Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ðiệp Mỹ Linh
Phượng Các
#1 Posted : Friday, November 26, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Ðiệp Mỹ Linh



Tên thật Nguyễn thị Thanh Ðiệp.
Sinh tại Ðà Lạt.
Khởi viết năm 1961
Ðịnh cư tại Hoa Kỳ từ 1975..

Tác phẩm đã xuất bản:

Một Ðoạn Ðường (truyện)
Bước Chân Non (truyện)
Sau Cuộc Chiến (truyện)
Hải Quân VNCH, ra khơi (tài liệu 1975)
Cuồng Lưu (truyện)
Ðưa Tiễn (truyện)


Phượng Các
#2 Posted : Sunday, February 13, 2005 12:48:06 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
ĐIỆP MỸ LINH - MÔT NGÔI SAO SÁNG

Phụng Hồng

Lý do thôi thúc tôi viết đôi dòng cảm nghĩ về nhà văn Điệp Mỹ Linh (ĐML) thật giản dị. Là một quân nhân hơn nửa đời người hy sinh cho đất mẹ để rồi giờ chót bị phản bội đắng cay trắng trợn, rồi bị tù đày. Ngày nay được sống an bình nơi quê người, tôi đã được may mắn đọc toàn bộ 7 tác phẩm của nhà văn nữ này (từ đoản thiên đến trường thiên tiểu thuyết: Một Đoạn Đường, Bước Chân Non, Đưa Tiễn, Sau Cuộc Chiến, Cuồng Lưu, Hải Quân VNCH Ra Khơi 1975 (biên khảo), Tưởng Như Trở Về) và đã rút tỉa ra được một kết luận độc đáo tuyệt vời, một niềm vui mới để thắp sáng lại niềm tin đã mất, đốt lại ngọn đuốc hy vọng hầu tàn: ĐML luôn luôn bày tỏ lòng biết ơn và đề cao người lính VNCH, bàng bạc trong suốt mọi tác phẩm giá trị của bà. Khác với những tên bồi bút văn nô hạng bét trước đây ở miền Nam và ngay cả bây giờ, khi được phè phỡn ở hải ngoại trà trộn trong cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản – là những đứa từng trốn quân dịch, sống trên xương máu dân lành, từng được quân đội VNCH che chở để sống yên lành nơi đô thị, đã viết những loại bài nhảm nhí ba xu rẻ tiền đả kích và thóa mạ hạ cấp quân đội VNCH mà trong đó phần đông là ông cha, anh em, bạn bè chúng nó nữa. Chúng nó là những tên “ăn cơm Cờ Hoa, thờ ma Việt Cộng” nhắc đến chỉ thêm bẩn ngòi bút mà thôi.

Lại nữa, mấy chục năm về trước, khi trốn về Nha Trang để tìm đường vượt biên, tình cờ tôi đã được nghe đài VOA trong một chương trình Việt ngữ do ông Nguyễn Hữu Trí phụ trách đã phỏng vấn nhà văn ĐML về các hoạt động văn hóa ở hải ngoại. Tôi lưu tâm từ đó. Gần đây, trên tạp chí văn học số 135 (7/97), Nguyễn Mộng Giác đã viết một bài dài phỏng vấn về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ĐML đã làm nhiều độc giả chú ý không ít. Và mới nhất, trong tháng qua, ĐML đã dành cho đài tiếng nói Việt Nam ở Montreal, Canada một buổi phỏng vấn qua giọng oanh vàng trong như pha lê của Đan Thi, và lại một lần nữa, đặc biệt thay, ĐML lại đề cao QĐVNCH! Ôi còn gì thắm thiết hơn tình Quân Dân của một ngòi bút nữ lưu độc đáo? Còn gì an ủi hơn cho chúng tôi – những người HO mới tới – được nghe những lời tri ân từ miệng một phụ nữ mà theo lời trung tướng Vĩnh Lộc, là vợ của một hậu duệ của Đức Trần Hưng Đạo (Tổng tham mưu trưởng QĐVNCH cuối cùng chưa đầy 48 giờ, trích từ Hải Quân VNCH Ra Khơi 1975, trang 283). Còn gì cảm động và thâm tình hơn khi mở tác phẩm “Bước Chân Non” mới lật qua trang đầu đã thấy hàng chữ thân yêu “Cho Người Em Ở Pháo Binh”. Rồi đến cuốn truyện dài “Sau Cuộc Chiến” lại thấy dòng tình cảm sâu rộng cuồn cuộn hải hà bát ngát trùng dương: “Để biết ơn người lính VNCH”. Thử hỏi đã có tác giả nào – tôi muốn nhấn mạnh đến những người cầm bút đã từng chịu ơn mưa móc của miền Nam cũ – có đủ can đảm nói lên lời chân thật như thế tự đáy lòng mình giống như ĐML chưa? Vì thế, trong niềm vinh dự được có ĐML đứng chung cùng một chiến tuyến chống cộng, và trong tinh thần huynh đệ chi binh, tôi nghĩ gọi ĐML là một Ngôi Sao Sáng trong vòm trời văn học Việt Nam hải ngoại cũng không có gì quá đáng. Để dẫn chứng cụ thể hơn và để biện minh cho lập luận đó, tôi xin trích lược một đoạn văn tiêu biểu: “... Không có bút mực nào và cũng không có nhà văn nào đủ khả năng để viết cho hết sự tàn bạo của chíe^'n tranh, sự phi nhân của cuộc chiến và sự chiến đấu can trường, liều lĩnh đến độ phi thường của người lính VNCH. Khi bị xâm lăng, người lính VNCH chống trả mãnh liệt. Nhưng khi tiếng súng dứt rồi, người lính VNCH trở về với bản chất bao dung, độ lượng của mình.”

“Thật vậy, đã nhiều lần tim tôi mềm đi khi thấy anh y tá VNCH trao anh tù binh Việt Cộng mấy viên thuốc kiết lî; hoặc khi anh y tá VNCH băng bó vết thương và chích thuốc cầm máu cho anh tù binh Việt Cộng. Tôi cũng đã bồi hồi xúc động trước cảnh người lính VNCH mồi sẵn điếu thuốc quân tiếp vụ rồi gắn vào môi anh tù binh thuộc bộ đội miền Bắc xâm nhập hoặc anh du kích MTGPMN.”

“Nhưng rồi niềm xúc động trong tôi bỗng biến thành phẫn nộ khi tôi thấy nơi bãi đáp dã chiến hay là nơi đoàn chiến đỉnh đang ủi bãi, từng cơ thể bê bết máu của người lính VNCH đang được chuyển lên trực thăng hoặc lên mấy chiếc FOM để tán thương!”

“Không biết bao nhiêu lần tôi khóc khi nhìn theo chiếc giang đỉnh chở đầy xác người mà quân phục của họ là quân phục của người lính VNCH...” (Trích “Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ”, bài phát biểu của ĐML trước đại hội Hải Quân và Hàng Hải, do Tổng Hội Hải Quân QLVNCH tổ chức ngày 25/11/95 tại San Jose, CA). Rồi trái tim ĐML đã trở nên sắt đá để nỗi phẫn uất hận thù dâng trào tột độ khi trong bài điểm sách “Tù Binh và Hòa Bình” của Phan Nhật Nam, bà viết: “Cũng trong thời gian này, tại vùng cận sơn Quảng Trị, Bắc quân ló mình lên khỏi chốt, ngoắc tay gọi lính nhảy dù và sư đoàn I bộ binh. Chiều nọ, một anh CSBV lững thững đi sang khu vực của đại đội 94 tiểu đoàn 9 nhảy dù bắt tay thiếu úy Thắng và bảo rằng: “Tụi tui không đánh ông đâu. mình bồ mà.” Thiếu úy Thắng mời nước trà và thuốc quân tiếp vụ. Sau đó 12 quân nhân TQLC sang chốt Việt cộng thăm giao hữu và 12 quân nhân ấy không bao giờ trở về! Không có tiếng súng, chỉ có âm động của lưỡi lê xuyên qua da thịt (TBVHB, trang 379). Thưa bạn, thú thật với bạn, khi đọc đến đoạn văn này giữa một khung trời bão tuyết nhưng lòng tôi lại sôi sục căm hờn như lò đúc thép nóng chảy, hận thù bọn cộng sản dã man đê tiện, khát máu thú vật lật lọng dâng lên đắng họng, nghẹn ngào phải bỏ bữa cơm chiều để vào giáo đường cầu nguyện. Để cùng thông cảm nỗi xót xa như muối đổ trong lòng với ĐML hơn. Để nghe thêm những lời buộc tội gay gắt, nghiêm khắc và cương nghị cứng rắn cương quyết của ĐML mà tôi tưởng chừng như đang nghe lời phán xét chắc nịch của vị quan tòa trước bồi thẩm đoàn: “Chính những lúc đó, lòng tôi vô cùng căm phẫn khi nghĩ đến lời chỉ trích vô trách nhiệm của một vài tờ báo hoặc của vài cá nhân tự nhận là trí thức đã dành cho người lính VNCH. Tôi muốn gào lên: Ai đang đổ máu nơi này để các anh chị được bình yên nơi đô thị, được sum vầy gia đình được cắp sách đến trường rồi ung dung viết báo xỏ xiêng...? Bất cứ người nào ăn hạt cơm miền Nam, uống ngụm nước bên bờ Bến Hải đều cũng phải chịu ơn người lính VNCH. Người lính VNCH chỉ giết để khỏi bị giết, chứ người lính VNCH không hề thề phanh thây uống máu quân thù như anh bộ đội miền Bắc đã được hun đúc từ tấm bé.”

Và trong một phút cao điểm nào đó, vâng cùng lắm, tôi cũng muốn gào lên cùng ĐML rằng “Những thằng cán binh cộng sản là những thằng phản dân hại nước, ăn cháo đái bát, phản bội tình người, không còn tình nghĩa, lương tri con người. Chúng nó chỉ là những con dã thú. Phải lôi cổ chúng nó ra pháp trường để chhịu tội tử hình. Không thể khoan nhượng, chung sống hòa bình, hòa giải với chúng nó được. Hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận thù với những thằng đã từng bắn giết, chặt đầu ông, cha, anh em, đồng đội của tôi thì tôi không thể chấp nhận được. Và những tên từng hô hào phản chiến đã trắng mắt ra chưa, khi đọc những đoạn văn trên của ĐML. Chúng nó đã thấy rõ bộ mặt thật của kẻ thù bất cộng đái thiên của dân tộc là cộng sản bắc Việt chưa?

Xin cám ơn đời, xin cám ơn cộng đồng, xin cám ơn người bạn tốt bụng Hoa Kỳ đã bao dung những mãnh đời HO xế chiều, lạc loài đất khách để chúng tôi được đọc những tác phẩm tuyệt vời của ĐML mà chúng tôi đã từng mơ ước từ hồi còn ở lò luộc người của cộng sản Bắc Việt.

Lòng biết ơn vô bờ bến của chúng tôi đối với ĐML còn lan rộng xa hơn khi được biết tản mát hầu hết 7 tác phẩm của ĐML, bà luôn đề cao tình người, tình mẫu tử của những gia đình bình dân miền Nam trước cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến bẩn thỉu, bỉ ổi do CSBV khát máu gây nên hơn nửa thế kỷ qua. Hơn nửa thế kỷ, biết bao người cha mẹ, đã ngậm ngùi nhìn con ra đi không về, người vợ chong đèn đợi người chồng biền biệt sau cuộc hành quân dài. Xin mời bạn hãy nghe 2 câu thơ réo rắt, thống thiết:

Mắt trinh nữ lệ mờ bên sông cũ

Đợi cung đàn nghệ sĩ vắng bao thu.

(Thơ ĐML, Bên Sông Cũ)

Rồi ĐML tình tứ rất thanh cao, gieo vào lòng người đọc một chút bâng khuâng, dịu nhẹ với vài câu rất ngắn nhưng ý vị vô cùng “Chờ nhau để chỉ được xa xa phía sau ngắm vành nón em nghiêng nghiêng, nhìn mái tóc em mềm mại trên nền áo trắng ngần. Chỉ có vậy thôi mà hạnh phúc lâng lâng. Chỉ có vậy thôi mà tinh yêu gắn bó, chỉ có vậy thôi mà anh nhớ em điên cuồng...” (SDD, trang 126)

Ở một truyện khác, ĐML viết rất thơ mộng: “tình yêu như trở giấc, dĩ vãng như bừng sống. Anh đem giông bão đến cho đời em hôm nay anh biết không Phi?... tình yêu ngày xưa lại đâm lộc, nảy mầm, nhưng yêu để làm gì? Đã bẽ bàng, đã mất nhau từ xa xôi lắm, nay em đâu còn gì cho anh? Đừng nhìn em bằng ánh mắt đó nữa...” (Một Đoạn Đường, 114)

Cho đến một lúc nào đó, không cầm được lòng , ĐML đã khóc thay cho người mẹ vất vả: “nhìn Hiền trợn mắt nuốt từng hạt cơm nguội trộn khoai, Thảo muốn khóc. Hiền nuốt từng hạt cơm một cách khó khăn khiến Thảo tưởng như Hiền đang cố nuốt đi niềm cay đắng, nỗi bần hàn!...” (SDD, 179)

Và ĐML đã trở nên rắn rỏi, đanh đá hơn khi phán xét về giới mày râu: “Nếu người đàn ông đủ cao thương để tha thứ cho người đàn bà thì tiếp tục lấy người đàn bà đó, còn không thì thôi. Người đàn ông không có quyền sống với người đàn bà đó rồi hành hạ bà ta để trả thù. Thử hỏi có người đàn ông nào còn... trinh trắng khi lấy vợ không? Vậy tại sao lại đòi hỏi người đàn bà? Tình yêu từ trái tim chứ có phải ở hình thức đó đâu...” (Đưa tiễn, 58)

Cuối cùng ĐML đã đưa ra một triết lý sống rất thực tế: “Một là vứt bỏ. Hai là chấp nhận. Đừng bao giờ cù nhầy vì như vậy mình tự làm khổ mình. Vô ích” (SDD, 103).

Khi bàn về thiên chức làm mẹ, nỗi khổ tâm của người con gái Việt Nam lớn lên trong xã hội Việt Nam từ cuối thập niên 30 trở về sau này, ĐML đã mạnh dạn nhận định: “Các bà mẹ đã hy sinh và khuyến khích con gái cố trau dồi để có được một nền học vấn và một số kiến thức để mạnh dạn bước vào đời, tiếp nhận luồng tư tưởng và văn mình Âu – Mỹ. Nhưng khi người con gái hăm hở bước vào đời để trực diện với bao khó khăn, bao thử thách thì cha mẹ lại tròng thêm lên vai đứa con gái khối hành trang nặng nề do mấy ông hiền triết sống tận bên Tàu đặt ra! Với khối hành trang được cha mẹ cẩn thận trang bị như thế mà có người con gái nào được gia đình chồng hoan hỷ chấp nhận đâu! không những không được chấp nhận mà người phụ nữ còn bị gia đình chồng đối xử rất bạc bẽo...” (Trích bài “Đọc Hồi Ký ‘Cùng Nhau Trôi Nỗi’ Của Phạm Thị Quang Ninh”). Vâng, đúng lắm! ĐML đã dặt vấn đề rất tế nhị và bao quát. Đây là kq thảm hại của sự xung đột giữa 2 cuộc đời mới cũ do nền văn hóa Âu Tây du nhập vào xã hội ta hiện thời mà nạn nhân là những cô gái mới đã có trình độ học vấn cao. Tôi muốn nói thêm với ĐML ở đây là “cô Loan giết chồng” (nhưng vẫn được tòa tha bổng trắng án) trong tiểu thuyết luận đề “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh là một bằng chứng tiêu biểu rõ rệt hùng hồn nhất. Chưa hết, lại còn cô Nhung trong “Lạng Lùng” (cùng một tác giả) đã vì tiết hạnh khả phong, muốn giữ vẹn toàn tiếng thơm cho gia đình chồng (chồng của Nhung đã chết từ lâu) mà phải giả dối đi lại với Nghĩa vụng trộm để thỏa mãn tuổi xuân khi góa bụa cô phòng lẻ bóng. Thân phận người đàn bà khi xuất giá không khác chi cánh bèo trên sóng mùa nước lũ lênh đênh không biết trôi giạt về đâu!

Con người ĐML quả là muôn mặt, đa dạng, tài nghệ cao kỳ. Bà đã xông xáo, dấn thân trong mọi trận tuyến của xã hội miền Nam trước 30/4/75 để nói lên nỗi uất nghẹn của người thấp cổ bé miệng và sau 30/4/75 để diễn ta nỗi thống khổ của một xã hội phồn vinh giả tạo để vạch trần các tệ đoan do giáo điều Mác Lê lỗi thời áp đặt. ĐML là một ngòi bút xã hội khai thác đề tài sống thực của cuộc đời người lính, vợ con, gia đình binh sĩ. Cảnh đời người quốc gia kẹt lại phải chịu cảnh cải tạo tù đày mút mùa, vợ chồng ly tán xa tít mù khơi, còn mong chi ngày trở lại? Nỗi niềm người HO đắng cay khi thiên đàng mơ ước đã mất (“Sau Cuộc Chiến Và Đưa Tiễn”). Đừng đòi hỏi ở đây những cảnh đời thượng lưu trưởng giả, những cảnh làm tình khêu gợi dục vọng rẻ tiền như những truyện ở báo chợ báo "chùa" của những tên thợ viết hạng bét vì ĐML không bao giờ khai thác khía cạnh dâm ô và trong suốt 7 tác phẩm đã xuất bản của bà, không bao giờ độc giả bắt gặp những cảnh làm tình trắng trợn giữa đôi trai gái mới lớn – đó là một đặc điểm đáng quý của cây bút mực thước nữ lưu có một không hai – mà ĐML chỉ tả cái hiện thực ê chề của một xã hội sa đọa, đàng điếm, ăn chơi trác táng của một hạng người vinh thân phì gia, vô trách nhiệm để đưa đến cảnh nước mất nhà tan (Cuồng Lưu). Nói tóm lại, trước cuộc đời, ĐML đã làm tròn thiên chức của một Bà Mẹ gương mẫu nuôi con ăn học thành tài, vẻ vang ở xứ người. Trong văn học sử, ĐML là một ngòi bút can đảm, sắc bén, dương đông kích tây. Bà đã độc hành trên dặm đường dài mà không bao giờ nao núng sợ sệt. Tác phẩm mới nhất đầu năm nay là Tưởng Như Trở Về (tập truyện) đã nói lên điều đó (xin đọc tiếp bài điểm sách này của tác giả Phụng Hồng).

Đọc ĐML, ta thấy cõi lòng sáng hẳn. Không gì vui sướng bằng đọc từ đầu đến cuối sách, quyển này đến quyển khác, bàng bạc đó đây, ta đều bắt gặp hình ảnh của mình trong nhân vật chính lúc nào cũng muốn vươn lên chiến thắng thực tại, một thực tại xã hội chủ nghĩa tồi tệ, thối nát, đau buồn, lạc hậu nhất trần gian. ĐML đã đăt nặng tình cảm với người lính Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng nghĩ cho cùng, Bà đã đề cập đến mọi tầng lớp người với mối tình cảm riêng biệt. Bà đã nói lên tất cả. một lời cuối xin được nói lên trước khi chấm dứt bài cảm nghĩ này: ĐML không viết riêng cho mình mà viết cho màu áo nhà binh nói chung và màu áo trắng tinh nguyên Hải Quân nói riêng (Phu Quân là một HQ/Tr. Tá Hạm Trưởng). Không dám đánh trống qua cửa nhà sấm vì tôi không dám nhận trách vụ phê bình văn học – tôi không đủ khả năng để làm công việc đó vốn đòi hỏi một công trình nghiên cứu dài hạn ở những người uyên bác hơn – mà chỉ xin ghi lại đây cảm tưởng của một độc giả trung thành của một nhà văn nữ chưa hề quen biết, một người đã hy sinh tuổi đời Hoa Bướm cho cuộc chiến dai dẳng nhưng đã chán ngấy vì những cuốn truyện phản bội của những tên văn nô, bồi bút hạng bét rẻ tiền.

Tôi đã tìm lại được bình an cho tâm hồn qua những nội dung lành mạnh nặng trĩu tình yêu cao thượng trong suốt 7 tác phẩm của Điệp Mỹ Linh. Trong tinh thần đó, tôi thành tâm cầu chúc nhà văn ĐML dồi dào sức khỏe để sáng tác thêm cho đời, cho cộng đồng những tác phẩm sáng giá xứng đáng là hào quang của một vì sao mới. Văn chương bóng bẩy, trong sáng. Hành văn gẫy gọn, khúc chiếc. Chuyển mạch nhanh, tài tình, làm người đọc như bị cuốn hút theo từng câu văn đưa đẩy. Đó là những gì sau chót tôi muốn nói với ĐML vậy.

Florida, Thu Canh Thìn (2000)

Phụng Hồng

(trích “Hoa Thơm Hải Ngoại”)

nguồn: daichung.com
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.