Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Kỷ Vật Cho Em
PC
#1 Posted : Tuesday, July 24, 2007 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
" là bài thơ làm để tặng một người con gái tên Hương (cùng học trường Trung học Bồ Đề) nhà ở số 25 Bến Nguyễn Duy Quận 8, Tp. HCM. Đây là một địa chỉ mà Linh Phương, tôi, nhà thơ Nguyễn Mộng Hòa Bình ** hay đến nhà chơi, Hương tên đầy đủ là Châu Thị Hương làm thơ thời học trò với bút hiệu Thu Hoài Hương, sau 1975 theo chồng về miền Trung : thôn Tiên Châu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, Phú Yên .



Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển thành ca khúc Kỷ Vật Cho Em. Văn nghệ Động Đất ấn hành tập KVCE cho Linh Phương, tôi viết lời bạt cho tập thơ, bây giờ đọc lại những điều mình viết thời hai mươi tuổi thấy ngô nghê nhưng thực lòng (bài này trang web vannghesongcuulong.org có trích đăng lại). Sau này tập thơ Kỷ Vật Cho Em được Thư Quán tái bản.



Lúc ấy có nhiều tờ báo làm ồn ào về quan hệ giữa thơ và nhạc của Linh Phương và Phạm Duy nhưng sự thực thì chuyện không ầm ĩ đến vậy, cả Phạm Duy và Linh Phương sau này đều vui vẻ, nhạc sĩ trả tiền tác quyền cho nhà thơ. Hôm sau bạn rủ tôi cùng một số bạn đi nhậu ngất trời...."

http://www.vannghesongcu...D=15&LOAIREF=5&TGID=833


xv05
#2 Posted : Thursday, July 26, 2007 10:31:34 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Lúc ấy có nhiều tờ báo làm ồn ào về quan hệ giữa thơ và nhạc của Linh Phương và Phạm Duy nhưng sự thực thì chuyện không ầm ĩ đến vậy, cả Phạm Duy và Linh Phương sau này đều vui vẻ, nhạc sĩ trả tiền tác quyền cho nhà thơ. Hôm sau bạn rủ tôi cùng một số bạn đi nhậu ngất trời...."



Là cái chuyện ông PD phổ nhạc baì thơ trên cuả Linh Phương và phớt lờ tiền tác quyền phải không? Ông PD tuyên bố rằng người có thơ đuợc ông phổ thành nhạc phaỉ cảm ơn ông vì nhờ có ông phổ nhạc nên người ta mới biết đến baì thơ và biết đến người làm thơ, hà cớ gì ông phaỉ trả tiền tác quyền. Sau thiên hạ ồn aò quá nên ông mới trả.
Khổ caí đời...
PC
#3 Posted : Friday, July 27, 2007 11:28:13 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
xv có nhầm với chuyện giữa ông Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên không?

PC thì nhớ mang máng là trong vụ ông Linh Phương thì ông này phải kiện ra tòa thì PD mới chịu thua, vì lúc đó PD là một người tai to mặt bự của làng văn nghệ miền Nam, rất có thớ, trong khi LP thì chỉ là một kẻ "vô danh tiểu tốt". Và dường như ông kiện vì không có tên ông trong bài nhạc (để khỏi phải trả bản quyền và xin phép chăng?).

xv05
#4 Posted : Sunday, July 29, 2007 9:11:05 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em thuộc lớp hậu sinh ... là lá la la..., lúc đó chắc còn cầm bình sữa chạy le te...
Sau này được đọc nhiều, vơ được gì cũng đọc ngấu nghiến nên biết nhiều chuyện nhưng lại không nhớ cho hết.

Cái chuyện không muốn trả bản quyền của ông PD hình như không phải chỉ với một người, Nguyễn T. Nhiên, Linh Phương, hình như cả Vũ Hữu Định (Còn Chút Gì Để Nhớ).

Linh Phương có một bài thơ khác cũng rất hay - chắc là có nhiều bài, nhưng em chỉ nhớ một thôi - Nét Mắt Tây Phương, không biết có lầm với ai không đây.
ngodong
#5 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:30:06 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Của CAESAR

Bùi Đức Lạc

Dung-Nghị ngồi ép sát nhau, tận hưởng hạnh phúc tuyệt vời của tình yêu ban đầu, họ hân hoan ấp ủ thú vui tinh thú trên đời, đôi chim non hân hoan mớm mồi cho nhau, đón nhận tất cả hương vị ngọt ngào của tình yêu, họ say sưa nghe tim hòa nhịp, sung sướng nhìn nhau, mơ màng đang sống một thế giới biệt lập, dắt tay nhau tung tăng trên cánh đồng xanh tươi, thơm ngát mùi cỏ non, luồng gió mát bay qua cánh đồng cỏ nội dưa họ về khoái cảm thương yêu cao cao vút, Dung nhẹ hái những cánh hoa trinh nữ trải xuống dòng sông, nước hững hờ trôi, má kề má nàng mơ màng hỏi:
Anh ơi ! sang năm làm đám cưới có gấp lắm hay không?
Chúng mình yêu nhau gần hai năm rồi em nhỉ, chàng đáp lại nhưng lòng rối như tơ vò, cưới hay không đây ? chàng còn khao khát vùng vẫy, khao khát tung mây lướt gió cho thỏa chí tang bồng, nhưng đã vướng vào vòng tục lụy, biết làm sao đây, cưới xong rồi để nàng vò võ đợi chờ, vợ chồng Ngâu còn có ngày hẹn hò, còn chàng thân lính chiến nay đây mai đó, ngày đi thì có nhưng ngày về, ngày về có chắc gì ..............Hay là lại mang khổ cho nàng.............. Chàng nhìn thẳng vào ánh mắt thân yêu, nhẹ nhàng hỏi :
Em có suy nghĩ kỹ hay không, lấy chồng lính chiến là chấp nhận nhiều đắng cay, nhiều hệ lụy, nhiều thua thiệt, nhất là lính Nhảy Dù, em thấy đó mấy khi chúng mình được gần nhau, bên nhau là phần thưởng quí báu vô cùng đẹp..............
Trăng cũng còn có khi tròn khi khuyết, tình phải có khi đầy khi vơi, lấy chồng lính em chấp nhận tất cả thua thiệt, dù ngọt ngào hay cay đắng miễn rằng mãi mãi em có anh, anh ơi em nói “mãi mãi có anh”, em nghĩ rằng điều mong ước của mình không quá đáng, phải không anh, đi bên cạnh anh dạo phố lúc nào em cũng hãnh diện là người yêu của lính. nàng nắm chặt tay chàng, lo sợ hụt hẫng.......................... mất mát không thể đến .
Anh sợ rằng khi tình không còn mặn mà như lúc ban đầu, lúc đó em sẽ cảm thấy ân hận, phải mong chờ trong mòn mỏi, vì đã lỡ yêu lính ?
Mà em đâu có ân hận, em hãnh diện, em hãnh diện, anh đừng nói nữa, anh hứa với em đi, không bao giờ nói như thế nữa?
Chàng nhẹ nhàng gật đầu không đáp .
Anh thấy không! mấy đứa bạn em cũng thích có người yêu hiên ngang như anh , nên chúng mới nhờ em giới thiệu đó.
Bao giờ cũng vậy cá ngoài ao thì muốn vào trong ao, nhưng cá trong ao lại muốn đi ra ngoài .
Lúc nào anh cũng bi quan, em có muốn ra khỏi ao đâu nè, em muốn được ở trong ao mãi mải;
Chỉ có mình em thôi không phải tất cả mọi người như thế,
Người Hạ Sĩ Quan Tiểu Đội Trưởng báo tin họp hành quân, làm tan vỡ không khí yêu đương đang bao trùm đôi trẻ.
Tôi về ngay, họp ở đâu vậy Trung Sĩ; Nghị đáp xong đứng dậy chuẩn bị về họp, anh nhẹ nhàng dìu người yêu đứng dậy và dặn dò chờ anh, họp xong anh sẽ ra ngay.
Tôi không được rõ, Đại Úy Đại Đội Trưởng đang chờ Chuẩn Úy tại lều chỉ huy của đại đội. có lẽ họp đại đội thôi.
Chuẩn Úy Nguyễn Đức Nghị xuất thân từ khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ngay khi chưa nhập ngũ anh đã ao ước, nếu vào quân ngũ, anh sẽ xin được phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù, đó cũng chỉ là ước muốn bình thường của số đông thanh niên có hào khí, áo Hoa nón Đỏ bát phố Sài Gòn hào hùng quá, lôi cuốn quá, nên khi ra trường lúc chọn đơn vị, anh tình nguyện về Binh Chủng Nhảy Dù, nhờ đậu cao cho nên anh được toại nguyện, anh theo học khóa 131 Nhảy Dù, sau khi học xong Khóa Dù anh được thuyên chuyển về phục vụ tại TĐ7BBND, sau thời gian thử lửa và thực tập làm trung đội phó, nay đã cứng cáp, nên anh đã được là Trung Đội Trưởng Trung Đội 1 Đại Đội 72, do Đại Úy Nguyễn Trọng Nhi làm Đại Đội Trưởng, Thiếu Tá Lê Văn Ngọc Tiểu Đoàn Trưởng (anh Nguyễn Trọng Nhi hiện đang là Bác Sĩ Đông Y hành nghề tại San Jose, California).
Sau khi các Trung Đội Trưởng có mặt đầy đủ, Đại Úy Nhi ôn tồn ban lệnh : Hôm nay đến lượt chúng ta có nhiệm vụ hành quân “Phục Kích Trực Thăng” tại đây, (Đ/U Nhi chỉ trên bản đồ hành quân của đại đội) khu vườn thơm Đức Hòa, chúng ta sẽ được xử dụng 21 trực thăng, khi đổ quân mỗi trung đội xử dụng 5 trực thăng, ban chỉ huy đại đội 1 trực thăng; Khi bốc quân về trung đội 2 xử dụng 6 trực thăng, trung đội 3 và 4 mỗi trung đội xử dụng 7 trực thăng, trung đội 1 Chuẩn Úy Nghị có nhiệm vụ ở lại phục kích tại đây, tất cả phương thức phục kích như những lần trước, Đại úy Nhi trao phóng đồ hành quân cho bốn Trung Đội Trưởng, sau đó là câu hỏi có ai thắc mắc gì hay không ?
Xin được mở dấu ngoặc để diễn tả phương thức Phục Kích Trực Thăng, (phục kích theo kiểu này đoàn quân Mũ Đỏ đã áp dụng rất thông thường, đã đạt được kết quả vô cùng tốt đẹp, nhất là ở những vùng mà ban ngày Quốc Gia kiểm soát, ban đêm Cộng Sản tung hoành, có nghĩa là sau khi lục soát kỹ càng vùng mục tiêu, để lại một thành phần ém quân tùy theo tình hình có khi chỉ để lại một Tiểu Đội, nhưng cũng có khi để lại một Trung Đội, đơn vị thi hành nhiệm vụ phục kích phải có tinh thần kỷ luật, tinh thần chiến đấu và kỹ thuật chiến đấu cao, nếu không đơn vị này sẽ bị tiêu diệt hoặc không hoàn thành được nhiệm vụ, đơn vị phục kích sẽ bất động từ khi đơn vị mẹ rút quân, ngụy trang thật kỹ, không có lính gác giặc mà tất cả đơn vị phải thức nguyên đêm, vì lúc gọi nhau thay phiên gác cũng bị lộ tung tích: Có như vậy mới đánh lừa được Địch Quân, chúng tin tưởng rằng : Chúng ta đã rút quân hoàn toàn, vì đài quan sát bí mật của chúng sẽ đếm bao nhiêu trực thăng đổ quân và bao nhiêu trực thăng bốc quân về, khi thấy chúng ta đã bốc hết quân ra; Chúng bắt đầu hoạt động tự do, để rồi lọt vào bẫy của ta, chính nhờ áp dụng kỹ thuật phục kích này, cho nên khi các đơn vị Nhảy Dù có nhiệm vụ hành quân ven đô thì địch quân không pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất cũng như Sài Gòn được nữa, vì các đơn vị pháo của chúng đều bị lọt ổ phục kích của anh em Nhảy Dù, thi hành chiến thuật Phục Kích này có khi không dùng trực thăng, nhưng vì đa phần là dùng trực thăng cho nên quen miệng gọi là “Phục Kích Trực Thăng). Để đánh lừa địch quân, cho nên Đại Đội Trưởng Nguyễn Trọng Nhi đã xử dụng 21 trực thăng khi thả quân cũng như khi bốc quân mặc dù để một trung đội ở lại anh vẫn dùng 21 trực thăng để bốc quân ra, để địch quân tin rằng chúng ta đã bốc hết quân ra, từ khi về tham dự hành quân ven đô ĐĐ72ND đã tiêu diệt được một ổ pháo kích của chúng tại khu vườn trầu, và bây giờ được chuyển mục tiêu sang khu vườn thơm, tâm niệm Nhảy Dù đến đâu thì bình yên đến đó.................
Thiếu Úy Nam trung đội 3 xin đi thay thế trung đội 1 với lý do Nghị có em gái hậu phương đến thăm “Nam hy sinh năm 1970 tại căn cứ Sandra Tây Ninh”, nhưng Nghị nhất mực từ chối, lúc đó Đại Úy Nhi mới biết là Nghị có người yêu tới thăm nên anh cũng có thảo luận chung là Thiếu Úy Nam thay Nghị tới phiên Nam thì Nghị sẽ đi thay, nhưng Nghị ỡm ờ trả lời:
- Biết phước đâu mà tìm , biết họa đâu mà tránh ... Đại Úy cứ để tôi đi, không hàn huyên với người yêu hôm nay thì hàn huyên ngày mai, lỡ Thiếu Úy Nam có bị gì, ai gánh tội cho tôi.
Nghị ra tiễn người yêu về Sài Gòn bằng xe đò, anh nói có nhiệm vụ hành quân và không nói cuộc hành quân dài bao lâu, Dung trìu mến hỏi:
- Bao giờ trở lại anh?
- Mai mốt anh về, khi về anh sẽ ghé thăm em ngay(Nghị trả lời ân cần)
Suốt đêm thức canh địch quân, bảo vệ đồng bào Sài Gòn được yên ổn nghỉ ngơi, với tâm hồn thi sĩ sẵn có, anh đã cho đứa con tinh thần “Kỷ Vật” ra đời, bài thơ này do một số anh em còn nhớ chép lại, với nguyên tác như sau :


KỶ VẬT

Chuẩn Nghị

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa
Anh trở về không bằng huy chương chiến thắng
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng ca
Anh trở về nằm giữa vòng hoa
Những vòng hoa tang chan hòa nước mắt
Anh gửi về cho em vài kỷ vật
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù
Nó đã từng che nắng che mưa
Đã từng hứng cho anh giọt nước
Chiều dừng quân nơi địa đầu lạnh buốt
Nấu vội vàng trong đó nắm cơm khô
Anh gửi cho em một tấm poncho
Đã rách nát theo hình hài năm tháng
Lều dã chiến trên đồi hoang cháy nắng
Che cơn mưa gió lạnh buổi giao mùa
Làm chiếc võng nằm, nhìn đời lính đong đưa
Và...Khi anh chết cũng poncho tẩm liệm
Nay anh gửi cho em làm kỷ niệm
Nhận không em chút tình lính này đây
Tình lính đơn sơ vì chinh chiến kéo dài
Nhưng tình lính chỉ lạt phai
Khi hình hài và con tim biến thể

Đầu năm 1969

Sáng hôm sau khi trực thăng vừa bốc trung đội 1/72 từ khu vườn thơm Đức Hòa ra đến vị trí đóng quân của Đại Đội 72 thuộc TĐ7BBND tai cầu Bình Điền; “lúc đó TĐ7BBND đang được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của LĐ3BBND/VN bộ chỉ huy đặt tại hãng dệt Khải Vinh do Đại Tá Nguyễn Khoa Nam làm Lữ Đoàn Trưởng, đơn vị Pháo Binh yểm trợ là Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù, TĐ7BBND được yểm trợ trực tiếp bởi Pháo Đội B3 Nhảy Dù đóng tại Bình Điền do Đại Úy Nguyễn văn Ơn là Pháo Đội Trưởng hiện Ơn đang ở Denver Colorado, Pháo Đội này tới tháng 6 năm 1970 thay cấp chỉ huy, Đại Úy Nguyễn văn Đương là Pháo Đội Trưởng ”.
Sau khi báo cáo đầy đủ với cấp trên, tình hình trong đêm tại vườn thơm Đức Hòa, cả trung đội được nghỉ bù, Chuẩn Úy Nghị trung đội trưởng, không nghỉ, anh lấy giấy bút chép lại bài thơ Kỷ Vật, trong đêm chờ giặc, “nơi thường xuyên pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất” mực chưa ráo anh đã đưa Đ/U Nhi coi.
Ngay lúc đó Đ/U Nhi đã phê bình như sau : Bài thơ hay, nhưng buồn quá, và tại sao anh lại lấy bút hiệu là Chuẩn Nghị, bộ không muốn lên cấp bậc khác hay sao?
Thưa Đại Úy bao giờ lên Thiếu Úy mình đổi tên khác, sau đó bài thơ này được báo Văn Nghệ Tiền Phong và Chiến Sĩ Cộng Hòa và nhiều báo khác cùng đăng vào mùa xuân năm 1969, sau đó Đại Úy Nhi đi du học ngoại quốc, Đại Úy Võ trọng Em thay thế chức vụ Đại Đội Trưởng 72 Nhảy Dù.
Toàn bộ Sư Đoàn Nhảy Dù được tăng phái cho Quân Đoàn III , Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đóng tại Phước Vĩnh, các đơn vị Nhảy Dù được hành quân song song với Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, càn quét chiến khu D, Tây Ninh , Tam Giác Sắt, mật khu Bời Lời và không may Chuẩn Úy Nguyễn Đức Nghị đã hy sinh tại mật khu Bời Lời tháng tư năm 1969, cái tên Chuẩn Nghị anh chưa phải đổi để muôn đời tồn tại, bài thơ Kỷ Vật do anh sáng tác trong đêm ngăn chặn địch quân pháo kích vào Sài Gòn, với ấp ủ để dân Sài Gòn được sống yên ổn... Phải thế không anh?

Để rồi người dân Sài Gòn quên tên anh, trao bài thơ này cho người khác đứng tên, cái câu ..............Bất nhân như lính có còn đúng vế nào không anh, Satan cũng phải nhận vế sau là phi lý; Ba mươi hai năm sau và nhiều năm sau nữa tôi vẫn còn nhắc tên anh, để người sống ra người, của Caesar xin trả lại cho Caesar ./.

Tháng tư năm 2001
Bùi đứcLạc

ngodong
#6 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:37:35 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Em thuộc lớp hậu sinh khả úy, lúc đó chắc còn cầm bình sữa chạy le te...
Sau này được đọc nhiều, vơ được gì cũng đọc ngấu nghiến nên biết nhiều chuyện nhưng lại không nhớ cho hết.



Nên chị N Đ nể em quá chừng luôn á. TongueKisses đùa chứ chị trả lời bên Hán.... rồi.
xv05
#7 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:47:10 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chít chắc em rồi!
Sửa lẹ, hông thôi bị ăn đòn...

quote:


Em thuộc lớp hậu sinh ... là lá la la..., lúc đó chắc còn cầm bình sữa chạy le te...
Sau này được đọc nhiều, vơ được gì cũng đọc ngấu nghiến nên biết nhiều chuyện nhưng lại không nhớ cho hết.



Hú ba hồn chín vía...
sửa xong rồi
chắc hết dám xổ nho... bậy nữa...
Gác Trọ
#8 Posted : Sunday, July 29, 2007 8:26:14 PM(UTC)
Gác Trọ

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 48

Thưa Đại Úy bao giờ lên Thiếu Úy mình đổi tên khác, sau đó bài thơ này được báo Văn Nghệ Tiền Phong và Chiến Sĩ Cộng Hòa và nhiều báo khác cùng đăng vào mùa xuân năm 1969, sau đó Đại Úy Nhi đi du học ngoại quốc, Đại Úy Võ trọng Em thay thế chức vụ Đại Đội Trưởng 72 Nhảy Dù.
Thiết nghĩ nếu bài hát này đã được nhiều người biết là của Chuẩn Nghị chớ không phải của LP thì sao vào thời rùm beng chuyện đó lại không được ai đưa ra?

ngodong
#9 Posted : Sunday, July 29, 2007 9:34:23 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Gác Trọ à người ta đi lính không biết sống chết ngoài mặt trận ra sao, ai mà ngồi kể cho người thành phố nghe????
Các ông làm báo nhà binh lo in rồi gởi, có ai biết chuyện thế nào.

Thời đại bây giờ internet truyền đi nhanh như bão, chuyện bài người này viết người kia đăng rồi ghi tên mình, nếu không bị bắt cũng thành khói sương.

Người viết bài về Chuẩn Nghi là anh Bùi Đức Lạc bạn của anh N Đ. Anh là người chứng. Khi gặp bác PD - N Đ có hỏi ông, ông cho biết bài ông đọc trên báo và phổ nhạc. Ông không biết ai là tác giả thật.

Nếu có đọc báo ngày xưa chắc các chị biết về cách báo chí in ấn thế nào phải không?
Sự liên lạc giữa các thành phố với nhau còn khó, nói gì đến tiền tuyến hậu phương.
Gác Trọ
#10 Posted : Sunday, July 29, 2007 10:03:20 PM(UTC)
Gác Trọ

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 48

LP có được biết vụ này:

http://www.vannghesongcu...D=15&LOAIREF=5&TGID=833

Kính gửi nhà thơ Linh Phương,

Tôi là người thích thưởng thức thơ và nhạc , năm 1970 tôi đang học lớp 11 , cùng bạn bè vào cà phê Văn thì hay được nghe bài Kỷ vật cho em do Thái Thanh hát , nghe rờn rợn , phù hợp tâm trạng(vì nếu thi hỏng sẽ phải đi lính ngay!) .. nên rất thích , vả lại ông Phạm Duy phổ nhạc thì tài rồi! .Gần đây ,năm 2006 ,tôi có đọc được bài "Tản mạn về bài Thơ Kỷ vật cho em" đăng trên dactrung.net,sau đó khi tôi muốn đọc lại thì tìm không ra nên tôi thử tìm trong mục Thơ thì thấy 1 bài tựa đề là " Kỷ vật" tác giả là Chuẩn Nghị gì đó.. nhưng cũng có 2 câu mở đầu giống hệt và ý bài thơ cũng từa tựa như bài thơ của ông.

Nay đọc trên Văn Nghệ sông Cửu Long lại được đọc 1 lần nữa ,va` ông Nguyễn Trọng Tạo cũng vừa post 1 bài lên Hội ngộ văn chương của ông ấy.

Vậy xin hỏi ông , có mối liên hệ nào giữa 2 tác giả hoặc 2 bài thơ không .

Tôi xin copy ra đây để ông đọc:



KỶ VẬT

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa
Anh trở về không bằng huy chương chiến thắng
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng ca
Anh trở về nằm giữa vòng hoa
Những vòng hoa tang chan hòa nước mắt
Anh gửi về cho em vài kỷ vật
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù
Nó đã từng che nắng che mưa
Đã từng hứng cho anh giọt nước
Chiều dừng quân nơi địa đầu lạnh buốt
Nấu vội vàng trong đó nắm cơm khô
Anh gửi cho em một tấm poncho
Đã rách nát theo hình hài năm tháng
Lều dã chiến trên đồi hoang cháy nắng
Che cơn mưa gió lạnh buổi giao mùa
Làm chiếc võng nằm, nhìn đời lính đong đưa
Và...khi anh chết cũng poncho tẩm liệm
Nay anh gửi cho em làm kỷ niệm
Nhận không em chút tình lính này đây
Tình lính đơn sơ vì chinh chiến kéo dài
Nhưng tình lính chỉ nhạt phai
Khi hình hài và con tim biến thể.

Đầu năm 1969
(Xin xem trong dactrung.net , chọn mục thơtheo tựa đề , vần K).

Cám ơn ông đã quan tâm , đã trả lời tin nhắn và đã đọc email, kính chúc ông sáng tác nhiều và hay.

Kính Thư

Độc giả.



From: Doan van nhon Van [mailto:linhphuong_1949@yahoo.com.vn]
Sent: Tuesday, May 08, 2007 9:35 AM
To: Nguyen Quang Hien
Subject: V? Vi?c: Ba`i tho "Ky vat"

Kính thưa ông Nguyễn Quang Hiên !

Tôi rất cám ơn ông đã gởi cho tôi bài thơ " Kỷ Vật" của ông Chuẩn Nghị , có những câu giống như " Kỷ Vật Cho Em" của tôi mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc.Tôi chỉ xin đưa ra vài điểm để ông nhận xét nhé .

- Ông có thể so sánh nguyên văn bài thơ của tôi và bài hát mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ thơ, và bài thơ của Chuẩn Nghị.

-Thời điểm năm 1970, thất cả các nhật báo , tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san ở Sài Gòn đều có đăng những loạt bài về tiền tác quyền , cũng như đã phỏng vấn tôi trên các trang báo này, làm xôn xao dư luận một thời.Cuối cùng thì như ông đã đọc trong bài " Tản mạn ".

- Sau 35 năm tôi và Phạm Duy gặp lại nhau ở tư gia của nhạc sĩ ngày 31.12.2005 và này 60.02.2006 báo Thanh Niên có đăng ảnh tôi chụp chung với Phạm Duy( Ông có thể tìm ảnh này trên báo Thanh Niên điện tử ).

Qua những điểm trên, ông có thể kết luận về những gì ông thắc mắc.Riêng tôi không biết Chuẩn Nghị là ai ?Và tôi thấy vấn đề này cũng không có gì quan trọng, vì trước năm 75 cũng có nhiều người mạo nhận là tác giả KVCE.Và sự thật vẫn là sự thật.

Trân trọng cám ơn ông đã phát hiện điều này và nêu thắc mắc cùng tôi.

Chúc ông và gia đình vui khoẻ.

Trân trọng

Linh Phương




Linh Phương



Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Cha người Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) . Mẹ người Cần Thơ. Nguyên thư ký tòa soạn tuần san TINH HOA NỮ SINH phát hành tại Sài Gòn 1967. Nguyên biên tập thơ tạp chí CHIÊU ANH CÁCcủa Hội VHNT Tỉnh Kiên Giang.Hiện là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang.



* Địa chỉ : 174/ 7. Đường Đống Đa, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá. Tỉnh Kiên Giang.

ĐT : 0918.065949.E-mail :lphuong_kg@hopthu.com

* Tác phẩm in riêng :

- THƠ TÌNH LINH PHƯƠNG (Thơ - nxb. Ngựa Hồng-Sài Gòn 1967 ).

- KỶ VẬT CHO EM ( Thơ- nxb. Động Đất-Sài Gòn 1971 ).

- LỜI TỰ TÌNH PHƯƠNG ĐÔNG ( Thơ- nxb. Đồng Nai 1995 ).

- LỜI RU CỦA GIÓ ( Thơ- nxb. Thanh Niên 2000 ).

* Tác phẩm in chung :

- THƠ LỤC BÁT ( Thơ- nxb Thanh Niên 2000 ) 14 tác giả.

- NGUYÊN ĐÁN TÌNH YÊU ( Thơ- nxb. Đồng Nai 2004 ) 13 tác giả.



Tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc trước năm 75
PC
#11 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:30:55 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
http://www.vannghesongcu...D=15&LOAIREF=5&TGID=612

Những thông tin chính thức của chính tác giả về BÀI THƠ KỶ VẬT CHO EM.
Linh Phương




SCL : Khi giới thiệu Nhà Thơ LINH PHƯƠNG ,một số câu hỏi của bạn đọc về Bài thơ “ Kỷ vật cho em “ và chúng tôi đã đề nghị anh viết vài giòng và anh đã nhận lời,chúng tôi cũng mong nhận nhiều ý kiến liên quan,Tất cả những vấn đề này SCL xem như là tư liệu riêng và trong khi chờ đợi những đánh giá chúng tôi cho rằng bài thơ này là một trong những bài thơ phản chiến trong đô thị miền nam.



Nhận được e-mail anh Nguyễn Hòa đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em ( KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì , bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không ?



Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy, Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên " Để trả lời một câu hỏi " đề tặng một người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Ấu Lăng ( tức nhà thơ Trần Dạ Từ chồng của nhà văn nữ Nhã Ca ) phụ trách. Tôi thường xuyên đăng bài ở trang này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương -Vương Thị Ai Khanh và Phạm Thị Au Cơ.



Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc với duy nhất tên ông, tôi không có phản ứng gì. Nhưng tôi có người bạn làm việc ở bản tin THT đã đưa vấn đề tác quyền lên trang tin tức của một tờ nhật báo với đại ý " Tác giả Kỷ Vật Cho Em sẽ kiện nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa ".Tiếp theo là tờ tuần báo SÂN KHẤU TRUYỀN HÌNH , tác giả Phan Bảo Quân cho in một bài viết đề cập tác quyền và tên Linh Phương phải được để là đồng tác giả bản nhạc Kỷ Vật Cho Em.



Thời đó ở Sài Gòn có trên 20 tờ nhật báo, 30 tờ tuần báo và rất nhiều tạp chí bán nguyệt san, nguyệt san…Và chuyện tác quyền giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đều có bài viết , thư nhạc sĩ Phạm Duy gởi tôi, thư tôi trả lời …hầu hết trên báo chí lúc ấy.Cuối cùng thì một người cháu của Phạm Duy là Phạm Duy Nghĩa tìm gặp tôi tại địa chỉ 104/23 đường Yersin nhà người bạn thân của tôi là nhà thơ Vũ Trọng Quang ( hiện là Hội viên Hội nhà văn Thành phố HCM ).Phạm Duy Nghĩa đưa tôi đến phòng trà ca nhạc ĐÊM MÀU HỒNG nơi Ban Thăng Long thường xuyên trình diễn.



Ở đây, tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đã có sự thông cảm với nhau về vấn đề bài thơ Kỷ Vật Cho Em. Nhạc sĩ Phạm Duy chở tôi trên chiếc xe Trắc-xông đen đến phòng trà Queen -Bee do nhạc sĩ Ngọc Chánh làm chủ xị. Ở Queen-Bee nhạc sĩ Phạm Duy .đã giới thiệu tôi trước công chúng về tác giả bài thơ KVCE. Sau cái bắt tay giữa tôi với nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Ngọc Chánh và quái kiệt Trần Văn Trạch , ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài thơ phổ nhạc này.



Sáng hôm sau, tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy 215 E/2 đường Chi Lăng- Phú Nhuận ăn cơm và ký hợp đồng bài thơ KVCE tại đây. Trong bản hợp đồng tiền tác quyền là 30.000 đồng (thời điểm đó giá một lượng vàng nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10.000 đồng đến 12.000 đồng ), nhưng thực tế thì nhạc sĩ Phạm Duy trả tôi 50.000 đồng ( 30.000 đồng bằng Sec nhận ở Pháp Á ngân hàng- 20.000 đồng tiền mặt .



Lúc bản KVCE được hát là cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên dữ dội, nên đã gây những chấn động lớn lao vào tâm hồn của những quân nhân Sài Gòn cũng như mọi tầng lớp dân chúng.Như trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy phát hành ở hải ngoại đã dành chương hai mươi hai viết về KVCE và tác giả có đoạn : "…Tôi hát bài này trước tiên tại phòng trà RITZ của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers, rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly qua Thanh Lan, Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc. Bài hát trở thành một hiện tượng lớn của thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên, bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải, nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở bốn vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người Việt Nam mà ai cũng phải chấp nhận…"



Cuộc chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là cuộc hành quân Lam Sơn 719 qua bên kia Lào. Có nguồn tin tôi đã nằm lại ở vùng Hạ Lào ,không hiểu xuất phát từ đâu, và cái chết của Linh Phương tác giả KVCE còn có bài viết của tác giả Trần Tường Trình đăng trên nhật báo Sóng Thần của ông Chu Văn Bình ( tức nhà văn Chu Tử ): và một số phân ưu chia buồn trên các báo khác. Rồi mặt trận Kampuchea bùng nổ ,tôi lại được khai tử thêm lần nữa tại chiến trường này.



Lúc đó, anh Thiện Mộc Lan ký giả báo Đuốc Nhà Nam đã cố công tìm sự thật về cái chết của tôi . Sau nhiều ngày tìm hết chỗ này đến chỗ khác qua nhiều nguồn, ký giả Thiện Mộc Lan đã đến nhà nhạc sĩ Phạm Duy như tác giả bài báo đã kể : " …Chúng tôi chợt nghĩ đến nhạc sĩ Phạm Duy, hy vọng rằng giữa nhạc sĩ và nhà thơ có nhiều liên hệ từ lúc KVCE ra đời, thế nào Phạm Duy cũng biết rõ về Linh Phương. Khi nghe chúng tôi báo tin Linh Phương đã chết, nhạc sĩ họ Phạm sửng sốt : - Linh Phương mới thăm tôi cách đây nửa tháng mà. Lẽ nào …như vậy được. Oi dzời ! Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa chết đâu… ". Được nhạc sĩ Phạm Duy ghi cho địa chỉ , kí giả TML tìm đến tư gia nhà thơ Vũ Trọng Quang và gặp tôi tại đây . Báo ĐNN đã đăng loạt bài 4 kỳ báo qua những tít : 1- " Nhà thơ có nhiều huyền thoại, tác giả "Kỷ Vật Cho Em " Linh Phương còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi ? 2-Liên lạc khắp nơi ĐNN mới tìm ra tông tích tác giả Kỷ Vật Cho Em . 3-Linh Phương đã nói gì với ĐNN . 4-Linh Phương thích làm thơ nhưng không mang danh thi sĩ ".



Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo KHỞI HÀNH của Hội Văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ " Bài cho chiến trường Đông Dương " nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào…và bài " Từ giã bọn mày " nói về thân phận của những Lao công đào binh. Tôi chỉ còn nhớ 3 khổ thơ của bài này như sau :



" Từ giã bọn mày mai tao lên núi

Mặc áo lao công đập đá xây thành

Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi

Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh



Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt

Võ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương

Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt

Dưới ruộng- dưới đồng- những máu- những xương



Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn

Dù một lần tao làm gã tội nhân

Từ giã bọn mày mai tao xuống biển

Tay ngoằn nghoèo vẽ trọn chữ Việt Nam "



Khi báo phát hành khoảng một giờ sau thì bị cảnh sát tịch thu tất cả những số báo còn lại. Đấy là trường hợp có một không hai vì đây là tờ báo của Hội văn nghệ sĩ quân đội.



Sau năm 1975, đúng hơn là 1978 tôi từ Côn Đảo lang bạt kỳ hồ về Cà Mau , ba chìm bảy nổi , bị người ta " đánh " tơi tả, không còn chỗ dung thân dạt về Kiên Giang cho đến bây giờ. Có những lúc tôi chảy nước mắt khi tự hỏi : tại sao người ta không sống với nhau bằng tấm lòng để cư xủ với nhau tử tế hơn ?

Có lẽ tôi lan man hơi nhiều, dù còn có biết bao chuyện quanh bài thơ KVCE mà tôi chưa thể kể hết, chỉ hy vọng một ngày nào đó tôi viết một cuốn hồi ký , hoạ may mới dàn trải được số phận của bài thơ KVCE .



Tựa đề do SCL chọn.Đề từ của tác giả là : Tản mạn về bài thơ kỷ vật cho em.

Nguyên văn bài thơ :

KỶ VẬT CHO EM



Em hỏi anh bao giờ trở lại

Xin trả lời mai mốt anh về

Không bằng chiến thắng trận Pleime

Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giả



Anh trở về hàng cây nghiêng ngã

Anh trở về hòm gỗ cài hoa

Anh trở về bằng chiếc băng ca

Trên trực thăng sơn màu tang trắng



Mai trở về chiều hoang trốn nắng

Poncho buồn liệm kín hồn anh

Mai trở về bờ tóc em xanh

Vột vã chít khăn sô vĩnh biệt



Mai anh về em sầu thê thiết

Kỷ vật đây viên đạn màu đồng

Cho em làm kỷ niệm sang sông

Đời con gái một lần dang dở



Mai anh về trên đôi nạng gỗ

Bại tướng về làm gã cụt chân

Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân

Bên người yêu tật nguyền chai đá



Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ

Em nhìn anh- ánh mắt chưa quen

Anh nhìn em- anh cố sẽ quên

Tình nghĩa cũ một lần trăn trối



LINH PHƯƠNG

( 20/02/1970 )






LINH PHƯƠNG
Ngày đăng: 28.11.2005 - Số lượt xem : 12690

PC
#12 Posted : Wednesday, August 1, 2007 3:26:59 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Lại nói về Linh Phương là tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em

Vũ Trọng Quang




Trong chương trình Bàn Tròn Văn Chương với chủ đề “văn chương mạng & www.vannghesongcuulong.org “ (*) tổ chức tại Sài Gòn ngày 21/4/2007, vì là người đề dẫn tham luận bàn tròn nên tôi có mời nhà thơ Linh Phương từ Rạch Giá lên Sài Gòn tham dự buổi hội thảo, tôi giới thiệu Linh Phương là tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em (KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy đã chuyển thành ca khúc từng gây sôi nổi tại miền Nam suốt thập niên 70 và báo chí thời ấy đã tốn khá nhiều giấy mực tường trình sự liên hệ giữa Phạm Duy và Linh Phương; với mục đích nhấn mạnh ưu thế nhờ văn chương mạng mà tương quan giữa đôi nhạc sĩ – nhà thơ này vốn che đậy từ lâu nay được mở ra tường tận, chỉ có vậy; tôi không muốn đem sự thấu hiểu về bạn mình ra biểu diễn mãi, định trong lòng không đề cập đến nữa, “xưa” rồi “Diễm”. Nhưng khi đọc cái gọi là bài thơ “Kỷ Vật” của ông Chuẩn Nghị, làm sao tôi ngồi yên được.



Đầu năm 2006, Anh Nguyễn Hòa, người chủ biên www.vannghesongcuulong.org (VNSCL) biết tôi là bạn thân của Linh Phương nên nhờ tôi thực hiện bài vở làm rõ Linh Phương và trường hợp bài thơ KVCE, vì khi ấy có người truy cập vào VNSCL khơi dậy thắc mắc. Tôi đã tập hợp một số bạn bè thời cấp hai (Trung học đệ nhất cấp) nay là tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo thân thiết với Linh Phương cùng với tôi viết một loạt bài làm sáng tỏ vấn đề. Khi ấy tôi đề nghị với anh Nguyễn Hòa sau loạt bài này nên khép lại vụ việc, vì sự kiện qua thế kỷ đã tĩnh lặng, không nên làm lùm xùm nữa (Người xem có thể vào VNSCL, truy cập đề mục Văn hóa xem bài “Vấn đề để xác minh ai là tác giả bài thơ KVCE” ngày 4/4/2006) (**). Trước đó vào ngày 6/2/2006 báo Thanh Niên có đưa tin về “Linh Phương người có số phận gian nan và nhiều giai thoại”, cùng ảnh chụp song đôi với nhạc sĩ Phạm Duy.



Tổng hợp hai thông tin ấy, nhà thơ Linh Phương là tác giả KVCE đã sáng như ban ngày. Thôi đi: không cần thiết phải xác tín thêm.



Nhưng như đã nói, tôi lại đề cập tiếp khi thấy sản sinh trên trang web Đặc Trưng một dị bản, không chịu nổi, vào ngồi trước màn hình lóc cóc gõ chữ lên.



Không cần phải là nhà thơ, người đọc bình thường cũng nhận ra cái “Kỷ Vật” của “tác giả” Chuẩn Nghị đã xào lại KVCE của Linh Phương, một loại hàng nhái nhưng ăn gian thời điểm lùi niên lịch trở về năm 1969 vì KVCE đã là 1970 (Giả định LP làm bài thơ ở thế kỷ 19 thì dám chắc ông Nghị cho cái Kỷ Vật sẽ đã ra đời thế kỷ 18). Kỷ Vật vừa không hay vừa luộm thuộm câu cú chưa sạch nước, nói thẳng ra loại hàng nhái kém chất lượng. Để khỏi mất thì giờ tôi chỉ thí dụ một câu thôi:

-Trong KVCE: Anh trở về chiều hoang trốn nắng

Còn trong Kỷ Vật: Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng.

Rõ ràng “trốn nắng” hay hơn lạ hơn “chiếu nắng”; “chiều hoang” mà “chiếu nắng” thì chẳng có gì để nói cả, chưa kể câu thơ sau lại thừa chữ “trong” do cố tình thêm vào để làm cho có vẻ khác đi.

Câu thứ ba: “Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa” nghe hình dung tương cận như tuồng rất “Áo Vũ Cơ Hàn” và “Dù Hoa Lạc Lối”

Tôi đồng ý với nhận xét của anh Nguyễn Quang Hiền “Chuẩn Nghị là một cái tên tuổi xa lạ vì tôi không thấy thêm bài thơ nào khác của ông ta”, và tôi cũng đồng quan điểm với hai nhận định của Người Yêu Thơ (trong blog Hội Ngộ Văn Chương của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo) khi:

- Thứ nhất so sánh hai bài đã đánh giá KVCE có giá trị hơn hẳn “Kỷ Vật” không cho ai, thứ hai “Kỷ Vật” không thuyết phục xuất xứ in ấn. Trong khi đó tập thơ KVCE hiện hữu từ năm 1970 do Văn nghệ Động Đất Sài Gòn xuất bản (tôi và Linh Phương cùng chủ trương nhóm văn nghệ này), bìa tập thơ này đã ố vàng theo màu thời gian (Hội Ngộ Văn Chương đã post bìa tập thơ KVCE để minh họa cho bài liên hệ giữa Linh Phương & Phạm Duy), lời bạt tập thơ này do tôi viết lúc ở tuổi đôi mươi dưới cái tên Nguyễn Thị Thu Vân (bạn đọc có thể truy cập vào VNSCL, click vào mục Tác giả ---> tìm Vũ Trọng Quang xem bài “Đọc KVCE của Linh Phương”). Ngoài ra, Linh Phương còn là một thương hiệu của nhiều tập thơ được ấn hành trước và sau cột mốc 1975, trong đó có nhiều tập thơ do tôi thực hiện và biên tập.

Sở dĩ hơi dài dòng vấn đề và hoài niệm thân hữu, vì tôi muốn sự trình bày của mình chắc chắn phải có trọng lượng xác thực.

Cuối cùng nếu “tác giả” Chuẩn Nghị không hiện nguyên hình thành một “tát thật”, chúng ta nên khép lại chuyện ngoài văn chương này, không khéo người ta nói tôi đánh bóng cho bạn mình… “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Hy vọng sẽ không có lần cuối cùng bis.



(*) Vào www.viet-studies.org ngày 23/4/2007 hoặc www.yahoovanhoaviet.com vào mục Tiêu Điểm

(**) Xem thêm bài Vũ Phong Lưu viết về thơ Linh Phương



VŨ TRỌNG QUANG

http://www.vannghesongcu...=6341&LOAIID=15&TGID=679
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.