quote:
Gởi bởi mèo mù
Người nhà đang coi " Tân Sở Lưu Hương" phim có đoạn nói SLH tới VN và khám phá ra mình chính là thái tử của An Nam bị hãm hại nên người nhà mang sang TH từ khi còn ẵm ngửa. Truyện phim không có gì đáng nói vì đạo diễn muốn vẽ rồng vẽ rắn sao thì vẽ... nhưng y phục trong phim thì các quan Vn đều được đạo diễn cho đội nón lá, thứ nón của các chú lính thú đời xưa
Phim đó hình như chiếu 11 giờ tối bên chị, thành ra bên Bình khuya quá, bữa nào ráng thức khuya thì mới coi được, nên bữa coi, bữa không, Bình không coi được cái đoạn chị nói. Trong phim, y phục cũng rất quan trọng, có nhiều phim rất hay, mà y phục thấy chán quá, nên làm mất đi tính hấp dẫn của phim. Ví dụ như phim Việt Vương vừa rồi, mấy bà mấy cô còn đỡ đỡ, chứ quần áo mấy ông lại nhìn buồn tẻ, tối tăm quá! Nhưng mà như vậy mới đúng, vì ngày xưa đâu có gấm vóc lụa là nhiều như bây giờ đâu, mà biểu cho họ mặc mấy màu rực rỡ, sáng sủa, cho đỡ chán? Đó là tại sao Bình không thích coi phim sử là vậy! Được hết cả hai mặt, thì thiệt là "đốt đuốc tìm không thấy"! Nói đi, còn phải nói lại, phim mới bây giờ, nhiều khi họ lấy truyện từ hồi nẳm, tâm tình người ta cũng khác, mà lại gắn vào những thứ "hại điện" như Website, phôn tay, email, làm cho câu chuyện thấy không hợp lý lắm (Hello Quế Anh, chị XV, hi hi hi)!
Người làm phim thành công, là người vẫn giữ được tính cách lịch sử, mà vẫn có thể hấp dẫn được khán giả. Thôi, không cần nói đi đâu xa, phim truyện Việt Nam, Vượt Sóng (Journey from the Fall) của Hàm Trần và Lâm Nguyễn, mà Bình đã có lần bàn luận trong mục phim ảnh, văn nghệ. Con nhỏ cháu của Bình nó nói: "Con coi được một chút, con thấy chán quá, tắt dẹp luôn!" Cho nên cuối cùng nó không học được sử Việt Nam (cận đại), nó không nhận được nỗi nhục nhằn của ông bà, cha mẹ, cô chú nó, mình nên trách ai? Phim, cũng như truyện, phải đánh vào cái ham muốn của người coi thì mới dễ dàng thu hút họ được. Ai cứ bài bác cái chuyện "chạy theo thị hiếu" của người ta, chớ Bình thì không bài bác chuyện đó. Hãy cố gắng nhìn đằng sau cái "thị hiếu" đó, để xem họ muốn nói gì.
Mèn, về lại quán Tào lao thiên địa, nói một hơi, thật là đã! Ai muốn cãi, thì tui nhứt định nghe đây!
BN.