quote:
Gởi bởi PC
Chà, nói sơ sơ vậy mà chị cũng đoán được cái bộ chữ nào rồi đó nghe. Có phải Công Dung Ngôn Hạnh không vậy? Chớ các bộ Mai Lan Cúc Trúc, Xuân Hạ Thu Đông thì người ta hay đặt thành bộ tứ bình treo trên vách hơn.
Tên thật của XV ý à? Huệ đọc những bài của XV đăng trên PNV thì biết chứ, và để ý là vì Huệ thích đặt tên con gái như vậy. Tên XV chắc là đặt theo bộ chữ khác những bộ chữ PC nói trên, phải không XV? XV à, chị Huệ nghĩ chắc là bên ngoại của XV thuộc giòng dõi quan Ngự Sử và Án Sát Phạm Viết Chánh, người Vĩnh Long, giúp triều đình Huế chống Pháp, vừa giỏi văn chương thi phú vừa nổi tiếng trị dân với lòng thanh liêm, chính trực. Sài Gòn có đường Phạm Viết Chánh.
Huệ chỉ nhớ gặp PC trong một giấc mơ êm đềm, khi thức giấc có kể cho người trong nhà nghe, giờ thì quên mất rồi. Hình như cách đây năm sáu tháng hay sao đó. Mỗi đêm khi ngủ Huệ đều nằm mơ, đến nỗi khi còn nhỏ không biết cuộc sống thật của mình là ở trong mơ hay khi thức dậy (hồi nhỏ ngủ 8 tiếng, nằm mơ 8 tiếng chứ ít sao). Khi nhỏ thường hỏi mẹ mơ có bao giờ là thật không. Mẹ trả lời "những giấc mơ đẹp sẽ thành sự thật, còn những giấc mơ sợ thì không."
Phân tích những giấc mơ có hai nhà phân tâm học nổi tiếng, sống và làm việc cùng thời, ban đầu hai ông có đồng quan điểm, sau tách ra và không mấy đồng ý với nhau. Hai ông là Carl Jung (1875-1965) và Sigmund Freud (1856--1939). Hai ông ban đầu phục nhau lắm, sau Carl Jung không cùng ý với Sigmund Freud, gọi diễn dịch những giấc mơ của Freud là những đáp ứng tâm lý cho cuộc sống chưa được như ý. Freud đáp lễ bằng cách gọi diễn dịch của Jung về những giấc mơ là lời tiên tri. Hai bậc thầy thay phiên chỉ trích các luận chứng của nhau, tới giờ các môn đệ của hai ông và những người đời sau vẫn chưa ai có thể nói chắc những giấc mơ từ đâu ra và có nghĩa là gì.