh, điệu swing và nhạc pop, chứ không còn thuần jazz standard như trên album trước, thời mà Robbie Williams bước vào sân chơi của làng nhạc jazz khi trình bày lại các nhạc phẩm bất hủ của hai tác giả Cole Porter và George Gershwin.

Nhóm sáng tác của Guy Chambers đã gợi hứng khá nhiều từ thế giới nhạc jazz cũng như từ thời kỳ huy hoàng của nhóm Rat Pack để soạn ra những ca khúc mới, vừa tầm cho giọng ca của Robbie Williams. Tuy nhiên, cho dù có tài cách mấy, nhóm sáng tác này vẫn chưa thể sánh bằng các bậc đàn anh như Irving Berlin, Bobby Russell, Cab Calloway, Harold Arlen, đều có ca khúc được ghi âm lại trên album này.


Các tác giả thời trước như Irving Berlin, Cole Porter, George Gershwin đều là những cây đại thụ của làng nhạc jazz. Nhờ vào tài nghệ sáng tác, họ nổi tiếng là những bậc phù thủy trong cách soạn giai điệu, tinh tế sắc sảo, cô đọng cốt lõi, trước khi giới chuyên ngành sáng chế ra thuật ngữ ‘’melody maker’’.

Sau khi thử nghiệm cọ xát với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, Robbie Williams vừa tìm lại dòng nhạc mà anh hằng yêu thích. Số chẳn dường như là số hên của ca sĩ này. Tháng Hai năm 2014, anh sẽ ăn mừng sinh nhật tròn 40 tuổi. Đó cũng là dịp để cho Robbie Williams lên đường lưu diễn để gặp gỡ giới hâm mộ.

Trên sân khấu, Robbie Williams sẽ hóa thân thành Mister Swing, trong bộ âu phục đắt tiền. Giới nghệ sĩ hát tiếng Pháp trên tập nhạc Forever Gentlemen thích cái phong cách chải chuốt đào hoa của các giọng ca crooner, Robbie thì lại thích nô đùa ra vẻ nghịch ngợm. Như thể gần 40 tuổi đời, anh vẫn muốn như một cậu bé, thả bộ rong chơi trong cái thế giới âm nhạc mà anh cho là lạ kỳ diệu vợi, mãnh liệt cuốn hút như niềm đam mê đầu đời.

Robbie Williams | 'Go Gentle' | Official Music Video
http://www.youtube.com/watch?v=o3OWZaIpEDk
viethoaiphuong
#305 Posted : Monday, December 23, 2013 1:42:08 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Truyền thống cây đàn dương cầm Steinway



Phần lớn các phòng hòa nhạc và nhạc viện ở Hoa Kỳ đều có chiếc đàn dương cầm do Steinway & Son sản xuất (
Photo courtesy of Steinway & Sons)

VOA - 23.12.2013
Từ 160 năm, những cây đàn dương cầm của Steinway & Sons đã được coi là tinh tế nhất thế giới, vì nghệ thuật và phẩm chất siêu việt của chúng. Thông tín viên VOA Jeff Lunden tường thuật rằng mặc dầu công ty này vừa có một sở hữu chủ mới, truyền thống dầy công phu là làm ra các nhạc cụ bằng tay dự trù sẽ vẫn tiếp tục.

Các đại dương cầm thủ cần phải có những cây dương cầm tuyệt hảo. Vladimir Horowitz, nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng của Nga thường đem theo cây đàn Steinway của chính mình khi đi lưu diễn trong các buổi hòa nhạc khắp thế giới.

Phần lớn các phòng hòa nhạc và nhạc viện ở nước Mỹ đều có các cây đàn Steinway, và các dương cầm thủ từ Lang Lang cho đến Billy Joel đều là những nghệ sĩ chuyên sử dụng đàn Steinway. Mùa thu năm nay, nhạc sĩ dương cầm Nga Kirill Gerstein đến thành phố New York để trình diễn cùng ban đại hòa tấu của thành phố.

Nhạc sĩ Gerstein nói: “Tôi nghĩ hệ thống cân não và cơ bắp của nhiều thế hệ dương cầm thủ đã được hình thành qua thể cách cảm nghĩ hành động và thể cách hành động và âm thanh hoà nhập ra sao vào kinh nghiệm trình diễn này. Và đối với thính giả, chính kinh nghiệm thưởng thức âm thanh cây đàn Steinway này đã thực sự nuôi dưỡng những gì chúng ta nghĩ về tiếng đàn dương cầm.”

Các cây đàn Steinway đã được chế tạo từ năm 1871 tại một khu nhà máy ở thành phố New York. Công ty này do một di dân người Ðức tên là Henry Englehard Steiway thành lập năm 1853, khi New York có vài chục nhà sản xuất đàn dương cầm.

Nhưng giám đốc công ty Steinway đặc trách về sự hài lòng của khách hàng, ông Robert Berger nói:

“Ngay từ ban đầu, họ đã hết sức tìm cách sáng tạo ra cây đàn dương cầm tiêu chuẩn của thế giới. Không phải cây đàn dương cầm “trung bình,” mà là cây đàn “tiêu chuẩn,” cây đàn mà tất cả những cây đàn phải dựa vào để đánh giá.”

Và những cây đàn dương cầm đó được làm cho thật bền. Ngày nay, một lực lượng lao động khoảng 300 thợ thủ công nam nữ, đã sản xuất ra khoảng 1.500 cây đàn dương cầm mỗi năm tại nhà máy Astoria.


Một nghệ nhân làm việc cho công ty sản xuất đàn dương cầm Steinway & Son ở Astoria New York
(Photo courtesy of Steinway & Sons)

Phải mất 11 tháng để làm một cây đại dương cầm Steinway, với 12.000 bộ phận.

Nhà máy hoạt động như một tổ ong. Ở một khu, những tấm gỗ dán mỏng được gắn liền với nhau và đặt vào máy ép, để tạo ra hình dáng đặc biệt của cây đại dương cầm.

Ở một khu khác, những người được gọi là “belly men” tức là chuyên tạo các bộ phận trong lòng cây đàn” đặt các tấm bảng âm thanh vào khung. Một phiến sắt đúc được thêm vào, các sợi dây đàn được gắn, và hành động, tức là những cái búa nhỏ gõ vào các sợi dây, được gắn lên.

Các cây đàn dương cầm được lên dây tất cả là 5 lần. Hai lần, trong tiến trình này, các cây đàn được đưa vào một căn phòng, nơi một cái máy đập mạnh vào tất cả 88 dây đàn cùng một lúc, để giúp “khởi động” các khí cụ.

Nguyên cả một khu khác trong nhà máy được dành để phục hồi các cây đàn Steinway cổ. Ông Bill Youse, điều hành bộ phận này, cho biết

“Ðến ngày 2 tháng 7 năm nay là tôi làm tròn 40 năm với công ty. Tôi cũng là nhân viên Steinway thuộc thế hệ thứ ba. Và tôi thuộc thế hệ thứ ba trong 4 thế hệ, con trai tôi cũng đang làm việc ở đây.”

Ông Youse nói các cây đàn dương cầm tuyệt hảo là nhờ nhiều thế hệ công nhân tất cả đều xả thân cống hiến cho cùng một mục đích:

“Ngoài một số chất liệu, như keo dán và nhiều thứ đã được cải tiến qua nhiều năm, cây đàn dương cầm vẫn giữ gần như nguyên si giống với cây đàn ta đã có từ cuối thấp niên 1800.”

Một trong những đồng nghiệp của ông đã làm với Steinway hơn 50 năm nói:

“Tên tôi là Wally Boot. Tôi là người cuối cùng chạm vào cây đàn trước khi nó rời khỏi nhà máy. Tôi là người thanh tra âm thanh cuối cùng của cây đàn. Tôi đã làm việc ở đây 51 năm. Và công việc của tôi là lắng nghe cây đàn dương cầm và chắc chắn về âm thanh toàn hoả của nó và mọi thứ đều hoạt động tốt.”

Và có rất ít thứ hoạt động giống như một cây đàn Steinway. Ông Boot, người lớn lên cách nhà máy hai khu phố, nói rằng mỗi cây đàn dương cầm đều có cá tính riêng của nó:

“Nếu là một cây piano vui tươi, thì sẽ là cây piano để chơi nhạc jazz; nếu là một cây đàn piano êm dịu, thì thường là để trong nhà hay để chơi nhạc thính phòng. Còn đây là một cây kiểu B, thì là cây piano cho dàn nhạc hòa tấu.”

Mức độ chăm sóc và nghệ thuật thủ công giúp giải thích vì sao một cây đàn piano Steinway có thể bán với gì từ 55.000 đến 145.000 đôla. Ông Berger của hãng Steinway nói những cây đàn dương cầm này trở thành một của hồi môn quý báu của gia đình, lưu truyền từ đời nọ qua đời kia. Ông nói:

“Một người chủ đàn mới sẽ nói một câu đại loại như, ‘giấc mơ cả đời tôi vẫn là làm chủ một cây piano Steinway,’ hay ‘tôi đã để dành bao nhiêu năm để mua được cây đàn piano này và cuối cùng tôi đã thực hiện được giấc mơ của tôi.”

Và người chủ cây đàn Steinway mới nói rằng giấc mơ làm bằng tay đó sẽ còn tiếp tục nhiều năm nữa.
viethoaiphuong
#283 Posted : Wednesday, January 1, 2014 3:17:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

ABBA - Happy New Year

viethoaiphuong
#306 Posted : Sunday, January 12, 2014 10:19:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ BẢY 11 THÁNG GIÊNG 2014

2014 : Các dự án âm nhạc quốc tế hoành tráng


Ca sĩ Adele và nhà hòa âm Paul Epworth nhân kỳ trao giải Oscar - Reuters /Blake

Tuấn Thảo
Vào lúc làng nhạc Anh Mỹ chuẩn bị trao giải thưởng âm nhạc hàng năm, mà đỉnh cao sẽ là giải Grammy lần thứ 56, vào ngày 26 tháng Giêng tới, thì năm 2014 mở ra với khá nhiều hứa hẹn. Trong số các dự án âm nhạc quốc tế với tầm cỡ hoành tráng có tập nhạc mới của ban nhạc người Ai Len U2, của ngôi sao nhạc rock Bruce Springsteen hay của ca sĩ người Úc Sia. Nhưng gương mặt được chờ đợi nhiều nhất vẫn là diva người Anh Adele.

Từ Twitter cho đến Facebook, cư dân mạng càng nôn nóng chờ đón album thứ ba của nữ ca sĩ Adele sau khi nhà hòa âm kiêm nhạc sĩ người Anh William Orbit nhắn tin ngắn gọn trên mạng : anh đang sáng tác và ghi âm với Adele.

Nhà sản xuất nổi tiếng William Orbit từng hợp tác với nhiều tên tuổi lớn, trong đó có phần thực hiện hai album trước đây là Ray of Light và MDNA của Madonna cũng như album mới của Britney Spears mang tựa đề Britney Jean. Mặc dù chưa được xác nhận bởi các nguồn tin chính thức, nhưng sự hiện diện của anh có thể đánh dấu một sự chuyển hướng ít ra là trong lối hoà âm mộc pha điện tử các bài hát trong tương lai của Adele.

Ngày trở lại của Adele hiện là một trong những thông tin được bình luận nhiều nhất trên các mạng xã hội, lượng tin nhắn không kém gì buổi biểu diễn của Beyonce nhân giải Super Bowl hồi tháng Hai năm 2013. Tập nhạc thứ ba của Adele dự trù phát hành trước mùa hè năm 2014 cũng là một thách thức lớn đối với nhóm sáng tác cũng như các nhà sản xuất : làm thế nào để lập lại thành tích của album trước mang tựa đề 21. Chỉ riêng với album này, Adele đã đọat 7 giải Grammy, chiếm hạng đầu 25 quốc gia và bán hơn 28 triệu bản trên toàn thế giới.


Năm 2014 phải chăng sẽ là năm của nhạc rock ? Ít ra các nhóm nhạc rock trẻ như Muse hay Archive đều đã lên kế họach phát hành album mới. Về phía các nghệ sĩ đàn anh, danh ca Bruce Springsteen và ban nhạc U2 đều có album phát hành trong năm nay. Vào trung tuần tháng Giêng, Bruce Springsteen trình làng album thứ 18 với tựa đề High Hopes. Trích đoạn đầu tiên và cũng là ca khúc chủ đề của album cho thấy là Bruce vẫn trung thành với phong cách dũng mãnh, nhịp điệu cứng cựa rắn chắc, đàn ghi ta điện tràn đầy sinh lực.

Được mệnh danh là The Boss (Ông Chủ), Bruce Springsteen đã không ngừng trình diễn trong hai năm vừa qua với ban nhạc của anh là nhóm The E Band. Album mới đã được ghi âm trong lúc cả nhóm đang lưu diễn tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, Canada và Úc. Lần này, Bruce hợp tác với tay đàn ghi ta cừ khôi Tom Morello của nhóm Rage Against the Machine. Ngày phát hành album mới cũng là dịp để cho cả nhóm khởi đầu một vòng lưu diễn mới. Bruce cũng thường xuất hiện trên sân khấu, theo lời mời của các bạn đồng nghiệp như Bob Dylan và Sting, thành viên sáng lập ban nhạc rock Police.

Nếu như buổi biểu diễn đầu tiên của Bruce Springsteen sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng Giêng tại Cape Town ở Nam Phi, thì hầu như vào cùng một thời điểm, ban nhạc Ai Len U2 trình làng phiên bản mới của bài No Ordinary Love. Bài hát này từng được chọn làm ca khúc chủ đề cho bộ phim biopic đề tựa Long Walk to Freedom (Đường dài đến tự do) của đạo diễn Justin Chadwick, kể lại cuộc đời và sự nghiệp của ông Nelson Mandela. Rất nhiều ca khúc đã được tái bản nhân tang lễ của ông Mandela, trong đó có bài Mandela Day của nhóm Simple Minds, Asimbonanga của Jonny Clegg &Savuka, Talkin’ About Revolution của Tracy Chapman.


Về phía ban nhạc Ai Len, bài No Ordinary Love đã được Paul Epworth phối khí lại với lối hoà âm lạc quan yêu đời hơn. Ngày phát hành ca khúc cũng là dịp để cho U2 tạo cơn sốt nơi giới hâm mộ. Nhóm này cho biết sau nhiều năm vắng bóng họ sẽ trở lại trong năm 2014 với một tập nhạc hoàn toàn mới tức là gồm những sáng tác chính gốc chứ không có cover.

Ngoại trừ có thay đổi vào giờ phút chót, thì album thứ mười ba của nhóm sẽ được phát hành vào tháng Tư năm 2014, đánh dấu sự hợp tác của nhóm với tay hoà âm Danger Mouse , tên thật là Brian Burton, chứ không phải là với nhà hai nhà sản xuất RedOne và David Guetta như theo một số nguồn tin trên mạng.

Năm 2014 dường như không phải là năm của các diva. Ngọai trừ trường hợp của Beyonce, thì hầu hết các thần tượng nhạc pop đều đã không thành công như mong đợi vào cuối năm ngoái, đầu năm nay. Sau một đợt quảng cáo rầm rộ, rốt cuộc Lady Gaga thất bại với tập nhạc ARTPOP, buộc phải sa thải nhân viên cộng tác, viết thư xin lỗi các fan do số bán quá thấp so với hang chục triệu đô la số tiền bỏ ra cho các đợt tiếp thị. Album tiếng Anh của Celine Dion cũng chỉ thành công nửa vời, dù có sự hỗ trợ của các tài năng mới như Sia hay Ne Yo.


Rihanna thì tuyên bố tạm nghỉ ngơi, ngưng ghi âm trong năm 2014, sau khi liên tục cho phát hành mỗi năm một album. Britney Spears thì trình làng cuối năm 2013 một album mới và ký hợp đồng biểu diễn tại Las Vegas, nhưng đợt biểu diễn này bị chỉ trích do Briney hát nhép quá nhiều, và kết quả là album Britney Jean không đứng đầu bản xếp hạng.

Rốt cuộc thì Beyonce là gương mặt thành công nhất, album mới phát hành trực hồi trung tuần tháng 12 phá kỷ lục số bán với hơn một triệu bản chỉ trong 7 ngày, xấp xỉ với số bán của Justin Timberlake về phía nam. Dựa trên khái niệm album hiển thị, 17 bài hát của album đều được minh họa bằng video clip, khi ghép lại thành một bộ phim dài, tập nhạc mới của Beyonce là một dự án khá táo bạo, thành công dù không hề có quảng cáo, gây ngạc nhiên, bất ngờ vì không hề được báo trước. Một dự án thầm lặng coi vậy mà hiệu quả hơn là khua chiêng gõ trống.


Năm 2014 như vậy dự báo đà thành công của cặp vợ chồng Beyonce, vì chồng cô là diễn viên nhạc hip hop Jay Z là một trong những gương mặt sáng giá nhất nhân kỳ trao giải Grammy vào cuối tháng Giêng. Với tổng cộng là 9 đề cử, trong đó có danh hiệu album nhạc rap xuất sắc nhất, Jay Z dẫn đầu danh sách các nghệ sĩ đi tranh giải và kế theo sau là Daft Punk, Lorde, Macklemore & Ryan Lewis, Rihanna và Katy Perry.

Tuy nhiên, Jay Z đã để vuột mất đề cử quan trọng nhất là Ghi âm hay nhất trong năm (Record of The Year). Ban nhạc Pháp Daft Punk thì hy vọng đọat giải này cũng như danh hịêu dành cho album điện từ hay nhất. Dù gì đi nữa trên khấu, Daft Punk sẽ diễn với Stevie Wonder nhạc phẩm Get Lucky, được xem là ca khúc phát sóng nhiều lần nhất trong năm vừa qua.


Về phần mình, Bruno Mars sẽ vinh dự biểu diễn tại giải Super Bowl, vốn là sự kiện thể thao lớn nhất Hoa Kỳ vì thu hút mỗi lần hơn 100 triệu khán giả. Bruno Mars đã thành công trong năm qua với một lọat ca khúc ăn khách như Locked Out of Heaven, When I Was Your Man và Treasure, đều được trích từ tập nhạc Unorthodox Jukebox. Phần biểu diễn của Bruno Mars hứa hẹn nhiều màn bát ngờ với bước nhảy ngọan mục nhuần nhuyễn, rất hợp với thể lọai âm nhạc mà anh cũng như nhóm Daft Punk đã chọn. Năm 2014 có thể đánh dấu ngày hồi sinh của dòng nhạc soul funky !!!
viethoaiphuong
#307 Posted : Saturday, January 25, 2014 5:33:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Rose Fostanes: Giọng ca thiên phú



Sự thành công của Rose Fostanes, thí sinh nước ngoài duy nhất tham gia và thắng cuộc thi tài ở Israel, đã khiến cho giấc mơ trở thành một nghệ sĩ trình diễn của Rose gần với thực tế hơn

VOA-24.01.2014
Thưa quý độc giả, trong những ngày đầu của tháng Giêng năm 2014, giới thưởng ngoạn âm nhạc đã được chứng kiến sự xuất hiện của một giọng ca độc đáo và vô cùng truyền cảm, khi theo dõi chương trình X Factor-Israel, một chương trình tuyển chọn tài năng mới của Israel. Chủ nhân giọng ca đặc biệt đó là một phụ nữ đã quá tuổi tứ tuần, một người lao động xuất khẩu đến từ Philippines, phục vụ và chăm sóc người cao niên để giúp đỡ gia đình trong hoàn cảnh túng thiếu ở bên nhà. Mục Đời sống Văn Hóa của VOA do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để kể lại câu chuyện về người phụ nữ Philippines sang Israel lao động, đang có nhiều triển vọng trở thành một nghệ sĩ trình diễn sáng giá, một người mà tên tuổi chắc chắn sẽ còn được nhiều người biết đến trong thời gian tới.

Trong một nhóm thí sinh tài hoa- phần lớn đều thuộc thành phần trẻ tuổi, ngoại hình dễ nhìn, ăn mặc thời trang, người phụ nữ lao động người Philippines trông thật lạc loài và thiếu tự tin trong chiếc áo phông và bộ quần jean, đi kèm với một đôi giầy bata, khép nép đứng ngoài lề đám nam thanh nữ tú đang chờ bước lên sân khấu.

Trả lời câu hỏi của một giám khảo, người phụ nữ tên Rose Fontanas thú thật rằng bà chưa từng trình diễn trên sân khấu trước đông đảo khán giả như thế này bao giờ.

Theo dõi trên You Tube, người xem không thể không trông thấy các cô cậu thanh niên trong cử tọa trao đổi với nhau những cái nhìn thật ý nghĩa.

Được hỏi, liệu bà có hy vọng sẽ trúng giải tại cuộc thi, Rose Fontanas thành thật trả lời rằng bà thực sự không biết nhưng sẽ cố gắng hết sức mình. Một số trong đám đông khán giả lịch sự lấy tay che miệng cười.

Thế nhưng như trong một truyện cổ tích, Lọ Lem bỗng chốc trở thành một nàng công chúa bởi vì ngay từ những nốt nhạc, ngay từ câu ca đầu tiên, Rose Fontanas gần như đã chinh phục được cử tọa và cả ban giám khảo khó tính gồm ba vị giám khảo nam và một vị giám khảo nữ.

Nhạc phẩm được chọn, vô cùng thích hợp với chất giọng và hoàn cảnh người hát, thực sự gây xúc động. Trong đám đông, một vài thanh niên nam nữ trước đó đã bụm miệng cười, nay có người sửng sốt đến há hốc miệng.

Nữ giám khảo duy nhất tên Shiri là một ca sĩ xinh đẹp, nổi tiếng của Israel. Shiri tin tưởng vào tài năng thiên phú của Rose đến mức nhận làm nghệ sĩ đỡ đầu cho Rose, thí sinh mà cô cho là nổi bật, và có triển vọng nhất trong cuộc thi.

Với sự nâng đỡ của Shiri, trải qua nhiều giai đoạn trong cuộc thi đua tài năng, giọng ca thiên phú và phong cách trình diễn tự nhiên, đã không ngừng gây thích thú cho cử tọa và bất cứ ai nghe được giọng ca của bà.

Hoàn cảnh thực tế khó khăn của một công nhân ra nước ngoài lao động để gửi hết tiền về cho gia đình, cộng thêm bản tính thật thà và tính dễ mến của Rose, càng gây cảm tình nồng hậu hơn nơi các fan mới.

MC của chương trình X-Factor trên truyền hình Israel có lẽ tóm gọn được cảm nghĩ của nhiều người khi cô phát biểu: “Rose, bà là một phụ nữ tài hoa, và là một con người hết sức dễ mến. We love you (Chúng tôi yêu bà)!”


Bà Rose Fostanes,47 tuổi, một phụ nữ từ Philippines sang Israel làm công việc chăm sóc người bệnh và người già, đã chiến thắng cuộc thi X Factor phiên bản Israel

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, những người theo dõi Rose từ ngày đầu, đã được chứng kiến trước mắt sự biến đổi nơi người phụ nữ này, từ một người lao động mặc quần jean áo thun, rụt rè bước lên sân khấu, trở thành một nghệ sĩ trình diễn đầy tự tin trên sân khấu của chương trình X Factor-Israel. Giờ đây, được giúp trang điểm và ăn diện trang nhã, hợp với khổ người, nét mặt của Rose ngời sáng trong niềm hạnh phúc được thực hiện giấc mơ hằng ấp ủ bấy lâu.
Và, như một phép lạ, cuối cùng, Rose đã đánh bại một rừng thí sinh người Israel trẻ trung lịch thiệp, không thiếu tài năng, mà chỉ không may mắn đã phải tranh tài với một tài năng không đối thủ.

Nếu từ câu ca đầu tiên, khán giả dù khó tính đã phải ngồi dậy chú ý, thì nhạc phẩm My Way do Rose Fostanes trình bày đã để lại cảm xúc mạnh. Cử tọa và toàn thể ban giám khảo lắng nghe trong nỗi bàng hoàng bất ngờ, giọng ca lúc ngọt ngào, trong trẻo, khi khàn đặc và mạnh như vũ bão... Cử tọa đong đưa theo điệu nhạc, và cuối cùng nhắm mắt để giọng ca tuyệt vời ấy đưa cảm xúc lên cao...

Với giọng ca ấy, a star is born- một ngôi sao mới đã xuất hiện trên bầu trời – ít nhất trong lĩnh vực giải trí. Sự thành công của Rose Fostanes, thí sinh nước ngoài duy nhất tham gia và thắng cuộc thi tài ở Israel, đã khiến cho giấc mơ trở thành một nghệ sĩ trình diễn của Rose gần với thực tế hơn. Tuy nhiên, các giới chức di trú Israel nói Rose chỉ được cấp giấy nhập cảnh để làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh và người già. Hôm thứ Hai 20 tháng Giêng, Bộ trưởng Nội vụ Israel Gideon Saar loan báo quyết định của ông cho phép Rose được hành nghề trong tư cách một nghệ sĩ trình diễn.

Chắc chắn giới yêu âm nhạc không những chỉ ở Israel, địa điểm tổ chức cuộc thi tuyển lựa tài năng mới X Factor, mà cả giới yêu nhạc tại nhiều nước khác, sẽ còn được nghe nhiều về Rose Fostanes, một ca sĩ tuy chưa từng được đào tạo một cách chính quy, nhưng chắc chắn đang trên đường trở thành một nghệ sĩ sáng giá, xứng tầm với giọng ca và khả năng thiên phú.

Đến đây cũng đã kết thúc chương trình ‘Đời sống văn hóa’của đài VOA phát thanh từ thủ đô Washington. Hoài Hương xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tối thứ Bảy tuần tới, cũng trên làn sóng của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.

Nguồn: Agence France-Presse, The Manila Bulletin, VOA, Inquirer.net



Nguồn video: Kênh YouTube của THE X FACTOR ISRAEL.
viethoaiphuong
#308 Posted : Monday, January 27, 2014 1:13:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Lễ Trao Giải Grammy lần thứ 56



Guy-Manuel de Homem-Christo và Thomas Bangalter đã lên nhận giải với chiếc mặt nạ robot


VOA - 27.01.2014
Nhóm nhạc điện tử Daft Punk của Pháp đã chiếm được 4 giải Grammy hôm Chủ nhật, kể cả Giải dành cho Album hay nhất và Ghi âm của năm, tại Lễ trao Giải Âm nhạc Grammy lần thứ 56 tổ chức tại thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ.

Hai nhạc sĩ của Daft Punk mang mặt nạ robot đã chiếm Giải Album của Năm cho các ca khúc trong album "Random Access Memories". Album này còn đoạt Giải Grammy dành cho album nhạc điện tử, và vũ điệu hay nhất.

Cặp đôi Daft Punk cũng chia Giải Thu Âm của Năm, và Giải Grammy dành cho Màn Song Ca - Nhóm Pop xuất sắc với hai nhà sản xuất Pharrell Williams và Nile Rodgers cho ca khúc “Get Lucky”.

Lorde, cô ca sĩ 17 tuổi đến từ New Zealand, đã đoạt 2 giải Grammy cho nhạc phẩm “Royals” của cô, nhạc phẩm này đoạt Giải Ca khúc của Năm mà cô cùng sáng tác với nhạc sĩ Joel Little. Cô ca sĩ tuổi teen còn đoạt được giải thưởng dành cho Màn trình diễn Pop xuất sắc nhất.

Hai nhạc sĩ nhạc rap Macklemore and Ryan Lewis nhận Giải Grammy dành cho nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, cùng với các giải dành cho album rap hay nhất nhờ các ca khúc trong album “The Heist”, bên cạnh Giải Bài Hát rap và màn trình diễn rap xuất sắc nhất, khi biểu diễn ca khúc "Thrift Shop" với ca sĩ Wanz.

Ban song ca đến từ thành phố Seatlle của Hoa Kỳ còn dự phần trong một màn trình diễn gây nhiều xúc động trong lễ trao giải được chiếu trên đài truyền hình toàn quốc, khi họ trình bày nhạc phẩm “Same Love” – được coi như bài hát của phong trào ủng hộ quyền đồng tính, trong khi 33 cặp đôi, khác giới tính và đồng tính, làm lễ thành hôn.

Hai thành viên còn sống sót của ban tứ ca The Beatles, là Paul McCartney và Ringo Starr đoàn tụ để cùng trình diễn trên sân khấu, nhằm đánh dấu kỷ niệm 50 năm tua trình diễn Hoa Kỳ có tính đột phá của ban nhạc huyền thoại The Beatles.


viethoaiphuong
#309 Posted : Monday, February 17, 2014 5:29:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ban nhạc ABBA tiết kiệm tiền nhờ trang phục của họ


Hai thành viên nhóm ABBA, trong cuộc tranh tài Eurovision 1974, ảnh lấy ra từ màn hình

HTMT dịch tin tức báo điện tử Pháp - 17.2.2014 / Yahoo FR
SUEDE – Theo một điều luật của Thụy Điển, trang phục của họ trên sân khấu đã có thể được giảm thuế...

Bạn nhìn giống như cây dừa. Giầy rộng, cổ áo như chiếc bánh tarte dát kim tuyến và đồng phục tựa khuôn đúc ... Nổi tiếng nhờ âm nhạc, nhóm ABBA của Thụy Điển, sẽ kỷ niệm 40 năm chiến thắng tại Eurovision vào năm nay, cũng là kỷ niệm những bộ trang phục lạ đời của họ.

Ngoại trừ, theo báo chí Anh quốc, các thành viên của nhóm cho hay rằng trang phục của họ trên sân khấu đã giúp họ tiết kiệm tiền trong đời sống thường của họ.

Theo một điều luật của Thụy Điển, trang phục của họ đã có thể giúp trừ thuế, nếu như họ có thể chứng minh những quần áo nầy cũng được mặc thường ngày.

Bjorn Ulvaeus, một thành viên của nhóm chỉ cho thấy trong một tờ báo Anh quốc cho nhận xét. "chúng tôi nhìn thật là ngô nghê trong nhiều năm trời khi ăn mặc hính thức kiểu nầy. Không có ai mặc xấu như chúng tôi trên sân khấu."

Nhưng cùng lúc đó, anh nói thêm "chúng tôi nghĩ rắng với trang phục của mình, người ta sẽ nhớ về chúng tôi, ngay cả khi chúng tôi đã kết thúc hàng thứ 9."


viethoaiphuong
#310 Posted : Friday, February 28, 2014 1:20:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Những vũ công ballet biểu diễn trong buổi tổng duyệt cho Vũ hội Opera ở Vienne, Áo.
VOA-27.2.2014



Một tiết mục biểu diễn tại Vũ hội Opera ở Vienna, Áo, ngày 27 tháng 2, 2014.
Những nam nữ vũ công từ 18 đến 24 tuổi dành hàng tuần để tập luyện cho buổi biểu diễn kéo dài chỉ 3-4 phút nhưng được rất nhiều khán giả trong và ngoài nước theo dõi./VOA-28.3.2014
viethoaiphuong
#311 Posted : Tuesday, March 4, 2014 8:24:27 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phụ nữ Mah Meri mặc y phục cổ truyền biểu diễn vũ điệu "Main Jo-oh"
trong lễ hội Ari Muyang tại làng Mah Meri ở Sungai Bumbun trên đảo Pulau Carey, cách thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 140 kilômét về phía tây nam./VOA-01.2.2014
Khánh Linh
#312 Posted : Wednesday, October 15, 2014 5:24:17 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Recuerdos de la Alhambra by Francisco Tárrega

Guitarist:Ana Vidovic

2 users thanked Khánh Linh for this useful post.
xv05 on 10/16/2014(UTC), viethoaiphuong on 11/28/2018(UTC)
viethoaiphuong
#314 Posted : Wednesday, November 28, 2018 8:16:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Louis Armstrong, Duke Ellington, và Georges Auric (Académie du Jazz - 1960).
© Claude Poirier/Roger Viollet


Khi nhạc Jazz là một vũ khí bí mật…

Minh Anh - RFI - Thứ Tư, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Năm 1945, Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhưng ngay sau đó, cuối những năm 1950, một cuộc chiến khác lại nảy sinh : cuộc Chiến Tranh Lạnh. Thế giới như bị phân thành hai khối : Một bên theo Hoa Kỳ và bên kia theo Liên Xô.

Người ta chứng kiến một cuộc chiến hình ảnh, tuyên truyền và gây ảnh hưởng dữ dội đến từ hai phía cứ như là Hoa Kỳ và Liên Xô làm mọi cách để chiếm lĩnh trái tim của người dân toàn cầu. Và cuộc chiến này cũng đã lan sang cả lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc.

Nếu như nhạc jazz giờ là một phần đời sống thường nhật của những người mê nhạc, ít ai biết rằng dòng nhạc này từng có giai đoạn « lẫy lừng » trong lịch sử thế giới đương đại. Jazz, một công cụ giải phóng của cộng đồng người Mỹ gốc Phi, từng được sử dụng như là một phương tiện để phô trương hình ảnh một nước Mỹ tự do trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

Chính vì điều này mà Adam Clayton Powell Jr, nghị sĩ da mầu đầu tiên trong Quốc Hội Mỹ đã đề xuất một ý kiến nhằm chống lại những tuyên truyền đến từ Liên Xô ví Hoa Kỳ như là một quốc gia « tàn bạo » và « phân biệt chủng tộc » : Dùng nhạc jazz như là một vũ khí.

Một loại vũ khí không như bao kiểu vũ khí khác, một loại vũ khí rõ ràng có tính răn đe hơn, hoàn toàn không có hại so với các loại vũ khí thông thường. Và loại vũ khí này đã ra đời dưới một cái tên nổi tiếng « Jazz Ambassadors ».

Vì sao Hoa Kỳ thời ấy lại chọn jazz như là một vũ khí chính trị ? Trên làn sóng RFI, ông Claude Carrrière, chủ tịch danh dự Viện Hàn lâm nhạc Jazz giải thích :

« Đúng là nhạc Jazz là hình thức âm nhạc duy nhất đặc thù Mỹ. Chắc chắn đó là hình thức nghệ thuật duy nhất Mỹ. Và đúng như vậy, trong thế kỷ 20 hay đúng ra là kể từ thế kỷ 20, nhạc Jazz được coi là biểu tượng của nước Mỹ. Thật là tốt nếu như nước ngoài, đặc biệt là các nước cộng sản nghe được nhạc Jazz. Bởi vì đó là thứ âm nhạc lai trộn, có nguồn gốc châu Phi và sau đó, châu Âu phát triển cách hòa âm, sử dụng nhạc cụ. Nhạc Jazz phản ánh, minh họa khá rõ nét về xã hội Mỹ. »

Trong những năm 1950, dòng nhạc jazz đã đạt đỉnh tại Hoa Kỳ. Nhạc jazz phát triển mạnh mẽ, trở thành một dòng nhạc trí thức. Jazz là thể hiện bởi nhiều nhân vật nổi tiếng, Duke Ellington, Louis Armstrong và Dizzie Gillespie. Vẫn theo ông Claude Carrière, việc chọn nhạc Jazz là một ý tưởng độc đáo để có thể làm đối trọng vũ kịch ballet Bolchoi và Kirov đang tung hoàng ngang dọc trên khắp năm châu.

« Nước Mỹ chẳng có gì độc đáo để giới thiệu với thế giới bên ngoài. Chẳng lẽ họ lại đưa dàn nhạc sang châu Âu biểu diễn George Gershwin. Ở châu Âu, người ta chơi hay hơn nhiều, rồi có Ravel và người Nga thì có âm nhạc cổ điển theo truyền thống châu Âu thật tuyệt vời, có thể sánh vai với mọi loại âm nhạc khác. Trong khi đó, Jazz là một loại âm nhạc rất độc đáo, đã chinh phục được một phần lớn thế giới và tiếp tục chinh phục các nước ở bên kia bức màn sắt, nhờ có đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. »

Và thế là những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc Jazz lúc bấy giờ đã được bộ Ngoại Giao Mỹ mời tham gia vào chương trình « Jazz Ambassadors ». Những vị đại sứ này đã thực hiện những chuyến lưu diễn huyền thoại trên toàn thế giới từ Châu Âu cho đến Nam Á, qua cả vùng châu Phi. Mục đích là nhằm đưa ra hình ảnh một nước Mỹ tự do, đầy hy vọng ngay giữa lòng cuộc chiến tranh lạnh đối mặt với các nước thuộc khối Hiệp ước Vacxava.

Nhưng rồi những đại sứ Jazz đó cũng nhanh chóng nhận ra rằng trong khi đang thực hiện sứ mệnh « cao cả » ở bên ngoài biên giới, ngay tại quê hương xứ sở của mình, họ và những người thân phải gánh lấy nỗi dằn vặt của một xã hội phân biệt và kỳ thị chủng tộc. Họ đã tận dụng các sự kiện này để thể hiện chính kiến theo cách có lợi cho mình. Claude Carrière không quên được câu nói nổi tiếng của Louis Armstrong :

« Ông đã thể hiện một cách rất mạnh mẽ. Và lại, ông đã nói : Tôi sẽ không đại diện cho một đất nước có những cấm đoán đối với những người cùng chủng tộc với tôi, họ tới trường thì phải hứng chịu những lời sỉ nhục của những kẻ thuộc cộng đồng khác. (…) Tôi thấy Louis Armstrong thật là tuyệt vời. Đôi khi ông không câu nệ câu chữ ngôn từ để bày tỏ suy nghĩ của mình. »

Chuyến lưu diễn bắt đầu từ tháng 3/1956, kéo dài trong vòng ba tháng. Mỗi một nơi họ đi qua từ Iran, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Nam Tư cũ, Anh Quốc hay Liên Xô đều để lại một dấu ấn riêng biệt.

Nhưng chuyến lưu diễn ngoại giao này cũng để lại trong tâm trí những nghệ sĩ da mầu này những nỗi đau khôn tả khi khám phá ở từng nơi họ đi qua những cảnh bần hàn tại những nước sống dưới chế độ độc tài. Và họ đã thể hiện một tình liên đới còn mạnh mẽ hơn so với những gì các sĩ quan Mỹ tại chỗ cho thấy.

Người ta còn nhớ đến câu nói nổi tiếng của Dizzie Gillespie tại Karachi, Pakistan khi biết rằng khán giả đến xem phải trả tiền vé đắt. Ông đã từ chối biểu diễn cho đến khi nào chiếc cổng nhà hát được mở rộng cho tất cả mọi người kể cả người nghèo có thể vào và nghe ông hát. Ông nói : « I came here to play for all people, not just for the elite » (Tôi đến đây để hát cho tất cả mọi người cùng nghe, chứ không chỉ cho người giàu).

Dĩ nhiên, không có gì là « toàn diện ». Cuộc lưu diễn tại Liên Xô, được cho là cuộc trình diễn quan trọng nhất đã xảy ra vài sự cố nhỏ. Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ, ông Nikita Khrouchtchev vốn dĩ không thích nhạc Jazz nhưng cũng đến dự một buổi hòa nhạc, và đã bày tỏ thất vọng chỉ vì những bất đồng trong dàn nhạc. Ông Claude Carrière giải thích :

« Ông ta không thích nhạc Jazz nhưng cuối cùng cũng tới nghe hòa nhạc. Goodman là một người rất có học, ông có một dàn nhạc mà đa số nhạc công là người da trắng, chỉ có hai người thổi kèn trompette là người da đen và một nữ ca sĩ da đen, trước khi hát ở dàn nhạc của Duke Ellington. Ông ta là một người rất khó chịu, tới mức mà nhiều nhạc công và một người thổi trompette đã kiếm cớ để về nước sớm. Người thổi trompette bịa chuyện là mẹ vợ qua đời để rời dàn nhạc và về nước sớm nhất. Ông ta đối xử không tốt với nữ ca sĩ da đen. Lúc mới đi công diễn, ông ta để cho nữ ca sĩ này hát 3 bài, sau rút xuống hai bài và giai đoạn cuối chuyến đi công diễn, cô ta chỉ được hát có một bài. Một nửa cuốn sách của Bill Crow, người chơi contrebasse trong dàn nhạc của ông ta, kể lại chuyến đi biểu diễn đầy náo loạn này. »

Dẫu sao thì những chuyến lưu diễn đó đã để lại ấn tượng đáng nhớ trong lòng người hâm mộ. Thành công có được của các đại sứ Jazz cũng nhờ vào những chương trình phát sóng trên đài The Voice of America (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ), một công cụ tuyên truyền nhắm vào các nước Đông Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến. Những ai sống qua thời kỳ ấy hẳn sẽ không bao giờ quên chương trình Jazz Hour, nổi tiếng rất được nhiều người hâm mộ lắng nghe.

viethoaiphuong
#313 Posted : Thursday, November 29, 2018 1:29:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#315 Posted : Friday, November 30, 2018 12:48:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#317 Posted : Friday, November 30, 2018 11:59:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Yo Picasso, Paris, 1901.RFI / Tiếng Việt

Có một Picasso Ấn tượng trong thời ‘Xanh - Hồng’ trước khi theo Lập thể


Thu Hằng - RFI - Thứ Sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2018
Năm 1900, một tác phẩm của Pablo Ruiz Picasso (25/10/1881-08/04/1973) được chọn trưng bày trong gian hội họa Tây Ban Nha tại Triển Lãm Hoàn Cầu Paris. Mới 18 tuổi nhưng Picasso đã có 10 năm tuổi nghề nhờ sự hướng dẫn của người cha, một họa sĩ và giảng viên nghệ thuật, người luôn mong con trai theo nghiệp hội họa.

Cuộc triển lãm ở Paris đánh dấu bước đầu chinh phục trung tâm nghệ thuật châu Âu thời đó của Picasso. Trong những năm 1900-1906, Picasso thường xuyên đi về giữa Paris và Tây Ban Nha. Tranh của ông cũng dần chuyển từ trường phái cổ điển với gam mầu rực rỡ sang sắc thái tiền dã thú, tiếp theo là bị trường phái hậu ấn tượng Van Gogh, Toulouse-Lautrec ảnh hưởng, rồi chỉ sử dụng một mầu trong Thời kỳ Xanh (Période Bleue, 1900-1904) và sắc hồng yêu đời trong Thời kỳ Hồng (Période Rose, 1904-1906).

Lần đầu tiên tại Pháp, bảo tàng Orsay tổ chức một cuộc triển lãm (18/09/2018 đến 06/01/2019) chỉ gồm những tác phẩm của danh họa Picasso trong thời kỳ « Xanh - Hồng », được mượn từ bảo tàng Picasso ở Barcelona, một số bảo tàng Mỹ, Thụy Sĩ, Nga và từ nhiều bộ sưu tập cá nhân. Ông Laurent Le Bon, chủ tịch bảo tàng Picasso ở Paris, giải thích trên đài France Culture (07/09/2018) :

« Picasso, đơn giản, đó là một thiên tài nổi trội nhất thế kỷ XX, nhưng chúng ta luôn cần có một cách nhìn đương đại về ông. Chúng ta cứ nghĩ là đã khai thác cạn chủ đề, nhưng nếu tránh những điều mà tôi gọi là « sáo mòn », như Picasso với tình yêu, Picasso với phụ nữ… thì chúng ta vẫn có nhiều đề tài để tái hiện.

Tôi dám khẳng định với công chúng là từ giờ đến cuối đời, chúng ta sẽ không bao giờ được thấy lại một sự kiện như này : hơn 100 tác phẩm được tập hợp tại bảo tàng Orsay. Đây là những tác phẩm được họa sĩ vẽ trong quãng thời gian được gọi là « Xanh - Hồng », thời kỳ mà Picasso sống ở Paris, và điều ngạc nhiên là chưa bao giờ được triển lãm cho công chúng ».

Một mình giữa Paris

Mùa xuân năm 1901, Picasso trở lại Paris lần thứ hai với một số tác phẩm được ông vẽ ở Barcelona và Madrid sau khi từ Triển Lãm Hoàn Cầu 1900 về nước. Ambroise Vollard, một chủ phòng tranh nổi tiếng lúc đó, bị chàng thanh niên xứ Catalunya, không rành tiếng Pháp, thuyết phục trưng bày các tác phẩm của mình, cùng với 64 tranh sơn dầu được Picasso cấp tốc thực hiện ở xưởng vẽ trên đại lộ Clichy. Triển lãm khai trương ngày 25/06 và đóng cửa ngày 14/07/1901 với thành công ngoài sức tưởng tượng.

Công chúng Paris biết đến một Picasso tài tình sáng tạo lại phong cách và họa tiết của các nghệ sĩ lớn như Vincent Van Gogh và Toulouse-Lautrec. Điều này được thể hiện qua những bức chân dung tự họa của chàng họa sĩ trẻ quyết chinh phục thủ đô của nghệ thuật, theo giải thích của bà Claire Bernardi, quản thủ bảo tàng Orsay, trên đài Franceinfo (17/09/2018) :

« Picasso quyết định, vào thời đó, chỉ ký mỗi Picasso, chứ không ký đầy đủ họ tên Pablo Ruiz Picasso. Ông cố tình vẽ khuôn mặt mình già hơn một chút vì muốn cho công chúng thấy rằng ông là một họa sĩ giầu kinh nghiệm và ý thức được tầm quan trọng của các tác phẩm của ông. Và nghệ thuật của ông là điều gì đó sẽ đi xuyên suốt thời gian ».


« Thời kỳ Xanh » : Buồn rầu và đau khổ

Vui mừng chưa được bao lâu sau thành công tại phòng tranh Ambroise Vollard, mùa thu năm 1901 đánh dấu khởi đầu thời kỳ sống nội tâm, trăn trở nghệ thuật của chàng họa sĩ trẻ, tròn 19 tuổi. Cái chết của người bạn thân thiết Carlos Casagemas, con trai của lãnh sự Mỹ ở Barcelona, khiến Picasso, lúc đó đang ở Madrid, chìm trong u sầu.

Cùng Picasso đến Paris năm 1900, Casagemas đem lòng yêu Germaine, một cô người mẫu trẻ, nhưng không được đền đáp. Thất tình, ngày 17/02/1901, Casagemas mang súng đến một nhà hàng ở Montmartre, bắn người mình yêu nhưng bị hụt. Anh quay súng lại, chĩa nòng súng vào thái dương phải và bóp cò.

Bức tranh Picasso vẽ Casagemas nhắm mắt yên nghỉ, bên cạnh là một ngọn nến làm người xem liên tưởng đến một cái chết khác, của Vincent Van Gogh, với những vệt mầu nổi rõ, sắc đậm. Tuy nhiên, trong những bức tranh khác miêu tả lễ tang, chỉ một mầu xanh dương ngự trị (Gọi hồn - Cái chết của Casagemas). Bà Claire Bernardi, quản thủ bảo tàng Orsay, giải thích :

« Đúng là mầu xanh dương là mầu biểu tượng cho thế kỷ XIX mà chúng ta có thể nhận thấy trong rất nhiều tác phẩm của những họa sĩ thời trước Picasso. Nhưng lần đầu tiên, một họa sĩ nói về mầu đó, biến xanh dương thành mầu duy nhất trong tranh vẽ của ông ».

Đây là điểm tài tình của Picasso, biết chọn mầu sắc phù hợp với tâm trạng. Mầu xanh dương được Picasso sử dụng thường xuyên để thể hiện nỗi buồn và đau đớn. Đích thân danh họa khẳng định điều này với nhà báo Pierre Daix vào năm 1975 : « Chính vào lúc nghĩ rằng Casagemas đã chết mà tôi bắt đầu vẽ với mầu xanh dương ».

Mùa thu năm 1901, Picasso đến thăm nhà tù Saint-Lazare dành cho phụ nữ ở Paris. Tù nhân chủ yếu là gái làng chơi, trong đó có rất nhiều người sống với con nhỏ. Những nữ tù nhân bị mắc bệnh hoa liễu đội một chiếc mũ trắng để nhận biết. Chính chuyến thăm này là bước khởi đầu cho một loạt tranh về tình mẫu tử (Người phụ nữ và em bé bên bờ biển… ), nhưng trang phục của tù nhân được Picasso thay đổi : bộ áo tù trở thành những chiếc váy dài, chiếc mũ phân biệt người mắc bệnh hoa liễu trở thành những tấm khăn trắng chùm nhẹ trên tóc (Người đàn bà đội mũ (Femme au bonnet, 1901)…

Nghèo đói, khốn khổ hiện lên trong tranh của Picasso qua những khuôn mặt bất hạnh và cô độc, những thân hình gầy guộc và cứng nhắc : Phòng ngủ mầu xanh (La Chambre bleue, 1901), Thằng điên (Le Fou, 1903-1904), Bữa cơm đạm bạc (Le Repas frugal, 1904)…

Cuộc sống mầu hồng

Tháng 05/1904, Picasso chuyển từ đại lộ Clichy (quận 17 Paris) đến sống ở xưởng Bateau-Lavoir (quận 18) ngay gần đồi Montmartre nổi tiếng, nơi giới văn nghệ sĩ thường lui tới. Tụ tập cùng với chàng họa sĩ trẻ, lúc đó 23 tuổi, là những Max Jacob, Guillaume Apollinaire và André Salmon, những nhà thơ đã thổi vào tâm hồn u ám của Picasso hương vị thi ca mới. Và chính điều này đã thẩm sâu vào sáng tác của Picasso trong Thời kỳ Hồng.

Loạt tranh về gánh xiếc rong là một phần quan trọng trong những sáng tác của Picasso Thời kỳ Hồng vì đi xem xiếc là thú tiêu khiển ưa thích của « hội nghệ sĩ Montmartre ». Picasso làm quen với gia đình nghệ sĩ xiếc và một cách hoàn toàn tự nhiên, chàng nghệ sĩ vẽ họ, không phải trên sân khấu, mà sau cánh gà, trong cuộc sống hàng ngày : Những người làm trò (Les Saltimbanques, 1905), Gia đình nghệ sĩ nhào lộn và con khỉ (Famille d’acrobates avec un singe, 1905), Nghệ sĩ nhào lộn đứng trên quả bóng (Acrobate à la boule, 1905)…

Một sự kiện quan trọng khác, Picasso đang yêu. Rất nhiều tác phẩm về phụ nữ của Picasso được lấy cảm hứng từ Madeleine, người tình của chàng họa sĩ trẻ, sau đó là từ một người tình khác, Fernande Olivier, chuyên làm mẫu cho các họa sĩ và nhà điêu khắc. Những bức chân dung dần dần chuyển từ đơn sắc sang gam mầu đỏ đậm của trang phục như trong bức Người phụ nữ bên con quạ (Femme à la corneille), đến mầu trắng sữa của làn da trong Madeleine (1904).

Những chuyến du lịch (Schoorl, Hà Lan hay Gósol, Tây Ban Nha) cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sáng tác của Picasso. Ông chú ý hơn đến trang phục truyền thống, thắng cảnh và… thân hình tròn trịa của người phụ nữ. Gam mầu của Picasso chuyển dần từ hồng sang mầu đất son.

Từ Gósol về Paris vào mùa thu 1906, họa sĩ tập trung gần như chủ yếu vào phân tích cơ thể người phụ nữ bằng những tác phẩm từ bỏ cách ảo tưởng thay vào đó là một ngôn ngữ biểu hiện mới. Tác phẩm khổ lớn Những cô nàng ở Avignon (Les Demoiselles d’Avignon, 1907) đánh dấu bước chuyển hướng của Picasso sang cuộc phiêu lưu lập thể, mà ông cùng với Georges Braque sáng lập.

« Tất cả mọi người hiểu ngay rằng Picasso đã khác trước, rằng Picasso là một « quái vật », rằng Picasso mạnh hơn họ và chế ngự họ và điều ngày không ngừng cho đến khi họa sĩ qua đời vào năm 1973 ».

Giám đốc bảo tàng Picasso Paris đã chọn đúng từng từ để nói về tài năng và sự nghiệp của chàng nghệ sĩ Tây Ban Nha, một mình chinh phục trung tâm nghệ thuật châu Âu và cả thế giới.


viethoaiphuong
#318 Posted : Saturday, December 1, 2018 2:27:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#316 Posted : Sunday, December 2, 2018 12:23:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chopin, Giọt Mưa và Tiếng Thu


Hoài Dịu - RFI -Thứ Bảy, ngày 01 tháng 12 năm 2018
Thiên nhiên cứ đeo đẵng hoài dòng thời gian vô định. Ấy là khi cỏ cây bắt đầu tự trang điểm lên mình những gam màu dịu dàng và bàng bạc. Vài hàng dương liễu trở nên ủ rũ hơn vì nhạt nắng. Và lúc này đây, ta đang nghe tiếng thu, rồi chợt nhớ từng giọt mưa thầm lặng vọng về từ bản prélude số 15, opus 28 của Frédéric Chopin.

Bản nhạc rất hợp với thời khắc này, minh họa tuyệt vời cho ranh giới thu mong manh, giữa niềm vui của mùa hè rực rỡ và hơi thở u sầu của ngày đông giá lạnh.

Khúc dạo đầu (còn gọi là prélude) số 15 mang tên « Giọt Mưa » là một trong những cảm xúc nằm trong tập 24 prélude của nhà soạn nhạc người Ba Lan, Frédéric Chopin. Hai mươi bốn bản, đôi khi rất ngắn gọn, họa nên những mảnh vỡ của bóng tối và những không gian ngập tràn ánh sáng trong thế giới nội tâm của ông. Đó là thứ âm nhạc nhẹ nhàng, đam mê nhưng bấp bênh, dễ vỡ, giống như cánh chim chao lượn trên bờ vực sâu thăm thẳm.

Khúc dạo đầu « Giọt mưa » nói với chúng ta điều như vậy. Âm nhạc bắt đầu bằng đường giai điệu ngọt ngào, vỗ về nhưng lẩn quất đâu đó một sự bất động chưa thể gọi tên. Nốt la giáng trì tục, được nhắc lại liên hồi ở bè tay trái tụ dần thành từng đám mây đen, dai dẳng đầy lo ngại. Sự bất động nay đã thành hình hài, với cường độ ngày càng lớn, hóa nên trận giông bão ngút trời. Ở đây Chopin đã dùng hợp âm dày và mạnh, tiết tấu đều đặn, kiên trì với nốt la giáng, lặp đi lặp lại như muốn đưa người nghe tới tận cùng bờ vực sâu kia.

Nhưng rồi, khoảng lặng đã quay trở lại. Âm nhạc xuất hiện nét giai điệu ban đầu. Đây đó le lói những tia nắng còn rụt rè. Những giọt mưa cuối cùng làm nốt nhiệm vụ mà tạo hóa giao cho, rồi gieo mình thanh thản vào đất mẹ. Nốt la giáng trì tục vẫn còn đó, nhưng giờ đây sao trở nên dịu dàng và bình yên đến vậy.


Frédéric Chopin đã trải qua khoảng thời gian khá dài và hạnh phúc bên người bạn đời George Sand, nữ văn sĩ người Pháp, tại Majorque (quần đảo Baléares , Tây Ban Nha). Nơi đây, Chopin đã cho ra đời khá nhiều bản prélude mà theo các nhà nghiên cứu, khúc dạo đầu mang tên « Giọt mưa » nằm trong số đó.

Trong « Câu chuyện của đời tôi », George Sand viết : « Chính nơi đây (Valldemossa, Majorque), anh ấy đã sáng tác những khúc nhạc ngắn tuyệt đẹp nhất với tựa đề rất khiêm tốn mang tên những khúc dạo đầu.

Đó là một đêm mưa não nề, anh ấy uể oải đếm từng giọt nước nặng nề rơi không dứt xuống mái hiên, nó có tác động kinh khủng vào tâm hồn của anh. Chúng tôi đã để anh ở nhà một mình trong tâm trạng không tốt. Hôm đó, tôi và Maurice đi Palma để mua vài nhu yếu phẩm cần thiết. Cơn mưa đổ về, trào dâng như thác ; chúng tôi phải vật lộn tới sáu giờ đồng hồ để trở về từ tâm lũ, và tới nhà lúc nửa đêm (…) Anh ngồi đó, gần như đóng băng, tuyệt vọng trong tĩnh lặng, lúc ấy anh đang chơi bản prélude của mình trong nước mắt (…).

Trong cơn bão giông hôm đó, lúc chờ đợi vợ con trở về, Chopin đã hồi tưởng những hiểm nguy đang xảy ra với họ. George Sand viết : « Anh ấy nói với tôi rằng, anh đã nhìn thấy điều đó trong mơ, đến độ không phân biệt được giấc mơ và thực tại nữa. Chopin bắt đầu ngồi vào đàn, tưởng như chính mình cũng đã chết. Anh thấy mình đang bị dòng nước cuốn đi nuốt chửng ; những giọt nước nặng nề, băng giá rơi xuống lồng ngực. Và khi, tôi chỉ cho anh nghe thấy âm thanh của những giọt mưa đang rơi trên mái, Chopin phủ nhận là đã nghe thấy chúng (…) Bản nhạc của anh đêm ấy, đúng là đầy ắp những giọt mưa, vọng xuống từ mái hiên nhà, ngấm sâu vào trí tưởng tượng, vào tiếng đàn của anh qua những giọt nước mắt rơi từ trên trời xuống trái tim ».

Câu chuyện của George Sand thật thơ và thật xúc động. Nhưng tiếc thay, bà đã không nói chính xác đó là bản prélude nào. Vì trong số 24 prélude của Chopin, có nhiều bản cùng mang hình tượng « Giọt mưa » như bản prélude số 6, số 8, số 15 hay xa hơn là số 17, số 19.

Vậy nên, nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã mở ra các cuộc khảo cứu. Một trong số chuyên gia về Chopin, Jean-Jacque Eigeldinger, đã viết một bản nghiên cứu khá dài về chủ đề này. Ông bắt đầu bằng việc đối chiếu mốc thời gian ra đời của những bản prélude kể trên với thời điểm xảy ra cơn bão ở Valldemossa, cũng như thời điểm chiếc đàn dương cầm của Chopin được chuyển đến Majorque.

Sau khi chiếu rọi nhiều góc độ và phân tích đầy đủ các tiêu chí, ông khẳng định bản prélude số 15 chính là « Giọt mưa », đặc biệt không thể lẫn vào đâu được bởi sự lặp lại đầy ám ảnh của nốt la giáng (có lúc là son thăng) từ đầu cho đến cuối tác phẩm.

Một không gian ảm đạm, một tâm trạng u sầu, một tiếng đàn xa xôi như giọt mưa thu, thánh thót bên khung cửa, là tiếng chim hót dưới tán lá vàng ẩm ướt, là những cánh hồng phai rơi nhẹ trên lối. Tất cả đủ để vẽ nên hình hài của nàng thu đa cảm và quyến rũ. Nàng ý nhị và sâu kín tựa khúc dạo đầu « Giọt mưa » của Chopin vậy. Cả hai như đã tìm thấy tri âm. « Giọt mưa » và mùa thu đã thực sự làm mê say, tan chảy trái tim con người.




viethoaiphuong
#320 Posted : Monday, December 3, 2018 12:20:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Trâm Ổi cuối mùa thu 2018
(photo = iphone, by VHP_HTMT)


Richard Clayderman - Ballade Pour Adeline 1976
viethoaiphuong
#321 Posted : Tuesday, December 4, 2018 12:15:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

photo = iphone by VHP_HTMT

Richard Clayderman ~ Fur Elise
Users browsing this topic
Guest (2)
24 Pages«<1415161718>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.