Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<89101112>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#181 Posted : Saturday, February 5, 2011 4:18:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Ngọc Trân thân mến mời các Anh Chị ngắm hoa ,ăn mứt uống trà và nghe NT hát chúc lời đầu Xuân với nhạc phẩm "Cánh Thiệp Đầu Xuân " của N/S Lê Dinh và Minh Kỳ







Cánh Thiệp Ðầu Xuân
Sáng Tác: nhạc sĩ Lê Dinh & Minh Kỳ
Trình Bầy: Ngọc Trân


Cánh Thiệp Ðầu Xuân

Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng,
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang

Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm

Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh lính chiến quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm

Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên

Tôi chúc ngày mai dù đường xa vời
Trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi
Cho bướm vàng bay trên nẻo đường mới
Vai bên vai những lúc tâm tình lên khơi

Tôi chúc rồi đây người về phương nào
Cho dẫu thời gian lạnh lùng lướt mau,
Mong ước ngày sau như là ngày trước,
Tay trong tay nhớ lúc TRAO THIỆP ĐẦU XUÂN

viethoaiphuong
#182 Posted : Monday, February 7, 2011 4:49:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

hoạt cảnh Cô Tấm Ngày Nay - Tết Tân Mão 2011
(Uyên Phương Minh Nguyệt và Minh Khoa )




(mời bấm vào hình ảnh để xem video)


viethoaiphuong
#183 Posted : Friday, February 11, 2011 10:20:43 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#184 Posted : Monday, February 14, 2011 1:50:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
MỐI TÌNH TRIỆU ĐOÁ HOA HỒNG

Ngày 4/6 vừa qua người thân, bạn bè và những người hâm mộ ở Moskva tiễn đưa nhà thơ xuất chúng của Liên Xô và Nga Andrey Voznesensky về nơi an nghỉ cuối cùng.

Để tang “cùng với người vợ hiền và toàn nhân loại”

Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev đã gửi tới gia đình thi sĩ lời chia buồn sâu sắc. Nữ hoàng nhạc nhẹ Nga Alla Pugacheva, người nổi tiếng toàn cầu sau bài hát Triệu bông hồng (lời thơ Voznesensky, nhạc Raimonds Pauls) thổ lộ: “Đây là sự mất mát vô cùng lớn lao đối với cá nhân tôi. Và đối với cả nền văn hóa của chúng ta cũng vậy. Ngôi sao thi ca Nga đã tắt và điều an ủi duy nhất còn lại là nhà thơ đã làm cho tên tuổi của mình bất tử nhờ những tác phẩm bất hủ. Trong lòng tôi không bao giờ héo cả triệu bông hồng mà ông đã tặng cho tôi”.

Theo hãng tin RIA Novosti, ở tuổi 78 nhà thơ Voznesensky đã không vượt qua được hai cơn đột quỵ và hai ca mổ tim chỉ trong vòng một năm. Một tháng trước ông đã được các bác sĩ Đức phẫu thuật để khôi phục tuần hoàn máu trong não.

Sau tuần nghỉ lễ 1/5 năm nay Andrey Voznesensky và phu nhân Zoyz Boguslavskaya từ Munich trở về Moskva sau ca mỗ cắt bỏ các tĩnh mạch đã bị thương tổn nhằm phòng ngừa cơn đột quỵ thứ ba. Hôm đó bà tuyên bố với báo chí: “Hiện tại Andrey Andreevich đang tĩnh dưỡng hậu phẫu và không thể nói đến chuyện quay trở lại sáng tác ngay bây giờ”.

Lần cuối nhà thơ lớn của Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay xuất hiện trước công chúng là vào ngày 25/1/2010 trong buỗi lễ trao tặng giải thưởng Triumph tại Bảo tàng Pushkin.

Nữ thi sĩ Bella Akhmadulina, bà bạn già thân thiết của Voznesensky, cho biết bà để tang nhà thơ “cùng với người vợ hiền và toàn nhân loại”. Bà kể: “Tôi hay trao đổi thư từ với Andrey, và trong một lần tôi viết rằng tôi sẽ về (với tổ tiên) trước Andrey. Nhưng tôi đã nhầm. Con người ta không thể biết trước điều đó (cái chết)”.

Nhà văn Nga nổi tiếng Dmitry Bykov bày tỏ lòng khâm phục đối với Voznesensky vì dù từng có thời kỳ bị oan ức, chèn ép nhưng ông vẫn sống một cuộc đời hoàn toàn trong sạch và đó là điều thần kỳ.

Đạo diễn sân khấu Yury Lyubimov kể rằng cho đến những ngày cuối cùng Voznesensky vẫn thiết tha với cuộc sống: “Mới đây Andrey đến nhà hát Taganka, cặp mắt của ông sống động, muốn thu nhận tất cả vào trong cho dù cơ thể hoàn toàn bất động. Ông muốn sống”.

Bất chấp sự thất sủng nhất thời

Andrey Voznesensky sinh ngày 12/5/ 1933 tại Moskva. Năm 14 tuổi ông gửi thơ của mình cho cây đại thụ của làng thơ Liên Xô lúc ấy là Boris Pasternak (Giải Nobel văn học năm 1958). Ông đã ưu ái mời cậu bé đến gặp. Sự kiện này đã “đóng đinh” số phận của Voznesensky vào thơ ca. Năm 1957 Voznesensky tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc Moskva và đánh dấu việc này bằng những vần thơ, trong đó có câu: “Giã biệt nhé, ơi nghề kiến trúc!”.

Voznesensky bắt đầu công bố những tác phẩm của mình từ năm 1958. Các nhà phê bình thời đó bổ vào đầu ông những chế nhạo nặng như đá đeo. Năm 1963, tại cuộc gặp gỡ trí thức Xô Viết tại Điện Kremli, Nikita Khrushchev (Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô) đã mắng mỏ gay gắt nhà thơ và lớn tiếng tuyên bố: “Hãy cầm theo hộ chiếu và biến đi đâu đó, thưa ngài Voznesensky!”.

Lễ viếng nhà thơ Andrey Voznesensky

Bất chấp sự thất sủng nhất thời của Voznesensky các tác phẩm của ông rất được dân chúng yêu mến và được xuất bản với số lượng lớn.

Trong những năm 60, Voznesensky được phép sang Pháp, Đức, Italia và nhiều nước phương Tây để đọc thơ của mình. Ấn tượng về các chuyến đi đã để lạ dấu ấn trong thơ ông.

Năm 1964 Voznesensky in tập thơ Antimiry (tạm dịch Chống lại thế giới , năm 1966 - tập thơ Trái tim Achilles , năm 1970 - Bóng âm thanh , năm 1972 - Quan điểm , năm 1974 - Hãy thả chim về trời , năm 1975 - Chiếc lá sồi violoncelle , năm 1976 - Người thợ vẽ kính (đoạt Giải thưởng Quốc gia Liên Xô) và năm 1979 - Quyến rũ .

Bắt đầu từ năm 1980, Voznesensky bắt đầu viết văn xuôi. Năm 1982 ông công bố truyện vừa O. Hai tác phẩm văn xuôi của ông được chú ý là Định lý của sự tự tìm kiếm (1990) và Nước Nga, Thi ca (năm 1991).

Vở kịch Antimiry với lời thơ của Voznesensky đã được đạo diễn Yury Lyubimov dựng ở Nhà hát Taganka. Thi sĩ còn viết vở opera - rock Yunona và Avos và tác phẩm này cũng đã được dàn dựng.

Rung động bao trái tim đang yêu

Voznesensky rất nổi tiếng ở Nga và trên thế giới nhờ những bài thơ và các bản trường ca có ý nghĩa xã hội sâu sắc và mang hơi thở thời đại. Song với người đọc Việt Nam bình thường thì ông đơn giản là tác giả của những bài hát nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt và được các ca sĩ Việt Nam thể hiện. Đó là các bài hát Triệu bông hồng, Điệu nhảy trên trống, Trái tim bấn loạn, Em sẽ hát cho anh nghe ...

Chia tay nhà thơ nổi tiếng, chúng ta đọc lại một bài thơ trữ tình từng làm rung động bao trái tim của những người đang yêu và được dịch ra tiếng Việt:

http://www.chungta.com/D...heo_ca_trieu_bong_hong/

Миллион алых роз

Жил был художник один,
Домик имел и холсты,
Но он актрису любил,
Ту, что любила цветы.

Он тогда продал свой дом,
Продал картины и кров,
И на все деньги купил
Целое море цветов.

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

Утром ты встанешь у окна,
Может, сошла ты с ума?
Как продолжение сна,
Площадь цветами полна.

Похолодеет душа,
Что за богач здесь чудит?
А под окном, чуть дыша,
Бедный художник стоит.

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

Встреча была коротка,
В ночь ее поезд увез,
Но в её жизни была
Песня безумная роз.

Прожил художник один,
Много он бед перенес,
Но в его жизни была
Целая площадь цветов!

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

Triệu bông hồng

Ngày xưa có một chàng họa sĩ
Có rất nhiều tranh và có ngôi nhà
Nhưng chàng đã đem lòng yêu quí
Một nàng nghệ sĩ rất yêu hoa.

Thế rồi một hôm chàng đem bán
Những bức tranh và bán ngôi nhà
Có bao nhiêu tiền chàng dành dụm
Rồi đem mua cả một biển hoa.

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.

Và bên cửa sổ lúc sáng sớm
Liệu em có sung sướng phát cuồng?
Tựa như mình đang trong giấc mộng
Nhìn thấy hoa tràn ngập quảng trường.

Một chút lạnh trong lòng, em chợt nghĩ
Đại gia nào sao hoang phí thế này?
Thì dưới khung cửa sổ, dường nghẹt thở
Tội nghiệp cho chàng họa sĩ đứng đây.

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.

Họ gặp nhau chỉ phút chốc vậy đó
Rồi nàng theo tàu về chốn xa xăm
Nhưng dù sao, trong đời nàng đã có
Khúc hát tình si của những bông hồng.

Còn chàng vẫn sống cuộc đời gian khó
Nhà không còn và chàng vẫn cô đơn
Nhưng dù sao, trong đời chàng đã có
Những bông hoa đầy cả quảng trường!

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.

S/T Net





Alla Pugacheva - Million Roses
http://www.youtube.com/watch?v=oIFmhye6fqw

viethoaiphuong
#185 Posted : Tuesday, February 15, 2011 9:41:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Em Trở Lại Việt Nam
Thơ: Trần Trung Đạo; Nhạc: Hoàng Hoa
Tác giả Hoàng Hoa trình bày với đàn guitar




(mời bấm vào hình ảnh để nghe ca khúc)






viethoaiphuong
#186 Posted : Friday, February 18, 2011 4:11:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Giòng Cuồng Lưu



Sáng tác của Việt Dzũng & Nguyệt Ánh

trình bày : Viêt Dzũng - Nguyệt Ánh

http://nguyentran.org/Nh...ngCa3/GiongCuongLuu.mp3


Ta là giòng cuồng lưu,

Trên đỉnh cao sương mù.

Ta tung mình tràn tuôn như là thác lũ.

Cuồn cuộn trôi...

Lướt sông núi đồi.

Tràn tràn tới ...

Đố ai người ngăn được cuồng lưu.



Giòng cuồng lưu,

Chúng ta là triệu giòng cuồng lưu.

Cuốn phăng đi nông trường đầy gian khổ.

Trôi mịt mù lao tù toàn máu đổ,

Phá tan tành tập đoàn tham ô.

Giòng cuồng lưu,

Chúng ta là triệu giòng cuồng lưu.

Cuốn phăng đi trăm ngàn thống khổ.

Trôi mịt mù tháng ngày nức nở,

Phá tan tành guồng máy tham ô.

Cha ta là Lạc Long.

Dân tộc ta anh hùng.

Đây Diên Hồng,

Toàn dân quyết lòng cứu nước.

Vì non sông, đứng lên đáp lời.

Vì muôn dân,

Đuốc Nhân Quyền sáng rực ngàn nơi.

Giòng cuồng lưu,

Chúng ta là triệu giòng cuồng lưu.

Vén áo thư sinh lên đường gian khổ.

Đêm mưa lạnh lùng hay là ngày nắng đổ.

Mãi kiên cường, bền lòng vì Quê Hương.



Giòng cuồng lưu,

Chúng ta là triệu giòng cuồng lưu.

Quyết chí xông pha cho dù máu đổ.

Em thơ, mẹ già sắp mòn hơi thở,

Hãy kíp lên đường giải cứu Quê Hương /.


viethoaiphuong
#187 Posted : Wednesday, March 9, 2011 8:39:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


HÃY ĐỨNG LÊN - NGUYỆT ÁNH & VIỆT DZŨNG
http://www.4shared.com/embed/397998329/9187c659

viethoaiphuong
#188 Posted : Saturday, March 19, 2011 12:49:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)





Prayers For Our Friends In Japan







viethoaiphuong
#189 Posted : Wednesday, March 23, 2011 8:16:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Elizabeth Taylor, một thần tượng của Hollywood không còn nữa


Elizabeth Taylor, một trong những diễn viên Hollywood được nhắc tới nhiều nhất, đã ra đi hôm thứ Tư vì trụy tim ở tuổi 79. Sau đây là vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của bà.
Jeff Seldin | Washington Thứ Tư, 23 tháng 3 2011


Ngôi sao màn bạc Elizabeth Taylor - 1946
Hình: AP

Sắc đẹp lộng lẫy của Elizabeth Taylor là điểm buộc mọi người phải chú ý mỗi khi xuất hiện trên màn bạc.
Vai diễn của bà trong bộ phim "National Velvet" đã đưa bà lên hàng sao khi mới 12 tuổi; sau đó là các vai diễn và danh vọng cứ tiếp tục thay phiên nhau đến với bà.
Giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất lọt vào tay bà vào năm 1960 trong bộ phim "Butterfield Eight," nói về cô gái gọi có quan hệ tình cảm với người đàn ông có vợ.
Lần thứ nhì bà lãnh Oscar vào năm 1966 với phim "Who's Afraid of Virginia Wolf?" Lần này bà thủ vai người vợ suốt ngày lục đục với ông chồng do Richard Burton đóng.
Bố mẹ bà là người Mỹ nhưng bà chào đời tại Anh. Cả gia đình dời về Los Angeles trước khi có thế chiến 2 và chẳng mấy chốc danh vọng đến với bà ngay khi đóng phim lúc 12 tuổi.
Nhưng người ta không chỉ chú ý đến Elizabeth Taylor qua sắc đẹp và tài diễn xuất.
Cuộc đời cá nhân đầy giông bão của bà đã trải qua với 8 đời chồng, trong đó có hai lần kết hôn với Richard Burton, cùng đóng với bà trong "Virginia Wolf."
Cộng với tình bạn giữa bà và ông hoàng nhạc pop Michael Jackson khiến tên của bà thường xuyên xuất hiện trên báo chí, truyền thanh truyền hình.
Bà cũng có hiệu nước hoa mang tên riêng và đã gây quỹ cho nhiều tổ chức từ thiện, trong đó có các tổ chức nghiên cứu bệnh HIV/AIDS.
Cách nay 6 tuần bà nhập viện ở Los Angeles về bệnh tim. Thông cáo của gia đình cho biết bà ra đi một cách yên lặng, bên cạnh là các con.
viethoaiphuong
#190 Posted : Sunday, March 27, 2011 8:45:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
8 cuộc hôn nhân của Elizabeth Taylor


Elizabeth Taylor - nữ hoàng màn bạc Hollywood

Khi còn sống, huyền thoại màn bạc của Hollywood từng khiến bao đàn ông phải điêu đứng bởi đôi mắt tím mộng mơ, đa tình. Bà cũng rất dễ rung động và đã kết hôn tới 8 lần với những người tình nổi tiếng.

1. Conrad Hilton Jr

(6/5/1950 - 29/1/1951)

Elizabeth bên người chồng đầu tiên - Conrad Hilton Jr. Ảnh: People.
Liz Taylor kết hôn lần đầu khi mới 18 tuổi. Người chồng đầu tiên của bà là chàng công tử thừa kế của tập đoàn khách sạn Hilton, Conrad Hilton Jr, khi đó 23 tuổi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân vội vàng này có dấu hiệu đổ vỡ ngay cả khi "quý trăng mật" kéo dài 14 tuần ở châu Âu của hai người còn chưa kết thúc.

Sau khi cưới, Hilton "trở nên ủ rũ, hay giận dữ, lăng mạ và hành hạ cả thể chất lẫn tinh thần vợ" - Elizabeth đã viết như vậy trong cuốn hồi ký Elizabeth Takes Off phát hành năm 1988. Cuộc hôn nhân đầu của Liz diễn ra rất ngắn ngủi, trong vòng chưa đầy 9 tháng.

2. Michael Wilding

(21/2/1952 - 26/1/1957)


Liz Taylor và Michael Wilding. Ảnh: People.
Hơn một năm sau thất bại của cuộc hôn nhân đầu, Liz tìm thấy tình yêu mới bên người bạn lâu năm, tài tử người Anh Michael Wilding. Ông là người đã ở bên cạnh để động viên, chia sẻ với nữ diễn viên sau khi ly dị. Họ chuyển dần từ tình bạn sang tình yêu. Một năm sau ngày cưới, họ hạnh phúc chào đón sự ra đời của con trai đầu lòng - Michael.

Christopher, con trai thứ hai của Liz và Michael, cất tiếng khóc đầu tiên hai năm sau đó. Tuy nhiên sau 5 năm chung sống bên nhau, cả hai ly hôn vì không còn tìm được tiếng nói chung, nhưng vẫn giữ quan hệ bạn bè. "Anh ấy là một người cha tuyệt vời", Liz ca ngợi Michael trong một bài phỏng vấn vào năm 2006.

3. Mike Todd

(2/2/1957 - 22/3/1958)


Cuộc hôn nhân giữa Mike Todd và Elizabeth Taylor kết thúc rất bi thảm. Ảnh: People.
Nhà sản xuất phim Mike Todd cầu hôn Liz chỉ vài ngày sau khi bà chia tay Michael Wilding. Trong hồi ký Elizabeth Takes Off, Liz viết: "Anh ấy không hỏi ý kiến mà gần như chắc nịch về chuyện tôi sẽ đồng ý". Huyền thoại màn bạc tâm sự, Mike Todd là người đầu tiên mà cô yêu nồng nhiệt đến vậy.

"Chúa ơi, tôi yêu anh ấy. Lòng kiêu hãnh, hình ảnh của tôi - tất cả đều tăng lên trong sự yêu thương, chăm sóc của Mike", Liz viết. Kết quả tình yêu của họ là cô con gái Liza, chào đời vào mùa hè năm 1957. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này của Liz lại kết thúc rất bi kịch khi Mike qua đời trong một tai nạn máy bay vào năm 1958.

4. Eddie Fisher

(12/5/1959 - 6/3/1964)


Liz Taylor và Eddie Fisher. Ảnh: People.
Đau buồn vì cái chết của Mike Todd, Liz tìm nguồn động viên, an ủi bên ca sĩ Eddie Fisher, bạn thân của người chồng quá cố. Lúc này Eddie cũng đã kết hôn với ca sĩ Debbie Reynolds. Elizabeth bị coi là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc của Eddie và Debbie.

Sau này, bà viết trong hồi ký: "Tôi thực sự đau khổ khi xem lại những bức ảnh ngày đó. Họ chú thích tôi là một kẻ cướp chồng người khác". Liz đã rất cố gắng để duy trì cuộc hôn nhân với Eddie. Nhưng 5 năm sau, chính bà là người kết thúc nó để ngã vào vòng tay Richard Burton, người bạn diễn trong phim Cleopatra.

5. Richard Burton

(15/3/1964 - 26/6/1974)


Liz và Richard phải lòng nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ảnh: People.
"Tôi luôn thừa nhận rằng mình không thể kiểm soát được tình cảm. Tôi cũng không thể biết được mình đã đến với Richard Burton như thế nào", Liz viết trong hồi ký. Bà yêu tài tử xứ Wales ngay từ cái nhìn đầu tiên trên trường quay bộ phim Cleopatra và cả hai nhanh chóng bước vào một cuộc "phiêu lưu tình ái".

Liz và Richard kết hôn vào giữa tháng ba năm 1964. Trước đó, bà nhận nuôi một bé gái có tên Maria và sau cô bé được đổi họ thành Burton. Trong một thập kỷ sống bên nhau, mối quan hệ giữa Liz và Richard thường xuyên xảy ra những trận cãi vã nảy lửa. Cả hai quyết định "đường ai nấy đi" vào mùa hè 1974.

6. Richard Burton

(10/10/1975 - 29/7/1976)


Liz Taylor tâm sự rằng, Richard Burton luôn là người đàn ông mà bà yêu nhất. Ảnh: People.
Hơn một năm sau khi ly dị, Liz và Richard Burton quyết định tái hôn và thông tin này khiến người hâm mộ ngỡ ngàng. Lúc đó, tài tử xứ Wales còn đùa rằng ông chỉ muốn được gần những món đồ trang sức đắt tiền mà mình đã tặng cho vợ cũ. "Mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng tôi trân trọng từng giây phút sống bên Richard", Liz kể lại.

Khi Richard Burton qua đời vì bị xuất huyết não vào năm 1984, Liz đã đau khổ tột cùng và suy sụp tinh thần. Bà thừa nhận rằng, Richard Burton vẫn luôn là người đàn ông mà mình yêu nhất trong cuộc đời.

7. John Warner

(4/12/1976 - 7/11/1982)


Cân nặng của Liz tăng vùn vụt sau khi kết hôn với John Warner. Ảnh: People.
Mùa đông 1976, huyền thoại Hollywood bước chân vào lĩnh vực chính trị khi kết hôn với nhà chính khách John Warner của Đảng Cộng hòa. Quyền lực của Liz trong làng giải trí đã góp phần giúp John trở thành Thượng nghị sĩ trong Thượng viện Mỹ vào năm 1979.

Nhưng sau đó không lâu, Liz nhận ra rằng vai trò vợ của một Thượng nghị sĩ không phù hợp với bà. "Anh ấy luôn bắt tôi phải mặc thế này, thế kia", Liz tâm sự trên People năm 2006. Trong thời gian này, nhan sắc của Elizabeth bắt đầu đi xuống khi bà tăng cân vùn vụt, có lúc lên tới gần 70 kg. Do bất đồng quan điểm, Liz và John ly hôn sau 6 năm chung sống.

8. Larry Fortensky

(6/10/1991 - 31/10/1996)


Liz và người chồng cuối cùng - Larry Fortensky. Ảnh: People.
Người chồng cuối cùng của Liz, Larry Fortensky, là một công nhân xây dựng. Không chỉ chênh lệch nhau về địa vị xã hội, Larry còn kém Liz tới 20 tuổi. Bất chấp dư luận, Liz kết hôn lần thứ 8. Tuy nhiên sau khi cưới, Larry bắt đầu trở nên lười biếng. Anh nghỉ học cao học, bỏ việc và ở nhà dựa dẫm vào bà vợ nổi tiếng. Cuộc hôn nhân cuối của Liz kéo dài trong 5 năm. Sau khi ly dị với Larry, Liz tuyên bố sẽ không bao giờ kết hôn lần nữa.

from: [DaiHocVanKhoaSG]

===========

(computer of VHP không xem được các photos trong bài này,
hy vọng sẽ tìm được hình ảnh về 8 Liz lên xe hoa.. )

viethoaiphuong
#191 Posted : Sunday, April 3, 2011 4:46:52 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Cuộc đời qua ảnh của “Nữ hoàng” Elizabeth Taylor

24/03/2011

Với vẻ đẹp vượt thời gian cùng khả năng diễn xuất đa dạng, Elizabeth Taylor, hay ngắn gọn hơn là Liz Taylor, được coi là một trong những huyền thoại sống động nhất của Hollywood.

Từ khi mới 12 tuổi, bà đã bắt đầu làm quen với nghệ thuật thứ bảy và kể từ đó, cuộc đời bà luôn gắn liền với những ánh hào quang, cả trong lẫn ngoài màn bạc.

Cuộc đời của bà có thể được coi là một cuốn phim dài tập, với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Liz có bảy người chồng, hai lần lên xe hoa với diễn viên người xứ Wales Richard Burton.

Liz đã trút hơi thở cuối cùng, song những di sản đồ sộ mà bà để lại thì sẽ còn mãi.

Hãy cùng chiêm ngưỡng lại vẻ đẹp thiên thần của Liz qua những bức ảnh qua nhiều thời kỳ khác nhau./.


Elizabeth Taylor (hàng trên, ở giữa, sinh ra ở London vào năm 1932. (Nguồn: BBC)


Elizabeth Taylor kết hôn chủ khách sạn Conrad "Nicky" Hilton Jr vào năm 1950.(Nguồn: BBC)


Năm 1952 Taylor đã kết hôn với nam diễn viên Michael Wilding và có hai con trai, Michael và Christopher.(Nguồn: BBC)


Năm 1957 Taylor và Wilding đã ly dị và cô kết hôn với nhà sản xuất phim Mike Todd. (Nguồn: BBC)


Năm 1959, Taylor kết hôn với ca sĩ Eddie Fisher nhưng lại ly dị vào năm 1964.(Nguồn: BBC)


Taylor bắt đầu một mối tình lãng mạn với nam diễn viên Richard Burton khi họ đóng vai chính
trong bộ phim Cleopatra, sau đó kết hôn vào 1964 và ly dị vào năm 1974. (Nguồn: BBC)


Taylor đã thông báo cô đã kết hôn với cựu Larry Fortensky nhưng lại ly dị năm năm sau đó. (Nguồn: BBC)


Elizabeth Taylor được trao huy chương của Nữ hoàng vào năm 1999 cùng với ngôi sao phim viên Julie Andrews. (Nguồn: BBC)


Elizabeth Taylor có tình bạn thân thiết với Michael Jackson. (Nguồn: BBC)


Elizabeth Taylor phải trải qua thời gian chống chọi với ma túy và rượu. (Nguồn: BBC)



Đến năm 2007, sự nghiệp điện ảnh của Taylorđi đến hồi kết thúc. (Nguồn: BBC)

bài trên Net
viethoaiphuong
#192 Posted : Sunday, April 3, 2011 7:34:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Bản nhạc: BẠN BÈ CỦA TÔI
Nhạc, lời và trình bày: PHAN VĂN HƯNG
Bạn bè của tôi - 1993

http://www.huyenthoai.or...anHung/banbecuatoi.html

viethoaiphuong
#193 Posted : Sunday, April 10, 2011 9:33:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liz Taylor, phù du và vĩnh cửu


Quỳnh Giao

Wednesday, April 06, 2011 2:07:39 PM

“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng...” Người đẹp xưa nay không để nhân gian thấy mình bạc đầu vì thường mất sớm. Ðấy là quan niệm của người xưa, khi mà tuổi thọ trung bình của con người thật ra rất ngắn. Nhưng mà Elizabeth Taylor là một ngoại lệ.



Nếu có đọc thơ Việt, Liz Taylor sẽ phải... chuyện trò với Mai Thảo về bài “Dỗ Bệnh” của ông:

Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho

Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng

Người ta cứ nói đến bảy ông chồng qua tám cuộc hôn nhân, nhưng khi ra đi, Liz Taylor chỉ còn đá vàng với bệnh.

Người đẹp gắn bó với bệnh tật từ rất sớm. Năm 1944, ở tuổi 12, nàng ngã ngựa năm lần khi đóng phim National Velvet. Bị lệch cột xương sống với nhiều chứng tật khác về xương nên nàng bị mổ nhiều lần. Sóng gió trong đời sống tình cảm cũng khiến Liz ngã bệnh, nghiện rượu và ma dược, ngoài chứng tiểu đường và có thể còn bị ung thư phổi. Nàng đã qua nhiều cuộc giải phẫu, tim óc gì cũng đã làm quen với dao mổ.

Vậy mà con người như thế vẫn tồn tại như một huyền thoại và chỉ ra đi khi đã gần tám chục.

Chúng ta không mường tượng được những năm tháng “dỗ bệnh” của nàng. Sức phấn đấu và mê say đời sống là điều gì đó rất thầm kín của Liz mà mình chỉ có thể cảm nhận được nếu nhìn qua vầng hào quang lóng lánh ở bên ngoài.

Liz Taylor là nhân vật mà ai trong chúng ta cũng có một chút kỷ niệm gắn bó, với các tác phẩm điện ảnh đã được xem khi ở nhà hoặc những hình ảnh tin tức tràn ngập về một cuộc đời rất lạ khi mình đã ra tới bên ngoài. Từ nhiều năm nay, chúng ta cũng chờ tin người đẹp ra đi, tuổi tác và sức khỏe như vậy và đời người vốn dĩ có hạn thì chẳng có gì là vĩnh cửu được. Nhưng khi nghe tin vào ngày 23 thì cũng có bâng khuâng, ngậm ngùi....

Với nhiều người, Liz Taylor đến với chúng ta rất sớm.

Khi còn ở tuổi thiếu nhi, Quỳnh Giao háo hức lắm khi Mẹ cho phép đi xem ciné. Phim gì, đi xem với ai và tiền đâu là câu hỏi của cụ. Vì bà mẹ không cho xem phim tình cảm, nên thỉnh thoảng chỉ được dẫn bầy nhi đông gồm bốn đứa em nhỏ tuổi từ 9 tới 5 đi xem phim cao bồi hay đánh kiếm loại có hậu mà thôi. Những tài tử đẹp mê hồn như Liz Taylor, Ava Gardner, Grace Kelly, Vivien Leight hay Susan Hayward thì được chiêm ngưỡng qua mấy tờ program, in một màu đen trên giấy xanh đỏ!

Nhưng vì nghe cả trường nhạc xầm xì tấm tắc khen phim Rhapsodie thì con bé không chịu nổi, liều mình xin Mẹ. Vì là phim về nhạc, bà cụ cho đi, nhưng dĩ nhiên là với ông anh Bửu Minh khó tính. Ra đường mà đi với em gái là mặt mày lạnh tanh, nghiêm nghị, vì anh sợ các bạn bắt gặp tưởng là đi với “bồ”... Thời đó chúng ta còn có loại gọi là cinéma permanent, gọi là thường trực, chiếu vào ban ngày với giá rẻ, vào xem xuất nào cũng được.

Ði xem Liz Taylor đóng với tài tử Ý là Vittorio Gassman trong phim Rhapsody, mà khi ấy thì còn có tên Tây là Rhapsodie. Vào rạp Lê Lợi rồi là hai anh em dán mắt vào màn ảnh để xem và nghe. Sau này xem lại có khi mình thấy là chẳng có gì ghê gớm, nhưng mới 14 tuổi thì như lạc vào thiên thai. Sao nàng đẹp đến thế, và anh chàng Vittorio Gassman đàn violon hay quá chừng! Dĩ nhiên là có người doubler tiếng đàn, nhưng xem vẫn sướng như thường. Và thương cảm cho anh chàng chung tình trong vai người chơi đàn piano

Một năm sau thì được xem phim Ivanhoe mà khỏi cần ông anh đi kèm, vì là phim đấu kiếm, với Liz Taylor lần này đóng với Robert Taylor. Họ đẹp đôi quá, đến nỗi con bé giận Liz Taylor vì sao lại phải lòng tài tử “già” Michael Wilding và kết hôn với ông này khi đóng Ivanhoe...

Gọi là gặp gỡ Liz Taylor thì cũng rất đúng, từ khi còn là một trong bốn cô gái của gia đình Bác Sĩ March cho đến khi nàng là thiếu nữ trong thế giới thần tiên của một lũ nhóc. Thời ấy, với làn da như trứng gà bóc và mái tóc đen nhánh, Liz Taylor giống như hiện thân của một nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ tích.

Thời gian trôi qua, khi con bé đã qua tuổi teen, được đi xem hát ban đêm rồi và xem những phim tình cảm nữa. Thấy Liz càng thêm diễm lệ và có thần hơn nữa với sự trưởng thành của chính mình. Từ “La Chatte Sur Un Toit Brulant” là “Cat On The Hot Tin Roof,” đến “Giant,” và nhất là phim “Cleopatra.” Có lẽ Liz là nữ tài tử đẹp nhất điện ảnh Hoa Kỳ. Nhưng còn có tài diễn xuất! Hai giải Oscar và bốn năm liền được vào vòng tuyển, cái tài đó, chúng ta chỉ thấy rõ hơn cùng với khả năng thưởng ngoạn của mình.

Sau đó, khi qua đến đất Mỹ và xem lại từng phim trong nguyên bản bằng tiếng Anh và hiểu dần đối thoại, Quỳnh Giao mê thêm một thứ khác. Tiếng nói của Liz, mệnh phụ quý phái với giọng thiếu nữ, luôn luôn nũng nịu nhỏ nhẹ khiến mình phải lắng nghe.... Nếu có xem lại, quý vị để ý thì sẽ thấy.

Và sau đó nữa, khi chú ý thì mới thấy ra một nét lạ khác mà trước đó khán giả ít biết. Người đẹp không có mắt đen như một cô gái gốc Do Thái trong Ivanhoe, mà cũng chẳng mắt xanh tóc vàng. Liz Taylor có đôi mắt ngả màu tím. Càng tập trung diễn tả thì màu tím lại càng đậm hơn... Ðó là nét thật của con người đã trở thành biểu tượng của Hollywood vào thời hoàng kim, đã khiến màn bạc rực sáng từ 1942 cho đến 2003.

Nhớ lại như vậy và khi biết ra những bệnh tật triền miên của nàng, chúng ta càng thấy gần gũi yêu quý người nghệ sĩ đã có cái bóng còn lớn hơn cái hình... Sau này mãi sau này mới là những chi tiết phù du khác về đời sống.

Nàng có tám lần làm lễ cưới, và còn cải đạo sau hôn nhân, để có bảy ông chồng, mà vì lý do cũng đơn giản thôi. “Yêu nhau thì phải kéo nhau ra trước bàn thờ chứ, không lẽ ngoại tình à?” Nàng sưu tầm nữ trang, có những viên kim cương đẹp nhất, và thản nhiên trả lời là vì mình rất thích khi thấy ánh mặt trời chiếu qua đó.

Thật ra, ra phiến kim cương lớn nhất của Liz là trái tim.

Liz Taylor có những người bạn rất thân trong thế giới đồng tính, khi chuyện yêu người cùng tính phái còn bị xem là tội lỗi. Montgomerry Clift là một. Liz cũng nhìn thấy người bạn đồng tính là Rock Hudson bị bệnh Liệt Kháng hủy hoại. Trước khi căn bệnh quái ác này được thế giới chú ý Liz Taylor là người tiên phong trong việc vận động giải trừ. Trước khi chuyện AIDS trở thành thời thượng và băng vải đỏ trên ve áo là vật trang sức, Liz Taylor đã quyên góp được mấy trăm triệu đô la.

Người ta có thể nghĩ rằng sau khi người đẹp nhắm mắt, những phiến kim cương nàng đeo trên ngực sẽ thành vĩnh cửu vì sẽ được mua qua bán lại với từng bản tiểu sử về xuất xứ, ai mua ai cho trị giá bao nhiêu tiền, v.v...

Quỳnh Giao nghĩ rằng trái tim đó mới là vĩnh cửu, còn lại chỉ là phù du.
viethoaiphuong
#194 Posted : Monday, April 18, 2011 5:26:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Sài Gòn Chờ Ta - nhạc sĩ Mẫn Nguyễn


(Nguyễn Thị Sài-Gòn trình bày)


viethoaiphuong
#195 Posted : Friday, April 22, 2011 5:57:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


'Cuốn Theo Chiều Gió' và kỷ niệm 150 năm nội chiến Mỹ


Thứ Hai, 18 tháng 4 2011
Lan Phương - VOA - Washington, DC


Hình: AP
Clark Gable và Vivien Leigh (vai Rhett Butler và Scarlett O'Hara) trong bộ phim Cuốn theo chiều gió, 1939

Trong tuần lễ từ 12 tháng Tư, nước Mỹ đã bắt đầu những tiết mục kỷ niệm ngày nội chiến bùng nổ 150 năm trước đây. Cũng vào dịp này cuốn sách và cuốn phim "Gone with The Wind" (Cuốn Theo Chiều Gió) với bối cảnh là cuộc nội chiến đã được những người ái mộ, những "Windies" nhắc nhở đến nhiều, nhất là tại Atlanta và vùng phụ cận, nơi có viện bảo tàng Gone With the Wind.


Trước rạng đông ngày thứ Ba 12 tháng Tư năm nay, tiếng đại bác nổ rầm trời tại thành Sumter, thuộc hải khẩu Charleston, bang South Carolina, diễn lại cảnh nội chiến bùng nổ cách nay 150 năm.

Đó là một giờ khắc sâu xa nhất của định mệnh trong lịch sử nước Mỹ, và theo nhiều phương diện, đó cũng là giờ phút mà nước Mỹ hiện đại đã hình thành.

Trong suốt nhiều thập niên qua, một số đông dân Mỹ hằng năm vẫn đến đây để chứng kiến việc diễn lại giờ phút lịch sử đó.

Đúng vào 4 giờ 30 phút sáng ngày 12 tháng Tư năm 1861, đại úy George S. James chỉ huy tiểu đoàn pháo binh của quân miền nam hạ lệnh nã đại bác tấn công vào đồn binh của quân miền bắc đóng trong thành.

Trong lúc giờ khắc lịch sử này được diễn lại, ở gần đó một ban kèn đồng tấu bản "When Jesus Wept" (Khi Chúa Ki Tô nhỏ lệ).

Cuộc nội chiến để lại những cảm nghĩ khác nhau trong lòng người dân và những lý giải khác nhau cho những nhà sử học.

Nguyên nhân chính xác của cuộc nội chiến hiện còn trong vòng tranh cãi, một số chuyên gia cho rằng cuộc chiến xoay quanh quyền của các tiểu bang được tách khỏi liên bang. Nhưng những người khác cho rằng 11 tiểu bang miền nam đòi ly khai vì muốn bảo vệ chế độ nô lệ mà Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thời đó muốn bãi bỏ.

Ngày đó kinh tế miền nam nặng về nông nghiệp. Nô lệ là lực lượng lao động quan yếu để làm việc trên những đồn điền rộng lớn trồng bông vải và những hoa màu khác, cũng như để giúp việc nhà.

Cuộc nội chiến kéo dài 4 năm với chừng 600 ngàn người tử vong.

Tướng bại trận miền nam Robert E. Lee đã đầu hàng quân đội miền bắc tại Appomattox, bang Virginia và được phe thắng trận đối xử với tất cả cung cách hết sức kính trọng.

Người ta vẫn thường nhớ đến những câu chuyện được thuật lại trong sử sách về quyết định khó khăn của tướng Robert E. Lee khi ông từ chối lời mời giữ quyền chỉ huy trong quân đội miền bắc để chọn phục vụ cho miền nam vì quê quán ông ở Virginia, một bang miền nam, cùng những câu chuyện về đức khiêm tốn của ông trước những chiến tích lừng lẫy cũng như những thất bại mà ông trải qua. Sau khi quân đội miền nam thất trận, ông nói với các hàng binh dưới quyền ông rằng: "Hãy từ bỏ lòng hận thù và để thế hệ con cháu của quí vị nhớ rằng họ đều là đồng bào, là công dân của nước Mỹ."

Những gì mà vị tướng lãnh này đạt được nhưng lại ít được người Mỹ biết đến là những thành quả trong những năm sau khi cuộc chiến đã tàn. Ông nhận chức Viện trưởng một viện đại học nghèo đang bên bờ vực khánh tận, đại học Washington ở Lexington, bang Virginia. Ở chức vụ này, ông không nhấn mạnh đến những môn học từ chương, cổ điển nữa, mà chú trọng nhiều đến việc giảng dạy cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn để có thể giúp tái thiết miền nam.

Chương trình đầu tiên của nước Mỹ giảng dạy về ngành báo chí được đem áp dụng ở đại học này là một thí dụ điển hình. Các lớp dạy về kinh doanh, khoa học và nông nghiệp là những thí dụ kế tiếp. Được đặt tên là "Washington and Lee University," giờ đây trường đại học tư và nhỏ này phát triển thật tốt đẹp.

Cũng liên quan đến cuộc nội chiến nam bắc kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865, 75 năm sau, nhà văn miền nam Margaret Mitchell đã cho ra đời cuốn "Gone with the Wind" (Cuốn Theo Chiều Gió). Đây là một tiểu thuyết lồng trong bối cảnh trước, trong và sau cuộc nội chiến với mối tình ảo tưởng và vô vọng của nhân vật chính Scarlett O'Hara, một cô gái đẹp tuyệt, con nhà trưởng giả miền nam trước khi chiến tranh bùng nổ và một hôn nhân đổ vỡ với người chồng, khi cô nhận thức được thực tế là cô yêu chồng, Rhett Butler, vào lúc mà Rhett Butler không còn kiên nhẫn để chịu đựng cuộc hôn nhân trong đó người vợ ôm một ảo tưởng về một người đàn ông khác. Rhett Butler là một thương nhân miền nam từng trải, giàu có, lanh lợi nhưng bị người miền nam khinh thường vì đã "vượt rào" làm ăn với miền bắc. Điểm chính mà tác giả muốn nêu bật là ý chí sắt đá của con người thắng vượt mọi nghịch cảnh để vươn lên từ những lầm lỡ và hoang tàn đổ nát. Cuốn tiểu thuyết của Margaret Mitchell ra đời năm 1936 và tức khắc chinh phục được độc giả không những tại nước Mỹ mà còn khắp thế giới. Vào năm 1946, tức là 10 năm sau, cuốn tiểu thuyết này đã bán được gần 4 triệu ấn bản, đến năm 1965 số bán lên đến 10 triệu chỉ nội ở nước Mỹ không thôi. Gone with the Wind còn được dịch ra 25 ngôn ngữ ở 29 quốc gia.

Không những thế, 3 năm sau khi được xuất bản, Gone with the Wind đã được quay thành phim, gần như đây là cuốn phim màu technicolor đầu tiên của điện ảnh Hoa Kỳ, và chiếm được 10 giải Oscar, làm say mê khán giả khắp năm châu với hai diễn viên gạo cội Clark Gable và Vivien Leigh. Cuốn phim được chiếu ra mắt tại thành phố Atlanta, bang Georgia, quê hương của Margaret Mitchell và cũng là thành phố lớn của miền nam từng bị thiêu rụi trong cuộc nội chiến.


Vivien Leigh - Scarlett O'Hara

Cho đến nay, du khách đến viếng Atlanta thường ghé xem viện bảo tàng Gone with the Wind tại Marietta, cách Atlanta chừng 25 kilomét, trưng bày những tài liệu, vật dụng liên quan đến cuốn phim Gone with the Wind.

Sự thành công của cuốn tiểu thuyết cũng như cuốn phim là một niềm hãnh diện cho người dân miền nam, nhất là cư dân tại Atlanta. Cho tới nay vẫn còn một số khá đông người say mê cuốn tiểu thuyết và cuốn phim, họ thích những trang phục, cách bài trí của miền nam thời đó được thể hiện trong cuốn phim, rồi họ lập ra những hội để gặp gỡ nhau, để khoác lên người chiếc áo mà nhân vật Scarlett đã mặc trong phim, diễn lại một số cảnh trong phim, trần thiết nhà cửa theo như căn nhà của đồn điền miền nam trong phim; người ái mộ như thế được gọi là "Windy". Những chi tiết mới nào về cuốn tiểu thuyết hay cuốn phim được tiết lộ đều được họ quí như vàng. Trong những dịp hội họp của các "Windies", người ta thấy những diễn viên từng có mặt trong cuốn phim Gone with the Wind xuất hiện để tham gia và ký tặng. Hầu hết các diễn viên chính trong phim đã qua đời, những người xuất hiện là những vai phụ còn rất nhỏ khi đóng phim. Cô bé 4 tuổi, diễn viên Cammie King Conlon, thủ vai con gái nhỏ của Rhett Butler và Scarlett O'Hara, cũng đã qua đời năm ngoái, thọ 76 tuổi.

Hiện nay chỉ còn một diễn viên quan trọng trong phim còn sống là Olivia de Havilland, từng đóng vai người vợ hiền Melanie của Ashley, mối tình vô vọng của Scarlett O'Hara. Người ta không thấy bà xuất hiện tại những buổi hội họp của các "Windies" vì hiện bà sống ở Paris và năm nay đã 94 tuổi.

viethoaiphuong
#196 Posted : Sunday, May 15, 2011 8:07:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Azerbaijan chiến thắng tại giải ca nhạc Eurovision 2011



Trọng Nghĩa - RFI - Chủ nhật 15 Tháng Năm 2011

Đòn thử nhưng lại là đòn bậc thầy ! Ngạn ngữ Pháp « coup d’essai, coup de maître » quả là áp dụng được cho cặp song ca Eldar Gasimov và Niga Jamal, đến từ Azerbaijan, vô địch đêm chung kết cuộc thi ca nhạc Châu Âu Eurovision 2011, tổ chức tối qua, 14/05/2011 tại Dusseldorf (Đức).

Lần đầu tiên được tham gia dự thi, đại diện của Azerbaijan đã mang về cho nước vùng Kavkaz này giải thưởng được biết bao quốc gia ngấp nghé.

Cặp song ca Ell và Nikki, gồm Nigar Jamal, 30 tuổi, mẹ của hai người con, và chàng sinh viên Eldar Gasimov, 21 tuổi, đã vượt qua được các thí sinh khác đến từ 24 nước châu Âu, trong đó có các cường quốc ca nhạc lừng lẫy như Anh, Pháp, Ý, Thụy Điển…

Ca khúc lãng mạn mang tựa đề Running Scared, với tiết tấu thật du dương, đã chinh phục được khán giả truyền hình từ 43 quốc gia và lãnh thổ châu Âu, giành được tổng cộng 221 điểm, hơn xa ca sĩ Raphael Gualazzi của Ý, về nhì, với 189 điểm và Eric Saade (Thụy Điển), 185 điểm.

Tại cuộc thi mang tên đầy đủ là Eurovision Song Contest, có hai nước đặc biệt thất vọng. Trước hết là Đức, nước chủ nhà. Lena, nữ ca sĩ bốc lửa của Đức đã không lập được kỳ tích mong đợi là hai lần đoạt giải. Vào năm ngoái, Lena đã xuất sắc về nhất, nhưng năm nay chỉ được xếp thứ 10.

Nước thứ hai thất vọng não nề là Pháp, với ca sĩ opera trẻ tuổi Amaury Vassili, chỉ xếp thứ 15. Sở dĩ Pháp hết sức thất vọng, đó là vì cho đến tận ngày thi, ca sĩ Pháp luôn luôn được giới cá độ xếp đầu bảng vàng. Dư luận Pháp cũng nghe theo, thành ra thất vọng lại càng lớn.

Theo giới bình luận, có một thực tế là giới chuẩn bị thí sinh tranh giải Eurovison tại Pháp chưa nhận thức ra : đó là loại ca khúc thắng giải Eurovision phải là những bài có giai điệu dễ nghe. Những âm hưởng lạ tai như nhạc opera sẽ không thể nào chinh phục được đa số khán giả trải rộng trên gần 50 quốc gia.

Xin nhắc lại là Eurovision được xem là bệ phóng cho nhiều tên tuổi lớn trong làng ca nhạc thế giới. Hai thí dụ điển hình là ban nhạc Thụy Điển ABBA, đã đoạt giải năm 1974 với ca khúc Waterloo, và nữ ca sĩ Céline Dion vào năm 1988 với bài Ne partez pas sans moi.

Trường hợp Céline rất lạ. Cô được biết đến là ca sĩ Canada, nhưng vào năm 1988, cô đoạt giải Eurovision với danh nghĩa đại diện cho Thụy Sĩ.

========



Eldar Gasimov & Nigar Jamal

http://www.youtube.com/watch?v=-dQ7svCM9mE

viethoaiphuong
#197 Posted : Friday, May 27, 2011 12:09:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Amaury Vassili

Giọng ca Amaury Vassili và dòng nhạc pop-cổ điển


Tuấn Thảo - rfi

Một làn hơi mạnh mẽ đầy đặn, một chất giọng khỏe khoắn mà vẫn quyến rũ, mượt mà. Đó là điều mà ta cảm nhận được khi lần đầu tiên nghe tiếng hát của Amaury Vassili. Nối bước bậc đàn anh Andrea Bocelli, ca sĩ người Pháp này thành công với tập nhạc đầu tay dung hòa nhạc pop với lối hòa âm cổ điển. Phát lại tạp chí ngày 18/12/2009.

Thoạt nghe Amaury Vassili hát, người ta liên tưởng đến ngay giọng ca tenor người Ý Andrea Bocelli. Năm nay 19 tuổi, Amaury Vassili sinh trưởng tại thành phố Rouen, thuộc vùng Normandie, miền tây bắc nước Pháp. Thời còn nhỏ, cậu bé đã có năng khiếu ca hát, được gia đình cho học lớp thanh nhạc từ năm lên 9. Tuy tư chất được bộc lộ từ thuở thiếu thời, nhưng vì Amaury dành quá nhiều thì giờ vào âm nhạc, nên sức học của anh bị kém hẳn đi. Sau lớp 10, cậu bé không còn hy vọng đỗ tú tài, nên chuyển hẳn sang học nhạc ở trường tư và bắt đầu tham gia vào nhiều cuộc thi tuyển lựa tài năng mới.
Vào năm 15 tuổi, Amaury về đầu trong một cuộc thi hát cấp tỉnh, lọt vào mắt của một nhà sản xuất Thụy Sĩ, nên sau đó anh được đưa sang thành phố Genève để học thêm. Tại Thụy Sĩ, Amaury được đào tạo ở trường mầm non Little Dreams Foundation do nam danh ca người Anh Phil Collins sáng lập. Ban đầu, Amaury đeo đuổi ngành ca nhạc kịch, ngoài thanh nhạc còn phải học thêm vũ đạo và diễn xuất.

Nhưng sau khi được nghe tập nhạc Baryton của ca sĩ người Pháp Florent Pagny và nhất là tập nhạc Amore của Andrea Bocelli, trong đó giọng ca tenor người Ý ghi âm lại các tình khúc nhạc nhẹ với lối hát opera, Amaury mới chọn cho mình dòng nhạc pop-cổ điển. Chính vì vậy mà đĩa hát đầu tay của anh bao gồm nhiều ca khúc nhạc nhẹ nhưng lại đậm chất giao hưởng, thính phòng.

Được trình làng vào mùa hè năm nay, tập nhạc đầu tiên của Amaury Vassili đã lọt vào danh sách 10 album ăn khách nhất thị trường Châu Âu, trong đó có Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ. Nhờ vào vóc dáng cao ráo, tướng mạo bảnh bao, nên Amaury cạnh tranh trực tiếp với ca sĩ Josh Groban, các thành viên của nhóm Il Divo, cho dù anh chỉ mới bước vào sân chơi.


Sau khi giành được đĩa bạch kim, album đầu tay của Amaury Vassili được tái bản lần thứ nhì, ghi âm thêm nhiều bài hát vang bóng một thời trong đó có bài Mi fa morire cantando, phiên bản tiếng Ý của nhạc phẩm Killing me softly của Roberta Flack. Áp dụng bí quyết thành công của Andrea Bocelli, cánh chim đầu đàn của dòng nhạc pop-cổ điển, Amaury Vassili tạo được một sức bật đáng kể, dù chưa đầy 20 tuổi.

Tuy thành danh nhờ chất giọng tenor cao vút thanh thoát, nhưng Amaury Vassili trong bước đầu sự nghiệp cũng bị nhiều nhà phê bình chỉ trich. Do không được đào tạo bài bản trong dòng nhạc opera chính thống, nên khi hát các giai điệu cổ điển, lối diễn đạt của Amaury vẫn chưa thuyết phục được một số nhà phê bình khó tính. Còn trong các ca khúc nhạc nhẹ, điển hình là nhạc phẩm Hallelujah của tác giả Leonard Cohen, anh vẫn chưa đến nỗi ‘‘hớp hồn’’ bằng ca sĩ quá cố Jeff Buckley. Có lẽ, Amaury Vassili vẫn còn non tuổi đời, chưa có đủ chiều sâu và sự tinh tế để diễn đạt nhạc phẩm này một cách trọn vẹn.

Dù gì đi nữa, đối với những ai hâm mộ giọng ca tenor người Ý Andrea Bocelli, thì hẳn chắc họ sẽ yêu chuộng tiếng hát của Amaury Vassili, không chỉ riêng gì đối tượng trung niên mà kể cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Không phải ngẫu nhiên mà trên album đầu tay, ca sĩ trẻ tuổi người Pháp lại ghi âm hầu hết các ca khúc bằng tiếng Ý, một ngôn ngữ mà theo anh thích hợp hơn với cách phát âm, nhã chữ của mình.

Liệu trong tương lai, Amaury Vassili sẽ có đủ tài năng để khỏi phải nấp bóng các tàng cây đại thụ, để tránh bị so sánh với các bậc đàn anh ? Về điểm này, hy vọng rằng với thời gian và kinh nghiệm từng trải, Amaury Vassili sẽ càng xuất thần hơn. Ít ra giọng ca của anh có đủ sức thuyết phục, không nhạt nhẽo và mỏng hơi, so với nhiều tiếng hát cùng trang lứa.

Amaury Vassili - Parla Più Piano
http://www.youtube.com/w...qMVFx3Tw&feature=related
viethoaiphuong
#198 Posted : Friday, June 10, 2011 3:06:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Làn sóng nhạc pop Hàn Quốc bắt đầu chinh phục châu Âu




Nhóm nhạc Hàn Quốc SHINee.
DR / FLICKR

Thụy My - rfi - Thứ sáu 10 Tháng Sáu 2011
Các nhóm nhạc Hàn Quốc được thính giả châu Âu biết đến thông qua các mạng xã hội, với các thông tin giới thiệu phong phú bằng tiếng Anh. Đây là sản phẩm của các công ty Hàn Quốc chuyên thành lập và lăng-xê các nhóm nhạc, biến âm nhạc thành sản phẩm xuất khẩu với sự ủng hộ tích cực của chính phủ. Đối với chính quyền Hàn Quốc, K-pop là phương tiện tốt nhất để quảng bá cho một đất nước đang bị kẹp giữa hai quốc gia láng giềng là Nhật Bản và Trung Quốc, nền kinh tế lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu xe hơi, sản phẩm điện tử…và nay là văn hóa.

Công nghệ lăng-xê các nhóm nhạc Hàn Quốc

Báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Làn sóng nhạc pop Hàn Quốc bắt đầu chinh phục châu Âu ». Hôm nay 10/6 và ngày mai, 14.000 fan của nhạc pop Hàn Quốc sẽ có dịp thưởng thức phần trình diễn của nhóm nhạc nam SHINee, hay các nhóm nữ f(x), Girls’Generation tại nhà hát Zénith ở Paris. Đây là sản phẩm của các công ty Hàn Quốc chuyên thành lập và lăng-xê các nhóm nhạc, biến âm nhạc thành sản phẩm xuất khẩu với sự ủng hộ tích cực của chính phủ. Seoul muốn âm nhạc trở thành phương tiện chuyển tải hình ảnh tích cực và năng động của đất nước.

Le Monde cho biết, chương trình SM Town giới thiệu tại Paris là do công ty SM Entertainment thực hiện. Công ty này do Lee Soo Man, một ca sĩ nổi tiếng trong thập niên 70 thành lập vào năm 1995, và đã cho ra lò được một số ngôi sao ca nhạc. Chẳng hạn như nữ ca sĩ BoA, đã chinh phục không chỉ thính giả Hàn Quốc mà cả ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á, và cũng được biết tiếng ở Hoa Kỳ. Tuy vẫn là đàn anh trong lãnh vực này, nhưng SM Entertainment đang bị cạnh tranh bởi JYP hay YG Entertainment.

Với 170 nhân viên, quản lý khoảng 60 thành viên nhóm nhạc và ca sĩ, SM Entertainment có công nghệ lăng xê rất quy củ. Việc hình thành các nhóm nhạc được chỉnh đốn đến từng milimét, và hướng đến giới trẻ toàn cầu chứ không chỉ trong nước. Các tài năng được tuyển chọn rất gay gắt trong số 10.000 ứng viên hàng năm, và sau đó phải qua một khóa đào tạo từ ba đến năm năm tại SM Academy. Ở đó các ca sĩ mầm non được học thanh nhạc, vũ đạo, kỹ thuật sân khấu và cả ngoại ngữ. Trong quá trình học, dấu ấn đặc thù của từng người được chú trọng làm đậm nét, thậm chí có khi phải cầu viện đến giải phẫu thẩm mỹ.

Giám đốc công ty cho biết, phong cách được định ra cho một nhóm nhạc hay ca sĩ được hình thành trong khoảng hai năm. SM Entertainment theo dõi khoảng hai chục học viên, xem ai phù hợp nhất, và nếu lập nhóm thì ai có thể trình diễn chung với ai. Song song đó các đối tác của công ty về thời trang cũng tham gia để tạo dựng được hình ảnh riêng của nhóm. Từ khi một mầm non âm nhạc được nhận vào đào tạo, cho đến khi ra đời một đĩa nhạc đầu tiên, tốn kém khoảng 150 đến 200 triệu won.

Công nghệ lăng xê này đã cho ra lò được các nhóm nhạc có ngoại hình rất thu hút, có phong cách đặc thù, nhưng đời sống âm nhạc đôi khi chỉ kéo dài có vài ba năm. Boys band SHINee chẳng hạn, gồm 5 chàng trai từ 18 đến 22 tuổi với dòng nhạc R&B nhắm đến một công chúng rộng rãi. Còn nhóm nữ f(x) có một diễn viên múa Trung Quốc nhằm chinh phục thính giả Trung Quốc và Đài Loan.

Các nhóm nhạc Hàn Quốc được thính giả châu Âu biết đến thông qua các mạng xã hội, với các thông tin giới thiệu phong phú bằng tiếng Anh. Sau truyện tranh manga Nhật Bản, nhiều thanh niên châu Âu bắt đầu khám phá các bộ phim nhiều tập và nhạc trẻ Hàn Quốc. K-pop thu hút họ với cung cách chuyên nghiệp, phong thái Mỹ và trang phục ít rườm rà hơn Nhật Bản.

Le Monde cho biết, hồi tháng Tư, một nhóm fan người Pháp đã được cơ quan du lịch Hàn Quốc tài trợ một phần chi phí chuyến đi đến Seoul để gặp gỡ các thần tượng âm nhạc của họ. Hiệp hội Korean Connection cho biết, năm ngoái khi đưa đề nghị tổ chức buổi trình diễn K-pop lên Facebook, chỉ trong vòng 5 ngày, đã có đến 3.000 ý kiến ủng hộ đến từ khắp châu Âu và kể cả Hoa Kỳ. Vé của đêm trình đầu tiên tại Paris bán chạy như tôm tươi, phải tổ chức thêm đêm thứ hai.

Đối với chính quyền Hàn Quốc, K-pop là phương tiện tốt nhất để quảng bá cho một đất nước đang bị kẹp giữa hai quốc gia láng giềng là Nhật Bản và Trung Quốc, và nền kinh tế lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu xe hơi, sản phẩm điện tử…và nay là văn hóa.

Nhóm nhạc Hàn Quốc SHINee
SHINee(샤이니) _ LUCIFER _ MusicVideo HD
http://www.youtube.com/watch?v=Dww9UjJ4Dt8
viethoaiphuong
#199 Posted : Sunday, June 19, 2011 10:41:32 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Huyền thoại kèn saxo Clarence Clemons qua đời




Hình: AP
Clarence Clemons và Bruce Springsteens

Nhạc sĩ kèn đồng Clarence Clemons, một ngôi sao thổi kèn saxo trong ban nhạc E Street của ca sĩ Mỹ Bruce Springsteen, đã qua đời hôm qua, 6 ngày sau một cuộc giải phẫu được thực hiện sau khi ông bị đột quỵ. Nhạc sĩ Clemons hưởng thọ 69 tuổi.

Vua nhạc rock Springsteen, đứng đầu ban nhạc, loan báo cái chết của ông Clemons trên trang web của ông, nói rằng sự ra đi của người nhạc sĩ này là một “mất mát không thể nào đếm xiết.”

Ca sĩ Springsteen nói ban nhạc của ông “lấy làm vinh dự, và cảm kích vì đã biết ông Clemons, và có cơ hội sát cánh làm việc với ông trong gần 40 năm qua.”

Nhạc sĩ Clemons qua đời tại tư gia ở bang Florida, miền Nam Hoa Kỳ.

Tình trạng sức khỏe của ông Clemons không mấy tốt đẹp sau các cuộc giải phẫu hông và đầu gối.

Cách trình diễn hùng tráng của nhạc sĩ kèn đồng này xuất hiện trong rất nhiều ca khúc nổi tiếng của Springsteen, kể cả “Born to Run”và “Jungleland”.

nguồn : VOA - Chủ nhật, 19 tháng 6 2011


Clarence Clemons - You're A Friend of Mine
http://www.youtube.com/watch?v=knVbfhmME1g
viethoaiphuong
#200 Posted : Saturday, June 25, 2011 5:27:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Arielle Dombasle trình làng tập nhạc pop Latinh


Ca sĩ Arielle Dombasle và album Diva Latina (DR)


Tuấn Thảo - rfi - THỨ BẢY 25 THÁNG SÁU 2011
Trong làng nhạc Pháp, Arielle Dombasle là trường hợp khá tiêu biểu của các diễn viên chuyển sang nghề ca hát. Cô chỉ thật sự ghi âm chuyên nghiệp từ 10 năm nay, trong khi sự nghiệp điện ảnh đã bắt đầu từ giữa những năm 1970. Diva Latina là tựa đề album thứ 6 của Arielle Dombasle, ca sĩ người Pháp nhưng lại chuyên hát nhạc Tây Ban Nha.



Sinh năm 1958 trong một gia đình người Pháp giàu có tại bang Connecticut, Hoa Kỳ, Arielle Dombasle mồ côi mẹ từ năm lên 8, thân phụ của cô là một kỹ nghệ gia chuyên sưu tầm đồ cổ. Thời thanh niên, ông có cuộc sống nay đây mai đó, ít bao giờ sống gần gũi với gia đình, cho nên ông mới giao đứa con gái cho bà ngoại, đem về nhà dạy dỗ nuôi nấng. Còn ông ngoại của Arielle Dombasle là cố vấn thân cận của tướng De Gaulle, được bổ nhiệm làm đại sứ Pháp tại Mêhicô, cho nên từ thuở thiếu thời, cô bé lớn lên trong một môi trường văn hóa Tây Ban Nha. Ở nhà, cô chỉ được nghe nhạc cổ điển và các ca khúc tiếng Pháp, nhưng khi ở trường nội trú, Arielle chỉ thích nghe nhạc La Tinh phổ thông, chủ yếu là điệu Guajira một loại dân ca đồng quê của người Cuba. Thể loại này ra đời vào đầu thế kỷ 20, một trong những ca khúc tiêu biểu nhất là bài Guantanamera. Điều đó phần nào giải thích vì sao, Arielle Dombasle khi bước vào nghề ca hát, lại chọn tiếng Tây Ban Nha, thay vì hát tiếng Pháp.

Năm 1976, Arielle Dombasle lúc đó 18 tuổi rời Mêhicô đến Paris lập nghiệp. Sau 3 năm theo học, cô tốt nghiệp cùng một lúc nhạc viện thành phố, và trường đào tạo diễn xuất kịch nghệ (Cours Simon). Năm cô tròn 20 tuổi, Arielle Domabasle chọn hẳn nghề diễn viên, bắt đầu đóng phim với các đạo diễn tên tuổi như Eric Rohmer, Raoul Ruiz, Agnès Varda, Claude Lelouch … nhưng phần lớn không phải là phim thương mại. Tuy tính đến nay, cô đã đóng hơn 60 bộ phim, nhưng tên tuổi của Arielle Dombasle không đạt đến tầm vóc hàng đầu như các ngôi sao màn bạc Pháp như Isabelle Addjani hay Sophie Marceau. Chính cũng vì Arielle không thể tiến xa hơn nữa với nghề diễn viên, mà cô mới quyết định chuyển sang nghề ca hát từ đầu những năm 2000.

Hai tập nhạc đầu tay (Liberta và Extase) chủ yếu phối hợp nhạc cổ điển và nhạc phim với nhịp điệu pop điện tử (khúc giao hưởng Sarabande của Haendel và điệu hợp tấu Aranjuez của Joaquin Rodrigo). Tưong tự như ca sĩ người Anh Sarah Brightman, cô chọn dòng nhạc được gọi là crossover, dung hòa nhiều thể loại khác nhau làm cho người nghe liên tưởng đến bậc thầy Klaus Nomi, nhưng cả hai cô ca sĩ không thể nào sánh bằng. Mãi đến album thứ ba là Amor Amor, Arielle Dombasle mới gặt hái thành công. Tập nhạc này chủ yếu bao gồm các tình khúc bất hủ của Tây Ban Nha, từ nhạc phẩm Besame Mucho cho đến Quizas Quizas. Sự thành công hơi bất ngờ ấy mở đường cho Arielle Dombasle sau đó lao vào việc khai thác dòng nhạc pop La Tinh. Tập nhạc mới được trình làng mang tựa đề Diva Latina, là một sự tiếp nối hiển nhiên. Vào lúc mà thị trường băng đĩa đang xuống dốc, các nhà sản xuất không chịu đầu tư vào các dự án âm nhạc đầy rủi ro. Còn giới ca sĩ thì chỉ muốn ăn chắc mặc bền.

Nhìn chung, tập nhạc Diva Latina trội hơn nhiều so với các tập nhạc trước, khi chuyển thể và phá cách các bản nhạc Tây Ban Nha quen thuộc theo kiểu pop điện tử. Chất giọng của Arielle Dombasle có thể không đủ sự dào dạt mượt mà để thể hiện các tình khúc ướt át đậm đà, nhưng lại có đầy nét tinh nghịch, hóm hỉnh để hát nhạc pop. Trên album này, Arielle Dombasle hát lại các bài mambo nổi tiếng từ những năm 1950 của Tito Puentes hay Perez Prado.

Trong thể loại salsa, dĩ nhiên cô không thể sánh bằng nữ hoàng Celia Cruz hay thần tượng Ima Sumac. Nhưng cô lại diễn khá đạt những ca khúc Tây Ban Nha rất ăn khách vào thập niên 1980, từ nhạc phẩm Porque te vas của ca sĩ Jeanette, Hasta Siempre của Nathalie Cardone, cho đến Hijo de la Luna của ban nhạc Mecano. Trong lối phá cách tài tình, cô không ngại hát lại ca khúc Pata Pata của ca sĩ Nam Phi Miriam Makeba và nhạc phẩm Mala Vida của nhóm Mano Negra. Một trong những bản nhạc trội nhất trên album này là bài Yo lo decia, phiên bản chuyển dịch của nhạc phẩm Nos Fiançailles của ca sĩ kiêm tác giả Nilda Fernandez.

Phải nói rằng ở Pháp, có nhiều người không thích chất giọng của Arielle Dombasle. Cô ca sĩ bị chê vì làn hơi quá mỏng manh, lối hát thiếu tự nhiên với những đoạn rung giọng (vibrato) không cần thiết. Nhưng nói như vậy thì cũng hơi oan cho Arielle Dombasle, vì cô chọn lối trình bày ca khúc như thể đóng một vai diễn trên sân khấu, hay trước ống kính quay phim. Cách thể hiện của cô mang đầy kịch tính, đôi khi rất cường điệu qua ánh mắt, cử chỉ và điệu bộ. Các màn biểu diễn thường giống như hoạt cảnh ca nhạc kịch, gọi là nhạc nhẹ mà không nhẹ một chút nào, dùng lối dàn dựng hoành tráng và vũ đạo ngoạn mục để tô điểm cái nhan sắc trời ban, để khuất lấp những khiếm khuyết của một giọng ca không thiên phú.


Arielle Dombasle - Liberta
http://www.youtube.com/w...EIgBFvM&feature=related
Users browsing this topic
Guest
24 Pages«<89101112>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.