Bạn có biết
Mấy tuần nay bạn có thể đã có nghe, thấy từ "đất hiếm" được nhắc nhở nhiều trên các phươg tiện truyền thông do Tầu Cộng tuyên bố giảm sản lượng đất hiếm cung cấp cho Nhật Bản. Vậy "đất hiếm" là gì?
"
Đất hiếm" (rare earth) là tập hợp của 17 chất kim loại khác nhau trên bảng hóa trị tuần hoàn, được sử dụng trong các ngành kỹ thuật cao cấp như các dụng cụ siêu dẫn (superconductor), nam châm đất hiếm, chất đánh bóng điện tử, chất xúc tác, các bình điện và nam châm của xe hơi hybrid, dây cáp quang viễn thông, các ống trong máy truyền hình, dùng làm chất chịu nóng trong kỹ nghệ hàng xì, các dụng cụ sử dụng tia laser và nhiều thứ khác....
So với kim cương, bạch kim và vàng, vốn được xem là quý kim từ trước tới nay thì đất hiếm còn có giá trị gấp nhiều lần. Đặc biệt là chất Promethium, chỉ tồn tại trên các nếp gấp của địa cầu, và chỉ có khoảng 573 gram trên toàn thể các nếp gấp địa cầu vì có đời sống rất ngắn, chưa đến 20 năm.
Thành phần của đất hiếmVài loại đất hiếm được đặt tên theo nơi người ta tìm thấy chúng đầu tiên, cũng như theo tên các nhà khoa học tìm ra chúng. Có tất cả 17 hóa chất trong đất hiếm.
1. Scandium: có tên bắt nguồn từ tiếng Latinh "Scandia", tức Scandinavia hay Bắc Âu, nơi đất hiếm được khám phá ra đầu tiên. Chất này có số nguyên tử là 21, ký hiệu trên bảng tuần hoàn là Sc, thường được chế tạo thành hợp kim nhôm-scandium rất bền.
2. Yttrium: có tên theo ngôi làng Ytterby ở Thụy Điển, nơi đất hiếm được tìm ra đầu tiên. Số nguyên tử là 39, ký hiệu là Y, được dùng chế tạo các chất siêu bán dẫn ở nhiệt độ cao.
3. Lathannum: có tên gốc Hy Lạp là Lanthanon ( có nghĩa là "tôi đi trốn"). Số nguyên tử là 57, ký hiệu là La, được sử dụng trong chế tạo ra các loại kính phản chiếu kỹ thuật cao, bình dự trữ hydrogen, thanh cực của bình điện, ống kính máy ảnh...
4. Cerium: có tên theo tên hành tinh nhỏ bé Ceres. Số nguyên tử là 58, ký hiệu là Ke, được dùng làm chất oxy hóa, bột đánh bóng, chất xúc tác để lau rửa.
5. Praseodymium: có tên từ tiếng Hy Lạp "praso", có nghĩa là màu xanh cây tỏi và tiếng Didymos (tiếng cổ Hy Lạp) là cặp đôi hay song sinh. Số nguyên tử là 59, ký hiệu là Pr, được dùng làm nam châm đất hiếm,, tia laser, màu sanh lục trong kính va men, đá lửa.
6. Neodymium: có tên từ tiếng Hy Lạp là "neo" có nghĩa là mới và tiếng Didymos có nghĩa là đôi. Số nguyên tử là 60, ký hiệu là Nd, được dùng làm nam châm đất hiếm, tia laser, màu tím trong kính hay men sứ, các chất tụ điện bằng sứ.
7. Promethium: có tên từ tiếng Hy Lạp là Titan Prometheus (vị thần đã trộm ngọn lửa bất tử đem trả lại cho loài người), số nguyên tử là 61, ký hiệu là Pm, được dùng làm các loại pin nguyên tử.
8. Samarium: được đặt tên theo tên nhà bác học người Nga Vasili Samarsky-Bykhovets, người khám phá ra chất này đầu tiên, số nguyên tử 62, ký hiệu là Sm,được dùng làm nam châm đất hiếm, tia laser, chất kềm giữ neutron.
9. Europium: có tên theo lục địa châu Âu Europe, số nguyên tử 63, ký hiệu là Eu, được dùng làm các chất lân tinh đỏ và xanh dương, tia laserm đèn hơi thủy ngân.
10. Gadolinium, theo tên nhà bác học Phần Lan tìm ra chất này Johan Gadolin. số nguyên tử là 64, ký hiệu là Gd, được dùng làm nam châm đất hiếm, tia laser, các loại kính phản chiếu kỹ thuật cao, ống X quang, bộ nhớ máy điện toán.
11. Terbium, có tên từ ngôi làng Ytterby ở Thụy Điển, số nguyên tử la 65 , ký hiệu là Tb, được dùng làm chất lân tinh màu xanh lục, tia laserm đèn huỳnh quang.
12. Dysprosium: có tên từ tiếng Hy Lạp "dysprositos" có nghĩa là khó kiếm, số nguyên tử là 66, ký hiệu là Dy, được dùng làm nam châm đất hiếm, tia laser.
13. Holmium: có tên từ tiếng Latin là "Holmia", tức tên thủ đô Stockholm của Thụy Điển, số nguyên tử là 67, ký hiêu là Ho, được dùng làm tia laser.
14. Erbium: có tên tử làng Ytterby ở Thụy Điển, số nguyên tử là 68, ký hiệu là Er, được dùng làm tia laser, thép vanadium.
15. Thulium: có tên theo ngôi làng kỳ bí Thule, số nguyên tử là 69, ký hiệu là Tm, dùng chế tạo máy X quang.
16. Ytterbium: có tên theo ngôi làng Ytterby nói trên, số nguyên tử là 70, ký hiệu là Yb, dùng làm tia hồng ngoại, làm chất xúc tác thay thế các hóa chất.
17. Lutetium: theo tên Lutetia, sau này là thành phố Paris của Pháp, số nguyên tử là 71, ký hiệu là Lu, dùng làm nam châm trong các bộ nhớ điện tử.