Người bảo trợ: Bạn chị Ngọc Trâm ($100)
Người bảo trợ: Bạn anh Tu De ($50)
Người bảo trợ: Ẩn danh ($200)
Người bảo trợ: Chị K Do ($50)
Người bảo trợ: Anh Camel (1 năm tiền nhà - trả trực tiếp cho chủ nhà)
Căn nhà thứ hai mà chú Năm đưa chúng tôi đến ở số 337 xã Tân An, huyện Tân Hội, tỉnh Vĩnh Long là nhà của cô nữ sinh lớp 12 vừa có kết quả thi đại học năm nay, Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1989.
Thúy vừa nhận được giấy báo nhập học hệ Cao đẳng khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học dân lập Hùng Vương. Niềm vui chưa dứt thì nỗi lo ập đến với khoảng học phí không nhỏ.
Mẹ của Thúy, chị Trần Thị Liên, 51 tuổi và cha, anh Nguyễn Văn Sên, 55 tuổi hiện kiếm sống bằng đủ thứ việc, nhưng công việc chính của anh chị là nhận đan giỏ bằng thân lục bình. Cứ một bộ gồm 4 cái giỏ có kích thước khác nhau, AC nhận được tiền công 20.000 VND, nếu làm liên tục thì khoảng 1 ngày sẽ xong 1 bộ. Nhưng gần đây do sức khỏe của cả hai đều giảm sút nên gần 2 ngày mới xong 1 bộ. Trước đây khi còn khỏe, anh Sên mưu sinh bằng nghề vác gạo mướn; gần đây, biết mình bị bệnh phổi, anh chỉ có thể phụ vợ việc đan giỏ và đi kiếm thêm cái ăn cho gia đình bằng việc đi đặt
lọp ( hổng biết viết đúng chính tả hông ta , hi chị BN
) ở sông. Con sông Cửu Long khi hiền hòa thì là "người" ơn của những gia đình vùng sông nước, nhưng khi nổi giận "nó" trở nên hung hãn và là "thần chết" của những người dân hiền hòa, chơn chất miền Tây Nam Bộ. Đã nghèo còn mắc cái eo, chị Liên cho biết, gia đình vừa bị mất cái xuồng, cần câu cơm của cả nhà. Khi hết việc đan giỏ, anh chị xoay qua việc làm nhãn thuê cho các lò sấy nhãn. Qua mùa nhãn, họ lại đi cắt lúa mướn dù sức khỏe bây giờ chỉ cần cắt khoảng nữa công là chị đã hụt hơi.
Anh chị có tất cả 3 đứa con. Đứa lớn nhất 30 tuổi đã lập gia đình, nhưng gần đây người con này cũng
thảy luôn đứa con gái Nguyễn Thị Cẩm Loan, sinh năm 2000, cho ông bà nội nuôi sau khi vợ chồng bỏ nhau. Được cái, cô cháu nội này khá ngoan và học giỏi, năm nay con bé lên lớp 2.
Cô con gái kế 21 tuổi, bị mang chứng hẹp van tim nên chỉ có thể làm những việc nhẹ trong nhà.
Cô út, Thanh Thúy, 18 tuổi là hy vọng của cả nhà. Khi nhìn thấy giấy báo nhập học của Thúy có kèm học phí phải đóng, chúng tôi ái ngại hỏi chị Liên " Chị tính lo học phí cho Thúy bằng cách nào?". Vẻ lo lắng, chị nói " Thấy con ham học, tụi tui cũng mừng nhưng cũng thiệt lo vì chưa biết đào đâu ra tiền. Chắc phải đi vay mượn đâu đó rồi từ từ trả ". Nghe chúng tôi hỏi và người mẹ trả lời, Thúy bật khóc, em khóc nức nở khiến chúng tôi cũng thấy mủi lòng và đôi mắt bỗng cay cay. Sau một lúc nghẹn ngào vì thấy con khóc, chị Liên nói tiếp " Nó nói với tụi tui ráng lo cho nó học phí đầu năm. Lên học được trên Saigon nó sẽ đi kiếm việc làm thêm, dù phải rửa chén để có tiền nó cũng chịu" Nghe mà thương và xót lòng....Cố lên nhé, Thúy ơi !