Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 18,432 Points: 19,233 Location: Golden State, USA Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
|
Sưu tầm
Chiên-đàn: 栴檀 Phiên âm chữ candana từ tiếng Phạn và Pāli, dịch sang Anh ngữ là sandal¬wood, chỉ một số loài cây có hương thơm, tên khoa học Santalum. . Thành viên nổi bật của nhóm này là gỗ đàn hương Ấn Độ ( Santalum album ) và gỗ đàn hương Úc ( Santalum spicatum ); những loại khác trong chi cũng có gỗ có mùi thơm. Chúng được tìm thấy ở Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Australia, Indonesia, Hawaii, và các đảo Thái Bình Dương . Gỗ những loài cây này nặng, màu vàng và có thớ mịn; đặc biệt hơn hẳn các loài cây hương liệu khác ở điểm mùi hương của nó được giữ rất lâu. Chính đặc điểm ưu việt đó chiên đàn được dùng làm nhang hay đồ thờ cúng (gọi là Pháp khí). Thời xưa ở Ấn Độ là loại gỗ thiêng liêng được các giai cấp Bà-la-môn dành cho việc xây dựng đền thờ, tạo tượng thờ, nghiền thành bột nhão, phơi khô và đốt trong các nghi lễ thờ cúng . Về sau Phật giáo tiếp nhận chiên đàn, coi đó là phẩm vật thiêng liêng như hoa sen. Hương bột chiên đàn khi đốt lên trở thành thứ trợ thủ khi tu sĩ Phật giáo thiền định và nhang chiên đàn trở thành phẩm vật dâng Phật. Phật giáo rất coi trọng loài cây này, chúng ta dễ dàng thấy nó có nêu lên trong kinh sách. Hương thơm loài cây này cũng được dùng như ở Bà-la-môn giáo: đốt, làm tượng và dựng già lam. Như trong Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng viết: “Bấy giờ Thế Tôn đang nhập chánh định tam muội trong lâu đài Chiên đàn, biến hiện thần thông hóa ra vô số hoa sen ngàn cánh, lớn như vành xe, sắc hương đầy đủ, nhưng chưa nở hẳn”. Tinh dầu gỗ đàn hương đã được phổ biến trong y học thế giới vào những năm 1920-1930. Thành phần chính của nó, santalol (khoảng 75%), có kháng sinh đặc tính. Nó được sử dụng trong liệu pháp hương thơm. Do hoạt động kháng khuẩn này, nên nó được sử dụng rất đặc biệt . Bởi vì sức mạnh của nó, dầu gỗ đàn hương không bao giờ được trực tiếp sử dụng cho da mà phải pha loãng trong một loại dầu vận chuyển chuyên biệt . Có một vài truyền thuyết ngoài Phật giáo gắn với loài cây này. Ở Việt Nam có chuyện Mộc Tinh trong Lĩnh Nam Chích Quái. Tuy nhiên cây chiên đàn gắn với các truyền thuyết có đúng cây chiên đàn của Phật giáo hay không là điều chưa rõ. Có thể chỉ trùng tên mà thôi vì hiện nay những loài nói ở trên không thấy ở Việt Nam.
|