Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Dạ Lan - Nữ xướng ngôn viên Chương trình Dạ Lan
xv05
#1 Posted : Monday, March 17, 2008 4:00:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
(Trích từ bài viết của Huy Phương -
Ai là cha đẻ của chương trình Dạ Lan nổi tiếng một thời của đài phát thanh quân đội?)



Khai sinh ra chương trình Dạ Lan

Ðại Tá Trần Ngọc Huyến là người khai sinh ra chương trình phát thanh “Dạ Lan” của đài Phát Thanh Quân Ðội lúc bấy giờ, chứ không phải là những người kế nhiệm ông như nhiều người vẫn lầm tưởng. Ðại Tá Trần Ngọc Huyến đã có sáng kiến thay đổi các lối mòn tuyên truyền của thời cũ, nhất là sau biến cố 1963, cần ổn định lại tinh thần của các binh sĩ ngoài mặt trận.

Ngoài chương trình Dạ Lan, phỏng theo một chương trình địch vận của Ðài Loan hướng về Trung Quốc lục địa vào thập niên 50, Ðại Tá Trần Ngọc Huyến đã có sáng kiến mở những chương trình:

- Chương trình Gia Binh với xướng ngôn viên Ngọc Dung dành cho gia đình binh sĩ.

- Chương trình Ðồng Minh Vận (do XNV Mai Lan và Dương Ngọc Hoán phụ trách (3) phát thanh bằng Anh ngữ) dành cho các quân nhân đồng minh đang chiến đấu bên cạnh QLVNCH. Trong Ðệ II Thế Chiến Nhật Bản cũng có chương trình “Rose of Tokyo” phát thanh bằng Anh ngữ, nhưng nhắm vào quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, lúc bấy giờ là kẻ thù của Nhật



Chương trình Dạ Lan

Chương trình được phát thanh hằng đêm từ 7 giờ đến 9 giờ , gồm các phần câu chuyện hằng, tin tức, thời sự , điểm báo và phần văn nghệ. Ðặc biệt nhất là phần trao đổi thư tín giữa Dạ Lan và các quân nhân, phần lớn là các quân nhân ở các tỉnh xa thủ đô, nhất là thành phần trú đóng ở các tiền đồn. Trong giai đoạn mới thành lập, chương trình Dạ Lan, phần câu chuyện hằng ngày do Lưu Nghi phụ trách, tin tức do Mai Trung Tĩnh, điểm báo do Nguyễn Triệu Nam, phần nhạc do nhạc sĩ Ðan Thọ, Ngọc Bích chọn và lời dẫn nhạc (chapeau) do Huy Phương viết . Phần tin tức do ban tin tức của Ðài phụ trách và thư tín do cô Ngọc Xuân và một số cô đặc trách việc chọn lựa thư tín để sau đó Dạ Lan trả lời trên làn sóng phát thanh.

Chương trình Dạ Lan rất được anh em quân nhân hoan nghênh, nhất là các quân nhân xa nhà, trú đóng ở các tiền đồn hẻo lánh. Vào hai năm 1964-1965, đài Phát Thanh Quân Ðội phải tuyển thêm một số nữ nhân viên để phụ trách vấn đề trả lời thư của các “anh tiền tuyến” hằng đêm. Một số carte-postale chụp cô Xuân Lan đã nói trên cũng được Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành để gởi tặng đến các chiến sĩ tiền đồn. Tuy vậy nhân vật “em gái hậu phương Dạ Lan” chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình, báo chí hay ngoài đời mà chỉ duy nhất qua làn sóng điện, vì ngoài đời nhan sắc cô chỉ thuộc loại trung bình. Cô cũng nhận được không ít thư từ tỏ tình với cô của các “anh tiền tuyến”. Nhiều anh tiền tuyến đi phép về Saigon có tìm đến đài phát thanh Quân Ðội nhưng không bao giờ gặp được Dạ Lan bằng xương bằng thịt.

Chương trình Dạ Lan kéo dài tới ngày tàn cuộc chiến, nhưng chỉ sôi nổi vào những năm đầu khi còn Ðại Tá Trần Ngọc Huyến, một phần là nhờ sự lưu tâm đặc biệt của ông, phần khác, chương trình nào qua thời gian cũng trở nên nhàm chán, thư từ trở nên thưa thớt và chương trình còn lại chỉ là cái vỏ bọc để chuyên chở tin tức, bình luận thời sự cho đài Phát Thanh Quân Ðội. Thậm chí vào khoảng năm 1966 khi cô Xuân Lan rời Ðài Phát Thanh Quân Ðội, tiếng nói Dạ Lan được thay bằng cô Mỹ Linh, gốc người Bắc vẫn thường phụ trách các chương trình nhạc ngoại quốc buổi trưa, mà ở ngoài Ðài Quân Ðội không ai hay biết.

Chương trình Dạ Lan bắt đầu có từ thời quản đốc Ðài Quân đội là Thiếu Tá Nguyễn Văn Văn Thúy, tức nhà văn Kỳ Văn Nguyên. Ông ở binh chủng truyền tin, nhưng sau khi tác phẩm “Tìm Về Sinh Lộ” (viết về cuộc di cư 1954) của ông ra đời, ông được cấp lãnh dạo VNCH chú ý và mời về làm quản đốc đài. Tiếp đó là Thiếu Tá Phạm Hậu, tức nhà thơ Nhất Tuấn. Giai đoạn sau Thiếu Tá Phạm Hậu là Thiếu Tá Hà Sĩ Phong. Cuối cùng từ năm 1969 cho đến khi tan hàng, quản đốc đài là Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến tức là nhà văn Văn Quang. Ðài Phát Thanh Quân Ðội ngày ấy liên tiếp qui tụ nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi như Văn Thiệt, Dương Ngọc Hoán, Anh Ngọc, Nhật Bằng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân, Nguyễn Ðức, Văn Ðô, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Triệu Nam, Lưu Nghi, Nguyễn Ngọc Quan, Trần Trịnh, Ðào Duy, Mai Trung Tĩnh, Nguyễn Quốc Hùng (thầy khóa Tư), Dương Phục, Châu Trị, Lâm Tường Dũ, Nguyễn Xuân Thiệp...



Dạ Lan, cô là ai?

Không ai có thể ngờ rằng xướng ngôn viên mang tên Dạ Lan nói giọng Bắc lại là một người con gái Quảng Nam có một thời gian sinh sống tại Huế, tên Nguyễn Xuân Lan. Cô này trước làm việc tại đài Phát Thanh Quân Ðội Ðồng Hà, một chương trình phát thanh về bên kia vĩ tuyến, thiết lập tại Ðông Hà tại tỉnh địa đầu Quảng Trị. Ðài này do Nhất Tuấn làm quản đốc và Hà Huyền Chi làm phó. Cô Xuân Lan không đẹp nhưng cô phát âm tiếng Bắc rất đúng giọng (nhờ HHC huấn luyện trong thời gian ở Ðồng Hà) và lẽ cố nhiên rất ngọt ngào. Ðêm đêm trên làn sóng điện của đài Phát Thanh Quân Ðội, giọng nói của người em gái hậu phương có mãnh lực thu hút cảm tình của các binh sĩ trú đóng khắp trên bốn vùng chiến thuật. Danh từ “em gái hậu phương” và “anh trai tiền tuyến” là một danh từ khá quen thuộc phát sinh trong thời gian này được nghe và dùng nhiều trong các bài thơ hay nhạc phẩm thịnh hành.


Calitoday.com



Phượng Các
#2 Posted : Friday, April 15, 2011 2:08:38 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Dạ Lan (ảnh Nguyễn Kỳ)
Phượng Các
#3 Posted : Friday, September 27, 2019 8:28:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chuyện bây giờ mới kể





Chương trình Dạ Lan của đài phát thanh Quân đội bắt đầu khoảng giữa năm 1964 .Sở dĩ có chương trình ,vì từ sau khi có đảo chánh cố TT Ngô đình Diệm ,kế tiếp là vụ đảo chánh của 5 tướng lãnh Đà lạt ,và cuối cùng là cuộc đảo chánh của Đại tá Phạm ngọc Thảo ,nha chiến tranh tâm lý nhận thấy tinh thần các binh sĩ hơi suy sụp ,do đó Trung tá Trần ngọc Huyến giám đốc nha đã họp với đài phát thanh Quân đội làm cách nào để nâng đỡ tinh thần của các binh sĩ khắp bốn vùng chiến thuật.

Đại úy Nguyễn văn Thúy quản đốc đài Quân đội lúc bấy giờ mới nghĩ ra chương trình Dạ Lan ,tiếng nói của em gái hậu phương với các anh trai tiền tuyến .



Để thực hiện chương trình Dạ Lan , ban quản đốc của đài đã tuyển chọn cô Xuân Lan thuộc đài phát thanh Đông Hà là nữ xướng ngôn chính của chương trình Dạ Lan .

Sau khi chương trình Dạ Lan được phát thanh từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối mỗi ngày đã được các chiến sĩ khắp bốn vùng chiến thuật hoan hô nhiệt liệt , từng cánh thư cuả các chiến sĩ đã bay tới tấp về đài Quân đội để hỏi thăm người em gái hậu phương có giọng nói quá hay .Thậm chí có nhiều chiến sĩ đi phép đã ghé nha chiến tranh tâm lý số 2 bis Hồng thập Tự Sàigon để mong được gặp Dạ Lan .Nhưng vì lý do an ninh , nên đã không có chuyện gặp gỡ Dạ Lan .

Để đền bù lại ,nhất là theo lời yêu cầu của các chiến sĩ thuộc 4 vùng chiến thuật -Đài Quân đội hứa sẽ tặng 1 tấm postcard có hình chân dung người em gái Hậu Phương “Dạ Lan “

Thế là ban quản đốc đài liền mời các chuyên viên nhiếp ảnh của Nha – chụp hình chân dung Dạ Lan .

Công việc chụp hình chân dung Dạ Lan được thực hiện trong vòng buổi sang . Trưa chiều nghỉ để Dạ Lan còn chuẩn bị cho chương trình phát thanh vào buổi toi hoàn toàn trực tiếp , đôi khi phải thu thanh trước .

Vì lý do Dạ Lan chụp hình không ăn ảnh , nên công việc chụp hình phải kéo dài .Và các chuyên viên chụp hình đã phải tốn ít nhất 2 cuộn phim đen trắng và màu .(Polaroid )

Sau cùng – có người đề nghị mời nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ ở Tân Định –chuyên chụp hình cho các nam nữ ca sĩ hay tài tử xinê và ban quản đốc của Đài Phát Thanh Quân đội chấp nhận đề nghị .

Và chỉ trong một buổi sáng chụp hình – công việc chụp hình hoàn thành -tấm hình chân dung Dạ Lan đã được lựa chọn – Trung tá Trần ngọc Huyến giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý chấp nhận -liền sau đó chuyển cho nhà in của Nha – In ra 1 triệu tấm để gởi đi khắp 4 vùng chiến thuật để tặng cho các chiến sĩ .Nhất là các chiến sĩ đóng ở Tiền Đồn hẻo lánh .

Ở đời không có gì suông sẻ – vì chương trình Dạ Lan đang thăng hoa với giọng nói ngọt ngào của người em gái hậu phương với các anh trai ngoài Tiền Tuyến thì đến giữa năm 1966 , cô Xuân Lan xin nghỉ việc bất ngờ .và làm bối rối cho ban quản đốc của đài . Vì là một chương trình Binh vận rất hay không thể bỏ lưng chừng , do đó ban quản đốc Đài đã phải mời 2 nữ ca sĩ Mai Hương và Phương Dung thay thế tạm thời cho cô Xuân Lan .Chương trình Dạ Lan vẫn tiếp tục hàng đêm .Nhưng hai nữ ca sĩ Mai Hương và Phương Dung chỉ phụ giúp một thời gian ngắn , vì cả hai nữ ca sĩ này còn bận thu thanh trên Đài Sàigòn hay thu dĩa nhạc cho các hãng Dĩa Sóng Nhạc hay Việt nam hay hát Đại nhạc hội .

Trong một phiên họp đặc biệt của đài với toàn thể nhân viên , ông quản đốc Đài Nguyễn văn Thúy đã đề nghị chọn thử cô Mỹ Linh ,nữ xướng ngôn chính của đài kiêm nhiệm nói thay thế cho cô Xuân Lan .Và kết qủa , sau một thời gian thử nghiệm , cô Mỹ Linh đã có giọng nói giống cô Xuân Lan và trở thành Dạ Lan , một điều ít ai biết và để ý , cứ tưởng cô Xuân Lan đã trở lại tiếp tục là người em gái hậu phương phụ trách chương trình Dạ Lan .

Ngoài chương trình Dạ Lan , một số chương trình khác được đài thực hiện đó là chương trình Gia Binh với Ngọc Dung , chương trình Bình Định và xây dựng nông thôn với Mai Trang , chương trình Trình yêu và Tổ Quốc để Chiêu hồi với Mai Hương – Thu Hoài , chương trình Quân Nhân Vui sống ( Lính hát Lính nghe ) với Tâm Đan v.v

Trên đây là những gì tôi biết về chương trình Dạ Lan vì ông quản đốc Đài phát thanh Quân đội thời bấy giờ là anh Rể của tôi . Mong rằng mọi người hiểu rõ ai là người nghĩ ra chương trình Dạ Lan .

Tất cả những chi tiết trên đã được đề cập trong phần tiểu sử của Nguyễn văn Thúy ( Kỳ văn Nguyên ) trong cuốn “Tìm về sinh lộ “ giải nhất Văn chương toàn quốc đầu tiên của cố Tổng thống Ngô đình Diệm được tái bản tại Nam Cali năm 1996.



Nguyễn Toàn

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.