Còn bây giờ là phần tin mới (
sau tin cũ 1 tuần )
Bắt đầu cuộc hành trình từ lúc 4h45 sáng, và chỉ sau vài
trăm phút ngắn ngủi thì tp đã đến được đất Cần Thơ. Đi bằng xe công cộng nên chặng đường từ Sài Gòn đến Cờ Đỏ - Cần Thơ phải đi 4 chuyến xe, chuyến đầu là xe từ trung tâm SG đến bến xe Miền Tây, chuyến thứ 2 là chuyến về Cần Thơ (
trung bình mất khoảng 4 tiếng), chuyến kế tiếp là xe buýt "Cần Thơ - Ô Môn" (
gần 1 tiếng), và chuyến cuối cùng là chuyến thôn quê nhất - "Ô Môn - Cờ Đỏ" (
mất 1 tiếng, xe chạy trên con đường hẹp mà tưởng như đây là con đường thiết kế riêng cho xe "bít" vậy , 2 bên đường thì um tùm cây cối).
Về đây tp có dịp tìm hiểu thêm được những cái tên địa danh rất "bình dân", như rạch Đường Tắt (nơi xây cầu VK56), rạch Ngang, rạch Dọc, chợ Bà Hai,.. (...ngày xưa nơi đây có 2 con sông nằm song song với nhau, người dân muốn đi xuồng từ con sông này sang con sông kia phải đi một quãng rất xa mới đến được, thế là người dân họ đào 1 con rạch để nối 2 con sông lại với nhau, và cái tên Đường Tắt xuất hiện từ đó. Còn tên chợ Bà Hai: là do ngày xưa ở đây thường là nhóm chợ, nhưng có 1 bà bán hành-tỏi thường đến bán rất sớm, và về rất trễ, người dân đến chợ lúc nào cũng gặp bà ở đó, nên nhiều người đã gọi đùa với nhau và rồi "chết danh" Chợ Bà Hai luôn. Về tên địa danh là Cờ Đỏ thì tp được biết như sau: Hồi trước, nơi đây là khu quân sự của Pháp, ở ngay thị trấn được treo một lá cờ (cờ 3 sọc) rất cao. Cách đó một quãng xa là nông trường (nông trường Cờ Đỏ), mỗi chiều người dân đi làm từ nông trường về thị trấn, cách dễ nhất để họ xác định hướng là cứ nhìn vào lá cờ treo ở thị trấn (mà màu đỏ là màu nổi bật nhất) và rồi thành quen miệng "..
muốn về thị trấn thì cứ nhắm theo hướng cờ đỏ mà đi.." thế rồi nơi đây cũng bị "chết danh" theo.. "Chợ Bà Hai" luôn