Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nghệ thuật làm đẹp của đàn bà Trung Hoa xưa
xv05
#1 Posted : Wednesday, May 7, 2008 4:00:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Nghệ thuật làm đẹp của đàn bà Trung Hoa xưa
(Mường Giang)


Phương pháp kẻ lông mày, bới tóc, tô mắt môi… người phụ nữ Trung Hoa đã biết từ thơì hậu Hán. Thuở đó, người phụ nữ ở đất Trường An có khuynh hướng vẽ nửa vòng mắt dưới chỗ lệ rơi, gọi là “Đề Trang”. Đồng thời lại tô thêm một lớp phấn sáp mỏng dưới con mắt. Đây là lối trang điểm kiểu “mày buồn diễm lệ”, rất được ưa thích, nên đã có bài phong dao ca tụng:

“Thành trung hảo cao kế
Tứ phương cao nhất xích
Thành trung hảo quang mi
Tứ phương thẻ bán ngạch”

Có nghĩa là búi tóc của người Trường An mới hơi cao một chút thì cả nước đã nâng cao lên cả thước (đơn vị đo đạc cổ của TH). Còn lông mày của người Truờng An vừa nới rộng , thì cả nước đã vẽ dài ra tới nửa trán. Ý tứ của bài phong dao trên phần nào cho ta thấy cách làm đẹp của người phụ nữ thời đó.

Đời Đưòng, Chu Khánh Dư đã viết một bài thơ nổi tiếng , ca tụng nghệ thuật tô vẽ lông mày của “chàng – nàng” trong chốn phòng the:

“Động phòng tác dạ, đình hồng chúc
Đái hiến đường tiền bái cữu cô
Trang bài đề thanh văn phu tế
Họa mi thâm thiểm, nhập thời vô…”

Bài thơ có nghĩa là đêm động phòng hoa chúc, sáng dậy điểm trang để ra hầu cha mẹ chồng, nàng hỏi chàng: “Em kẻ lông mày như thế này có được không?”

Cũng từ các tài liệu cổ còn sót lại, cho biết người phụ nữ Trung Hoa cổ đã biết chế tạo phấn thoa mặt bằng gạo. Ngoài ra còn biết xỏ lỗ tai để đeo các đồ trang sức làm bằng vàng ngọc hay búi tóc giả. Độc đáo nhất là “Lạc Mai Trang Sức”, một nghệ thuật cắt lụa ngũ sắc, lá cây hay giấy màu, làm thành những cánh hoa mai để dán trên khuôn mặt.

Song song, người ta còn uống thêm các loại thuốc giữ sắc đẹp, gọi chung là “trà Mỹ Dung”, đặc chế bằng hạt Hoàng Hoa, còn gọi là “Đồng Tích Lợi”. Riêng Từ Hy Thái Hậu đời nhà Thanh có một thang mật, được ghi trong Tuyển Tập Từ Hy. Nhờ duợc liệu này mà khuôn mặt của bà luôn luôn tuơi mát, như đang độ thanh xuân.



Nhưng độc đáo hơn hết trong nghệ thuật làm đẹp của người đàn bà Trung Hoa thời xưa là tục bó chân.

Tục này đã kéo dài từ thời thượng cổ cho tới năm đầu của Dân quốc 1911 mới chấm dứt trên giấy tờ. Về xuất xứ của tục bó chân, hiện có rất nhiều giả thuyết như thuyết cho rằng bó chân do Hồ Hỷ Mị, bạn của Đắc Kỷ nghĩ ra đầu tiên. Vì cả hai đều là phi tần được Trụ Vương đời Thương sủng ái nhưng lại xuất thân từ thú cầm: Đắc Kỷ gốc chồn còn Hỉ Mị là hạc, vì muốn dấu đôi chân thú nên phải bó kín lại. Thuyết khác cho rằng bó chân có từ thơì Triệu Phi Yến, cung phi của vua Hán Thành Đế.

Nhưng dù có nguồn gốc từ đâu chăng nữa, đối với quan niệm thẩm mỹ xưa của người TH, đều thừa nhận rằng bất cứ người con gái nào càng có bàn chân mềm nhỏ, thì dáng đi đứng uyển chuyển trang đài, gợi tình quý phái, khiến cho ai thấy cũng đem lòng ái mộ. Những thành ngữ “tam thốn Kim Liên” hay mỹ danh “Kim Liên” được rút ra từ điển tích thời Nam-Bắc triều (907-960), kể chuyện hôn quân Tiền Bảo Quyền, vì đam mê đắm đuối gót chân nhỏ của nàng Phan Giáng Phi, nên ra lệnh tịch thu hết vàng bạc của dân chúng trong nước, rồi đem đúc thành những đóa hoa sen lót trên thảm cho nguời đẹp bước đi. Đời sau gọi đó là bộ “Sinh Liên Hoa” có nghiã là gót sen nở rộ. Có lẽ căn cứ vào điển tích trên, nên nhà văn Lâm Ngữ Đường cho rằng tục bó chân phát xuất từ thời Nam-Bắc triều.

Về sau các nhà khoa học Tây phương khi nghiên cứu về tục bó chân của cổ TH, cho rằng tục này có liên hệ tới vấn đề tình dục. Quan điểm này cũng rất phù hợp với nhận xét của Lý Lạp Ông thuở trước. Theo ông, dụng ý của đôi bàn chân nhỏ, chỉ là để được cưng chiều ban ngày, ve vuốt ban đêm, mà điển hình là nhân vật Phan Kim Liên trong Thuỷ Hử truyện, chỉ vì có đôi bàn chân nhỏ đẹp nên đã khiến cho gã Tây Môn Khánh phải đắm đuối chết người.

Trong tác phẩm “Huơng Liên Phẩm Tảo”, tác giả có nói tới phong trào nam giới thời Minh –Thanh rất say mê gót sen của những ả ca kỹ, đến độ nhiều người đã dùng chiếc hài của người đẹp để uống rượu, gọi là “Kim Liên Bôi”. Sự say mê thích thú đó tạo quan niệm cho rằng đôi bàn chân của phụ nữ mới chính là nơi gợi tình nhất của phái đẹp.

Tuy nhiên, muốn có một đôi bàn chân xinh xắn lý tưởng, người con gái TH phải sống trong địa ngục trần gian vì bị hành hạ thân xác trong ba năm dài, khi vừa mới lên ba bốn tuổi. Tục bó chân gồm có bốn giai đoạn như Thí triển, Thí Khẩu, Khẩu triển và Lý loan. Tóm lại, dù thuộc giai đoạn nào đi nữa, thì người con gái trong thời gian bó chân cũng đều chịu nỗi đau đớn tột cùng mà không bút mực nào diễn tả cho hết được. Cũng vì đôi bàn chân phải bó thường xuyên, làm mồ hôi ứ đọng bên trong tạo nên mùi hôi thối không chịu được (xú như lý cước hổ). Do trên, các người đẹp bó chân ngày xưa luôn dùng một loại phấn có tên “Hương Liên Táo” cho vào giầy để gót sen luôn luôn thơm cho quyến rũ.

Chiếc lưng ong của phụ nữ cũng đâu có gì mới mẻ vì nó đã xuất hiện tại TH từ đời Sở trước Tây lịch. Có vậy nên thi hào Đỗ phủ đời Đường đã viết “Khiển Hoài” để ca tụng những chiếc lưng ong nho nhỏ, thon thon nhưng vô cùng xinh đẹp:

“Lạc phách giang hồ, tái hữu hành
Sở yêu tiệm tế, chưởng trung khinh.”

Ý nói, đeo đẳng giang hồ ruợu nách lưng, trong tay ôm nhẹ gái lưng ong. Cũng theo tài liệu cũ, đàn ông Đông phương có quan niệm xem nhẹ bộ ngực phụ nữ trái ngược với thời trang thẩm mỹ ngày nay là “nam tu, nữ nhũ”.

Nguồn: Viet Times

PC
#2 Posted : Thursday, May 8, 2008 4:36:53 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Cũng theo tài liệu cũ, đàn ông Đông phương có quan niệm xem nhẹ bộ ngực phụ nữ trái ngược với thời trang thẩm mỹ ngày nay là “nam tu, nữ nhũ”.

Nguồn: Viet Times


Nói vầy hóa ra thời trang thẩm mỹ ngày nay là "nam tu, nữ nhũ"? trong khi chúng ta chưa biết rõ ý nghĩa thật sự của thành ngữ nói trên nhắm vào cái gì? Tính cách mù mờ của nhiều thành ngữ khiến người sau phải đoán tới đoán lui. Người Việt có một câu tương tự (có lẽ phỏng dịch từ thành ngữ trên):

Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

linhvang
#3 Posted : Thursday, May 8, 2008 4:42:23 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Nhiều em bé bây giờ được mẹ cho bú bình.
Hihi đàn bà không vú vẫn nuôi con được.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.