quote:
Gởi bởi namtrau
Cái này chắc phải cám ơn ông Bush nữa á Khỏi lo em, trầu lúc này khan hiếm chị không dám chơi sang như anh Cà Mèn đâu.( Mèn, mì gói mà 7,8 đô.)
Chị năm chơi quê "em" camel nha !
(mì Udon là rẻ nhứt rồi đó chị... ăn xong chưa no thì sực thêm popcorn
)
Chị xếp tk... ooops hôm qua mới gửi đi , hy vọng không bị tính tiền lời !
Chị tư trầu gdt... tuổi chưa đủ mà đòi dìa hu???
Có chuyện này kể cho gdt nghe...
"Chuyện một trăm bao gạo (kome-hyappyo) , chuyện ở nước Nhật cách đây gần 140 năm !
Chuyện kể rằng trong buổi giao thời giữa thời đại Edo và thời Minh Trị Thiên Hoàng khoảng năm 1868. Lúc bấy giờ quận Nagaoka (thuộc tỉnh Niigata) gặp khó khăn, nhất là thiếu lương thực. Một quận lân cận thương tình mới gửi đến giúp 100 bao gạo. Các võ sĩ đạo của quận Nagaoka rất vui mừng, phấn khởi vì sẽ được ăn cơm không phải độn với ngô khoai nữa.
Tuy nhiên, Kobayashi Torasaburo, viên quan tham sự quyết định không chia gạo cho võ sĩ mà đem bán lấy tiền lo tu sửa trường ốc, xây thêm trường học mới.
Thấy vậy nhiều võ sĩ tỏ vẻ bất bình, thất vong. Ông đã thuyết phục, giải thích như sau: "Một trăm bao gạo chia nhau ăn sẽ hết ngay, chi bằng ta dùng vào việc chấn hưng giáo dục, trong tương lai ta sẽ có cả vạn, cả triệu bao gạo".
Nhờ chính sách sáng suốt thắt lưng buộc bụng vì giáo dục này (những người chịu thiệt thòi trước mắt là đám võ sĩ nhưng dân chúng được hưởng dịch vụ giáo dục), số trẻ em trong quận Nagaoka được đi học nhiều hẳn lên, nhiều người sau đó thành tài đóng góp đắc lực vào việc dựng nước dưới thời Minh Trị.
Trong số những người được giáo dục từ 100 bao gạo có Watanabe Renkichi, ông sau đó học lên bậc cao hơn ở Tokyo và đi du học ở Đức để cuối cùng trở thành trợ lý đắc lực cho Thủ tướng đầu tiên của Nhật Ito Hirofumi trong việc soạn thảo ra hiến pháp đầu tiên ban hành năm 1889 của nước này.
Nhìn lại lịch sử thì luôn có những mẫu chuyện đáng cho chúng ta suy nghĩ và ngã nón chào.
Gặp được chị gdt trên diễn đàn này là cái duyên... nhất lại được biết chị là cây cầu nối cho những hột gạo nhỏ nhoi từ tấm lòng người xa xứ đến được các em học sinh nghèo tại quê nhà.
Cũng đúng... không ai biết là chúng ta sẽ tiếp tục được công việc tốt lành nào bao lâu nữa , và cũng không ai dám mạnh miệng là mình sẽ gắn bó và kiên trì dù đường đi không thấy điểm đến ! Ai cũng có một đời sống riêng tư cần chăm lo... do đó nếu phải nói lời chia tay thì cũng phải thôi. Nhưng nếu có thể được chi gdt có nghĩ cách nào giúp đào tạo giới thiệu hay gầy dựng cho nhóm... một nhân tuyển để thế chị hay không?
Nếu có bỏ phiếu thì thêm một phiếu NO !