Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nguyễn Thị Hoàng
Phượng Các
#1 Posted : Saturday, November 27, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Nguyễn Thị Hoàng




Sinh ngày 11.12.1939 tại Huế.
Giáo chức, bắt đầu viết từ 1966.
Hiện sống tại Sài Gòn
Tác phẩm đã xuất bản:
· Vòng Tay Học Trò (1966)
· Trên Thiên Ðường Ký Ức (1967)
· Tuổi Sài gòn (1967)
· Vào Nơi Gío Cát (1967)
· Cho Những Mùa Xuân Phai (1968)
· Mảnh Trời Cuối Cùng (1968)
· Ngày Qua Bóng Tối (1968)
· Về Trong Sương Mù (1968)
· Ðất Hứa (1969)
· Một Ngày Rồi Thôi (1969)
· Vực Nước Mắt (1969)
· Tiếng Chuông Gọi Người Tình Trở Về (1969)
· Vết Sương Trên Ghế Hồng (1970)
· Nhật Ký Của Im Lặng (1992)



Phượng Các
#2 Posted : Thursday, October 27, 2005 11:44:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
................

Chúng tôi cũng biết nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, sau 30 Tháng Tư 1975, đang sống tại Sài Gòn, bị khó khăn về việc cư trú, hộ khẩu vì “văn hóa cách mạng” không chấp nhận tác giả Vòng Tay Học Trò, phê phán là nhà văn đồi trụy, buộc chị phải hồi hương (nhà văn Nguyễn Thị Hoàng được nhà nước “cách mạng” xem như gốc gác cư ngụ ở Nha Trang-Khánh Hòa, và chị buộc phải “lập nghiệp” ở vùng kinh tế mới tại Phú Yên (gần Khánh Hòa).

Nhà văn “liễu yếu”, từng một thời “lên xe xuống ngựa” ở Sài thành, lúc không thể đi sâu vào rừng kiếm củi, đã ngày này tháng nọ trèo lên một cái cây ốm nhom trước cửa căn lều để rung cho cây đổ. Tới nhiều năm sau “giải phóng”, khi đã về bằng được từ vùng kinh tế mới ở Phú Yên để sống tạm trú ở Sài Gòn, mới đây tác giả Vòng Tay Học Trò mới an cư, nhưng chúng tôi không biết nhà văn đã có “sổ hộ khẩu” chưa.

...........

Nguyễn Đạt
(Nỗi buồn hộ khẩu)

http://www.nguoi-viet.co...nmviewer.asp?a=34485&z=2
xv05
#3 Posted : Sunday, August 19, 2007 1:52:07 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Gặp Nguyễn Thị Hoàng, tác giả Vòng Tay Học Trò. Trông chị như người ở trên mây, ở một chỗ nào khác. Không biết tại sao chị ít chịu nhìn thẳng vào người đối diện. Chị vừa nói, một tay che một bên mặt. Tôi không làm thế nào để nhìn rõ khuôn mặt một người phụ nữ từng có thời ở Đà Lạt, từng có tiếng và tai tiếng? Mặc cảm chăng? Quần áo, ăn mặc với chiếc áo thun rộng, máu nâu rơi xuống sát đầu gối như muốn nhắc nhở còn chút ăn mặc theo thời? Tôi vẫn thấy thế giới của một thời đã qua còn sót lại với đôi chút chán nản, ngậm ngùi. Ly bia trước mặt uống nửa chừng rồi đổ? Có cái gì đặc biệt không? Cái nhìn xa vắng, nét ưu tư, phiền muộn, muốn che dấu cũng không che dấu nổi. Kẻ ngồi đối diện chị muốn chia cũng không biết phải chia như thế nào?


Chị kể những ngày khốn khổ đi kinh tế mới, lao đao, lận đận, người chồng đi chợ xa mua gọa, mua mắm, trong khi chị ngồi chờ anh ấy khuân về. Nỗi khổ của chị cũng là nỗi khổ của nhiều người?


Nguyễn Thị Hoàng nói chị viết rất nhiều, rất cao, rất tới. Nói đến đây, chị không dấu được niềm tự hào về chính mình. Tôi hỏi, thế có đọc những nhà văn trẻ không. Trả lời, đọc mình chưa xong, hơi sức đâu đi đọc người khác. Vẻ khinh miệt ẩn hiện trong câu trả lời. Niềm tự hào hình như lại muốn nhô lên một lần nữa qua câu trả lời. Rồi buông thõng xuống: viết nhiều lắm, nhưng viết xong bỏ xó, vì ai cho in. Chị ra vẻ chán chường, cái gì cũng nói tiêu cực, đen tối.


Tôi nghĩ lại thời sinh viên, lúc chị ở trên Đà Lạt, chính ở nơi đó, trên miền cao nguyên đất lạnh mà chị viết ra tác phẩm đầu tay Vòng Tay Học Trò. Nhân vật Lưu hay các nhân vật khác đều có thật. Lưu chính là Nguyễn văn Lang, giáo sư triết trường Trần Hưng Đạo.


Tự nhiên một nhà văn nữ nổi tiếng một thời với hơn hai chục tác phẩm làm vốn như : Giọt hồng thời gian, Về trong sương mù, Tuổi Sài gòn, Một ngày rồi thôi, Đất hứa, Bóng tối cuối cùng, Vào nơi gió cát, Rừng thần tiên, Năm tháng đìu hiu, Ngày qua bóng tối, Bây giờ và mãi mãi... Nay tắt tiếng từ 35 năm nay. Như thế có oan ức không? Có buồn không, có vô lý không?


Nguyễn văn Lục
(Về những người tôi đã biết)

Việt Luận 10/8/07
oc huong
#4 Posted : Saturday, February 2, 2008 12:19:01 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Nguyễn Thị Hoàng

Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan


Tác giả Nguyễn Thị Hoàng sinh ngày 11.12.1939 tại Huế. Theo học trường Đồng Khánh, 1957 vào Nha Trang, 1960 vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật; bỏ dở, đi làm, dạy học ở Đà Lạt (cuốn tiểu thuyết gây chấn động dư luận miền Nam Vòng tay học trò được sáng tác trong khoảng thời gian này); bỏ Đà Lạt về Sài Gòn, cộng tác với các tạp chí Bách khoa, Văn... và một số báo khác. Sau Vòng tay học trò còn xuất bản trên 30 tiểu thuyết trước 1975. 1990 xuất bản Nhật ký của im lặng. Cùng lúc Là người yêu của Đấng Trời (và nhiều cuốn khác) chưa xuất bản. Từ đó im lặng.

Sau 17 năm, Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện trở lại với bài viết "Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan", đăng trên tạp chí Văn hoá Phật giáo số Xuân Mậu Tý
.





Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (2007, ảnh: Thái Kim Lan)


Như tiếng rơi từng giọt của vô thinh, và tiếng đồng vọng đáp lại trong vũ trụ thu nhỏ từ đời kiếp nào hồn nhiên, phần trích vô tỉ lệ của một huyền không mặc tịnh.

Như con chim chân tu không bao giờ nếm thịt, như hoa tuyết băng trinh không bao giờ điểm trang, chân thiện và kỳ mỹ thường hằng trong tạng thức, cho đến ngày lộ diện tươi cười, khi tia sáng mặt trời chân thể phản chiếu dịu dàng trong sấm chớp hào quang xúc động từ giao cảm tương ưng.

Mỗi một nhân vật rực rỡ nồng nàn cá tính trong ngoại giới vô tận ấy, chính là một li ti bụi hồng của hàng-triệu-một-tôi-đánh thức. Nên cũng chẳng cần một đồng cảm giữa vật giới và tâm giới, mà chính là nhau, cuộc giao hưởng hoà âm những tuyệt thể, dưới đũa thần nhạc trưởng tình yêu khoáng đại.

Xa nhà từ bao lâu? Đã từ lúc sinh ra nơi Cõi Khổ này, nhưng như vừa mới từ biệt quê nhà xa vời tít tắp trên cao để về đây, để xuống đây, nên mãi hoài xa lạ, trong thân cận. Vì, cái cảm giác lạnh lẽo nhuốm khắp châu thân, đẫm cùng hồn tính từ đấy, chỉ ấm áp yên vui khi bắt gặp thoáng qua chút bóng dáng hư huyễn mà yêu dấu của chân trời cũ. Cho nên ta yêu người vô cùng tận, mà chỉ trong chớp mắt duy nhất trước khi ta và người mất hút trượt qua nhau.

Cái khoảnh khắc vô tận ấy âm vang suốt những kiếp phù du tại thế, nhưng kỳ thực, chẳng có gì, chẳng là gì trong tâm thế hoàn không, vì ta phải sống cùng một-xung-quan quá thấp lùn hạ giới.

Tất cả vội vã, lướt trôi, thoáng qua, bằng tốc độ không khí, bằng thanh âm ánh sáng, vì ta đang rảo bước về nhà. Cái Cõi Gốc tưởng hàng triệu năm mới đến, mà kỳ thực, đang mở cửa, giang tay đón đợi trong chính tự thể chôn vùi, dưới sắc bóng phù hoa khoác mặc.

Trở về, về đến nơi, khi ta nghe tiếng mình gọi mình, kẻ lạ mà người thân bên trong Uẩn Thức thâm u. Gối đầu lên Chân Thể, như trên chiếc lông chim, như trên cánh bông hoa. Nghe mùa trở lại theo giọt mưa đầu tiên gióng giả hồi chuông chùa trên Hải Đăng Biển Lớn. Ai nghe ra tiếng chuông từ Huyền Không ấy thì nghe lắng được, yêu mến được, chan chứa được cùng ta, chút xúc động dẫn khởi để yêu thương đích thực được Con Người trong Bào Thai Vũ Trụ cưu mang nó.


2.

Đừng hòng tìm thấy nơi thơ Thái Kim Lan những vần điệu du dương cổ điển, hay những chữ nghĩa gồ ghề của cái gọi là đương đại. Nên, không có gì cho những phê bình, nhận định, khen chê, trong và ngoài thơ. Chỉ là những góp nhặt, hoặc ngược lại, trang trải, những nỗi niềm xúc động hồn nhiên của một thân phận, không chỉ về mình, mà về kể khác, những thể loại và tầng giới khác, khi đi qua chính cuộc đời mình.

Vì thế, thơ Thái Kim Lan ít mà nhiều. Ít về những gì được góp nhặt để trang trải. Mà nhiều vì mỗi một hình ảnh, âm thanh từ ý tưởng, chất chứa và khêu gợi quá nhiều cảm nhận, về những sự việc, những tính cách, những ký hiệu được tâm giới hoá quanh cõi tạm bình thường này. Ai muốn nhận ra cái nhiều ấy, phải đi xuyên qua Triết và Đạo để đến cùng. Không phải Triết Đạo đóng váng trong tàng thư hay cổ kinh, mà phần chuyển hoá kết tinh, như máu sau thức ăn, với một liều lượng đủ phóng hoá Vẻ Đẹp và Nguồn Yêu khỏi thực thể nó.

Văn chương bác học hay văn chương bình dân chỉ khác nhau về ngôn từ hay phương thức diễn đạt, nhưng vẫn đồng nhất về một diễn cảm, khi, từ một ẩn dụ, một biểu tượng từ ngoại giới khúc xạ hay phản chiếu được nội tâm, vẫn là tín hiệu phát sáng được phương hướng và tính cách nhân vật. Nên, có thể rất thâm sâu trong lời giản dị, mà cũng có thể rất bình thường quen thuộc, từ những nguyên lý, định đề.

Nên, phải xuyên qua phía tươi sáng hồn nhiên để truy nguyên uẩn khúc, hay ném vỡ giọt nước mắt, để cảm nhận được nguồn vui. Cái phức-thể này ẩn náu rải rác trong thơ Thái Kim Lan, đúng hơn là trong hồi ức một cuộc đời cuốn theo dòng nước nhưng luôn luôn tìm kiếm nhìn ngắm lại mình qua những mảnh thời gian rạn vỡ long lanh.

Chưa đi, đã muốn về. Chưa xa, đã thấy nhớ. Đó là tình Huế, của người xa xứ đêm đầu tiên (“Gặp gỡ”).

Nơi dãi phân cách ngôn ngữ giữa hai nền văn hoá Đông và Tây, giữa tĩnh và động của đời và đạo, cô bé trẻ thơ mãi hoài thơ trẻ hồn nhiên, vì khởi nguồn từ Vô Tánh (“Nói với người bạn Đức”).

Mưa, phận người rơi xuống trần gian. Trần trụi, đơn độc, thiếu vắng tình thân, hơi ấm, cảm thông. Trên tất cả là cảm giác thiếu một ấp ôm, vỗ về, che chở, từ một đoàn viên, không đơn giản chỉ là gia đình, người thân, mà với một ai đó chính là mình không bao giờ có dẫu tìm kiếm trăm vòng trái đất, hay đã có rồi mà chưa theo về kịp trong hiện kiếp vẫn phải…chèo queo (“Mưa sáng ở xứ người”).

Nên đếm từng ngày cơn lạnh không cùng tận của đơn độc, cái khấc thời gian li ti trong vô số kiếp một hành trình chuyển hoá.

Cái nhìn màu hồng tím phản chiếu tịch dương trong con mắt cực kỳ hội hoạ, phác thảo từng sợi bong bóng hay lông tơ mượt mà trên áo choàng vũ điệu bay lên nền trời nhuộm thắm ánh trần gian (“Xuân sớm”, “Mùa xuân”). Còn nhìn xuyên qua cái thấy, đối ảnh long lanh của sáng tối mất còn, là vẫn nhận ra chút Không Thể thơ ngây mông lung trong giới hạn chập chùng này. Mãi mãi xanh non, mãi mãi trẻ thơ, bất chấp biến hiện quen mòn của Sáng Tối.

Có em bé mồ côi quê hương, ngồi đâu đó bên bờ đời lưu lạc, nhìn ra Cõi Vắng Con Người, nhìn trái đất quay, thách đố thời gian bằng tri cảm cội nguồn xuân xanh mình bất tận.

Mùa xuân đâu chỉ trong bốn mùa lập lại trần gian. Mà cuộc sinh khởi bàng hoàng, chấn động vang rền vẫn chỉ trong sấm chớp vô thinh, sau chuyển nghiệp. (Khi chạm phải chữ này trên bản thảo thơ đọc lướt, đã muốn nói Kim Lan đổi chuyển nghiệp thành chuyển kiếp. Bởi theo chứng nghiệm, nghiệp không thể chuyển, mà ra khỏi nó, phóng thích khỏi nó bằng tiêu diệt được nguồn cơn nghiệp khởi.) Nó không ngoài ta. Nó không trong ta. Nó chính là ta. Nên tất cả tràn ngập trong mỗi một, đã trở thành thiền tịnh, mà cũng chính là vũ điệu.

Vũ điệu vô tướng nơi đôi chân. Sóng gió hồn nhiên bên bờ tóc. Cái ta dòn dã tươi cười lao phóng về phía trước, trên những con đường cao tốc hồi sinh.

Thế nhưng thức tỉnh nào cũng còn vương âm ba của mộng, thế giới hư thực hoà hợp thu nhỏ vào tín hiệu, biểu tượng tĩnh-động-sinh-thể là cuộc giao thoa dịu dàng giữa tâm và cảnh giải thoát (“Buổi sáng bên hồ”). Từ đó, cái nhìn khúc xạ trong thiên nhiên vẻ đẹp thuần khiết, an tịnh, nét quyến rũ thiêng liêng thầm lặng của sự sống tắm đẫm hào quang từ sắc bóng chuyển hoá. Đức Phật, con chim, nụ cười, vạn giới hoá sinh làm một trở về Nguồn Cội.

Nhưng khi mưa về, mùa ấm, cõi người ta, những góc tranh não nùng thao thức ngoài đời cũng còn làm ta xao xuyến, chạnh lòng (“Hạ mùa”), nỗi chạnh lòng của người tình-nữ lẽ loi. Đôi khi buông thả xúc động tự tìm kiếm trong đối cảnh vẻ đẹp rưng rưng, như ánh cười trong mắt, nhận ra mình chỉ còn mình (“Mùa hè”).

Tần ngần nuối tiếc vẻ đẹp héo tàn nơi thực thể, nhưng niềm yêu như cơn mưa trở về, đẫm ướt, thấm đượm hồn không, mãi mãi.

Một khúc phim nào xưa, Gregory Peck thả trái bóng lăn trên đường, khi quyết định vượt dãy Pyrenée về nhà thăm mẹ. Khúc phim này của Thái Kim Lan, thả ngọn lá đỏ bay trở lại bầu trời xanh, cảm hiểu được, cũng đủ cùng nhau qua bên kia bờ, mỗi một và nhiều hơn (“Tiết thu”).

Dẫu mỗi một hay muôn ngàn ca vịnh, cũng chỉ là bay biến với đời cho đủ món (“Ca vịnh”). Quanh co, rồi cũng đến lúc phải chấn động vì cuộc phục sinh tuyệt vời kỳ ảo, trong vóc dáng và tính tướng người-đẹp-đàn-bà, đúng hơn là femme-enfant (“Tuyết đầu tiên”). Có lẽ, tình yêu gõ cửa bên ngoài, đâu đó, hay trong góc tối riêng tư chưa khám phá.

Trên tất cả qua thơ Thái Kim Lan là âm hưởng mênh mang, vời vợi của một lòng yêu chứa chan với thân phận người (“Người ta tìm thấy em bị giết”), với bạn bè thế giới (“Việt tình”), với bà con (“Viết cho những người bà con di tản”), với một người đàn ông (“Thư không bao giờ gửi”), với mẹ (“Tóc sâu của mẹ”), với chị (“Tưởng nhớ chị”), ngộ nghĩnh cho con (“Cho bé Tường Nhi”), với cả gáo nước mưa trong khi trở về nhà sau năm tháng tha phương. Lòng yêu ấy không tan nguôi, nhập cùng khí thể, nên chiêu niệm hay lặng câm, vẫn êm đềm theo hơi thở khổ vui.

Nhưng tình yêu lại không giống như lòng yêu ấy. Nó chớp sáng bất ngờ trong khoảng tối, trong rỗng không, trong chán chường mệt mỏi, trong chao đảo cuồng điên mọi gánh nặng miệt mài cuộc sống vây quanh. Cái chớp sáng biến trở thành sức hút, đủ nhận ra nhau, đủ nhận lấy nhau, và thế là…hoả diệm sơn phun lửa. Không chỉ là một đoạn phim, mà một thiên sử, đủ dệt nên chăn nệm ấp ám một đời yêu. Sau hoả diệm sơn vẫn chỉ là phun xuất thạch. Rồi tro than. Điều còn lại, là niềm hoang vu tịch mịch không cùng tận mỗi lần không phải nhớ lại, mà nhìn thấy toàn thể màn ảnh thầm lặng ấy thoáng hiện trong không. Chẳng có gì mất. Chỉ là đã có, mà không còn. Ta không còn Em. Bởi vì, ta cũng chẳng còn Ta. Không còn Em lúc ấy và không còn Ta lúc ấy. Chỉ vậy thôi (“Thiền luận về một câu chuyện tình”).


3.

Thôi không nói chuyển nghiệp hay chuyển kiếp. Mà chỉ là chuyển. Chuyển thể (như chuyển thể tiểu thuyết thành kịch bản phim, ở cái thời điện ảnh tung hoành này). Chuyển một Etre thành Néant, trong nghĩa hiện hữu trong hư vô hay trong hư vô có hiện hữu. Chỉ là một cách nói, hoặc nói đùa. Đúng điều muốn nói là chuyển tình qua Đạo. Đạo không hư vô. Đạo không hiện hữu. Mà Đạo trong hiện hữu, không cùng tận trong mỗi giới hạn, như vũ trụ cưu mang nuôi dưỡng lấy con người.

Cuộc đời cứ trôi, người cứ theo dòng, mọi thứ tưởng như còn chồng chất ngỗn ngang trong cõi sống xung quanh. Nhưng không còn níu giữ được, không còn tác hại được, không còn ràng buộc được, bởi vì ta ra khỏi, đúng hơn là lên khỏi, những vòi độc của thuồng luồng dưới những triền sông.

Chỉ một chuyển niệm, một xoay mình, ngồi xuống xếp chân, khoan hoà hít, thở. Thế giới cũ tiêu tan, thế giới mới sáng ngời rộng mở. Một ngụm trà xanh, để tuần hoàn điệu sống luân lưu, để bình an cõi bờ tâm thể. Uống, ngoài đời, vì khát. Uống, trong thiền, vì hết khát. Hết luôn cả cái khát nhức nhối cuồng điên nhất là khát Ái năm xưa (“Trở về với thiền”).

Với Thái Kim Lan, ở cây số đường đời này, ngồi xuống chỉ để đứng lên, để còn quay mòng mòng nhịp điệu trần gian.

Bà Ackermann cho là tác giả, căng thẳng giữa hai đầu thế giới, trong lời dẫn tập thơ Lạnh hơn xứ mình của Thái Kim Lan. Có lẽ không một ai hơn bà ấy về việc xuyên qua (Triết, còn Đạo?) để đến với một trường hợp độc đáo.

Nhưng, như trong một góc vườn rừng nào đó, người đang viết có chút cảm nhận khác về Thái Kim Lan. Không hẳn luôn luôn tác giả Lạnh hơn xứ mình bị căng thẳng giữa hai áp lực, níu kéo hay gọi mời, mà căng thẳng vì chính tự do chọn lựa của mình. Cái căng thẳng này thường trực đôi khi, vì những chèn ép, xô đẩy gay gắt của bờ bên này làm cho ý thức sáng tĩnh quyết liệt dứt lìa để qua bờ bên kia, nhưng bên kia lại từ chối những điều kiện khoác mặc ngoại thân một hoá trang bóng ảnh vì đời. Từ đó chọn lựa ở lại bên này phố thị phồn hoa hay đoạn diệt tất cả để về bên kia bờ chỉ còn vắng lặng vườn rừng vắng hoe lạnh ngắt. Đó mới là nơi Lạnh hơn xứ mình. Nên không thể, chưa thể.

Mỗi cuộc phóng vút chỉ là vòng chao lượn thể nghiệm để lại trở về với Ta trước, cộng sinh Ta sau lồng lộng mây trời. Từ ấy, không gian sáng ngời rạng rỡ, thời gian không lập lại, mà mỗi ngày một mới, mời mọc ân cần. Nên không đoạn mà chuyển. Chẳng phải chuyển bây giờ, mà từ ngàn muôn năm trước. Chuyển mà cóc cần lay bởi thể tính đã là không khí.

Đường đi xa nhất của kẻ hành hương là lối về ngôi chùa tịch mịch bên trong mình. Quét hết lá vàng khô, lau chùi hết bụi bặm, gõ tiếng chuông phóng sinh cái Ta lận đận nghìn muôn năm cũ bên bờ này, bay về bờ bên kia chỉ với một chớp mắt bàng hoàng nhận ra bóng ảnh mình đậm nét trong không.

Thái Kim Lan đã có khi căng thẳng giữa đôi bờ, đã có khi níu giữ bên này, rồi chao lượn bên kia.

Nghiệp cứ chuyển, mà kiếp thì chưa, nên không phân vân gì nữa bên kia hay bên này bờ.

Hãy là cầu nối giữa Này và Kia, giữa Chưa Qua và Đến Bờ. Để không còn lạnh, cũng chẳng còn lạnh hơn. Vì, cứ xúc động chứa chan. Cứ tri cảm tuôn tràn. Nhưng không gì xúc nhiễm được vòm cao lồng lộng giữa hai bờ, đã bên trên, cách xa dòng nước chảy.

12.2007
Nguồn: Tạp chí Văn hoá Phật giáo số Xuân Mậu Tý
PC
#5 Posted : Thursday, February 25, 2010 6:42:29 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
trích http://phattuvietnam.net/9/8961.html

Vòng tay học trò là một tác phẩm quan trọng trong văn học miền Nam Việt Nam 1954-1975. Nó quan trọng không phải chỉ vì việc làm xôn xao dư luận, mà còn là vì giá trị nghệ thuật đặc biệt của nó. Không phải ngẫu nhiên mà trong lời nói đầu bộ Lịch sử văn học Việt Nam của giáo sư về văn học Việt Nam người Nga N.I.Nikulin vừa mới được phiên dịch và xuất bản, trong các tác giả ở Sài Gòn mà giáo sư Nikulin nghiên cứu, có tên Nguyễn Thị Hoàng, bên cạnh các tên tuổi Lê Vĩnh Hòa, Võ Hồng. Còn tên tác phẩm thì chỉ thấy Vòng tay học trò. Có lẽ giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên, tác giả lời nói đầu của bộ sách trên muốn tránh từ “nghiên cứu” nên ông dùng từ “thẩm định”[1]. Mà quả thật, Vòng tay học trò quả là tác phẩm cần và xứng đáng được thẩm định, tái thẩm định và tiếp tục thẩm định.


Phượng Các
#6 Posted : Saturday, November 12, 2011 2:10:29 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.