Nhật ký một chuyến đi - Tây Nguyên: Người phong, ngày đầu gặp gỡ ...
Thứ Ba Nov. 20, 2007 - 4:30 AM
Pleiku phố núi …
Chuông nhà thờ đă đỗ từ 4:00 sáng. Vội vàng tôi sửa soạn để kịp xuống nhà nguyện dự Thánh lễ sơ’m đầu tiên kể từ ngày đến đây. Khóat vội bộ quần áo thể thao (ấm, duy nhất) mang theo, tôi xuống lầu qua nguyện đường. Nhà nguyện nhỏ nhưng ấm cúng đă vang vang lời kinh cầu. Nhịp sống ở đây bắt đầu từ lúc trời vẫn còn thâm thẫm tối. Tôi không ngờ TS huynh đă có mặt trước tôi – À hah! thêm một người... không ngủ được!
Lễ sáng nay do một cha khách đảm nhiệm, trong khi Cha Đông đang bận lo sắp xếp công việc trong phút cuối cho tổ chức gặp gỡ với đồng bào dân tộc phong cùi và các cộng tác viên trong ngày hôm nay tại Pleiku. Theo chương trình, chúng tôi sẽ có cơ hội tiếp xúc với gần 200 người từ nhiều làng, nhiều sắc tộc, nhiều tôn giáo (Công Giáo, Tin Lành, và kể cả những người không đạo) trong hôm nay. Thoạt đầu, ngỡ Cha tổ chư’c v́ có chúng tôi đến, nhưng sau này chu’ng tôi mới hiểu rơ, hằng năm, Cha vẫn tổ chức như thế cho các làng dân tộc người phong – Một ngày vui cho họ: Được “đi chơi”, được ăn uống phục vụ, được gặp gỡ những người “anh em” của các sắc tộc khác (Jarai, SêĐăng, Bahah...), được “quà”, hơn thế nữa, đây cũng là dịp để các người đại điện của làng (“già làng”, chữ của người dân tộc), hoặc của các cộng tác viên (các Sơ, các Cha, các Thầy, hay các t́nh nguyên viên như P...) thay mặt dân làng nói lên những “nguyện vọng”, những điều mà đa số dân trong làng của họ cần. Và từ những buổi gặp gỡ như thế, cùng vơ’i những nhận xét trong những buổi “tham quan” tận nơi, những y’ kiến, yêu cầu, nhận định về những điều cần làm cho dân làng sẽ được bàn thảo & đu’c kết cho chương trình giúp trong tương lai . Ngày gặp gỡ này, lẽ ra Cha tổ chức trong tháng 12 mừng Giáng Sinh, nhưng v́ nhóm về trong tha’ng 11, Cha và Giáo Xứ Thăng Thiên đă quyết định “dời” sớm hơn để nhóm có cơ hội gặp gỡ, chứng kiến, và sinh hoạt chung với những người dân tộc đă trăi qua cơn bệnh khắt nghiệt...
Lễ tan lúc 6:00 AM. Ca’c chị giúp trong bếp đă vội trở về để lo buổi ăn sáng cho Cha, các em nội trú, và khách (nhóm chúng tôi đó mà!) Hôm nay ăn sáng sớm, v́ chúng tôi còn cần phải phụ các chị trong việc phụ trách phần ăn sáng cho các người dân tộc.
7:00 AM, đă thấy vài người đến. Trong bếp thật rộn ràng dù phần ăn sáng chỉ đơn giản mo’n mì ăn liền (mì gói,) thôi. Nhưng để có thể phục vụ nhanh chóng con số gần 200 người ngay không phải là việc đơn giản. Các chị phụ trách đă mua sẵn một số bát và muỗng nhựa – loại dùng một lần rồi tặng luôn cho người xử dụng (vì lv́ do người dân tộc cần và cũng vì phòng giữ vệ sinh...) Những bát mì nóng đầu tiên đă được mang ra . Chiếc bát hơi nhỏ, có lẽ mỗi người phải được ăn 2, 3 bát mới đủ no. Thế là chuyện phục vụ tăng lên gấp đôi ba lần! Cha vừa bước vào sân nhà thờ, nơi chúng tôi đă cùng quư anh chị trong Giáo Xứ sắp đặt bàn ghế, đă nhận ra ngay điểm “trục trặc” ấy! Cha bảo các anh chị lo việc bếp đổi ngay những cái bát. Thế là chúng tôi chuyển sang những tô nhựa, cũng màu xanh núi rừng... để chuẩn bị tiếp. Nhìn anh L, anh SH, B... loay hoay cắt những quả ớt cay nồng để kịp phục vụ cho những người dân tộc (họ rất thích ăn ớt với mì!) tôi bỗng thấy cay cay... Ở đây, không có sự phân biệt “chức phận”, chỉ có người dân tộc và người phục vụ...
B., cô bạn thân của tôi đến từ Đalat, không biết tự lúc nào đă trở thành một “cộng ta’c viên đắc lực” của các chị K, T, và L trong bếp. B không chỉ giúp buổi sáng, mà còn cùng các chị chuẩn bị buổi ăn trưa cho mọi người, trong khi tôi và các huynh trong nhóm tham dự buổi họp mặt trong hội quán ngay sau đó. Trong buổi họp, tôi cũng mới biê’t ra là B đă xin riêng với Cha để đóng góp bữa ăn đó cho tất cả. Tôi bỗng nghe lòng rộn một niềm vui.
Vẫn với thói quen “trốn” phía sau, tôi ngồi cuối hội quán để chụp hình và quan sát, cho đến khi (bị) anh Sĩ Hùng (mời) lên phía trước khi Cha gọi! Từ lúc đó, TS huynh giữ máy chụp hình trong khi tôi... cầm bút ghi chép. Vì... không chuẩn bị, bản “tường trình” của tôi chi chít những chữ, bằng bút mực qua đến bu’t chì (khi hết mực!) trên mặt sau của những bài hát tiê’ng dân tộc mà anh SH vừa phát ra cho mọi người cùng tập. (Tôi cũng xin mở ngoặc chổ ni – xin đừng ai yêu cầu tôi “hát” lại nha – “Hát” tự nó đă là một “cực h́nh” cho tôi, mà hát tiếng dân tộc nữa thì thật tình, tôi không muốn làm ai phải hăi sợ bỏ ra về đâu nha!)
Một điều rất tế nhị đó là hôm nay Cha không dâng lễ cho người dân tộc – Lv́ do thật đơn giản (như Cha đă tŕnh bày trong lời nói đầu,) vì đa số dân các làng có mặt không phải là người Công Giáo. Do đó chúng tôi có cơ hội học được một số bài hát dân tộc rất vui.
Buổi “hội thảo” (hihihi, tôi xin được dùng cái chữ “to lơ’n” ấy cho vui), vì thật sự tôi nhìn thấy điều đó. Đă có hơn 20 người đại diện các làng (tranh nhau) lên để phát biểu nguyện vọng của dân làng mình, để trả lời những thắc mắc của Cha về những gì họ nói (hay xin). Tôi suv́t khóc khi nhìn thấy một ông già làng lên đến nơi mà không nói được tiếng nào, lâu lắm sau đó, qua chiếc microphone do một Sơ cầm (vì tay ông không c̣n ngón nào nên không cầm được!) ông mới lấy can đảm đủ để lắp bắp xin giếng nước sạch cho làng và xin giúp đỡ cho các con em có phương tiện đi học. Đa số nói tiếng Việt không rõ, phải nhờ ông Hyuih (Dúi) chuyển dịch dùm, cũng có những già làng nhiều “kinh nghiệm” trong chuyện phát biểu v́ kiến và thỉnh nguyện... Chung chung các làng dân tộc ở vùng này (Pleiku và phụ cận) đều cần nước sạch, phương tiện cho con học hành, thức ăn, thuốc men... Một số xin được chuyền điện, nhưng điều này Cha thẳng thắng gạt bỏ, vì ngoài tầm hoạt động của ḿnh.
Đặc biệt, Sơ Liên (dòng PhaoLồ) đă nêu ra, từ những dữ kiện thật đă xảy ra cho người dân tộc nghèo và ngây thơ, đó là ư thức về bệnh SIDA! Sơ cho biết, và được sự đồng thuận của rất nhiều các Sơ và các cộng tác viên có mặt, là không riêng gì người dân tộc, mà chính các Sơ và các cộng tác viên cũng không hiểu gì về căn bệnh này (bệnh trạng và sự lây lan ...) mà thoạt đầu các sơ chỉ nghĩ đó là một biến chứng của bệnh....... ghẻ lở! (Cho đến khi bệnh nhân được đưa vào bệnh viện Saigon).
Cũng như từ thỉnh nguyện xin giếng nước sạch ở ca’c vùng sỏi đá (giếng phải được đào sâu hơn 30, 40m mới gặp được mạch nước trong!) đưa đến việc nhấn mạnh vấn đề vệ sinh của việc đun nước sôi. Cha đặt câu hỏi cho mọi người, kể cả các Sơ và các cộng tác viên, “Hiện nay ai uống nước đung sôi ?” thì có tiếng Ya Oliver... (ngồi cạnh tôi), nói nho nhỏ “Dạ tôi không đun nước!” Mới nghe, ai cũng cười, nhưng thật là xót xa! Sơ Oliver là một Sơ người dân tộc, rất bình dị và thương người phong cùi . Sơ hết lòng lo cho người phong, từ săn sóc vết thương lỗ đáo cho đến việc giúp di chuyển bệnh nhân về bệnh viện.
Những điều này, không phải chỉ dành để giáo dục dân làng, mà c̣n phải huấn luyện những người cộng tác viên để có thể hướng dẫn dân làng. Song song với việc đào thêm giếng sâu, việc dẫn nước suối sạch từ trên núi về làng, việc cấp phát nồi đun nước và bình chứa nước... là những khoá huấn luyện bổ túc cần có về vấn đề vệ sinh căn bản, về bệnh lv́, về những chứng bệnh (tương đối mới và xa lạ đối với người dân tộc – như SIDA) trong chương trình phục vụ người phong cùi và gia đ́nh.
Chỉ mới hôm đầu tiên gặp gỡ, tôi đã nhìn thấy những gút mắc, những khó khăn, những tế nhị khónói mà có lẽ nếu không đến tận nơi, nh́n tận mắt, tham gia với tấm lòng rộng mở... tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng nổi! Vì chỉ với tấm lòng và tiền (nếu có!) mà không có được cái nhìn bao quát và khả năng điều động khắp nơi, tất cả cũng sẽ chỉ là những hạt muối bỏ biển!
Bữa ăn trưa thật “thịnh soạn” với món càri, bánh mì, chả giò, và dĩ nhiên, món rau sống. Nhìn hội trường đầy người, với những “khúc tay” (!) kẹp lấy cái bát hay miếng bánh mì, nhìn những nụ cười ngây ngô, nghe những tiếng cười dòn dã của mọi người... tôi nghe lòng mình ấm lại xen lẫn xo’t xa! Một điều tôi thật... hãnh diện (cho chính tôi!) và vui, vì tôi không nhìn thấy sự e dè trong bất cứ một ánh mắt nào, cho dù những hình hài trước mặt tôi đều dị dạng đến thương tâm! Dù biết rằng đa số những bệnh nhân phong này đă được chữa trị, dù biết rằng Cha cũng đă lo phòng để tránh những chuyện lây lan (như cách rửa những chiếc tô nhựa...) nhưng tôi vẫn thật sự vui khi tôi và nhóm đă hoà đồng được vơ’i những những con người ngây ngô đáng thương này.
Tôi và các anh trong nhóm phụ phần phát quà và nhân dịp đó chuyện tro` gần gũi hơn với những người dân tộc và các cộng tác viên. Nhiều người đă đến từ những làng xa xôi, cách Pleiku đến hơn 50 – 60 km. Có người đă đi bộ dăm ba cay số để đến điểm hẹn, rồi được chung nhau đi xe gắn máy, đi xe đò... Dù rằng tiền di chuyển được Cha lo, nhưng nếu không có sự góp sức và tấm lòng của những Sơ, Cha, Thầy, và của những cộng tác viên, cũng khó có được ngày “hội” vui như hôm nay cho những người xấu số này . Họ vui như ngày hội. Xúng xính trong bộ quần áo “đẹp” nhất, họ đă về đây!
“... Gặp nhau đây, rồi chia tay, ngày vàng như đă vụt qua trong phút giây...”, chúng tôi tiễn đưa từng nho’m, với những túi quà (có mùng, mền, áo lạnh chuẩn bị cho mùa đông đang đến, những chiếc bát, những gói bánh kẹo, những gói mì ăn liền...) với những hứa hẹn, những hy vọng, và nhất là với những nụ cười ấm lòng nhau.
Cảm ơn, cảm ơn người đă cho tôi một cái nhìn có v́ nghĩa hơn về cuộc đời.
TiêuSa