Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Cao Mỵ Nhân
Phượng Các
#1 Posted : Friday, November 26, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Cao Mỵ Nhân

Sinh tại Chapa, Hoàng Liên Sơn.
Học nữ tiểu học Lệ Hải, Hải Phòng.
Di cư vào Nam 1954. Học nữ trung học Trưng Vương Sàigòn.
Học nữ cán sự Xã Hội tại Centre Caritas thuộc dòng Nữ Tử Bác Ái Sài Gòn.
Sĩ quan VNCH (cấp bậc và chức vụ sau cùng: Thiếu Tá Trưởng phòng xã hội, bộ tư lệnh quân đoàn I và quân khu 1).
Sau 1975, bị tù cộng sản.
Hiện định cư tại Los Angeles California từ cuối năm 1991.

Viết truyện cổ tích và làm thơ từ nhỏ, những bài đăng đầu tiên trên các báo Liên Hiệp, Giang Sơn ở Hà Nội từ 19.3.1953. Ðã có bài trên nhiều tuần báo, nguyệt san, bán nguyệt san...trong nước cũng như tại hải ngoại liên tục trong năm thập niên qua,

Tác phẩm đã xuất bản :

Hoa Sao (thơ,1958)
Thơ Mỵ 1 (1961)
Thơ Mỵ 2 (1997)
Chốn Bụi Hồng 1 (1994)



Niệm Nhiên
#2 Posted : Friday, May 6, 2005 12:58:40 AM(UTC)
Niệm Nhiên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 240
Points: 0

Giờ đã nửa đêm


Đã không tách bạch chuyện người

Giữ nguyên tâm sự tuyệt vời của em

Giật mình, giờ đã nửa đêm

Đèn lu bóng tỏa vàng thêm cuối đường



Bốn bề im vắng canh sương

Ý thơ e có tổn thương ít nhiều

Phải vì vẫn chuyện tình yêu

Hay trong tư tưởng có điều thăng hoa



Hoặc là dáng dấp tà ma

Mới vừa hiển hiện giữa ta bơ thờ

Bảo rằng chính tại mộng mơ

Đùa vui một dạo, khiến giờ nghĩa ân



Sáng ra, khơi chút lửa trầm

Thắp lên hương khói thì thầm nổi trôi

Bập bềnh hứng cảm pha phôi

Chập chờn mà ảnh thoắt rời ngõ xưa.



Vẫy gọi bình yên

Chao ôi hoa lá khô vàng

Phải sân cúc muộn, hay vườn quế linh

Phải quê xưa vẫn dập dềnh

Trong sương khói mộng, giữa bập bềnh mơ



Lối này em vẫn thẩn thơ

Hoang liêu tri kỷ, tiêu sơ điệu vần

Tiếng nào ai gọi cố nhân

Lời nào ai thốt ân cần đã im.



Bàn tay vẫy gọi bình yên

Chi Sơn nẻo ấy êm đềm cỏ sương

Quay lưng còn sợ lạc đường

Lệ rơi ái ngại tình vương chốn này



Bóng Hồ Linh khuất ngàn cây

Trăng lu từ độ người say mê người

Trúc tơ vẳng vọng xa khơi

Đắm say một thủa đầy vơi nghĩa tình.



Cao Mỵ Nhân





VÀO HẠ


Bên này không có trăng suông
Những khi ngồi đợi hồi chuông cuối ngày
Sân chùa không có khói bay
Mỗi lần đảnh lễ hồn say ngút ngàn

Áo người vẫn đậm màu lam
Hay phai từ độ tôi sang Hoa Kỳ
Chao ôi, giờ biết gởi gì
Ăn chay, nằm chiếu, chân đi dép mòn

Vẫn trên danh nghĩa chưa tròn
Gởi người tình lỡ nỗi buồn chẳng vơi
Chiều nay đứng trước biển khơi
Lênh đênh cánh mộng rong chơi quê nghèo

Bên cầu sinh hóa quạnh hiu
Mái chùa giờ đã rong rêu mấy tầng
Từ đi sương gió ngại ngùng
Nghĩ người mưa nắng cũng chừng ấy thôi

Tin thư, bạn viết ngậm ngùi
Hoa vô ưu tặng... riêng tôi đã tàn
Mùa này bên ấy Hạ sang
Một tà áo đậm màu lam cấm phòng./.

Cao Mỵ Nhân
(Đưa Người Tình Đi Tu)


HNK
#3 Posted : Tuesday, August 16, 2005 7:03:30 AM(UTC)
HNK

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 10
Points: 0

CAO MY. NHA^N
TIE^'NG THO+ MU'T MU`A

http://www.quangio.com/quangio/phuongtrieu805.htm
Phượng Các
#4 Posted : Monday, September 12, 2005 2:59:05 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Đưa Người Tình Đi Tu

VIỆT BẰNG

Nói đến thơ CAO MỴ NHÂN là nói đến nhạc tính, hình ảnh trong thơ và lối diễn tả rất trữ tình của nhà thơ nữ này.
Trong nền Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, CAO MỴ NHÂN quả là một hiện tượng hiếm có về số lượng thơ xuất bản. Chị có một chiều dầy tác phẩm, đã xuất bản gần một chục cuốn và còn 4,000 bài thơ trong tình trạng bản thảo chờ sắp xếp theo chủ đề để xuất bản:

Trong thơ, Cao Mỵ Nhân đề cập tới hai thời kỳ:

Thời kỳ vàng son đã qua và những hậu quả của nó mà nhà thơ phải chịu đựng.

Thời kỳ lưu vong, nhà thơ dấn thân ở nơi chốn lưu đầy.
Quan trọng hơn số lượng là phẩm chất hay chất lượng của Thơ. Có những thi nhân cả đời chỉ làm có một vài bài thơ mà "danh trấn giang hồ". Đó là trường hợp của TTKh với bài Hai Sắc Hoa Ty Gôn và Nguyễn Nhược Pháp với bài Đi Lễ Chùa Hương.

Nói đến phẩm chất thì không thể nào không nói đến tư tưởng của nhà thơ. Chính trong thời kỳ Cao Mỵ Nhân dấn thân ở nơi chốn lưu đầy, tôi đã bắt gặp sự chuyển hướng của chị để hình thành một chiều sâu tư tưởng đặt căn bản trên Triết Học Thiền.

Chị viết:
"Cho em cái Ngã êm đềm thực hư
Sắc không trong một bù trừ."
(Cái Ngã, Đưa Người Tình Đi Tu)

hay:
"Sắc tức thị không còn ẩn hiện,
Trong đời như một đóa xuyên tâm."
(Hoa Dâm Bụt, Đưa Người Tình Đi Tu)

Khái niệm về Ngã được hình thành với Schopenhauer, một triết gia Đức mà tư tưởng của ông rất gần với Triết Học Đông Phương, đặc biệt là Thiền học

Trong cuốn Triết Học Thiền (The philosophy of Zen), giáo sư Suzuki, Viện Triết Học Tokyo, trình bày Vô Ngã (Non Ego), nhìn từ Ngã (Ego).

Sigmund Freud đề cập đến Ngã (Ego) phân biệt với Siêu Ngã (Super Ego).

Trong tư duy Cao Mỵ Nhân, Ngã liên hệ với Sắc và Không tuy hai mà một vì cùng nằm trong một bù trừ. Nói đến Sắc, Không là nói đến Vô Thường:

"Thì thôi tất cả vô thường"
(Tất Cả Vô Thường. Đưa Người Tình Đi Tu)
Cao Mỵ Nhân đã thấy mình vô thường trước khi thấy ngoại vật (Vô Ngã) vô thường. Hơn nữa chị còn đi vào tiềm thức, chiều sâu của Ngã:

"Một dòng mực tím lung linh,
Chảy về tiềm thức thủa mình còn thơ."
(Phù Hoa, Lãng Đãng Vào Thu)

Trong Tâm lý học hiện đại, bù trừ trở thành một qui luật Tâm Lý với Alfred Adler để giải thích "Ngã" chính xác hơn và để áp dụng trong Tâm lý trị liệu.

Cũng trong tư duy Cao Mỵ Nhân, chị tìm "Ngã" qua chiêm bao và mộng mơ rất gần với Sigmund Freud.

Theo S. Freud, "ẩn ức" của Ngã thể hiện qua chiêm bao, giấc mộng. Tìm hiểu chiêm bao để giải tỏa ẩn ức và đưa con người trở lại tâm lý bình thường.

Cũng vậy, những ẩn ức của Cao Mỵ Nhân sau 1975 đã tan biến hết khi chị viết:
"Tôi ra ra hiện thực, người vào mộng mơ"
(Sợi Râu Bạc, Đưa Người Tình Đi Tu)

Từ ngữ chị dùng rất chuẩn xác. Đây cũng là điều tâm đắc của tôi với Cao Mỵ Nhân.

Cao Mỵ Nhân đã tìm hiểu Tâm Lý Học Thiền (The Psychology Of Zen" rất sâu như một người nghiên cứu nhưng chị không có cơ duyên để trở thành tu sĩ, phải chăng vì "tâm" còn "động":

"Bỗng nghe nhung nhớ phương nào.
Rất thầm vọng tới làm giao động về."
(Dấu xưa, Đưa Người Tình Đi Tu)
hay:
"Năm xưa trường hạ xa vời,
Ai về Vạn Hạnh cho tôi bái từ."
(Tờ Thư Nước Mắt, Đưa Người Tình Đi Tu)

Với một chiều dầy tác phẩm và một chiều sâu tư tưởng, Cao Mỵ Nhân từ nay sẽ lôi cuốn được độc giả trí thức trên thượng tầng kiến trúc của xã hội ngày một đông trong cộng đồng Việt Nam chúng ta.

VIỆT BẰNG

Phượng Các
#5 Posted : Monday, October 10, 2005 2:51:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


nguồn: Hoa Thi
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.