Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trào Ngược Bao Tử
NMTran
#1 Posted : Wednesday, July 23, 2008 4:00:00 PM(UTC)
NMTran

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 38
Points: 0


Trào Ngược Bao Tử
Bs Trần Mạnh Ngô

Hỏi: Bác sĩ cho làm xét nghiệm sinh học: công thức máu, đo đường huyết, men gan, lipid. Kết quả bình thường. Bác sĩ gợi ý làm nội soi, nhưng anh A thoái thác đề nghị cho điều trị tiếp một đợt nếu không khỏi mới đi nội soi. Xin các cô chú và các anh chị giúp con giải thích tại sao phải làm xét nghiệm sinh học: công thức máu, đo đường huyết, men gan, lipid. Bài viết này cũng nêu rằng các xét nghiệm này nhằm loại trừ các nguyên nhân khác để kết luận chẩn đoán là: Trào ngược dạ dày – thực quản (Gastroesophageal reflux disease). Xin cảm ơn và kính chúc các cô chú và các anh chi nhiều niềm vui và sức khỏe.
Trả lời: Gastroesophageal reflux (GERD) là chứng ợ chua, trào ngược dạ dầy, chất lỏng hay nước chua dội ngược từ bao tử lên thực quản. Người Mỹ thường than phiền bị heartburn.
Trước đây người ta nghĩ là người Á Đông ít bị GERD hơn người Mỹ hay dân Âu Châu. Có người cho rằng do tính chất di truyền. Nhưng bây giờ thì dân Á Động càng ngày càng bị GERD nhiều hơn. Một số nghiên cứu cho rằng lối sống người Á Đông bây giờ thay đổi hơn. Chúng tôi gặp bệnh nhân người Mỹ gốc Việt thường xuyên than phiền GERD. Ngay cả bệnh nhân không tơí khám bệnh vì GERD, nhưng nếu hỏi kỹ tiểu sử bệnh lý, thì tỉ số GERD có vẻ cao hơn dự đóan.
Nếu bệnh nhân đích thực bị GERD thì người Á Đông có những yếu tố bệnh lý giống như người tây phương. Thí dụ, dội ngược chất chua do chức năng bắp thịt (valve) phần dưới thực quản suy yếu, viêm ống thực quản, sức co thắt ống thực quản suy yếu, nhu động kém (chalasia), chất chua dội ngược vì bệnh lý, hay do thoát vị khe (hiatal hernia).
Chưa rõ có liên hệ gì giữa nhiễm vi trùng H. Pylori và GERD. Mập hay đồ ăn nhiều chất mỡ có thể là một trong những nguyên nhân chất chua dội ngược thực quản của người Á Châu. Người bị hôi chứng này phải tránh ăn uống đồ chua, cay, rượu, thuốc lá, cà phê, chocolate, v…v… Cao calcium trong máu (tăng cao gastrin và tăng cao chất chua), bệnh scleroderma hay systemic scleroderma (đọng cao mô collagen), có thể gây GERD, nhưng hiếm.
Khi nghi là bị heartburn hay GERD mà thử thuốc PPI (Proton pump inhibitor, thuốc giảm chất chua acid tiết ra trong bao tử) trong một thời gian ngắn (một tháng chẳng hạn) mà không thuyên giảm, thì bác sĩ chuyên khoa bao tử và đường ruột thường nghĩ tơí nôi soi EGD (Esophago-gastro-duodenoscopy). Nôi soi giúp truy tầm một số nguyên nhân chính gây chứng dội ngược thực quản (GERD) như truy tầm bệnh Barett (tiền ung thư thực quản), viêm ống thực quản trầm trọng, nghi ngờ bị ung thư thực quản. Giúp thêm tìm hiểu viêm bao tử, GERD do hội chứng Zolliger-Ellison (gastrin ra nhiều quá). Bệnh nhân có triệu chứng tương tự như GERD nhưng là do lở loét bao tử hay tá tràng (duodenum).
GERD có thể do sỏi trong túi mật giảm chất bilirubin, do đó giảm khả năng khử chất chua (bởi vậy đôi khi cần phải siêu âm túi mật). GERD cũng có thể do một số triệu chứng hay bệnh như viêm thanh quản, ho kinh niên, suyễn, xơ phổi, đau tai, suyễn hay lở thanh quản.
Chẩn định GERD có thể dùng phương pháp khác như đo độ acid (pH, impedence, manometry) trong thực quản, nhưng chỉ thấy dùng trong các môi trường đại học chứ ít thấy trong việc hành nghề hàng ngày. Cũng ít người chụp hình ống thực quản nuốt chất phản quang barium (nhưng nếu nghi ngờ bị túi nang nằm giữa họng và ống thực quản, pharyngoesophageal diverticulum, thì bác sĩ sẽ gửi làm barium swallowing).
Có nhiều tường trình cho biết thoát vị khe (hiatal hernia) liên hệ thiếu máu do thiếu chất sắt nhưng liên hệ giữa viêm ống thực quản (esophagitis) với thiếu máu do thiếu chất sắt chưa được biết rõ. Có nghiên cứu cho rằng vùng hẹp trong ống thực quản, gọi là esophageal webs, có thể bị viêm, dễ nhỉ máu và gây bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt.
Theo tôi, những thí nghiệm cô đề cập là chỉ muốn biết bệnh nhân có bệnh gì khác ngoài hội chứng GERD, (hoặc đúng như Bs Nguyễn Văn Đích nói: thử chức năng gan thận trước khi cho thuốc để an toàn), chứ không thể dùng để định bệnh GERD.
Bệnh nhân nên thăm khám trực tiếp bác sĩ chuyên môn bệnh bao tử và đường ruột.
Bs Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời quý độc giả ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, April 11, 2012 8:57:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
5 thực phẩm làm bệnh dạ dày thêm nặng

(Dân trí) - Khi bị viêm loét dạ dày ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh làm giảm đau, các bác sĩ còn khuyên nên tránh những thực phẩm và đồ uống dưới đây để tránh tình trạng dạ dày bị kích thích gây ra viêm loét dạ dày nặng thêm.






1. Thịt đỏ



Khi ăn thịt đỏ vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa chúng vì các protein động vật thường có hàm lượng axit cao.



Vì thế, khi muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể phải tăng sản xuất các axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit này đương nhiên là không tốt với người đang có bệnh dạ dày.



2. Thực phẩm chiên và béo



Những thực phẩm chiên và các loại thực phẩm giàu chất béo như khoai tây chiên giòn, bánh rán cũng thường khiến dạ dày và gan phải làm việc nhiều hơn.



Điều này cũng khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, thêm căng thẳng.



3. Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều cafein



Những thực phẩm giàu cafein hoặc đồ uống chứa cafein như sô-cô-la nóng, cà phê, trà… khi vào cơ thể thường sản xuất a-xit trong dạ dày. Các a-xit này lại tiếp tục kích thích niêm mạc dạ dày, có thể gây đau và khó chịu nếu dạ dày đã có vết loét hoặc viêm...



4. Đường và bột tinh chế



Những thực phẩm có đường tinh chế cũng khiến dạ dày “vất vả” để tiêu hóa được hết. Ngoài ra, bạn nên tránh những thực phẩm có chứa bột tinh chế, bao gồm bánh mì trắng, bánh quy giòn, và các loại bánh ngọt được sản xuất thương mại khác.



5. Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay



Nhiều người cho rằng những thực phẩm cay có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, lại có rất ít bằng chứng y tế đằng sau lời đồn thổi này. Và thực tế đã chứng minh, hầu hết viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn và một số loại thuốc.



Song cũng phải công nhận một điều, các thực phẩm nhiều gia vị và gia vị cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, nếu dạ dày đang bị viêm, loét, hãy hạn chế và tránh xa ớt tươi, ớt bột.



Lê Nhi

Theo ehow
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.