Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<1112131415>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#241 Posted : Thursday, September 20, 2012 3:31:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phi thuyền Endeavour - chuyến viễn du cuối cùng trên lưng chiếc Boeing-747-NASA
(tin tức báo điện tử Pháp - 19/09/2012)





Tàu không gian Endeavour được “cõng” trên lưng máy bay vận tải của NASA rời khỏi Trung tâm Không gian Kennedy ở bang Florida, Mỹ. Máy bay loại Boeing 747 được cải tiến này sẽ chở tàu Endeavour đến Houston rồi Los Angeles, nơi nó sẽ được trưng bày cho công chúng xem tại Viện bảo tàng Khoa học California. Đây là chuyến bay chở tàu không gian cuối cùng trong Chương trình Tàu con thoi. (NASA/Kim Shiflett) - VOA - 19.09.2012


PS.
Shuttle Discovery Makes final landing
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Atlantis Landing
http://www.youtube.com/w...p;NR=1&v=DN7jwyL1Xgg
viethoaiphuong
#242 Posted : Friday, September 21, 2012 11:04:22 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phụ nữ trong trang phục truyền thống của Belarus biểu diễn trong lễ hội mùa màng Dazhynki ở thị trấn Gorki, cách thủ đô Minsk 270 km về hướng đông. (Reuters) - VOA-21/09/2012
viethoaiphuong
#243 Posted : Monday, September 24, 2012 1:08:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Người hành hương Hindu và những lều trại tạm thời của họ,
đó là ở chặng cuối cùng của cuộc hành trình để tới hang động Amarnath, Ấn Độ, 29 - 6 - 2012. Hàng năm, có cả trăm ngàn khách hành hương đi bộ qua các ngọn núi, lội suối băng giá, để đến được hang Amarnath nằm ở độ cao 3.857 mét. Trong hang động này có một tảng đá tượng trưng cho thần Hindu Shiva. AFP/NC



Các thành viên của Sokol Séc đang diễn tập,
một phong trào thể dục quốc gia Séc được thành lập vào năm 1862, lễ kỷ niệm 150 năm phong trào ở Prague, cộng hòa Séc, ngày 05 Tháng 7 năm 2012. AFP/Matej Divizna



Một phụ nữ sơn vàng như trong bộ phim James Bond "Goldfinger"
được chụp hình trong một bài thuyết trình trước báo chí về triển lãm có tên "điệp viên 007 – 50 năm phong cách Bond" ở thủ đô London, Anh, 5 tháng 7 2012. Triển lãm kỷ niệm 50 năm James Bond bắt đầu từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 5 tháng 9 2012. AFP/Carl Court

VHP s/t từ báo điện tử Pháp

viethoaiphuong
#244 Posted : Monday, September 24, 2012 4:53:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

vũ kịch ba-lê Hồ Thiên Nga
các vũ nữ ba-lê đang trình diễn "Hồ Thiên Nga", lần ra mắt khán giả mới này, vở ba-lê được dàn dựng bởi Stephen Baynes đạo diễn múa ở Melbourne, Australia. Vở ba-lê "Hồ Thiên Nga" lần đầu tiên được trình diễn ở Úc vào năm 1962, và từ ngày ngày 18 tháng 9 này được trình diễn lại để kỷ niệm 50 năm ngày vở ba-lê nổi tiếng này. AFP / Caroline Pankert

VHP cập nhật tin tức báo điện tử Pháp

viethoaiphuong
#245 Posted : Tuesday, September 25, 2012 2:38:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
24/09/2012 | 15:31
Kiếm được "tiền tấn" nhờ giống... công nương Anh

Một phụ nữ người Anh có ngoại hình rất giống vợ hoàng tử William, Kate Middleton, nhờ đó kiếm hàng nghìn USD mỗi lần chụp ảnh cho các báo.


Bà mẹ hai con Heidi Agan (trái) trông giống nữ công tước xứ Cambridge như đúc.

Heidi Agan, 32 tuổi, nhân viên phục vụ quán ăn ở Corby, Northamptonshire, với thu nhập 10 USD/giờ nay đổi đời và kiếm 1.000 USD mỗi tuần nhờ việc chụp ảnh trong những bộ quần áo và kiểu tóc giống công nương Catherine, ABC News cho hay.
Agan nhiều hơn Kate hai tuổi, là mẹ của hai con, một trai một gái. Trước đó, Agan thường xuyên bị khách hàng nhầm là Kate, thậm chí đứa con gái 3 tuổi của cô cũng không phân biệt được ảnh của mẹ và Kate. Agen cho biết không thể ngờ việc có ngoại hình giống người nổi tiếng lại mang lại cho cô thu nhập cao như vậy.
Thời gian qua, khi vụ ảnh lộ ngực của Kate đang là chủ đề nóng hổi, Agan cũng được đề nghị chụp ảnh mô phỏng những bức ảnh đó nhưng cô từ chối. Agan trả lời rằng cô không cần xem xét lời đề nghị đó.
Nói về bức ảnh mà mình thích nhất, nữ phục vụ bàn cho biết đó là bức ảnh chụp cô chơi một trò chơi với người giống hoàng tử William và nữ hoàng Anh Elizabeth II. Cô rất phấn khích với công việc chụp ảnh và cảm thấy thích thú hơn công việc phục vụ tại quán ăn trước đây.
Theo Vnexpress
viethoaiphuong
#246 Posted : Tuesday, September 25, 2012 2:48:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
24/09/2012 | 15:32
Bà mẹ 2 con giống công nương Anh đến mức nào?

Dân Việt - Không chỉ giống khuôn mặt, kiểu tóc, nụ cười, Heidi Agan - bà mẹ 2 con ở Anh cũng rất thích gu ăn mặc của công nương Kate Middleton. Khi họ đứng gần nhau, thật khó có thể nhận ra ai là công nương của nước Anh.





Heidi thường xuyên diện trang phục giống công nương Anh





Khi chụp hình nghiêng hay thẳng, bà mẹ 2 con giống công nương Kate như đúc

Thảo Linh (tổng hợp)
viethoaiphuong
#247 Posted : Monday, October 1, 2012 5:21:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đây là một số những tham dự viên cuộc thi "vô địch châu Âu ria mép và râu" ở Wittersdorf, gần Mulhouse, ngày 22 tháng 2012.
Khoảng hơn 100 tham dự viên đã có mặt kỳ đầu tiên được tổ chức tại Pháp. Reuters/Vincent Kessler

VHP s/t ảnh được bình chọn hàng tuần của yahoo.fr

viethoaiphuong
#248 Posted : Monday, October 1, 2012 11:14:42 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

'Gangnam Style' được ghi vào kỷ lục Guinness



Ca sĩ nhạc rap Psy biểu diễn ca khúc ăn khách ‘Gangnam Style,’ thuộc dòng nhạc K-pop, trong chương trình ‘Today show’ của đài truyền hình NBC ở New York, Mỹ


VOA - 01.10.2012
Sách ghi kỷ lục thế giới Guinness đã tuyên bố video 'Gangnam Style' của ca sĩ nhạc rap Hàn Quốc Psy là video được nhiều người ưa thích nhất trên YouTube.

Theo thông tin của trang mạng Guinness, 'Gangnam Style' đã có 2.141.758 lần được bấm 'liked' trên trang YouTube, mặc dù chỉ mới được đưa lên vào ngày 15 tháng 7.

Vào lúc này, 'Gangnam Style' đã được 256 triệu lượt người xem, và có 1,21 triệu comment.

Ông Dan Barrett, trong ban giám đốc của Guinness nói trong những năm trước đây, không ai nghĩ rằng một video trên YouTube lại có một trăm triệu lượt người xem, vậy mà 'Gangnam Style' lại có hơn gấp đôi con số đó, chỉ trong vòng 3 tháng.

'Gangnam Style' cũng là bài hát đứng đầu trên bảng xếp hạng của 31 quốc gia.

Nguồn: Straits Times, Manila Bulletin


PS.
ca khúc nầy bỏ lên youtube on Jul 15, 2012 và khi VHP tìm link để post thì số người xem đã là : 343 579 271 - kỷ lục !!

PSY - GANGNAM STYLE (강남스타일) M/V
viethoaiphuong
#249 Posted : Friday, October 5, 2012 11:23:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tưởng nhớ ca sĩ Andy Williams



Ca sĩ Andy Williams

VOA - 05.10.2012
Ca sĩ Andy Willliams qua đời hôm thứ ba 25 tháng 9 tại nhà của ông ở tỉnh Branson trong tiểu bang Missouri sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư bàng quang. Ông thọ 84 tuổi. Tiết mục Đời sống Văn hóa kỳ này thuật lại bài viết của các thông tín viên VOA Mary Morningstar và Doug Levine ghi lại cuộc đời và sự nghiệp của người ca sĩ lừng danh qua nhiều thập niên này.

Andy Williams đánh dấu 75 năm sự nghiệp năm nay, và nổi tiếng nhờ giọng hát trầm baritone êm ái, chuyên hát những ca khúc về tình yêu lãng mạn. Ông còn là một ngôi sao truyền hình được yêu chuộng, dẫn một chương trình tạp diễn hàng tuần và chương trình Giáng Sinh đặc biệt hàng năm.

Williams bắt đầu được đưa lên bảng xếp hạng các ca khúc hàng đầu vào tháng 4 năm 1956, và chưa đầy một năm sau đã lên được đầu bảng với ca khúc xếp hạng 1 là “Butterfly.”

Sinh ở Wall Lake, tiểu bang Iowa, Williams khởi đầu sự nghiệp lúc 8 tuổi khi cùng với 3 người anh em trai bắt đầu loạt chương trình biểu diễn trên đài phát thanh ở Des Moines, Iowa. Vào giữa thập niên 1940, gia đình ông rời qua Los Angeles, California, nơi ban tứ ca tiếp tục trình diễn cho đến khi bị động viên tham dự cuộc chiến tranh Triều Tiên thì ban nhạc phải giải thể. Sau chiến tranh, anh em Williams hợp tác với nữ nghệ sĩ hài Kay Thompson, và trong 5 năm tiếp theo đó, các buổi trình diễn của họ ở khắp Hoa Kỳ đều bán sạch vé.

Năm 1953, anh em Williams chia tay hẳn, và một năm sau, Andy ký hợp đồng ghi âm đơn ca đầu tiên với công ty Cadence Records. Những năm thành công nhất của ông là với hãng đĩa Columbia bắt đầu vào năm 1961.

Loạt show truyền hình riêng của Williams được giải Emmy được phát trên đài NBC từ năm 1962 đến 1971. Show này đã giới thiệu nhiều nghệ sĩ mới như anh em Osmond, ban nhạc đã nhớ lại người nghệ sĩ này mở đầu cho sự nghiệp của họ:

“Andy là người đã bắt đầu sự nghiệp của chúng tôi. Ông ấy là người bắt đầu toàn bộ. Và thực là một giọng hát tuyệt vời! Chúng tôi cùng lớn lên. Nếu có gì đem lại sự ổn định cho đời sống chúng tôi, thì đó chính là tham gia show của Andy và được trình diễn cùng với ông.”

Trong suốt thập niên 1960 và 1970, Andy Williams đã làm cho nhiều ca khúc nhạc đề phim nổi tiếng. Trong số các ca khúc này có bản nhạc “tủ” của ông là “Moon River”, nhạc đề của cuốn phim “Breakfast at Tiffany’s,” cũng như các ca khúc nhạc đề của những cuốn phim ăn khách như “Love Story,” “Dear Heart,” “The Godfather, “ và “Days of Wine and Roses.”

Andy Williams đã ghi âm hơn 800 ca khúc bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Nhật. Các đĩa nhạc Giáng sinh của ông nằm trong số các đĩa hát bán chạy nhất.

Williams còn được biết tiếng cả sau khi không còn thành công trên bảng xếp hạng. Năm 1992, ông khai trương nhà hát Andy Williams Moon River ở Branson, Missouri, nơi ông đã trình diễn 6 đêm hàng tuần trong nhiều năm trường.

Có lần ông đã bình luận về các thành quả của ông và các khuynh hướng thay đổi trong công nghiệp âm nhạc:

“Tôi đã có thời bán hàng triệu đĩa và công nghiệp đĩa hát còn rất non trẻ. Phần lớn, theo tôi khoảng 90% các đĩa bán cho giới trẻ từ 10 đến 20 tuổi. Ta không thể trông đợi lúc nào cũng ăn khách.”

Andy Williams được kính nể nhờ công tác từ thiện, đã gây quỹ cho Học viện và Bệnh viện Khảo cứu Hen xuyễn Trẻ em và Quỹ Tưởng niệm Robert F. Kennedy.
Năm 2007, ông phát hành album nhạc cuối cùng thâu trong studio “I Don’t Remember Ever Growing Up.” Cuốn hồi ký của ông có tựa là “Moon River and Me” xuất bản năm 2009.

Andy Williams - Butterfly (Rated NO 11 for the YEAR 1957 by Billboard)
viethoaiphuong
#250 Posted : Saturday, October 6, 2012 12:06:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

"Rock" Việt : Buổi bình minh giao thoa giữa nhạc Pháp – Mỹ




Nhóm nhạc Phượng Hoàng. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang là người đầu tiên và thứ tư, từ trái sang.
DR

Đức Bình - RFI - THỨ BẢY 06 THÁNG MƯỜI 2012
Trong lịch sử phát triển và tồn tại của mình, có thể nói nhạc rock mang trong lòng nó không ít những nghịch lý, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả một số nước tiên phong khác trên thế giới.

Dường như luôn sở hữu một mãnh lực vô cùng thu hút đông đảo giới trẻ, rock luôn khiến các tín đồ hâm mộ trở nên cuồng nhiệt, đôi khi thái quá đến nỗi có thể để lại những hậu quả khôn lường và là mối quan ngại mang tính xã hội, trong một số giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuy vậy, rock vẫn luôn là một ngọn lửa đam mê, lúc thì âm ỉ như những vỉa than hồng cháy đượm ẩn mình dưới lớp tro tàn, khi thì chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên dữ dội với tất cả sức sống mãnh liệt như chính bản chất rock của nó.

Rock khởi thủy từ sự kết hợp của nhạc rythm and blues của người Mỹ da đen với loại nhạc country của người Mỹ da trắng. Nhạc rythm and blues sử dụng nhạc cụ điện tử mà chủ yếu là guitar với tăng âm cực lớn, bộ gõ với sự nhấn lệch phách đã tạo ra sự kích thích cảm xúc và hưng phấn nhảy múa. Ca sĩ hát với giọng “khàn khàn”, có khi “gào thét” đối lập với lối hát bel canto bóng bẩy của nhạc cổ điển.

Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển nhạc rock hoàn toàn không phải là một sự lớn lên suông sẻ tự nhiên. Rock cũng đã trải qua nhiều phen thăng trầm, thậm chí trượt dốc thảm hại vào cuối những năm 1975.

Trở ngược lại thời gian hơn 40 năm trước, khi quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, người Mỹ còn mang theo văn hóa lối sống kiểu Mỹ.

Với tâm lý chung của đa số giới trẻ Sài Gòn ngày ấy vốn đang quen văn hóa Pháp, thì văn hóa Mỹ là kiểu một văn hóa thực dụng, thế nên một số dị ứng với những điều đó. Và cũng thế, trong đời sống văn hóa giải trí, nhất là âm nhạc thì các sinh viên học sinh Sài Gòn này vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như một kiểu phản kháng lại.

Âm nhạc từ những nhóm của Pháp như Les Chaussettes Noires, của Eddie Mitchell và Francoise Hardy, Sylvie Vartan… vẫn được giới trẻ ưa chuộng và theo đuổi, và với những người chơi nhạc, nếu có thành lập ban nhạc nghiệp dư thì cũng nặng chất thân Pháp (francophone), cụ thể như các nhóm Les Fanatiques (Công Thành), Les Pénitents (Ngọc Tuấn, Nguyễn Kiên, Trần Văn Phúc, Tuấn Khanh), Les Vampires (Đức Huy, Elvis Phương) toàn lấy tên Pháp và hát nhạc Pháp.

Và sau đây, mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc "Capri, c’est fini" được biết qua tựa đề tiếng Việt là "Lời chia xa" qua giọng hát Elvis Phương thể hiện.

Năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi sự hiện diện của người Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ. Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.

Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ. Dần dần theo thời gian thì các ban nhạc trẻ Sài Gòn cũng có những sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ.

Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang… họ đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Aventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v... Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có các nhạc sĩ như Trường Kỳ, Nam Lộc...

Như vậy, nhạc rock Anh - Mỹ đã len lỏi dần vào nhịp sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên miền Nam ngày ấy, và ngay cả bản thân những người chơi nhạc thời ấy cũng không thể lường trước được sự ảnh hưởng to lớn của nó đến bản thân họ và đến thế hệ trẻ sau này như thế nào, khi mà thế giới cũng bắt đầu lên cơn sốt cùng rock.

Trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn... đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn.

Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.

Còn bây giờ, mời quý thính giả đến với một liên khúc của nhóm nhạc “Phượng Hoàng“ ngày ấy, qua ba nhạc phẩm "Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời, Mặt Trời Đen và Huyền Thoại Người Con Gái", do Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang sáng tác, qua sự thể hiện của hai chị em ca sĩ Nhã Phương và Bảo Yến.

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, chỉ một cái click chuột là chúng ta có thể biết rõ một nhóm nhạc nào, chơi thể loại gì, đã có bao nhiêu album, nội dung tư tưởng của họ, và kế hoạch sắp tới ra sao…

Các bạn đến với rock như thế nào ? Có thể sẽ có 1001 lý do, nhưng còn nhạc rock đã đến với Việt Nam, nó đã sống và hòa nhịp cùng giới trẻ trong những ngày tháng khó khăn ban đầu ra sao… Chắc hẳn là đã có rất nhiều fan của rock Việt đã từng hỏi như thế. Mọi sự đều có nguồn gốc của nó, thật là bất công cho những người đã mang hơi thở của rock thổi vào mảnh đất Việt này, khi con cháu của họ ngày nay không biết hoặc chưa biết được những gì đã xảy ra trong qúa khứ, những thăng trầm của dòng nhạc này cùng với những người gắn bó với nó từ thuở khai sinh.

Trong chuyên mục tới, mời quý vị và các bạn cùng Góc Vườn Âm Nhạc của đài RFI tiếp tục với chủ đề nhạc rock, dòng nhạc đã, đang và vẫn sẽ đảo điên này, để cùng tìm hiểu xem liệu rock Việt có thực sự tồn tại và được chấp nhận trọn vẹn hay không trong đời sống âm nhạc Việt Nam.
viethoaiphuong
#251 Posted : Sunday, October 7, 2012 4:30:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

50 năm « Love me do », bài hát đầu tiên của Beatles



Các thành viên của nhóm Beatles lúc đang quay video giới thiệu nhạc phẩm "Rain".
REUTERS/Robert Whitaker/Handout

Thanh Phương - RFI - Thứ bảy 06 Tháng Mười 2012
Hôm qua 05/10/2012 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử âm nhạc thế giới, đó là kỷ niệm 50 năm bài hát « Love me do », bài hát đầu tiên của Beatles ra mắt khán giả dưới dạng single, khởi đầu cho thành công của họ cho đến khi các thành viên của nhóm nhạc đầy huyền thoại này chia tay nhau vào năm 1970.

« Love me do » do John Lennon và Paul McCartney đồng sáng tác và thâu thanh vào tháng 9 năm 1962 tại studio Abbey Road ở Luân Đôn. Đây không chỉ là bản nhạc đầu tiên được ghi dĩa, mà quan trọng hơn, đó là « Love me do » khẳng định quyết tâm của các thành viên Beatles là chỉ ra mắt khán giả những ca khúc do chính họ viết nên.

Khi vừa trình làng, « Love me do” đã được xếp hạng 17 trong danh sách các bản nhạc ăn khách nhất ở Anh thời đó. Nhưng thật ra, đến bài hát thứ hai « Please please me », nhóm Beatles mới thật sự giành thứ hạng đầu trong danh sách top hit và từ đó mới có thể ghi cuốn album đầu tiên của họ, trong đó bao gồm cả bài « Love me do ».

Cuốn album đầu tiên này khi được tung ra thị trường ngày 22/03/1963 đã nhanh chóng đứng đầu bảng số bán cao nhất trong 7 tháng liên tiếp, khởi đầu cơn sốt Beatles ở Anh quốc.

Năm sau đó, cơn sốt Beatles dần dần lan ra toàn châu Âu và ra toàn thế giới, sau khi ngày 07/02/1964, bốn chàng trai Liverpool tham gia chương trình Ed Sullivan Show trên đài truyền hình Mỹ.

Với 73 triệu khán giả, tức là gần 40% dân số Hoa Kỳ lúc đó, chương trình của nhóm Beatles đã vượt qua cả số khán giả của giải vô địch bóng đá Mỹ Super Bowl và vẫn là một trong những chương trình được nhiều người xem nhất trong toàn bộ lịch sử Hoa Kỳ. Sau chương trình Ed Sullivan Show, « Love me do » đã đứng đầu số bán dĩa single tại Mỹ ngày 30/05/1964.

Từ đó, Beatles bước lên tột đỉnh vinh quang toàn cầu, liên tục lưu diễn khắp thế giới, đồng thời viết và ghi dĩa đến 5 album chỉ trong vòng hai năm. Nhưng đến năm 1966, Beatles không còn trình diễn trên sân khấu nữa, mà chỉ lo thâu nhạc trong studio. Đến tháng 4 năm 1970, bốn chàng trai một thời làm đảo điên biết bao khán giả, chia tay nhau.

Để kỷ niệm 50 năm bản nhạc « Love me do », thành phố Liverpool, quê hương của Beatles, tổ chức trong những ngày cuối tuần này nhiều sinh hoạt, đặc biệt là họ hy vọng sẽ được ghi vào sách kỷ lục Guinness, với việc huy động 897 người đồng thanh trình diễn bài hát này.

Đài BBC4 cũng sẽ chiếu vào ngày mai một phim tài liệu về ca khúc « Love me do », trong đó có lời kể của một nhân chứng khẳng định rằng chính ông bầu của nhóm Beatles lúc đã bỏ tiền ra mua 10 ngàn dĩa để cho số bán được xôm tụ !

Theo thống kê của trang web staticticbrain.com, nhóm Beatles đã bán hơn 2,3 tỷ album trên toàn thế giới, dựa trên con số được cập nhật vào tháng 7/2012, với những dữ liệu của các nhà sản xuất dĩa.

Riêng ca khúc “Yesterday” do Paul McCarney sáng tác và ra mắt công chúng lần đầu tiên trong album “Help” ngày 06/08/1965 ở Anh quốc, đã được Sách kỷ lục Guinness ghi nhận là sáng tác được hát lại, tức là được những ca sĩ, nhóm nhạc khác ngoài Beatles hát lại, nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. Chỉ riêng trong thế kỷ 20 vừa qua bài hát này đã được hát lại 3.000 lần. Đây cũng là một trong những bài hát được phát nhiều nhất trên các đài phát thanh toàn cầu với tổng cộng 7 triệu lần phát trên đài.

Theo lời Paul McCartney, anh đã “sáng tác » bài Yesterday trong lúc nằm mơ và ngay khi thức dậy, anh đã ngồi ngay vào chiếc đàn piano và chơi giai điệu này từ đầu đến cuối, như thể nó đã in sâu vào trong đầu của anh. Nhưng mãi đến nhiều tháng sau, tháng 5/1965, Paul McCartney mới viết xong lời của bài Yesterday bất hủ này.

Love me Do-The Beatles ' 62
viethoaiphuong
#252 Posted : Sunday, October 14, 2012 5:32:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

The Partisan : Ca khúc song ngữ Anh-Pháp bất hủ của Leonard Cohen



Nam ca sĩ Leonard Cohen
leonardcohen.com

Trọng Nghĩa - RFI - THỨ BẢY 13 THÁNG MƯỜI 2012
The Partisan (Người kháng chiến quân) – hay The Song of the French Partisan (Ca khúc của người kháng chiến quân Pháp) - là một trong những bài hát bất hủ của nam ca sĩ người Canada Leonard Cohen, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1969 trong album Songs From a Room (Khúc ca từ nội thất). Tuy nhiên đây gốc là một bài hát Pháp - La Complainte du partisan (Nỗi niềm người đi kháng chiến) - được viết ra vào năm 1943, thời nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng.

Leonard Cohen không phải là tác giả bài hát The Partisan, nhưng cách phối âm, sắp xếp lại các đoản khúc của bài hát, cách thể hiện đầy tình cảm, với giọng hát vô cùng ấm áp của như đã mang lại một sức sống mới cho bài hát Pháp ra đời trước đó gần ba thập niên nhưng không được nhiều người trên thế giới biết đến.

Từ La Complainte du partisan...

Bài La Complainte du partisan do Anna Marly, một nữ nghệ sĩ người Pháp gốc Nga sáng tác tại Luân Đôn vào năm 1943, dựa theo lời một bài thơ của Emmanuel d'Astier de La Vigerie, thành viên lực lượng kháng chiến chống Đức hoạt động tại Pháp dưới bí danh « Bernard ». Bài hát gồm sáu đoạn, đề cập đến tâm sự nặng trĩu của một kháng chiến quân Pháp :

Les Allemands étaient chez moi / Lính Đức đã ở nhà tôi
On m'a dit : "Résigne-toi" / Họ bảo tôi là hãy cam phận đi
Mais je n'ai pas pu. / Nhưng tôi không thể.
Et j'ai repris mon arme. / Và tôi đã cầm súng trở lại

Personne ne m'a demandé / Không ai hỏi tôi
D'où je viens et où je vais / Tôi từ đâu đến và sẽ đi đâu
Vous qui le savez, / Bạn ơi, nếu biết
Effacez mon passage. / Thì hãy xóa nhòa hành tung của tôi.

J'ai changé cent fois de nom / Tôi đã trăm lần thay tên đổi họ
J'ai perdu femme et enfant / Tôi đã mất cả vợ lẫn con
Mais j'ai tant d'amis / Nhưng tôi có biết bao bạn hữu
Et j'ai la France entière. / Và cả nước Pháp sau lưng.

Un vieil homme dans un grenier / Một cụ già - trên một chiếc gác xép -
Pour la nuit nous a cachés / Đã che giấu chúng tôi.
Les Allemands l'ont pris / Lính Đức đã bắt cụ
Il est mort sans surprise / Cụ đã chết không một chút ngạc nhiên

Hier encore nous étions trois / Hôm qua, chúng tôi còn có ba người
Il ne reste plus que moi / Giờ đây chỉ còn minh tôi
Et je tourne en rond / Và tôi quanh quẩn
Dans la prison des frontières / Trong nhà tù bên trong biên giới

Le vent souffle sur les tombes / Gió thổi qua những ngôi mộ
Et la liberté reviendra / Và tự do sẽ trở lại.
On nous oubliera ! / Người ta sẽ lãng quên chúng tôi !
Nous rentrerons dans l'ombre. / Chúng tôi sẽ trở lui vào bóng tối

Bài hát đã được phát thanh lần đầu tiên trên đài BBC Anh Quốc vào lúc ấy, trong chương trình hướng về nước Pháp đang bị Đức chiếm đóng. Sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc vào năm 1945, ca khúc này đã trở thành một trong những bài hát được quần chúng ưa chuộng vào thập niên 1950.

Có điều là số phận của ca khúc này tương đối hẩm hiu hơn một bài hát khác về kháng chiến quân Pháp Le Chant des Partisans (Ca khúc của những người kháng chiến), cũng do Anna Marly sáng tác và được hai nhà văn nổi tiếng là Joseph Kessel và Maurice Druon soạn lời.

Nhờ tính chất bi hùng vốn có, bài Le Chant des partisans đã trở thành nhạc hiệu chính thức của phong trào kháng chiến Pháp, trong lúc bài La Complainte du partisan nặng tính bi thương, chỉ là một ca khúc bình thường cho dù được một số ca nhạc sĩ tên tuổi như nhóm Les Compagnons de la Chansons, Leni Escudero, hay Mouloudji hát lại.

Trong phiên bản 1963, khi bản thân tác giả giới thiệu lại bài hát này, từ Les Allemands (Lính Đức) đã được thay thế bằng L'ennemi (Quân thù).

... cho đến The Partisan...


The Partisan - Leonard Cohen - 1969

Phải chờ đến năm 1969, khi bắt đầu được ca sĩ nổi tiếng Leonard Cohen giới thiệu, trong một phiên bản song ngữ Anh Pháp độc đáo, thì bài hát La Complainte du partisan mới có được một sinh lực mới và nhanh chóng quyến rũ được đông đảo người hâm mộ trên thế giới.

Về căn bản, The Partisan đã lấy lại phần phỏng dịch bài La Commplainte du partisan qua tiếng Anh của Hy Zaret, một nhạc sĩ Mỹ, sau này nổi tiếng với bài Unchained Melody.

When they poured across the border
I was cautioned to surrender
This I could not do
I took my gun and vanished.

No one asks me when I'm going
No one asks me what I'm doing
Comrade, you who know
Oh, you must keep my secret.

I have changed my name so often
I've lost my wife and children
But I have many friends
And some of them are with me

An old woman gave us shelter
Kept us hidden in the garret
Then the soldiers came
She died without a whisper.

There were three of us this morning
I'm the only one this evening
But I must go on
The frontiers are my prison.

Oh, the wind, the wind is blowing
Through the graves the wind is blowing
Freedom soon will come
Then we'll come from the shadows.

Gọi đây là một bài phóng tác cũng đúng vì bản dịch không nói đến Đức mà thay bằng « They (họ, chúng) », mang nghĩa phổ quát hơn, và cũng không nói cụ thể « Et j’ai la France entière - Và có cả nước Pháp sau lưng » mà thay bằng câu « And some of them are with me – Và một số bạn bè đang ở bên tôi». Ngoài ra một vài chi tiết nhỏ khác cũng thay đổi.

Một điểm quan trọng là nếu bản gốc nhuốm vẻ bi quan ở hai đoạn cuối, thì bản phóng tác tiếng Anh lạc quan hơn. Trong bản tiếng Pháp, người kháng chiến quân than rằng mình phải quanh quẩn bên trong đất nước bị biến thành nhà tù, và khi tự do trở lại thì anh và các bạn kháng chiến sẽ bị lãng quên. Trong bản dịch ngược lại, người kháng chiến quân kiên quyết tiếp tục cuộc đấu tranh cho đến ngày tự do trở lại, và khi đó anh và chiến hữu sẽ từ bóng tối bước ra.

... và một ca khúc song ngữ tuyệt vời

Có lẽ tính chất phổ quát và lạc quan của bài The Partisan đã tạo ra sức hút giúp cho ca khúc này được nhiều người hâm mộ hơn bản gốc. Một yếu tố khác giải thích tính phổ cập của ca khúc này là sự kiện Leonard Cohen bài hát đã kết hợp nhuần nhuyễn cả lời tiếng Anh lẫn tiếng Pháp trong bài hát của mình. Tính chất song ngữ này tất nhiên đã giúp cho số người yêu thích bài hát tăng lên.

Với sự kết hợp của Cohen, bài hát The Partisan đã dài hẳn ra với 5 đoạn tiếng Anh và ba đoạn tiếng Pháp :

When they poured across the border
I was cautioned to surrender,
This I could not do;
I took my gun and vanished.

I have changed my name so often,
I've lost my wife and children
But I have many friends,
And some of them are with me.

An old woman gave us shelter,
Kept us hidden in the garret,
Then the soldiers came;
She died without a whisper.

There were three of us this morning
I'm the only one this evening
But I must go on;
The frontiers are my prison.

Les Allemands étaient chez moi
Ils me dirent, « résigne-toi »
Mais je n'ai pas pu
J'ai repris mon arme.

J'ai changé cent fois de nom,
j'ai perdu femme et enfants
mais j'ai tant d'amis;
j'ai la France entière.

Un vieil homme, dans un grenier,
pour la nuit nous a cachés,
les Allemands l'ont pris;
Il est mort sans surprise.

Oh, the wind, the wind is blowing,
through the graves the wind is blowing,
freedom soon will come;
then we'll come from the shadows.

Với thời gian, bài hát cũng thay đổi chút ít. Từ năm 2008 đến nay, Leonard Cohen thường tái lập nguyên bản tiếng Pháp của hai câu cuối trong đoạn hai của bài hát, mà trước đó bị lược bỏ trong bản dịch : « Vous qui le savez, Effacez mon passage ».

Khỏi nói là những khi biểu diễn tại Pháp, bài The Partisan đã được công chúng nhiệt liệt tán thưởng, nhất là khi Leonard Cohen cất lên câu "Et j'ai la France entière". Mới đây, từ ngày 28 đến 30/09 vừa qua, ca sĩ đã 78 tuổi này một lần nữa tái ngộ công chúng tại Pháp với ba buổi trình diễn tại nhà hát huyền thoại Olympia Paris.

Và lẽ dĩ nhiên, bài The Partisan cũng có mặt trong chương trình và được vỗ tay nhiệt liệt.

Leonard Cohen - The Partisan
viethoaiphuong
#253 Posted : Friday, November 9, 2012 7:21:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

1982-2012 : Thị trường Compact Disc đầy biến động




1982 : tập nhạc 52nd Street của Billy Joel là cuộn CD đầu tiên phát hành trong lịch sử âm nhạc (DR)

Tuấn Thảo - RFI
Tháng 10 năm 2012 đánh dấu 30 năm ngày ra đời đĩa nhạc đầu tiên dưới dạng compact disc, mà mọi người thường gọi vắn tắt là CD. Thay thế cho đĩa nhựa, cuộn CD trở nên cực thịnh, phát triển song song với ngành công nghiệp giải trí, một vật dụng thường ngày nhưng lại tỏa sáng, không thể thiếu trong thời kỳ huy hoàng của video clip, của các kênh truyền hình phát nhạc 24 trên 24.

Cuộn CD ngự trị trên đỉnh cao, số lượng phát hành trên toàn thế giới lên đến hàng tỷ album mỗi năm. Một ngôi vị bá chủ tưởng chừng không gì có thể đe dọa, không chi có thể lung lay. Thế nhưng rồi đến ba thập niên sau, mạng internet lại thay đổi toàn bộ cục diện, tác động sâu sắc đến cung cách tiêu thụ các sản phẩm văn hóa.

Bao nhiêu người yêu nhạc thời nay còn nhớ là cuộn CD đầu tiên đã được phát hành tại Nhật Bản vào tháng 10 năm 1982. Đó là cuộn album thứ sáu của nam ca sĩ Billy Joel với tựa đề 52nd Street. Tập nhạc này đoạt giải Grammy dành cho album hay nhất trong năm, với ca khúc để đời là Honesty, từng làm thổn thức biết bao con tim, mê mệt say đắm bao hồn người yêu nhạc.


Billy Joel - Honesty par BillyJoel-Official


Một bạn trẻ lớn lên vào những năm 1980, nếu muốn sưu tầm các album ca nhạc, phải sắm cho mình một kệ tủ CD lớn ít nhất là vài thước. Thanh niên thời nay không còn bận tâm với vấn đề lưu trữ, một khi âm thanh đã trở thành phi vật thể (dưới dạng mp3). Hàng ngàn bài hát thu gọn trong một thư viện âm nhạc bỏ túi, tải vào điện thoại thông minh, hai tai đeo máy nghe nhạc, ngón tay lướt quẹt màn hình.

Cuộn CD vì thế mà trở nên ‘‘cổ xưa’’, nếu không nói là hơi lỗi thời. Với việc phát hành trực tuyến, người tiêu dùng không còn cần phải ra ngoài chợ, mà chỉ cần truy cập mạng để tải nhạc về máy. Đó là khía cạnh tiện lợi nhất, nhưng chưa chắc gì là một lợi thế xét về mặt tư duy sáng tạo và phát hiện tài năng mới.

Điều đó không phải là do lỗi của các nghệ sĩ trẻ tuổi thời nay. Rất nhiều tác giả thuộc thế hệ 2.0 tiếp tục dùng mạng internet để giới thiệu các sáng tác của họ. Vấn đề là do các hãng đĩa càng lúc càng rụt rè, do dự. Giới sản xuất ưu tiên khai thác những sản phẩm thương mại dễ bán chạy, dễ ăn khách thay vì chọn các dự án ghi âm đột phá táo bạo.


Rihanna - Diamonds (Lyric Official Video) par daan95
Vai trò và vị trí bị đảo ngược vào thời đại thông tin, thường thì các tài năng mới xuất hiện (Justin Bieber, Carly Rae Jehnsen, Selah Sue …) là do cộng đồng cư dân mạng khám phá trước, các hãng đĩa khi thấy là có khả năng kiếm lời, mới nối bước theo sau.

Ngoại trừ trường hợp của Rihanna mà album mới với ca khúc chủ đề Diamonds sắp được phát hành vào tháng 11 và giọng ca hiện tượng Adele với 8 giải Grammy dù chưa ngoài 25 tuổi, thì có bao nhiêu tên tuổi và tài năng là do các hãng đĩa lớn xây dựng bệ phóng đưa lên quỹ đạo thành công.

Ca sĩ người Anh Adele trở lại với nhạc phẩm Skyfall, ca khúc chủ đề của bộ phim cùng tên của điệp viên 007. Làng giải trí kỷ niệm sinh nhật 50 tuổi của nhân vật James Bond một cách rầm rộ. Ngược lại, không có chuyện khua chiêng gõ trống nhân 30 năm ngày ra đời cuộn compact disc, mà các chuyên gia từng gọi là cuộc cách mạng âm thanh, đầu những năm 1980.


Amaury Vassili - Una Parte Di Me [Official Video] par AmauryVassili-Official
Riêng trên thị trường Pháp, chỉ cần liếc mắt nhìn qua các dự án album sắp được trình làng thì bạn sẽ thấy ngay được một điều : các hãng đĩa chỉ muốn ăn chắc mặc bền : số ca khúc cover khá nhiều, còn sáng tác mới chủ yếu được phát hành qua các kênh không phụ thuộc vào các hãng đĩa lớn. Album thứ ba của ca sĩ trẻ tuổi Amaury Vassili chủ yếu dựa vào việc đặt lời cho các giai điệu cổ điển rất quen thuộc (chẳng hạn như Khúc giao hưởng thứ 40 của Mozart).

Sau đĩa hát cover với tựa đề Rhythm and Blues của Garou và Gospel and Soul của Chimène Badi, đến phiên Florent Pagny trình làng tập nhạc Baryton : Gracias a la Vida, gồm nhiều phiên bản hát lại của các bản nhạc trứ danh làng nhạc La Tinh (Tây Ban Nha và Nam Mỹ), chọn điệu tango argentina làm sợi chỉ đỏ. Trong cùng một tuần, Francis Cabrel trở lại sau 5 năm vắng bóng với tập nhạc Vise le Ciel, gồm toàn là các ca khúc của Bob Dylan, chuyển dịch sang tiếng Pháp.

Celine Dion tung ra cùng lúc 2 tập nhạc tiếng Anh và tiếng Pháp, xen kẽ sáng tác mới với ca khúc vang bóng một thời. Do năm 2013 là đúng 50 năm ngày giỗ của danh ca Edith Piaf, cho nên Patricia Kaas và Mireille Mathieu đồng loạt tung ra mỗi người một album hát lại các bản tình ca của Piaf trong tiếng Pháp hay bằng các phiên bản chuyển ngữ.


Tony Bennett duet with Marc Anthony - For Once... par TonyBennettduetwithMarcAnthony-Official
Về phía làng nhạc Anh Mỹ cũng vậy, ngoại trừ dòng nhạc trẻ đang ăn khách hiện giờ như One Direction hay The Young Professionnals, và dòng nhạc rock với các ban nhạc như Muse hay Coldplay, thì khá nhiều tên tuổi khi ghi âm thường bảo đảm cho dự án album của họ với nhiều bản cover. Danh ca Tony Bennett khai thác lối hát song ca băng cách triệu mời hàng loạt tên tuổi của dòng nhạc pop La Tinh trên tập nhạc Viva Duets.

Susan Boyle cũng khai thác triệt để xu hướng này với 4 album trình làng trong 4 năm liên tục, và album mới của bà gồm toàn là những giai điệu nổi tiếng của làng ca nhạc kịch Broadway. Đó là chưa kể đến dự án tái hợp của Olivia Newton John với John Travolta, cặp bài trùng của bộ phim ca nhạc Grease. Và các album sắp ra mắt trước mùa Noel của Rod Stewart, Cee Lo Green hay của giọng ca trữ tình người Scotland John Barrowman.

Thị trường CD càng lúc càng xuống dốc, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy là đã chạm đáy. Trong bối cảnh đó, các hãng đĩa càng muốn hạn chế rũi ro trong việc phát hành băng đĩa, và buộc phải đi tìm một mô hình kinh doanh, đủ linh hoạt để thích ứng với tất cả những biến động của thị trường quốc tế.


Elaine Paige&Barbara Dickson - I know hi par oliehoek


Liệu cuộn CD có nguy cơ biến mất, cùng chung số phận của đĩa nhựa và băng nhựa (cassét) ? Những người bi quan nhất đánh giá: sớm muộn gì thì cuộn compact disc sẽ được đưa vào viện bảo tàng. Còn ý kiến lạc quan thì cho rằng : các nhà sản xuất phải tìm cách tăng thêm giá trị của sản phẩm, để tạo ham muốn sở hữu nơi người mua.

Người tiêu dùng chỉ thích sưu tầm lưu trữ khi mà CD có những yếu tố mà âm thanh phi vật thể không có. Bằng chứng là đĩa nhựa, tuy không còn được bán nhiều như trước, nhưng lại trở thành một sản phẩm thời thượng đối với giới sưu tầm. Chỉ có những cuộn CD có giá trị nhất định, giờ đây mới được in thành đĩa nhựa.

Hiện giờ, có khoảng 300 triệu CD vẫn được bán hàng năm thay vì hàng tỷ như trước đây. Nhiều người hy vọng rằng cuộn compact disc có hy vọng tồn tại ít nhất là vài thập niên, và cũng như đĩa nhựa sẽ không hoàn toàn biến mất, cho dù chính ngành công nghiệp giải trí đã chọn sự đào thải làm quy luật tự nhiên.
viethoaiphuong
#254 Posted : Saturday, November 17, 2012 11:46:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Florent Pagny hát nhạc La Tinh kinh điển




"Gracias a la Vida" là tập nhạc thứ 14 của Florent Pagny (DR)

Tuấn Thảo - rfi - THỨ BẢY 17 THÁNG MƯỜI MỘT 2012
Tháng này đánh dấu ngày xuất hiện trở lại của ca sĩ người Pháp Florent Pagny. Chỉ vài tháng sau khi phát hành tập nhạc live mang tựa đề Ma liberté de Chanter (Tự do Ca hát), Florent Pagny lại trình làng một album đề tựa Gracias a la Vida (Cảm ơn cuộc đời) bao gồm nhiều bài hát nổi tiếng của dòng nhạc La Tinh.

Đây không phải là lần đầu tiên, Florent Pagny ghi âm một album bằng tiếng Tây Ban Nha. Vào năm 2009, anh đã từng cho ra mắt một tập nhạc tương tự, xen kẽ các sáng tác mới với những tình khúc vang bóng một thời. Trên album lần trước, anh có ghi âm lại bản nhạc kinh điển Vuelvo al Sur (Trở về miền nam) của tay đàn phong cầm bậc thầy Astor Piazzola. Dù vậy, tập nhạc này đã không gặt hái được nhiều thành công như mong đợi.

Có lẽ cũng vì vậy mà lần này, Florent Pagny ăn chắc mặc bền khi chuyển qua hát cover. Mười một ca khúc mà anh đã chọn ghi âm trên album Gracias a la vida, hầu hết đều là những bài hát rất quen thuộc, trong đó có nhiều bản nhạc từng được sáng tác từ những năm 1940 và1950. Một số bài khác, có thể được xem là sáng tác mới, vì được cho ra đời gần đây hơn trong giai đoạn cuối thập niên 1990 đầu những năm 2000.

Bản nhạc đầu tiên trích từ album này là tình khúc La Soledad Nỗi cô đơn của nhạc sĩ người Mỹ Thomas M. Lauderdale, một trong hai tác giả chính của ban nhạc Pink Martini. Trong nguyên tác, bản nhạc có đoạn mở đầu với khúc dương cầm cổ điển andante spianato (Grande Polonaise brillante, opus 22) với tựa đề tiếng Anh là ‘‘Raindrop’’ của Chopin.


Tác giả Thomas M. Lauderdale của nhóm Pink Martini đã soạn ca khúc La Soledad như một lời đối đáp, biến tấu tung hứng với khúc dương cầm tuyệt diệu của Chopin, nhấn mạnh nét đột phá tân kỳ trong một giai điệu gọi là cổ điển. Bản nhạc này từng được chuyển sang lời Việt, hay nói cho đúng hơn là tác giả Lê Hựu Hà đã đặt thêm ca từ tiếng Việt cho bản nhạc này với tựa đề Ngủ đi em. Mời quý thính giả và các bạn đón nghe bài này ở đoạn cuối chương trình.

Về phần mình, Florent Pagny khi hát lại bài này trong tiếng Tây Ban Nha đã không giữ lại khúc dạo đầu bằng tiếng đàn dương cầm cổ điển, mà lại lái hẳn sang nhạc nhẹ. Để minh họa cho bài hát, anh đã mời đến sự hợp tác của cặp nghệ sĩ bài trùng Cristina Sosa và Daniel Nacucchio. Nổi danh trong làng khiêu vũ quốc tế, sau khi đoạt chức vô địch thế giới 2008 trong điệu nhảy tango, hai vũ sư người Argentina đã biểu diễn cách khiêu vũ gợi tình bốc lửa, để nhấn mạnh cho ý tưởng : Đam mê khi không còn mới thật sự bùng cháy.

Người yêu đến trong đời
Như chất thơ diệu vợi
Bàng bạc tiếng gọi mời
Trong muôn lời ca mới

Người vẽ lên khung trời
Ở tận cùng thế giới
Chốn đam mê chưa vơi
Nơi nhân loại chưa tới

Người đem ánh mặt trời
Phủ ngập tràn muôn lối
Cho cảm xúc tuôn lời
Tình yêu dù không nói

Người yêu ta trọn đời
Tình một cõi lên ngôi
Đâu ngờ ngày trăn trối
Tha thiết nay hết rồi

Người yêu ta hết lời
Đâu ngờ câu giả dối
Đâu ngờ ta phản bội
Giờ chỉ còn đơn côi

Bản phóng tác của La Soledad (Tuấn Thảo)

Trên tập nhạc Gracias a la vida (Cảm ơn cuộc đời), có rất nhiều bản nhạc kinh điển, chẳng hạn như bài Piensa en Mi do tác giả Agustín Lara viết vào năm 1937, bản nhạc Quizas Quizas của Osvaldo Farres, viết vào năm 1947. Xuất xứ tác giả có thể khác nhau : một bên là Mêhicô, một bên đến từ Cuba, nhnwg chung quy vẫn là điệu bolero vùng Trung Mỹ.

Nhạc phẩm Gracias a la Vida, ca khúc chủ đề của album cùng tên, lại là một bản nhạc từng ăn khách qua phần thể hiện của Mercedes Sosa. Ca khúc Alfonsina y el Mar mang đậm ảnh hưởng zamba của người Argentina tức là rất khác với điệu samba của Brazil. Còn tình khúc Volver thì thuần chất tango nổi tiếng qua tiếng hát của ông hoàng Carlos Gardel.


Quan hệ gắn bó của Florent Pagny với văn hóa La Tinh cũng như với ngôn ngữ Tây Ban Nha rất là hiển nhiên. Trước hết vì ca sĩ người Pháp cưới vợ người Argentina, vợ anh ngoài đời là một họa sĩ và hai người từng sống chung với nhau ở vùng Patagonia, mũi cực nam của lục địa Nam Mỹ, trước khi dời về Miami, bang Florida, Hoa Kỳ. Tập nhạc Gracias a la vida có thể được xem như là phần tiếp nối của album Baryton, phát hành vào năm năm 2004, qua đó, ca sĩ người Pháp chủ yếu hát các giai điệu bán cổ điển chủ yếu là bằng tiếng Ý.

Nhờ vào tài nghệ phối khí của Yvan Cassar, người chuyên hòa âm cho các nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Johnny Hallyday, Patricia Kaas hay Mylène Farrmer, các tình khúc vang bóng một thời rủ bỏ được vết nhăn thời gian, lớp bụi năm tháng, nhưng phiên bản của Florent Pagny chưa đạt đến mức xuất thần, chưa lột tả được hết cái hồn La Tinh, dù có cách điệu như trong bài Quizas Quizas.

Lối hòa âm khi thì rất mộc, lúc thì hoành tráng, vẫn mang ảnh hưởng của nhạc pop nhiều hơn là thuần chất La Tinh. Album này làm ta liên tưởng đến tập nhạc trước đây của Roberto Alagna, của Andrea Bocelli khi các giọng ca này hát lại các tình khúc La Tinh như Besame Mucho hay Historia de un Amor. Giọng ca của Florent Pagny hợp hơn với các sáng tác gần đây như nhạc phẩm Clandestino của Manu Chao, nhưng trong các bản kinh điển thì vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của những tàng cây đại thụ.

Sau 20 năm sự nghiệp ca hát, với gần 15 triệu đĩa nhạc bán chạy chỉ riêng trên thị trường Pháp, Florent Pagny hiện làm giám khảo cho chương trình thi hát truyền hình The Voice 2012, phiên bản tiếng Pháp. Dù vậy, đĩa nhạc Gracias a la Vida (Cảm ơn cuộc đời) vẫn chưa có đủ tầm vóc để liệt vào hàng các album xuất sắc của anh. Quan hệ giữa người nghệ sĩ Pháp với văn hóa La Tinh tuy khắn khít nhưng chưa đến mức ruột thịt.

Florent Pagny - La soledad
http://www.youtube.com/w...bedded&v=BainzXorkEM
viethoaiphuong
#255 Posted : Monday, November 19, 2012 11:38:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Justin Bieber đoạt giải Nghệ sĩ Của Năm



Justin Bieber đoạt giải Nghệ sĩ xuất sắc trong năm.


VOA - 19.11.2012

Ca sĩ Justin Bieber 18 tuổi đã đoạt giải thưởng cao nhất tại lễ trao Giải thưởng Âm nhạc Mỹ.

Ca sĩ người Canada Justin Bieber giành giải Nghệ sĩ xuất sắc trong năm ngày hôm qua ở thành phố Los Angeles trong chương trình kỷ niệm 40 năm trao giải thưởng này, đánh bại những tên tuổi như Rihanna, Maroon 5, Drake, và Katy Perry.

Ca sĩ thiếu niên này phát biểu khi khi anh lên nhận giải rằng, được mọi người chú ý khi còn đang trưởng thành là một điều khó khăn, và anh cảm ơn mẹ mình vì vẫn luôn tin tưởng ở anh.

Bieber cũng giành chiến thắng trong hạng mục album pop/rock cho album "Believe" của mình và giành giải luôn giải Nam ca sĩ pop/rock hay nhất.

Nghệ sĩ người Canada Carly Rae Jepsen giành giải nghệ sĩ mới hay nhất, giải thưởng được nhiều người yêu thích.

Ca sĩ Adele từ nước Anh, người vừa lên chức mẹ, đoạt giải thưởng cao nhất trong hạng mục nhạc đương đại dành cho người lớn.

viethoaiphuong
#256 Posted : Friday, December 7, 2012 1:01:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Một vở kịch về người tỵ nạn ra mắt tại Australia



Vở kịch "I Am Here" được diễn tại Nhà hát ở Brisbane, Australia


Phil Mercer - VOA - 07.12.2012
SYDNEY — Một vở kịch mới đã ra mắt khán giả ở thành phố Brisbane của Australia kể lại câu chuyện của 6 người Phi châu tỵ nạn. Mỗi nhân vật đều đã bỏ trốn khỏi châu Phi để bắt đầu một cuộc sống mới ở Australia. Vở kịch này tìm hiểu nỗi thống khổ mà các nhân vật phải trải qua khi tìm cách đi tỵ nạn khỏi Rwanda, Congo và Ethiopia, và sự kỳ thị và bị xa lánh mà họ thường phải chịu đựng ở quê hương mới.

“I Am Here” theo dõi hành trình của 6 người tỵ nạn trẻ tuổi khi họ bỏ lại phía sau những cuộc sống đầy khó khăn ở châu Phi và bắt đầu lại từ đầu ở Australia. Vở kịch này dựa trên những câu chuyện có thật.

Một đoạn trong vở kịch ghi lại chi tiết cái chết của bà mẹ của một trong những người tỵ nạn vì bị đầu độc ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo.

Các diễn viên viết vở kịch như một cách để cảm tạ quê hương thứ hai đã đón nhận họ, và cũng để bầy tỏ sự bất bình mà họ cảm thấy khi bị xa lánh hay từ chối các cơ hội bởi lẽ họ là nguời tỵ nạn.

Một trong các ngôi sao của vở kịch, Senayt Mebrahtu, nói sự nghiệp diễn viên của cô ở Australia đã bị trở ngại vì nguồn gốc của cô. Cô nói:

“Mỗi vai tôi xin diễn thử đều có một đặc điểm nào đó mà tôi không hợp. Tôi có thể nhuộm tóc, đeo kính sát tròng để có đôi mắt xanh, ngoài ra chẳng có cách nào khác. Vì thế chúng tôi cần phải chấp nhận chuyện bị xa lánh vì là người tỵ nạn hay là chỉ đóng những vai phụ là người Phi châu. Chúng tôi là người Úc mà.”

Ban tổ chức nói việc dựng vở kịch nhắm mục đích xây dựng sự thông cảm giữa người tỵ nạn và người dân Úc.

Sản phẩm của Công ty Kịch nghệ Queensland được sự ủng hộ của Kerrin Benson, người đứng đâu Hiệp hội Phát triển Ða văn hóa, chuyên giúp người tỵ nạn khi họ đến Australia. Ông Benson nói:

“Rất hiếm khi tôi gặp một người tỵ nạn mà không bị mất người thân hoặc chứng kiến người thân bị sát hại, hoặc trải qua một sự tra tấn hay đau khổ. Ðiều đó tiêu biểu cho tất cả các câu chuyện của những người mà chúng tôi cùng làm việc. Rất hiếm khi họ không bị một cú sốc văn hóa nào đó khi đến Australia, và đó cũng là một phần tiêu biểu trong câu chuyện. Phần kia là cách thức mọi người thường chuyển từ chỗ được nhận diện là một người tỵ nạn đến chỗ được xác định là công dân Úc có nguồn gốc là người tỵ nạn. Ðó là tất cả những chi tiết tiêu biểu trong câu chuyện.”

Australia đã tái định cư cho khoảng trên 700 ngàn người tỵ nạn kể từ đầu thập niên 1900. Trong những năm gần đây, việc dành nơi an toàn cho những người cần đến nó đã trở thành một vấn đề chính trị gây nhiều chia rẽ vào lúc chính phủ ở Canberra tìm cách ngăn chặn một luồng người xin tỵ nạn đổ đều đặt vào Australia bằng tàu thuyền.
viethoaiphuong
#257 Posted : Thursday, December 13, 2012 1:11:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thiên tài Ravi Shankar từ trần tại Mỹ, hưởng thọ 92 tuổi



Nhạc sĩ người Ấn Ravi Shankar 1920-2012 (Reuters)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ tư 12 Tháng Mười Hai 2012
Hôm nay 12/12/2012, nhạc sĩ Ấn Độ Ravi Shankar đã từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 92 tuổi. Theo thông tin từ phía gia đình, ông Ravi Shankar qua đời tại một bệnh viện ở thành phố San Diego, sau khi được giải phẫu tim mạch. Lúc sinh tiền, ông từng được xem là nghệ sĩ Ấn Độ bậc thầy, có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.

Sinh trưởng trong một gia đình thượng lưu, ông nội từng làm quan triều tiểu vương (Maharajah) bang Jhalawar, thân phụ hành nghề luật sư kiêm giảng dạy khoa luật tại đại học Columbia New York, Ravi Shankar lại chọn cho mình con đường sân khấu âm nhạc, khi bắt đầu đi biểu diễn từ năm 15 tuổi cùng với người anh ruột là Uday Shankar.

Vào năm 18 tuổi, Ravi Shankar tầm sư học đạo, theo học lớp dạy đàn của nhạc sư Allauddin Khan. Trong vòng 7 năm, ông học với thầy cách chơi nhiều nhạc khí cổ truyền Ấn Độ như sarod, surbahar, rudra vînâ, nhưng sở trường của Ravi Shankar vẫn là cây đàn sitar. Nổi tiếng tại Ấn Độ từ cuối những năm 1940 trở đi nhờ hợp tác với đạo diễn kiêm nhạc sĩ Satyajit Ray, nhưng mãi đến năm 1956, Ravi Shankar lúc đó đã 36 tuổi, mới thành danh ở nước ngoài.

Trong khoảng thời gian này, Ravi Shankar bắt đầu lưu diễn Anh Mỹ và các nước châu Âu, nhằm quảng bá âm nhạc và văn hóa Ấn Độ. Âm sắc và thanh điệu đặc biệt của cây đàn Ấn Độ, nhất là trong cách khảy đàn luồn dây, tạo ra âm bội đã thu hút rất nhiều nghệ sĩ Âu Mỹ trong những năm 1960, thời mà dòng nhạc rock Tây phương đang nghiên cứu tìm tòi những thử nghiệm âm thanh mới lạ.

Chính cũng vì thế mà vào năm 1966, George Harrison, một trong bốn thành viên của nhóm The Beatles, theo học đàn với Ravi Shankar, đưa âm điệu của sitar vào trong bản nhạc Norwegian Wood (Rừng Na Uy). Brian Jones, người sáng lập ban nhạc The Rolling Stones, trước khi đột ngột qua đời và nhường chỗ lại cho Mich Jagger cũng đã gợi hứng từ tiếng đàn sitar của Ravi Shankar để viết ca khúc Paint It, Black.

Nhưng tầm ảnh hưởng của ông không chỉ dừng lại ở nhạc rock mà còn được mở rộng sang nhiều dòng nhạc khác. Ravi Shankar hợp tác với các nhạc sĩ cổ điển như tay đàn vĩ cầm Yehudi Menuhin, nghệ sĩ thổi sáo Jean-Pierre Rampal. Còn trong lãnh vực nhạc jazz, tay kèn saxo người Mỹ John Coltrane đã gợi hứng biến tấu từ ngón đàn sitar của Ravi Shankar để viết album Crescent. Do rất ngưỡng mộ bậc đàn anh, nên John Coltrane đã đặt tên Ravi cho đứa con trai đầu lòng của mình (1964).

Từ năm 1967, Ravi Shankar mở trường dạy âm nhạc Kinnara tại Los Angeles. Ông tiếp tục cộng tác với nhiều nghệ sĩ Âu Mỹ, trong đó có các nhạc sĩ Philip Glass chuyên sáng tác nhạc cho các vở múa ballet hiện đại, tay đàn Peter Baumann của nhóm Tangerine Dream, nghệ sĩ dương cầm kiêm nhạc trưởng André Previn. Sau này, hai đứa con gái ruột của ông là Anoushka Shankar và danh ca pop jazz Norah Jones đều chọn nghiệp diễn.

Có thể nói là Ravi Shankar (đi trước Antonio Carlos Jobim với dòng nhạc bossa nova) đã góp phần mở rộng tầm nhìn của các tác giả Tây Phương, giúp cho họ thay đổi góc độ tiếp cận với âm nhạc. Sự phối hợp của hai nền văn hóa Âu-Á, sự dung hoà của hai dòng nhạc Đông-Tây là dấu hiệu báo trước ngày khai sinh của trường phái - world music - âm nhạc thế giới. Tựa như những nhánh sông, mọi luồng âm nhạc hoà quyện với nhau, để cho ngón đàn sitar của Ravi Shankar phút chốc bay bổng, giai điệu lồng lộng giữa trời mênh mông.

Ravi Shankar & Philip Glass - Ragas In Minor Scale!
viethoaiphuong
#258 Posted : Friday, December 21, 2012 1:11:04 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

AFP - Được trình làng từ 15 tháng 7 mới đây, video clip "Gangnam Style" cho đến sáng thứ Sáu vào lúc 10H55 (15H55 GMT) đã ghi nhận 1.000.382.639 lượt người xem.



Video clip Gangnam Style đạt ngưỡng kỷ lục 1 tỉ lượt truy cập


Anh Vũ - RFI - Thứ sáu 21 Tháng Mười Hai 2012
Ca sĩ Hàn Quốc Psy với vũ điệu Gangnam Style khiến cả thế giới phát cuồng phải nhảy múa theo hôm nay 21/12/2012 đã đạt kỷ lục lịch sử. Video clip điệu nhảy mô phỏng cưỡi ngựa Gangnam Style, hiện tượng âm nhạc của năm 2012, đã thu hút 1 tỉ lượt truy cập trên khắp thế giới.

Chỉ 5 tháng sau khi đưa lên YouTube, vidéo clip đã qua ngưỡng lịch sử 1 tỉ lần truy cập YouTube. Cuối tháng 11, Gangnam Style vượt qua con số 800 triệu lượt truy cập đã hạ bệ ca khúc « Baby » của ca sĩ trẻ người Canada Justine Bieber khỏi vị trí clip có lượng truy cập cao nhất trong lịch sử YouTube. Cũng cần phải nói thêm, clip « Baby » phải mất 2 năm mới đạt được con số 800 triệu lượt người xem.

Mặc dù phần lời ca bằng tiếng Triều Tiên, kết hợp với vũ điệu mô phỏng theo nhịp cưỡi ngựa vui nhộn, nội dung đơn giản giễu cợt dân nhà giàu nhàn rỗi, Gangnam Style ngay sau khi được tung lên mạng đã tạo ra một cơn sốt thực sự trong giới trẻ. Ca sĩ Psy và Gangnam Style đã nhanh chóng vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc, lôi cuốn công chúng từ những học sinh tiểu học cho đến những người nổi tiếng thuộc đủ mọi giới trên hành tinh như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, Thị trưởng Luân Đôn Boris Johnson hay như Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Hồi mùa hè năm nay, Psy đã mang Gangnam Style đến Paris quy tụ hơn 20 nghìn người cùng nhảy theo trên quảng trường Trocadero bên cạnh tháp Eiffel.

Khi được tung lên YouTube hồi tháng Bảy, không mấy người tin vào thành công trên phạm vi toàn cầu của clip Gangnam Style như hiện nay. Nhưng dường như cơn sốt của công chúng với Gangnam Style chưa có xu hướng hạ nhiệt.

Psy, 34 tuổi, đã theo nghiệp ca hát từ hơn chục năm nay, không thuộc phong cách K-Pop, một trào lưu nhạc với hình tượng chủ yếu là các ban nhạc quy tụ các nam ca sĩ đẹp trai, phong cách thời thượng cuốn hút giới trẻ. Trong khi tính hài hước, trào phúng có vẻ như thiếu vắng trên sân khấu bình dân ở Hàn Quốc.
viethoaiphuong
#259 Posted : Sunday, January 6, 2013 6:36:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ BẢY 05 THÁNG GIÊNG 2013

Nguyên tác & phiên bản : 40 năm giai thoại Killing Me Softly



Roberta Flack lập kỷ lục nhờ đoạt Grammy trong hai năm liền (DR)

Tuấn Thảo
Đớn đau chua xót dịu dàng, tiếng đàn tan nát ruột gan. Chỉ cần một ý tưởng duy nhất mà lại trở thành một tình khúc muôn thuở. Bài hát Killing Me Softly (with his song), dịch sát có nghĩa là Giết ta bằng tiếng nhạc nhẹ nhàng, ra đời cách đây vừa đúng 40 năm, vượt qua bao năm tháng mà vẫn chưa mỏi cánh thời gian.

Killing Me Softly là một ca khúc do tác giả Charles Ira Fox soạn nhạc và do Norman Gimbel đặt lời. Phát hành vào năm 1973, tức cách đây đúng bốn thập niên, bản nhạc này đã giúp cho nữ ca sĩ Roberta Flack thành công rực rỡ, giành lấy ngôi vị quán quân trên thị trường Anh Mỹ, đồng thời chiếm hạng đầu tại 20 quốc gia khác. Bài hát sau đó đã được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại, đáng chú ý nhất là phiên bản của Lauryn Hill với nhóm Fugees từng đoạt giải Grammy vào năm 1997 với tập nhạc The Score.

Về nguồn gốc của ca khúc, cả hai tác giả đều là những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp giải trí. Nhà soạn nhạc Charles Ira Fox xuất thân là một tay đàn nhạc jazz, từng sáng tác cho các nghệ sĩ hàng đầu như Sarah Vaughan, Shirley Bassey hay Johnny Matthis. Về phần mình, Norman Gimbel nổi tiếng nhờ cái tài đặt lời. Ông là người đã chuyển thể rất nhiều ca khúc nước ngoài sang tiếng Anh, trong đó có các bài The girl from Ipanema, Summer Samba và Sway with Me (phóng tác của bài Quien Sera).

Vào giữa những năm 1960, Norman Gimbel đến kinh đô điện ảnh Hollywood để lập nghiệp. Ông tham gia vào nhóm sáng tác của nhà soạn nhạc người gốc Argentina Lalo Schifrin, nổi danh trên khắp thế giới nhờ viết nhạc nền cho các tập phim Mission Impossible - Điệp vụ bất khả thi. Ngoài nhạc phim, Norman Gimbel còn tham gia sáng tác ca nhạc kịch cho sân khấu Broadway. Tuy dự án không thành, nhưng Norman vẫn giữ trong sổ tay nhiều ý tưởng ca khúc, trong đó có một bài hát viết theo kinh nghiệm từng trải.

Có một lần ngồi trong một quán nhạc uống rượu giải sầu, ông tình cờ được nghe một tay đàn nhạc blues. Ngay vào cái khoảnh khắc đó, tiếng đàn piano lại nói lên được cái tâm trạng chán đời của bản thân ông. Một cách vô tình, tác giả thật sự có cảm tưởng một người khác đang nói thay cho mình. Trong quyển sổ tay, Norman Gimbel ghi chép, ma lực vô hình từ phím đàn cất tiếng nỉ non ai oán, hồn ta như thể bị giết dần, chết mòn. Bản nhạc Killing Me Softly (with his song) từ đó mà nẩy sinh. Tình khúc phôi thai từ giai thoại sẽ đi vào huyền thoại.

Trên trái đất này, mọi người đều biết tới bài Killing Me Softly qua tiếng hát của Roberta Flack. Nhưng trái với điều mà nhiều người thường nghĩ, đây không phải là bài hát chính gốc mà lại là một phiên bản ghi âm sau. Người đầu tiên thu thanh bản nhạc này là nữ ca sĩ Lori Lieberman, nhưng khi bài hát được phát hành vào đầu năm 1972, lại không gặp thành công.

Sông có khúc, người có lúc. Nữ ca sĩ Roberta Flack lần đầu tiên được nghe bài hát này là trên một chuyến bay từ Los Angeles đến thành phố New York. Theo lời kể của cô thì ca từ bản nhạc làm cho cô choáng váng như thể bị tát vào mặt. Khi máy bay vừa hạ cánh xuống phi trường, Roberta Flack ngay lập tức gọi điện thoại cho nhạc sĩ Quincy Jones và nhờ ông giúp cô liên lạc với tác giả của bài hát. Vào năm 1973, Roberta Flack trình làng tập nhạc Killing Me Softly, chọn ca khúc mở đầu làm tựa đề cho album, và kết thúc với bản nhạc Suzanne của tác giả lừng danh Leonard Cohen.

Từ giai điệu đến ca từ, tất cả được giữ nguyên như cũ, nhưng lối hòa âm phối khí kết hợp đàn dây với bộ gõ giúp cho bài hát càng thêm sắc sảo, cấu trúc hợp âm phức điệu trở nên hoàn hảo. Nhịp điệu khoan thai gợi hứng rất nhiều từ trường phái Jamaica, chọn sự tương phản làm điểm nhấn, dùng sự bay bổng nhẹ nhàng để nói lên khổ đau chạm đáy, linh hồn càng chìm đắm giữa vực sâu, cung đàn tiếng nhạc càng thanh thoát dịu dàng. Giọng ca của Roberta Flack kết hợp độ rung thần cảm phúc âm (gospel) của Mahalia Jackson và luyến láy có hồn (soul jazz) của Gladys Knight để giúp cho Nỗi đau Dịu dàng chấp cánh vượt thời gian.

Sau khi chiếm hạng đầu thị trường quốc tế, Roberta Flack đoạt giải Grammy vào năm 1973 và 1974, trở thành gương mặt đầu tiên trong lịch sử âm nhạc giành lấy danh hiệu Ghi âm xuất sắc nhất (Record of the Year) trong hai năm liên tục. Sau cô chỉ có ban nhạc U2 mới lập được thành tích tương tự. Killing Me Softly sau đó đều được hai tạp chí chuyên ngành là Billboard và Rolling Stones xếp vào danh sách Những ca khúc hay nhất mọi thời đại.

Nhờ được chuyển lời hay đặt thêm ca từ mà giai điệu Killing Me Softly đã đi vòng quanh trái đất. Tính đến nay, đã có gần một ngàn phiên bản ghi âm trong khoảng 30 thứ tiếng khác nhau. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã ghi âm lại bài này trong đó có Frank Sinatra của Mỹ, Celine Dion người Canada, Đặng Lệ Quân (Teresa Teng) ca sĩ người Đài Loan, Gilbert Montaigné từng hát bài này bằng tiếng Pháp, còn Amaury Vassili tuy là người Pháp nhưng lại hát (cover) bài này bằng tiếng Ý.

Riêng trong tiếng Việt, Killing Me Softly có đến hai lời khác nhau. Trong làng nhạc trẻ ở trong nước, bài được chuyển dịch với tựa đề Lạc Lối qua phần thể hiện của Bảo Thy và Vương Khang. Còn nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng nổi tiếng ở Việt Nam từ trước năm 1975 nhờ cái tài phóng tác nhạc ngoại đã Việt hoá bài Killing Me Softly thành Nỗi đau Dịu dàng. Bài đã được rất nhiều ca sĩ ghi âm như Khánh Hà, Thùy Hương, Don Hồ, Lâm Thúy Vân, Thanh Hà … Chúng ta sẽ nghe bài này ở phần cuối chương trình qua lối diễn đạt của ca sĩ Thanh Lam.

Được mở đầu với cách hát acapella, hầu như không có nhạc đệm, phiên bản của Roberta Flack từ chỗ mộc mạc đơn giản chuyển dần theo hướng hợp âm trưởng chứ không dùng điệu thứ. Từ một không gian thu gọn nội tâm, khúc hát lan tỏa lớn dần để đạt đến một tầm phổ quát. Tiếng đàn trong một quán nhỏ lại nức nở rung động, thổn thức vang vọng nhịp đập của muôn ngàn con tim. Vì có ai trong đời mà không một lần đớn đau trong nỗi tuyệt vọng dịu dàng, chỉ nghe một cung đàn mà thoi thóp nội tạng, chết đứng đến tận cùng tâm can.

viethoaiphuong
#260 Posted : Saturday, January 12, 2013 2:03:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ BẢY 12 THÁNG GIÊNG 2013
Nhạc Pháp 2013 : Những giọng ca nam đầy triển vọng



Người mẫu thời trang kiêm ca sĩ Baptiste Giabiconi (DR)

Tuấn Thảo
Đầu năm 2013, thị trường âm nhạc Pháp vẫn bị thống lĩnh bởi hai hiện tượng : các cuộc thi hát truyền hình và sân khấu ca nhạc kịch. Để thành danh một cách nhanh chóng, các nghệ sĩ thường chọn hai con đường này. Bên cạnh đó, cũng có những gương mặt gặt hái thành công, cho dù có chọn hình thức tự sản xuất, tự tài trợ để ghi âm, chứ không hẳn gia nhập vào dòng chính (mainstream).

Trường hợp gần đây nhất là ca sĩ trẻ tuổi Baptiste Giabiconi. Năm nay 24 tuổi, anh sinh trưởng tại vùng ngoại ô thành phố Marseille, lớn lên trong một gia đình có nguyên quán ở đảo Corse. Thời niên thiếu, Baptiste học hành thiếu chăm chỉ, nên được gia đình cho đi học nghề. Năm 17 tuổi, anh bắt đầu đi làm trong một xưởng lắp ráp máy móc, rồi sau đó cho một công ty sản xuất thực phẩm đông lạnh.

Một cách rất tình cờ, Baptiste Giabiconi thu hút sự chú ý của một người chuyên đi tuyển người mẫu cho các tạp chí thời trang. Khăn gói lên đường đến Paris để lập nghiệp, lúc ban đầu Baptiste không dễ gì mà chen chân vào nghề người mẫu : anh kiếm sống nhờ chụp ảnh quảng cáo, nhiều hơn là tham gia vào các show biểu diễn thời trang của các thương hiệu lớn.


Chính cũng nhờ vào một bức ảnh chụp của Frankie Morrelo mà Baptiste Giabiconi mới lọt vào mắt của nhà tạo mốt lừng danh thế giới Karl Lagerfeld. Ngoài hiệu thời trang Chanel, ông còn tạo cơ hội cho Baptiste làm việc với nhiều công ty lớn khác như Armani, Fendi, Just Cavelli. Nhờ vào sự hướng dẫn đỡ đầu của Karl Lagerfeld mà sự nghiệp người mẫu của Baptiste Giabiconi cất cánh. Năm anh tròn 20 tuổi, Baptiste trở thành gương mặt quen thuộc nhất thời trang phái nam nhờ chụp ảnh chân dung trên trang bìa của hơn 20 tạp chí thời trang như Vogue, Harper’s Bazaar, V-Man, Interview, Elle, Marie Claire, Envy, Grazia…

Nhưng đam mê đầu đời của Baptiste Giabiconi không phải là thời trang mà lại là ca hát. Bằng chứng là vào năm 16 tuổi, tức là 4 năm trước khi anh nổi danh nhờ nghề người mẫu, Baptiste từng tham gia vào cuộc thi tuyển lựa giọng ca mới Thần tượng Âm nhạc nước Pháp (Nouvelle Star là phiên bản tiếng Pháp của American Idol). Trong chương trình này, anh lọt qua hai vòng sơ tuyển nhưng lại bị đánh rớt ở vòng chung kết, cho nên sau đó không được xuất hiện trong các buổi biểu diễn truyền hình trực tiếp.

Một khi thành danh nhờ nghề người mẫu, Baptiste chi tiền đầu tư vào việc thực hiện album đầu tay của mình. Mang tựa đề Oxygen (Dưỡng Khí), album này được phát hành vào tháng 9 năm 2012, dưới dạng trực tuyến, chỉ được bán qua mạng internet chứ không tìm thấy ở ngoài tiệm. Thể loại mà anh hát thường hát là pop electro, hợp với thị hiếu của giới trẻ thời nay, để nhảy nhiều hơn là để nghe.


Về âm nhạc, có thể nói là album này hoàn toàn thuộc vào dòng chính nhưng cách phổ biến và phát hành lại không có mainstream một chút nào. Tuy không ký hợp đồng với một hãng đĩa lớn, không cần đến chiến dịch quảng cáo rầm rộ, nhưng bất ngờ thay album của anh lại gặt hái được đĩa vàng nhờ vào sự ủng hộ của các fan. Hiện giờ, Baptiste đang rất thành công nhờ tham gia vào dự án Génération Goldman, qua đó thế hệ trẻ ghi âm lại nhiều ca khúc ăn khách hầu vinh danh tác giả Jean Jacques Goldman.

Giống như trường hợp của Baptiste Giabiconi, ca sĩ Emmanuel Moire cũng xuất hiện trên tập nhạc Génération Goldman. Nhưng anh thành danh trước hết là nhờ các vai diễn trên sân khấu, rồi sau đó mới ghi âm album cho riêng mình. Năm nay 33 tuổi, Emmanuel Moire sinh trưởng ở thành phố Le Mans, đeo đuổi nghề ca hát từ thuở thiếu thời, tốt nghệp hai khóa đào tạo thanh nhạc của Sarahj Sanders và Francis Cabrel.

Vào năm 2005, Emmanuel Moire thành danh nhờ đóng vai chính trong vở ca nhạc kịch Le Roi Soleil (Vua Mặt trời), cùng một lớp với nam ca sĩ Christophe Mae. Con đường âm nhạc bắt đầu mở rộng thênh thang trước mắt nhưng hai vận xui lại đeo đuổi ca sĩ trẻ tuổi này, suýt nữa gián đoạn hẳn sự nghiệp của Emmanuel Moire.


Đầu năm 2009, Emmanuel Moire do bị chấn thương vì tai nạn xe hơi, buộc phải hủy bỏ chương trình lưu diễn để quảng bá cho album mới cũng như các show trình diễn để gây quỹ cho các Quán ăn tình thương. Đến cuối năm, người em sinh đôi của anh lại qua đời cũng do tai nạn giao thông. Mãi đến hơn một năm sau, anh mới nối lại với con đường sân khấu.

Emmanuel Moire được tuyển làm một trong những vai chính của vở ca nhạc kịch Cabaret, về hạng nhất qau sự bình chọn của khán giả trong chương trình truyền hình Khiêu vũ với các thần tượng, phiên bản tiếng Pháp là Danse avec les Stars. Ngoài album Thế hệ Goldman, Emmanuel Moire còn góp giọng hát của mình trên tập nhạc Les Voix de l’Enfant, nhằm gây gũy giúp đỡ hội từ thiện cùng tên.

Về phần mình, nam ca sĩ Cali vào nghề ca hát cách đây đúng 10 năm. Năm 2003 là thời mà anh trình làng album đầu tay mang tựa đề L’Amour Parfait Tình yêu hoàn hảo, nhwof vậy mà đoạt giải thưởng Constantin dành cho các tác giả trẻ tuổi. Tính đến nay, Cali đã cho ra mắt 6 album nhưng mãi đến album thứ 7 mang tựa đề Vernet les Bains, mới gặt hái được thành công trên cả hai phương diện : công chúng hưởng ứng, phê bình tán thưởng.


Nổi tiếng là một nghệ sĩ dấn thân, chuyên tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị, và dứt khoát bày tỏ quan điểm thiên tả của mình qua sáng tác, Cali đâu đó đã tự hạn chế mình khi chỉ nhắm vào một đối tượng riêng biệt. Tập nhạc thứ 7 của anh, phát hành vào đầu năm 2013, lần đầu tiên được mở rộng cho nhiều thành phần khác nhau trong giới yêu nhạc.

Khi hát về tình yêu đầu đời, hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm cả tình thương gia đình, tình cảm trong quan hệ đôi lứa cũng như tình yêu quê hương (tựa đề Vernet les Bains là nguyên quán của nam ca sĩ), Cali đã đạt đến tuổi trưởng thành về mặt sáng tác.

Một cách tượng trưng, anh tham gia vào dự án ghi âm của Enrico Macias, một nghệ sĩ nổi tiếng là thiên hữu, để đánh dấu 50 năm sự nghiệp của ông. Tình khúc Adieu mon pays Vĩnh biệt quê hương tôi, được phối lại theo điệu bolero, giúp cho cả hai tên tuổi này lọt vào danh sách 10 ca khúc ăn khách nhất thị trường Pháp hiện nay.


Còn trong thể loại pop cổ điển, sau hiện tượng Amaury Vassili, đến phiên nam ca sĩ Vincent Niclo tạo ra sự bất ngờ với tập nhạc Opéra Rouge, ghi âm với dàn đồng ca Hồng quân. Sau khi thành công với nhạc phẩm ghi âm lại Ameno (nguyên tác của nhóm Era), anh vừa trình làng trong tháng này ca khúc thứ nhì O Fortuna của vở kịch opera Carmina Burana của soạn giả người Đức Carl Off. Ca sĩ Vincent Niclo khéo léo khai thác dòng nhạc pop cổ điển, nhưng theo một hướng khác với Andrea Bocelli và nhóm Il Divo, vì hầu hết các giai điệu mà anh ghi âm đều có nhịp điệu lôi cuốn, dồn dập.

Cũng như Nolwenn Leroy và Christophe Willem đều trình làng trong tháng giêng này phiên bản quốc tế của album ăn khách trước đây của họ, Vincent Niclo cũng chuẩn bị vào phòng thu để ghi âm thêm những ca khúc nhắm vào thị trường tiếng Anh, trong đó có cả phiên bản của tình khúc Caruso, nguyên tác của Lucio Dalla viết vào năm 1986 để vinh danh Enrico Caruso, danh ca tenor người Ý bậc thầy, một ca khúc để đời mà đã có gần ba trăm phiên bản cho tới ngày nay.

Users browsing this topic
Guest
24 Pages«<1112131415>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.