Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Y Dược Ngày Nay, tháng 12, 2007
NMTran
#1 Posted : Saturday, December 15, 2007 4:00:00 PM(UTC)
NMTran

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 38
Points: 0

RadioWeb Y Dược Ngày Nay Tháng 12, 2007
www.YDươcNgayNay.com
Hôm nay là ngày 6 tháng 12, YDNN hân hoan chào mừng quý vị. Trước nhất, chúng tôi xin giới thiệu bài viết về "Vệ sinh và Môi trường" của Bác sĩ Nguyễn văn Đích.
“Thứ nhất ỉa đồng, thứ nhì quận công”
Câu ví có vẻ thô tục nhưng phản ảnh một lối sống trong hoang dã. Ngày nay không ai còn mơ ước làm quận công nhưng ăn, ngủ, bài tiết vẫn là những nhu cầu không thay đổi. Chúng ta sống nhờ thiên nhiên nên cần bảo vệ thiên nhiên để bảo vệ sự sống.Nhờ có nước mới có sự sống. Một tiến bộ đáng kể trong thế kỷ vừa qua là áp dụng vệ sinh (sanitation) tại các nước công nghệp phát triển, nhưng phần còn lại của thế giới vẫn phải chung đụng với chất phế thải. Nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong. Nghèo đói Bệnh tật và Chậm tiến cứ tiếp tục xoay vòng. Khi về Hà nội và sang Trung quốc tôi thấy trong khi các thùng rác ở Bắc kinh, Thượng hải đủ lớn, được sử dụng và giữ gìn thì các thùng rác ở bờ hồ Hoàn kiếm nhỏ bé, dơ bẩn không được ai quan tâm đến. Một buổi sáng trên phố Bát Đàn Hà nội tôi thấy một bà ngồi xi con ở ngay vỉa hè trong khi xe cộ tấp nập. Những con đường chung quanh chợ Bến Thành Sài gòn tuy có người quét dọn nhưng còn in rõ dấu vết chất bài tiết của chó. Bà con ngồi ăn trên vỉa hè trong khi chú chó con thản nhiên đại tiện trước mặt mọi người! Những chất bài tiết của người và súc vật thải vào cống rãnh, ao hồ lại trở lại trong nước sinh họat gây nhiều bệnh tật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 3 triệu người, phần lớn là trẻ em, chết vì các bệnh nhiễm trùng do dùng nước ô nhiễm.
Các bệnh do nước có thể là:
- dùng nước nhiễm phân và nước tiểu của người và súc vật có chứa vi khuẩn hoặc siêu vi như phẩy khuẩn tả, thương hàn, kiết lỵ trực trùng hoặc amíp, viêm gan siêu vi A, các bệnh tiêu chảy khác;
- các bệnh do thiếu nước tắm rửa, vệ sinh cơ thể kém làm cho bị ghẻ, chấy rận, bệnh truyền do bọ (ticks), đau mắt hột;
- bệnh do ký sinh trùng sống trong nước như giun sán,
- bệnh do côn trùng sinh sản trong nước như sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ…
Bệnh tật không những gây tử vong mà còn làm mất ngày công lao động, mất cơ hội học tập, tốn kém cho gia đình và xã hội.
Mọi người cần biết rằng nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Tại nhiều nơi trên thế giới đã có tình trạng thiếu nước nhất là nước sạch, đặc biệt là tại nông thôn. Những người nghèo nhất trong các nước nghèo ít được dùng nước sạch, ít được hưởng các tiện nghi của vệ sinh nhất. Dân số bùng nổ, tụ tập tại các đô thị tiêu thụ nhiều nước và cũng làm dơ nguồn nước vì các chất phế thải trong sinh họat. Kỹ nghệ phát triển thải hóa chất vào nước làm giảm nguồn nước sạch. Phá rừng, giảm các vùng xanh, ô nhiễm không khí do tiêu thụ nhiên liệu làm thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự phân phối nước..
Để bảo vệ sức khỏe, chống lại bệnh tật, ta phải bảo vệ nguồn nước sạch. Mọi người, mọi quốc gia đều có trách nhiệm. Cá nhân phải thay đổi cách xử sự, có ý thức trong việc dùng nước và giữ sạch môi trường. Sự vận động hướng trước nhất vào phụ nữ là những người nội trợ trong gia đình và thanh thiều niên. Sự giáo dục bắt đầu từ lứa tuổi mẫu giáo để các em học cách sống văn minh, biết giữ sạch cho bản thân và môi trường, tôn trọng và yêu quý tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng người khác. Trong phát triển kinh tế cần có kế họach về dùng nước, cung cấp nước sạch và bảo vệ nguồn nước. Có luật lệ về xây dựng đường xá, đô thị, nhà máy để bảo vệ vệ sinh và nguồn nước sạch, có kế hoạch xử lý nước ô nhiễm trước khi thải vào trong môi trường, ngăn cấm thải nước ô nhiễm vào trong môi trường, ngăn cản việc làm ô nhiễm nguồn nước như không làm bãi đổ rác, không xây nghĩa địa gần nguồn nước.
Tại Hoa kỳ Cơ quan Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Agency) được thành lập từ năm 1972, làm việc dựa trên các luật lệ để bảo vệ sức khỏe của dân chúng, cụ thể là luật “Bảo vệ Nguồn Nước Sạch” (Clean Air Act) được ban hành năm 1972. Tất cả các hộ dân cư (100%) được cung cấp nước sạch, và có phương tiện vệ sinh (sanitation). Mức tiêu thụ nước ở Hoa kỳ cao nhất thế giới (260lít/người/ngày) với giá tiền vào hạng rẻ nhất trong các nước công nghiệp hóa và được coi là vô trùng nên có thể uống tại vòi nước được. Nhờ các biện pháp như rửa tay, vệ sinh (sanitation), khử trùng (pasteurization) và ướp lạnh thực phẩm nên các bệnh đường tiêu hóa giảm rõ rệt. Năm 1900 tỉ lệ phát bệnh (incidence) của thương hàn là 100 trên 100.000 dân, đã giảm xuống còn 33 vào năm 1920 và 1.7 vào năm 1950. Trong 100 năm người Mỹ đã sống thêm được 30 tuổi
Như vậy, bảo vệ môi trường, giữ sạch nguồn nước giảm nhiều bệnh nhiễm trùng giúp cho người ta sống lâu hơn. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra lời kêu gọi “Tất cả mọi người không phân biệt tình trạng phát triển và điều kiện xã hội và kinh tế đều có quyền được tiếp cận một lượng nước đầy đủ và trong lành theo nhu cầu”.
Ngày 16-11-2007
Bác sĩ Nguyễn Văn Đích

Để tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu các bài viết trong.tháng 11-2007.

Trong mục Tin Mới Y Dược, Bs Nguyễn văn Thịnh cho biết nhiều tin tức về các bệnh liệt kháng, sa sút trí tuệ, viêm mũi dị ứng và suyễn, biến đổi tế bào da thành tế bào gốc
Ds Lê văn Nhân và Trịnh Nguyễn Đàm Giang cho các tin tức về thuốc Magnesium sulfate, capsaicin với Lidocain, fenofibrate, và nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin

Trong mục Thường Thức, Bs Nguyễn Ý Đức viết về nhiều vấn đề trong đời sống hàng ngày như thực phẩm, đi máy bay, bệnh thống phong;
Bs Gs cựu khoa trưởng Vũ quý Đài chỉ dẫn về Sốp xương,
Bs Trần mạch Ngô viết về Hôi miệng,
Bs Nguyễn Nguyên cho kiến thức thông thường về cơn đau tim và chỉ dẫn các cách giúp dễ ngủ;
Bs Nguyễn thị Nhuận viết về lao, một bệnh còn hay xảy ra ở người Việt nam..

Trong mục Y Dược Thực hành, Bs Nguyễn Nguyên viết về chọn lựa xét nghiệm, làm sao để sử dụng cận lâm sàng một cách có lợi;
Bs Nguyễn văn Thịnh viết về cấp cứu hội chứng mạch vành cấp và hội chứng trầm cảm.

Trong muc Y Dược khoa Lâm sàng, Bs Phạm văn Hoàng tường trình một trường hợp giòi âm đạo rất đáng chú ý;
Bs Nguyễn văn Đích trình bày một trường hợp tiểu đường toan huyết và bàn cách xử trí;
Bs Nguyễn tài Mai trao đổi kinh nghiệm về đọc công thức máu.

Trong mục Dược phẩm, Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang, Ds Lê văn Nhân và Bs Trần mạnh Ngô cho các thông tin về một số thuốc mới và lưu ý về tác dụng bất lợi của một số thuốc ở phụ nữ có thai như Cellcept và Valsartan.
Ds Lê văn Nhân sơ lược nghiên cứu 4T về việc dùng các loại insulin mà các bác sĩ có thể ứng dụng kết quả để điều tri tiểu đường lọai 2.

Trong mục Khảo cứu, Bs Trần mạnh Ngô báo cáo về decarboxylation bất thường bởi hồng huyết cầu của người bị tâm thần phân liệt;
Bs Daniel Trương cho biết về đau và co bắp thịt tay ở người cầm bút viết lâu năm.

Trong mục Thảo luận Báo y khoa, Bs Trần mạnh Ngô điểm các bài báo liên quan đến hội chứng biến dưỡng, chủng ngừa viêm màng não, sự hiểu biết về giải phẫu khớp gối.

Trong mục Y Sinh học, có bài về HIV đột biến và truyền nhiễm.
Trong mục Hỏi Đáp Y Dược, có các câu hỏi và trả lời về bệnh liệt kháng, cách uống thuốc hạ mỡ, tác dụng phụ của thuốc hạ áp thuộc lọai ARB Angiotensin II Receptor Blockers…
Trong mục Tham khảo, Bs Thú y Nguyễn thượng Chánh viết về mắm tôm và phẩy khuẩn tả một vấn đề có tính chất thời sự,
Ts Mai thanh Truyết viết về xử lý nước thải và xử lý rác, rất cần trong việc bảo vệ môi trường khi Việt nam bước vào thời kỳ công nghiệp hóa.

Ngoài ra còn có mục Hình ảnh Y khoa, Dịch thuật và Bảng xếp loại quốc tế bệnh tật do Bs Nguyễn Nguyên phụ trách.

Xin mời quý vị đọc và góp ý kiến, xin chân thành cảm ơn quý vị.

Y Dược Ngày Nay









Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.