Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Một người Việt bỏ ra hàng triệu USD xây trại tỵ nạn
xv05
#1 Posted : Monday, November 19, 2007 4:00:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Tấm lòng của một người Việt
Một người Việt bỏ ra hàng triệu USD xây trại tỵ nạn


Một công dân Mỹ gốc Việt đả bỏ hàng triệu Mỹ kim để xây dựng trung tâm tỵ nạn cho những nô lệ hiện đaị và câu chuyện này đã đuợc kể lại trên nhật báo The Seattle Tiems ngày 29.10.07 .

Gần đúng một năm trước, ngày 30.10.07, người này cũng đã xuất hiện trên show truyền hình của Oprah Winfrey để nói về công việc từ thiện của mình. Người Việt này là Trương Hồng (Truong Hong), một nhà kinh doanh điạ ốc 38 tuổi.

Trong baì báo nhan đề “Survivors of sorrow shelter the exploited” (Những người sống qua nỗi đau che chở người bị bóc lột), ký giả Lornet Turnbull đã kể lại cuộc đời với nhiều chi tiết cảm động của Trương Hồng và cô vợ Rani, một phụ nữ Ấn Độ.

Khởi điểm của câu chuyện là năm 1978 khi Rani là một cô bé bảy tuổi ở miền Nam Ấn Độ và Trương Hồng mới chín tuổi trên một chiếc thuyền chen chúc người vượt biển ở biển Đông.

Năm đó, Rani bị bán làm nô lệ trong một xưởng kẹo trong khi Rani thì bị cướp biển tấn công và đã sống hai năm trong một hang đá trên một hoang đảo. Họ đã sống sót để cuối cùng đến Mỹ xây dựng lại cuộc đời rồi gặp nhau và nên vợ nên chồng. Tuy vậy, phải mất nhiều năm chung sống họ mới kể cho nhau nghe tuổi thơ kinh hoàng của mình để rồi quyết định làm điều gì đó cho những người có hoàn cảnh bất hạnh tương tự.

Tháng Hai năm 2006, họ thành lập quỹ Tronie Foundation. Tháng này họ đang hoàn thiện căn nhà năm phòng trên khu đất rộng 5 mẫu tây của mình để làm nơi nương náu cho những di dân lậu đang bị khai thác như những nô lệ. Đó là trung tâm đầu tiên của tiểu bang Washington. Đối với toàn nước Mỹ thì đây là trung tâm thứ hai và vì lý do an toàn, họ giữ kín địa chỉ này.

Trại tỵ nạn này sẽ khánh thành vào tháng tới nhưng đã đón nhận nạn nhân đầu tiên, một thiếu nữ Á châu 18 tuổi. Vì lý do an ninh, họ không cho biết cô gái này đến từ đâu, chỉ tiết lộ rằng cô được ba má gởi sang học ở Mỹ với sự giúp đở của bà cô và ông dượng ở Mỹ. Tuy nhiên, những thân nhân tham lam này đã bắt cô làm việc như nô lệ trong nhà hàng của họ, do đó cô đã trốn thoát tới đây với sự giúp đở của cô giáo mình.

Năm ngoái, sau khi Tronie Foundation ra đời, vợ chồng Trương Hồng Sơn đã được Ophrah Winfrey mời tham gia chương trình truyền hình để kể về cuộc đời cuả mình.

Là con giữa trong một gia đình ba con, năm 1978 Trương Hồng được bố sắp xếp vượt biên một mình, ông sợ rằng một vaì năm nữa con mình sẽ bị bắt đi bộ đội. Trên đường, chiếc thuyền này đã bị cướp biển tấn công và số người chết đi hơn phân nửa, chỉ còn lại hơn 200 người. Sau đó tàu bị mắc cạn và những người bị sống sót dạt vào một hoang đảo nhỏ trên hải phận Indonesia. Dù rằng sau đó thỉnh thoảng chính quyền Indonesia và các cơ quan cứu trợ có đến tiếp tế, nhóm thuyền nhân này phải sống lây lất trên đảo trong suốt hai năm.

Tại đây, chú bé Trương Hồng đã phải trú trong một hang đá, hàng ngày phải đi tìm trái cây hay rau dại làm thực phẩm. Sau hai năm trời như thế, Trương Hồng được LHQ đưa đến trại mới để làm thủ tục định cư. Đến Mỹ, T.Hồng định cư tại tiểu bang Washington và chăm chú đi học.

Phần Rani thì chào đời trong một gia đình nghèo 5 con tại miền Nam Ấn Độ và năm 7 tuổi bị cha mẹ giao cho một nhà giàu trong làng để làm người giúp việc. Tuy nhiên, bà chủ nhà này lại trao em cho một chủ hảng bánh kẹo ở vùng khác. Tại đây, em bị đánh đập tàn nhẫn vì làm không đủ chỉ tiêu. Sau 9 tháng trời mà Rani vẫn ốm yếu trong tình trạng suy dinh dưỡng, không đủ khả năng làm việc, có nguy cơ chết bệnh, ông chủ này lại bán Rani cho một cơ quan môi giới việc giao nhận con nuôi quốc tế.

Qua sự môi giới này, một phụ nữ độc thân taị Washington đã nhận Rani làm con nuôi và đưa về Mỹ. Bà phải mất 8 năm trời mới có thể hồi phục sức khỏe cho cô con gaí nuôi. Năm 1987, bà mẹ nuôi qua đời vì bệnh unh thư và Rani vẫn tiếp tục đi học. Cho đến sau khi xong trung học thì cô đi làm để trả nốt số nợ căn nhà mà bà mẹ để lại.

Năm 1989, dù chưa biết mặt, Rani và Hồng đã hẹn hò qua sự mai mối của một người bạn – lúc đó Rani vẫn còn học trung học còn Hồng là sinh viên tại University of Washington. Ba năm sau họ kết hôn, và bây giờ là chủ nhân của công ty Tronie Homes, chuyên xây dựng những căn nhà sang trọng.

Câu chuyện cuả hai người tìm lại cội nguồn còn cảm động hơn. Đó là năm 1992, khi Hồng chuẩn bị cưới vợ. Khi chuẩn bị một gia đình cho mình, Hồng băn khoăn nghĩ đến gia đình của mình ở VN, muốn tìm hiểu bây giờ họ ra sao. Ra đi từ năm 9 tuổi, dấu vết gia đình duy nhất là mảnh giấy viết địa chỉ và tấm hình chụp chung gia đình được bọc kín trong bao nylon, hai thứ mà Hồng giữ gìn như một báu vật qua bao nhiêu năm. Về SG, mà không biết địa chỉ này ở đâu, Hồng đưa mảnh giấy nhàu nát ố vàng cho một tài xế taxi và người này đã đưa anh đến một làng quê nghèo. Tại đó, lần đầu tiên sau 14 năm Hồng mới gặp lại mẹ và anh chị em. Riêng ngươì cha thì đã qua đời từ mấy năm trước.

Ba năm sau, Hồng đưa vợ về thăm gai đình vì khi dạo bước qua làng quê nghèo của chồng thì Rani nhớ lại làng quê của mình ở Ấn Độ. Trở về Mỹ, cô lục lọi trong mớ giấy tờ mà bà mẹ Mỹ để lại để tìm cơ quan môi giới con nuôi, từ đó từng bước tìm lại qúa khứ của mình. Khi Rani trở về Ấn Độ thì báo chí địa phương thi nhau đăng tải câu chuyện và hình ảnh cuả một phụ nữ Mỹ gốc Ấn tìm lại cội nguồn. Rani cho biết cô không bao giờ quên hình ảnh nguơì phụ nữ đã gõ cửa căn phòng khách sạn mà cô trú ngụ, người này đã mang theo tấm hình của cô lúc nhỏ và ôm chầm lấy cô khóc nức nở. Đó là mẹ cô, trong suốt 21 năm qua bà đã luôn trông ngóng kiếm tìm cô, nhiều lúc đã tưởng rằng cô đã chết.

Hiện Trương Hồng và Rani đã có 5 đứa con tuổi từ 5 đến 11.

Nguồn: Việt Luận
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.